Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Nghiên cứu văn hoá doanh nghiệp tại công ty TNHH long shin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 139 trang )

1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề t ài
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, nguy c ơ đồng hoá về văn hoá không hề nhỏ.
Để tránh thế giới biến th ành một thể thống nhất về văn hoá, mỗi ng ười, mỗi dân tộc
đều cần phải giữ g ìn và phát huy n ền văn hoá đậm đ à bản sắc dân tộc "ho à nhập"
chứ không "hoà tan". Việc duy trì và giữ gìn nền văn hoá doanh nghiệp có ảnh
hưởng không nhỏ đến thành công của doanh nghiệp. Do đó, để khẳng định chính
mình, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho m ình một nét văn hoá ri êng biệt.
Trong nền kinh tế thị tr ường, việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp ng ày càng trở
nên cần thiết và gặp không ít khó khăn. Chính điều n ày đã tạo nên sức mạnh cạnh
tranh của doanh nghiệp trong t ương lai bởi bất kỳ một doanh nghiệp n ào nếu thiếu
đi yếu tố văn hoá, tri thức thì khó có thể đứng vững lâu d ài được. Mỗi một doanh
nghiệp có một cách nh ìn khác nhau v ề văn hoá doanh nghiệp. Ngày nay, khi gia
nhập vào nền kinh tế thế giới mỗi quốc gia đều phải có một “vũ khí” cạnh tranh
riêng, mà trong “kho” v ũ khí đó không thể thiếu Văn Hoá bởi vì Văn Hoá nó làm
nên sự khác biệt giữa các Quốc Gia với nhau hay chi tiết h ơn là các doanh nghiệp
với nhau.Văn hoá nó còn được xem như là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Bất kì
tổ chức nào cũng phải có văn hoá mới tr ường tồn được, vì vậy xây dựng văn h óa
doanh nghiệp là cái đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cần l ưu tâm tới. Nhiều người khi
đánh giá về doanh nghiệp vẫn chú trọng đến thị tr ường, tổ chức, nhân sự, c ơ cấu.
Tuy nhiên, ngư ời nhận thức sâu sắc về giá trị của doanh nghiệp phải đ ánh giá được
về cái gọi là: tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Văn hoá doanh
nghiệp đảm bảo sự tr ường tồn của doanh nghiệp giống nh ư khi ta thể hiện thái độ
tại sao phải sống, sống làm gì, sống như thế nào? Khi mỗi doanh nghiệp xây dựng
được môi trường sống lành mạnh thì bản thân người lao động cũng muốn l àm việc
quên mình và luôn c ảm thấy nhớ, thấy thiếu khi xa n ơi làm việc. Tạo cho người làm
việc tâm lý khi đi đâu cũng cảm thấy tự h ào mình là thành viên c ủa doanh nghiệp
2
chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. V ì vậy, xây dựng môi
trường văn hoá trong mỗi doanh nghiệp l àm sao để người lao động thấy đ ược môi


trường làm việc của doanh nghiệp cũng chính l à môi trường sống của họ l à điều mà
các doanh nghiệp rất nên quan tâm.
Từ sự cần thiết của vấn đề xây dựng văn hoá trong doanh nghiệp đó, qua thời gian
thực tập tại công ty TNHH Long Shin em đã quyết định chọn đề t ài: “Nghiên cứu
văn hoá doanh nghi ệp tại công ty TNHH Long Shin”. Với hy vọng ngo ài việc củng
cố, bổ sung những kiến thức đ ã được học ở nhà trường em sẽ có thể đóng góp một
phần nhỏ bé cho hoạt động phát triển văn hoá doanh nghiệp nói ri êng và phát triển
hoạt động kinh doanh nói chung của công ty.
2. Mục đích nghiên cứu
- Củng cố, bổ sung v à hệ thống hoá lý luận về c ông tác Marketing nói chung
của một doanh nghiệp, đồng mời mở rộng kiến thức đ ã học được từ nhà trường và
cách giải quyết những vấn đề thực tiễn tại doanh nghiệp.
- Đánh gía được thực trạng của hoạt động xây dựng văn hoá trong doanh
nghiệp tại công ty TNHH L ong Shin, chỉ ra được những mặt đạt đ ược cũng như
những tồn tại, và những ảnh hưởng dến hoạt động văn hoá của công ty.
- Trên cơ sở những tồn tại đó, đ ưa ra một số giải pháp nhằm ho àn thiện và
phát triển hơn nữa hoạt động xây dựng văn hoá doanh nghiệp, mang lại hiệu quả
cao hơn trong hoạt động kinh doanh của công ty.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Toàn thể cán bộ công nhân viên tại Công Ty Trách
Nhiệm Hữu Hạn Long Shin.
 Phạm vi nghiên cứu: Trong đề tài này em chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt
động văn hoá của công ty TNHH Long Shin.
4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài: “Nghiên cứu văn hoá doanh nghi ệp tại công ty TNHH Long Shin”
Gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về nghiên cứu văn hoá doanh nghi ệp
Chương II: Thực trạng về văn h óa tại công ty TNHH Long Shin
3
Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện văn hoá doanh nghi ệp tại công ty

TNHH Long Shin.
Đây là một đề tài khó và khá m ới mẻ đòi hỏi người viết phải có một kiến thức
nhất định, với những kiến thức đ ã được học cùng với những kiến thức thực tế tại
nơi em thực tập, em sẽ cố gắng hết sức để ho àn thành đề tài này.
Em rất hy vọng đề tài của mình không chỉ là tập in nằm ở một n ơi nào đó mà
nó sẽ trở thành một bộ phận của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có những
bước đi vững chắc trên con đường hội nhập kinh tế của đất nước.
Em xin chân thành c ảm ơn sự chỉ dẫn tận tình của thầy Võ Hoàn Hải, cùng
các thầy cô trong trường Đại Học Nha Trang cũng nh ư các cô, các chú, các anh, các
chị làm việc tại công ty TNHH Long Shin. Đặc biệt là anh Phan Ngọc Lộc -
Trưởng Phòng Tổ Chức Hành Chính đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho em hoàn thiện đề tài này
Dù đã rất cố gắng nhưng trong bài không th ể không có thiếu sót, em kính
mong sự góp ý của các quý thầy cô, các cô, các chú trong công ty đ ể giúp đề tài này
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cán ơn!
Nha Trang, tháng 11 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Hải
4
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG V Ề VĂN HOÁ
1.1.1 Các khái niệm cơ bản về văn hoá
Để có cái nhìn tổng quát về văn hoá danh nghiệp, chúng ta đi t ìm hiểu một vài
khái niệm liên quan đến vấn đề xây dựng văn hoá của doanh nghiệp.
1.1.1.1 Khái niệm về văn hoá:
Để có khái niệm đầy đủ về văn hoá, người ta thường chia văn hoá thành hai
trường hợp:
* Từ văn hoá viết hoa, số ít (culture) đ ược chỉ định là một thuộc tính chỉ có

ở loài người, nó là cái dùng đ ể phân biệt giữa lo ài người và loài vật. Đó là khả năng
tư duy, học hỏi, thích ứng v à sáng tạo ra những quan niệm, biểu tượng giá trị, làm
cơ sở cho hệ thống ứng xử, để lo ài người có thể tồn tại v à phát triển.
* Từ văn hoá không viết hoa, số nhiều (cultures) chỉ những nền (kiểu) văn hoá
khác nhau, tức là những lối sống của các thể cộng đồng ng ười, biểu hiện trong những
quan niệm về giá trị, trong hệ thống các h ành vi ứng xử, mà các cộng đồng người ấy đã
học hỏi được và sáng tạo ra trong hoạt động sống của họ. Đó l à những truyền thống của
cộng đồng, hình thành lên trong các điều kiện xã hội, lịch sử nhất định.
(*) Vậy văn hoá là gì?
- Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ v à
trong hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đ ã hình thành nên m ột hệ thống
các giá trị, các truyền thống v à các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng
của mỗi dân tộc.
- Theo giáo sư Tr ần Ngọc Thêm: Văn hoá là m ột hệ thống hữu c ơ các
giá trị vật chất và tinh thần do con ng ười sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt
động thực tiễn, trong sự t ương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã
hội của mình.
5
- Theo học giả phương Tây: Văn hoá là m ột khuôn mẫu tích hợp các
hành vi con ngư ời bao gồm suy nghĩ, lời nói, h ành động, và các vật dụng phụ thuộc
vào khả năng của con ng ười để học hỏi v à truyền đạt tri thức cho các thế hệ kế tiếp.
- Theo Chủ Tịch HỒ CHÍ MINH: Văn hoá l à toàn bộ những hoạt động
vật chất và tinh thần mà loài người đã tạo ra trong lịch sử của m ình, trong mối quan
hệ với con, tự nhi ên, xã hội. Vì lẽ sinh tồn cũng nh ư vì mục đích của cuộc sống, con
người mới sáng tạo v à phát sinh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, văn hoá
nghệ thuật, tôn giáo, những công cụ sinh hoạt h àng ngày về ở, ăn, mặc và các
phương tiện phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo v à phát minh đó là văn
hoá.
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của văn hoá
1.1.2.1 Văn hoá là s ản phẩm của con ng ười, do con người sáng tạo trong suốt

