Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu tính toán thiết kế kho lạnh bảo quản giống lúa lai f1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------





----------



NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ




NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH
BẢO QUẢN GIỐNG LÚA LAI F1


LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


Chuyên ngành : Kỹ thuật máy và thiết bị cơ giới hoá
nông, lâm nghiệp
Mã số : 60.52.14


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM XUÂN VƯỢNG




HÀ NỘI - 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
...........
i


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên trong luận văn này là trung
thực và chưa hề ñược sử dung ở học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả luận văn ký tên










Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
...........

ii


LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này tôi ñã nhận ñược sự hướng dẫn rất nhiệt
tình của thầy giáo GS.TS. Phạm Xuân Vượng cùng với những ý kiến ñóng góp
quý báu của các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Cơ khí bảo quản cũng như các
thày giáo, cô giáo Khoa cơ ñiện, Viện ðào tạo Sau ñại học của Trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc
nhất tới những sự giúp ñỡ quý báu ñó.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh ñạo Viện Cây lương thực - Cây
thực phẩm ñã tạo ñiều kiện cho tôi trong việc thu thập số liệu và những thông
tin cần thiết cho việc nghiên cứu luận văn.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia ñình, ñồng nghiệp và bạn
bè những người ñã luôn bên tôi giúp ñỡ về vật chất cũng như tinh thần trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2010
Tác giả


Nguyễn Thị Ngọc Hà

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
...........
iii


MỤC LỤC


MỞ ðẦU 1
Tính cấp thiết của ñề tài 1
Chương 1 3
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
1.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển lúa lai ở việt nam 3
1.1.1 Sản xuất lúa lai thương phẩm 3
1.1.2 ðặc ñiểm sinh học của hạt lai F1 6
1.1.3 Công nghệ bảo quản lúa lai 7
1.2 Các phương pháp bảo quản 10
1.2.1 Phương pháp bảo quản lạnh thông thường 10
1.2.2 Phương pháp bảo quản MAP 10
1.2.3 Phương pháp bảo quản MA 11
1.2.4 Một số nghiên cứu về thành phần khí O
2
và CO
2
tối ưu cho hạt lúa 11
1.2.5 Sơ ñồ công nghệ bảo quản hạt lai F1 12
1.2.6 Thời gian làm lạnh khô 14
1.2.7 Tốc ñộ làm lạnh khô 14
1.3 Những biến ñổi quan trọng ñối với sức nảy mầm của hạt trong quá
trình bảo quản lạnh 15
1.3.1 Những biến ñổi về vật lý 15
1.3.2 Biến ñổi sinh học của hạt giống 15
1.3.3 Các nguyên nhân gây sự không nảy mầm của hạt lúa lai F1 15
1.4 Cấu tạo và hoạt ñộng của một số loại kho thông dụng 16
1.4.1. Bảo quản hạt nông sản 16
1.4.2 Phân loại kho bảo quản lương thực 30
1.5. Nguyên tắc xây dựng kho và cách bố trí nguyên liệu trong kho 30

1.5.1 Nguyên tắc xây dựng kho 30
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
...........
iv


1.5.2 Bố trí nguyên liệu trong kho 31
1.6. Mục ñích, ñối tượng và phương pháp nghiên cứu của ñề tài 35
1.6.1. Mục ñích 35
1.6.2. ðối tượng nghiên cứu 35
1.6.3. Phương pháp nghiên cứu 35
Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN 36
2.1 Các vấn ñề về hô hấp của hạt giống lúa lai. 36
2.2. ðặc trưng cho mức ñộ hô hấp 38
2.3. Một số biến ñổi sinh hóa trong quá trình hô hấp 40
2.4. Quản lý cường ñộ hô hấp trong bảo quản 41
Chương 3 45
LỰA CHỌN SƠ ðỒ THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN CÁC THÔNG
SỐ CƠ BẢN CỦA KHO LẠNH BẢO QUẢN GIỐNG LÚA
LAI F1 45
3.1. Lựa chọn sơ ñồ thiết kế kho lạnh 45
3.1.1 Nguyên lý kết cấu và ưu nhược ñiểm của kho 45
3.1.2 So sánh với các kho lạnh ñã thực hiện ở miền bắc 49
3.2. Tính toán các thông số cơ bản của kho lạnh 51
3.2.1 Dung tích kho lạnh 51
3.2.2 Diện tích chất tải 51
3.2.3 Diện tích cần xây dựng 52
3.2.4 Số lượng buồng lạnh phải xây dựng 53
3.2.5 Tải trọng mà trần và nền phải chịu 53
3.2.6 Dung tích quy ước và sơ ñồ bố trí mặt bằng của kho lạnh 53

3.2.7 Sơ bộ bố trí măt bằng kho lạnh 53
3.3. Tính toán tải nhiệt cho kho mát 54
3.3.1. Dòng nhiệt qua kết cấu bao che Q
1
56
3.3.2 Xác ñịnh dòng nhiệt do sản phẩm va bao bì tỏa ra 60
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
...........
v


3.3.3. Xác ñịnh dòng nhiệt do thông gió buồng lạnh Q3 61
3.3.4. Xác dòng nhiệt ño vận hành tỏa ra Q
4
61
4.3.5 Dòng nhiệt tỏa ra khi hạt hô hấp Q
5
63
3.3.6. Tính toán nhiệt cho kho lạnh 63
3.4. Tính cách ẩm, ẩm kho lạnh 64
3.4.1 Tính toán cách nhiệt và cách ẩm 64
3.4.2 Kết cấu của nền kho lạnh 69
3.4.3. Xác ñịnh năng suất của MN 73
Chương 4 TÍNH TOÁN LỰA CHỌN CÁC THIẾT BỊ TRONG
KHO LẠNH 75
4.1. Tính và chọn máy nén 1 cấp Frêno 22 (R
22
) 75
4.1.1 Chọn các thông số làm việc 75
4.1.2 Xác ñịnh chu trình hồi nhiệt 77

