Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Xây dựng một số bài thực hành CADCAM phục vụ đào tạo ngành chế tạo máy trường đại học nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 160 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang, Ban chủ
nhiệm Khoa Cơ khí và Bộ môn Chế tạo máy đã tạo điều kiện cho tơi thực hiện và hồn
thành đề tài tốt nghiệp đại học.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ, ủng hộ tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn, Tiến sỹ Nguyễn Văn
Tường – Trưởng bộ mơn Chế tạo máy, đã hết sức tận tình, chu đáo trong việc định
hướng, dẫn dắt, chỉ bảo và giúp đỡ tơi hồn thành đề tài đúng thời gian quy định.

Nha Trang, tháng 12 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Ngô Hồng Quân


ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
Viết tắt

Viết đầy đủ

Nghĩa tiếng Việt

CAD

Computer Aided Design


Thiết kế với trợ giúp của máy tính

CAE

Computer Aided Engineering

Máy tính trợ giúp kỹ thuật

CAM

Computer Aided Manufacturing

Sản xuất với trợ giúp của máy tính

CL Data

Cutter Location Data

Dữ liệu tập hợp vị trí dao cắt

CNC

Computer Numerical Control

Gia công điều khiển số

Co., LTD

Limited Company


Công ty trách nhiệm hữu hạn

FEA

Finite Element Analysis

Phân tích phần tử hữu hạn

ISO

International Organization for
Standardization

Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế

NC

Numerical Control

Điều khiển số

PLM

Product Lifecycle Management

Quản lý vòng đời sản phẩm

Pro.E

Pro/ENGINEER Wildfire


Pro/ENGINEER Wildfire

PTC

Parametric Technology Corporation

Tổng công ty công nghệ thông số

UNC

Unified National Coarse screw
thread

Ren Mỹ bước lớn thống nhất hóa

UNF

Unified National Fine screw thread

Ren Mỹ bước nhỏ thống nhất hóa

ZNC

Z axis Numerical Control

Điều khiển số trục Z


iii


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................- 2 1.1 Sơ lược về công nghệ CAD/CAM........................................................................- 2 1.2 Một số đặc điểm của hệ thống CAD/CAM ..........................................................- 2 1.2.1

Thiết kế với sự trợ giúp của máy tính CAD............................................- 2 -

1.2.2

Khái niệm cơ bản về CAD .......................................................................- 3 -

1.2.3

Sản xuất với trợ giúp của máy tính CAM ...............................................- 4 -

1.3 Một số phần mềm CAD/CAM thông dụng..........................................................- 6 1.3.1

Mastercam .................................................................................................- 6 -

1.3.2

Cimatron....................................................................................................- 6 -

1.3.3

Catia...........................................................................................................- 7 -

1.3.4

Unigraphics ...............................................................................................- 7 -


1.3.5

Espirit.........................................................................................................- 8 -

1.3.6

Pro/ENGINEER Wildfire.........................................................................- 8 -

1.3.7

Nhận xét ................................................................................................. - 10 -

1.4 Tình hình sử dụng các phần mềm CAD/CAM trong các trường ĐH KT ở Việt Nam......- 11 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỌC PHẦN CÔNG NGHỆ CAD/
CAM/CNC BỘ MÔN CHẾ TẠO MÁY ĐẠI HỌC NHA TRANG..................... - 12 2.1 Giới thiệu học phần Thực hành CAD/CAM/CNC ........................................... - 12 2.1.1

Thông tin về học phần ........................................................................... - 12 -

2.1.2

Tóm tắt nội dung học phần.................................................................... - 12 -

2.1.3

Nội dung chi tiết học phần .................................................................... - 13 -

2.2 Nhận xét .............................................................................................................. - 16 2.3 Nội dung nghiên cứu của đề tài ......................................................................... - 16 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH MƠ HÌNH HĨA CAD
BẰNG PHẦN MỀM Pro/ENGINEER WILDFIRE 5.0 ....................................... - 17 3.1 MỞ ĐẦU............................................................................................................. - 17 -


iv


3.2 BÀI THỰC HÀNH 01: SỬ DỤNG LỆNH EXTRUDE VÀ HOLE XÂY DỰNG
VẬT THỂ .................................................................................................................. - 18 3.2.1

Mục đích................................................................................................. - 18 -

3.2.2

Yêu cầu................................................................................................... - 18 -

3.2.3

Nội dung thực hành ............................................................................... - 18 -

3.2.4

Bài tập về nhà......................................................................................... - 27 -

3.3 BÀI THỰC HÀNH 02: SỬ DỤNG LỆNH REVOLVE VÀ PATTERN XÂY
DỰNG VẬT THỂ..................................................................................................... - 33 3.3.1

Mục đích................................................................................................. - 33 -

3.3.2

Yêu cầu................................................................................................... - 33 -

3.3.3

Nội dung thực hành ............................................................................... - 33 -


3.3.4

Bài tập về nhà......................................................................................... - 39 -

3.4 BÀI THỰC HÀNH 03: SỬ DỤNG LỆNH SWEEP XÂY DỰNG VẬT THỂ....- 47 3.4.1

Mục đích................................................................................................. - 47 -

3.4.2

Yêu cầu................................................................................................... - 47 -

3.4.3

Nội dung thực hành ............................................................................... - 47 -

3.4.4

Bài tập về nhà......................................................................................... - 50 -

3.5 BÀI THỰC HÀNH 04: SỬ DỤNG LỆNH HELICAL SWEEP TẠO VẬT THỂ..
.............................................................................................................................. - 56 3.5.1

Mục đích................................................................................................. - 56 -

3.5.2

Yêu cầu................................................................................................... - 56 -


3.5.3

Nội dung thực hành ............................................................................... - 56 -

3.5.4

Bài tập về nhà:........................................................................................ - 61 -

3.6 BÀI ĐỌC THÊM 01: SỬ DỤNG HÀM XÂY DỰNG VẬT THỂ................. - 67 3.6.1

Mục đích................................................................................................. - 67 -

3.6.2

Yêu cầu................................................................................................... - 67 -

3.6.3

Nội dung................................................................................................. - 67 -

