Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tính toán thiết kế kho lạnh bảo quản sản phẩm thuỷ sản đông lạnh 100 tấn ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.86 MB, 89 trang )

i

MỤC LỤC
MỤC LỤC i
LỜI CẢM ƠN iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN LẠNH 2
1.1. TỔNG QUAN KHO LẠNH 2
1.1.1. Vai trò của kho lạnh 2
1.1.2. Phân loại kho lạnh 2
1.1.3. Phân loại buồng lạnh 3
1.2. CƠ SỞ QUÁ TRÌNH LÀM ĐÔNG VÀ BẢO QUẢN THỰC PHẨM 3
1.2.1. Quá trình làm đông thực phẩm 3
1.2.2. Bảo quản sản phẩm đông lạnh 5
CHƯƠNG II. LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ
KHO BẢO QUẢN ĐÔNG 8
2.1. LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KĨ THUẬT 8
2.1.1. Đặt vấn đề 8
2.1.2. Quy hoạch mặt bằng kho lạnh 8
2.1.3. Các thông số kỹ thuật 11
2.1.4. Chọn phương án xây dựng và kĩ thuật xếp kho 12
2.2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KHO BẢO QUẢN 14
2.2.1. Xác định số lượng và kích thước buồng lạnh 14
2.2.2. Tải trọng của nền và trần 16
2.2.3. Xác định diện tích kho lạnh cần lắp 16
2.2.4. Cấu trúc xây dựng và cách nhiệt kho lạnh 17
CHƯƠNG III. TÍNH TOÁN NHIỆT TẢI 22
3.1. TỔNG QUÁT 22
3.2. DÒNG NHIỆT QUA KẾT CẤU BAO CHE, Q1 23


3.2.1. Tính dòng nhiệt truyền qua vách, trần, nền kho do chênh lệch nhiệt độ 24
ii

3.2.2. Dòng nhiệt tổn thất do bức xạ nhiệt 26
3.3. DÒNG NHIỆT DO SẢN PHẨM TỎA RA, Q2 27
3.3.1. Dòng nhiệt do sản phẩm toả ra 27
3.3.2. Dòng nhiệt do bao bì toả ra 28
3.4. CÁC DÒNG NHIỆT VẬN HÀNH, Q4 28
3.4.1. Dòng nhiệt do chiếu sáng buồng, Q41 28
3.4.2. Dòng nhiệt do người tỏa ra, Q42 29
3.4.3. Dòng nhiệt do các động cơ điện,Q43 29
3.4.4. Dòng nhiệt khi mở cửa, Q44 29
3.4.5. Dòng nhiệt do xả tuyết, Q45 29
3.5. XÁC ĐỊNH TẢI NHIỆT CHO MÁY NÉN VÀ THIẾT BỊ 30
3.5.1. Phụ tải thiết bị 30
3.5.2. Phụ tải nhiệt máy nén 30
CHƯƠNG IV. TÍNH CHỌN MÁY NÉN VÀ CÁC THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG
LẠNH 32
4.1. CHỌN HỆ THỐNG LẠNH 32
4.1.1. Phương pháp làm lạnh 32
4.1.2. Chọn môi chất lạnh 33
4.1.3. Sơ đồ hệ thống lạnh (thể hiện trên hình vẽ) 34
4.2. TÍNH TOÁN CHU TRÌNH VÀ CHỌN MÁY NÉN 34
4.2.1. Chọn các thông số làm việc 34
4.2.2. Chu trình máy lạnh 35
4.2.3. Tính nhiệt cho máy nén 38
4.2.4. Chọn máy nén. 40
4.3 TÍNH CHỌN THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT 43
4.3.1. Thiết bị ngưng tụ 43
4.3.2. Thiết bị bay hơi 45

4.4. TÍNH CHỌN ĐƯỜNG ỐNG DẪN MÔI CHẤT 47
iii

4.5. THIẾT BỊ PHỤ TRONG HỆ THỐNG LẠNH 48
4.5.1. Vai trò, vị trí thiết bị phụ trong hệ thống lạnh 48
4.5.2. Các thiết bị phụ 49
CHƯƠNG V. QUI TRÌNH LẮP ĐẶT, TỰ ĐỘNG HÓA, VÀ VẬN HÀNH, BẢO
DƯỠNG 61
5.1. QUI TRÌNH LẮP ĐẶT 61
5.1.1. Lắp đặt máy nén 61
5.1.2. Lắp đặt panel kho lạnh 61
5.1.3. Lắp đặt thiết bị ngưng tụ 64
5.1.4. Lắp đặt thiết bị bay hơi 65
5.1.5. Lắp đặt cụm van dàn lạnh 65
5.1.6. Lắp đặt đường ống 67
5.2. THỬ KÍN, THỬ BỀN, CHÂN KHÔNG VÀ NẠP GAS CHO HỆ THỐNG 67
5.2.1. Thử kín, thử bền và chân không hệ thống lạnh 67
5.2.2. Nạp môi chất lạnh cho hệ thống 68
5.3. TRANG BỊ TỰ ĐỘNG HÓA 71
5.3.1. Sơ đồ mạch điện và sơ đồ hệ thống kho bảo quản đông 71
5.3.2. Thuyết minh mạch điện 72
5.4. VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH 75
5.4.1. Phần vận hành 75
5.4.2. Bảo dưỡng hệ thống lạnh 78
CHƯƠNG VI. DỰ TOÁN KHỐI LƯỢNG VẬT TƯ 80
6.1. CHI PHÍ CHO KHO LẠNH 80
6.2. MÁY VÀ THIẾT BỊ 80
6.3. HỆ THỐNG VAN DANFOSS 81
6.4. PHỤ KIỆN LẮP ĐẶT THIẾT BỊ 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83


iv

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nha Trang, đến nay
tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học và hoàn thành đồ án tốt nghiệp đại
học. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang, Ban chủ nhiệm khoa Cơ khí, cùng với
các thầy cô giảng dạy. Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến thầy TS. Lê Văn Khẩn - người
đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành đồ án đúng thời hạn.
Chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty TNHH kĩ thuật lạnh Recom và các chú
cùng các anh em trong đội thi công đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong thời gian thực tập tại công ty.
Cuối cùng, tôi bày tỏ lời cảm ơn đến cha mẹ cùng những người thân và toàn thể
bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện công tác
tốt nghiệp.
Tôi xin chúc các thầy cô, các anh chị và toàn thể bạn bè sức khỏe dồi dào, đạt
nhiều thành công trong công việc, học tập và nghiên cứu.