4.1.3Tính toán máy nén 78
4.2 Tính chọn thiết bị trao ñổi nhiệt 80
4.2.1. Tính chọn thiêt bị ngưng tụ 80
4.2.2 Tính chọn dàn bay hơi 81
4.2.3 Xác ñịnh dàn bay hơi cho phòng mát 83
4.2.4 Xác ñịnh dàn bay hơi cho phòng lạnh 84
4.3. Tính toán và lựa chọn thiêt bị phụ trợ hệ thống lạnh 85
4.3.1 Các thiết bị trong hệ thống lạnh 85
4.3.2 Các thiết bị tự ñộng hoá 86
4.4. Tổng kết số thiết bị lựa chọn lắp ñặt cho hệ thống kho 91
4.5. Nghiên cứu về cách nhiệt cách ẩm 94
4.5.1 Nghiên cứu cách ẩm 94
4.5.2 Nghiên cứu tính cách nhiệt 94

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
...........
vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Diện tích và năng suất lúa lai ñại trà tại Việt Nam từ 1992 -
2009 3

Bảng 1.2. Diện tích và năng suất hạt giống lúa lai F
1
ở Việt Nam, 1992-
2009 5

Bảng 1.3. ðiều kiện bảo quản trong 3 kho của IRGC và thời hạn kéo dài 13


Bảng 1.4, Khoảng cách cực tiểu khi xếp hàng trong kho lạnh 34

Bảng 2.1: Số côn trùng còn sống trong 1 kg hạt giống ở các phương pháp
tồn trữ khác nhau 42

Bảng 3.3. Kết cấu tường bao 65

Bảng 3.4. Kết cấu xây dựng cấu trần kho lạnh 67

Bảng 3.5. Kết cấu xây dựng nền kho lạnh 69

Bảng 4.1: Hệ số hiệu chỉnh công suất k
hc
83

Bảng 4.2. Kết quả quan sát hiện tượng lọt ẩm 94

Bảng 4.3. Nhiệt ñộ (
0
C) tường và buồng lạnh 95

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
...........
vii


DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

Hình 1.1 Kho mái ngói, sàn xi măng, 3 khối nhà 17

Hình 1.2 Sơ ñồ cấu tạo kho cơ giới không có thiết bị sơ chế 19

Hình 1.3 Sơ ñồ cấu tạo kho cơ giới có thiết bị sơ chế 20

Hình 1.4 Sơ ñồ cấu tạo kho silo 21

Hình 1.5 Silo bằng thép tiết diện tròn 22

Hình 1.6 Kho silo bằng bê tông 22

Hình 1.7 Kho lạnh tiền chế 23

Hình 1.8 Cấu trúc nền kho 24

Hình 1.9 Cấu trúc tường kho 24

Hình 1.10 Sơ ñồ nguyên lý làm lạnh phòng bảo quản lạnh 25

Hình 1.11 Sơ ñồ phương pháp làm lạnh dùng quạt có ñiều chỉnh ẩm 26

Hình 1.12 Sơ ñồ làm lạnh vỏ phòng bảo quản lạnh 26

Hình 1.13 Xây dựng màng chống thấm kho ngầm 28

Hình 1.14 Chống thấm nắp kho ngầm 29

Hình 1.15 Sơ ñồ kho ngầm 29


Hình 1.16 Giá ñỡ và giá lót 32

Hình 1.17 Khoảng cách giữa nông sản và tường 33

Hình 1.18 Quản lý tốt nhà kho 33

Hình 1.19 Phương pháp xếp các bao nông sản 34

Hình 1.20 Hạt nông sản ñổ ñống, phía tường cao 3m, tâm ñống 5m 34

Hình 3.2 Sơ ñồ bố trí bên trong kho 52

Hình 3.3 Sơ ñồ bố chí mặt bằng kho lạnh 54

Hình 3.4 Sơ ñồ tính phụ tải cho máy nén 56

Hình 4.1: Máy nén 75

Hình 4.2. Máy nén piston 75
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
...........
viii


Hình 4.3. Chu trình hồi nhiệt 76

Hình 4.4 : Dàn ngưng tụ không khí ñối lưu cưỡng bức 81

Hình 4.5 : Thiết bị làm lạnh không khí kiểu khô bay hơi trực tiếp 82


Hình 4.6: Dàn lạnh trong kho lạnh 84

Hình 4.7: Máy lạnh chia thành 2 cụm. Cụm máy nén dàn ngưng và cụm
dàn bay hơi 85

Hình 4.8: Bộ lọc ẩm 86

Hình 4-9: Cảm biến nhiệt 88

Hình 4.10: Sơ ñồ nguyên lý máy hút ẩm 89

Hình 4.11: Thiết bị ñiều khiển O
2
-CO
2
90


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
...........
1


MỞ ðẦU

Tính cấp thiết của ñề tài
Dân số hiện nay của thế giới ñã là hơn 6 tỷ người. Con số này sẽ ñạt
tới 8 tỷ vào năm 2030. Trong khi dân số tăng thì diện tích ñất canh tác bị
thu hẹp dần do ñất ñược chuyển sang các mục ñích sử dụng khác. Áp lực
của tăng dân số cùng với áp lực từ thu hẹp diện tích ñất trồng trọt lên sản