3.7 BÀI THỰC HÀNH 05: SỬ DỤNG LỆNH BLEND XÂY DỰNG VẬT THỂ..- 73 3.7.1

Mục đích................................................................................................. - 73 -


v

3.7.2

Yêu cầu................................................................................................... - 73 -


3.7.3

Nội dung thực hành ............................................................................... - 73 -

3.7.4

Bài tập về nhà......................................................................................... - 77 -

3.8 BÀI THỰC HÀNH 06: SỬ DỤNG LỆNH SWEPT BLEND TẠO VẬT THỂ .- 84 3.8.1

Mục đích................................................................................................. - 84 -

3.8.2

Yêu cầu................................................................................................... - 84 -

3.8.3

Nội dung thực hành ............................................................................... - 84 -

3.8.4

Bài tập về nhà:........................................................................................ - 87 -

3.9 BÀI THỰC HÀNH 07: SỬ DỤNG LỆNH VARIABLE SECTION SWEEP
TẠO VẬT THỂ......................................................................................................... - 93 3.9.1

Mục đích................................................................................................. - 93 -


3.9.2

Yêu cầu................................................................................................... - 93 -

3.9.3

Nội dung thực hành ............................................................................... - 93 -

3.9.4

Bài tập về nhà......................................................................................... - 96 -

3.10 BÀI THỰC HÀNH 08: LUYỆN TẬP TỔNG HỢP .................................... - 101 CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI THỰC HÀNH GIA CÔNG PHAY...- 104 4.1 GIỚI THIỆU CHUNG ..................................................................................... - 104 4.2 BÀI THỰC HÀNH 09: CÀI ĐẶT CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN .................. - 105 4.2.1

Mục đích............................................................................................... - 105 -

4.2.2

Yêu cầu................................................................................................. - 105 -

4.2.3

Nội dung thực hành ............................................................................. - 105 -

4.3 BÀI THỰC HÀNH 10: LẬP TRÌNH GIA CƠNG PHAY VOLUME ROUGH.... - 110 4.3.1

Mục đích............................................................................................... - 110 -

4.3.2


Yêu cầu................................................................................................. - 110 -

4.3.3

Chức năng của tùy chọn phay Volume Rough .................................. - 110 -

4.3.4

Các bước thực hiện .............................................................................. - 110 -

4.3.5

Bài tập về nhà....................................................................................... - 114 -

4.4 BÀI THỰC HÀNH 11: LẬP TRÌNH GIA CƠNG PHAY HOLE MAKING ....- 118 4.4.1

Mục đích............................................................................................... - 118 -


vi

4.4.2

Yêu cầu................................................................................................. - 118 -

4.4.3

Chức năng của tùy chọn phay Hole Making...................................... - 118 -

4.4.4


Các bước thực hiện .............................................................................. - 118 -

4.4.5

Bài tập về nhà:...................................................................................... - 120 -

4.5 BÀI THỰC HÀNH 12: LẬP TRÌNH GIA CƠNG PHAY PROFILE .......... - 122 4.5.1

Mục đích............................................................................................... - 122 -

4.5.2

Yêu cầu................................................................................................. - 122 -

4.5.3

Chức năng của tùy chọn phay Profile................................................. - 122 -

4.5.4

Các bước thực hiện .............................................................................. - 122 -

4.5.5

Xuất chương trình gia cơng................................................................. - 124 -

4.5.6

Bài tập về nhà....................................................................................... - 127 -


4.6 BÀI ĐỌC THÊM 02: LẬP TRÌNH GIA CƠNG PHAY SURFACE ........... - 129 4.6.1

Mục đích............................................................................................... - 129 -

4.6.2

Yêu cầu................................................................................................. - 129 -

4.6.3

Chức năng của tùy chọn phay Surface ............................................... - 129 -

4.6.4

Các bước thực hiện .............................................................................. - 129 -

CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI THỰC HÀNH GIA CÔNG TIỆN - 133 5.1 GIỚI THIỆU CHUNG ..................................................................................... - 133 5.2 BÀI THỰC HÀNH 13: CÀI ĐẶT CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN .................. - 134 5.2.1

Mục đích............................................................................................... - 134 -

5.2.2

Yêu cầu................................................................................................. - 134 -

5.2.3

Nội dung thực hành ............................................................................. - 134 -

5.3 BÀI THỰC HÀNH 14: LẬP TRÌNH GIA CƠNG TIỆN TRỤC BẬC ........ - 137 5.3.1


Mục đích............................................................................................... - 137 -

5.3.2

Yêu cầu................................................................................................. - 137 -

5.3.3

Chức năng của tùy chọn tiện Area...................................................... - 137 -

5.3.4

Các bước thực hiện .............................................................................. - 137 -

5.3.5

Bài tập về nhà....................................................................................... - 142 -


vii

5.4 BÀI THỰC HÀNH 16: LẬP TRÌNH KHOAN LỖ TRÊN MÁY TIỆN...... - 145 5.4.1

Mục đích............................................................................................... - 145 -

5.4.2

Yêu cầu................................................................................................. - 145 -


5.4.3

Chức năng của tùy chọn Drilling........................................................ - 145 -

5.4.4

Các bước thực hiện .............................................................................. - 146 -

5.4.5

Bài tập về nhà....................................................................................... - 147 -

5.5 BÀI ĐỌC THÊM 03: LẬP TRÌNH GIA CƠNG TIỆN REN........................ - 148 5.5.1

Mục đích............................................................................................... - 148 -

5.5.2

Yêu cầu................................................................................................. - 148 -

5.5.3

Chức năng của tùy chọn Thread Turning........................................... - 148 -

5.5.4

Các bước thực hiện .............................................................................. - 148 -

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT............................................................. - 151 6.1 Kết luận ............................................................................................................. - 151 6.2 Đề xuất ý kiến ................................................................................................... - 151 -



