Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng ( trachinotus blochii lacepde, 1801) tại vĩnh hòa nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.14 KB, 45 trang )

i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, bên cạnh nỗ lực học tập và nghiên cứu của bản thân,
tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ , động viên của các tập thể và cá nhân.
Qua đây, tôi xin bày t ỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban Chủ
nhiệm Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Bộ môn Hải sản, đã tạo những điều kiện thuận lợi về kiến
thức chuyên môn và cơ sở vật chất cho tôi thực hiện đề tài này.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân th ành cảm ơn Th.S Nguyễn Địch Thanh đã
định hướng nội dung và tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá tr ình thực hiện đề tài.
Xin được gửi lời cảm ơn tới Th.S Lục Minh Diệp, Th.S Ngô Văn Mạnh, KS Đoàn Xuân
Nam đã hướng dẫn và cho tôi những lời khuyên chân thành. Xin gửi lời cảm ơn tới các bạn
sinh viên K48, K49, K50 thực tập tốt nghiệp và làm việc tại trại thực nghiệm bộ môn Hải sản
– Vĩnh Hòa – Nha Trang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, xin dành sự biết ơn đặc biệt đến gia đình, những người thân và bạn bè đã
luôn động viên, cổ vũ và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
ii
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu … …1
1. Tổng quan tài liệu …… 3
1.1 Tình hình nghề nuôi cá biển ở một số n ước trên thế giới và Việt Nam…………3
1.1.1 Tình hình nghề nuôi cá biển ở một số n ước trên thế giới …… 3
1.1.2 Tình hình nghề nuôi cá biển ở Việt Nam …… 7
1.2 Đặc điểm sinh học cá chim vây v àng …… 9
1.2.1 Hệ thống phân loại …… 9
1.2.2 Đặc điểm hình thái …… 9
1.2.3 Đặc điểm phân bố …… 10
1.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng …… 11


1.2.5 Đặc điểm sinh trưởng …… 11
1.2.6 Đặc điểm sinh sản … …12
1.3 Tình hình nghiên c ứu và sản xuất giống cá chim vây v àng …… 12
1.3.1 Tình hình nghiên c ứu trên thế giới …… 12
1.3.2 Tình hình nghiên c ứu ở trong nước …… 13
1.4 Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái …… 14
1.4.1 Nhiệt độ …… 14
1.4.2 Độ mặn … 15
1.4.3 Mật độ …… 15
1.4.4 pH …… 15
1.4.5 Oxy hòa tan …… 16
1.5 Chuyển đổi thức ăn ở cá …… 16
2. Phương pháp nghiên c ứu … …18
2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghi ên cứu …… 18
2.2 Nội dung nghiên cứu …… 18
2.3 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .…… 18
2.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm …… .19
2.4.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi thức ăn …… 19
iii
2.4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của khẩu phần ăn …… 21
2.4.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của độ mặn …… 23
2.5 Phương pháp thu th ập số liệu …… 24
2.6 Phương pháp xử lý số liệu …… 25
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận …… 26
3.1 Nguồn gốc của ấu trùng thí nghiệm …… 26
3.2 Các thông số môi trường trong các thí nghiệm …… 26
3.3 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi thức ăn …… 27
3.4 Ảnh hưởng của khẩu phần ăn …….32
3.5 Ảnh hưởng của độ mặn …….34
4. Kết luận và ý kiến đề xuất …….38

4.1 Kết luận …….38
4.2 Ý kiến đề xuất …….38
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
trang
Bảng 1.1 Sản lượng nuôi trồng thủy sản của 10 quốc gia h àng đầu 4
Bảng 3.1 Các thông số môi tr ường thí nghiệm 26
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim 27
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của khẩu phần ăn 36
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh tr ưởng và tỷ lệ sống 34
Bảng 3.5 Thời gian ấu trùng chết toàn bộ ở những nghiệm thức 5 ‰ – 20 ‰ 35
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Cá chim vây vàng 10
Hình 1.2 Bản đồ phân bố của cá chim vây vàng trên thế giới 11
Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 18
Hình 2.2 Sơ đồ khối thí nghiệm ảnh h ưởng của thức ăn 19
Hình 2.3 Sơ đồ khối thí nghiệm ảnh h ưởng của khẩu phần ăn 21
Hình 2.4 sơ đồ khối thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn 23
Hình 3.1 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi thức ăn 28
vi
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ V À CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Thuật ngữ:
Chuyển đổi thức ăn _Weaning: Luyện ăn cho quen, đây là quá trình một động vật
phụ thuộc trực tiếp hay dán tiếp v ào mẹ của nó (ví dụ túi no ãn hoàng) về thức ăn hay
bảo vệ đến một thời điểm cuối c ùng. Trong nuôi tr ồng thủy sản, thuật ngữ n ày cũng
được dùng liên quan đến giai đoạn chuyển tiếp từ cho ăn thức ăn tươi sống đến cho ăn
thức ăn chế biến đối với cá bột.
Ký hiệu viết tắt:

DLG (mm/ ngày): tốc độ sinh trưởng tuyệt đối tính theo chiều d ài.
DWL ( g/ ngày): tốc độ sinh trưởng tuyệt đối tính theo khối l ượng.
CV (%): tỉ lệ cá vượt đàn.
TLS (%): tỷ lệ sống.
FCR: hệ số chuyển đổi thức ăn.
DO ( mg/L): hàm lư ợng oxy hòa tan.
1
MỞ ĐẦU
Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepde, 1801) là đối tượng nuôi mới có giá trị
kinh tế cao đang được thị trường các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng
Kông…ưa chuộng. Hiện nay giá thu mua cá chim vây vàng tại các lồng bè dao động từ
120.000 -170.000 đồng/ kg. Đây là loài dễ nuôi, phổ thức ăn rộng có thể sử dụng các lo ài cá
tạp hoặc thức ăn công nghiệp để nuôi nên rất thích hợp với điều kiện tự nhi ên, môi trường và
khả năng kinh tế của nhiều hộ gia đình ở nước ta. Do đó khả năng phát triển nuôi th ương
phẩm cá chim vây vàng trong ao đất và lồng bè trên biển rất lớn.
Trong những năm trở lại đây, nghề nuôi tôm n ước ta gặp nhiều khó khăn do chất l ượng
môi trường suy giảm, dịch bệnh thường xuyên bùng phát, mức độ rủi ro trong nuôi tôm ng ày
càng cao nên gây ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế và việc làm của nhiều hộ dân. Do đó
nhiều đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao trong đó có các loài cá biển, thích hợp với điều
kiện tự nhiên của nước ta đã được đưa vào sản xuất, từng bước thay thế cho con tôm nhằm đa
dạng hóa đối tượng nuôi, tạo công ăn việc l àm và tăng thu nhập cho người dân vùng ven biển.
Tuy nhiên, hiện nay lượng con giống các loài cá biển sản xuất trong nước còn ít và không ổn
định nên vẫn phải phụ thuộc vào nguồn tự nhiên và nhập khẩu từ nước ngoài. Cá chim vây
vàng tuy cũng là loài cá dữ song trong quá trình ương giống không xảy ra hiện t ượng ăn thịt
lẫn nhau nên tỷ lệ sống của ấu tr ùng cá chim lớn hơn các loài cá khác, lượng con giống sản
xuất ra nhiều và ổn định nên có thể đáp ứng được nhu cầu về con giống của ngưởi nuôi. Bên
cạnh đó, thịt của cá chim vây vàng thơm ngon, dễ chế biến, có khả năng xuất khẩu dưới dạng
thịt phi lê với số lượng lớn. Mặt khác, bên cạnh nuôi ở lồng bè trên biển thì cá chim vây vàng
có khả năng thích ứng cao khi nuôi trong các ao đất có độ mặn tương đương với độ mặn nước
biển. Từ đó, việc mở rộng diện tích đặc biệt l à tận dụng những diện tích nuôi tôm kém hiệ u