xuất lương thực của thế giới ngày càng tăng. Cách duy nhất ñể con người
giải quyết vấn ñề này là ứng dụng khoa học kỹ thuật tìm cách nâng cao
năng suất các loại cây trồng.
Lúa là một loại cây lương thực chính và cung cấp lương thực cho hơn
một nửa dân số thế giới. Người ta ước tính ñến năm 2030 sản lượng lúa của
thế giới phải tăng thêm 60% so với sản lượng năm 1995. Về mặt lý thuyết, lúa
có khả năng cho sản lượng cao hơn nếu ñiều kiện canh tác như hệ thống tưới
tiêu, chất lượng ñất, biện pháp thâm canh và giống ñược cải thiện. Trong tất
cả các yếu tố ñó, cải tạo giống ñóng vai trò rất quan trọng. Thành công và
ñóng góp từ nghiên cứu lúa lai từ Trung quốc mở ra một triển vọng mới giúp
thế giới có một cái nhìn lạc quan hơn về an ninh lương thực trong tương lai.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chương trình khuyến nông sản xuất lúa
lai, hầu hết các ñịa phương ñều gặp phải những khó khăn về giống.
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều phương pháp
bảo quản giống như:
- Nông dân ta thường làm phơi khô, làm sạch cho vào trong lu chứa
giống ñể ñến vụ kế tiếp phương pháp này có thể bảo quản ñược từ 3- 6 tháng.
- Treo bông lúa trên giàn bếp ñể hong khói trừ sâu bệnh.
- Bảo quản giống bằng túi yếm khí trữ ñược cũng chỉ sau 6-12 tháng ñộ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
...........
2


nảy mầm ñủ ñưa ra thị trường từ (86,3-95,55%) phương pháp này ñơn giản
nhưng thời gian bảo quản không cao. Nhưng không thể dùng bảo quản cho
giống lúa lai F1 vì vỏ hạt lúa mỏng hơn so vơí giống lúa ñịa phương nhưng lại
có nhiều ưu ñiểm vượt chội như: năng suất cao chất lượng tốt, thời gian sinh
trưởng ngắn ñáp ứng ñược thâm canh 3 vụ, các phương pháp bảo quản phổ
thông thì không thể duy trì giống cho vụ kế tiếp ñược vì vậy người ta dùng

phương pháp bảo quản lạnh.
- Trên thế giới hiện nay cơ bản nhất người ta bảo quản hạt giống bằng
phương pháp (lạnh – khô) ñảm bảo ñộ nảy mầm cao thời gian bảo quản kéo
dài tùy theo nhiệt ñộ bảo quản có thể bảo quản ñược hành trăm năm ñối với
các dòng quý hiếm. ðối với nước ta hiện nay việc bảo quản giống chưa ñược
quan tâm ñúng mức, hiện nay ñể có kho lạnh bảo quản giống còn quá ít chưa
ñáp ứng ñược nhu cầu của thị trường.
ðứng trước tình hình trên những năm gần ñây ñược sự chỉ ñạo của
ðảng, và Nhà nước, Bộ NN và PTNT ñịnh hướng cho sự phát triển của cây
lúa tại Việt Nam rất quy mô ñưa khoa học vào thực tiễn, nhằm ñạt mục ñích
năng suất chất lượng cao phù hợp khí hậu Việt Nam, ñưa hạt gạo của nước ta
xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản …. Và các nước ðông Âu.
Xuất phát từ nhu cầu của thị trường còn nhiều tiềm năng to lớn như ở
Việt Nam, cũng như toàn thế giới. Tôi thực hiện ñề tài “Nghiên cứu tính
toán thiết kế kho lạnh bảo quản giống lúa lai F1 ”.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
...........
3


Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển lúa lai ở việt nam
1.1.1 Sản xuất lúa lai thương phẩm
Năm 2009, năm thứ 18 Việt Nam mở rộng gieo cấy lúa lai ra sản xuất
ñại trà, cũng là năm có diện tích và năng suất lúa lai cao nhất từ trước tới nay.
Diện tích gieo trồng lúa lai những năm gần ñây dao ñộng xung quanh 710.000
ha, năng suất lúa lai khoảng 6 - 6,3 tấn/ha cao hơn năng suất bình quân của cả
nước khoảng 1,5 tấn/ha.

Bảng 1.1. Diện tích và năng suất lúa lai ñại trà tại Việt Nam từ 1992 - 2009
Cả năm Vụ Xuân Vụ Mùa

Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Diện tích
(ha)
N.suất
(tấn/ha)
Diện
tích (ha)
Năng suất
(tấn/ha)
1992 11.094 6,22 1.156 7,20 9.938 6,10
1993 34.648 6,75 17.025 7,02 17.623 6,50
1994 60.077 5,84 45.430 6,26 14.647 4,54
1995 73.503 6,14 39.598 6,35 33.905 5,91
1996 127.713 5,85 60.416 6,71 67.327 5,07
1997 187.700 6,35 110.802 6,56 77.000 6,14
1998 200.000 6,50 120.000 6,70 80.000 6,30
1999 233.000 6,47 127.000 6,50 106.000 6,43
2000 435.508 6,45 227.615 6,50 207.893 6,37
2001 480.000 6,44 300.000 6,60 180.000 6,30
2002 500.000 6,30 300.000 6,50 200.000 6,00
2003 600.000 6,30 350.000 6,45 250.000 6,00
2004 577.000 6,04 350.000 6,45 277.000 5,40
2006 584.200 6,32 346.000 6,50 238.200 6,15

2007 610.000 6,72 326.000 7,10 284.000 6,40
2008 650.000 6,70 350.000 6,90 300.000 6,50
2009 710.000 6,70 404.000 7,00 306.000 6,50
(Nguồn Bộ NN&PTNT)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
...........
4


Vùng sản xuất lúa lai chính: Qua nhiều năm phát triển lúa lai những vùng
sản xuất lúa lai chính ñược xác ñịnh là các tỉnh miền núi phía Bắc, vụ Xuân ở
các tỉnh ðBSH, các tỉnh Bắc Trung Bộ. Gần ñây lúa lai cũng ñược trồng trên
diện tích lớn tại Tây Nguyên và một số tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.
Nhiều tổ hợp lúa lai có chất lượng gạo khá ñã ñược mở rộng ra sản
xuất với diện tích gieo trồng lớn như Nhị ưu 838, Bắc ưu 64, Bắc ưu 903,
D.ưu 527, Bồi Tạp Sơn Thanh, Bồi Tạp 49, Trang Nông 16, Vân Quang 14…
Một số tổ hợp do Việt Nam chọn tạo như VL20, HYT83, HYT100,
HYT92, HYT103, TH3-3, HC1, TH3-4… có chất lượng tốt cũng ñã ñược ñưa
vào sản xuất với diện tích ngày càng tăng.
Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa lai F
1