-1-

MỞ ĐẦU
Công nghệ CAD/CAM là một lĩnh vực mới trong ngành cơ khí. Những năm gần
đây, xu hướng dạy, học CAD/CAM đang ngày càng trở nên phổ biến. Cho đến hiện tại,
cơng nghệ CAD/CAM đã trở thành mơn học chính thức của ngành Chế tạo máy của
hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng có chuyên ngành Chế tạo máy nói chung cũng
như của Đại học Nha Trang nói riêng.
Ngồi những lý thuyết nền tảng về cơng nghệ CAD/CAM thì việc thực hành
CAD/CAM bằng các phần mềm chuyên dụng có vai trò đặc biệt quang trọng đối với
một kỹ sư chế tạo máy trong thời đại mới. Chính vì những lý do đó, để thực hiện đồ án
tốt nghiệp đại học, tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng một số bài thực hành
CAD/CAM phục vụ đào tạo ngành Chế tạo máy trường Đại học Nha Trang”.
Nội dung của đề tài bao gồm các phần sau:
Chương 01. Giới thiệu chung về học phần công nghệ CAD/CAM/CNC bộ môn
Chế tạo máy Đại học Nha Trang.
Chương 02. Xây dựng các bài tập thực hành mơ hình hóa CAD bằng phần
mềm Pro\ENGINEER Wildfire 5.0.
Chương 03. Xây dựng một số bài thực hành gia công phay.
Chương 04. Xây dựng một số bài thực hành gia công tiện.
Chương 05. Kết luận và đề xuất ý kiến.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên đồ án
khơng thể tránh được những thiếu sót, kính mong Q thầy cơ và các bạn đóng góp ý
kiến để đồ án được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cám ơn!
Nha Trang, tháng 12 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Ngô Hồng Quân



-2-

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1 Sơ lược về công nghệ CAD/CAM
Hiện nay, công nghệ CAD/CAM đang ngày càng được phát triển và mở rộng
trên nhiều Quốc gia trên Thế giới. Ban đầu CAD và CAM được sử dụng độc lập để mô
tả việc lập trình bộ phận với sự trợ giúp của máy tính và các bản vẽ, đồ họa. Trong
những năm gần đây, hai khái niệm này được nối kết với nhau để tạo ra khái niệm thống
nhất CAD/CAM, biểu diễn một phương pháp tích hợp máy tính trong tồn bộ quá trình
sản xuất bao trùm cả hai khâu thiết kế và sản xuất. Cụ thể trong khâu thiết kế bao gồm
toàn bộ các hoạt động liên quan đến các dữ liệu kỹ thuật như bản vẽ, các mơ hình học,
phân tích các phần tử hữu hạn, bản ghi các chi tiết và kế hoạch, thơng tin chương trình
NC. Trong khâu sản xuất, các ứng dụng của máy tính bao trùm trong lập kế hoạch quá
trình, điều độ sản xuất, NC, CNC, quản lý chất lượng và lắp ráp.
Mục đích của tích hợp CAD/CAM là hệ thống hóa dịng thơng tin từ khi bắt đầu
thiết kế sản phẩm tới khi hoàn thành quá trình sản xuất. Chuỗi các bước được tiến hành
với việc tạo dữ liệu hình học, tiếp tục với việc lưu trữ và xử lý bổ sung, và kết thúc với
việc chuyển các dữ liệu này thành thông tin điều khiển cho q trình gia cơng, di
chuyển ngun vật liệu và kiểm tra tự động được gọi là kỹ thuật trợ giúp bởi máy tính
CAE và được coi như kết quả của việc kết nối CAD và CAM.
1.2 Một số đặc điểm của hệ thống CAD/CAM
1.2.1 Thiết kế với sự trợ giúp của máy tính CAD
CAD được định nghĩa là một hoạt động thiết kế liên quan đến việc sử dụng máy
tính để tạo lập, sửa chữa hoặc trình bày một thiết kế kỹ thuật. CAD có liên hệ chặt chẽ
với hệ thống đồ họa máy tính. Các lý do quan trọng có thể kể đến khi sử dụng hệ thống
CAD là tăng hiệu quả làm việc cho người thiết kế, tăng chất lượng thiết kế, nâng cao



-3-

chất lượng trình bày thiết kế và tạo lập cơ sở dữ liệu cho sản xuất. Các bước tiến hành
một thiết kế với CAD: Tổng hợp (xây dựng mơ hình động học); phân tích tối ưu hóa
(phân tích kỹ thuật); trình bày thiết kế (tự động ra bản vẽ).
1.2.2 Khái niệm cơ bản về CAD
1.2.2.1 Mơ hình hình học
Mơ hình hình học là dùng CAD để xây dựng biểu diễn tốn học dạng hình học
của đối tượng. Mơ hình này cho phép người dùng CAD biểu diễn hình ảnh đối tượng
lên màn hình và thực hiện một số thao tác lên mơ hình như làm biến dạng hình ảnh,
phóng to thu nhỏ, lập một mơ hình mới trên cơ sở mơ hình cũ. Từ đó, người thiết có
thể xây dựng một chi tiết mới hoặc thay đổi một chi tiết cũ. Có nhiều dạng mơ hình
hình học trên CAD. Ngồi mơ hình 2D phổ biến, các mơ hình 3D có thể được xây
dựng cho phép người sử dụng quan sát vật thể từ các hướng khác nhau, phóng to thu
nhỏ, thực hiện các phân tích kỹ thuật như sức căng, tính chất vật liệu và nhiệt độ.
1.2.2.2 Mơ hình lưới
Sử dụng các đường thẳng để minh hoạ vật thể. Mô hình này có những hạn chế
lớn như khơng có khả năng phân biệt các đường nét thấy và nét khuất trong vật thể,
không nhận biết được các dạng đường cong, khơng có khả năng kiểm tra xung đột giữa
các chi tiết bộ phận và khó khăn trong việc tính tốn các đặc tính vật lý.
1.2.2.3 Mơ hình bề mặt
Được định nghĩa theo các điểm, các đường thẳng và các bề mặt. Mơ hình này có
khả năng nhận biết và hiển thị các dạng đường cong phức tạp, có khả năng nhận biết bề
mặt và cung cấp mơ hình 3D có bề mặt bóng, có khả năng hiển thị rất tốt mô phỏng
quỹ đạo chuyển động như của dao cắt trong máy cơng cụ hoặc chuyển động của các
rơbốt.
1.2.2.4 Mơ hình đặc
Mơ tả hình dạng tồn khối của vật thể một cách rõ ràng và chính xác. Nó có thể
mơ tả các đường thấy và đường khuất của vật thể. Mô hình này trợ giúp đắc lực trong



