Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Vụ việc tranh chấp hợp đồng bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.36 KB, 14 trang )

Vụ một
Vụ việc tranh chấp hợp đồng bảo hiểm: Vụ kiện giữa nguyên đơn là bà Huỳnh
Thị Thảo và bị đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm Prudential Việt Nam.
Theo đơn khởi kiện, ngày 7.2.2006 bà Thảo mua bảo hiểm nhân thọ (BHNT) của
Prudential VN cho con trai là anh Nguyễn Văn Nghĩa, thời hạn đóng bảo hiểm 15
năm, giá trị hợp đồng 70 triệu đồng cho sản phẩm “Phú tích lũy định kỳ gia tăng”,
kèm theo sản phẩm bổ trợ “chết và tàn tật” là 80 triệu đồng. Bà Thảo đã đóng tiền
được 1 năm (7.590.000 đồng). Tối 05/3/2006, trên đường từ Vĩnh Long về Sa Đéc
(Đồng Tháp), đến cầu Cái Cam (Vĩnh Long) thì Nghĩa bị tai nạn giao thông, tử
vong. Sau đó, bà Thảo yêu cầu công ty bảo hiểm Prudential Việt Nam xem xét,
đền bù quyền lợi bảo hiểm, nhưng công ty đã từ chối không đền bù vì cho rằng hợp
đồng bảo hiểm trước đó đã vô hiệu, không có hiệu lực. Lý do mà công ty bảo hiểm
Prudential Việt Nam đưa ra là trước khi ký hợp đồng bà Thảo đã vi phạm không kê
khai trung thực về sức khỏe của anh Nghĩa. Vì vậy, Prudential Việt Nam chỉ trả lại
số tiền bà Thảo đã đóng. Không chấp nhận, bà Thảo đưa vụ việc ra tòa nhờ phân
xử.
Tháng 8.2008, vụ kiện được Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đưa ra xét xử sơ
thẩm. Tòa sơ thẩm áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm để xem xét vụ kiện. Theo
tòa, hợp đồng BHNT của bà Thảo đã bị vô hiệu vì theo quy định của Prudential
Việt Nam thì bà Thảo phải kê khai đầy đủ, khẳng định rõ “có” hoặc “không” các
câu hỏi trong phần khai chi tiết về sức khỏe, mà cụ thể ở câu số 7(b): bạn đã, đang
có sử dụng ma túy hoặc chất gây nghiện không?, bà Thảo đánh dấu chéo vào ô
"không"; trong khi ngày 18.12.2001, Trung tâm y tế dự phòng Đồng Tháp ra thông
báo anh Nghĩa bị HIV. Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận xét bà Thảo đã vi phạm
phần cam kết, khai không trung thực được quy định tại điều 18, 19 Luật Kinh
doanh bảo hiểm năm 2000 nên tuyên bác yêu cầu của bà Thảo đòi công ty bảo
hiểm Prudential Việt Nam phải bồi thường cho mình số tiền là 150 triệu đồng.

1
Tại phiên tòa phúc thẩm do Tòa án nhân dân tối cao Thành phố Hồ Chí Minh xét
xử thì HĐXX nhận định bà Thảo mua BHNT không phải vì mục đích kinh doanh,


nên đây chỉ là hợp đồng dân sự. Việc Tòa sơ thẩm áp tỉnh Đồng Tháp áp dụng Luật
Kinh doanh bảo hiểm xem xét vụ kiện là không phù hợp. Tòa phúc thẩm cũng cho
rằng, quy định ghi trong hợp đồng “nếu kê khai không trung thực... thì hợp đồng sẽ
vô hiệu” là vi phạm pháp luật. Bởi lẽ, hợp đồng chỉ vô hiệu khi vi phạm các điều
cấm của pháp luật, được quy định trong Bộ luật Dân sự.
Nhận xét của nhóm:
Trong vụ việc tranh chấp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giữa bà Huỳnh Thị Thảo và
công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm Prudential Việt Nam qua hai phán quyết của
Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp và Tòa án Nhân dân TP HCM thì nhóm của
chúng em có một số nhận xét như sau:
Bà Huỳnh Thị Thảo và công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm Prudential
Việt Nam đã giao kết HĐBHNT cho con trai bà là anh Nguyễn Văn Nghĩa. Trong
Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 tại Điều 1 về phạm vi điều chỉnh quy định :
“1. Luật này điều chỉnh tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xác định quyền
và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
2. Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi
và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh.”
Thoạt nhiên lúc đầu ta có thể rất dễ nhầm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà bà Thảo
đã giao kết với công ty bảo hiểm Prudential Việt Nam thuộc phạm vi điều chỉnh
của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 nhưng mà thực chất là không phải.
Chúng ta phải cần hiểu rõ ràng rằng Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 điều
chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty bảo hiểm với các loại hợp đồng
cụ thể. Còn trong vụ việc này hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà bà Thảo đã giao kết
với công ty bảo hiểm Prudential là hợp đồng không hề mang tính chất kinh doanh
nên trước hết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ này mang tính chất dân sự và thuộc đối
tượng điều chỉnh của Luật Dân sự chứ không phải thuộc đối tượng điều chỉnh của
Luật kinh doanh bảo hiểm. Qua đó, ta thấy rằng việc xác định phạm vi thuộc đối
2
tượng điều chỉnh của luật nào cũng dẫn tới cách giải quyết khác nhau của vụ việc.
Vì vậy, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã hiểu và xác định sai đối tượng của vụ