quả để nuôi cá chim vây vàng là một hướng đi mới có nhiều triển vọng nhằm từng bước sử
dụng hợp lý nguồn t ài nguyên thiên nhiên, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản, tạo
việc làm, nâng cao thu nh ập cho người dân và phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương
ven biển như Khánh Hòa…
Cũng giống như các loài cá biển khác trong quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chim
vây vàng phải sử dụng một lượng lớn thức ăn tươi sống đặc biệt là Artemia trong giai đoạn
dinh dưỡng ngoài và thức ăn tổng hợp trong quá tr ình ương nuôi từ 30 đến 60 ngày tuổi; cũng
như phụ thuộc vào độ mặn của nước biển để ương nuôi ( > 30‰) đã làm cho giá thành c ủa
con giống sản xuất ra còn cao và chưa chủ động trong sản xuất.
2
Từ những thực tế nêu trên, được sự nhất trí của Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại
học Nha Trang tôi thực hiện đề t ài “Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến tốc độ sinh
trưởng và tỷ lệ sống của ấu tr ùng cá chim vây vàng ( Trachinotus blochii Lacepde, 1801)
tại Vĩnh Hòa – Nha Trang”.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định thời điểm chuyển đổi thức ă n, khẩu phần cho ăn và độ
mặn thích hợp nhất để rút ngắ n thời gian sử dụng Artemia, sử dụng hợp lý thức ăn tổng hợp
và nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng trong quá trình ương nuôi.
Đề tài thực hiện với ba nội dung chính:
- Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi thức ăn đến sự sinh tr ưởng và tỷ lệ sống của
ấu trùng cá chim vây vàng.
- Ảnh hưởng của khẩn phần ăn đến tốc độ tăng tr ưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây
vảng từ 30 – 60 ngày tuổi.
- Nghiên cứu tác động của độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng.
Vì thời gian, kinh nghiệm v à năng lực của bản thân c òn hạn chế, tài liệu tham khảo
không nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót khi thực hiện đề t ài này. Kính mong s ự
đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn đọc để báo cáo được hoàn thiện hơn.
3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình nghề nuôi cá biển ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam.
1.1.1 Tình hình nghề nuôi cá biển ở một số nước trên thế giới.

Sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi thủy sản được bắt đầu những năm thập ni ên
1970. Đến nay, nghề nuôi thủy sản tiếp tục phát triển đa dạng với quy mô, hình thức và mức
độ chuyên môn hóa khác nhau . Nếu như năm 1970 tốc độ tăng trưởng hàng năm về sản lượng
là 3,9%, thì năm 2006 tốc độ tăng trưởng là 36%. Trên thế giới, châu Á là khu vực có sản
lượng nuôi trồng lớn nhất, chiếm 89% tổng sản l ượng và 77% tổng giá trị sản phẩm nuôi
trồng thủy sản thế giới (năm 2006). Cũng trong năm này, tổng sản lượng thủy sản thế giới l à
51 triệu tấn và sản lượng khai thác là 92 triệu tấn . Trong số đó, Trung Quốc chiếm 66,7%
tổng sản lượng nuôi, các nước châu Á khác chiếm 22,8%, v à các nước khác ở châu Âu, châu
Mỹ, châu Úc… chiếm 10,5%. Mười nước đứng đầu thế giới về sản l ượng nuôi trồng thủy sản
theo thứ tự gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, I ndonesia, Bangladesh, Nh ật Bản,
Chi Lê, Na Uy và Mỹ. Năm 2006, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam l à 1,67 triệu
tấn, đứng thứ 3 thế giới [ 13].
Bảng 1.1 Sản lượng nuôi trồng thủy sản của 10 quốc gia h àng đầu thế giới [8][13].
Sản lượng (tấn)
Tốc độ tăng
trưởng năm (%)
TT
Quốc gia
2002
2004
1
Trung Quốc
27.767.251
30.614.968
5,0
2
Ấn Độ
2.187.189
2.472.335
6,3

3
Việt Nam
703.041
1.198.617
30,6
4
Thái Lan
954.567
1.172.866
10,8
5
Indonesia
914.071
1.045.051
6,9
6
Bangladesh
786.604
914.752
7,8
7
Nhật Bản
826.715
776.421
-3,1
8
Chi Lê
545.655
674.979
11,2