-4-

q trình lắp ráp các phần tử phức tạp. Ngồi ra, mơ hình cịn có khả năng tạo mảng
màu và độ bóng bề mặt. Hơn nữa, người sử dụng có thể kết hợp với các chương trình
phần mềm chuyên dụng khác để biểu diễn mơ hình và tạo hình ảnh sống động cho vật
thể.
1.2.2.5 Phân tích kỹ thuật mơ hình
Sau khi có được phương án thiết kế thể hiện dưới dạng mơ hình CAD sẽ trợ
giúp mơ hình. Hai ví dụ về việc phân tích mơ hình là tính tốn các đặc tính vật lý và
phân tích phần tử hữu hạn. Tính tốn các đặc tính vật lý bao gồm việc xác định khối
lượng, diện tích bề mặt, thể tích và xác định trọng tâm. Phân tích các phần tử hữu hạn
nhằm tính tốn sức căng, độ truyền nhiệt…
1.2.2.6 Đánh giá thiết kế
Đánh giá thiết kế có thể bao gồm: tự động xác định chính xác các kích thước,
xác định khả năng tương tác giữa các bộ phận. Điều này đặc biệt quan trọng trong các
thiết kế lắp ráp nhằm tránh hai chi tiết cùng chiếm một khoảng không gian, kiểm tra
động học. Điều này cần đến khả năng mô phỏng các chuyển động của CAD.
1.2.2.7 Tự động phác thảo bản vẽ
Lĩnh vực trợ giúp đắc lực thứ tư của CAD là khả năng tự động cho ra các bản vẽ
với độ chính xác cao một cách nhanh chóng. Điều này rất quan trọng trong quá trình
trình bày một thiết kế và tạo lập hồ sơ thiết kế.
1.2.3 Sản xuất với trợ giúp của máy tính CAM
Được định nghĩa là việc sử dụng máy tính trong lập kế hoạch, quản lý và điều
khiển quá trình sản xuất. Các ứng dụng của CAM được chia làm 2 loại chính:
1.2.3.1 Lập kế hoạch sản xuất
 Ước lượng giá thành sản phẩm: Ước lượng giá của một loại sản phẩm mới là
khá đơn giản trong nhiều ngành cơng nghiệp và được hồn thành bởi chương
trình máy tính. Chi phí của từng chi tiết bộ phận được cộng lại và giá của sản

phẩm sẽ được xác định.


-5-

 Lập kế hoạch quá trình với sự trợ giúp của máy tính: Các trình tự thực hiện và
các trung tâm gia công cần thiết cho sản xuất một sản phẩm được chuẩn bị bởi
máy tính. Các hệ thống này cần cung cấp các bản lộ trình, tìm ra lộ trình tối ưu
và tiến hành mơ phỏng kiểm nghiệm kế hoạch đưa ra.
 Các hệ thống dữ liệu gia công máy tính hóa: Các chương trình máy tính cần
được soạn thảo để đưa ra các điều kiện cắt tối ưu cho các loại ngun vật liệu
khác nhau.
 Các tính tốn dựa trên các dữ liệu nhận được từ thực nghiệm hoặc tính tốn lý
thuyết về tuổi thọ của dao cắt theo điều kiện cắt.
 Lập trình với sự trợ giúp của máy tính: Các bộ hậu xử lý máy tính được sử
dụng để thay thế việc lập trình bằng tay.
 Cân bằng dây chuyền lắp ráp với sự trợ giúp bằng máy tính: Các chương trình
máy tính như COMSOAL và CALB được phát triển để trợ giúp cân bằng tối
ưu cho các dây chuyền lắp ráp.
 Xây dựng các định mức lao động: Một bộ phận chuyên trách sẽ có trách nhiệm
xác lập chuẩn thời gian cho các công việc lao động trực tiếp tại nhà máy.
 Lập kế hoạch sản xuất và quản lý tồn kho: Máy tính được sử dụng trong hai
chức năng lập kế hoạch sản xuất và lưu trữ. Hai chức năng này bao gồm ghi
nhớ các bản ghi tồn kho, đặt hàng tự động các mặt hàng khi kho rỗng, điều
động sản xuất, duy trì các đặc tính hiện tại cho các đơn đặt hàng sản xuất khác
nhau, lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu và lập kế hoạch năng lực.
1.2.3.2 Điều khiển sản xuất
Điều khiển sản xuất liên quan tới việc quản lý và điều khiển các hoạt động sản
xuất trong nhà máy. Điều khiển quá trình, điều khiển chất lượng, điều khiển sản xuất
phân xưởng và giám sát quá trình đều nằm trong vùng chức năng của điều khiển sản

xuất. Ở đây máy tính tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất trong nhà máy. Các
ứng dụng của điều khiển q trình sử dụng máy tính là khá phổ biến trong các hệ thống


-6-

sản xuất tự động hiện nay. Chúng bao gồm các dây chuyền vận chuyển, các hệ thống
lắp ráp, điều khiển số, kỹ thuật rôbốt, vận chuyển nguyên vật liệu và hệ thống sản xuất
linh hoạt.
Điều khiển hoạt động sản xuất phân xưởng liên quan tới việc thu nhập dữ liệu đó
để trợ giúp điều khiển sản xuất và lưu trữ trong nhà máy. Các công nghệ thu nhập dữ
liệu máy tính hóa và giám sát q trình bằng máy tính đang là phương tiện được đánh
giá cao trong hoạt động sản xuất phân xưởng hiện tại.
1.3 Một số phần mềm CAD/CAM thơng dụng
1.3.1 Mastercam
Mastercam là phần mềm CAD/CAM tích hợp được sử dụng rộng rãi ở châu Âu
và trên thế giới, đồng thời cũng được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Mastercam có khả
năng thiết kế và lập chương trình điều khiển các trung tâm gia cơng CNC 5 trục, 4 trục,
3 trục, có thể lập trình để gia công tia lửa điện cắt dây, tiện, phay, khoan…, đến phiên
bản Mastercam X2 cịn có thêm phần chạm khắc mỹ thuật (Art). Mastercam được đánh
giá là một trong những phần bán chạy nhất thế giới trong vài năm gần đây.
1.3.2 Cimatron
Phần mềm Cimatron của hãng CIMATRON CO., LTD được đánh giá là phần
mềm tích hợp CAD/CAM dùng cho lĩnh vực thiết kế gia cơng Cơ khí hàng đầu của thế
giới. Phần mềm Cimatron do nhóm chuyên gia Nhật Bản và Israel hợp tác xây dựng từ
năm 1990. Phiên bản Cimatron IT ra mắt lần đầu rất nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ
CAM và chế tạo khuôn mẫu. Tiếp nối thành cơng đó, năm 2003 phiên bản Cimatron E
ra đời và chạy trên môi trường Windows.
Cimatron là hệ thống mô hình hóa 3 chiều dạng Solid tham số có khả năng mơ
hình hóa mặt cong. Hệ thống này được sử dụng để tạo các chi tiết Solid 3 chiều, các

