Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tranh chấp hợp đồng bảo hiểm docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.61 KB, 17 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống không phải lúc nào quan hệ xã hội cũng diễn ra theo ý
chí chủ quan của các bên tham gia. Trong một số trường hợp vì một lí do
khách quan nào đó mà tính mạng, tài sản hay nghĩa vụ phải làm một công
việc không thể thực hiện được hoặc trong quá trình thực hiện xảy ra thiệt
hại. Để khăc phục một phần thiệt hại do những rủi ro xảy ra với tính mạng,
tài sản, trách nhiệm dân sự, Nhà nước khuyến khích cá nhân và tổ chức tham
gia bảo hiểm. Bảo hiểm là một hình thức khắc phục thiệt hại cho cá nhân, tổ
chức khi gặp những sự kiện gây thiệt hại rủi ro đến tài sản, tính mạng của
mình. Khi có thiệt hại xảy ra người mua bảo hiểm được tổ chức bảo hiểm
bồi thường để khắc phục những thiệt hại xảy ra. Mức độ bồi thường bao
nhiêu phụ thuộc vào hợp đồng bảo hiểm mà các bên thỏa thuận.
B. NỘI DUNG
I, Cơ sở lí thuyết
Những quy định về hợp đồng bảo hiểm được nhà nước ta quy định
không những trong Bộ luật dân sự mà còn được ghi nhận trong Luật kinh
doanh bảo hiểm. Điều 567 Bộ Luật dân sự Việt Nam 2005 có định nghĩa:
“hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo
hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo
hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.” Như vậy, hợp
đồng bảo hiểm là một hợp đồng song vụ (doanh nghiệp bảo hiểm có quyền
thông báo bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin về tình trạng của đối tượng
bảo hiểm và có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm),
ngoài ra hợp đồng bảo hiểm cũng là một hợp đồng có đền bù. Trong một số
trường hợp hợp đồng bảo hiểm còn là hợp đồng vì lợi ích người thứ ba khi
1
bên mua bảo hiểm không phải cho mình mà cho người thứ ba (như bố mẹ
mình)…
Qua đó ta có thể thấy hợp đồng bảo hiểm gồm hợp đồng bảo hiểm con
người, hợp đồng bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Con người là đối tượng của bảo hiểm được hiểu là tính mạng, sức khỏe của


cá nhân bị tổn thất do sự kiện rủi ro. Tài sản bảo hiểm là tài sản cá nhân,
pháp nhân và của các chủ thể khác được bên bảo hiểm bồi thường thiệt haị
do các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Còn trách nhiệm dân sự là đối tượng bảo
hiểm được hiếu là bên bảo hiểm phải thực hiện bồi thường thay cho chủ các
phương tiện giao thông vận tải… trong phạm ví số tiền được bảo hiểm do
thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Bảo hiểm có hai hình thức cơ bản là bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự
nguyện. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (ví dụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới) là bảo hiểm tự nguyện còn phần lớn các bảo hiểm con
người và bảo hiểm tài sản là bảo hiểm tự nguyện.
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm được quy
định từ điều đến điều trong bộ luật dân sự 2005 và từ điều đến điều tại luật
kinh doanh bảo hiểm. Tạo cơ sở pháp lí cho các chủ thể khi muốn giao kết
một hợp đồng bảo hiểm.
II, Một số tình huống cụ thể về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm
1, Tình huống một: Bản án số 21/2007/KDTM – ST ngày 5.3.2007(tranh
chấp hợp đồng bảo hiểm tài sản)
- Nguyên đơn : công ty cổ phần vật tư vận tải và xây dựng công trình giao
thông
Trụ sở: 83 Lí Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Do ông; Phạm Tuấn Minh đại diện theo ủy quyền
- Bị đơn: công ty cổ phần bảo hiểm viễn thông
2
Trụ sở; 46 Trần Huy Liệu, quận phú nhuận, TP Hồ Chí Minh
Do ông; Thái Văn Cách đại diện theo giấy ủy quền số 153 ngày 23.12.2005
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn: luật sư – đoàn luật sư
Hà Nội.
1.1 Nội dung vụ án:
Ngày 20.12.2004, nguyên đơn được bị đơn – công ty cổ phần bảo
hiểm viễn thông chi nhánh tại Hà Nội cấp đơn bảo hiểm hàng hóa vận