việc thuộc phạm vi điều chỉnh của luật nào. Việc Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp
xác định hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà bà Thảo đã giao kết với công ty bảo
hiểm Prudential Việt Nam trong vụ việc này thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật
Kinh doanh bảo hiểm là hoàn toàn sai. Do đó từ cách xác định sai trên dẫn tới Tòa
án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã áp dụng Luật kinh doanh bảo hiểm để xét xử vụ
việc.
Tuy nhiên thì tới phiên tòa phúc thẩm thì Tòa án nhân dân TP HCM đã xác định
đúng đối tượng trong vụ việc này thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự là
hoàn toàn đúng đắn. Nhóm chúng em hoàn toàn đồng ý với cách xác định này của
phiên tòa.
Hơn nữa, một vấn đề cần đặt ra ở đây là chúng ta sẽ xem xét cụ thể bản hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ này. Theo Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, hợp đồng
BHNT của bà Thảo đã bị vô hiệu vì theo quy định của Prudential Việt Nam thì bà
Thảo phải kê khai đầy đủ, khẳng định rõ “có” hoặc “không” các câu hỏi trong phần
khai chi tiết về sức khỏe, mà cụ thể ở câu số 7(b): bạn đã, đang có sử dụng ma túy
hoặc chất gây nghiện không?, bà Thảo đánh dấu chéo vào ô "không"; trong khi
ngày 18.12.2001, Trung tâm y tế dự phòng Đồng Tháp ra thông báo anh Nghĩa bị
HIV. Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận xét bà Thảo đã vi phạm phần cam kết, khai
không trung thực được quy định tại điều 18, 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm
2000 nên tuyên bác yêu cầu của bà Thảo đòi công ty bảo hiểm Prudential Việt
Nam phải bồi thường cho mình số tiền là 150 triệu đồng hoàn toàn không đúng.
Như đã phân tích ở trên Tòa án đã xác định sai đối tượng của vụ việc thuộc
phạm vi điều chỉnh của Luật kinh doanh bảo hiểm nên không thể căn cứ vào Điều
18 và Điều 19 của Luật này để khẳng định HĐBHNT đó vô hiệu. HĐBHNT trong
vụ việc này thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự nên theo khoản 1 Điều
410 và Điều 127 đến Điều 138 BLDS thì hợp đồng dân sự chỉ bị vô hiệu khi vi
phạm điều cấm của pháp luật; trái đạo đức xã hội; do giả tạo; do người chưa thành
3
niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
xác lập, thực hiện; do bị nhầm lẫn; do bị lừa dối, đe dọa; do người xác lập không