chiều dài lịch sử của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu của chính con ng ười trong một
xã hội nhất định.
Thông qua đặc trưng này ta có th ể hiểu văn hoá nh ư sau: “Văn hoá là m ột bộ
phận của môi trường, mà bộ phận đó thuộc về con ng ười. Tất cả những g ì không
thuộc về tự nhiên thì đều là văn hoá”.
Có thể thấy rằng, mỗi định nghĩa về văn hoá phản ánh, hay lý giải một mặt,
một nét khác nhau của văn hoá, nh ưng trong mọi trường hợp, thì khái niệm “Văn
hoá” và “Con ngư ời” luôn luôn gắn liền với nhau.
Không có xã hội nào là không có văn hoá, dù cho x ã hội ấy bị xem là lạc hậu,
dù là mông muội đến đâu.
1.1.2.2 Văn hoá là một hệ thống các giá trị đ ược chấp nhận, chia sẻ v à đề cao
bởi một nhóm ng ười, một cộng đồng người (một gia đình, một làng xã, một dòng
họ, một tộc người, một dân tộc), m à qua đó, một cộng đồng ng ười có đươc bản sắc
riêng của mình.
Hệ thống các giá trị đ ã biến thành các chuẩn mực xã hội, thâm nhập vào và chi
phối các quan niệm, tập quán, truyền thống, trở th ành nền tảng cho cách ứng xử của
cả cộng đồng người, từ đó nó có khả năng li ên kết các thành viên của cả cộng đồng
và có khả năng điều chỉnh hoạt động của các th ành viên của cộng đồng ấy.
6
Hệ thống các giá trị đ ược thể hiện ở tín ng ưỡng, tôn giáo, niềm tin, chủ thuyết
(triết lý), triết học, luật pháp, đạo đức, giáo dục, nghệ thuật, những th ành tựu về
khoa học, công nghệ, các sản phẩm của t hủ công nghiệp, công nghiệp…
Nói đến văn hoá của một cộng đồng ng ười, của một dân tộc l à phải nói đến
một bản sắc. Bản sắc l à những gì đó làm cho một tộc người này khác với một tộc
người khác, dân tộc n ày khác với dân tộc khác, và nhờ bản sắc này mà một dân tộc
có thể hiện trước thế giới, đóng góp đ ược cho nhân loại v à cũng nhờ bản sắc n ày mà
nhân loại chấp nhận v à đánh giá cao nhân lo ại đó. Nhà thơ Ấn Độ R.Tagor đ ã nêu
rõ: “Trách nhiệm của mỗi dân tộc l à thể hiện rõ bản sắc của mình trước thế giới.
Nếu một dân tộc không mang lại cho thế giới điều g ì, điều đó thật tệ hại, nó c òn xấu
hơn sự diệt vong, và sẽ không được lịch sử loài người thay thế”

1.1.2.3 Văn hoá có th ể học hỏi và lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Nhờ đặc tính này mà văn hoá c ủa một cộng đồng, một tộc ng ười hoặc của một
dân tộc không bị mai một, m à ngược lại, được phát triển, nâng cao, thời đại sau
phong phú hơn th ời đại trước.
Văn hoá thực hiện chức năng x ã hội quan trọng nhất m à thiếu nó sẽ không th ể
có được các hoạt động sáng tạo cũng nh ư không thể có bất kỳ hoạt động n ào khác
của con người. Đó là chức năng truyền đạt kinh nghiệm, tri thức, những kết quả vật
chất văn hoá của hoạt động con ng ười trong lịch sử, tức l à tạo ra sự thừa kế
1.1.3. Các yếu tố của văn hoá
Khái niệm về văn hoá rất đa dạng v à phức tạp, để hiểu rõ hơn về bản chất của
văn hoá chúng ta c ần nghiên cứu về các yếu tố c ơ bản của nó.
1.1.3.1 Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là sự thể hiện rõ rệt của văn hoá vì nó là phương tiện chủ yếu được sử
dụng để truyền đạt thông tin v à ý tưởng trong quá trình giao tiếp. Nó là hiện thân của triết
lý văn hoá và các điều kiện mà người ta sử dụng nó để xem xét thế giới v à giải thích các
kinh nghiệm theo cách thức đặc thù của nền văn hoá đất nước hay dân tộc của họ.
Thông thạo một ngôn ngữ không chỉ giúp cho nh à kinh doanh thực hiện kinh
doanh bằng ngôn ngữ đó m à quan trọng hơn là nó cung cấp sự hiểu biết sâu sắc các
7
tổ chức và giá trị xã hội của những ng ười sử dụng ngôn ngữ ấy, đây l à một trong
những yếu tố quan trọn g quyết định hiệu quả kinh doanh.
+/ Ngôn ngữ không chỉ là lời nói và chữ viết mà nó còn là những ngôn ngữ
không lời như điệu bộ, vẻ mặt, dáng điệu v à khoảng cách…mà trong quá trình giao
tiếp hằng ngày con người vẫn sử dụng một cách rất nhuần nhuyễn để đạt hiệu quả
cao trong giao tiếp. Như vậy, ngôn ngữ đã thực hịên được vai trò là một công cụ
chủ yếu trong giao tiếp
+/ Tính không đồng nhất của ngôn ngữ chính l à rào cản trong quá tr ình giao
tiếp. Ví dụ như: Khi xe Ford gi ới thiệu xe vận tải với giá trị thấp tên là “Feira” ở
một vài nước kém phát triển, thật không may t ên này có nghĩa là “phụ nữ xấu xí” ở
Tây Ban Nha và cái tên này c ũng không khuyến khích đ ược mức bán…Có rất nhiều

tình huống về ngôn ngữ m à mỗi nền văn hoá ở mỗi n ước khác nhau lại có cách hiểu
khác nhau. Đây chính là m ột trong những rào cản trong quá trình giao tiếp giữa các
nền văn hoá khác nhau.
1.1.3.2 Tôn giáo
Trên thế giới hiện nay có một số tôn giáo chủ yếu nh ư: Thiên Chúa, Tin Lành,
Hồi Giáo, Phật Giáo …Tôn giáo ảnh hưởng đến niềm tin, cá ch sống, giá trị và thái
độ, thói quen làm việc của mỗi người và cách cư xử của con người trong xã hội đối
với nhau và đối với xã hội khác. Mặc d ù mỗi tôn giáo đều có đặc điểm ri êng biệt
nhưng cái chung là đ ều khuyên răn con người hướng thiện
1.1.3.3 Giá trị và thái độ
Giá trị là những niềm tin vững chắc l àm cơ sở để con người đánh giá những
điều đúng - sai, tốt - xấu, quan trọng v à không quan tr ọng. Giá trị cũng ảnh h ưởng
đến văn hoá, ví dụ giá trị của ng ười Mỹ hiện nay là sự phân chia bình đẳng trong
công việc đó là kết quả của pháp chế v à hành động chống lại sự phân biệt giới tính.
Giá trị này thay đổi cũng phản ánh thái độ mới về sự phân biệt
Thái độ là những khuynh hướng không đổi của sự cảm nhận v à hành vi theo
một hướng riêng biệt về một đối tượng.
Thái độ có nguồn gốc từ những giá trị, trong cuộc sống h àng ngày và đặc biệt
là trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ: Người Nga tin rằng cách nấu ăn của
8
Mc.Donald là giá trị tốt nhất đối với họ (giá trị phán đoán) v à do đó vui lòng xếp
hàng dài để ăn (thái độ).
Tuy nhiên trong nh ững trường hợp khác nhau các nh à kinh doanh nên xem xét,
nghiên cứu việc sử dụng t ên và nguồn gốc sản phẩm sao cho thích hợp tạo cảm giác
tin tưởng cho khách h àng, từ đó có thái độ tốt với sản phẩm của doanh nghiệp. Các
nhà kinh doanh n ên chú ý rằng có thể tên của sản phẩm ở n ơi này phù hợp tạo được
lòng tin và thái độ tốt của khách h àng, nhưng lại không phù hợp với thị trường có
nền văn hoá khác, điều n ày dễ dẫn đến những tác động ti êu cực cho hoạt động của
doanh nghiệp.
1.1.3.4 Thói quen và cách ứng xử