Ngày 10 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hải Pháp

v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thông số về khí hậu ở Cần Thơ [1, tr8] 11


Bảng 2.2. Thông số các lớp vật liệu của tấm panel tiêu chuẩn [4, tr52, 53] 20

Bảng 3.1. Tổng dòng nhiệt tổn thất qua kết cấu bao che 27

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả tính toán 30

Bảng 4.1. Bảng tổng hợp các thông số trên các điểm nút của chu trình 37

Bảng 4.2. Các thông số kỹ thuật dàn ngưng bay hơi 44

Bảng 4.3. Vận tốc và thể tích riêng của môi chất 48

Bảng 4.4. Bảng kết quả tính toán đường ống chọn (bảng 10.1, [5, tr242]) 48

Bảng 4.5. Thông số của van tiết lưu nhiệt cân bằng của Danfoss 54

Bảng 6.1. Vật tư lắp đặt kho lạnh 80

Bảng 6.2. Máy nén và một số thiết bị khác 80

Bảng 6.3. Hệ thống van chặn 81

Bảng 6.4. Phụ kiện lắp đặt hệ thống 81











vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mặt bằng kho lạnh 1
Hình 2.2. Nhiệt độ đọng sương ts = 32
0
C 1
Hình 2.3. Cấu trúc nền kho lạnh 1
Hình 2.4a. Mặt cắt panel 1
Hình 2.4b. Hình ảnh thực panel 1
Hình 2.5. Mái che kho lạnh 19
Hình 3.1. Chi tiết ghép các tấm panel 23
Hình 3.2. Kích thước ngoài của kho lạnh 1
Hình 3.3. Nhiệt độ các khu vực xung quanh kho lạnh 24
Hình 4.1a. Chu trình máy nén trục vít 1
Hình 4.1b. Đồ thị lg p - i 1
Hình 4.2a. Cụm máy nén trục vít Mycom 1
Hình 4.2b. Cụm máy nén tại nhà máy 1
Hình 4.3. Dàn ngưng không khí của hãng AVAPCO 1
Hình 4.4. Biến thiên nhiệt độ trong thiết bị bay hơi 1
Hình 4.5. Dàn lạnh kho 1
Hình 4.6. Bình thu hồi dầu 50
Hình 4.7. Bình tập trung dầu của hệ thống 1
Hình 4.8. Bình tách khí không ngưng 1
Hình 4.9. Bình chứa cao áp 53
Hình 4.10. Cấu tạo van tiết lưu cân bằng ngoài 1
Hình 4.11. Hình dáng ngoài của van tiết lưu cân bằng ngoài 1

Hình 4.12. Van tiết lưu tay 1
Hình 4.13. Phin lọc thô FA của Danfoss 57
Hình 4.14. Van một chiều NRVS Danfoss 58
Hình 4.15. Van an toàn Danfoss 59
Hình 4.16. Một số van chặn của Danfoss 59
Hình 4.17. Van điện từ 60
Hình 5.1. Chi tiết lắp đặt panel kho lạnh 1
Hình 5.2. Một số hình ảnh lắp đặt tường, trần và nền kho lạnh 1
Hình 5.3. Lắp đặt cụm van điện từ, tiết lưu tay, van PMLX 66
Hình 5.4. Sơ đồ nạp môi chất cho hệ thống 70

1

MỞ ĐẦU
Trong các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới, Việt Nam được coi là một trong
những nước có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất. Hiện nay, thủy sản hiện
đang là mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ mạnh nhất. Dự báo từ nay đến năm 2015,
sức tiêu thụ mặt hàng này trên toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 0,8%/năm, tổng nhu
cầu thủy sản và các sản phẩm thủy sản tăng khoảng 2,1%/năm.

Mặt hàng thủy sản
của Việt Nam đã có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. song song
với sự ra đời của các nhà máy chế biến kho lạnh ngày càng phát triển.
Kho trữ đông sản phẩm và nguyên liệu trong ngành thuỷ sản có ảnh hưởng đến cả
chuỗi sản xuất và tiêu thụ thuỷ sản. Ngành thuỷ sản cần thực hiện nhiều giải pháp
hơn nữa để đảm bảo chất lượng của các sản phẩm, trong đó giải pháp phát triển hệ
thống kho lanh đóng vai trò quan trọng.
Sự phát triển của ngành thủy sản làm cho nghành kĩ thuật nhiệt - lạnh cũng phát
triển theo. Xuất phát từ những yêu cầu trên, được sự phân công của khoa Cơ khí
Trường đại học Nha Trang và sự hướng dẫn của thầy Lê Văn Khẩn tôi được giao đề

tài: ”Tính toán thiết kế kho lạnh bảo quản sản phẩm thuỷ sản đông lạnh 100
tấn/ngày”. Địa điểm thực tập tại Công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Nam Sông
Hậu – Giáp ranh giữa Cần Thơ và Hậu Giang.
Nội dung của đề tài bao gồm:
1. Tổng quan kho lạnh
2. Luận chứng kinh tế - kĩ thuật và tính toán thiết kế kho bảo quản đông
3. Tính toán nhiệt tải kho
4. Tính chọn máy nén và thiết bị hệ thống lạnh
5. Trang bị tự động hóa và qui trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng
6. Dự toán khối lượng vật tư
Qua quá trình tham khảo tài liệu, thực tế công việc và được sự giúp đỡ tận tình
của thầy hướng dẫn tôi đã hoàn thành nội dung đề tài được giao. Tuy nhiên do thời
gian và kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều nên đồ án không tránh khỏi những thiếu
xót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy cô và các bạ
n .
Ngày 10 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hải Pháp
2