Trong những năm qua, một số Viện nghiên cứu, Trường ðại học, Công ty
giống trong nước ñã ñầu tư nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện công nghệ sản xuất
hạt giống lúa lai F
1
. Nhiều quy trình kỹ thuật ñã ñược Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn công nhận và cho áp dụng trong sản xuất như:
- Quy trình sản xuất hạt lai F
1

tổ hợp Bắc ưu 64
- Quy trình sản xuất hạt lai F
1
tố hợp Bắc ưu 903
- Quy trình chọn tạo dòng TGMS
- Quy trình nhân dòng TGMS
- Quy trình sản xuất hạt lai tổ hợp Nhị ưu 63
- Quy trình sản xuất hạt lai tổ hợp Nhị ưu 838
- Quy trình sản xuất hạt lai tổ hợp HYT83, HYT100, HYT92, VL20.
Một số quy trình ñang ñược ñề nghị công nhận nhưng ñã sử dụng rộng
ngoài sản xuất như: Quy trình sản xuất hạt lai F
1
tổ hợp, HC1, HYT103,
HYT108, HYT106, HYT115....
Những quy trình kỹ thuật trên ñã ñược phổ biến và ñóng góp quan trọng
vào sự thành công của chương trình sản xuất hạt giống lúa lai của Việt Nam,
giúp cho các ñơn vị nghiên cứu và sản xuất trong nước làm chủ công nghệ sản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
...........
5


xuất hạt lai F
1
ñạt năng suất bình quân khá cao (2 - 2,3 tấn/ha) trên diện tích
1.500 - 2.000 ha/năm.
Bảng 1.2. Diện tích và năng suất hạt giống lúa lai F
1
ở Việt Nam, 1992- 2009
Năm Diện tích (ha) Năng suất (kg/ha) Sản lượng (tấn)

1992 173 302 52,25
1993 154 541 83,64
1994 123 484 59,53
1995 101 972 98,17
1996 267 1.751 467,52
1997 410 2.200 902,00
1998 340 2.200 750,00
1999 455 1.700 773,00
2000 620 2.300 1.426,00
2001 1.450 1.700 2.400,00
2002 1.600 2.400 3.840,00
2003 1.700 2.05 3.485,00
2004 1.500 2.15 3.225,00
2005 1500 2,1 3150,00
2006 1915 2,02 3.866,80
2007 1900 2,00 3.800,00
2008 1900 2,00 3.500,00
2009 1900 2,2 4.330,00
(Nguồn Bộ NN&PTNT)
Việc mở rộng diện tích sản xuất hạt giống lúa lai trên quy mô lớn tại
các tỉnh Quảng Nam, ðắc Lắc, Cần Thơ và Long An mở ra triển vọng to lớn
về sản xuất hạt lai tại các tỉnh nam Trung bộ, Tây Nguyên và ñồng bằng sông
Cửu Long, nơi có ñiều kiện tự nhiên phù hợp cho sản xuất hạt lai F
1
.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
...........
6



1.1.2 ðặc ñiểm sinh học của hạt lai F1
- Bông và hạt lúa
Thời gian hình thành bông kể từ khi cây lúa bắt ñầu phân hoá ñòng cho
ñến khi lúa trỗ. Thời kỳ này nếu ñược chăm bón tốt, cây lúa ñủ dinh dưỡng
bông lúa sẽ phát triển ñấy ñủ giữ nguyên ñược ñặc tính của giống. Thời gian
phát triển bông ở giống ngắn ngày ngắn hơn ở giống dài ngày.

- Hạt lúa gồm: Gạo lức và vỏ trấu.
+ Gạo lức gồm: phôi và phôi nhũ.
+ Vỏ trấu gồm: Trấu trên và trấu dưới. Trấu dưới lớn hơn trấu trên và bao
khoảng hai phần ba bề mặt gạo lức trưởng thành.
Ở ẩm ñộ 0%, một hạt lúa nặng khoảng 12 - 44 mg. Chiều dài, rộng, ñộ dày
của hạt thay ñổi nhiều giữa các giống.

Quá trình chín của hạt gồm: chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn. Thời gian
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
...........
7


chín từ 30 - 35 ngày tuỳ theo giống, môi trường và biện pháp canh tác.
-Giai ñoạn nảy mầm
ðời sống cây lúa bắt ñầu bằng quá
trình nẩy mầm. Hạt nảy mầm ñược
cần phải hút no nước, do vậy, ñể hạt
lúa nảy mầm cần ngâm hạt vào nước
khoảng ba ngày ñêm (72 giờ) hạt mới
hút ñủ nước. Cứ mỗi ngày ñêm (24
giờ) thay nước một lần.
Hạt ñã hút no nước ñược vớt ra, ñãi

sạch và ủ hạt từ 24-30 giờ. Trong suốt
quá trình ngâm ủ, trong hạt xảy ra các
hoạt ñộng hoạt hoá tinh bột, protein
và các chất béo ñể biến ñổi thành
những chất ñơn giản cung cấp dinh
dưỡng nuôi phôi, các tế bào phôi phân
chia lớn lên thành mầm và rễ mầm,
trục phôi trương to, ñẩy mầm và rễ mầm ra khỏi vỏ trấu, kết thúc giai ñoạn
nảy mầm.
ðiều kiện ảnh hưởng ñến sự nẩy mầm
- Sức nẩy mầm của hạt: Thu hoạch lúa ñảm bảo ñộ chín, bảo quả tốt sức
nảy mầm của hạt tốt hơn. Hạt giống có vỏ trấu mỏng thường hút nước nhanh
hơn giống vỏ dày, do ñó thời gian nảy mầm thường ngắn hơn.
1.1.3 Công nghệ bảo quản lúa lai
* Ảnh hưởng ñộ ẩm không khí
Sự rối loạn sinh lý và tính ñồng ñều trong quá trình nảy mầm của hạt th
óc bị ảnh hưởng bởi ñộ ẩm môi trường không khí. Giảm ñộ ẩm không khí
trong môi trường bảo quản hạt giống vừa làm hạn chế sự phát triển của vi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
...........
8


khuẩn vừa han chế quá trình hô hấp, vừa ñảm bảo cho sự ngủ nghỉ của hạt
- ðộ ẩm: Hạt thóc bị hút ẩm và hàm lượng ẩm của hạt ñạt tới sự cân
bằng với ñộ ẩm (RH) và ñộ ẩm môi trường xung quanh mối liên hệ giữa t
o
,
RH và ñộ ẩm hạt thường ñược biểu diễn bằng một ñường cong ñẳng nhiệt.