Thói quen là cách th ực hành phổ biến hoặc đã hình thành từ trước. Còn cách
cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn trong một xã hội riêng biệt, thói quen
thể hiện cách sự vật đ ược làm, cách cư xử được dùng khi thực hiện chúng.
Ví dụ: Thói quen ở Mỹ là ăn món chính trư ớc món tráng miệng. Khi thực hiện
thói quen này, h ọ dùng dao và nĩa ăn hết thức ăn tr ên đĩa và không nói khi có th ức
ăn trên miệng
1.1.3.5 Văn hoá v ật chất
Văn hoá vật chất là những đối tượng con người làm ra. Khi xem xét văn hoá
vật chất chúng ta xem xét cách con ng ười làm ra đồ vật, ai làm ra chúng và t ại sao.
Chúng ta cũng cần cân nhắc c ơ sở hạ tầng kinh tế nh ư: giao thông, thông tin, ngu ồn
năng lượng; cơ sở hạ tầng như chăm sóc sức khoẻ, nhà ở, hệ thống giáo dục; c ơ sở
hạ tầng tài chính như ngân hàng, b ảo hiểm, dịch vụ t ài chính trong xã h ội.
Tiến bộ kỹ thuật trong x ã hội quan trọng vì ảnh hưởng đến tiêu chuẩn mức
sống và giúp giải thích những giá trị v à niềm tin của xã hội đó. Nếu là một quốc gia
tiến bộ về kỹ thuật, co n người ít tin tưởng rằng số mệnh giữ vai tr ò chủ yếu trong
cuộc sống của họ v à tin tưởng rằng con người có thể kiểm soát những điều xảy ra
với họ. Những giá trị của họ cũng thi ên về vật chất bởi v ì họ có mức sống cao.
Văn hoá vật chất là cơ sở để các nhà kinh doanh cân nh ắc và nghiên cứu trước
khi tiến hành hoạt động kinh doanh tr ên các thị trường, có trình độ phát triển khoa
học kỹ thuật khác nhau. Nh ư sản phẩm máy tính xách tay đ ược sử dụng rất phổ biến
9
và hữu hiệu ở các nước công nghiệp phát triển, tuy nhiên đối với các nước thế giới
thứ ba thì còn hạn chế vì họ không sử dụng hết những lợi ích của sản phẩm n ày.
1.1.3.6 Thẩm mỹ
Thẩm mỹ liên quan đến thị hiếu nghệ thuật của văn hoá. Ví dụ giá trị thẩm mỹ
của người Mỹ khác với ng ười Trung Quốc, điều n ày phản ánh qua hội hoạ, văn
chương, âm nhạc và thị hiếu nghệ thuật của hai dân tộc. Để hiểu một nền văn hoá
chúng ta cần nghiên cứu kỹ những sự khác nhau đó tác động đến h ành vi; ví dụ
Opera phổ biến ở Châu Âu h ơn là ở Mỹ, vì thế mà nhiều ngôi sao Opera Mỹ họ
thường tạo danh tiếng ở Châu Âu tr ước khi họ đạt được thành công ở quê nhà.

Tuy nhiên, có nhi ều khía cạnh của thẩm mỹ l àm cho các nền văn hoá khác
nhau, như ở nhiều nước Phương Tây, màu đen s ử dụng cho đồ tang, m àu trắng sử
dụng khi vui hoặc chỉ sự tinh khi ết; còn ở nhiều nước Phương Đông màu tr ắng lại
được dùng cho đồ tang. Như vậy giá trị thẩm mỹ ảnh h ưởng hành vi và chúng ta c ần
tìm hiểu nếu muốn thích nghi với một nền văn hoá khác.
1.1.3.7 Giáo dục
Giáo dục là một trong những chức năng c ơ bản của văn hoá, đóng vai trò quan
trọng giúp con người hiểu biết về văn hoá nhiều h ơn. Giáo dục ảnh hưởng đến hầu
hết các yếu tố của văn hoá đ ã xem xét ở trên và giáo dục góp phần tạo n ên “thế giới
quan” và “nhân sinh quan” c ủa mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng ng ười trong xã hội
1.1.4. Vai trò của văn hoá
1.1.5.1 Vai trò c ủa văn hoá đối với sự phát triển của cá nhân:
- Văn hoá là môi trư ờng, là điều kiện và là nhân tố quyết định đến sự h ình
thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi con ng ười.
- Văn hoá dịnh hướng mục tiêu và cách thức phát triển của những cá nhân.
1.1.5.2 Vai trò c ủa văn hoá đối với sự phát triển quốc gia:
- Văn hoá là mục tiêu của sự phát triển quốc gia.
- Văn hoá là động lực của sự phát triển quốc gia, văn hoá hoạt động t iềm ẩn
trong những con người; Người lãnh đạo cầm quyền phải biết kh ơi dậy.
- Văn hoá là linh h ồn, là hệ điều tiết của sự phát triển quốc gia, văn hoá tạo ra
cái hồn dân tộc.
10
=>Từ những phác hoạ lý thuyết văn hoá ở tr ên đã cho ta hiểu phần nào bản chất
của văn hoá, vậy c òn văn hoá kinh doanh th ì sao? Nó có gì khác không?
1.2 VĂN HOÁ TRONG KINH DOANH
1.2.1 Khái niệm về văn hoá trong kinh doanh
Văn hoá kinh doanh (business culture) hay văn hoá thương m ại (commercial
culture) là những giá trị văn hoá gắn liền với hoạt động kinh doanh (mua bán, khâu
gạch nối liền giữa sản xuất v à tiêu dùng) một món hàng hoá (một thương phẩm/một
dịch vụ) cụ thể trong to àn cảnh mọi mối quan hệ văn hoá - xã hội khác nhau của nó.

Đó là hai mặt mâu thuẫn (văn h oá: giá trị<>kinh doanh: lợi nhuận) nh ưng thống
nhất: giá trị văn hoá thể hiện trong h ình thức mẫu mã và chất lượng sản phẩm, trong
thông tin quảng cáo về sản phẩm, trong cửa h àng bày bán s ản phẩm, trong phong
cách giao tiếp ứng xử cửa ng ười bán đối với người mua, trong tâm lý v à thị hiếu
tiêu dùng, rộng ra là trong cả quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh với to àn bộ các
khâu, các điều kiện liên quan của nó…nhằm tạo ra những chất l ượng và hiệu quả
kinh doanh nhất định.
Xét về bản chất, kinh doanh không ch ỉ gói gọn trong khâu l ưu thông, phân
phối các chiến lược “thâm nhập thị tr ường” của các doanh nghiệp đối với các sản
phẩm của mình mà nó còn ph ải bao quát các khâu có quan hệ hữu c ơ nhau tính từ
sản xuất cho tới cả ti êu dùng. Xây d ựng nền văn hoá kinh doan h là một việc làm có
tính thực tế mà mục tiêu cụ thể là nhằm làm cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh
doanh, tức yếu tố đóng vai tr ò rất quyết định đối với nền sản xuất của đất n ước trở
nên ngày càng mang tính văn hoá cao th ể hiện trên cả ba mặt:
(1)Văn hoá doanh nhân:
Văn hoá thể hiện hết ở đội ngũ những con ng ười (gồm cả các cá nhân v à tập
thể) tham gia sản xuất kinh doanh chủ yếu thể hiện ở t rình độ khoa học kỹ thuật,
công nghệ và vốn tri thức tổng hợp, ở kinh nghiệm thực tiễn v à kỹ năng, phương
pháp tác nghiệp, ở năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh v à sự nhạy bén với thị
trường, ở đạo đức nghề nghiệp v à phẩm hạnh làm người, ở ý thức công dân v à sự
giác ngộ về chính trị - xã hội v.v…
(2) Văn hoá thương trư ờng:
11
Văn hoá thể hiện trong cơ cấu tổ chức, hệ thống pháp chế, các chính sách ch ế
độ, trong mọi hình thức hoạt động li ên quan quá trình sản xuất kinh doanh , bao gồm
cả sự cạnh tranh …tất cả nhằm tạo ra một môi tr ường kinh doanh thuận lợi tốt đẹp .
(3)Văn hoá doanh nghi ệp:
Văn hoá doanh nghi ệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong
suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở th ành các giá trị, các
quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu v ào hoạt động của doanh nghiệp ấy v à

chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ v à hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp
trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Ba mặt trên là ba bộ phận hợp thành một nền văn hoá kinh doanh theo nghĩa
toàn vẹn nhất, trong đó văn hoá doanh nghiệp có thể xem l à bộ phận có vai tr ò, vị trí
quan trọng mang tính quyết định, là đầu mối trung tâm của quá tr ình.
1.2.2. Vai trò của các nhân tố văn hoá trong kinh doanh
1.2. 2.1 Văn hoá kinh doanh là m ột nguồn lực v à cách thức phát triển kinh
doanh bền vững
Mối quan hệ giữa văn hoá v à kinh doanh là m ối quan hệ giữa nhân tố của văn
hoá với hệ thống kinh doanh, nhân tố văn hoá có thể mạnh, yếu, nhiều hay ít trong
kinh doanh là tuỳ thuộc vào các chủ thể kinh doanh cụ thể. Hoạt động kinh doanh
được thúc đẩy bằng những động c ơ khác nhau, trong đó ki ếm được lợi nhuận nhiều
là động cơ quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất. Trong thực tế có nhiều nh à kinh doanh,
tổ chức kinh doanh đóng góp từ thiện, lập quỹ phát triển khoa học, văn hoá, công
nghệ… mà không vì mục đích tự quảng cáo. B ên cạnh mục tiêu lợi nhuận còn có
pháp luật và văn hoá - những lực lượng hướng dẫn cho hoạt động kinh doanh
Ví dụ: Kinh doanh ma tuý, m ại dâm, buôn lậu l à những hoạt động kinh doanh
hứa hẹn mức lợi nhuận cao, thậm chí l à siêu lợi nhuận, nhưng phần lớn các nhà kinh
doanh đều không muốn tham gia v ào thị trường đen này.
Hoạt động kinh doanh có hai dạng chính l à kinh doanh có văn hoá và kinh
doanh không có văn hoá.
+/ Kinh doanh có văn hoá là ki ểu kinh doanh có mục đích kiếm lời có tính
nhân bản, có nhân sự, có sự sử dụng, phát huy các yếu tố văn hoá v ào kinh doanh.
12
Đây là hình thức kinh doanh có mục đích v à theo phương th ức cùng đạt tới cái lợi,
cái thiện và cái đẹp, đó là biểu hiện của giá trị chân - thiện - mỹ trong kinh doanh.
+/ Kinh doanh vô văn hoá s ẵn sàng chà đạp lên mọi giá trị và không từ bất cứ
thủ đoạn nào để kiếm lợi.
Xét từ góc độ kết quả v à hiệu quả của kinh doanh, th ì:
+/ Kinh doanh phi văn hoá có th ể đạt hiệu quả cao nh ưng không lâu b ền,

sớm muộn sẽ bị khách h àng tẩy chay, lên án và bị pháp luật trừng trị thích đáng.
+/ Còn kinh doanh có v ăn hoá nếu vượt qua được thời kỳ khó khăn thử thách
ban đầu thường có bước phát triển vững chắc lâu d ài.
+/ Giữa văn hoá và kinh doanh có m ối quan hệ biện chứng với nhau. Các
nhân tố văn hoá đã tác động tích cực tới kinh doanh, mặt khác, kinh doanh phát
triển bền vững cũng tác động trở lại v à cổ vũ cho văn hoá phát triển.
Phần lớn các doanh nghiệp khi t ài trợ cho sự phát triển của văn hoá th ì họ
không phải chỉ có duy nhất một mục đích để quảng cáo m à còn có mục đích cao cả
hơn là họ đều nhận thức đ ược vai trò của văn hoá đối với sự phát triển của x ã hội
nói chung, với kinh tế và kinh doanh nói riêng; h ọ cũng nhận thức đ ược rằng kinh
doanh cần dựa vào văn hoá và hư ớng tới mục tiêu có tính văn hoá – nhân văn và
phát triển bền vững.
Ví dụ: Một số công ty lớn c òn lập các quỹ với giá trị hàng trăm triệu USD để tài
trợ cho các lĩnh vực phát triển văn hoá, giáo dục v à khoa học, chẳng hạn như quỹ Ford,
quỹ Toyota…
1.2.2.2 Văn hoá và đ ạo đức, phong cách của nh à kinh doanh.
a. Đạo đức và tài năng của người kinh doanh
Kinh doanh là một nghề phức tạp nó đ òi hỏi người làm kinh doanh v ừa phải có
tài, vừa phải có đức, có nh ư vậy mới đảm bảo phát triển kinh doanh một cách bền
vững được.
*) Vậy đạo đức kinh doanh l à gì?
Đạo đức kinh doanh l à một loại hình đạo đức điều chỉnh trong quá tr ình kinh
doanh có tác động và chi phối hành vi của các chủ thể hoạt động kinh doanh . Nó tác
động tới chủ thể kinh doanh thông qua sự thôi thúc l ương tâm và sự kiểm soát, bình
13
giá của dư luận xã hội bằng các quan niệm chung về thiện v à ác, chính nghĩa và phi
nghĩa, nghĩa vụ, danh dự…có tính truyền thống, bền vững
Sở dĩ nghề kinh doanh coi trọng đạo đức của ng ười kinh doanh v ì các sản
phẩm và dịch vụ mà họ bán ra trên thị trường liên quan trực tiếp đến sức khoẻ v à
đời sống của rất nhiều ng ười, đặc biệt là kinh doanh các ngành dư ợc phẩm, thực

phẩm, văn hoá phẩm…
b. Phong cách c ủa nhà kinh doanh
Phong cách của nhà kinh doanh là s ự tổng hợp các yếu tố diện mạo, ngôn ngữ,
cách cư xử, hành động của nhà kinh doanh.
Phong cách của nhà kinh doanh biểu hiện rõ nét nhất ở lối ứng xử v à hoạt
động nghiệp vụ của họ. Các nh à kinh doanh có văn hoá đ ều biết rằng không thể tuỳ
tiện trong việc ăn, mặc, nói năng, đi lại, quan hệ… mà cần có hành vi, hoạt động,
theo tiêu chuẩn phù hợp với văn hoá v à ngữ cảnh, cần phải ứng xử không trái phong
tục, tập quán truyền thống
1.2.2.3 Văn hoá trong qu ản trị kinh doanh
Bao gồm các nhân tố chính nh ư sau
a. Môi trường văn hoá của doanh nghiệp
Môi trường văn hoá của doanh nghiệp l à mối quan hệ giữa ng ười với người
trong doanh nghiệp tạo ra, nó thuộc về môi tr ường bên trong của tổ chức doanh
nghiệp và hoàn toàn khác v ới môi trường kinh doanh của donh nghiệp, đó l à sự
khác biệt giữa cái ổn định, lâu bền với cái th ường xuyên biến đổi.
Môi trường văn hoá của doanh nghiệp đ ược quy định bởi một hệ thống các giá
trị của doanh nghiệp, nó có tính bảo tồn, duy tr ì bản sắc văn hoá của doanh nghiệp
trong môi trường đầy biến động v à thay đổi của môi trường kinh doanh. Văn hoá
kinh doanh giữa các doanh nghiệp có sự khác nhau về sắc thái, tính chất và độ mạnh
yếu của nó.
b. Văn hoá doanh nghi ệp và công tác quản trị
Văn hoá doanh nghi ệp (văn hoá công ty) l à một dạng của văn hoá tổ chức bao
gồm những giá trị, những nhân tố văn hoá m à doanh nghiệp làm ra trong quá trình
sản xuất, kinh doanh, tạo n ên cái bản sắc của doanh nghiệp v à tác động tới tình cảm,
14
lý trí và hành vi c ủa tất cả các th ành viên cuả nó. Hay nói khác đi văn hoá doanh
nghiệp thực chất là văn hoá kinh doanh c ủa doanh nghiệp đó.
*/Vai trò của văn hoá doanh nghiệp đối với việc quản lý và phát triển của doanh
nghiệp