chuyển số 04/01/KD2/91130/0011 – để công ty mua bảo hiểm cho lô hàng
72 chiếc xe máy nguyên chiếc, mới 100% mà nguyên đơn vận chuyển cho
khách hàng từ Đồng Nai đến Hà Tây. Trên đường vận chuyển đến địa phận
xã Mỹ Trinh, Huyện Phú Mỹ tỉnh Bình định lô hàng bị tổn thất hoàn toàn do
bị cháy vào thời điểm 11h00’ cùng ngày 20.12.2004
Nguyên đơn đã yêu cầu bị đơn – công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Thông
thanh toán bồi thường giá trị lô hàng đã được bảo hiểm là 916.363.656 đồng
nhưng bị đơn không đồng ý. Nay nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải thanh toán
các trả nguyên đơn các khoản như sau:
• Tiền bảo hiểm 916.363.656
• Lãi chậm trả theo quy định
Phía bị đơn không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn với lí do:
- Người được bảo hiểm đã vi phạm điều 55 quy tắc bảo hiểm hàng hóa
vận chuyển trong lãnh thổ. Cụ thể: xếp hàng sai quy cách an toàn về
“hàng hóa nguy hiểm” khi vận chuyển – đó là còn để xăng trong xe máy
và bịt thùng xe tải kín quá.
- Hợp đồng được giao kết(được bên được bảo hiểm nhận) vào 11giờ 00’
ngày 20.12.2004. Tại thời điểm này tài sản được bảo hiểm không còn
tồn tại vì tổn thất đã xảy ra trước 11 giờ 00’ ngày 20.12.2004
3
Căn cứ nội dung đơn yêu cầu bảo hiểm của mẫu do bị đơn phát ra, ngày
20.12.2004 bị đơn đã đồng ý nhận bảo hiểm cho lô hàng của nguyên đơn
vận chuyển là 72 chiêc xe hiệu STAR nguyên chiếc 100% với quãng đường
vận chuyển từ kho VMEP Đồng nai đến kho VMEP Hà Tây. Số tiền được
bảo hiểm là 916.363.656 đồng. Điều kiện bảo hiểm theo quy tắc bảo hiểm
hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và không bảo hiểm cho mọi
rủi ro xảy ra trước 11h00’ ngày 20.12.2004. Tỷ lệ bảo hiểm là 0,1% đã bao
gồm VAT với số tiền phải nộp là 916.000 đồng.
Nguyên đơn xác định đơn bảo hiểm đã được bị đơn chấp nhận trước
11h00’ ngày 20.12.2004.

Phía bị đơn cho rằng; khoảng 11h10’ bị đơn mới nhận được điện thoại
của nguyên đơn xin mua bảo hiểm. Thời gian này lô xe 72 chiếc STAR đã
phát cháy trong Bình Định. Như vậy nguyên đơn có dấu hiệu trục lợi bảo
hiểm.
- Về việc xác định thời điểm cháy:
Phía nguyên đơn khẳng định vụ cháy xảy ra sau 11h00’ ngày 20.12.2004
Phía bị đơn khẳng định vụ cháy xảy ra trước 11h00’ ngày 20.12.2004
Theo lời khai của ông Hà Văn Phương-chủ quán cơm Phương Hoa khi
nhìn thấy xe bốc khói từ xe ô tô cách quán cơm của ông 100m, ông đã gọi
điện báo cho cánh sát phòng cháy chữa cháy.
Theo lời khai của ông Phan Thành Nhân – lái xe 29S – 1059: Khi phát
hiện phía đằng sau xe có khói không màu, không mùi, xe của anh cách quán
cơm Phương Hoa khoảng 150m đến 200m. Anh cho xe chạy với tốc độ
khoảng 50km đến 60km/h để đến quán cơm Phương Hoa có nước chữa
cháy.
Theo xác minh của công an tỉnh Bình Định thì nhận được tin báo cháy
qua điện thoại lần một là 11h03’06”, lần hai là 11h06’7” ngày 20.12.2004.
4
Tại biên bản làm việc ngày 8.12.2006 giữa tòa án nhân dân thành phố
Hà Nội với nhà máy VMEP Đồng Nai là đơn vị sản xuất 72 chiếc xe máy
STAR được vận chuyển từ nhà máy VMEP Đồng Nai đến VMEP Hà Tây
trên xe ô tô biển kiểm soát 29S-1059 là xe mới 100% hoàn toàn không có
xăng.
1.2 Quyết định của tòa:
Căn cứ điểm i khoản 1 điều 29, điểm b khoản 1 điều 36, khoản 1 điều 131,
điều 245 Bộ luật tố tụng dân sự.
Căn cứ điều 15, điều 30 Luật kinh doanh bảo hiểm.
Căn cứ điều 15, 19 nghị định 70/NĐ-CP ngày 12.6.1997 của Chính phủ quy
định về lệ phí án phí Tòa án.
Căn cứ điểm 1 mục III Thông tư lien tịch số 01/TTLT ngày 19.6.1997 của

Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ tài
chính hướng dẫn việc thi hành án về tài sản.
Xử:
1. Chấp nhận đơn kiện của công ty vật tư vận tải và xây dựng công trình
giao thông.
2. đơn bảo hiểm hàng hóa vận chuyển số 04/01/KD2/91139/0011 ngày
20.12.2004 có hiệu lực.
3. Buộc công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông chi trả cho công ty vật tư
vận tải và xây dựng công trình giao thông số tiền bảo hiểm là
916.363.656 đồng và 233.588.000 đồng tiền lãi. Tổng cộng
1.149.943.656 đồng.
Kể từ khi án có hiệu lực, công ty vật tư vận tải và xây dựng công trình giao
thong có đơn yêu cầu thi hành án mà Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông
chưa trả hết số tiền trên thì hàng tháng Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn
Thông còn phải chịu lãi suất theo mức lãi suất tín dụng quá hạn do Ngân
5
hàng nhà nước quy định tương ứng với thời gian chưa trả cho đến khi trả
xong.
4. Bác các yêu cầu khác của các đương sự.
5. án phí:
- Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông chịu 28.149.943 đồng án phí kinh
doanh thương mại sơ thẩm.
- Công ty vật tư vận tải và xây dựng công trình giao thông được hoàn lại
13.000.000 đồng dự phí đã nộp tại biên lai thu tiền số 7168 ngày
27.5.2005 của Phòng thi hành án thành phố Hà Nội.
1.3 Nhận xét của nhóm:
Trước hết về việc xác định thời gian có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm
mà hai bên đã kí: Trong vụ việc này bị đơn đã đưa ra mẫu đơn yêu cầu bảo
hiểm để nguyên đơn điền vào nội dung yêu cầu. Sau đó bị đơn xác nhận
chấp nhận yêu cầu đó và giao lại cho nguyên đơn – bên được bảo hiểm.

Theo quy trình trên thì thời điểm bị đơn kí đóng dấu chấp nhận vào đơn có
nội dung yều cầu của nguyên đơn chính là thời điểm giao kết hợp đồng. Do
đó, cần dựa trên cơ sở điều kiện thời gian bảo hiểm tại đơn yêu cầu để xác
định thời điểm giao kết hợp đồng là 11h00’ ngày 20.12.2004.
Ta có thể thấy theo quy định tại điều 32 Luật phòng cháy chữa cháy,
thông tin báo cháy bằng hiệu lệnh hoặc bằng điện thoại. Mà theo xác minh
của công an tỉnh Bình Định thì nhận được tin báo cháy qua điện thoại lần
một là 11h03’6’’ ngày 20.12.2004. Điều 41 khoản 2 quy định: Cảnh sát
phòng cháy chữa cháy có trách nhiệm lập hồ sơ vụ án cháy, đánh giá hậu
quả vụ cháy, tham gia khám nghiệm hiện trường và xác định nguyên nhân
gây ra cháy. Tại bản kết luận số 11/BKL- PC23 ngày 19.1.2005 đã ghi nhận
“hồi 11h10’ ngày 20.12.2004 đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy Hoài Nhân
6
thuộc phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh Bình Định nhận tin báo
cháy xảy ra cháy ô tô biển kiểm soát 29S-1059”
Như vậy có đủ cơ sở để khẳng định 72 chiếc xe máy STAR được vận
chuyển trên xe ô tô biển kiểm soát 29S-1059 xảy ra cháy sau 11h00’ ngày
20.12.2004.
Ngoài ra bên bị đơn không đồng ý bồi thường cho nguyên đơn với lí
do xếp hàng sai quy cách an toàn về “hàng hóa nguy hiểm” khi vận chuyển –
đó là còn để xăng trong xe máy và bịt thùng xe tải quá kín. Nhưng trên thực
tế theo nhà máy VMEP Đồng Nai là đơn vị sản xuất thì 72 chiếc xe được
vận chuyển trên xe ô tô mang biển kiểm soát 29S-1059 là xe mới 100% hoàn
toàn không có xăng. Hơn nữa căn cứ nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày
19.2.2003 của Chính phủ thì xe máy không phải là hàng hóa nguy hiểm.
Vậy hai lí do mà bên bị đơn đưa ra để từ chối bồi thường bảo hiểm cho bên
nguyên đơn là hoàn toàn không có căn cứ pháp lí chính xác. Do đó phán
quyết của tòa là phù hợp với những chứng cứ thu được cũng như các quy
định về hợp đồng bảo hiểm trong bộ luật dân sự, luật kinh doanh bảo hiểm
và một số văn bản có liên quan khác.

