Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Xây dựng quy trình công nghệ trang trí nội thất lầu lái tàu 56000DWT tại huyndai vinashin và chế tạo mô hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.03 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KỸ THUẬT TÀU THỦY
= = =  = = =





NGUYỄN THÁI SƠN
NGUYỄN TIẾN THẮNG



XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TRANG
TRÍ NỘI THẤT LẦU LÁI TÀU 56.000 DWT TẠI
HVS VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: ĐÓNG TÀU




GVHD: ThS. LÊ VĂN BÌNH







Nha Trang, tháng 01 năm 2011
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THÁI SƠN Lớp: 48DT3
NGUYỄN TIẾN THẮNG
Ngành: Đóng tàu thủy
Tên Đề tài:

Xây dựng quy trình công nghệ trang trí nội thất lầu lái tàu 56000
DWT tại HVS và chế tạo mô hình
”.

Số trang: 79 Số chương: 05 Số tài liệu kham khảo: 03
Hiện vật: 02 quyển đồ án + 02 đĩa CD


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN







Kết luận:






ĐIỂM CHUNG
Bằng chữ Bằng số


Nha Trang, ngày … tháng … năm 2011
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)


ThS. Lê Văn Bình


PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP


Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THÁI SƠN Lớp: 48DT3
NGUYỄN TIẾN THẮNG
Ngành: Đóng tàu thủy
Tên Đề tài:

Xây dựng quy trình công nghệ trang trí nội thất lầu lái tàu 56000
DWT tại HVS và chế tạo mô hình
”.

Số trang: 79 Số chương: 05 Số tài liệu kham khảo: 03
Hiện vật: 02 quyển đồ án + 02 đĩa CD

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN





Đánh giá chung:





ĐIỂM
Bằng chữ Bằng số



ĐIỂM CHUNG
Bằng chữ Bằng số

Nha Trang, ngày … tháng … năm 2011
Cán bộ phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)


Nha Trang, ngày … tháng … năm 2011
Chủ tịch hội đồng
(Ký và ghi rõ họ tên)


- i -
LỜI CẢM ƠN

Sau những năm ngồi ghế nhà trường, với những cố gắng rèn luyện học tập
cùng bạn bè. Trong đó, có những kỷ niệm buồn vui của thời sinh viên. Rồi những
khó khăn đó cũng qua đi nhờ sự lo lắng, động viên của cha mẹ, người thân, sự quan
tâm giúp đỡ của các thầy cô và bạn bè đã giúp chúng em để vượt qua gian khó. Đến
hôm nay chúng em đã kết thúc khoá học, ngành Kỹ Thuật Tàu Thủy tại Trường Đại
Học Nha Trang và được nhận đề tài tốt nghiệp. Đây cũng là thử thách cuối cùng
trong quãng đời sinh viên.
Suốt khoảng thời gian học tập vừa qua, chúng em đã được sự giúp đỡ của
bạn bè, các anh chị, quý Thầy Cô tại trường và các Kỹ Sư ở nhà máy Đóng Tàu
HVS nơi chúng em thực tập. Đặc biệt là sự quan tâm dìu dắt của quý Thầy Cô thuộc
Khoa Kỹ Thuật Tàu Thủy đã giúp chúng em hoàn thành khóa học và đủ điều kiện
để thực hiện Đề tài tốt nghiệp. Nay, thời gian ngồi ghế nhà trường cũng sắp qua đi,
chúng em sẽ học tập và làm việc trong môi trường mới, đó là các nhà máy, xí
nghiệp.
Trong quá trình thực hiện Đề tài tốt nghiệp, chúng em đã gặp rất nhiều khó
khăn. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ dẫn tận tình của thầy Th.S Lê Văn Bình cũng như các
Thầy Cô, các bạn trong khoa, nhà máy Đóng Tàu HVS đã giúp chúng em hoàn
thành bài tốt nghiệp này. Nay chúng em không biết nói gì hơn là gửi lời cảm ơn
chân thành đến thầy hướng dẫn Th.S Lê Văn Bình và các Thầy Cô, các anh chị
trong khoa và nhà máy Đóng Tàu HVS Chúng em hứa sẽ cố gắng học hỏi nhiều
hơn nữa để không phụ lòng mong mỏi của Cha mẹ, Thầy Cô, các anh chị và bạn bè.
Do thời gian làm đề tài có hạn, kinh nghiệm chưa có và trình độ bản thân còn
hạn chế nên bài đồ án tốt nghiệp này không tránh khỏi những sai sót mà bản thân
chúng em chưa nhìn thấy được. Do vậy, chúng em kính mong các thầy chỉ bảo thêm
để bài tốt nghiệp của chúng em được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!.