9
Na Uy
550.209
637.993
7,7
10
Mỹ
497.346
606.549
10,4
Sản lượng của 10 nước
35.732.648
40.114.531
6,0
Sản lượng của các nước khác
4.650.830
5.353.825
7,3
Tổng sản lượng
40.383.471
45.468.356
6,1
4
Nghề nuôi cá biển xuất khẩu chỉ mới thực sự phát triển v ào những năm 80 của thế kỷ
XX, nhưng đã đạt được những thành tựu to lớn và trở thành một hướng đi mới đầy triển vọng
trong ngành nuôi trồng thủy sản của thế giới nói chung v à nhiều quốc gia nói riêng. Nuôi cá
biển đang thực sự phát triển mạnh ở các n ước thuộc khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Tây Âu,
Nam Mỹ, Địa Trung Hải, và Bắc Mỹ. Các đối tượng được nuôi chủ yếu là cá hồi, cá tráp, cá
chẽm, cá mú, cá măn g và nhiều đối tượng mới có giá trị kinh tế cao đang đ ược nghiên cứu sản
xuất giống nhân tạo v à nuôi thương phẩm…Dưới đây là tình hình phát triển và những thành

tựu đã đạt được trong nuôi cá biển của một số quốc gia tr ên thế giới.
Trung Quốc là nước có lịch sử nuôi trồng thủy sản lâu đời , tuy nhiên nuôi cá bi ển ở
nước này chỉ mới chú trọng trong những năm 80. Với những bước tiến nhảy vọt, chỉ sau thập
kỷ 90 họ đã có những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực n ày và trở thành cường quốc có sản
lượng nuôi cá biển số một thế giới. Sau 10 năm Trung Qu ốc đã tăng sản lượng nuôi cá biển
lên 5 lần, từ 101.000 tấn ( năm 1990) l ên 503.000 tấn (năm 1999). Sản lượng cá biển nuôi của
Trung Quốc chiếm 20,5% tổng s ản lượng cá biển nuôi thế giới v à mục tiêu chính của nghề
nuôi cá biển của nước này là phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa [13]. Kỹ thuật sản xuất giốn g cá
biển nhân tạo ở Trung Quốc đ ã được bắt đầu từ những năm 1950 v à thực sự phát triển mạnh
vào những năm 1980. Tính đến năm 2000, Trung Quốc đ ã sản xuất thành công con giống
nhân tạo của 54 loài thuộc 24 họ cá biển với số l ượng lớn đáp ứng cho nhu cầu nuôi th ương
phẩm. Số lượng sản xuất hàng năm khoảng 10 tỷ con giống cá biển các loại v à tập trung chủ
yếu vào các loài có giá tr ị kinh tế như cá mú (Epinephelus spp), cá hồng (Lutjanus spp),
yellowfin puffer (Takifugu xanthopterus ), large yellow croaker ( Pseudosciaena crocea ),
Japanese sea perch ( Lateolabrax japonicus ), Japanese flounder ( Paralichthys olivaceus ), cá
đù đỏ (Sciaenops ocellatus), cá tráp đỏ (Pagrus major), cá chẽm (Lates calcarifer), cá đối
(Mugil cephalus), cá măng (Chanos chanos)[8].
Na Uy là cường quốc nuôi cá biển nổi tiếng trong 2 thập kỷ vừa qua v à là nước xuất
khẩu cá biển nuôi số 1 thế giới. Từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ tr ước, Na Uy đã xác
định nuôi cá biển xuất khẩu là mũi nhọn của kinh tế đất n ước. Mọi nguồn lực kinh tế v à trí tuệ
được tập trung cho lĩnh vực n ày. Họ đã chọn cá hồi Đại Tây Dương là đối tượng ưu tiên phát
triển. Sau 20 năm, Na Uy đ ã đạt tới đỉnh cao trong công nghệ về nuôi cá biển. Người ta còn
đánh giá cao rằng, mô hình nuôi cá biển trong lồng của Na Uy l à mô hình nuôi của thế kỷ này.
Để đạt được 420 nghìn tấn cá biển nuôi và giá trị 1,35 tỷ USD (năm 2000), Na Uy đã kiên trì
phấn đấu trong suốt 20 năm. Các mô hình nuôi cá bi ển ở Na Uy là nuôi trong lồng đơn hình
tròn là chính, ngoài ra còn nuôi trong các l ồng hình chữ nhật xếp thành từng khối hay nuôi
5
trong bể bê tông xây ở sát bờ biển. Điều đáng chú ý là mặc dù nuôi cá ở quy mô công nghiệp
tập trung cao độ, nh ưng về cơ bản vẫn giữ được độ trong sạch cho môi tr ường nước biển ở
các khu vực nuôi tập trung. Đây l à điều rất đáng quan tâm. Ngo ài ra, trong suốt 20 năm nuôi

liên tục nhưng chưa có đợt dịch bệnh nào gây tổn hại lớn cho cá nuôi. Sản l ượng tăng lên liên
tục. Mục tiêu của nghề nuôi cá biển Na Uy l à xuất khẩu. Hầu hết các sản phẩm d ành cho xuất
khẩu. Theo kế hoạch phát triển nuôi cá biển của Na Uy tới năm 2010, sản l ượng cá hồi Đại
Tây Dương sẽ đạt 1 triệu tấn, sản l ượng cá tuyết Đại Tây D ương sẽ đạt 500 nghìn tấn [13].
Đài Loan Là quốc gia đạt được nhiều thành tích nuôi cá bi ển xuất khẩu của khu vực
với lịch sử phát triển hơn 300 năm. Đến nay họ nuôi nhân tạo đ ược hơn 20 loài cá biển, trong
đó có nhiều loài có giá trị xuất khẩu rất cao như cá mú, cá hồng, cá chẽm…Họ không chỉ xuất
khẩu cá nuôi thương phẩm, mà còn xuất cả cá bố mẹ, cá giống, thức ăn cho cá, các máy móc,
thiết bị phục vụ nuôi cá, chuyển giao công nghệ nuôi cá v à liên doanh với nước ngoài trong
lĩnh vực nuôi cá biển. Nh ìn chung, trình độ khoa học công nghệ về nuô i cá biển của Đài Loan,
tuy chưa bằng Nhật Bản, nhưng cũng vào hàng tiên tiến ở khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương. Sản lượng cá biển nuôi của Đ ài Loan không nhiều, khoảng 100 ngh ìn tấn/năm, sản
phẩm có giá trị xuất khẩu chỉ khoảng 1/3. Đối tượng cá biển nuôi ở Đài Loan khá phong phú.
Các loài cá biển nuôi có giá trị xuất khẩu cao trước hết là cá chẽm (Lates calcarifer), đạt sản
lượng ổn định 10 ngh ìn tấn/ năm (1996). Họ xuất khẩu chủ yếu l à cá sống sang thị trường
Hồng Kông, Singapo, Nhật Bản…C á mú đen (Acanthopagrus macrocephalus ) được nuôi
rộng rãi với sản lượng 7.000 tấn (1996). Đây l à sản phẩm xuất khẩu rất quan trọng. Giá cá
sống 8 - 9 USD/kg. Cá mú (Epinephelus spp.) là những loài cá nuôi có giá tr ị kinh tế cao, sản
lượng 2.000 – 4.000 tấn/ năm. Giá cá sống 20 – 22 USD/ kg. Ngoài ra, họ còn nuôi cá hồng
(Lutjanidae), sản lượng 190 tấn, cá tráp đỏ (Pagrus major) 110 tấn, cá trác vàng (Sparidae)
1.133 tấn (1996). Các loài này đều có giá trị xuất khẩu cao [8;11;13].
Mãi đến năm 1986, Hy Lạp mới thí nghiệm nuôi nhân tạo hai loài cá Vược Địa Trung
Hải đang có nhu cầu rất cao ở thị tr ường Italia. Họ dự đoán rằng 2 lo ài cá này đã bị khai thác
kiệt quệ và trong tương lai có nhu c ầu tiêu thụ ngày càng tăng không ch ỉ ở Italia mà còn ở
Pháp, Đức, Tây Ban Nha Hai đối tượng được chọn nuôi là cá vược châu Âu (Dicentrachus
labrax) và cá tráp vàng (Sparus aurata) theo tỷ lệ tương ứng là 52% và 48%. Do ngay t ừ đầu
nghề nuôi cá đã theo phương thức công nghiệp, nuôi bằng lồng biển, thức ăn tổng hợp, chất
lượng cao, phòng trừ bệnh tốt nên sản lượng tăng nhanh. Sản lượng cá nuôi của Hy Lạp tăng
nhanh từ con số 0 năm 1986 l ên 21 nghìn tấn (1996) và 28 nghìn tấn (1997). Chỉ sau 10 năm,
Hy Lạp từ chỗ không có nghề nuôi cá biển, đ ã trở thành quốc gia nuôi cá biển xuất khẩu lớn