2, Tình huống hai: Bản án số: 59/2007/KDTM -PT Ngày 25 tháng 6 năm
2007(tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người)
- Nguyên đơn: Bà Hồ Thị Thanh Ngoan – sinh năm: 1978.
- Bị đơn: Công Ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ PRUDENTIAL Việt Nam.
2.1 Nội dung vụ án:
Ông Hồ Văn Đằng cha của bà Hồ Thị Thanh Ngoan có ký hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ số 70927726 với Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ
7
Prudential Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 15/11/2003, hợp đồng đã tuân
thủ các điều kiện của pháp luật. Trong quá trình đóng phí bảo hiểm, ông
Đằng cũng có vi phạm nghĩa vụ nộp phí, nhưng sau đó ông có yêu cầu khôi
phục hợp đồng và được Công ty kinh doanh bảo hiểm chấp nhận. Đến ngày
11/8/2006, ông Đằng bị bệnh chết thì hợp đồng bảo hiểm vẫn còn hiệu lực
và hai bên cũng không có văn bản nào đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc
đình chỉ hợp đồng.
Nay bà Ngoan là người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm hợp pháp của
ông Đằng: Yêu cầu Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam
có văn phòng đại diện tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trả cho bà
tiền bảo hiểm theo hợp đồng 70927726 với số tiền 30.000.000đồng.
Theo đại diện bị đơn Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential
Việt Nam trình bày:
Công ty thừa nhận việc ông Hồ Văn Đằng có ký hợp đồng mua bảo hiểm
nhân thọ số 70927726 có hiệu lực từ ngày 15/11/2003, ngày đáo hạn
15/11/2018, phí bảo hiểm định kỳ 3 tháng là 560.900 đồng. Trong thời gian
thực hiện hợp đồng, ông Đằng đã 3 lần vi phạm về thời gian nộp phí, mỗi
lần vi phạm ông Đằng đều có phiếu yêu cầu khôi phục hợp đồng và Công ty
đã chấp nhận. Tuy nhiên, theo hợp đồng bảo hiểm thì khi có yêu cầu khôi
phục lại hợp đồng, thì người mua bảo hiểm phải khai báo đầy đủ tình trạng
sức khỏe, nhưng ông Đằng đã không thực hiện đúng việc khôi phục hợp
đồng ở lần 2 ngày 6/5/2005, nên Công ty không đồng ý trả lại số tiền đã nộp