- ii -
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
1.1. Giới thiệu chung về nhà máy Hyundai Vinashin 2
1.1.1. Nguồn nhân lực 2
1.1.2. Công trình thủy công của nhà máy 2
1.1.3. Các loại thiết bị nâng hạ 3
1.1.4. Cơ cấu tổ chức 3
1.1.4.1. Ban quản trị 3
1.1.4.2. Bộ phận tổ chức 3
1.1.4.3. Bộ phận kinh doanh 4
1.1.4.4. Bộ phận sản xuất. 4
1.1.5. Bộ phận trang trí nội thất tại nhà máy HVS 4
1.2 Tổng quan về trang trí nội thất tàu thủy 4
1.2.1. Thực trạng về trang trí nội thất tàu thủy ở Việt Nam 4
1.2.2. Triển vọng của trang trí nội thất tàu thủy ở Việt Nam 5
1.2.3. Tầm quan trọng của trang trí nội thất tàu thủy 6
1.3. Giới hạn nội dung đề tài 6
1.3.1. Lý do chọn đề tài 6
1.3.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu 7
1.3.3. Mục tiêu của đề tài 8
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 9
2.1. Yêu cầu kinh tế 9
2.1.1. Năng suất lao động cao 9
2.1.2. Thời gian thi công công trình là ngắn nhất 10
2.1.3. Chi phí lắp đặt nội thất là thấp nhất 10
2.1.4. Giá thành của công trình nội thất là thấp nhất 10
- iii -
2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với quy trình trang trí nội thất lầu lái tàu thủy 10
2.2.1. Vật liệu 10

2.2.2. Nguồn nhân lực 11
2.2.3. Tính thi công 11
2.2.3.1. Tính an toàn trong thi công 11
2.2.3.2. Đảm bảo tiến độ 11
2.2.3.3. Đảm bảo chất lượng của công trình 11
2.2.3.4. Tính chuẩn xác cao 11
2.2.4. Tính bền vững 12
2.2.5. Tính thẩm mỹ 12
2.2.6. Tính hài hoà và tiện nghi 12
2.2.7. Tính sang trọng 12
2.2.8. Tính khả thi 12
2.2.9. Hợp sở thích với chủ tàu 12
2.3. Tiêu chuẩn – Quy định về trang trí nội thất tàu thủy 12
2.3.1. Tấm vách trang trí 13
2.3.1.1. Vật liệu 13
2.3.1.2. Các yêu cầu kỹ thuật thi công 13
2.3.1.3. Các kích thước dung sai 13
2.3.1.4. Các yêu cầu về chất lượng 16
2.3.2. Kích thước dung sai bọc trần 17
2.3.2.1. Bóc các trần bằng các tấm phi hữu cơ 17
2.3.2.2. Bọc trần bằng tấm kim loại dạng bán thành phẩm 17
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG QUY TRÌNH TRANG TRÍ NỘI THẤT PHÒNG
LÁI TÀU 56 DWT TẠI HVS 20
3.1. Giới thiệu chung về tàu hàng 56000 DWT 20
3.1.1. Giới thiệu chung về tàu hàng 56000 DWT 20
3.1.2. Đặc điểm kết cấu 21
3.1.3. Đặc điểm nội thất lầu lái 21
- iv -
3.1.3.1. Vị trí cần trang trí nội thất 21
3.1.3.2. Đặc điểm trang trí nội thất 22

3.1.4 Bố trí bông cách nhiệt và chống cháy 23
3.1.5. bản vẽ bố trí bông cách nhiệt cho lầu lái 25
3.2. Quy trình công nghệ trang trí nội thất lầu lái tàu hàng 56 DWT 26
3.2.1 Quy trình lắp đặt bông cách nhiệt và chống cháy 26
3.2.1.1. Bản vẽ bố trí chung 27
3.2.1.2. Vật tư sử dụng cho lắp đặt bông cách nhiệt và chống cháy 27
3.2.1.3. Thiết bị phục vụ thi công 27
3.2.1.4. Nhân lực, điều kiện an toàn trong lao động 27
3.2.1.5. quản lý 28
3.2.1.6. Các dạng hư hỏng và cách sử lý 34
3.2.2. Quy trình lắp đặt vách và trần cho lầu lái 36
3.2.2.1. Bản vẽ bố trí chung 37
3.2.2.2. Vật tư sử dụng 37
3.2.2.3. Thiết bị phục vụ thi công 37
3.2.2.4. Nhân lực phục vụ thi công 37
3.2.2.5. Quản lý 37
3.2.2.6. Các hư hỏng thường gặp và cách sử lý 54
3.2.3. Quy trình lắp đặt phủ sàn 56
3.2.3.1. Bản vẽ bố trí chung 57
3.2.3.2. Vật tư sử dụng 57
3.2.3.3. Thiết bị phục vụ thi công 57
3.2.3.4. Nhân lực phục vụ thi công 58
3.2.3.5. Quản lý 58
3.2.3.6. Các hư hỏng thường gặp và biện pháp sử lý 60
3.2.4. Quy trình lắp đặt cửa lầu lái 60
3.2.4.1. Bản vẽ bố trí chung 62
3.2.4.2. Vật tư sử dụng 62
- v -
3.2.4.3. Thiết bị phục vụ thi công 62
3.2.4.4. Nhân lực phục vụ thi công 62

3.2.4.5. Quản lý 63
3.2.3.6. Các hư hỏng thường gặp và cách sử lý 68
3.2.5. Quy trình lắp đặt trang thiết bị và tiện nghi sinh hoạt 69
3.2.5.1. Bản vẽ bố trí chung 70
3.2.5.2. Vật tư sử dụng 70
3.2.5.3. Thiết bị phục vụ thi công 70
3.2.5.4. Nhân lực phục vụ thi công 70
3.2.5.5. Quản lý 70
3.2.5.6. Các dạng hư hỏng và cách sử lý 71
CHƯƠNG 4: CHẾ TẠO MÔ HÌNH 72
4.1. Nhiệm vụ thư 72
4.2. Xác định các kích thước hình học 72
4.3. Dự tính khối lượng 73
4.4. Các bước chế tạo mô hình lầu lái 75
4.4.1. Chế tạo chi tiết 75
4.4.2.Chế tạo cụm chi tiết 75
4.4.2.1. Cụm chi tiết sàn 75
4.4.2.2.Cụm chi tiết trần 76
4.4.2.3. Cụm chi tiết vách trước 76
4.4.3.Lắp ghép các cụm chi tiết 77
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
5.1. Kết luận 78
5.2. Đề xuất ý kiến 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC

- 1 -
LỜI NÓI ĐẦU

Dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu

nhưng ngành đóng tàu Việt Nam vẫn cho thấy tiềm năng phát triển lớn trong tương
lai. Trong thời gian gần đây đã có nhiều tín hiệu khả quan của ngành công nghiệp
tàu thủy như hạ thủy nhiều tàu có trọng tài lớn, hiện đại, nhận được sự quan tam lớn
của nhà nước, nhiều hợp đồng mới được ký kết
Đã nhận thấy được thực trạng là ngành công nghiệp đóng tàu mới chỉ dừng
lại ở việc gia công tàu và nguyên vật liệu chủ yếu là ngoại nhập nên Tổng công ty
công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã đưa ra chiến lược nâng cao nội địa hóa ngành
công nghiệp đóng mới tàu.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, được sự đồng ý của nhà trường và Khoa
kỹ thuật tàu thuỷ cùng bộ môn đóng tàu đã phân cho chúng em đề tài với nội dung
sau: “Xây dựng quy trình công nghệ trang trí nội thất lầu lái tàu 56000 DWT
tại HVS và chế tạo mô hình.”. Đề tài gồm những nội dung chính sau:
Chương 1: Đặt vấn đề.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Xây dựng quy trình công nghệ.
Chương 4: Chế tạo mô hình
Chương 5: Kết luận và đề xuất.
Chúng em xin chân thanh cảm ơn sự giúp đỡ tận tình, hiệu quả và kịp thời
của thầy Th.S LÊ VĂN BÌNH cùng với sự giúp đỡ của các thầy trong bộ môn
Đóng tàu để chúng em có thể hoàn thành tốt đồ án này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện đồ án
NGUYỄN THÁI SƠN
NGUYỄN TIẾN THẮNG

- 2 -
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Giới thiệu chung về nhà máy Hyundai Vinashin
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) nhà máy tàu biển HVS là công ty liên

doanh giữa tập đoàn HUYNDAI và tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam
(VINASHIN), trực tiếp là công ty TNHH nhà máy tàu biển Huyndai Mipo
Dockyard (HMD) với vốn điều lệ là 70% và tổng công ty công nghiệp tàu thủy
Việt Nam (VINASHIN) với 30% vốn. Nhà máy đặt tại huyện Ninh Hòa - tỉnh
Khánh Hòa – Việt Nam, được thành lập vào ngày 30/11/1996. Công ty đã đi vào
hoạt động trên các lĩnh vực sữa chữa hoán cải tàu biển từ ngày 26/04/1999. Hiện
nay công ty đã chuyển dần sang lĩnh vực đóng mới tàu và đến 2011 sẽ chuyên về
đóng mới tàu biển.
HVS có nhiệm vụ đóng mới, sữa chữa, hoán cải tàu biển cho Việt Nam và
Thế Giới, mà chủ yếu là cho các đối tác nước ngoài. Sự ra đời của nhà máy tàu biển
HVS có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp tàu thủy
Việt Nam.
1.1.1. Nguồn nhân lực
Công ty Hyunhdai Vinashin với khoảng hơn 4000 công nhân viên, trong đó
bao gồm khoảng 70 chuyên gia và kỹ sư Hàn Quốc với trình độ kỹ thuật và kỹ năng
quản lý cao, hơn 700 công nhân viên thầu phụ, cùng các kỹ sư và nhân viên có kinh
nghiệm và năng lực.
1.1.2. Công trình thủy công của nhà máy
– 02 Ụ khô công suất 80.000 DWT và 400.000 DWT.
Kích thước:
+ Dock 1: 260 x 45 x 13 (m
3
).
+ Dock 2: 380 x 65 x 13 (m
3
).
Tổng chiều dài cầu cảng: 1350 m, được lắp đặt các trang thiết bị hiện đại có
khả năng đáp ứng mọi nhu cầu sửa chữa cũng như đóng mới.
– Có 3 cầu cảng:
- 3 -

+ Cảng 1 ở bờ Đông (dài 500m, sâu 8m).
+ Cảng 2 ở bờ Tây (dài 500m, sâu 8m).
+ Cảng 3 (dài 250m, sâu 8m).
1.1.3. Các loại thiết bị nâng hạ
– Cẩu trục loại chân đế:
+ Loại 450 tấn: 1 cái.
+ Loại 250 tấn: 1 cái.
+ Loại 100 tấn: 1 cái.
+ Loại 80 tấn: 1 cái.
+ Loại 60 tấn: 1 cái.
+ Loại 50 tấn: 3 cái.
+ Loại 30 tấn: 5 cái.
+ Các cẩu 20 tấn, 10 tấn trong Workshop.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của nhà máy tàu biển HVS bao gồm ban quản trị và ba bộ
phận chính: Bộ phận tổ chức (Tổng Vụ), bộ phận kinh doanh, bộ phận sản xuất.
1.1.4.1. Ban quản trị
– Tổng giám đốc là người Hàn Quốc.
– Phó tổng giám đốc là người Việt Nam.
– 3 giám đốc:
+ Giám đốc tổ chức.
+ Giám đốc kinh doanh.
+ Giám đốc sản xuất.
1.1.4.2. Bộ phận tổ chức
Phòng Tổng Vụ: gồm 3 phòng ban:
– Phòng tiếp đón và làm thủ tục.
– Phòng kế toán.
– Phòng cung cấp vật liệu và quản lý các phòng sản xuất.
- 4 -
1.1.4.3. Bộ phận kinh doanh

