Tiết 17 §. Bài 9. SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC
NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Hiểu được sự biến đổi hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđro của
các nguyên tố trong một chu kì .
- Biết được sự biến đổi tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit trong một
chu kì, trong một nhóm A
- Hiểu được nội dung định luật tuần hoàn.
- Rèn kĩ năng suy đoán sự biến thiên tính chất cơ bản trong một chu kì,
một nhóm A cụ thể, thí dụ sự biến thiên về:
+ Tính kim loại, phi kim.
+ Hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi và với hiđro.
+ Công thức hoá học và tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: bảng 7, bảng 8/ trang 46
2. Học sinh: học bài cũ, làm bài tập về nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, tư duy logic, đàm thoại, hoạt động nhóm.
IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC: Tiết 17
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Hs 1: BT 1,8,/SGK/trang 47. Có giải thích
Hs 2: BT 2,9/ SGK/ trang 48
3. Bài mới :
Vào bài: Hôm nay, chúng ta tiếp tục nghiên cứu sự biến đổi tuần hoàn tính
chất của các nguyên tố hoá học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ
HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
II. Hoá trị của các nguyên tố ``
Hoạt động 1: Sự biến đổi hoá trị
- Gv: dùng bảng 7, nghiên cứu trả lời câu
hỏi:sự biến đổi hoá trị cao nhất của các
nguyên tố trong hợp chất với oxi?Hoá trị
trong hợp chất với hiđro?
- Hs: nghiên cứu, trả lời
- Gv: bổ sung và đưa ra kết luận và lưu ý
hs
II. Hoá trị của các nguyên tố:
- Trong một chu kì, đi từ trái sang
phải, hoá trị cao nhất của các
nguyên tố trong hợp chất với oxi
tăng lần lượt từ 1 đến 7, còn hoá trị
của các phi kim trong hợp chất với
hiđro giảm từ 4 đến 1.
Lưu ý:
Hoá trị cao nhất với oxi = STT
nhóm
Hoá trị trong hợp chất với H = 8 -
hoá trị cao nhất
III. Oxit và hiđroxit của các nguyên tố
nhóm A
Hoạt động 2: Sự biến đổi tính axit-
bazơ
- Gv: hãy dùng bảng 8 nghiên cứu, trả lời
câu hỏi: sự biến đổi tính axit-bazơ của
oxit và hiđroxit của các nguyên tố nhóm
A trong chu kì 3 theo chiều Z tăng dần.
- Hs: trả lời
- Gv bổ sung: tính chất đó được lặp lại ở
các chu kì sau.
- Gv: hướng dẫn hs cách viết CT oxit,
CT hiđroxit
III. Oxit và hiđroxit của các
nguyên tố nhóm A
- Quy luật: SGK
* Chú ý: n = STT nhóm A
- CT oxit: M
2
O
n
(n: lẻ)
MO
n/2
(n: chẵn)
- CT hidroxit: M(OH)
n
Ví dụ:
Na ở nhóm IA: Na
2
O, NaOH
S ở nhóm VIA: SO
3
, S(OH)
6
H
2
SO
4
.2H
2
OH
2
SO
4
IV. Định luật tuần hoàn
Hoạt động 3:
- Gv tổng kết: dựa trên những khảo sát
II. Sự biến đổi về hoá trị của
các nguyên tố :
Định luật tuần hoàn: SGK
về sự biến đổi tuần hoàn của cấu hình
electron nguyên tử, bán kính nguyên tử,
độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim
của các nguyên tố hoá học, thành phần
và tính chất các hợp chất của chúng, ta
thấy tính chất của các nguyên tố hoá học
biến đổi theo chiều điện tích hạt nhân
tăng, nhưng không liên tục mà tuần
hoàn.
-Hs: đọc định luật tuần hoàn.
-Gv: yêu cầu hs học thuộc định luật tuần
hoàn trong 2 phút. Kiểm tra, cho điểm
cộng.
4. Củng cố: HS làm bài tập:
Cho nguyên tố X có Z= 16:
a) Viết cấu hình electron, xác định vị trí của X (ô, nhóm, chu kì)
b) Nêu tính chất cơ bản của X:
+ Kim loại hay phi kim
+ Hoá trị cao nhất với oxi, hoá trị với hiđro
+ Công thức oxit cao nhất, công thức hợp chất với hiđro
+ Công thức hiđroxit.
+ Tính axit-bazơ của oxit, hiđroxit