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN LẠNH
1.1. TỔNG QUAN KHO LẠNH
1.1.1. Vai trò của kho lạnh
Kho trữ đông sản phẩm và nguyên liệu trong ngành thuỷ sản có ảnh hưởng đến cả
chuỗi sản xuất và tiêu thụ thuỷ sản. Ngành thuỷ sản cần thực hiện nhiều giải pháp
hơn nữa để đảm bảo chất lượng của các sản phẩm, trong đó giải pháp phát triển hệ
thống kho lạnh đóng vai trò quan trọng.
Trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản phát triển nhanh và mạnh như hiện nay thì hệ
thống kho lạnh là rất quan trọng và cần được đầu tư nhiều hơn nữa. Không phải

doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để đầu tư vào kho lạnh một cách có chiều
sâu. Hiện có không ít kho lạnh với thiết bị và cách quản lý cũ, chất lượng sản phẩm
được bảo quản không tốt, nhiệt độ không đủ làm ảnh hưởng đến sản phẩm của
chính các doanh nghiệp. Hệ thống kho lạnh hiện nay ở nước ta chỉ đáp ứng nhu cầu
tạm trữ sản phẩm sau chế biến và đưa vào lưu thông trong điều kiện bình thường.
Có một số doanh nghiệp do điều kiện kho lạnh không đáp ứng được yêu cầu sản
xuất nên phải thuê kho lạnh, nhất là vào thời điểm mùa vụ, từ đó hình thành nên các
kho lạnh thương mại. Hệ thống các kho lạnh thương mại thuỷ sản phát triển nhanh,
mạnh về cả số lượng lẫn chất lượng.
1.1.2. Phân loại kho lạnh
- Kho lạnh chế biến
- Kho lạnh phân phối
- Kho lạnh trung chuyển
- Kho lạnh thương nghiệp
- Kho lạnh vận tải
- Kho lạnh sinh hoạt
Kho lạnh đang thiết kế thuộc loại kho lạnh chế biến (xí nghiệp chế biến lạnh) là
một bộ phận của các cơ sở chế biến thực phẩm như thịt, cá, sữa, rau, quả các sản
phẩm là thực phẩm lạnh, đồ hộp để chuyển đến các kho lạnh phân phối, kho lạnh
trung chuyển hoặc kho lạnh thương nghiệp.
3

1.1.3. Phân loại buồng lạnh
- Buồng bảo quản lạnh 0
0
C
- Buồng bảo quản đông -20 ÷ -25
0
C
- Buồng bảo quản đa năng -12

0
C
- Buồng gia lạnh 0
0
C
- Buồng kết đông -35
0
C
- Buồng tháo chất tải 0
0
C
- Buồng bảo quản đá -4
0
C
- Buồng chế biến lạnh +15
0
C
Buồng bảo quản đông nhà máy chế biến thủy sản có nhiệt độ bảo quản -25
0
C.
Buồng dùng để bảo quản các sản phẩm cá, tôm, mực đã được kết đông ở máy
đông hoặc buồng kết đông. Nhiệt độ bảo quản thường là -20
0
C ÷ -25
0
C.
1.2. CƠ SỞ QUÁ TRÌNH LÀM ĐÔNG VÀ BảO QUảN THỰC PHẨM
1.2.1. Quá trình làm đông thực phẩm
1.2.1.1. Sự kết tinh của nước khi làm đông thực phẩm
Trong nước luôn có những chất rắn lơ lửng. Chúng chuyển động tự do theo tác

động của các phân tử nước. Khi nhiệt độ giảm đến một mức nhất định các phân tử
chất rắn sẽ ngừng chuyển động, chúng trở thành chỗ dựa cho các phân tử nước liên
kết với nhau ở xung quanh tạo thành các mầm tinh thể. Sau đó các mầm tinh thể
liên kết với các phân tử nước để tăng thể tích.
Sự hình thành mầm tinh thể khó khăn hơn so với sự lớn lên của chúng. Vì vậy
nhiệt độ hình thành mầm tinh thể thấp hơn nhiệt độ để các mầm tinh thể lớn lên.
Trong cấu trúc của thực phẩm, nước chịu tác động của các thành phần khác (các
đơn chất tan) nên nó có nhiệt độ kết tinh thấp hơn nước nguyên chất.
1.2.1.2. Những biến đổi của thực phẩm khi làm đông
 Những biến đổi về vật lý
- Sự kết tinh lại của nước
Đối với các sản phẩm động lạnh trong quá trình bảo quản nếu chúng ta không duy
trì được nhiệt độ bảo quản ổn định sẽ dẫn đến sự kết tinh lại của nước đá. Đó là hiện
tượng gây nên những ảnh hưởng xấu cho sản phẩm bảo quản. Kết tinh lại nước đá
4

xảy ra khi có sự dao động của nhiệt độ trong quá trình bảo quản. Do nồng độ chất
tan trong các tinh thể nước đá khác nhau nên nhiệt độ kết tinh và nhiệt độ nóng chảy
của chúng cũng khác nhau.
Khi nhiệt độ tăng thì các tinh thể nước đá có kích thước nhỏ, có nhiệt độ nóng
chảy thấp sẽ bị tan ra trước tinh thể có kích thước lớn nhiệt độ nóng chảy cao. Khi
nhiệt độ hạ xuống trở lại thì quá trình kết tinh lại xảy ra, nhưng chúng lại kết tinh
thể nước đá lớn do đó làm cho kích thước tinh thể nước đá lớn ngày càng to lên. Sự
tăng về kích thước của các tinh thể nước đá sẽ ảnh hưởng xấu đến thực phẩm, cụ thể
là các cấu trúc tế bào bị phá vỡ, khi sử dụng sản phẩm sẽ mềm hơn hao phí chất
dinh dưỡng tăng do sự mất nước tự do tăng làm cho mùi vị sản phẩm giảm.
- Sự thăng hoa của nước đá
Trong quá trình bảo quản sản phẩm đông do hiện tượng hơi nước trong không khí
ngưng tụ thành tuyết trên giàn lạnh làm cho lượng ẩm trong không khí giảm. Điều
đó dẫn đến sự chênh lệch áp suất bay hơi của nước đá ở bề mặt sản phẩm với môi

trường xung quanh. Kết quả là nước đá bị thăng hoa hơi nước đi vào môi trường
không khí. Nước đá trên bề mặt bị thăng hoa, sau đó các lớp bên trong của thực
phẩm thăng hoa.
 Những biến đổi về hoá học
Trong bảo quản đông, các biến đổi về sinh hoá, hoá học diễn ra chậm. Các thành
phần dễ bị biến đổi là: protein hoà tan, lipid, vitamin, chất màu…
- Sự biến đổi của Protein: Trong các loại protein thì protein hoà tan trong nước dễ
bị phân giải nhất, sự phân giải chủ yếu dưới tác dụng của enzyme có sẵn trong sản
phẩm bảo quản.
- Sự biến đổi của chất béo: dưới tác dụng của enzyme nội tạng làm cho chất béo bị
phân giải cộng với quá trình thăng hoa nước đá làm cho oxy xâm nhập vào. Đó là
điều kiện thuận lợi cho quá trình oxy hoá chất béo xảy ra. Quá trình oxy hoá chất
béo sinh ra các chất có mùi vị xấu làm giảm giá trị sử dụng của sản phẩm. Các chất
màu bị oxy hoá cũng làm thay đổi màu sắc của sản phẩm.
- Sự biến đổi về vi sinh vật: đối với sản phẩm bảo quản đông có nhiệt độ thấp hơn
5