Văn hoá doanh nghi ệp tạo ra sự thống nhất, đồng tâm của mọi th ành viên trong
doanh nghiệp bằng một hệ thống các giá trị - chuẩn mực chung, từ đó tạo n ên một
nguồn lực nội sinh chung của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là sự tập hợp của nhiều cá nhân với những nhân cách khác nhau.
Tính đồng nhất của doanh nghiệp chỉ có đ ược khi mọi thành viên của nó đều tự giác
chấp nhận một bảng thang bậc giá trị chung. Đồng thời văn hoá doanh nghi ệp có thể
khiến các thành viên đi đúng hư ớng, hoạt động có hiệu quả m à không cần phải có
quá nhiều quy chế và mệnh lệnh chi tiết, th ường nhật từ cấp tr ên ban xuống.
Văn hoá doanh nghi ệp là bản sắc của doanh nghiệp, l à đặc tính để phân biệt
doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Một doanh nghiệp trong giai đoạn khởi
đầu chưa thể có một văn hoá doanh nghiệp ổn định, một bản sắc doanh nghiệp đầy
đủ. Trong quá trình tồn tại và phát triển doanh nghiệp cũng l à quá trình chọn lọc và
tạo lập văn hoá của nó th ì vai trò của người lãnh đạo và bộ phận quản lý cấp cao của
doanh nghiệp là rất quan trọng. Chính v ì vậy mà văn hoá doanh nghi ệp bao giờ
cũng in đậm dấu ấn cá nhân từ nhân cách của những ng ười lãnh đạo, lối suy nghĩ,
lối quản lý và hoạt động kinh doanh của các nh à quản trị khác nhau là nguồn gốc
của tính đặc thù trong văn hoá doanh nghi ệp.
Văn hoá doanh nghi ệp có tính “di truyền”, bảo tồn bản sắc của doanh nghiệp
qua nhiều thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp n ào có khả năng, năng lực phát triển bền vững th ì sẽ có khả
năng bảo tồn và di truyền bản sắc. Bởi vậy, trách nhiệm của những ng ười sáng lập
và lãnh đạo doanh nghiệp không chỉ l à việc tìm kiếm lợi nhuận m à còn là việc tạo
lập một nền văn hoá doanh nghiệp đậm đ à màu sắc nhân văn và phù hợp với sự phát
triển bền vững. Làm như vậy họ sẽ thu hút đ ược người tài, khiến mọi người đoàn
kết một lòng tập trung trí tuệ, sức lực v à thời gian cho sự tồn tại v à phát triển của
15
doanh nghiệp, khiến mọi th ành viên đồng cam cộng khổ v ượt mọi khó khăn m à vẫn
giữ được lòng trong thành với một lý tưởng cao cả.
1.2.2.4 Văn hoá trong s ản xuất hàng hoá và dịch vụ
Nhân tố văn hoá tham gia (với mức độ nhiều, ít khác nhau) v ào các quá trình

và công việc trong sản xuất kinh doanh, cụ thể:
a. Văn hoá với mục đích và mục tiêu của các vụ kinh doanh
Người ta kinh doanh để thu đ ược lợi, để trở thành giàu có, song s ự giàu có lại
vì những mục đích, những lý t ưởng khác nhau. Không phải ai l àm kinh doanh đều
có những mục tiêu phù hợp với nhân văn, song chính văn hoá có thể đem lại cho
kinh doanh một sứ mạng cao cả, ph ù hợp với cái đúng, cái thiện, cái đẹp. Đó l à sứ
mệnh phát triển con ng ười, đem lại hạnh phúc cho nhiều ng ười, đóng góp vào lợi
ích của cộng đồng, sự phồn vinh của quốc gia dân tộc …Đó chính là s ức mạnh của
bản sắc văn hoá dân tộc đ ược phát huy đầy đủ trong kinh doanh
b. Nhân tố văn hoá trong ph ương thức sản xuất kinh doanh
Nếu nhân tố văn hoá đ ược phát huy đầy đủ trong quá tr ình sản xuất kinh doanh
thì trước tiên, nó giúp chủ thể loại bỏ đ ược những kiểu l àm ăn vô văn hoá s ẵn sàng
dùng bất cứ thủ đoạn n ào nếu có lợi như sản xuất hàng giả, bán hàng kém phẩm
chất và dùng những biện pháp bất l ương khác
Kinh doanh theo ki ểu văn hoá buộc các chủ thể của nó phải có nhiều kiến thức
văn hoá và văn minh kinh doanh đ ể khai thác những nhân tố văn hoá tiềm tàng
trong nhân sự, trong tư liệu sản xuất như: Tạo ra môi trường nhân văn trong doanh
nghiệp, xây dựng mối quan hệ cộng đồng lợi ích giữa nh à kinh doanh với khách
hàng, văn minh hoá tư li ệu và môi trường sản xuất bằng cách không ngừng đổi mới
công nghệ theo hướng hiện đại hoá v à không làm tổn hại tới môi tr ường sinh thái.
Kiểu kinh doanh có văn hoá đ òi hỏi các chủ thể của nó phải có nhiều trí tuệ, phải
cống hiến nhiều thời gian, sức lực cho công việc nh ưng khi đã đạt tới thắng lợi có
tính lâu bền. Đây là phương th ức kinh doanh văn minh hiện đại vừa coi trọng hiệu
quả vừa coi trọng chữ tín v à danh dự của chủ thể.
Kinh doanh có văn hoá d ựa trên tư tưởng có tính nguy ên tắc là coi con người
làm nguồn lực quan trọng, to lớn nhất của sự phát triển, tôn t rọng khách hàng và sẵn
16
sàng phục vụ khách hàng với tinh thần trách nhiệm v à kỹ năng cao nhất, nó nhận
thức được rằng lợi nhuận trong kinh doanh l à phần thưởng mà khách hàng, xã h ội
đền đáp lại sự phục vụ của nh à kinh doanh và doanh nghi ệp.

c. Văn hoá có thể gia tăng giá trị trong sản phẩm h àng hoá và dịch vụ
Chúng ta đã biết rằng lao động trừu tượng kết tinh trong hàng hoá tạo nên giá
trị của hàng hoá đó. Nhân tố văn hoá cũng góp phần gia tăng giá trị hàng hoá nếu
chúng ta biết vận dụng nó vào trong quá trình sản xuất, như dùng gam màu nâu, hoa
văn dân tộc trong thiết kế mốt ở Việt Nam. Mặt khác cần khai thác, phát huy các
sản phẩm và dịch vụ đó một cách có văn hoá.
Ví dụ: Trong ngành du lịch nếu các danh lam thắng cảnh được bảo tồn, giới
thiệu phù hợp sẽ thu hút được rất nhiều khách du lịch đến tham quan mỗi năm.
Ngược lại, nếu không được chú ý quảng bá hoặc trùng tu thiếu văn hoá sẽ làm giảm
đi giá trị văn hoá của nó, làm xuống cấp, giảm giá sản phẩm dịch vụ.
d. Phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc sẽ g iúp nhà kinh doanh t ạo ra các
công nghệ, cách thức sản xuất và kinh doanh phù h ợp và có hiệu quả cao
Hiểu được bản sắc văn hoá l à hiểu được cái hồn của dân tộc cũng l à tâm lý của
cộng đồng khách h àng để từ đó tạo ra các kỹ thuật v à phương pháp kinh doanh p hù
hợp nhất. Để hiểu r õ hơn chúng ta cùng xem qua m ột số ví dụ sau
*) Tâm lý của người nông dân Việt Nam l à “ăn chắc, mặc bền”, n ên những
sản phẩm có đặc tính n ày thường được ưu tiên lựa chọn và bán chạy tại thị trường
nông thôn như các đ ồ nhôm, gang của L iên Xô (cũ)
*) Người Nhật có nền “văn hoá thu nhỏ” có tâm lý coi trọng tính thẩm mỹ
trong sản phẩm khiến các nh à kinh doanh Nh ật Bản tạo ra một kiểu sản xuất theo
triết lý “cái nhỏ l à cái đẹp” rất thành công không ch ỉ tại thị trường nhật mà còn
thành công trên các thị trường nước ngoài như trong các ngành công nghi ệp điện tử,
chế tạo máy, sản xuất ô tô
e. Đưa văn hoá vào s ản xuất kinh doanh c òn đòi hỏi sự phân chia lợi ích v à
sử dụng lợi nhuận thu được trong kinh doanh công bằng, theo tinh thần nhân bản
Sự phân chia lợi ích công bằng chủ yếu đ ược thể hiện trong chế độ thu chia
lương bổng cho đội ngũ cán bộ, công nhân vi ên của doanh nghiệp theo nguy ên tắc
17
làm theo trách nhi ệm hưởng kết quả lao động. Nếu chế độ phân phối thu nhập quá
bất công thì môi trường nhân văn của doanh nghiệp sẽ bị suy thoái v à sẽ không thể