bản vẽ lắp từ các chi tiết Solid, tạo bản vẽ 2 chiều từ mơ hình 3 chiều, tách khn, phân
khn và mô phỏng gia công.


-7-

1.3.3 Catia
CATIA được viết tắt từ cụm từ (Computer Aided Three Dimensional Interactive
Application), nghĩa tiếng Việt là “Xử lý tương tác trong khơng gian ba chiều có sự hỗ
trợ của máy tính”, Catia là một bộ phần mềm thương mại phức hợp CAD/CAM/CAE
được hãng Dassault Systemes, một công ty của Pháp phát triển và IBM là nhà phân
phối trên toàn thế giới. Catia được viết bằng ngơn ngữ lập trình C++. Catia là viên đá
nền tảng đầu tiên của bộ phần mềm quản lý tồn bộ 1 chu trình sản phẩm của hãng
Dassault.
Trong quá trình sản xuất– giáo dục, học sinh, sinh viên người thiết kế phải học
sử dụng rất nhiều phần mềm riêng biệt để phục vụ cho việc thiết kế thì nay với Catia,
chúng ta có đầy đủ các công cụ, lệnh ứng dụng cho nhiều lĩnh vực thiết kế khác nhau
như Cơ khí, Cơ– Điện tử, Điện– Điện tử, tự động hóa, giao thơng, kiến trúc…
Đứng ở góc độ phân tích, Catia khơng chỉ là một chương trình phần mềm ứng
dụng thơng thường mà cịn là cơng cụ giúp chúng ta đưa ra được các giải pháp thiết kế
hoàn chỉnh.
1.3.4 Unigraphics
Unigraphics NX được phát triển bởi Siemens PLM Software của tập đoàn
Siemen. Unigraphics NX là một tổng thể các giải pháp CAD/CAM/CAE linh hoạt, tối
ưu, đồng bộ, mạnh mẽ. Giúp các doanh nghiệp có thể giải quyết mọi vấn đề khó khăn
nhất trong lĩnh vực CAD/CAM/CAE. Liên tục đổi mới, tích hợp cơng nghệ và thêm
vào các tính năng mới, hỗ trợ tối ưu cho cơng việc. Ngoài ra, sau khi mua được IDEAS (một trong bốn hãng CAD/CAM lớn nhất) giúp cho Unigraphics NX từ một
phần mềm ra đời sau đã vươn lên thành số một trong lĩnh vực CAD/CAM.
Phục vụ thiết kế, mô phỏng, lập trình gia cơng…, cho các ngành cơng nghiệp
sản xuất hàng gia dụng và dân dụng (balo, dày dép), máy công cụ, máy cơng nghiệp,

ơtơ, xe máy, đóng tàu cho tới các các ngành công nghiệp hàng không thiết kế máy bay,
công nghệp vũ trụ… Nhờ vào giải pháp tổng thể, linh hoạt và đồng bộ của mình mà


-8-

NX được các tập đoàn lớn trên thế giới (Boeing, Suzuki, Nissan, Nasa…) sử dụng. Đặc
biệt ở Nhật bản, Đức, Mỹ và Ấn Độ thì Unigraphics NX có thị phần lớn nhất so với tất
cả các phần mềm CAD/CAM khác.
1.3.5 Espirit
ESPRIT là phần mềm CAM lập trình gia cơng cực mạnh của hãng DP Technology
Mỹ, được sử dụng rộng rãi trên toàn Thế giới với nhiều ưu điểm vượt trội như: Lập chương
trình cho các ứng dụng gia cơng phức tạp, nhiều trục, công nghệ nhận diện và nhập dữ liệu

chính xác từ các phần mềm CAD thơng dụng khác, tính năng mơ phỏng tồn bộ hệ
thống cơng nghệ gia công, thư viện Post Processor chuyên dụng được viết riêng cho
từng model máy và được các hãng chế tạo máy cơng nhận.
Các tính năng cơ bản của phần mềm:
-

Khả năng lập trình CNC cho các loại máy: Phay 2-5 trục, tiện 2-22 trục, cắt dây
EDM 2-5 trục, gia công với máy đa chức năng phay tiện…

-

Thiết kế gia công các dạng hình học: Dạng khối Parasolid, dạng khối ACIS, dạng
bề mặt NURBS, dạng STL, dạng khung dây 2D/3D, bản vẽ, kích thước, Drawing,
Dimensioning và Annotation.

-


Xuất chương trình gia cơng: Bộ Post processor được các nhà Chế tạo máy công
nhận, người sử dụng có khả năng tự hiệu chỉnh, thư viện post processor đa dạng,
khả năng hiệu chỉnh G-Code dạng Text và truyền dữ liệu DNC RS232

-

Mơ phỏng chạy chương trình ở dạng khối: Khả năng “Dry runs” linh hoạt, theo dõi
tồn bộ các yếu tố mơi trường gia cơng, kiểm sốt va đập, kiểm tra chi tiết theo gia
cơng và theo thiết kế.
1.3.6 Pro/ENGINEER Wildfire
1.3.6.1 Giới thiệu
Pro/ENGINEER Wildfire là phần mềm của hãng Parametric Technology, Corp.