-18
0
C và được bảo quản ổn định thì số lượng vi sinh vật giảm theo thời gian bảo
quản. Ngược lại nếu sản phẩm làm đông không đều, vệ sinh không đúng tiêu chuẩn,
nhiệt độ bảo quản không ổn định sẽ làm cho các sản phẩm đã bị lây nhiễm vi sinh
vật hoạt động gây thối rữa sản phẩm và làm giảm chất lượng sản phẩm.
1.2.2. Bảo quản sản phẩm đông lạnh
1.2.2.1. Các điều kiện bảo quản sản phẩm đông lạnh
Bảo quản sản phẩm đông lạnh chính là giai đoạn cân bằng nhiệt xảy ra giũa các
lớp bên trong và bên ngoài của thực phẩm, chính vì vậy nó rất phụ thuộc nhiều vào
nhiệt độ môi trường bảo quản, bảo quản sản phẩm đông lạnh có mục đích làm giảm
sự biến đổi của thực phẩm trong khi chờ đợi đưa đi sử dụng.
 Nhiệt độ sản phẩm

Nhiệt độ của sản phẩm trong quá trình bảo quản phụ thuộc vào thành phần các
chất của thực phẩm, với những chất dễ biến đổi thì nhiệt độ bảo quản sẽ giảm xuống
để kiềm chế hoạt động của các enzyme có trong chúng, về kinh tế nếu giảm nhiệt độ
xuống 1
0
C thì chi phí sản xuất tăng từ (2 ÷ 3)%, như vậy nhiệt độ bảo quản càng
cao càng có lợi nhưng giới hạn của nó là phải có khả năng tiêu diệt hoặc ngăn chặn
hoạt động của vi sinh vật, nếu như muốn kéo dài thời gian bảo quản thì nhiệt độ bảo
quản phải thấp, tùy theo nhệt độ bảo quản của sản phẩm ta cũng có thể xác định
được nhiệt độ sau khi làm đông
 Nhiệt độ môi trường không khí
Trong kho bảo quản phải đảm bảo cân bẳng với nhiệt độ bảo quản của sản phẩm
như vậy sẽ hạn chế đến mức thấp nhất sự trao đổi nhiệt và trao đổi hơi nước giữa
sản phẩm và môi trường không khí, nhiệt độ của môi trường không khí phải ổn
định, bởi vì sự dao động nhiệt độ của không khí dẫn tới sự dao động nhiệt độ của
sản phẩm làm cho sản phẩm bị biến đổi chất lượng, giới hạn của sự dao động nhiệt
độ không khí đối với sản phẩm đông phụ thuộc vào bản chất của thực phẩm, nhưng
nó có thể trong khoảng ± 1
0
C, sau khi làm đông nhiệt độ của các lớp bên trong sản
phẩm còn cao hơn nhiểu do với nhiệt độ của các lớp bề mặt bởi vỉ nó chưa có thể
cân bằng kịp, vì vậy ở giai đoạn đầu của quá trình bảo quản cần phải giảm nhiệt độ
của môi trường không khí xuống từ (3 ÷ 5
0
C) so với nhiệt độ bảo quản , nhiệt độ ổn
6

định của nó khi trạng thái nhiệt độ của thực phẩm tương đối cân bằng lúc này có thể
nâng nhiệt độ của môi trường không khí lên bằng nhiệt độ bảo quản sản phẩm.
 Sự lưu thông của không khí

Không khí lưu thông sẽ có tác dụng làm cân bằng nhiệt độ, độ ẩm giữa các điểm
khác nhau trong không gian kho lạnh hạn chế sự xâm nhập của dòng nhệt vào cấu
trúc của thực phẩm, hạn chế sự hoạt động của vi sinh vật, sự kết tủa của các mùi
hôi, tuy nhiên khi tăng vận tốc không khí sẽ làm tăng khả năng thăng hoa của nước
đá, tăng mức hao phí trọng lượng của sản phẩm, vì vậy vận tốc lưu thông của không
khí trong kho lạnh được xác định tùy theo loại sản phẩm và cấu trúc kho.
1.2.2.2. Những biến đổi của sản phẩm trong quá trình bảo quản lạnh đông
 Biến đổi về mặt vật lí
Biến đổi của sản phẩm chủ yếu là sự kết tinh lại của các tinh thể nước đá và sự
thăng hoa của chúng, những hiện tượng này gây nên sự mất nước và một số biến
đổi hóa học của sản phẩm, các tinh thể nước đá nằm trong cấu trúc của sản phẩm
vẫn chịu sự tác động của các thành phần các chất tan và không tan.
Sự kết tinh lại: Những tinh thể có kích thước càng nhỏ thì những tác động của
các thành phần khác tăng dẫn đến nhiệt độ nóng chảy của nó thấp, khi nhiệt độ bảo
quản của nó tăng lên luôn luôn có những tinh thể nước đá bị nóng chảy, sau đó
nhiệt độ giảm xuống những phần nước chảy ra có xu hướng khuếch tán liên kết với
những tnh thể nước đá không bị nóng chảy dẫn đến số lượng tinh thể nước đá giảm
dần và kích thước của nó tăng dần, quá trình này làm cho trạng thái của thực phẩm
khi tan giá sẽ không phục hồi như trạng thái ban đầu. Khi đó tỷ lệ nước liên kết
giảm và tỷ lệ nước tự do tăng, làm tăng khả năng mất nước khi tan giá.
Sự thăng hoa: Sự thăng hoa sẽ tăng lên khi nhiệt độ bên ngoài xâm nhập vào sản
phẩm trong quá trình bảo quản càng nhiều và vận tốc chuyển động của không khí
càng tăng các tinh thể nước đá thăng hoa không đồng đều sẽ tạo nên những lỗ hỏng
tạo điểu kiện cho không khí xâm nhập vào bên trong cấu trúc của sản phẩm.
Hiện tượng kết tinh lại vả thăng hoa của các tinh thể nước đá là nguyên nhân dẫn
đến sự thay đổi cấu trúc tế bào, làm giảm khả năng giữ nước, làm giảm độ rắn chắc,
tính đàn hồi của sản phẩm ki sử dụng. muốn hạn chế những biến đổi này cần phải
7

giữ ổn định nhiệt độ không khí và hạn chế sự xâm nhập của những nguồn nhiệt bân

ngoài vào thực phẩm.
 Biến đổi về mặt hóa học
Khi bảo quản lạnh đông trong kho lạnh hầu hết quá trình biến đổi tự nhiên của
thực phẩm đều bị kiềm hãm, một số chất biến đổi thì tiếp tục biến đổi do tác động
của enzyme chẳng hạn như chất béo vitamin
 Biến đổi về mặt sinh học
Nếu môi trường bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ ổn định nhỏ hơn -15
0
C thì vi sinh
vật giảm dần theo thời gian bảo quản , một số vi sinh vật gây thối sẽ bị chết ở điều
kiện này, tuy nhiên một số loại nấm mốc có khả năng tồn tại ở nhiệt độ này nhưng
không thể phát triển được.
8