từ ngày đó cho đến lần cuối cùng khi ông Đằng chết.
8
Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 10/2007/KDTM- ST ngày
10/3/2007 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang:
Xử :
• Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam có văn phòng
đại diện tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang phải trả tiền bảo
hiểm cho bà Hồ Thị Thanh Ngoan 30.000.000 đồng.
• Đồng thời, án sơ thẩm còn tuyên án phí và quyền kháng cáo của các
đương sự theo quy định pháp luật.
Ngày 21/3/2007, bị đơn Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt
Nam có đơn kháng cáo với nội dung không đồng ý bản án sơ thẩm, xin xét
xử lại.
Tại phiên toà, ông Đặng Ngọc Châu đại diện Công ty TNHH bảo
hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam Chi nhánh An Giang vẫn giữ nguyên
yêu cầu kháng cáo không đồng ý trả tiền bảo hiểm 30.000.000đ cho bà Hồ
Thị Thanh Ngoan như quyết định của bản án sơ thẩm.
Đại diện Công ty TNHH bảo hiểm Prudential vẫn giữ nguyên ý kiến
đã trình bày ở cấp sơ thẩm, nêu rằng phía người mua bảo hiểm là ông Hồ
Văn Đằng đã vi phạm nghĩa vụ khai báo trong quá trình thực hiện hợp đồng
bảo hiểm nên Công ty TNHH bảo hiểm Prudential Việt Nam Chi nhánh An
Giang từ chối chi trả quyền lợi bảo hiểm nhân thọ sau khi ông Hồ Văn Đằng
chết. Công ty TNHH bảo hiểm Prudential Việt Nam Chi nhánh An Giang
chỉ đồng ý thanh toán số tiền, ông Hồ Văn Đằng đã đóng phí bảo hiểm từ
khi khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm lần thứ hai đến ngày ông Hồ Văn
Đằng chết, cụ thể là : 3.921.300đ.
9
2.2 Quyết định của tòa:
Sau khi nghiên cứu hồ sơ, thẩm tra các tài liệu, chứng cứ.
Sau khi tranh luận và nghị án.

* Ap dụng điều 270 Bộ luật tố tụng dân sự:
- Ghi nhận sự thỏa thuận giữa bà Hồ Thị Thanh Ngoan và Công ty TNHH
bảo hiểm Prudential Việt Nam Chi nhánh An Giang.
- Công ty TNHH bảo hiểm Prudential Việt Nam Chi nhánh An Giang thanh
toán cho bà Hồ Thị Thanh Ngoan phí bảo hiểm 3.921.300đ và hỗ trợ thêm,
tổng cộng (cả phí bảo hiểm và hỗ trợ thêm) là 15.000.000đ (mười lăm triệu
đồng).
- Án phí kinh tế sơ thẩm Công ty TNHH bảo hiểm Prudential Việt Nam Chi
nhánh An Giang phải nộp 196.000đ (một trăm chín mươi sáu ngàn đồng).
Hoàn tiền tạm ứng án phí sơ thẩm 750.000đ cho bà Hồ Thị Thanh Ngoan
(theo biên lai số 039213 ngày 05/12/2006 tại Thi hành án tỉnh An Giang).
- Án phí kinh tế phúc thẩm bà Hồ Thị Thanh Ngoan và Công ty TNHH bảo
hiểm Prudential Việt Nam mỗi bên phải chịu 100.000đ (Một trăm ngàn
đồng).
- Hoàn lại cho Công ty TNHH bảo hiểm Prudential Việt Nam chi nhánh An
Giang 100.000đ tiền tạm ứng án phí kháng cáo (theo biên lai số 03925 ngày
30/3/2007 tại thi hành án dân sự tỉnh An Giang), nhưng được khấu trừ vào
số tiền án phí kinh tế sơ thẩm phải chịu.
10
2.3 Nhận xét của nhóm:
Theo hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ,
cho thấy nội dung yêu cầu bảo hiểm gồm 30.000.000đ, cho một sản phẩm
bảo hiểm chính (Phú tích lũy an khang) và 30.000.000đ cho một sản phẩm
bảo hiểm bổ trợ (Bảo hiểm chết và tàn tật do tai nạn). Hợp đồng có hiệu lực
ngày 15/11/2003, ngày đáo hạn hợp đồng 15/11/2018, định kỳ nộp phí 03
tháng/lần, mỗi định kỳ nộp phí bảo hiểm 560.900 đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, ông Hồ Văn Đằng đã ba lần vi phạm
hợp đồng do không đóng đủ phí theo đúng kỳ hạn nên hợp đồng mất hiệu
lực. Do ông Hồ Văn Đằng ba lần yêu cầu khôi phục hợp đồng, nên Công ty
Prudential đã chấp nhận khôi phục hợp đồng bảo hiểm với ông Hồ Văn