Đứng đầu là giám đốc kinh doanh sau đó là các phòng ban:
– Phòng kinh doanh.
– Phòng phụ trách đóng mới.
– Phòng phụ trách sữa chữa tàu.
– Phòng làm giá và tính tiền vơi chủ tàu.
1.1.4.4. Bộ phận sản xuất.
Đây là bộ phận trực tiếp sản xuất đứng đầu là giám đốc sản xuất sau đó là
các phòng ban:
– Phòng vỏ ( Hull).
– Phòng kiểm tra chất lượng (QC).
– Phòng hỗ trợ sản xuất (SUPORT).
– Phòng điều hành sản xuất (PC).
– Phòng an toàn (SAFETY).
– Phòng quản lý Dock (DOCK MASTER).
– Phòng máy (MACHINERY).
– Phòng điện (ELECTRIC).
– Phòng sơn (PAINTING).
1.1.5. Bộ phận trang trí nội thất tại nhà máy HVS
Phòng vỏ lắp ráp được chia làm nhiều bộ phận nhỏ mỗi bộ phận phụ trách
một mảng công việc riêng. Trong đó bộ phận trang trí bội thất cabin thuộc phòng vỏ
lắp ráp.
Bộ phận trang trí nội thất đúng đầu là trưởng bộ phận có hai phó bộ phận, hai
kỹ sư và một nhóm công nhân gần 40 người.
1.2 Tổng quan về trang trí nội thất tàu thủy
1.2.1. Thực trạng về trang trí nội thất tàu thủy ở Việt Nam
Trong khoảng 10 năm trở lại đây ngành công nghiệp đóng tàu của nước ta có
những bước phát triển vượt bậc. Hiện nay, ngành đóng tàu Việt Nam đã có trên 200
- 5 -
cơ sở trên cả nước, với năng lực có thể đóng được các tàu có trọng tải lớn. Công
nghiệp đóng tàu Việt Nam đang ngày càng được chú ý nhiều hơn từ các nước có

nền công nghiệp đóng tàu tiên tiến như Anh, Nhật, Hà Lan, Đức với những hợp
đồng lớn.
Tuy nhiên, điểm xuất phát thấp khi mà bước vào thị trường đã khiến ngành
công nghiệp đóng tàu Việt Nam dù đã có bước phát triển vượt bậc nhưng vẫn chủ
yếu là “Người làm thuê”. Những con tàu đã và đang được đóng khá lớn nhưng phần
trong nước chỉ chiếm khoảng 30% bao gồm cả nhân công và một số nguyên phụ
liệu. Các thành phần khác như chuyên gia giám sát, các tư vấn viên và đặc biệt là
hầu hết các nguyên vật liệu chính, máy móc và thiết bị nội thất đều phải nhập khẩu
từ nước ngoài. Công nghiệp phụ trợ cho ngành đóng tàu trong nước chưa đáp ứng
được nhu cầu ngày càng lớn này.
Ngoại trừ một số công ty có thể tự mình thiết kế và tiến hành trang trí nội
thất, thì đa số các công ty còn phải phụ thuộc vào nước ngoài. Từ vật liệu, chuyên
gia và phần thi công. Công ty HVS là liên doanh giữa VINASHIN và tập đoàn
HYUNDAI Hàn Quốc chuyên các lĩnh vực đóng mới, hoán cải và sữa chữa tàu
biển. Những năm trước HVS chủ yếu thuê các công ty thiết bị phụ bên ngoài để làm
trang trí nội thất. Hiện tại HVS đang từng bước nghiên cứu và chủ động trong việc
trang trí nội thất tàu.
1.2.2. Triển vọng của trang trí nội thất tàu thủy ở Việt Nam
Ngày nay muốn sản phẩm được thị trường chấp nhận đòi hỏi phải đáp ứng
đầy đủ các tiểu chuẩn quốc tế. Các tiêu chuẩn đó ngày càng được nâng cao, vì vậy
chỉ có đổi mới công nghệ thì mới có thể đáp ứng được. Nhận thấy tiềm năng phát
triển cao của ngành trang trí nội thất tàu thủy thì ngay bây giờ vấn đề đặt ra là
chúng ta phải có chiến lược phát triển dài hạn, hiệu quả và có tầm nhìn xa. Thực
trạng hiện nay là có quá ít các công ty chuyên về trang trí nội thất, trình độ công
nhân còn hạn chế, vật liệu chủ yếu là nhập ngoại, chưa được các công ty chú trọng
và đầu tư đúng mức. Để giải quyết các vấn đề trên chúng ta cần:
- 6 -
- Đầu tư xây dựng nhiều nhà máy chuyên về trang trí nội thất. Các nhà máy
đóng sửa tàu cần chủ động phát triển, hạn chế thuê các công ty bên ngoài.
- Phát triển ngành vật liệu, hạn chế ngoại nhập.