CHƯƠNG II
LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KHO BẢO QUẢN ĐÔNG
2.1. LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KĨ THUẬT
2.1.1. Đặt vấn đề
Việc thiết kế kho lạnh đối với nhà máy là rất quan trọng vì nó là khâu quyết định
đến sự tồn tại của nhà máy chế biến. Ngoài ra kho lạnh còn là nơi dự trữ nguồn
nguyên liệu chế biến cho nhà máy, nó giữ nhiệm vụ điều tiết nguồn nguyên liệu cho
nhà máy hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Chính vì vậy mà vấn đề thiết kế cần phải có độ chính xác và hợp lý một cách
tuyệt đối. Ngoài ra việc thiết kế còn phải phù hợp với điều kiện thực tế của công ty,
phù hợp với nơi đặt kho lạnh và điều kiện thời tiết tại nơi đặt kho lạnh.
2.1.2. Quy hoạch mặt bằng kho lạnh
2.1.2.1. Quy mô kho lạnh
Đối với kho lạnh cho thuê hay kho phân phối thì dung tích kho lớn còn đối với
kho lạnh của nhà máy thì dung tích nhỏ hơn, kho nằm trong nhà máy và gắn liền

với dây chuyền sản xuất của nhà máy. Kho được đặt ở những nơi chịu ít nhiệt bức
xạ nhất, thường thì kho lạnh nằm vị trí cuối của dây chuyền sản xuất để bảo quản
sản phẩm và chờ mang đi sử dụng. Dung tích kho thiết kế khoảng 1350 tấn.
2.1.2.2. Yêu cầu chung đối với quy hoạch mặt bằng kho lạnh
Quy hoạch mặt bằng kho lạnh là bố trí những nơi sản xuất, xử lý lạnh, bảo
quản phù hợp với dây chuyền công nghệ sao cho hiệu quả sản xuất kinh doanh
cao. Để đạt được mục đích đó trong quy hoạch ta cần phải tuân thủ các yêu cầu sau.
- Phải bố trí các buồng lạnh phù hợp với dây chuyền công nghệ. Sản phẩm đi theo
dây chuyền không gặp nhau, không đan chéo nhau. Các cửa ra vào của buồng chứa
phải quay ra hành lang. Cũng có thể không cần hành lang nhưng sản phẩm theo dây
chuyền không được đi ngược.
- Quy hoạch cần phải đạt chi phí đầu tư thấp nhất. Cần sử dụng rộng rãi các cấu
kiện tiêu chuẩn giảm đến mức thấp nhất các diện tích phụ nhưng phải đảm bảo tiện
nghi. Giảm công suất thiết bị đến mức thấp nhất.
9


- Quy hoạch mặt bằng cần phải đảm bảo sự vận hành tiện lợi và rẻ tiền.
- Quy hoạch phải đảm bảo lối đi và đường vận chuyển thuận lợi cho việc bốc xếp
thủ công hoặc cơ giới đã thiết kế.
- Chiều rộng kho lạnh nhiều tầng không quá 40 m.
- Chiều rộng của kho lạnh 1 tầng phải phù hợp với khoảng vượt lớn nhất 12m,
thường lấy 12; 24; 36; 48; 60 hoặc 72 m.
- Trong một vài trường hợp, kho lạnh có sân bốc dỡ nối liền rộng 3,5m nhưng thông
thường các kho lạnh có hành lang nối ra cả 2 phía, chiều rộng 6m.
- Kho lạnh dung tích tới 600 tấn không bố trí đường sắt, chỉ có một sân bốc dỡ ô tô
dọc theo chiều dài đảm bảo mọi phương thức bốc dỡ.
- Để giảm tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che, các buồng lạnh được nhóm lại từng
khối 1 với một chế độ nhiệt độ.
- Mặt bằng kho lạnh phù hợp với hệ thống lạnh đã chọn. Điều này đặc biệt quan

trọng đối với kho lạnh 1 tầng vì không phải luôn luôn đảm bảo đưa được môi chất
lạnh từ các thiết bị lạnh về, do đó phải chuyển sang sơ đồ lớn hơn với việc cấp lỏng
từ dưới lên.
- Mặt bằng kho lạnh phải đảm bảo kỹ thuật, an toàn phòng cháy, chữa cháy.
- Quy hoạch cũng cần phải tính đến khả năng mở rộng kho lạnh. Phải để lại một
mặt úp tường để có thể mở rộng kho lạnh.
2.1.2.3. Chọn mặt bằng xây dựng
Ngoài những yêu cầu chung đã nêu ở phần trên thì khi chọn mặt bằng xây dựng
cần phải chú ý đến nền móng kho lạnh phải vững chắc do đó phải tiến hành khảo sát
về nền móng và mực nước.
Việc gia cố nền móng nhiều khi làm tăng đáng kể vốn đầu tư xây dựng. Nếu mực
nước quá lớn, các nền móng và công trình phải có biện pháp chống thấm ẩm.
Do nhiệt thải ở thiết bị ngưng tụ của một kho lạnh là rất lớn nên ngay từ khi thiết
kế cần phải tính đến nguồn nước để giải nhiệt. Cũng như nguồn nước, việc cung cấp
điện đến công trình, giá điện và xây lắp công trình điện cũng là một vấn đề cần
được quan tâm vì nó sẽ ảnh hưởng đến vốn đầu tư ban đầu.
10