phát huy được động lực văn hoá trong kinh doanh. Mặt khác, kinh doanh có văn hoá
cũng đòi hỏi cần trích ra một tỷ lệ lợi nhuận hợp lý để đóng góp cho cộng đồng v à
xã hội như tài trợ cho văn hoá nghệ thuật, cho các hoạt động giáo dục, y tế… nhằm
phát triển văn hoá dân tộc.
1.2.2.5 Văn hoá trong giao ti ếp và hợp tác kinh doanh với ng ười nước ngoài
Trong kinh doanh đ ặc biệt là kinh doanh xu ất nhập khẩu và hợp tác đầu tư, chủ
thể buộc phải giao tiếp với ng ười nước ngoài. Muốn hiểu biết được đối tác nước
ngoài chúng ta phải tìm hiểu văn hoá của họ. V ì vậy, nghiên cứu văn hoá kinh
doanh thế giới cần xem xét hai nền văn hoá kinh doanh điển h ình là Hoa Kỳ (đặc
trưng cho nền văn hoá Châu Âu) và Nhật Bản (đặc trưng cho nền văn hoá Châu Á)
a. Văn hoá Mỹ và văn hoá kinh doanh M ỹ
Mỹ là một nước rộng lớn, điều kiện tự nhiên dồi dào, giàu có về nguồn lực tự
nhiên, nguồn nhân lực và tiềm năng khai thác, sử dụng. Chính ho àn cảnh tự nhiên
này đã tác động vào lối nghĩ và kiểu sống của phần đông người Mỹ, cụ thể:
Trong lĩnh vực kinh doanh chủ nghĩa thực dụng cổ vũ cho lối h ành động coi
kết quả và hiệu quả là cứu cánh, bất kể thủ đoạn v à cách thức nào. Cái lợi - sự giàu
có – là giá trị cao nhất của cuộc sống, nó đứng ca o hơn thậm chí còn sản sinh ra cái
đúng, cái đẹp…Khác với những n ước Châu Á, dư luận xã hội Mỹ luôn đề cao
những tỷ phú xuất thân từ ngh èo nàn, thất học; những ng ười có quá khứ tội lỗi
nhưng đã vượt lên thành giàu có.
Chủ nghĩa cá nhân l à đặc trưng của văn hoá Mỹ. Người Mỹ cho rằng mỗi con
người tự tạo ra nhân cách của m ình và họ rèn luyện lối sống tự lập cho trẻ em từ
thời kỳ còn nhỏ. Trong kinh doanh đ ã hình thành nếp nghĩ coi trọng nhân t ài và trả
lương cao cho tài năng ch ứ không phải vì tuổi tác hay thâm niên (trái với người
Nhật). Tính năng động sáng tạo của tổ chức luôn xuất phát từ một số cá nhân ti ên
tiến nhất. Quyền tự do cá nhân, dân chủ đ ược xã hội đề cao cũng có mặt trái của nó
và dễ bị những người xấu làm hại cộng đồng. Ví dụ: Quyền cá nhân đ ược mang
súng là một nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ bạo lực, giết ng ười tàn bạo. Hiện tại
18
trong nhiều doanh nghiệp ng ười ta đã nhận thấy được sức mạnh của cộng đồng cố

gắng kết hợp quyền tự do cá nhân với kỷ luật v à tinh thần của tổ chức
Tóm lại: Văn hoá Mỹ và văn hoá kinh doanh M ỹ đều nuôi dưỡng và cổ vũ cho sự
vươn lên giàu có và n ổi tiếng của các cá nhân, bất kể nguồn gốc xuất thân, tiểu sử,
tuổi tác, và học vấn…của họ như thế nào. Lối kinh doanh Mỹ ph ù hợp với sự
thường xuyên đổi mới, coi trọng tính sáng tạo và thành tích cá nhân, l ấy hiệu quả và
thu nhập cao làm cứu cánh; tuy nhi ên hiện nay nó đang phải đ ương đầu với các giá
trị đạo đức, sinh thái v à tính cộng đồng của xã hội.
b. Văn hoá Nhật và văn hoá kinh doanh Nh ật bản
Nhật là một đảo quốc đứng cách bi ệt rất xa với đất liền, n ên việc Nhật giao lưu
với các nước khác là rất khó khăn song nó c ũng giúp Nhật bảo vệ đ ược độc lập dân
tộc, chủ quyền lãnh thể và bảo tồn văn hoá. Ng ười Nhật quan niệm rằng “kinh tế
Nhật Bản chính là con thuyền đi trên biển khơi, nó mang theo cả sự khác nhau v à sự
giống nhau giữa cái thiệt th òi và cái lợi ích”. Trong văn hoá Nhật bản, kinh doanh
thường có biểu tượng là thuyền buôn và thương mại chính là một công việc của
quốc gia.
Do điều kiện tự nhiên của Nhật không ph ù hợp với việc phát triển nông nghiệp
nên để có lương thực phục vụ cho m ình họ thường phải rất khó khăn, từ đó h ình
thành nên những đức tính cần c ù, gan góc, vượt khó thay vì việc đối chọi, chinh
phục (như Mỹ).
Đặc điểm nổi bật của x ã hội Nhật là sự thống nhất cộng đồng và tính tôn ti, trật tự,
lễ nghi; giữa coi trọng h ành động thực tế, trần tục với những ý niệm đạo đức v à tôn
giáo cao siêu luôn đ ặt lợi ích dân tộc, nhóm l ên trên lợi ích cá nhân và nhấn mạnh vào
lòng trung thành, bổn phận của cá nhân với tổ chức, cộng đồng, của nhân viên với ông
chủ. Đó là sắc thái chủ yếu trong văn hoá kinh tế, kinh doanh của Nhật bản.
Văn hoá kinh doanh Nh ật bản là một phong cách - kiểu làm kinh doanh đ ặc
thù, khác với bất kỳ nước nào trên thế giới, đó là:
+ Trong quản trị kinh doanh , quản trị doanh nghiệp: Nhấn mạnh v ào giá trị
và mô hình nhà – gia đình, bởi họ tin rằng cần phải phát triển các mối quan hệ
19
người trong một nhà giữa các thành viên trong doanh nghi ệp, trong đó người chủ

doanh nghiệp có vai trò như một người cha đối với gia đình của mình.
+ Trong sản xuất, tiếp thị kinh doanh: H ành động theo mục tiêu: nhỏ hơn,
nhẹ hơn, đẹp hơn. Khác với phương Tây, ngư ời Nhật không chạy theo những sản
phẩm, công trình đồ sộ, có tính vĩnh cửu. Bằng chứng cho sự th ành công của lối sản
xuất kinh doanh này là các ngành công nghi ệp điện tử, ô tô, chế tạo máy… của Nhật
trên thị trường thế giới
1.2.3. Các bộ phận cấu th ành của văn hoá doanh nghiệp
1.2.3.1) Triết lý kinh doanh:
Triết lý hành động của doanh nghiệp l à tư tưởng chung chỉ đạo to àn bộ suy
nghĩ và hoạt động của doanh nghiệp từ ng ười lãnh đạo, các bộ phận quản lý v à
những người lao động trong doanh nghiệp
+/ Được lập thành một văn bản: Đó là hệ thống những tư tưởng, chúng chỉ
đạo suy nghĩ và hành động của mọi thành viên trong doanh nghi ệp từ những người
lãnh đạo bộ phận quản lý v à những người lãnh đạo trong doanh ngiệp để thực hiện
mục tiêu chung của tổ chức.
+/ Trong triết lý kinh doanh bao giờ cũng thể hiện:
 Mục tiêu của doanh nghiệp h ướng đến sự phát triển lâu dài và bền vững
 Định hướng: Cần được chỉ rõ của doanh nghiệp, h ướng đến phục vụ lợi
ích của xã hội thông qua phục vụ khách h àng của mình.
 Tôn trọng đề cao giá trị của con ng ười đặc con người vào vị trí trung
tâm phát triển của doanh nghiệp.
1.2.3.2) Đạo đức kinh doanh v à tài năng kinh doanh:
- Mọi người đều biết, kinh doanh tr ước hết là theo đuổi lợi nhuận, nhà kinh
doanh làm việc vì lợi ích của mình để làm giàu. Nhưng đ ạo đức kinh doanh đ òi hỏi
rằng kinh doanh không chỉ v ì lợi ích của mình mà quên đi lợi ích của người khác,
của xã hội. Từ đó, có thể khẳng định mục ti êu của kinh doanh l à làm giàu thông qua
phục vụ xã hội, chỉ có thể tr ên cơ sở đóng góp cho x ã hội phát triển, thì doanh
nghiệp mới đứng vững v à phát triển bền vững.
20
- Đạo đức kinh doanh đ òi hỏi nhà doanh nghiệp và các doanh nghiệp làm