- Đầu tư phát triển con người.
- Học tập công nghệ của các nước có nền công nghiệp tàu thủy phát triển trên
thế giới.
1.2.3. Tầm quan trọng của trang trí nội thất tàu thủy
Trang trí nội thất tàu thủy là bộ phận quan trọng của một con tàu. Ở đây luôn
có sự làm việc của các thuyền viên, với yêu cầu làm việc cao. Thuyền viên làm việc
ở đây chịu nhiều áp lực và cường độ cao. Do đó ngoài yêu cầu về kỹ thuật, nội thất
tàu thủy nói chung hay nội thất lầu lái nói riêng còn phải tạo được môi trường làm
việc tốt nhất cho thuyền viên. Cụ thể với việc trang trí nội thất lầu lái là giải quyết
các vấn đề như vật liệu chế tạo phải phù hợp, bố trí các vật dụng, máy móc hợp lý
và đáp ứng được yêu cầu:
- Tính thẩm mỹ.
- Sự tiện nghi.
- Tính hài hòa.
- Tính sang trọng.
- Tính hiện đại.
- Thuận lợi trong vận hành.
Chính những lợi ích mang lại cho mỗi con tàu và con người như thế mà vấn
đề trang trí nội thất tàu nói chung và trang trí nội thất lầu lái nói riêng có tầm quan
trọng rất lớn.
1.3. Giới hạn nội dung đề tài
1.3.1. Lý do chọn đề tài
Phần trang trí nội thất chiếm một phần khá lớn trong giá trị kinh tế nhưng nó
chưa thực sự được chú trọng. Ở nước ta, các tàu khi đóng xong thì phần trang trí nội
thất thường được chuyển cho các công ty nước ngoài hay thuê các chuyên gia thực
- 7 -
hiện. Như vậy sẽ làm mất tính chủ động cho các nhà máy, vừa không tận thu được
giá trị con tàu.
Lầu lái là một trong những phần phức tạp và quan trọng nhất của tàu thủy.
Nó là nơi điều khiển hầu hết các hoạt động của tàu. Mặt khác vấn đề này cũng chưa

được nghiên cứu nhiều. Xây dựng một quy trình trang trí nội thất hoàn thiện và tối
ưu sẽ giúp giảm thiểu kinh phí, tăng tính chủ động, vừa đáp ứng được yêu cầu kỹ
thuật, tạo cho thuyền viên môi trường làm việc thuận lợi nhất, tăng hiệu quả làm
việc của con tàu…
Chính vì những những lý do và tầm quan trọng trên mà trường, khoa và bộ
môn đóng tàu đã giao cho chúng em đề tài: “Xây dựng quy trình công nghệ trang
trí nội thất lầu lái tàu 56000 DWT tại HVS và chế tạo mô hình”.
1.3.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
 Từ đề tài: “Xây dựng quy trình công nghệ trang trí nội thất lầu lái tàu 56000
DWT tại HVS và chế tạo mô hình ” ta cần giải quyết các vấn đề chính sau:
- Xây dựng quy trình bố trí lắp đặt vách, trần lầu lái.
- Xây dựng quy trình bố trí lắp đặt phủ sàn trên lầu lái.
- Xây dựng quy trình bố trí lắp đặt cửa khu vực lầu lái.
- Xây dựng quy trình lắp đặt trang thiết bị nội thất trên lầu lái.
- Xây dựng quy trình chế tạo mô hình.
- Chế tạo mô hình.
 Bố cục đề tài bao gồm:
Chương 1: Đặt vấn đề.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Xây dựng quy trình công nghệ.
Chương 4: Chế tạo mô hình.
Chương 5: Kết luận và đề xuất.
- 8 -
1.3.3. Mục tiêu của đề tài
 Đề tài là cơ sở lý thuyết cho việc đi xây dựng quy trình công nghệ trang trí
nội thất lầu lái tàu 56000 DWT và là tài liệu tham khảo cho việc thiết kế quy trình
công nghệ trang trí nội thất của các tàu hàng khác.
 Giúp cho sinh viên tập làm quen với công việc của một người kỹ sư thiết kế
tàu, có khả năng tự làm việc độc lập, tự sáng tạo, có thể giải quyết các vấn đề mà
thực tế yêu cầu đặt ra.

 Tạo điều kiện cho sinh viên hiểu thêm về việc trang trí nội thất tàu thủy.
 Có thêm tài liệu và mô hình trực quan cho các sinh viên khóa sau học tập.
- 9 -
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Yêu cầu kinh tế
2.1.1. Năng suất lao động cao
Năng suất lao động cao là vấn đề cốt lõi và là mục tiêu hàng đầu khi tiến
hành bất kỳ công việc nào. Nó phụ thuộc vào cở sở và cách tổ chức của nhà máy:
– Thiết bị máy móc phải đáp ứng được yêu cầu của công việc.
– Công tác chuổn bị phải chu đáo.
Ngoài ra yêu cầu về người lao động cũng rất quan trọng. Các kỹ sư và công
nhân thực hiện cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
 Phải có trình độ và kiến thức vững chắc trong việc trang trí nội thất tàu thủy.
Được đạo tạo chính quy tại các trường chuyên nghiệp hoặc có kinh nghiệm trong
lĩnh vực này.
 Có ý thức công nghiệp và ý thức tổ chức cao. Đây là một vấn đề cũ nhưng
vẫn mang tính thời sự do tác phong làm việc của công nhân nước ta vẫn chưa thực
sự tốt. Tại các công ty có người nước ngoài quản lý như HVS thì tác phong công
nghiệp và ý thức tổ chức là khá tốt và là mô hình cho các công ty khác học tập.
 Riêng những người quản lí phải có kĩ năng tổ chức cao tức là phải nắm bắt
được thông tin nhanh nhạy và phân tích được thông tin đó để đưa ra quyết định điều
phối công việc. Bên cạnh đó họ phải biết sử dụng, liên kết, cô lập và biết tập hợp, sử
dụng nhân tài. Ngoài ra, họ phải biết sáng tạo và có một ý trí không bao giờ chịu
khuất phục khi gặp trở ngại nào, đồng thời họ cũng phải có một nền tảng đạo đức
tốt.
 Người lao động phải có kĩ năng tư duy: đây là kĩ năng cơ bản của người lao
động. Họ phải biết phối hợp và phát huy hết tất cả các năng lực hiện có của nhà máy
để đảm bảo được năng suất lao động là cao nhất.
- 10 -