Một phần mềm thiết kế theo tham số, có nhiều tính năng rất mạnh trong lĩnh vực
CAD/CAM/CAE với các khả năng như:


-9-

-

Mơ hình hóa trực tiếp vật thể rắn.

-

Tạo các Modun bằng các khái niệm và phần tử thiết kế.

-


Thiết kế thông số.

-

Sử dụng cơ sở dữ liệu thống nhất.

-

Mô phỏng động học, động lực học kết cấu cơ khí…
1.3.6.2 Các Modun chính của phần mềm Pro/ENGINEER Wildfire

-

ASSEMBLY: tạo điều kiện thiết lập dễ dàng chi tiết vào hệ thống và dưới hệ thống.
Nó hỗ trợ cho phần lắp ráp và lắp ráp nhóm, giải quyết tình huống xung đột, thiết
kế thay đổi…

-

DETAIL: Modun tạo trực tiếp mơ hình 3D của các bản vẽ thiết kế chuẩn cho phân
xưởng và chế tạo trong đó đảm bảo liên kết 2 phía giữa các bản vẽ và Modun 3D.

-

SHEETMETAL: Modun hỗ trợ thiết kế những chi tiết có dạng tấm, vỏ, và hỗ trợ
cho việc tạo lập các chi tiết phát triển kể cả chuẩn bị cho chương trình NC cho sản
xuất.

-


SURFACE: Modun hỗ trợ vẽ, tạo các mặt tự do (Free Form), xử lý các mặt cong
và bề mặt phức tạp.

-

MANUFACTURING: bao gồm dữ liệu NC, mô phỏng, format dữ liệu CL, thư viện
các phần tử.

-

MESH: Hỗ trợ tái tạo mạng lưới cho việc phân tích phần tử hữu hạn (FEA), xác
định điều kiện biên, gắn liền với ANSYS, PATRAN, NASTRAN, ABAQUS,
SUPERTAB và COSMOS/M.

-

MECHANICA: Mô phỏng động học, kiểm nghiệm ứng suất, chuyển vị, biến dạng
tuyến tính và phi tuyến, xác định và dự đoán khả năng phá hủy vật liệu…

-

INTERFACE: Tạo điều kiện gắn với các hệ CAD khác như: iges, dxf, vdafs,
render, SLA…

-

PROJECT: Xác định để điều khiển dự án thiết kế và tổ hợp một số đội thiết kế và
lập dự án.



- 10 -

-

FEATURE: Mở rộng khả năng thiết lập những phần tử thiết kế bằng thư viện của
các bộ phận, nhóm, tái tạo các hình dạng chuẩn và dưới nhóm.

-

DESIGN: Hỗ trợ thành lập mơ hình 3D, sơ đồ khối, xây dựng kế hoạch thiết kế và
mối quan hệ phụ thuộc, giúp cho sự phân tích nhanh và hiệu quả và sắp xếp phương
án.

-

LIBRARY: Modun chứa thư viện rộng lớn của các phần tử trên chuẩn (chi tiết,
phần tử thiết kế tiêu chuẩn, dụng cụ, khớp nối…), có thể bổ sung hoặc hiệu chỉnh.

-

VIEW: Modun tạo điều kiện kiểm tra mơ hình hóa chi tiết và hệ thống từ một
hướng quan sát bất kì, phóng độn, ảo ảnh. Sử dụng để có cái nhìn nhanh tổng thể để
đạt được kết quả hoặc mục đích phịng ngừa.

-

DRAFT: Modun hỗ trợ biểu diễn 2D, tạo điều kiện đọc bản vẽ của các hệ CAD
khác và bổ sung Modun 3D về thiết kế thông số.

-


NLO: Modun hỗ trợ cho công việc trong mạng cục bộ, hòa hợp với các Modun
khác của hệ.

-

MOLD: Modun thiết kế khn.

-

DEVELOP (Pro/PROGRAM): Modun hỗ trợ việc lập trình ứng dụng riêng. Chứa
các thư viện của hàm số C, thư viện chương trình con của ngơn ngữ lập trình
FORTRAN và đặc biệt tiếp cận được với cấu trúc thiết lập các hệ thống và cấu trúc
dữ liệu của hệ thống. Ngồi ra, Pro/ENGINEER Wildfire cịn có Pro/CASTING,
Pro/LEGACY, Pro/TOOLKIT, Pro/ Pipe…
Với những tính năng đã giới thiệu ở trên cho thấy: “Pro/ENGINEER Wildfire là

một phần mềm CAD/CAM/CAE rất mạnh, có khả năng mơ hình hóa các chi tiết phức
tạp như các loại máy xúc, máy đào đất, ô tô, các biến dạng vỏ tàu thủy… khả năng lắp
ráp lớn và rất tối ưu trong thiết kế”.
1.3.7 Nhận xét
Tất cả các phần mềm CAD/CAM đều có thế mạnh và ứng dụng riêng của mình
trong các lĩnh vực khác nhau. Đối với sinh viên chuyên ngành Chế tạo máy, việc lựa


- 11 -

chọn Pro/ENGINEER Wildfire làm phần mềm học tập chính thức là điều tất yếu, bởi
chương trình mạnh về thiết kế khn mẫu và lập trình gia cơng. Mặt khác, hiện nay số
người sử dụng Pro/ENGINEER Wildfire trên Thế giới và ở Việt Nam rất nhiều, vì thế

cơ hội học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức, tài liệu là khá thuận lợi.
Tóm lại, việc chọn học Pro/ENGINEER Wildfire là một hướng đi tốt cho chúng
ta trước khi vào nghề và cũng là cách để chúng ta nắp bắt, đuổi kịp trình độ cơng nghệ
của Thế giới.
1.4 Tình hình sử dụng các phần mềm CAD/CAM trong các trường Đại học Kỹ
thuật ở Việt Nam
 Đại học Bách khoa Hà Nội: Tùy theo nguyện vọng của sinh viên, có thể chọn một
trong các phần mềm tương đương như Espirit, Catia, MasterCam, Pro/ENGINEER
Wildfire, UniGraphic, SolidWorks, Cimatron…
 Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM: Sử dụng Autodesk Inventor, EdgeCam.
 Đại học Bách khoa TP. HCM: Sử dụng Pro/ENGINEER Wildfire, Cimatron… cho
ngành Chế tạo máy.
 Đại học Bách khoa Đà Nẵng: Sử dụng Pro/ENGINEER Wildfire.
Nhận xét
Đại đa số các trường kỹ thuật nước ta chọn Pro/ENGINEER Wildfire làm phần
mềm chính thức trong giảng dạy CAD/CAM, Đại học Nha Trang chúng ta cũng khơng
ngoại lệ. Vì vậy, việc nghiên cứu phần mềm này càng thực sự bổ ích và cần thiết cho
mỗi sinh viên trong chuyên ngành.