giàu trên cơ sở tận tâm phục vụ khách h àng, thông qua vi ệc tôn trọng quyền, lợi ích
của khách hàng. Điều này đòi hỏi nhà kinh doanh phải thay đổi cách nghĩ, từ bỏ
quan điểm ngắn hạn, quan điểm thiển cận để chấp nhận quan điểm d ài hạn, quan
điểm mang tính chiến l ược, mà theo quan điểm này thì doanh nghi ệp phải giữ uy tín
với khách hàng, vì chính uy tín m ới giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
- Đạo đức kinh doanh đ òi hỏi các nhà kinh doanh phải quan tâm đảm bảo lợi
ích của người làm việc trong doanh nghiệp, tôn trọng nhân phẩm của họ, tạo điều
kiện cho họ phát huy sáng kiến v à tài năng, đồng thời họ cũng phải quan tâm đến
vấn đề đảm bảo môi tr ường không bị ảnh h ưởng.
- Vấn đề đạo đức kinh doanh nh ư một bộ phận cấu th ành nền văn hoá doanh
nghiệp, không chỉ được quan tâm nhiều ở n ước ta hiện nay, m à ngay ở các nước có
nền kinh tế phát triển, sau một loạt các vụ b ê bối và tai tiếng về hệ thống kế toán -
kiểm toán ở Mỹ vào cuối năm 2001, thì vấn đề đạo đức kinh doanh, trách nhiệm x ã
hội của doanh nghiệp đang trở th ành đề tài được quan tâm đặc biệt.
+/ Đạo đức là tên mà ta đặt cho những hành vi đúng đắn chúng ta nhận thấy
phải xem xét cái có lợi cho bản thân v à phải xem xét cái có lợi cho mọi ng ười và
toàn nhân loại. Tư tưởng chỉ đạo chung là đạo đức.
+/ Tại sao kinh doanh y êu cầu người kinh doanh có đạo đức? Vì sản phẩm,
hàng hoá trong kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến ng ười tiêu dùng.
+/ Tiêu chuẩn đánh giá đạo đức của một ng ười kinh doanh.
 Là người trung thực
 Tôn trọng con người
 Làm đúng pháp lu ật
 Phải biết vươn tới sự hoàn hảo luôn phải biết tu d ưỡng tài năng bản
thân, không bằng lòng với những gì mình đang có.
 Đương đầu với thử thách: L à người có dũng khí cam đảm để v ượt qua
mọi khó khăn gian khổ gặp phải trong kinh doanh.
 Đòi hỏi họ phải biết giữ hiệu quả kinh doanh với trách nhiệm x ã hội:
đầu tư các quỹ cho hoạt động, văn hoá phúc lợi.
21

+/ Tài năng của người kinh doanh.
 Đòi hỏi con người có sự hiểu biết nhất định: Phải học hỏi thực tế.
 Sự hiểu biết về thị tr ường: Nghiên cứu quy luật, tâm lý của khách h àng,
sản phẩm hàng hoá mình đang cung ứng.
 Hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ: Đòi hỏi sự hoàn thiện.
 Hiểu biết về nghệ thuật giao tiếp: Có khả năng ứng xử giao tiếp với mọi
người trước các tình huống giao tiếp, biết tuỳ c ơ ứng biến, giải quyết các vấn đề
trong thực tế, nhanh nhẹn, khôn khéo nhạy bén.
1.2.3.3) Hệ thống các sản phẩm h àng hoá hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung
cấp cho thị trường:
+/ Phải có thương hiệu: Là lời cam kết với khách h àng và khách hàng c ũng đặt
niềm tin vào sản phẩm.
+/ Là những sản phẩm thực sự hiếm, quý khó hoặc không bị bắt ch ước hoặc
không thể bị thay thế trên thực tế.
1.2.3.4) Phương th ức tổ chức của doanh nghiệp .
+/ Phong cách lãnh đạo của những ng ười đứng đầu doanh nghiệp
Đây là yếu tố trung tâm của v ăn hoá doanh nghi ệp. Xây dựng văn hoá doanh
nghiệp là nhu cầu khách quan của việc phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường hiện đại. Việc xây dựng văn hoá lại l à một hoạt động có định h ướng bắt đầu
từ nhận thức và đòi hỏi sự quyết tâm của l ãnh đạo doanh nghiệp v à được đảm bảo
bằng phong cách l ãnh đạo của doanh nghiệp.
Để trở thành một yếu tố của văn hoá doanh nghiệp, phong cách l ãnh đạo phải
trở thành một giá trị truyền thống, chứ không phải chỉ dừng lại l à cách thức lãnh
đạo chỉ gắn liền với từ ng người lãnh đạo cụ thể.
+/ Phong cách làm việc, tinh thần làm việc.
Đó là sự cẩn thận, cần mẫn, tận tuỵ, chi ly v à tự giác trong làm việc. Đó
cũng là sự tuân thủ nghi êm ngặt các quy trình, quy phạm kỹ thuật và công nghệ
trong công ty
+/ Mối quan hệ ứng xử của các thành viên trong doanh nghi ệp.
1.2.3.5) Phương th ức giao tiếp của doanh nghiệp với x ã hội:

22
+) Tạo nên văn hoá của doanh nghiệp khác với những doanh nghiệp khác , bao
gồm hai bộ phận
*/ Giao tiếp thông qua lời nói: Đó l à sự giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp của
những con người của doanh nghiệp với x ã hội như người bán hàng, người tiếp
khách, người trực điện thoại, ng ười gác cổng…
*/ Giao tiếp không qua lời nói của doanh nghiệp với x ã hội: Đó là các yếu tố
để doanh nghiệp thể hiện m ình là một thể chế văn hoá với thế giới b ên ngoài.
1.2.4. Các cấp độ của văn hoá doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghi ệp được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Ở cấp độ thứ
nhất, cấp dễ thấy nhất đó l à thực thể hữu hình như những đồ vật: báo cáo, sản phẩm,
bàn ghế, phim hoặc công nghệ: máy móc, thiết bị, nh à xưởng hoặc ngôn ngữ:
truyện cười, truyền thuyết, khẩu hiệu hoặc các chuẩn mực h ành vi: nghi th ức, lễ
nghi, liên hoan ho ặc các nguyên tắc, hệ thống, thủ tục, ch ương trình
Cấp thứ hai: Là các giá trị được thể hiện. Giá trị xác định những g ì mình nghĩ
là phải làm. Nó xác định những gì mình cho là đúng hay sai. Giá tr ị này gồm hai
loại. Loại thứ nhất l à các giá trị tồn tại khách quan v à hình thành tự phát. Loại thứ
hai là các giá tr ị mà lãnh đạo mong muốn và phải xây dựng từng b ước.
Cấp thứ ba: Là các ngầm định, nó là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ v à xúc cảm
được coi là đương nhiên ăn sâu trong ti ềm thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp.
Các ngầm định này là nền tảng cho các giá trị v à hành động của mỗi thành viên.
1.2.5. Những yếu tố cần có khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp
+) Những yêu cầu của cá nhân v à toàn doanh nghi ệp: Đó là những yêu cầu về
phẩm chất, năng lực có tính chuẩn mực m à mỗi thành viên cũng như toàn doanh
nghiệp cố gắng vươn tới, bảo vệ, giữ gìn và phát triển. Đồng thời nhanh nhạy với
những giá trị mới xuất hiện trong quá tr ình phát triển và hội nhập
+) Xây dựng cho được một hệ thống định chế của doanh nghiệp như: Sự hoàn
hảo của công việc; sự r õ ràng về công việc trên cơ sở hài hòa giữ quyền hạn và trách
nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ, người nào làm việc gì thì trước hết phải có trách nhiệm
và nghĩa vụ hoàn tất công việc ấy; các ti êu chuẩn kiến thức và kỹ năng; tinh thần và