6
nhất khu vực Địa Trung Hải và dẫn đầu châu Âu về sản xuất cá vược. Hiện nay, Hy Lạp có
220 cơ sở sản xuất cá vược.Trong đó, gần một nửa tự sản xuất đ ược con giống nhân tạo. Tất
cả các cơ sở sản xuất đều là tư nhân và là thành viên c ủa “Liên hiệp nuôi trồng hải sản Hy
Lạp”. Nuôi cá vược xuất khẩu nhanh chóng trở th ành lĩnh vực sản xuất mũi nhọn của nghề cá
Hy Lạp. Xuất khẩu đạt 140 triệu USD năm 1997. Chính kết quả n ày đã thúc đẩy phong trào
nuôi cá Vược xuất khẩu lan ra nhanh chón g khắp các nước quanh khu vực Địa Trung Hải. Hy
Lạp vốn không có truyền thống về nuôi cá biển nhưng nhờ tiếp cận kỹ thuật sản xuất con
giống rất tiến bộ của Pháp, Italia, Anh, NaUy, Nhật Bản trong lĩnh vực nuôi cá biển, n ên Hy
Lạp nhanh chóng nắm bắt được các thành tựu mới này. Chỉ sau thời gian ngắn, họ đã thành
công trong khâu cho cá sinh s ản nhân tạo, sản xuất đ ược cá giống có chất l ượng cao. Còn thiết
bị lồng nổi và các máy móc khác họ nhập khẩu của Nhật Bản, NaU y. Công nghiệp nuôi cá
biển phát triển nhanh chóng trở th ành lĩnh vực sản xuất lớn của Hy Lạp. Năm 2000, Hy Lạp
đưa sản lượng nuôi cá biển lên 79 nghìn tấn giá trị 491 triệu USD, trở th ành hiện tượng mới
trong lĩnh vực nuôi cá biển không chỉ ở châu Âu m à còn trên phạm vi thế giới. Thành công
của Hy lạp đã thúc đẩy nghề nuôi cá biển trong tất cả các quốc gia ven Địa Trung Hải. Ngay
những quốc gia Hồi giáo rất thờ ơ với hải sản cũng phát triển mạnh nghề nuôi cá biển trong
lồng khắp xung quanh Địa Trung Hải. Mục tiêu của Hy Lạp là nuôi cá biển xuất khẩu với hơn
70% sản lượng được xuất khẩu sang Italia, Pháp, Đức, Tây Ban Nha [13].
Ở Australia, nuôi trồn g thủy sản phát triển khá nhanh. Các đối tượng cá biển nuôi
chính là cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), cá ngừ vây xanh (Thunnus maccoyii), cá chẽm
(Lates calcarifer); gần đây một số đối tượng mới được phát triển nuôi nh ư: cá mulloway
(Argyrosomus japonicus ), cá tráp đỏ (Pagrus auratus), cá cam (Seriola lalandi) và cá mú
(Epinephelus coioides, Cromileptes altivelis ); hệ thống nuôi cá biển chủ yếu ở Australia là
lồng nổi, ao và nuôi nước chảy. Sản lượng cá biển năm 2000 của n ước này đạt gần 20.000 tấn,
giá trị trên 170 triệu USD. Tuy nhiên nuôi lồng trên biển hiện cũng đang gặp một số khó khăn
về kiểm soát địch hại như: hải cẩu, cá mập và sứa…[8].
Ở Indonesia các đối tượng cá biển có giá trị kinh tế cao nh ư cá mú cọp (E.
fuscoguttatus) và cá mú chuột đang được tập trung đầu tư nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo
và nuôi thương ph ẩm. Hiện nay, nguồn giống cá mú sản xuất ra h àng năm không những đủ