2.1.2. Thời gian thi công công trình là ngắn nhất
Thời gian thi công công trình là ngắn nhất liên quan đến rất nhiều yếu tố như:
 Công tác chuẩn bị và phục vụ phải tốt nhất. Phải lên kế hoách và phân công
cộng việc cụ thể. Chuẩn bị đầy đủ vật tư, cơ sở hạ tầng và phương tiện tiến hành.
 Công tác quản lí lao động phải hợp lí và hiệu quả.
 Đội ngũ công nhân có tay nghề cao và có trách nhiệm với công việc.
 Năng lực của nhà máy phải đảm bảo làm tốt các khâu của quy trình công nghệ.
2.1.3. Chi phí lắp đặt nội thất là thấp nhất
Khi xây dựng quy trình công nghệ và công tác chuẩn bị phải đề cập đến tính
khả thi của công trình, tính sơ bộ các chi phí về lắp đặt. Từ đó tìm ra phương án sao
cho giảm chi phí tối đa mà vẫn đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Trong đó, có
các yêu tố như: chi phí cho thiết bị công nghệ, năng lượng, công tác vận chuyển vật
tư và trang thiết bị, chi phí trả cho công nhân
2.1.4. Giá thành của công trình nội thất là thấp nhất
Giá thành của công trình phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Như: giá vật tư, chi
phí năng lượng, vận chuyển, tiền lương công nhân, tiến độ thi công, năng suất lao
động Để giảm giá thành công trình xuống thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo chất
lượng và tiến độ cần phải cần chú trọng giải quyết triệt để các vân đề trên. Như
chọn vật liệu phù hợp, giảm chi phí vận chuyển, tăng tiến độ thi công, tiết kiệm
năng lượng, giảm tối đa thất thoát và lãng phí vật liệu, tăng hiệu quả làm việc của
công nhân, áp dụng các kỹ thuật mới và công nghệ tiên tiến
2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với quy trình trang trí nội thất lầu lái tàu thủy
2.2.1. Vật liệu
Vật liệu là yếu tố không những quyết định đến chất lượng sản phẩm mà nó còn
quyết định đến giá thành sản phẩm. Các yêu cầu đối với yếu tố vật liệu bao gồm:
 Vật liệu phải bền.
 Vật liệu phải đẹp về mặt thẩm mỹ.
 Vật liệu phải dễ gia công.
 Vật liệu phải đáp ứng yêu cầu về cách nhiệt, cách âm, chống ồn
- 11 -

2.2.2. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những yêu cầu rất quan trọng, nó quyết định
đến chất lượng sản phẩm. Với những tác động như vậy nên ta có các yêu cầu đối
với nguồn nhân lực như sau:
 Có trình độ.
 Có kỷ luật.
 Có tác phong công nghiệp.
2.2.3. Tính thi công
2.2.3.1. Tính an toàn trong thi công
An toàn luôn phải đạt lên hàng đầu. Công nhân cần được học các quy tắc an
toàn và trang bị bảo hộ đúng quy định. Không những nó bảo vệ công nhân, bảo vệ
công trình mà còn góp phần bảo vệ môi trường và tiến độ thi công.
2.2.3.2. Đảm bảo tiến độ
Đối với công trình nào cũng vậy chứ không chỉ công trình mang tính chất
trang trí đảm bảo tiến độ là một yếu tố rất quan trọng. Nó không những ảnh hưởng
rất lớn đối với giá thành của công trình mà nó còn ảnh hưởng rất nhiều tới các khâu
thi công của công trình.
2.2.3.3. Đảm bảo chất lượng của công trình
Bất kỳ công trình nào cũng thế, đảm bảo chất lượng là tiêu chí hàng đầu. Đặc
biệt với tầm quan trong của lầu lái nên việc đảm bảo chất lượng tốt lại càng phải
chú trọng. Khi thi công lầu lái cần đơn giản hóa các bước vì khu vực này có rất
nhiều trang thiết bị và máy móc, như vậy mới tạo thuận tiện cho việc thi công, vừa
đáp ứng chất lượng vừa bảo đảm tính thẩm mỹ.
2.2.3.4. Tính chuẩn xác cao
Lầu lái tàu thủy là khu vực khá phứ tạp do có nhiều trang thiết bị phục vụ
cho việc điều khiển tàu. Do đó việc lắp đặt đòi hỏi tính chính xác cao. Người thi
công cần tập trung cao độ và có tay nghề. Ngoài ra các trang thiết bị vật chất và kỹ
thuật phải hiện đại. Đáp ứng nhu cầu làm việc tối ưu.
- 12 -
2.2.4. Tính bền vững