Cây trồng khác nhau có ñường ñẳng nhiệt khác nhau (Harrington 1972).
Một quy tắc khác, cứ tăng ñộ ẩm của hạt lên 2% thì cuộc sống của hạt
giảm ½ lần. Quy tắc này áp dụng cho khoảng ñộ ẩm giới hạn giữa 5-14%
(Harrington1972, Roberrts 1979).
- Sự tác ñộng qua lại giữa nhiệt ñộ và ñộ ẩm: Hai quy luật về nhiệt ñộ
và ñộ ẩm tỷ lệ nghịch với nhau. Ví dụ; với hạt 10% ñộ ẩm giữ ở 15
o
C sẽ sống
lâu như hạt có ñộ ẩm 8% giữ ở 30
o
C (Harrington 1972).
- ðộ ẩm: Hạt giống nảy mầm khi hàm lượng nước của hạt ñạt 25- 35%
(không nẩy mầm nếu hàm lượng nước của hạt dưới 13%). Tốc ñộ hút nước
của hạt phụ thuộc vào nhiệt ñộ không khí và nhiệt ñộ nước.
ðộ ẩm mà ở ñó xuất hiện nước tự do và hô hấp tăng mạnh gọi là ñộ
ẩm tới hạn. ðối với ñại bộ phân các cây họ lúa ñộ ẩm tới hạn là 14,5-
15,5%.
* Ảnh hưởng nhiệt ñộ
Nhiệt ñộ là yếu tố môi trường có ảnh hưởng quyết ñịnh ñến quá trình
sống của hạt khi tồn trữ. Nhiệt ñộ tăng sẽ làm tăng cường ñộ phản ứng của
các quá trình chao ñổi chất cơ bản theo ñịnh luật Van’t Hoff. Sự thay ñổi
nhiệt ñộ dẫn ñến thay ñổi cường ñộ hô hấp, sinh lý, sinh hóa và làm ảnh
hưởng ñến chất lượng, sức nảy mầm của hạt giống theo chiều hướng tốt hoặc
xấu. Khi nhiệt ñộ tăng dẫn ñến cường ñộ hô hấp tăng thúc ñẩy quá trình sinh
trưởng của hạt và rút ngắn thời gian bảo quản của hạt.
Thí nghiệm này ñược tiến hành với 3 loại giống khác nhau là Nhị ưu
838. HYT83 và Bắc ưu 903. Kết quả trên bảng 2 cho thấy sau thời gian bảo
quản 6 tháng với ñộ ẩm hạt nằm trong khoảng từ 13,1 ñến 13,8%, tỷ lệ này
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
...........

9


mầm của hạt giống thay ñổi rõ rệt khi thay ñổi nhiệt ñộ bảo quản. Với cả 3
giống nói trên tỷ lệ nảy mầm của hạt ñều rất tốt sau 6 tháng bảo quản ở nhiệt
ñộ 14
0
C, tốt nhất là hạt bảo quản với vôi: 82 - 96,5%, với tro: 76 - 90,5% và
silicagel: 80,5 - 92,5%. Sau 6 tháng bảo quản ở nhiệt ñộ thường, nếu ñược
bảo quản với vôi hoặc silicagel Nhị ưu 838 có tỷ lệ nảy mầm còn có thể chấp
nhận ñược 76 - 78%, với tro chỉ còn 73%. Tỷ lệ nảy mầm HYT83 sau 6 tháng
bảo quản ở nhiệt ñộ thường chỉ còn 63,5 - 69,0% nếu sử dụng vôi hoặc
silicagel, mẫu ñối chứng chỉ còn 55,8%. Riêng Bắc ưu sau 6 tháng bảo quản ở
nhiệt ñộ thường hầu hết các mẫu bị sâu mọt hoặc mốc không còn nảy mầm
ñược nữa hoặc nảy mầm rất ít. Như vậy có thể tạm thời kết luận tỷ lệ nảy
mầm của hạt giống lúa lai bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhiệt ñộ bảo quản, vào
loại giống và chất lượng của giống trước khi ñưa vào bảo quản.
- Riêng ñối với hạt lúa nhiệt ñộ hạt cứ tăng 5
o
C thì thời gian sống của hạt
giảm một nửa, Quy luật này áp dụng trong khoảng tù 1- 50
o
C. Ảnh hưởng bất
lợi của nhiệt ñộ cao kéo dài từ lúc chín sinh lý ñến lúc thu hoạch, trong khi
vận chuyển và sấy khô, từ kho thường tới kho lạnh bên trong thùng chứa hàn
kín (Chang 1983, Harrington 1972)
Tất cả các nội dung trên cho thấy hô hấp là quá trình tự nhiên của hạt sau
thu hoạch. Hô hấp có liên quan chặt chẽ ñến sự sinh sản ethylen- hooc môn
sinh trưởng thực vật kích thích quá trình chín của hạt. Sự biến ñổi sinh lý,
sinh hóa, trạng thái do thay ñổi các thành phần hóa học có sự xúc tác của

enzim. Các yếu tố quan trọng thường ñược sử dụng làm căn cứ khoa học
ñể hạn chế quá trình hô hấp là giảm nồng ñộ O
2
, tăng nồng ñộ CO
2
. ðối
với hạt giống lúa lai thì phải giảm ñộ ẩm không khí, giảm nhiệt ñộ là
những biện pháp cơ bản ñảm bảo hạn chế quá trình hô hấp, kéo dài thời
gian bảo quản mà vẫn ñảm bảo ñược ñộ nảy mầm của hạt. Các kết quả
nghiên cứu trong và ngoài nước về hô hấp và ứng dụng bảo quản ñã ñạt ñược
những tiến bộ nhất ñịnh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
...........
10