cung cấp cho nhu cầu nuôi trong n ước mà còn xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực,
sản lượng cá mú nuôi năm 2000 đạt 7.670 tấn [8;11].
7
Ở Thái Lan, các đối tượng cá biển nuôi chính l à cá chẽm (L. calcarifer), cá mú
(Epinephelus spp), cá hồng (Lutjanus spp) và cá măng (Chanos chanos), cá giống được ương
trong bể xi măng, ao, đăng hoặc lồng nổi từ cỡ 20 – 30 mm lên cỡ 80 – 100 mm trước khi
nuôi thương phẩm. Giai đoạn nuôi th ương phẩm cá chẽm, cá măng đ ược nuôi trong ao, đăng
hoặc lồng, cá mú hầu hết l à nuôi bằng lồng nổi cỡ nhỏ (3x3x3m hoặc 4x 4x3m), thức ăn sử
dụng là cá tạp. Nguồn giống cá chẽm nuôi đ ược cung cấp từ các trại sản xuất giống trong
nước với số lượng khoảng 100 triệu con giống mỗi năm. Trong khi đó, con giống của các lo ài
cá mú, cá hồng, cá măng giống chủ yếu đ ược thu từ tự nhiên hoặc nhập khẩu. Thái Lan đ ã sản
xuất được giống nhân tạo các lo ài này nhưng không đ ủ cung cấp cho ng ười nuôi. Sản lượng
cá chẽm nuôi của Thái Lan năm 2000 l à 7.670,6 tấn đạt 17.356.000 USD và cá mú là 1.347,8
tấn, giá trị 7.975.000 USD. Tuy nhi ên, khó khăn lớn nhất của nghề nuôi cá biển Thái Lan hiện
nay là thị trường hẹp, thiếu con giống, dịch bệnh v à chi phí thức ăn cao [8;13].
Qua trên ta có thể thấy, nghề nuôi cá biển trên thế giới phát triển với quy mô, mức độ
thâm canh và trình độ áp dụng khoa học kỹ khác nhau nhưng đều thể hiện được xu hướng
phát triển của lĩnh vực này trên thế giới. Điều này mở ra một hướng đi mới cho việc giảm áp
lực lên ngành khái thác cá biển thế giới, duy tr ì nguồn lợi và sản lượng cung cấp cho thị
trường đồng thời góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái biển.
1.1.2 Tình hình nuôi cá biển ở Việt Nam.
Trước đây việc nuôi 1 số lo ài cá biển như cá đối, cá vược, cá chày chủ yếu theo
phương thức quảng canh và nuôi ghép với tôm, cua, rong biển đ ã được tiến hành ở nhiều vùng
ven biển miền Bắc. Đã từng có đề tài nghiên cứu nuôi cá đối mục. Tuy nhi ên, chỉ dựa vào con
giống tự nhiên lấy theo nước thuỷ triều và không cho thêm thức ăn nên sản lượng rất thấp và
không có hiệu quả. Ở miền Trung, nhiều v ùng nhân dân đã vớt giá cá măng biển, cá chình tự
nhiên vào nuôi trong ao đ ầm. Ở các tỉnh ven biển miền Nam nhiều n ơi cũng nuôi cá chẽm lấy
giống từ tự nhiên. Mô hình nuôi cá biển hiện đại cũng xuất hiện khá sớm ở v ùng biển Bán đảo
Sơn Trà (Đà Nẵng) vào đầu thập kỷ 90 với việc Sea prodex Đà Nẵng liên doanh với Nhật Bản
nuôi cá cam trong l ồng. Con giống khai thác tự nhi ên được nuôi trong các lồng nổi tới khi đạt

kích thước thương phẩm rồi xuất sang Nhật Bản. Thức ăn tinh cũng đem từ Nhật Bản sang.
Gần đây, Đài Loan cũng đem kỹ thuật hiện đại nuôi cá song, cá mú trong lồng nổi sang thực
hiện ở vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu. Do thị trường Hồng Kông, Trung Quốc v à Nhật Bản có
nhu cầu cao về cá sống rạn san hô, phong tr ào nuôi cá lồng trên biển gần đây phát triển ào ạt ở
vùng biển Quảng Ninh và Cát Bà (Hải Phòng). Theo số liệu đã công bố, riêng tỉnh Quảng
8
Ninh đã có 1.200 lồng nuôi cá biển. Phong trào nuôi cá chình trong l ồng gần đây phát triển
rầm rộ ở tỉnh Phú Yên [13].
Theo Nguyễn Trọng Nho và ctv (2000) số lượng lồng nuôi trên biển tăng gấp 10 lần.
Năm 1998 có trên 10.000 l ồng, trong đó hơn 6000 được đặt ở ven biển Nha Trang v à Vịnh Hạ
Long chiếm diện tích xấp xỉ khoảng 150 ha. Số lượng cá và động vật thân mềm đạt 540 tấn,
giá trị hơn 1 tỷ đồng. Hầu hết các lồng n ày do tư nhân quản lý [9].
Năm 1994, Viện Hải Dương Học đã ngiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản v à
sản xuất thành công giống nhân tạo 2 loài cá ngựa : Cá Ngựa Đen (Hippocampus kuda ) và Cá
Ngựa 3 chấm (H . trimaculatus)[6].
Năm 1994 -1995, Viện Nghiên Cứu Hải Sản – Hải Phòng đã nghiên cứu sản xuất
thành công giống cá Mú Mỡ (Epinphelus tauvina), Cá Mú Đen (Epinphelus malabaricus ) tại
Vịnh Hạ Long. Kết quả sau 3 tháng ương nuôi đạt chiều dài 13 cm tương ứng với khối lượng
50g [5].
Năm 2001, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sả n I đã nghiên cứu cho sinh sản nhân
tạo thành công loài Cá Giò ( Rachycentron canadum ) [5].
Năm 2002 -2004, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Thủy sản _ Nha Trang
đã nghiên cứu sinh sản nhân tạo, ương giống và nuôi thương phẩm thành công 2 loài : C á
chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) và Cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis
Cuvier&Valencienes, 1828 ) [ 8;9;11].
Năm 2008 – 2009, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang đã nghiên
cứu sinh sản nhân tạo th ành công hai đối tượng cá biển mới là cá hồng bạc ( Lutjanus
argentimaculatus) và cá chim vây vàng ( Trachinotus blochii ). Điều này đã mở ta một hướng
đi mới cho nghề nuôi cá biển của Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng nh ằm đa dạng
hóa đối tượng nuôi.

Nghề nuôi cá biển của Việt Nam p hát triển muộn hơn so với các quốc gia trên thế giới
và khu vực. Trong thời gian qua, nhờ mở cửa thị tr ường nghề nuôi cá biển Việt Nam có điều
kiện tiếp xúc với trình độ khoa học công nghệ của thế giới. Do đó diện tích mặt n ước, số
lượng lồng bè, đối tượng nuôi và sản lượng cá biển nuôi không ngừng tăng l ên. Tuy nhiên, sự
9
phát triển nghề nuôi cá biển ở n ước ta còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch và chưa có sự
quản lý chặt chẽ của các c ơ quan chức năng. Số lượng con giống của một số đối t ượng nuôi
sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi nên còn phải nhập từ các
nước trong khu vực như Thái Lan, Đài Loan, Indonesia… việc thiếu hụt con giống n ày đã đẩy
chi phí sản xuất lên cao và khó quản lý vấn đề lây lan dịch bệnh .
1.2 Đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng.
1.2.1 Hệ thống phân loại
Ngành: Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
H ọ: Carangidae
Gi ống: Trachinotus
Loài: Trachinotus blochii (Lacepède, 1801)
Tên tiếng việt: cá chim vây vàng, cá sòng mũi hếch, cá chim trứng
Tên Tiếng Anh: Snub-noes pompano, Longfin pompano[ 5].
1.2.2 Đặc điểm hình thái.
Cơ thể cá có hình bầu dục, cao và dẹp bề ngang, chính giữa l ưng hình vòng cung. Trên
đường bên vẩy sắp xếp thành hàng có khoảng 135 – 136 cái, chiều dài so với chiều cao 1,6 –
1,7 lần. Đầu cá nhỏ, chiều cao của đầu lớn h ơn chiều dài đầu. Cuống đuôi ngắn và dẹp. Chiều
dài của đầu so với môi 5,1 – 6,2 lần, so với đường kính mắt 3,9 – 4,3 lần. Hốc mắt hẹp phía
trước, màng mỡ mắt không phát triển. Miệng tù và chếch, xương hàm trên l ồi, hàm trên và
hàm dưới có răng cưa nhỏ, răng phía sau thoái hóa. Mặt trên lưỡi và môi có nhiều gai thịt,
không có răng ở lưỡi. 2 lỗ mũi nằm gần nhau và ở môi trên. Mép phía trước xương nắp mang
có dạng hình cung tương đối lớn, mép sau cong. Xương nắp mang sau phía sau trơn, màng
nắp mang tách rời, mỗi tia mang có 8 – 9 tơ mang ngắn. Đầu và thân có màu trắng bạc, đỉnh