Đáp ứng yêu cầu về thời gian sử dụng và chịu được các tác động của môi
trường và điều kiện làm việc.
2.2.5. Tính thẩm mỹ
Tính thẩm mỹ của nội thất tàu thủy thể hiện ở hình thức, bố cục, tính tiện
nghi, hợp lý. Tùy vào từng yêu cầu cụ thể của chủ tàu và chuẩn mực về tẩm mỹ mà
ta trang trí sao cho phần công trình đạt hiệu quả tốt nhất.
2.2.6. Tính hài hoà và tiện nghi
Bố trí hợp lý trong lầu lái là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó tạo điều
kiện cho thuyền viên có không gian làm việc hiệu quả. Các trang thiết bị phải kết
hợp hài hòa để các thao tác khi điều khiển tàu được thực hiện nhanh, chính xác và
hiệu quả.
2.2.7. Tính sang trọng
Một căn phòng nói riêng và một công trình mang tính trang trí nói chung
luôn phải có tính sang trọng nhất định, tức là tất cả đồ đạc trong căn phòng phải
được sắp đặt không những hài hòa hợp lý mà còn toát lên vẻ lịch lãm, sang trọng.
Tính chất này phụ thuộc diện tích của căn phòng, sự thông thoáng và cái quan trọng
nhất là cách sắp xếp đồ đạc và mức độ tiện nghi trong căn phòng cũng như trong
công trình.
2.2.8. Tính khả thi
Quy trình công nghệ trang trí nội thất tàu thuỷ phải có tính khả thi và phù
hợp với điều kiện, trình độ, năng lực hiện có của nhà máy và công nhân.
2.2.9. Hợp sở thích với chủ tàu
Tất cả các tính chất nói trên đều chịu ảnh hưởng của một yếu tố duy nhất, đó
chính là đáp ứng được sở thích và yêu cầu của chủ tàu.
2.3. Tiêu chuẩn – Quy định về trang trí nội thất tàu thủy
Tiêu chuẩn nêu lên các tiêu chuẩn lắp ráp phần nội thất dưới tàu. Phương
pháp gia công lắp ráp nội thất và dung sai được xây dựng trong tiêu chuẩn dựa trên
- 13 -
cơ sở kinh nghiệm của các nhà máy đóng tàu thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Vinashin phối hợp với các cơ quan đăng kiểm: Việt Nam, Nhật, Đức và thỏa mãn

các yêu cầu nội địa và quốc tế.
2.3.1. Tấm vách trang trí
2.3.1.1. Vật liệu
Các tấm bọc có chiều dày 18; 25 và 50 mm được thi công từ các tấm vô cơ
không cháy và các tấm nhựa trang trí nội thất loại khó cháy.
Các chi tiết bọc các vách được làm bằng tôn kẽm có phủ lớp nhựa PVC hoặc
sơn phủ vecni.
Giữa các tấm tôn có lớp cách nhiệt và cách ẩm bằng vật liệu phi hữu cơ đối
với các loại vách cấp B hoặc bông thuỷ tinh dành cho cấp C.
Các tấm lát lắp ráp dưới tàu bằng các thanh thép hình được gia công từ
a.Tấm thép tráng kẽm - đối với các kết cấu bị khuất có chiều dày 0,6mm.
b.Tôn tráng kẽm được phủ một lớp nhựa PVC hoặc sơn phủ bằng niken đối
với các kết cấu nhìn thấy được có chiều dày 0,6mm.
2.3.1.2. Các yêu cầu kỹ thuật thi công
- Các khung kết cấu đỡ các vách và các vách ngăn được bảo quản bằng lớp
sơn, các chi tiết kết nối chìm bên trong (bulông, ốc vít) được mạ kẽm hoặc sơn bảo
quản, các chi tiết kết nối bên ngoài được mạ crôm hoặc chế tạo bằng thép không gỉ.
- Khi cắt các lỗ vuông trong các góc ta lượn theo bán kính r>5 mm, các lỗ
luồn ống và bắt các bu lông ta khoan lỗ có đường kính lớn hơn đường kính của ống
hoặc đường kính bu lông 2- 3mm. Mép các chi tiết phải kết dính được vát mép 45
o
.
Chiều sâu của góc vát phải đều và không vượt quá chiều dày tấm nhựa phủ trang trí
2.3.1.3. Các kích thước dung sai
a. Các kích thước dung sai của các tấm
L - chiều dài của các tấm lát không xác định
B - chiều rộng của các tấm lát ±2,0mm
S- chiều dày của các tấm lát ±0,6mm
- 14 -
Chiều rộng tiêu chuẩn của các tấm là 600mm. Cho phép sử dụng các tấm có

chiều rộng phi tiêu chuẩn cho phù hợp với kích thước của các phòng. Các tấm có
chiều rộng phi tiêu chuẩn được sử dụng trong những trường hợp cần thiết và cố
gắng áp dụng tại các vị trí khó nhìn thấy.
b. Dung sai các vách
Dung sai đường mép nối các vách theo chiều vuông góc ± 2mm trên chiều
dài 1m. Sai số của đường chéo là 1,0mm trên 1m đo theo đường chéo của tâm. Sai
lệch về độ cao giữa các tấm lát với nhau là ± 0,8mm. Dung sai của khe hở giữa các
tấm là 1 mm.
4) Dung sai các kích thước
– Dung sai các tấm:
+ Chiều cao của tấm 0 ÷ +5mm
+ Chiều rộng của tấm -2 ÷ +2mm
+ Chiều dày của tấm -0,5 ÷ +0,8mm
+ Dung sai của thép hình tại tất cả các mặt phẳng 1mm/m
– Dung sai các vách:
+ Độ không song song của các cạnh của tấm tôn đến 1mm.
+ Cao độ các tấm tôn liền kề sai số 0,6mm.
– Các yêu cầu về chất lượng:
+ Các khuyết tật cho phép trên bề mặt ngoài nêu trong bảng 2.1.
+ Tất cả các vết nứt ở bên trong, các vết nứt và các khuyết tật khác làm
ảnh hưởng đến sự đồng đều của tấm tôn đều không cho phép theo bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các khuyết tật cho phép trên bề mặt ngoài.
Các loại khuyết tật