1.2 Các phương pháp bảo quản
1.2.1 Phương pháp bảo quản lạnh thông thường
ðây là phương pháp bảo quản có sự khống chế về nhiệt ñộ. Vì vậy
cường ñộ hô hấp của hạt có giảm so với không bảo quản lạnh. Nhưng hạt
giống là một sản phẩm sống nên nó hô hấp mạnh làm cho nồng ñộ O
2
giảm
xuống, nồng ñộ CO
2
, H
2
O tăng lên, nhiệt lượng tỏa ra lớn (phương trình: 1.1;
1.2a; 1.2b; 1.2c; 1.3a; 1.3b; 1.4a; 1.4b). Do ñó nó biến ñổi chất lượng của sản
phẩm, sinh ra hàng loạt chuỗi phản ứng enzim, sản sinh ra ethylen làm mất

sức nảy mầm của hạt…
1.2.2 Phương pháp bảo quản MAP
ðây là phương pháp bảo quản bằng kỹ thuật bao gói khí ñiều biến. Tức
là sản phẩm ñược bảo quản trong bao bì nồng ñộ khí oxygen thấp, và khí
carbonic cao. Trong các thùng kín, ñiều kiện không khí trên ñược hình thành
do hô hấp của hạt giống và các côn trùng có trong ñó. Tác ñộng của các yếu
tố ñó làm nồng ñộ khí oxygen hạ dưới 3% trong ngày. Nếu duy trì ñiều kiện
trên sẽ ngăn chặn bào tử nấm nảy mầm sản sinh ra các chất ñộc nhất là chất
mycotoxin. Tất cả côn trùng trong hạt ñều chết do thiếu khí ô-xy ñể thở khi
giữ trong môi trường kín. Phương pháp này có những ưu nhược ñiểm sau:
* Ưu ñiểm
- Không dùng hóa chất ñể bảo quản, không gây ô nhiễm môi trường.
- Rẻ tiền
- Khống chế ñược nồng ñộ O
2
và CO
2
tạo môi trường khí ñiều bến.
* Nhược ñiểm
- Chỉ bảo quản ở những vùng có nhiệt ñộ mát khoảng 20-25
0
C như Hà
Giang, Mộc Châu- Sơn La
- Vẫn chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt ñộ, sự thay ñổi nhiệt ñộ môi trường
làm tăng cường nồng ñộ hô hấp dẫn ñến hàng loạt các biến ñổi enzim gây thối
mầm sing trưởng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
...........
11



1.2.3 Phương pháp bảo quản MA
Trên cơ sở ñó, ứng dụng ñể nghiên cứu với một số ñối tượng hạt lai ở
Việt Nam là hoàn toàn có ý nghĩa. ðặc biệt là công nghệ bảo quản bằng
phương pháp MA (Môi trường ñiều biến Modified Atmosphere- MA) là môi
trường mà trong ñó tỷ lệ thành phần các khí N
2
, O
2
, và CO
2
khác với không
khí thường (khoảng 79%N
2
; 20,9%O
2
; 0,03% CO
2
và còn lại là một số ít các
khí khác).
Phương pháp tạo ra MA trong môi trường bảo quản bằng cách bảo
quản các loại nông sản trong kho lạnh với nồng ñộ O
2
và CO
2
khống chế ñược
nhờ cảm biến nồng ñộ (Controlled Atmosphere) ñiều khiển, khống chế nhiệt
ñộ và ñộ ẩm thích hợp.
* ưu ñiểm:
- Tăng ñáng kể thời gian bảo quản do hạn chế ñược quá trình hô hấp,

trao ñổi chuyển hóa các chất do ñó giảm tổn thất sau thu hoạch mà vẫn duy
trì ñược chất lượng sản phẩm mà không cần dùng hóa chất.
- Sản phẩm ñược bảo quản bằng MA là sản phẩm “sạch” do không cần
dùng ñến bất cứ hóa chất bảo quản nào nên tuyệt ñối an toàn cho sức khỏe và
môi trường chung quanh.
- giảm chi phí nhân công, giảm phế thải, tốt cho chất lượng, tăng khoản
cách phân phối, sản xuất tập trung, dễ kiểm soát.
- làm cho quá trình lên men chậm lại, kéo dài thời gian sống của hạt.
1.2.4 Một số nghiên cứu về thành phần khí O
2
và CO
2
tối ưu cho hạt lúa
Ảnh hưởng của O
2
: Hàm lượng oxi tối ưu cho hô hấp khoảng 20%, khi
hàm lượng O
2
giảm xuống dưới 5% hô hấp hướng về yếm khí chiếm ưu thế.
Ảnh hưởng của CO
2
: theo quy luật chung khi tăng hàm lượng CO
2
, hô hấp giảm.
Những người sản xuất thóc cần phải xem xét cả hai yếu tố sinh học và
vật lý khi thu hoạch chọn lọc và chuẩn bị ñưa hạt vào kho ñể kéo dài tối ña
cuộc sống của hạt ñược bảo quản.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
...........
12