- 12 -

CHƯƠNG 2

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỌC PHẦN CÔNG NGHỆ CAD/
CAM/CNC BỘ MÔN CHẾ TẠO MÁY ĐẠI HỌC NHA TRANG
2.1 Giới thiệu học phần Thực hành CAD/CAM/CNC
Học phần Thực hành CAD/CAM/CNC thuộc chương trình đào tạo tín chỉ ngành
Chế tạo máy trường Đại học Nha Trang do bộ môn Chế tạo máy biên soạn. Đây là học
phần bổ trợ cho học phần CAD/CAM/CNC và Rô bốt.

2.1.1 Thông tin về học phần
 Tên học phần

: Thực hành CAD/CAM/CNC

 Mã học phần

: 75671

 Số tín chỉ

: 01

 Trình độ đào tạo

: Đại học

 Giảng dạy cho ngành

: Công nghệ Chế tạo máy

 Cho sinh viên năm thứ

: 04

 Học phần tiên quyết

: CAD/CAM/CNC và Rô bốt

 Phân bố tiết giảng của học phần:

-

Nghe giảng lý thuyết

: 03

-

Làm bài tập trên lớp

:0

-

Thảo luận

:0

-

Thực hành, thực tập

: 30

-

Tự nghiên cứu

: 76


2.1.2 Tóm tắt nội dung học phần
Xây dựng một số mơ hình CAD đơn giản và phức tạp bằng phần mềm
Pro/ENGINEER Wildfire; lập trình phay, tiện bằng phần mềm Pro/ENGINEER
Wildfire; gia cơng trên máy phay CNC; gia công trên máy cắt dây CNC; gia công
trên máy xung điện ZNC.


- 13 -

2.1.3 Nội dung chi tiết học phần
2.1.3.1 Danh mục các vấn đề của học phần
-

Xây dựng các mô hình CAD đơn giản bằng phần mềm Pro/ENGINEER
Wildfire.

-

Xây dựng các mơ hình CAD phức tạp bằng phần mềm Pro/ENGINEER
Wildfire.

-

Lập trình phay bằng phần mềm Pro/ENGINEER Wildfire.

-

Lập trình tiện bằng phần mềm Pro/ENGINEER Wildfire.

-


Gia công trên máy phay CNC.

-

Gia công trên máy cắt dây CNC.

-

Gia công trên máy xung điện ZNC.

2.1.3.2 Chuẩn đầu ra của quá trình dạy- học
Vấn đề 1: Xây dựng các mơ hình CAD đơn giản bằng phần mềm Pro/ENGINEER
Wildfire.
Nội dung
Kiến thức:

Kỹ năng:

Làm quen với một số lệnh vẽ phác và tạo hình 3D đơn giản
(Extrude, Revolve, Sweep…)

Mức độ
3

1. Sử dụng một số lệnh vẽ cơ bản với ProE

3

2. Thao tác trên máy tính


3

Vấn đề 2: Xây dựng các mơ hình CAD phức tạp bằng phần mềm Pro/ENGINEER
Wildfire.
Nội dung
Kiến thức:

Kỹ năng:

Mức độ

Làm quen với một số lệnh tạo hình phức tạp: Blend, Swept
Blend, Variable Section Sweep

3

1. Sử dụng một số lệnh vẽ nâng cao với ProE

3

2. Thao tác trên máy tính

3


- 14 -

Vấn đề 3: Lập trình phay bằng phần mềm Pro/ENGINEER Wildfire.
Nội dung


Mức độ

1. Lập trình phay với các kiểu phay volume, profile,
Kiến thức Holemaking

3

2. Xuất chương trình gia cơng

3

1. Sử dụng lệnh lập trình phay với ProE

3

2. Thao tác trên máy tính

3

Kỹ năng
Vấn đề 4: Lập trình tiện bằng phần mềm Pro/ENGINEER Wildfire.
Nội dung

Mức độ

1. Lập trình tiện mặt trụ, xén mặt đầu, tiện côn, khoan lỗ

3


2. Xuất chương trình gia cơng

3

1. Sử dụng lệnh lập trình tiện với ProE

3

2. Thao tác trên máy tính

3

Kiến thức

Kỹ năng
Vấn đề 5: Gia công trên máy phay CNC.
Nội dung

Mức độ

1. Khởi động máy và đưa máy về chuẩn
2. Xác định chuẩn chi tiết
3. Gọi chương trình ra màn hình

3
3

5. Gia cơng chi tiết mẫu

3


1. Gá lắp chi tiết và dao
Kỹ năng

3

4. Mơ phỏng chương trình

Kiến thức

3

3

2. Thao tác với hệ điều khiển máy phay

3

3. Xử lý sự cố trực tiếp trên máy phay CNC

3


- 15 -

Vấn đề 6: Gia công trên máy cắt dây CNC.
Nội dung
1. Khởi động máy và đưa máy về chuẩn
2. Xác định chuẩn chi tiết
Kiến thức 3. Gọi chương trình ra màn hình

4. Mơ phỏng chương trình
5. Gia cơng chi tiết mẫu
1. Gá lắp chi tiết và dây
Kỹ năng 2. Thao tác với hệ điều khiển máy cắt dây
3. Xử lý sự cố trực tiếp trên máy cắt dây CNC
Vấn đề 7: Gia công trên máy xung điện ZNC.
Nội dung
1. Khởi động máy và đưa máy về chuẩn
2. Xác định chuẩn chi tiết
Kiến thức 3. Gọi chương trình ra màn hình
4. Mơ phỏng chương trình
5. Gia cơng chi tiết mẫu
1. Gá lắp chi tiết và điện cực
Kỹ năng 2. Thao tác với hệ điều khiển máy xung điện
3. Xử lý sự cố trực tiếp trên máy xung điện
2.1.3.3 Lịch trình chung
Phân bố số tiết
Lên lớp
Thực
Tự
Vấn đề
hành,
nghiên
Thảo
Lý thuyết Bài tập
thực tập
cứu
luận
Vấn đề 1
4