đầu có màu xanh xám. Ở những cá thể trưởng thành thỉnh thoảng có màu vàng cam đặc biệt
trên cơ thể nhất là vùng miệng và nửa sau của thân. Phần đầu không có vảy, cơ thể có nhiều
vảy nhỏ dính vào dưới da [ 5;17;19 ].
Công thức vây: D.V – VI, I + 18 – 19; A.II, I + 16 – 17; P.I + 17 – 18; G.R 6 – 7 + 8 – 9
10
Phía trước đường bên có hình cung khá l ớn, trên đường bên vảy không có gờ. Vây
lưng thứ 1 hướng về phía trước, gai bằng và có 5 – 6 gai ngắn. Ở cá giống giữa các gai có
màng liền nhau, cá trưởng thành màng thoái hóa thành nh ững gai tách rời nhau. Vây l ưng thứ
2 có 1 gai và 19 – 20 tia vây, phần trước của vây kéo dài hình lưỡi liềm. Tia vây dài nhất gấp
chiều dài của đầu 1,2 – 1,3 lần. Vây hậu môn có 1 gai v à 17 – 18 tia vây, phía trước có hai gai
ngắn. Vây hậu môn và vây lưng thứ 2 hình dạng giống nhau, màu cam sẫm. Vây ngực tương
đối ngắn, rộng, màu tối đen. Đuôi xẻ thùy, vây đuôi hình lưỡi liềm. Lưng màu xanh xám,
bụng trắng bạc, mình không có vân đen, vây lưng màu ánh b ạc, rìa vây màu tro đen, vây hậu
môn hơi vàng, vây đuôi màu tro.
Hình 1.1 Cá chim vây vàng
1.2.3 Đặc điểm phân bố.
a. Phân bố theo vùng địa lý.
Cá chim vây vàng phân b ố rộng khắp các vùng biển nước ấm, giới hạn trong vùng
biển nhiệt đới và cận nhiệt đới 32
0
N – 32
0
S [17]. Chúng sống ở vùng biển mở và tìm thấy ở
Ấn Độ Dương, các vùng biển khác của Thái B ình Dương, Indonesia, từ phía nam Nhật Bản
tới phía bắc Australia , phía đông của cảng Samoa Tonga và quần đảo Murshall [ 17].
Cá chim vây vàng còn phân b ố nhiều ở Trung Quốc, Đ ài Loan, Philippine. Ở Trung
Quốc, chúng phân bố nhiều ở v ùng biển Đông Hải, Hoàng Hải, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải
Nam, Phúc Kiến [20].
Ở nước ta cũng tìm thấy cá chim vây vàng ở vùng biển phía Bắc [ 5].
b. Phân bố theo vùng sinh thái.

Cá chim vây vàng là loài cá nước ấm, có tập tính di c ư, chúng sống ở tầng giữa và
tầng mặt. Ở giai đoạn cá giống, sau m ùa đông hàng năm cá thư ờng tập trung thành từng đàn
lớn sống ở trong các vũng, vịnh, v ùng gần cửa sông. Theo Potonetal (1989) cá trư ởng thành
sống ở vùng cát hoặc gần vùng rạn san hô, độ sâu dưới 7 m [14]. Ngoài ra cá giống thường
thấy sống ở vùng cát hoặc gần vùng đất cát sét [ 17].
11
Cá chim vây vàng là đối tượng sống rộng muối, phạm vi thích hợp từ 3 - 33‰ , dưới
20‰ cá sinh trưởng nhanh, trong điều kiện độ mặn cao cá sinh tr ưởng chậm. Nhiệt độ thích
hợp cho cá chim vây vàng là 16 – 36
o
C, sinh trưởng tốt nhất trong khoảng 22 – 28
o
C. Khả
năng chịu đựng biến đổi nhiệt độ kém , ban đêm nhiệt độ xuống cá không ngừng b ơi nhanh.
Hàng năm, cuối tháng 12 đến đầu tháng 3 năm sau l à thời kỳ qua đông, cá không ăn. Thông
thường khi nhiệt độ xuống d ưới 16
o
C cá chim ngừng bắt mồi, nhiệt độ thấp nhất m à cá chịu
đựng là 14
o
C, nếu ở mức nhiệt độ n ày quá 2 ngày cá ch ết. Oxy hòa tan thấp nhất 2,5 mg/lít
[5].
Theo Bianchi ( 1985), cá chim trưởng thành sống đơn độc, riêng lẻ, chúng thích sống
trong những vùng nước sạch sẽ gần những rạn san hô v à núi đá ngầm. Nơi có độ mặn 30 –
32‰, nhiệt độ 29 – 31
0
C, oxy hòa tan 4 – 6 ppm, pH 7,4 – 7,8 là phù hợp với chúng [5].
Hình 1.2 Bản đồ phân bố của cá chim vây v àng trên thế giới.
(Phần màu đỏ thể hiện sự phân bố của cá chim vây v àng) [5]
1.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng.

