Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Khái niệm hạch toán kế toán pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.74 KB, 4 trang )

1. Khái niệm hạch toán kế toán
a. khái niệm hạch toán
Để tìm hiểu bản chất của hạch toán kế toán, trước hết cần nắm được các vấn đề cơ
bản của hạch toán kế toán nói chung.
Hệ thống quan sát, đo lường, tính toán, và ghi chép các hoạt động kinh tế của con
người, nhằm mục đích, nhằm thực hiện chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động
kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội được gọi là hạch toán
- Quan sát các quá trình và hiện tượng kinh tế: là giai đoạn đầu tiên nhằm đo lường
mọi hao phí trong hoạt động kinh tế và kết quả của hoạt động kinh tế bằng các đơn vị đo
lường thích hợp (thước đo hiện vật, thước đo lao động, thước đo bằng tiền). Qua quá
trình quan sát, có thể nắm bắt được những vấn đề cơ bản về hình thức của đối tượng cần
quản lí.
- đo lường: là việc biểu hiện các hao phí trong quá trình sản xuất(hao phí về tư liệu
lao động, sức lao động, đối tượng lao động, kết quả sản xuất) và của cải vật chất đã sản
xuất ra bằng các loại đo thích hợp (thước đo hiện vật, thước đo lao động, thước đo giá
trị).
- Tính toán: là quá trình sử dụng các phép tính, các phương pháp tổng hợp phân tích
để xác định các chỉ tiêu cần thiết. Thông qua đó để biết được tiến độ thực hiện các mục
tiêu, dự án và hiệu quả của các hoạt động kinh tế.
- Ghi chép: là quá trình thu thập, xử lý và ghi lại tình hình, kết quả của HDKT trong
từng thời kỳ, từng địa điểm phát sinh theo một trật tự nhất định. Qua ghi chép có thể thực
hiện được việc phản ánh và kiểm tra toàn diện, có hệ thống các HDKT.
b. Khái niệm về hạch toán kế toán( gọi tắt là kế toán)
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kế toán:
- Theo nguyên lý kế toán Mỹ: “Kế toán là phương pháp cung cấp thông tin cần
thiết cho quản lý có hiệu quả và để đánh giá mọi hoạt động của mọi tổ chức.
- Theo Liên đoàn kế toán quốc tế: Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng
hợp theo cách riêng có bằng những khoản tiền các nghiệp vụ và các sự kiện mà chúng có
ít nhất một phần tính chất tài chính và trình bày kết quả của nó.
- Theo nhà nghiên cứu lý luận kinh tế Mỹ GS.TS Robert Anthoney: Kế toán là
ngôn ngữ của kinh doanh.


- Theo điều lệ của Tổ chức kế toán nhà nước: “ Kế toán là công việc ghi chép, tính
toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, trong đó chủ yếu
dưới hình thức giá trị nhằm phản ánh, kiểm tra tình hình hiện có va sự vận động của các
loại tài sản, tình hình và kết quả kinh doanh, tình hình sử dụng vốn và kinh phí trong các
tổ chức kinh tế xã hội.
- Theo Luật kế toán Việt Nam 2003: Kế toán là viêc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân
tích và cung cấp thông tin kin tế tài chính dưới hình thức giá trị hiện vật và thời gian lao
động.
Dưới góc độ nguyên lý chung về kế toán, chúng ta xem xét kế toán theo 2 góc độ
sau:
- Xét dưới góc độ khoa học: kế toán là môn khoa học thu nhận xử lý và thu nhận xử lý và
cung cấp toàn bộ thông tin về tình hình tài sản và sự vận động của tài sản trong các đơn
vị sản xuất kinh doanh, tổ chức sự nghiệp và các cơ quan nhằm kiểm tra giám sát toàn bộ
tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính của các đơn vị đó.
- Xét dưới góc độ chức năng, nghiệp vụ của kế toán, kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm
tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và
thời gian lao động.
2. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán
- Các nhà quản lý: là những người trực tiếp tham gia quản trị kinh doanh, quản lý
doanh nghiệp, ra các quyết định kinh doanh, chỉ đạo tác nghiệp trực tiếp tại đơn vị,
gồm có: Chủ doanh nghiệp, Ban giám đốc, Hội đồng quản trị.
- Những người có liên quan:
+ Lợi ích trực tiếp: gồm có các nhà đầu tư, chủ nợ… của đơn vị.
+ Lợi ích gián tiếp:Cơ quan thuế, cơ quan thống kê, các cơ quan quản lý Nhà Nước,
cơ quan tài chính, công nhân viên, các nhà phân tích tài chính…
Do sự khác biệt về mục đích sử dung, cách thức sử dụng, trình độ kế toán, quan hệ
lợi ích…nên mỗi đối tượng trên có yêu cầu khác nhau đối với thông tin kế toán và
tiếp cận hệ thống kê toán dưới những góc độ khác nhau.
3. Đặc điểm thông tin của hạch toán kế toán:
- Thông tin kế toán là thông tin động về tuần hoàn của tài sản, phản ánh một cách

toàn diện nhất tình hình biến động của tài sản của doanh nghiệp trong toàn bộ quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh từ khâu cung cấp, sản xuất đến tiêu thụ.
- Thông tin kế toán luôn mang tính 2 mặt: tài sản - nguồn hình thành tài sản, tăng -
giảm , chi phí - kết quả ….
- Thông tin kế toán là kết quả của quá trình có tính 2 mặt: thông tin và kiểm
4. Phân loại hạch toán kế toán:
4.1 Căn cứ vào đối tượng sử dụng thông tin của kế toán: kế toán được chia thành
- Kế toán tài chính
- Kế toán quản trị
4.2. Căn cứ vào mức độ khái quát thông tin do kế toán cung cấp: bao gồm:
- Kế toán tổng hợp
- Kế toán chi tiết
4.3 Căn cứ vào cách ghi chép và thu nhận thông tin:
- Kế toán đơn
- Kế toán kép
4.4 Căn cứ vào đặc điểm họat động của các đối tượng tiến hành hạch toán kế toán:
- Kế toán công
- Kế toán doanh nghiệp

×