12
Vấn đề 2
4
12
Vấn đề 3
4
12
Vấn đề 4
4
12
Vấn đề 5
6
12
Vấn đề 6
4
8
Vấn đề 7
4
8

Mức độ
3
3
3
3
3
3
3
3
Mức độ

3
3
3
3
3
3
3
3

Tổng

6
6
6
6
5
5
5


- 16 -

2.2 Nhận xét
 Học phần được sắp xếp rất hợp lý theo thứ tự từ dễ đến khó, từ lý thuyết đến thực
hành. Nội dung trong các vấn đề nghiên cứu khá cụ thể, phù hợp với trình độ, khả
năng của từng sinh viên.
 Phần thực hành CAD/CAM, cụ thể là Pro/ENGINEER Wildfire trên máy tính
được chuẩn bị kỹ lưỡng, tâm huyết, giúp sinh viên dần làm quen và thực hành
nhuần nhuyễn các bài tập cơ sở chọn lọc.
 Tận dụng được tối đa cơ sở vật chất của bộ môn khi cho sinh viên thực hành và

làm quen trên nhiều máy CNC: Máy phay CNC, máy bắn tia lửa điện ZNC và
máy cắt dây CNC.
 Những vấn đề cần truyền tải cho sinh viên là khá nhiều, song thời lượng thực tế
lại hạn chế, vì vậy, việc dạy và học càng phải được tổ chức chặt chẽ và khoa học.
Mỗi sinh viên phải tự mình sắp xếp thời gian một cách nghiêm túc, hợp lý, phấn
đấu và học tốt học phần vì đây khơng chỉ là mơn học chuyên ngành mà còn là cơ
hội để tiếp cận với cơng nghệ mới, có lợi nhiều trong tương lai.
2.3 Nội dung nghiên cứu của đề tài
Đề tài đi vào xây dựng cụ thể một số bài thực hành mô hình hóa CAD từ đơn
giản đến phức tạp; hướng dẫn lập trình phay, tiện CNC bằng phần mềm Pro
/ENGINEER Wildfire phiên bản 5.0.


- 17 -

CHƯƠNG 3

XÂY DỰNG CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH MƠ HÌNH HĨA CAD
BẰNG PHẦN MỀM Pro/ENGINEER WILDFIRE 5.0
3.1 MỞ ĐẦU
Trong chương này sẽ giới thiệu một số bài thực hành CAD 3D bằng phần mềm
Pro/ENGINEER Wildfire 5.0. Nội dung các bài thực hành được biên soạn dựa trên cơ
sở chương trình mơn học Thực hành CAD/CAM/CNC của bộ mơn Chế tạo máy trường
Đại học Nha Trang (áp dụng cho khóa 52). Các bài thực hành được thiết kế từ đơn giản
đến phức tạp nhằm giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận phần mềm Pro/ENGINEER
Wildfire 5.0. Thông qua các bài thực hành này, sinh viên làm quen, hiểu và thực hành
mơ hình hóa được một số chi tiết cơ khí cơ bản. Hơn nữa, những bài thực hành này còn
hỗ trợ thêm cho học phần lý thuyết, giúp sinh viên hiểu sâu hơn về công nghệ
CAD/CAM.
Các bài thực hành mô hình hóa hình học bao gồm:

 Bài 01: Sử dụng lệnh Extrude và Hole xây dựng vật thể.
 Bài 02: Sử dụng lệnh Revolve và Pattern xây dựng vật thể.
 Bài 03: Sử dụng lệnh Sweep xây dựng vật thể.
 Bài 04: Sử dụng lệnh Helicle Sweep xây dựng vật thể.
 Bài đọc thêm 01: Sử dụng hàm xây dựng vật thể.
 Bài 05: Sử dụng lệnh Blend xây dựng vật thể.
 Bài 06: Sử dụng lệnh Swept Blend xây dựng vật thể.
 Bài 07: Sử dụng lệnh Variable Section Sweep xây dựng vật thể.
 Bài 08: Luyện tập tổng hợp.


- 18 -

3.2 BÀI THỰC HÀNH 01: SỬ DỤNG LỆNH EXTRUDE VÀ HOLE XÂY DỰNG
VẬT THỂ
3.2.1 Mục đích
 Giúp sinh viên bước đầu làm quen với giao diện Pro/ENGINEER Wildfire 5.0.
 Hướng dẫn các bước cơ bản thành lập bản vẽ 3D.
 Hướng dẫn cách sử dụng một số lệnh vẽ phác, cách tạo các ràng buộc hình học,
cách hiệu chỉnh kích thước, tạo mặt phẳng chuẩn và sử dụng một số tùy chọn cơ
bản của lệnh Extrude và Hole để tạo vật thể 3D.
3.2.2 Yêu cầu
 Sinh viên phải hiểu nghĩa của các từ lệnh cơ bản (tiếng Anh) trong bài.
 Sinh viên cần tự mình làm được tuần tự từng bước đã hướng dẫn, không được
bỏ qua bất kỳ bước nào. Thực hiện bài thực hành nhiều lần cho đến khi thuộc
các bước mà không cần dùng đến giáo trình.
 Hồn chỉnh bài thực hành theo đúng hướng dẫn để sử dụng File cho chương gia
công chi tiết sau này.
 Cố gắng tìm hiểu thêm một số tùy chọn khác của lệnh Extrude và Hole khi làm
bài tập ở nhà.

 Hoàn thành các bài tập về nhà.
3.2.3 Nội dung thực hành
3.2.3.1 Tạo thư mục làm việc
Vào File chọn Set Working Directory, hộp thoại Select Working Directory
xuất hiện cho ta chọn đường dẫn để tạo và lưu các file đã làm việc vào đây.
Ví dụ: D:\Learn\Bai thuc hanh\thuc hanh 1, nhấn OK.


×