2.1.2.4. Yêu cầu đối với buồng máy và thiết bị
Mục đích của việc bố trí máy móc và thiết bị trong buồng máy:
- Vận hành máy thuận tiện
- Rút ngắn chiều dài các đường ống
- Sử dụng buồng máy hiệu quả nhất, buồng máy gọn nhất
- Đảm bảo an toàn phòng máy, chữa cháy, phòng nổ và vệ sinh công nghiệp
- Đảm bảo thuận tiện cho việc bảo dưỡng, sữa chữa, thay thế máy, thiết bị
- Buồng máy thường được bố trí sát vách kho lạnh để đường ống nối giữa
máy, thiết bị, dàn lạnh là ngắn nhất.
- Buồng máy có thể nằm chung trong khối nhà của kho lạnh hoặc tách rời.
2.1.2.5. Bố trí mặt bằng kho
Toàn thể kho lạnh đang thiết kế được lắp đặt trong nhà xưởng có khung đỡ mái

che. Nền kho lạnh cao so với mặt sân khoảng hơn 1m.
Mặt trước của kho được quay về hướng Tây Bắc tiếp giáp với đường nên việc bốc
xếp hàng rất thuận tiện. Phía Đông Nam giáp với khâu thành phẩm nên việc nhập
hàng vào kho là gần nhất.
Kho lạnh chỉ có một kho lớn chia làm hai kho nhỏ, có hai cửa lớn và hai cửa nhỏ
để nhập và xuất hàng.
Phòng máy đặt ở phía bên hong của kho lạnh, việc đặt phòng máy như vậy sẽ
thuận tiện cho quá trình vận hành cũng như bảo trì, sữa chữa và thay thế…
2.1.2.6. Sơ đồ mặt bằng kho lạnh
Hình 2.1. Mặt bằng kho lạnh.
11

2.1.3. Các thông số kỹ thuật
2.1.3.1. Nhiệt độ không khí bên ngoài
Để tính toán thiết kế kho lạnh lẽ ra phải sử dụng nhiệt độ cao nhất ở địa phương
xây dựng kho lạnh, như vậy là độ an toàn là tuyệt đối nhưng công suất máy lớn, vốn
đầu tư ban đầu cao. Để giảm vốn đầu tư ban đầu ta chọn nhiệt độ bên ngoài để tính
toán thiết kế là trung bình cộng của nhiệt độ tối cao ghi nhận được và nhiệt độ trung
bình cực đại tháng nóng nhất.
Nhiệt độ trung bình cả năm tại Cần Thơ có thể tham khảo bảng sau:
Bảng 2.1. Thông số về khí hậu ở Cần Thơ [1, tr8]
Nhiệt độ,
0
C Độ ẩm tương đối, %
TB cả năm Mùa hè Mùa đông Mùa hè Mùa đông
26,7 37,3 17,4 78 82

2.1.3.2. Độ ẩm không khí bên ngoài
Độ ẩm tính toán mùa hè lấy theo độ ẩm trung bình tháng nóng nhất trong năm. Độ
ẩm không khí là thông số để tính chiều dày lớp cách ẩm cho vách cách nhiệt, tránh

cho vách cách nhiệt không bị đọng ẩm khuếch tán từ không khí bên ngoài vào;
ngoài ra còn dùng để tính kiểm tra đọng sương bên vách ngoài. Độ ẩm không khí
tính toán tại Cần Thơ là 78%.
2.1.3.3. Nhiệt độ đọng sương.
Từ nhiệt độ không khí bên ngoài t
N
= 37,3
0
C chính là t
1
, độ ẩm φ=78% tra đồ thị
i – d ta xác định được nhiệt độ đọng sương.
Hình 2.2. Nhiệt độ đọng sương t
s

12

2.1.3.4. Nhiệt độ không khí bên trong kho
Nhiệt độ bảo quản đông thích hơp với sản phẩm cá basa là – 25
0
C
(bảng 2 – 3, [4, tr51])
2.1.3.5. Nhiệt độ sôi của môi chất
Nhiệt độ sôi của mô chất lạnh dùng để tính toán thiết kế có thể lấy như sau:
t
0
= t
b
– ∆t
0


0
C
t
b
– nhiệt độ buồng lạnh,
0
C
∆t
b
– hiệu nhiệt độ yêu cầu,
0
C
Kho lạnh sử dụng dàn bay hơi trực tiếp nên ta lấy nhiệt độ bay hơi thấp hơn nhiệt
độ kho là ∆t = 8 ÷ 13
0
C. Vì kho bảo quản cá basa nên cần duy trì độ ẩm trong kho
cao nên ta chọn ∆t = 5 ÷ 6
0
C. Ta chọn ∆t = 6
0
C
Vậy t
0
= – 25 – 6 = –31
0
C.
2.1.4. Chọn phương án xây dựng và kĩ thuật xếp kho
2.1.4.1. Phương án xây dựng
 Kho lạnh xây dựng

- Kho lạnh xây dựng cơ bản là phương án truyền thống, cấu trúc kho được xây
dựng bằng gạch, bê tông và cách nhiệt, cách ẩm.
- Kho lạnh xây dựng có ưu điểm là có thể sử dụng nguồn vật liệu xây dựng ở địa
phương do vậy giảm được chi phí vận chuyển đồng thời có thể tận dụng được
nguồn vật liệu rẻ tiền. Mặt khác việc xây dựng có thể tạo được tải trọng lớn hơn.
Tuy vậy nhược điểm của nó là cấu trúc xây dựng cồng kềnh, không thể di dời được,
thời gian thi công kéo dài.
 Kho lạnh lắp ghép
- Đây là phương án hiện đại, hiện nay người ta có xu hướng xây dựng các kho lạnh
theo phương pháp này.
- Phần cách nhiệt: Tất cả các vách bao, trần đều được lắp ghép bằng các tấm panel
tiêu chuẩn chế tạo có sẵn.
- Các lớp cách nhiệt đặt giữa và được kẹp giữa hai lớp tôn kẽm, nhôm hoặc hai tấm
chất dẻo, có đặc điểm là không có gợn sóng và được thiết kế để dễ dàng lắp rắp ăn
khớp với nhau. Do đó rất thuận tiện cho quá trình thi công lắp ghép, ưu điểm nữa là
13

các tấm lắp ghép có cấu tạo đơn giản gọn nhẹ, có thể tháo lắp dễ dàng thuận tiện
cho việc di chuyển kho. Tuy vậy, chi phí lại cao hơn so với phương án xây dựng.
=> Từ những ưu điểm của kho lạnh lắp ghép tôi chọn phương án xây dựng kho theo
kiểu lắp ghép.
2.1.4.2. Kĩ thuật xếp kho
 Hình khối kho lạnh
Về lý thuyết thì hình lập phương là hình lý tưởng nhất cho kho lạnh vì diện tích
xung quanh là nhỏ nhất và thể tích là lớn nhất. Tuy nhiên hình khối kho lạnh còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mặt bằng công ty, địa hình, đường giao thông,
phương pháp bốc dỡ. Cũng như thỏa mãn các điều kiện xây dựng khác như: phân
chia phòng, mở rộng kho hàng…
 Nguyên tắc xếp hàng trong kho
- Nguyên tắc thông gió: yếu tố quan trọng trong kho bảo quản là nhiệt độ kho.