nhận thức được hành vi của mình, do không tuân thủ về hình thức…Xét thấy trong
trường hợp này thì HĐBHNT không thuộc vào một trong các vi phạm trên nên nó
không thể bị vô hiệu như cách khẳng định của HĐXX tại phiên tòa sơ thẩm. Mặc
dù bà Thảo đánh dấu “ không” trả lời câu hỏi “ bạn đã, đang sử dụng ma túy hoặc
chất gây nghiện không?” nhưng bên bảo hiểm cũng phải biết rõ điều đó tất nhiên
họ phải đọc lại, phải kiểm tra lại và trên thực thế thì họ đã chấp nhận và giao kết
hợp đồng.
Hợp đồng BHNT này là hợp đồng dân sự ghi nhận sự thỏa thuận của các
bên. Người mua bảo hiểm phải có nghĩa vụ đóng tiền bảo hiểm đúng kỳ hạn. Bên
bảo hiểm phải đền bù khi các điều kiện bảo hiểm xảy ra như tai nạn, bệnh tật, tử
vong... Các bên phải tuân thủ các điều kiện đã thỏa thuận nhưng các thỏa thuận này
phải tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật Dân sự. Bên cạnh đó, luật quy định
các giao dịch dân sự chỉ vô hiệu khi: vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội, giao
dịch giả tạo... Luật không quy định khi giao kết hợp đồng mà kê khai không đầy đủ
là vô hiệu. Vì vậy, quy định này của hợp đồng là không có giá trị pháp lý.
Ngoài ra thì sự kiện bảo hiểm xảy ra ở đây là việc anh Nghĩa bị chết do tai
nạn giao thông là sự kiện khách quan đúng như theo thỏa thuận bà Thảo và công ty
đã giao kết khi mua sản phẩm bảo hiểm (kèm theo sản phẩm bổ trợ “chết và tàn
tật”). Sự kiện bảo hiểm này không hề liên quan tới sự việc bà Thảo đánh dấu “
không” vào câu hỏi “ bạn đã, đang sử dụng ma túy hoặc chất gây nghiện không?”.
Cần phải khẳng định một điều anh Nghĩa chết vì tai nạn giao thông chứ không phải
anh ý bị chết do bị nhiễm HIV do đã từng sử dụng ma túy hoặc chất gây nghiện. Vì
thế cho nên qua những gì vừa phân tích và căn cứ theo Điều 571 và Điều 575
BLDS năm 2005 và thì công ty bảo hiểm Prudential Việt Nam vẫn phải trả tiền bảo
hiểm cho bà Thảo trong trường hợp này.
4
Vụ hai
VỤ VIỆC: Mới đây, tại TP HCM cũng đã xảy ra một trường hợp tranh chấp về
hợp đồng bảo hiểm giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín và Công ty cổ
phần bảo hiểm AAA mà trong đó, bên nào cũng bảo vệ lý lẽ của mình…

Sự việc bắt đầu từ ngày 11/6/2008, khi Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Tín
ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA để bảo hiểm chiếc xe Mercedes
biển kiểm soát 52P - 1980, với giá trị bảo hiểm là 1,190 tỉ đồng, phí bảo hiểm là
15.446.200 đồng. Hợp đồng này có hiệu lực từ 11 giờ ngày 11/6/2008 và chấm dứt
lúc 11 giờ ngày 11/6/2009. Phạm vi bảo hiểm của chiếc xe Mercedes ấy, gồm:
Đâm, va, lật, đổ, hỏa hoạn, cháy nổ, bão lũ, sụt lở, sét đánh, động đất, mưa đá, mất
toàn bộ xe và tai nạn, rủi ro bất ngờ khác ngoài những điểm loại trừ được nêu trong
đơn bảo hiểm.
Đến 16 giờ ngày 1/8/2008, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện một cơn
mưa. Cũng cần nói thêm rằng trước đó, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn khu
vực Nam bộ dự báo sẽ có mưa lớn bất thường trong 5 ngày đầu tháng 8. Sau cơn
mưa, Công ty Thoát nước đô thị cho biết đã có 54 điểm ngập sâu ở 14 quận, huyện,
cả nội thành lẫn ngoại thành. Tuy nhiên, khác với trận mưa cuối năm 2008 ở Hà
Nội, cơn mưa chiều 1/8/2008 tại TP HCM không được các cơ quan chức năng
thành phố chính thức công nhận là “thiên tai”, và hoàn toàn cũng không mang tính
bất ngờ vì nó đã được dự báo.
16 giờ 30 phút ngày 1/8/2008, mưa làm ngập một số tuyến đường, và nước bắt đầu
tràn vào tầng hầm để xe của trụ sở Ngân hàng Đại Tín, số 75 đường Hồ Hảo Hớn,
phường Cô Giang, quận 1 TP HCM. Đến 17 giờ – nghĩa là 1 tiếng kể từ khi bắt
đầu mưa - nước trong tầng hầm đã dâng lên 0,5 mét. Theo công văn của Ngân
hàng Đại Tín gửi Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, thì: “…Không thể đưa xe ra khỏi
hầm vì mực nước dâng cao và hầm có độ dốc quá lớn”. Khoảng nửa tiếng sau đó,
nước dâng lên hơn 1 mét, hệ thống điện của tòa nhà chìm trong nước. Vẫn theo
5

×