Đằng.
Xét sản phẩm bảo hiểm bổ trợ mà ông Hồ Văn Đằng yêu cầu trong hồ
sơ bảo hiểm là loại bảo hiểm chết và tàn tật do tai nạn. Do đó, theo quy định
của Luật bảo hiểm trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng, bên mua
bảo hiểm cụ thể là ông Hồ Văn Đằng phải có nghĩa vụ khai báo trung thực
về tình trạng sức khỏe của mình để chứng minh mình không có bệnh hiểm
nghèo hay nan y.
Ngày 29/4/2005, tại phiếu yêu cầu khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo
hiểm lần thứ hai, ông Hồ Văn Đằng cam kết: “Hiện nay người được bảo
hiểm nhân thọ đang trong tình trạng sức khỏe tốt, và không bị bất cứ bệnh
tật cũng như thương tật gì, khác so với thời điểm ký hồ sơ yêu cầu bảo hiểm
nhân thọ. Trong thời gian từ đó đến nay, người được bảo hiểm chưa bao giờ
đi làm xét nghiệm y khoa, không tham gia hoặc xét thấy không cần phải
11
tham gia tư vấn hay điều trị gì liên quan tới bệnh ung thư, bệnh AIDS cũng
như không bị bất cứ tai nạn nào cần phải chăm sóc y tế…”.
Tuy nhiên, tại hồ sơ bệnh án nội khoa của bệnh viện Đa khoa Nhật Tân ngày
18/3/2006, phần hỏi bệnh, chính ông Hồ Văn Đằng thừa nhận tình trạng
bệnh “Bệnh khởi phát 01 năm nay, phù, khám bệnh ở thành phố, chẩn đoán
và điều trị xơ gan, suy thận, tai biến mạch máu não cũ”. Theo khoản 2 điều
18 luật kinh doanh bảo hiểm thì: “Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm;
b) Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo
hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;
c) Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh
thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp
đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.”
Ông Đằng đã cố tình khai báo sai sự thật về tình trạng sức khỏe của mình để
hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực.

Như vậy, yêu cầu kháng cáo Công ty TNHH bảo hiểm Prudential Việt
Nam Chi nhánh An Giang về việc ông Hồ Văn Đằng đã vi phạm nghĩa vụ
khai báo trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm là có căn cứ và quyết
định của tòa phúc thẩm là phù hợp.
3, Vụ án về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
- Nguyên đơn: Công ty Sea Sài Gòn
- Bị đơn: Bảo Việt Việt Nam
12
3.1 Nội dung vụ án:
Tàu Cần Giờ thuộc Công ty liên doanh vận tải thủy Sea Sài Gòn, tham
gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu (P&I) tại Bảo Việt Việt Nam theo
đơn bảo hiểm số 5.39.03/04SGPI với thời hạn từ 20.02.2004 tới 20.02.2005
theo Quy tắc của Hội Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự chủ tàu Miền Tây nước
Anh (gọi tắt là Hội West of England – WOE) và bảo hiểm thân tàu theo đơn
số 5.39.03/SG với thời hạn từ 01.01.2004 tới 31.12.2004 theo Quy tắc ITC
1995.
Ngày 28/7/2004, Bảo Việt Việt Nam nhận được công văn của chủ tàu,
thông báo tàu Cần Giờ đã bị Tòa án Tanzania bắt giữ vào ngày 27/7/2004
theo yêu cầu của Công ty Mohamed Enterprises của Tanzania với lý do tàu
Cần Giờ là tài sản của Chính phủ Việt Nam và bị bắt là để đảm bảo cho
khiếu nại mất hàng trong một hợp đồng mua gạo xảy ra từ năm 1999 với
Công ty Thanh Hoà ở Tiền Giang.
Kể từ ngày tàu Cần Giờ bị bắt, Sea Sài Gòn đã áp dụng tất cả các biện pháp
theo con đường ngoại giao, bằng quan hệ hữu nghị và đồng nghiệp, bằng
biện pháp kinh tế và tới cơ quan cao nhất của nước ta - Chính phủ, để can
thiệp giải phóng tàu, nhưng không có hiệu quả. Đến tháng 8/2005, tàu Cần
Giờ mới được giải phóng và theo chủ tàu, vụ việc này đã làm Sea Sài Gòn
thiệt hại trên 1 triệu Đô la Mỹ.
Ngày 21.11.2005, Bảo Việt Việt Nam nhận được Giấy triệu tập của
Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu tham dự phiên tòa vào