- Các yếu tố sinh học: Các yếu tố sinh học liên quan ñến sức sống, sự
chín và các nhân tố trong hạt.
- Tình trạng sức khỏe của hạt: Sự ngủ nghỉ nói chung kéo dài ñời sống
của hạt. Hạt trồng trong mùa ướt ngủ khỏe hơn hạt trồng trong mùa khô (chay
và yến 1969).
- Sự khác nhau giữa các loài và các giống: Các loại cây trồng rất khác
nhau về tuổi thọ của hạt, với lúa có sự khác nhau ñáng kể giữa các giống có
nguồn gốc ñịa lý khác nhau.
- Yếu tố con người: Việc quản lý một chương trình sản xuất và quản lý
hạt giống yêu cầu phải thận trọng, liên tục của các nhóm và sự ñống góp nhiệt
tình về mặt chuyên môn.
Những yếu tố trên là những ñiều kiện ñể kéo dài tối ña thời gian sống của hạt.
Ý nghĩa của cường ñộ hô hấp: ðánh giá, so sánh hoạt ñộng hô hấp của
các giống khác hay các giai ñoạn sinh trưởng khác nhau ñể có biện pháp ñiều
chỉnh hô hấp của chúng có lợi cho con người.
ðánh giá khả năng nẩy mầm của hạt trong quá trình ngâm ủ hạt giống
(ñộ ẩm của hạt càng cao thì khả năng nẩy mầm càng lớn).
ðánh giá biện pháp thích hợp trong bảo quản hạt giống
.
+ Khi thay ñổi thành phần khí trong nông sản chỉ có ý nghĩa trong bảo
quản rau quả, và bảo quản hạt nhưng tác nhân chính ảnh hưởng ñến hạt là
nhiệt ñộ và ñộ ẩm
1.2.5 Sơ ñồ công nghệ bảo quản hạt lai F1
a. Quy trình ñưa hạt vào lưu giữ:
Phòng xuất nhập hạt → Buồng làm khô hạt giống → Buồng ñóng gói
→ Kho ngắn hạn → Kho trung hạn.
b. Quy trình ñưa hạt từ các kho lưu giữ ra:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

...........
13


- Kho ngắn hạn → Buồng ñóng gói → Phòng xuất nhập.
- Kho trung hạn → Kho ngắn hạn → Buồng ñóng gói → Phòng
xuất nhập.
Các quy trình trên phải ñảm bảo tránh sốc nhiệt, sốc ẩm cho hạt giống.
c. Các ñiều kiện kho chứa
Chìa khoá cho các ñiều kiện tối ưu của kho chứa là lạnh và khô. ðể giữ
một kho như vậy ở vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới là một hoạt ñộng chi phí
khá cao. Thời gian sống của hạt bảo quản ñược kéo dài như thế nào sẽ xác
ñịnh các ñiều kiện cần thiết của kho, chủ yếu là T
0
và RH. Các yếu tố khác
insulatium của phòng và thổi không khí bên trong phòng (liên tục hoặc gián
ñoạn). Roberts (1972)
Với mục ñích thực hành, bảo quản ở T
0
20
0
C và 60%RH sẽ kéo dài ñời
sống của hạt ñược 3 năm hoặc có thể dài hơn chút ít ñối với hạt có ñộ ẩm ban
ñầu là 12%. Một phòng có T
0
20
0
C và 50% RH có thể bảo quản hạt ñược 5
năm nhưng phải có một thiết bị hút ẩm bảo quản RH 50% ở vùng nhiệt ñộ
ẩm. Hạt ñựng trong các thùng chứa xốp sẽ ñạt ñược ñộ ẩm 10% trong các

phòng như vậy. Khi sấy khô hạt tới 8,5% ñộ ẩm và giữ ở 2
0
C, có thể kéo dài
ñời sống của hạt tới 20 năm. Chúng tôi chưa có số liệu thí nghiệm vượt quá
23 năm mà trong ñó giữ ổn ñịnh dài nhất dựa vào khả năng nảy mần của hạt.
Bảng 1.3. ðiều kiện bảo quản trong 3 kho của IRGC và thời hạn kéo dài
Thiết kế phòng T
0(a)

RH(%)
ðộ ẩm hạt
(%)
Thùng chứa
hạt
Thời gian
sống (năm)
Thời hạn ngắn 19 ± 1 50
(b)
10 Túi giấy 5-7
Thời hạn trung
bình
2 ± 1 50 6 Thùng
nhôm
20-40
Thời hạn dài -10 ± 1 37 6 Thùng
nhôm
750
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
...........
14



Thiết bị làm lạnh và vật liệu thích hợp có ý nghĩa làm giảm ñáng kể chi
phí xây dựng và bảo quản. Những thảo luận về việc lựa chọn thiết bị và
những so sánh chi phí ñã ñược thực hiện bởi Chang (1983, 1987) Cromerty và
CS (1982); ngân hàng gen quốc tế (1976).
ðối với các phòng thí nghiệm nhỏ các tủ lạnh gia ñình có thể sử dụng
ñể bảo quản hạt ñựng trong các thùng nhỏ (Roberts 1983).
Những ảnh hưởng khác ñối với ñời sống của hạt:
Muốn bảo quản giữa M
e
của hạt ở các mức RH khác nhau ở các khoảng
T
0
25-30
0
C trong 1 phòng thí nghiệm ñược chỉ ra trong bảng 2 (Justre and
Bass 1978)
1.2.6

Thời gian làm lạnh khô
Hạt thu hoạch tươi có ñộ ẩm khoảng 18%, hầu hết các máy sấy trên thị
trường ñều sử dụng cách quạt không khí nóng sẽ có hiệu quả cung cấp không
khí nóng không quá 40
o
C. Việc phơi nắng có thể bị hủy hỏng do bức xạ.
Thường xuyên phải ñảo hạt thịt ñã ñược sấy nóng sẽ ñược làm lạnh trong
không khí khô và nhanh chóng ñóng gói ñể tối thiểu hóa sự tái hấp thụ ẩm. ñộ
ẩm hạt nói chung giảm xuống 12%
- Làm khô hạt trong vòng 12 ngày tại phòng làm khô hạt → Buồng