Các loại tàu có yêu cầu
đặc biệt
Các loại tàu có yêu cầu chất
lượng theo tiêu chuẩn
Rộp lớp phủ Không cho phép
Cho phép các chỗ phồng

rộp tới đường kính không
quá 1mm
2

- 15 -
Có vết hằn trên bề mặt
lakia
Cho phép các tấm có vết
hằn đường kính đến 5mm
với số lượng 1 vết trên
1m
Cho phép các tấm có vết
hằn với đường kính đến
10mm với số lượng 1 vết
trên 1 chi tiết
Hoa kẽm Không cho phép Cho phép
Các vết dài được tạo
thành trong khi đo chiều
dày lớp lakia khi còn ướt
Không cho phép
Cho phép nhưng không
được tập trung
Cho phép với điều kiện
không thủng lớp phủ
lakia
Độ mịn các vật thể bên
ngoài
Cho phép nhưng không
được tập trung
Cho phép tập trung nhưng

tổng diện tích không vượt
quá 10cm
2

Độ lồi lõm của lớp phủ
Cho phép lồi lõm nhỏ được phân bố trên toàn bộ bề
mặt nhưng không tạo thành vết cháy
Các vết xước do va chạm
cơ học

Cho phép nhưng không
làm thủng lớp phủ và
chiều dài không quá
10cm đối với một vết trên
một chi tiết
Cho phép nhưng không
làm thủng lớp lakia phủ
có chiều dài đến 20cm
một vết xước trên một chi
tiết
Các vết lõm cơ học Không cho phép
- 16 -
2.3.1.4. Các yêu cầu về chất lượng
1) Khuyết tật nổi trên bề mặt các tấm bán thành phẩm được xác định theo
bảng 2.2.
Bảng 2.2: các dạng khuyết tật cho phép trên tấm bán thành phẩm.
Kích cỡ hoặc số lượng các
điểm khuyết tật trên 1m
2
diện

tích bề mặt
STT Dạng khuyết tật
Loại nhiều
màu
Loại một
màu
1 Các vết xước bề mặt không sâu vào lớ
p
phenol có tổng chiều dài đế
n 30cm, trong đó
chiều dài mỗi vết xước không vượt qua tổ
ng
số chiều dài cho phép trên
30 30
2 Các tạp chất có tổng diện tích bề mặt (mm
2
) 8 22
3 Các lỗ có đường kính đến 20mm 5 5
4 Sai số về độ bóng tổng cộng diện tích bề mặ
t
(cm
2
)
7 18

Chất lượng bề mặt của các tấm khuất phải được kiểm tra.
Cần phải bảo quản vật liệu để tránh bị cong, vênh, biến dạng.
2) Các yêu cầu kỹ thuật thi công
– Hình mẫu trên các tấm mỏng trên hệ thẳng đứng
– Bông thuỷ tinh được dán với bề mặt trong của tấm tôn (các tấm được

gắn vuông góc với mặt phẳng).
– Tất cả các cạnh tôn có mép sắc cần mài nhẵn và cần thiết phải sơn bảo quản.
– Các giá đỡ được sơn bảo quản chống rỉ.
3) Dung sai các kích thước
– Dung sai các tấm:
- 17 -
+ Chiều cao của tấm 0 ÷ +5mm.
+ Chiều rộng của tấm -2 ÷ +2mm.
+ Chiều dày của tấm -0,5 ÷ +0,8mm.
+ Dung sai của thép hình tại tất cả các mặt phẳng 1mm/m.
– Dung sai các vách:
+ Độ không song song của các cạnh của tấm tôn đến 1mm.
+ Cao độ các tấm tôn liền kề sai số 0,6mm.
– Các yêu cầu về chất lượng:
+ Các khuyết tật cho phép trên bề mặt ngoài nêu trong bảng 2.1.
+ Tất cả các vết nứt ở bên trong, các vết nứt và các khuyết tật khác
làm ảnh hưởng đến sự đồng đều của tấm tôn đều không cho phép theo bảng 2.1.
2.3.2. Tấm bọc trần
Thường sử dụng các loại tấm:
2.3.2.1. Tấm trần bằng vật liệu phi hữu cơ
– Bọc các trần bằng các tấm lát có chiều dày 25mm.
– Dung sai các tấm:
+ Chiều dày ± 0,3mm.
+ Chiều rộng ± 1,0mm.
+ Chiều dài ± 1,0mm.
+ Độ nghiêng so với chiều vuông góc không vượt quá ± 5mm.
+ Độ võng cho phép đến 2mm/1m.
+ Độ lồi lõm cho phép 1mm/1.
– Dung sai các trần:
+ Khe hở của các tấm lát các góc ± 1mm.

+ Khe hở bề mặt các tấm bên nhau cho phép 1mm.
+ Khe hở mối nối các tấm đến 1mm.
2.3.2.2. Tấm trần bằng tấm kim loại dạng bán thành phẩm
– Vật liệu:

×