ngày 29.11.2005 để nghe thông báo về đơn khởi kiện của Công ty Sea Sài
13
Gòn đối với Bảo Việt Việt Nam về việc bồi thường các chi phí phát sinh
trong thời gian tàu Cần Giờ bị bắt giữ tại Tanzania.
Ngay sau khi nhận được phản ứng của Bảo Việt Việt Nam về việc Sea
Sài Gòn tuyên bố khởi kiện Bảo Việt, phía Sea Sài Gòn đã chuyển lời xin lỗi
và thông báo sẽ rút đơn kiện.
3.2 Nhận xét của nhóm:
Việc tàu Cần Giờ bị Tòa án Tanzania bắt giữ là hoàn toàn trái pháp
luật vì tàu Cần Giờ là tài sản của doanh nghiệp liên doanh và Công ty liên
doanh vận tải thủy Sea Sài Gòn, không phải là người gây ra thiệt hại cho
Công ty Mohamed Enterprises.
Căn cứ vào Quy tắc của WOE, Quy tắc ITC 1995 thì việc tàu Cần
Giờ bị bắt tại Tanzania không thuộc phạm vi bảo hiểm P&I vì chủ tàu không
có lỗi trong việc gây thiệt hại cho Công ty Mohamed Enterprises và không
thuộc phạm vi bảo hiểm thân tàu theo điều khoản bảo hiểm loại trừ rủi ro bắt
giữ nên việc Bảo Việt không đồng ý bồi thường thiệt hại theo đề nghị của
Sea Sài Gòn là hợp pháp.
Tính đến tháng 4/2005, chi phí trả cho luật sư mà Bảo Việt Việt Nam
phải thanh toán là 12.011 Đôla Mỹ. Kết quả tàu Cần Giờ được rời cảng
Tanzania vào ngày 20/8/2005, đã có phần giúp đỡ của các cơ quan, ban
ngành và sự hỗ trợ pháp lý tích cực của luật sư do hội WOE và Bảo Việt
Việt Nam chỉ định.
Trong khoảng thời gian tàu Cần Giờ bị bắt từ 27/7/2004 đến ngày tàu
rời cảng Tanzania 20/8/2005, Bảo Việt Việt Nam vẫn liên tục duy trì bảo
14
hiểm thân tàu và P&I cho tàu, tạo sự tin tưởng tuyệt đối cho Sea Sài Gòn
trong thời điểm khó khăn.
Như vậy có thể nói trong suốt quá trình tàu Cần Giờ bị bắt giữ cho tới
khi được rời cảng Tanzania, Bảo Việt Việt Nam luôn tỏ rõ thiện chí với Sea

Sài Gòn và dành sự giúp đỡ hỗ trợ tốt nhất có thể trong khả năng của một
doanh nghiệp bảo hiểm. Điều đó phần nào giúp Sea Sài Gòn thành công
trong vụ kiện đòi giải phóng tàu Cần Giờ và khắc phục một phần khó khăn
về tài chính khi không may gặp rủi ro.
Vụ việc trên là một kinh nghiệm quý báu để Bảo Việt Việt Nam có
những ứng xử thích hợp để bảo vệ uy tín của mình trên thị trường bảo hiểm
đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt này.
C. KẾT LUẬN
Xã hội ngày càng phát triển cùng với sự phát triển không ngừng của
nền kinh tế thị trường đã góp phần nâng cao đời sống con người, bởi vậy
nhu cầu về bảo hiểm ngày càng gia tăng để hạn chế những thiệt hại về sưc
khỏe, tính mang, tài sản và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức. Do đó, cũng có
không ít những tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm, điều này thúc đẩy các nhà
lập pháp nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa cơ sở pháp lí điều chỉnh việc kinh
doanh bảo hiểm đồng thời cũng yêu cầu các thẩm phán, người làm luật cần
có cái nhìn chính xác khách quan để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể khi
tham gia vào bất kì một hợp đồng bảo hiểm hợp pháp nào.
15
16
17

×