ñóng gói → Kho ngắn hạn → Kho trung hạn.
Với mục ñích thực hành, bảo quản ở T
0
20
0
C và 60%RH sẽ kéo dài ñời
sống của hạt ñược 3 năm hoặc có thể dài hơn chút ít ñối với hạt có ñộ ẩm ban
ñầu là 12%. Một phòng có T
0
20
0
C và 50% RH có thể bảo quản hạt ñược 5 năm
nhưng phải có một thiết bị hút ẩm bảo quản RH 50% ở vùng nhiệt ñộ ẩm.
1.2.7 Tốc ñộ làm lạnh khô
Một kỹ thuật ñông khô nhanh ñã ñược ñề nghị bởi Woodstoek và các
cộng sự (T
2
NCN
2
Mỹ) nhưng vẫn còn là thí nghiệm. Trong hai thập kỷ ñầu
tiên của IRRI, chúng tôi làm khô hạt tới khoảng 8,5% ñộ ẩm bằng cách ñặt
silicagel hoạt ñộng vào lọ thủy tinh kính chứa các túi giấy ñựng hạt. Sau hai
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
...........
15


tuần lại thay silicagel mới. Bây giờ chúng tôi sấy trong tủ sấy ở 38
0
C với

không khí ñã loại ẩm và làm lạnh tới RH 8% và 30
0
C cho phép.
ðây là phương pháp an toàn ñể làm giảm ñộ ẩm của hạt tới 6% trong
20h (Chang 1986).
1.3 Những biến ñổi quan trọng ñối với sức nảy mầm của hạt trong quá
trình bảo quản lạnh
1.3.1 Những biến ñổi về vật lý
Các yếu tố vật lý (nhiệt ñộ, ñộ ẩm của kho bảo quản, ñộ ẩm hạt, nhiệt ñộ
khi thu hoạch, phơi sấy,...), loại vật liệu sử dụng làm bao gói...
* ñộ ẩm hạt: ở 2 mức khác nhau
13 - 14% và 10 - 11%
* nhiệt ñộ thường (25 - 27
0
c) và nhiệt ñộ (13 - 14
0
c)
* bao bì ñựng hạt: platsic
1.3.2 Biến ñổi sinh học của hạt giống
Sau khi thu hoạch, hạt thóc vẫn tiếp tục xảy ra các quá trình biến ñổi sinh
lý hoá làm cho chất lượng hạt hoàn thiện hơn. giai ñoạn này gọi là giai ñoạn
chín sau thu hoạch. nếu ñiều khiển tốt quá trình chín sau thu hoạch thì chất
lượng hạt sẽ ñược cải thiện, tăng tính ổn ñịnh khí bảo quản.
Hạt thóc giống sau khi thu hoạch ñược kiểm tra sơ bộ ñể loại các hạt bị
bệnh, tổn thương cơ học và các tạp chất, sau ñó sử dụng các phương pháp làm
khô dần dần ở nhiệt ñộ thấp (≤40
0
c) rồi thực hiện tiếp các bước bảo quản ở
các ñiều kiện khác nhau.
1.3.3 Các nguyên nhân gây sự không nảy mầm của hạt lúa lai F1

-Nguyên nhân thứ nhất do ảnh hưởng của nhiệt ñộ và ñộ ẩm: nhiệt ñộ
giới hạn thấp nhất là 10 -12
o
C, nhiệt ñộ thích hợp là 30 -35
o
C, nhiệt ñộ lớn
hơn 40
o
C có hại cho sự nảy mầm.
- Nguyên nhân thứ hai do thiếu không khí vì vậy khi hạt nảy mầm cũng
cần phải có ñủ lượng không khí, chủ yếu là oxy cho mầm và rễ mầm phát
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kỹ thuật
...........
16


triển.
Do vậy, trong kỹ thuật bảo quản chủ yếu, người ta ñiều tiết quan hệ
nước, oxy, không khí tươi ñể khống chế sự phát triển của mầm và rễ. ðây là
các tác nhân cơ bản ảnh hưởng ñến sức nảy mầm của hạt. (Theo tài liệu trên
mạng)
1.4 Cấu tạo và hoạt ñộng của một số loại kho thông dụng
1.4.1. Bảo quản hạt nông sản
a) Kho ñơn giản
Kho bảo quản hạt trong gia ñình là ñơn giản nhất (người ta thường gọi
là cót thóc). Hiện nay loại kho này không còn vì quá ñơn giản và không ñảm
bảo chất lượng bảo quản, khả năng chống chuột và sâu bọ.
Kho dùng dự trữ lương thực quốc gia hiện nay tồn tại dưới ba dạng:
Kho A
1

, kho A
2
và kho cuốn.
+ Kho A
1
, kho A
2
: Loại kho dùng phổ biến trong ngành lương thực
những năm 60 của thế kỷ trước. Kết cấu của kho A
1
gồm:
Mái ngói, dầm gỗ và nhiều gỗ chịu lực. Dưới lớp mái có lớp tràn bằng
vôi rơm ñể cách nhiệt. Tường xây bằng gạch, có lớp ván gỗ ghép (chiều cao
tường gỗ 3
÷
3,5 cm) sàn bằng xi măng, hoặc lát gỗ. Sàn thường là loại sàn trệt
(thấp và cách ẩm không tốt) hoặc sàn có vòm cuốn, có lớp không khí ñệm,
chống ẩm. Mỗi ngăn kho A
1
thường có sức chứa 300
÷
250 tấn hạt. Kích thước
phổ biến: dài 23
÷
46m, rộng 8
÷
12m, cao 4
÷
6m.
Ưu ñiểm của kho A

1
: kiên cố, có khả năng chống ñược bão, khả năng
thoát nhiệt tốt, tường không có máng phía trên, tường trước và sau có mái
hiên nên chống ñược mưa hắt. Kho A
1
thích hợp ñể bảo quản thóc, gạo và
cả bột.
Nhược ñiểm của loại kho này là tốn nhiều gỗ (lát tường và sàn). Tuy
nhiên hiện nay vì kèo gỗ ñã ñược thay bằng kim loại. Khả năng chống xâm
nhập ẩm vào kho kém. Khả năng làm kín chưa tốt, do ñó cần khử trùng kho

×