thái độ; quy trình kiểm soát, phân tích các công việc sao cho những ng ười lãnh đạo có
23
được những quyết định sáng suốt, sát với y êu cầu của thị trường, còn nhân viên có lòng
tin và tôn trọng lãnh đạo và biết chính xác việc mình làm có hiệu quả như thế nào.
+) Xây dựng cơ chế thu thập và xử lý thông tin: Việc làm này rất quan trọng,
bởi thông tin là chìa khóa của thành công. Cơ ch ế nếu vận hành hoàn hảo sẽ giúp
cho doanh nghi ệp lựa chọn nguồn thông tin cần thiết phục vụ mục ti êu, có các giải
pháp thu thập và sử lý thông tin hiệu quả, đồng thời đảm bảo bí mật kinh doanh.
Khi có thông tin cùng với sức sáng tạo của con ng ười qua phân tích, tính toán, nhận
định, suy luận sẽ trở th ành giá trị giúp cho doanh nghiệp có những quyết định dúng
đắn, sát hợp.
+) Xây dựng và thực hiện cơ chế dân chủ tại cơ sở: Tạo điều kiện để mọi
thành viên có cơ hội thực hiện quyền v à nghĩa vụ tham gia quản lý quá tr ình sản
xuất - kinh doanh. Những vấn đề làm đau đầu người quan lý như tiết kiệm nguyên
vật liệu, thời gian, kỷ luật sản xuất, bảo vệ t ài sản chung… sẽ được mọi thành viên
giải quyết một cách tự g iác. Một khi con người được tôn trọng sẽ l àm khơi dậy và
phát huy trong h ọ tình yêu doanh nghi ệp, tinh thần trách nhiệm với công việc, biết
rõ và tận tâm với công việc phát huy mọi năng lực cống hiến cho doanh nghiệp.
Trong doanh nghi ệp sẽ đầy ắp không khí cởi mở, sáng tạo v à thân thiện là điều kiện
thuận lợi cho văn hóa phát triển.
+) Xây dựng cơ chế kết hợp hài hòa các lợi ích để cá nhân v à doanh nghiệp
cùng phát triển: Đây là vấn đề rất khó, bởi v ì lợi ích cá nhân và lợi ích doanh
nghiệp không phải bao giờ cũng thống nhất với nhau. N ên đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ
và hi sinh của lãnh đạo. Lợi ích cá nhân l à động lực trực tiếp thôi thúc con ng ười
luôn vươn tới. Lợi ích cá nhân nằm trong tổng thể lợi ích chung của cả doanh
nghiệp, đồng thời lợi ích của doanh nghiệp tạo diều kiện cho lợi ích cá nhân đ ược
thực hiện. Do đó cần phải xây dựng một c ơ chế kích thích và thúc đẩy sao cho mỗi
cá nhân hăng hái th ực hiện lợi ích của m ình lại đồng thời thực hiện mục đích chung
của doanh nghiệp, từ đó tạo ra xu h ướng vận động chung của cả doanh nghiệp.
*) Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, suy cho c ùng là tạo động lực và môi trường

hình thành các giá trị mới, phù hợp với yêu cầu hiện tại và tương lai, định hướng suy
nghĩ và hành động của các thành viên sao cho phát huy đư ợc cao nhất những ưu thế sẵn
24
có của nội lực, đồng thời kh ơi dậy và nhân lên các nguồn lực mới cho phát triển. R õ
ràng bất cứ doanh nghiệp n ào cũng cần đến động lực vật chất v à động lực tinh thần
trong quá trình phát tri ển. Doanh nghiệp phát triển cũng có nghĩa là xã hội phát
triển, trong một doanh nghiệp không phải l à những động lực riêng biệt thúc đẩy từng
cá nhân mà cả nền văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy v à lôi cuốn tất cả thành viên của
doanh nghiệp vào sự nghiệp chung. Về cơ bản, văn hóa doanh nghiệp đ ược biểu hiện
ra là những động cơ thúc đẩy người đứng đầu - nhân vật chính của doanh nghiệp. Khi
ấy, doanh nghiệp là niềm kiêu hãnh chung của tập thể, nhân tố con ng ười được tổ chức
và sử dụng hiệu quả nhất, mang lại chiến thắng cho doanh nghiệp. Th ành hay bại của
việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp quyết dịnh c ơ bản của vai trò người lãnh đạo: về
tầm nhìn, bản lĩnh, phong cách của dấn thân.
*) Vậy xây dựng văn hoá cần dựa tr ên những cơ sở nào?
Trước hết chúng ta phải có quan điểm cụ thể về vai tr ò của văn hoá doanh
nghiệp. Sự thắng thế của bất cứ một doanh nghiệp n ào không phải ở chỗ là có bao
nhiêu vốn và sử dụng công nghệ g ì mà nó được quyết định bởi việc tổ chức những
con người như thế nào. Con người ta có thể đi l ên từ tay không về vốn nh ưng không
bao giờ từ tay không về văn hoá. Văn hoá chỉ có nền tảng chứ không có điểm mốc
đầu cuối. Do vậy, xuất phát điểm của doanh nghiệp có thể sẽ l à rất cao nếu như nó
được xây dựng trên nền tảng văn hoá. Các doanh nghiệp khi xây dựng đều phải có
nhận thức và niềm tin triệt để, lúc đó văn hoá sẽ xuất hiện. Mọi cải cách chỉ thực sự
có tính thuyết phục khi nó tách ra khỏi lợi ích cá nhân, c òn văn hoá doanh nghi ệp
thì phải bảo vệ cho mọi quyền lợi v à lợi ích của cá nhân.
*) Phải xây dựng một hệ thống định chế của doanh nghiệp , bao gồm: Chính
danh, tự kiểm soát, phân tích các công việc, các y êu cầu, xây dựng các k ênh thông
tin; xây dựng các thể chế và thiết chế tập trung v à dân chủ như: Đa dạng hoá các
loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; ti êu chuẩn hoá các chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn; xây dựng c ơ chế kết hợp hài hoà các lợi ích để doanh nghiệp trở

thành ngôi nhà chung, là con thuy ền vận mệnh của mọi ng ười.
*) Các h ạt nhân văn hóa doanh nghiệp : Đây là cơ sở để hình thành
văn hóa doanh nghi ệp. Các hạt nhân vă n hóa là kết quả của sự tác động qua lại giữa
25
các thành viên trong doanh nghi ệp với nhau. Khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động,
nền văn hóa doanh nghiệp xuất hiện, phát triển v à tự bảo vệ. Văn hóa doanh nghiệp
có tính đặc thù nên các hạt nhân văn hóa đ ược hình thành cũng có tính chất ri êng
biệt. Văn hóa của các tập đo àn đa quốc gia khác với văn hóa của các doanh nghiệp
liên doanh hoặc văn hóa của doanh nghiệp gia đ ình. Hạt nhân văn hóa doanh nghiệp
bao gồm triết lý, niềm tin, các chuẩn mực l àm việc và hệ giá trị.
*) Phát triển văn hóa giao l ưu của các doanh nghiệp : Các doanh nghi ệp
thường có xu hướng liên doanh, liên kết với nhau. Để tồn tại trong môi tr ường kinh
doanh phức tạp, đa văn hóa, các doanh nghiệp không thể duy tr ì văn hóa doanh
nghiệp mình giống như những lãnh địa đóng kín của m à phải mở cửa và phát triển
giao lưu về văn hóa. Việc phát triển văn hóa giao l ưu sẽ tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các doanh nghiệp khác
nhằm phát triển mạnh nền văn h óa của doanh nghiệp m ình và ngược lại.
*) Xây dựng các tiêu chuẩn về văn hóa doanh nghiệp : Để hình thành một nền
văn hóa mạnh và có bản sắc riêng, hầu hết các doanh nghiệp th ường xây dựng cho
mình những tiêu chuẩn về văn hóa v à buộc mọi người khi vào làm việc cho doanh
nghiệp phải tuân theo.
Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới v à quá trình cạnh tranh quốc
tế ngày càng gay gắt thì văn hóa doanh nghiệp được chú trọng xây dựng v à phát triển.
Nó trở thành một loại tài sản vô hình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kho t ài sản
doanh nghiệp và là một trong những công cụ cạnh tranh khá sắc bén. Những doanh
nghiệp không có nền văn hóa mạnh khó có thể cạnh tranh cao tr ên thị trường. Đồng
thời, doanh nghiệp có thể tạo ra v à tăng uy tín của mình trên thị trường thông qua việc
xây dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh.
1.2.6 . Các bước cần làm khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp
1.2.6.1Đặt ra một định hướng và tầm nhìn mang tính chi ến lược

Vai trò trước tiên của những người lãnh đạo đứng đầu công ty là xác định một
kế hoạch rõ ràng và đặt ra một định hướng chiến lược cho công ty của m ình. Kế
hoạch và định hướng này giúp cho công ty ấy có thể cạnh tranh tr ên thị trường và
phát triển hoạt động của m ình trong một thời gian dài.

×