Nhiệt độ này phải đúng mức quy định và không khí lạnh phải tiếp xúc trực tiếp từng
sản phẩm, từng kiện hàng trong kho để đảm bảo tác dụng bảo quản tốt nhất. Do đó
nguyên tắc thông gió là tạo điều kiện để không khí lạnh từ dàn lạnh đến tất cả các
hàng hóa trong kho một cách điều hòa liên tục.
- Nguyên tắc hàng vào trước ra trước: mỗi sản phẩm vào kho đều có tuổi thọ của nó
nghĩa là khoảng thời gian tối đa mà sản phẩm được phép lưu kho, nếu quá thời gian
ấy sản phẩm bắt đầu chuyển qua trạng thái biến đổi cho đến hư hỏng. Do đó các
kiện hàng nhập trước phải được ưu tiên xuất trước tránh trường hợp tồn tại đọng
hàng cũ, quá tuổi thọ.
- Nguyên tắc gom hàng: trong quá trình bảo quản đông lạnh luôn có sự bốc hơi nước
ít nhiều từ bề mặt sản phẩm, dần dần theo thời gian làm hao tổn trọng lượng sản phẩm.
Có thể giảm hiện tượng bốc hơi này bằng cách giảm diện tích kiện hàng. Do trống, ít
hàng, hàng hóa để rải rác, ngổn ngang diện tích bề mặt lớn. Nguyên tắc gom hàng là
làm cho diện tích bề mặt sản phẩm giảm, khả năng bốc hơi chậm lại và tạo thành khối
ổn định, vững chắc. Kho lạnh phải đảm bảo thường xuyên đầy hàng vừa phải, không
nên bảo quản quá ít hàng vì sẽ tăng sự hao tổn trọng lượng và tăng chi phí vận hành.
- Nguyên tắc an toàn: trong kho những kiện hàng được sắp xếp chồng lên để chiếm
14

chiều cao của kho, do đó rất nguy hiểm nếu xếp các kiện hàng không an toàn dễ bị
ngã đổ. Có những kiểu xếp hàng khác nhau tùy thuộc vị trí trong kho để xây thành
những khối kiện hàng vững chắc.
2.1.4.3. Xếp hàng trong kho
 Sử dụng Palet
Sử dụng Palet trong kho bảo quản sản phẩm vì sẽ dễ dàng phân lô để xuất. Các
kiện hàng có cấu kiện đều đặn rất cần thiết xếp trên Palet. Có các Palet giúp cho
việc thông gió giữa sản phẩm với nền dễ dàng. Hiện nay có các kích cỡ Palet như
sau: 800 x 1200mm, 1000 x 2000mm…
 Thông gió
Không nên xếp sản phẩm sát tường hoặc trực tiếp trên sàn kho. Bởi vì như thế

nhiệt vào kho đi qua lớp cách nhiệt sẽ đi qua lớp sản phẩm trước rồi mới được
chuyển tới dàn lạnh. Để ngăn chặn sự truyền nhiệt này ta cần chừa những khoảng
cách giữa sản phẩm với sàn, tường, trần và dàn lạnh một khoảng cách để cho không
khí lưu thông một cách dễ dàng.
- Cách sàn: 100 ÷ 150mm, cách tường: 200 ÷ 800mm
- Cách trần: 200mm, cách dàn lạnh: 300mm
 Chừa lối đi
Trong kho ta cần chừa lối đi cho người và phương tiện bốc dỡ. Bề rộng của lối đi
phụ thuộc vào máy móc, thiết bị chuyên chở và chất xếp sản phẩm trong kho. Kho
đang thiết kế có chiều rộng 25m gồm 2 lối đi hai bên dọc theo chiều dài của kho,
mỗi lối đi rộng 1m.
 Xây tụ
Là kỹ thuật sắp xếp các kiện hàng thứ tự vào nhau thành một khối ổn định, vững
chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho bốc dỡ, phân lô, đảm bảo an toàn và tính được
dung lượng kho lạnh. Kho lạnh càng cao thì số lớp thùng chất lên tụ ngày càng cao
nhưng phải lớn để tránh nguy hiểm do đổ ngã.
2.2. TÍNH TOÁN THIếT Kế KHO BảO QUảN
2.2.1. Xác định số lượng và kích thước buồng lạnh

15

2.2.1.1. Tính thể tích kho lạnh
Thể tích kho lạnh được xác định theo công thức:

v
g
E
V =

E - dung tích kho lạnh, tấn

V - thể tích kho lạnh, m
3

gv - định mức chất tải, tấn /m
3
, ( bảng 2-5 [4, tr 56])
Kho được thiết kế với mặt hàng thủy sản là cá đông lạnh vì vậy tiêu chuẩn chất tải
là g
v
= 0,45 tấn/

m
3

Năng suất nhà máy 100 tấn /ngày (nguyện liệu) sau quá trình chế biến sẽ còn lại
khoảng 45 tấn / ngày (thành phẩm).

Thời gian bảo quản sản phẩm tối đa là 30 ngày
Vì vậy dung tích kho là:
30 45 1350
E
= × =
tấn
=>
1350
3000
0,45
v
E
V

g
= = =
m
3

Thể tích kho lạnh tính được là 3000m
2
.
2.2.1.2. Diện tích chất tải của kho lạnh
Diện tích chất tải của kho lạnh được tính theo công thức:

h
V
F =

F - diện tích chất tải, m
2

h - chiều cao chất tải, m
Chiều cao chất tải của kho lạnh phụ thuộc vào chiều cao thực tế h
1
c
ủa
kho. Chiều cao h
1
được xác định bằng chiều cao phủ bì của kho lạnh trừ đi 2 lần
chiều dầy cách nhiệt.
1
h H – 2
δ

=
m
16

Chiều cao phủ bì H = 6 m là chiều dài của tấm panel xây kho.
Với kho bảo quản thủy sản đông lạnh có nhiệt độ bảo quản là -25°C thì chiều dày
cách nhiệt
δ
= 150 mm. (bảng 2.4, [4, tr52])
Suy ra chiều cao thực tế bên trong kho:
1
h 6 – 2 0,15 5,7
= × =
m
Như vậy chiều cao chất tải thực trừ đi khoảng hở phía trần để lưu thông không khí
chọn là 0,5 m và phía dưới nền lát palet cao 0,15m.
Chiều cao chất tải:

5,7 (0,5 0,15) 5,05
h
= − + =
m
=>
3000
594,06
5,05
V
F
h
= = ≈

m
2

Diện tích chất tải của kho lạnh tính được là 594m
2
.
2.2.2. Tải trọng của nền và trần
Tải trọng nền được xác định theo công thức:
f v
g g .h 0,45 5,05 2,27
= = × =
t/m
2

g
f
- tải trọng nền, tấn/m
2

g
v
- tiêu chuẩn chất tải, tấn/m
3

h - chiều cao chất tải, h = 5,05 m
Độ chịu nén của panel tiêu chuẩn là 0,2 ÷ 0,29 Mpa [1, tr101]
Vậy với tải trọng nền như vậy thì panel sàn đủ điều kiện chịu được lực nén.
2.2.3. Xác định diện tích kho lạnh cần lắp
Diện tích kho lạnh thực tế cần tính đến đường đi, khoảng hở giữa các lô hàng,
diện tích lắp đặt dàn lạnh. Vì vậy diện tích cần xây dựng phải lớn hơn diện tích tính

toán ở trên và được xác định theo công thức.

T
xd
F
F
β
=

xd
F
- diện tích cần xây dựng, m
2

T
β
- hệ số sử dụng diện tích các buồng lạnh, tính đến diện tích đường đi lại,
khoảng hở giữa các lô hàng, diện tích lắp đặt dàn lạnh
Hệ số sử dụng là
T
β
= 0,775 (bảng 2.5, [4,56])
17

594,06
766,53
0,775
xd
F = =
m

2

Ta bố trí 2 kho lạnh giống nhau mỗi kho có diện tích xây dựng:
383,265
xd
F =
m
2

Vậy ta chỉ cần tính cho 1 kho.
Tính chiều rộng kho lạnh.
Chiều rộng của mỗi kho
20
r
<
m.
Chiều rộng tiêu chuẩn tối đa của tấm panel là 1,2 m
Ta chọn chiều rộng tấm panel là :
1,2
r
=
m.
=> Số tấm panel =
20
16,7
1,2
=
tấm
Ta chọn : 2 tấm panel góc rộng 1,2 m : 1,2 × 2 = 2,4 m
14 tấm panel cạnh rộng 1,2 m : 1,2 × 14 = 16,8 m

1 tấm panel cạnh rộng 1,2 m: 0,3 × 1 = 0,3 m
Vậy chiều rộng kho là :
2,4 16,8 0,3 19,5
r
= + + =
m,
Tính chiều dài kho lạnh.

383,265
19,65
19,5
d = =
=> Số tấm panel =
19,65
16,375
1,2
=

Ta chọn 16 tấm rộng 1,2m và 1 tấm rộng 0,3m.
Vậy chiều dài kho là :
16 1,2 0,3 1 19,5
d
= × + × =
m
=> Diện tích xây dựng thực của kho lạnh là : F
tt
= 19,5 × 19,5 = 380 m
2
.
2.2.4. Cấu trúc xây dựng và cách nhiệt kho lạnh

2.2.4.1. Cấu trúc nền móng kho lạnh.
Cấu trúc nền kho phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Nhiệt độ trong kho, tải trọng
của kho hàng bảo quản, dung tích kho lạnh.
Do đặc thù của kho lạnh là bảo quản hàng hóa do đó phải có cấu trúc vững chắc,
móng phải chịu tải trọng của toàn bộ kết cấu xây dựng, móng kho được xây dựng
tùy thuộc vào kết cấu địa chấn của nơi xây dựng.
Kho lạnh xây dựng theo phương án lắp ghép nên toàn bộ kho được đặt trên nền
nhà xưởng. Tải trọng của hàng bảo quản sẽ chi phối đến độ rắn chắc của nền, khả
năng chịu lún của nền. Nếu tải trọng của hàng bảo quản càng lớn thì cấu trúc nền
18

kho lạnh phải thiết kế có độ chịu nén cao. Các tấm panel nền được đặt trên các con
lươn thông gió. Cấu trúc nền kho lạnh được thiết kế như hình vẽ.


2.2.4.2. Cấu trúc vách và trần kho lạnh
Kho lạnh lắp ghép có cấu trúc vách, trần là các tấm panel
Các thông số của panel cách nhiệt:
+ Chiều dài, h = 6000mm (panel vách)
h theo đơn đặt hàng ( panel trần và nền)
+ Chiều rộng, r = 1200 mm
+ Tỷ trọng, 30 ÷ 40 kg/m
3

+ Độ chịu nén, 0,2 ÷ 0,29 Mpa
+ Hệ số dẫn nhiệt. λ = 0,023 ÷ 0,03W/mK
+ Phương pháp lắp ghép, ghép bằng khóacamlocking hoặc ghép bằng mộng âm
dương.
Hình 2.4a. M
ặt cắt panel


Hình 2.3. Cấu trúc nền kho lạnh
Hình 2.4b. Hình ảnh thực panel

19

2.2.4.3. Cấu trúc mái kho lạnh
Mái kho lạnh có nhiệm vụ chống nắng, mưa, đặc biệt là ngăn sự bức xạ nhiệt của
mặt trời. Ta chọn mái tôn màu xanh lá cây tạo nên cảm giác mát.
Hình 2.5. Mái che kho lạnh
2.2.4.4. Tính cách nhiệt, cách ẩm kho lạnh
 Chiều dày cách nhiệt, hệ số truyền nhiệt thực
Chiều dày lớp cách nhiệt được tính từ biểu thức hệ số truyền nhiệt K cho vách
phẳng nhiều lớp.

1
1 2
1
1 1
n
i cn
i
i cn
k
δ δ
α λ λ α
=
=
+ + +


W/m
2
K [1, tr85]
=>
1
1 2
1 1 1
n
i
cn cn
i
i
k
δ
δ λ
α λ α
=
 
 
= − + +
 
 
 
 

W/m
2
K
α
1

- là hệ số toả nhiệt của môi trường bên ngoài tới tường cách nhiệt, m
α
2
- là hệ số toả nhiệt của vách buồng lạnh vào buồng lạnh, W/m
2
K
δ
i
- là chiều dày của lớp vật liệu thứ i, m
λ
i
- là hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu thứ i, W/mK
δ
cn
- là chiều dày của lớp vật liệu cách nhiệt, m
λ
cn
- là hệ số dẫn nhiệt của vật liệu cách nhiệt, W/mK
K - là hệ số truyền nhiệt của vách, W/m
2
K
Kho bảo quản đông được thiết kế với chế độ trong kho là – 25
0
C. Không khí
được đối lưu cưỡng bức nhờ quạt.

×