Cá chim vây vàng là loài cá ăn tạp thiên về động vật, có thể kiếm thức ăn ở trong cát,
cá trưởng thành có thể bắt những động vật vỏ cứng như : ngao, cua, ốc. Khi mới nở ấu tr ùng
cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Giai đoạn cá giống thức ăn chủ yếu là luân trùng (Rotifer),
ấu thể Copepoda, Artemia . Thức ăn chính của cá trưởng thành là các loại tôm cá nhỏ phù hợp
với cỡ miệng của chúng . Trong điều kiện ương nuôi, thức ăn của cá giai đoạn sau khi ăn
Artemia là cá tạp xay nhỏ, tôm tép băm nhỏ hoặc thức ăn viên công nghiệp. Cá nuôi thương
phẩm trong ao đất hay lồng b è được cho ăn chủ yếu l à cá tạp hoặc thức ăn công nghiệp . Ở
điều kiện môi trường nước bình thường cá chim vây vàng có cường độ bắt mồi thay đổi theo
nhiệt độ nước [5;17].
12
1.2.5 Đặc điểm sinh trưởng.
Cá chim vây vàng là loài sinh trư ởng nhanh, ít bệnh tật, ph ù hợp với điều kiện khí hậu
nhiệt đới nóng ẩm của n ước ta. Cá trưởng thành có kích thước tương đối lớn, nhìn chung
chiều dài có thể đạt 45 – 60 cm. Cá sinh trư ởng tốt trong điều kiện nuôi b ình thường, một năm
có thể đạt 0,7 – 1,2 kg. Từ năm thứ hai trở đi mỗi năm trọng l ượng tuyệt đối là 1 kg. Trương
Bang Kiệt (2001) thực nghiệm nuôi ở ao với cá 0
+
tuổi, thời kỳ đầu sinh tr ưởng chậm cá dài
2,6 cm trọng lượng 0,52 g, qua 192 ng ày nuôi đạt chiều dài 9,9 cm, trọng lượng 20,53 g. Bình
quân ngày trọng lượng tăng 0,6 g, ở cỡ cá th ương phẩm trung bình ngày đạt gần 20 g ở cỡ cá
200 g [5] .
1.2.6 Đặc điểm sinh sản.
Mùa vụ sinh sản ngoài tự nhiên của cá chim vây vàng ở vùng địa lý khác nhau là khác
nhau. Ở Trung Quốc cá bắt đầu sinh sản từ tháng 4 – 9, trong khi tại Đài Loan lại có thể cho
cá sinh sản nhân tạo từ tháng 3 đến tháng 10. Ở nước ta cá chim vây v àng có thể sinh sản
quanh năm. Quá trình sinh sản của cá chim vây vàng cũng tuân theo chu kỳ trăng hàng tháng
như nhiều loài cá biển khác.
Tuổi và kích thước thành thục lần đầu của cá chim vây vàng ngoài tự nhiên tương đối
muộn, cá thành thục ở tuổi 5
+

- 7
+
. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi nhân tạo cá có thể th ành
thục sớm hơn. Theo Anony Mous (2007), trong đi ều kiện nuôi nhốt để cá đạt đ ược thành thục
và trở thành cá bố mẹ phải mất khoảng 3 năm [5;17].
Sức sinh sản tuyệt đối của Cá chim vây vàng đạt 40-60 vạn trứng/cá cái. Theo Nur.
Muflich Juniyanto, Syamsul Akbat and Zakimin (2008) cho sinh s ản cá chim vây vàng với tỷ
lệ đực cái là 1:1, kích thích bằng hormone. Sử dụng kết hợp HCG 250 IU /kg và Fibrogen 50
IU/kg cá cái thành th ục, liều lượng tiêm cá đực bằng 1/2 cá cái v à tiêm 2, khoảng cách giữa
các lần là 24 giờ, cá thường đẻ trứng sau khi ti êm lần 2 từ 12 – 24 giờ, khoảng 60 - 70%
lượng trứng trong buồng trứng, đ ường kính trứng thụ tinh khi trương nước: 0,8 – 0,85 mm
[17] .
1.3 Tình hình nghiên cứu và sản xuất giống cá chim vây vàng trên thế giới và ở Việt
Nam.
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Trên thế giới cá chim vây vàng được nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo đầu ti ên ở Đài
Loan vào năm 1989, qua 5 lần tiêm kích dục tố, trong đó có 4 lần cho đẻ trứng thụ tinh th ành
công thu được trên 9 triệu trứng, số trứng thụ tinh tr ên 5 triệu trứng, qua nhiều hình thức thực
13
nghiệm ương nuôi cuối cùng thu được 386.000 cá giống kích th ước 2 - 3cm. Đây là lần đầu
tiên sinh sản nhân tạo thành công giống cá chim vây vàng tuy nhiên tỷ lệ sống của ấu trùng cá
còn thấp [20].
Năm 1993, Trung tâm chuy ển giao công nghệ, Tr ường Đại học Trung Sơn kết hợp với
Trạm Nghiên cứu giống thủy sản Quảng Đông –Trung Quốc nghiên cứu cho sinh sản th ành
công cá chim vây vàng trên quy mô trại giống ương nuôi ấu trùng trong bể xi măng. Năm
1998, Trung tâm kết hợp với Công ty TNHH giống thủy sản Thắng Lợi – Hải Nam– Trung
Quốc, nghiên cứu thành công sản xuất giống nhân tạo cá chim vây vàng với quy trình ương
nuôi ấu trùng trong ao đất [5].
Cùng với Đài Loan và Trung Qu ốc là hai trung tâm chính trong nghiên c ứu sản xuất
giống nhân tạo cá chim vây vàng, ở Malaysia người ta cũng tiến hành nghiên cứu sản xuất

giống nhân tạo cá chim vây vàng tại Trung tâm phát triển thủy sản Kota Kinabalu - Malaysia.
Bước đầu thu được một số kết quả khả quan khi đ ã cho sinh sản thành công và ương nuôi
được ấu trùng cá chim vây vàng trong bể [17].
Ở Indonesia cá chim vây vàng không phải là một đối tượng mới với ngư dân vì trong
vùng biển của Indonesia lo ài cá này có rất nhiều. Trong những năm gần đây khi giá cá chim
vây vàng trên thị trường dao động trong khoảng 6 USD/ kg th ì nhiều người dân tập trung vào
nuôi đối tượng vốn có trong tự nhi ên này. Ở Trung tâm Phát triển Nuôi trồng Sinh vật biển
Batam, việc cho sinh sản nhân tạo cá chim vây vàng đã có những thành công nhất định.
Người ta tiến hành nuôi vỗ cá bố mẹ trong các bể với tỷ lệ 1:1, cho ăn cá tạp, thức ăn tổng
hợp, bổ sung thêm các loại Vitamine, khoảng 3% - 5% khối lượng cơ thể. Cá bố mẹ được
tiêm HCG (2500UI/kg) và fibrogen (50UI/kg), sau 3 ngày cá đ ẻ 60% - 70%, tỷ lệ nở 65% -
70%. Sau 21 ngày chăm sóc tỷ lệ sống của ấu trùng là 20% - 25% [17]. Ấu trùng cá chim vây
vàng được ương trong các bể có dung tích 6m
3
với mật độ ấu trùng ương là 20 con/ lít nư ớc.
Các thông số môi trường nước được duy trì ổn định (pH: 7,4 - 7,8, DO: 4 - 6ppm, nhiệt độ
nước: 29 - 31
o
C, độ mặn: 30 - 32‰…), thức ăn sử dụng là tảo Nanochloropsis sp., luân
trùng, Artemia. .Sau 35 ngày ương nuôi ấu trùng cá có thể đạt được kích thước 3,4 cm, nếu
quá trình chăm sóc tốt tốc độ tăng trưởng có thể đạt 1mm/ ng ày. Tỷ lệ sống của ấu trùng dao
động trong khoảng 20 - 25%.
1.3.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước:
Năm 2004 Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Bộ đ ã nhập cá hương nuôi
lên cá giống.
14
Năm 2005 Viện nghiên cứu Thủy sản I triển khai đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đặc
điểm sinh học, kỹ thuật nuôi th ương phẩm và tạo đàn cá hậu bị năm loài cá biển kinh tế”
trong đó có cá chim vây vàng.
Năm 2006 Trường Cao đẳng Thủy sản đ ã nhập công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá

chim vây vàng từ Trường Đại học Trung S ơn – Trung Quốc với hiệu quả tỷ lệ đẻ trung bình
87,5%, tỷ lệ thụ tinh trung bình 60%, tỷ lệ nở trung bình 80%, tỷ lệ sống từ cá bột lên cá
hương trung bình 30% và đã sản xuất được 104.480 con giống cỡ 4 - 6cm. Đây là nơi đầu tiên
ở nước ta sản xuất nhân tạo th ành công cá chim vây vàng. Tuy nhiên, lượng con giống sản
xuất ra tỷ lệ sống chưa cao, số lượng con giống trong các đợt sản xuất chưa ổn định mới chỉ
cung ứng cho một phần nhỏ cho thị tr ường chưa đáp ứng được nhu cầu về con giống của
người nuôi. Hơn nữa, vào mùa đông, nhiệt độ ở mỉền Bắc xuống thấp n ên không thể tiến hành
sản xuất giống cá chim vây vàng trái vụ được [1].
Năm 2009 trường Đại học Nha Trang triển khai đề tài “Thử nghiệm sản xuất giống cá
chim vây vàng tại Khánh Hòa”, đến nay đề tài đã sản xuất được hơn 120.000 con giống cỡ 3 –
4 cm, bước đầu đáp ứng nhu cầu con giống của ng ười nuôi trong và ngoài tỉnh. Điều này mở
ra tiềm năng phát triển nghề nuôi cá chim vây v àng ở Việt Nam nói chung v à Khánh Hòa nói
riêng.
1.4 Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sinh tr ưởng và tỉ lệ sống của cá biển.
1.4.1 Nhiệt độ.
Nhiệt độ được coi là một yếu tố sinh thái quan trọng có ảnh hưởng lớn nhất đến thủy
sinh vật. Cá là động vật biến nhiệt nên ảnh hưởng của nhiệt độ càng lớn. Nhiệt độ ảnh hưởng
đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá thông qua quá tr ình hấp thu chuyển hóa thức ăn v à
trao đổi chất của cơ thể cá. Mỗi loài cá biển có một khoảng giới hạn nhiệt độ thích hợp khác
nhau trong đó cá có thể sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp cho cá chẽm sinh trưởng
và phát triển khoảng 26 – 32
0
C, thích hợp nhất 28 – 31
0
C; cá hồng ( Lutjanus) sinh trưởng và
phát triển tốt trong khoảng 16 – 33
0
C, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 26 – 30
0
C [11].Moe và ctv

(1968), có những nghiên cứu tác động của việc giảm nhiệt độ tr ên một số đối tượng cá thuộc
giống Trachinotus, thấy có dấu hiệu của sự căng thẳng bắt đầu khi nhiệt đ ộ giảm xuống con
12.2
0
C. Nhiệt độ tối thiểu cho cá trong thí nghiệm l à 10
0
C, và tối đa là 38
0
C. Tuy nhiên, trong
giai đoạn cá giống nhỏ, cá có thể chịu đ ược nhiệt độ cao hơn nữa. Gilbert (1986) đ ã khẳng
định cá có thể sống đ ược ở môi trường 45
0
C [27]. Với cá chim vây vàng, trong thực tế sản
15
xuất tại các trại sản xuất nhi êt độ thích hợp cho sự phát triển của cá trong giai đoạn ấu trùng là
khoảng 22 – 28
o
C [5].
1.4.2 Độ mặn
Độ mặn ảnh hưởng đến khả năng điều h òa áp suất thẩm thấu của cá nói ri êng và thủy
sinh vật nói chung. Mỗi loài thủy sinh vật thường chỉ sống ở những giới hạn độ mặn thích
hợp. Tuy nhiên cá chẽm (Lates calcarifer) là loài rộng muối cho nên chúng có th ể sống và
sinh trưởng bình thường trong thủy vực có độ mặn dao động từ 0 – 35 ‰ và khả năng đó
thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể cá [11].
Độ mặn có ảnh hưởng đến tốc độ sinh tr ưởng của cơ thể cá. Khi độ mặn biến đổi, một
phần năng lượng tiêu tốn vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu. Tuy nhiên sự ảnh hưởng
này không giống nhau giữa các loài cá biển, cá chẽm khi nuôi trong các thủy vực có độ mặn
thấp sinh trưởng và phát triển nhanh hơn so với ở nơi có độ mặn cao; trong khi đó cá đối
thường sinh trưởng kém ở vùng nước ngọt và độ mặn thấp trong khi sinh tr ưởng tốt ở các
vùng nước lợ, lợ mặn và nước mặn (có thể lên tới trên 70‰)[24].

Với cá chim vây vàng hiện vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng của
độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá con.
1.4.3 Mật độ.
Trong ương nuôi ấu trùng cá biển mật độ có thể ảnh h ưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ
sống của cá. Mật độ quá cao dẫn đến sự cạnh tranh mạnh về dinh dưỡng và môi trường sống,
làm giảm tốc độ sinh trưởng gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và năng suất của quá trình ương
nuôi. Hiện nay, trong quy trình sản xuất giống cá chẽm mật độ thích hợp đ ược khuyến cáo
ương ở ngày tuổi thứ 10 là 30 con/ lít [12]. Theo Ngô Văn Mạnh (2008), khi ương nuôi cá
chẽm mật độ cá bột ban đầu cho v ào bể thường từ 50 – 100 con/ lít, có thể thả tới 150 con/ lít,
sau đó kết hợp phân cỡ san th ưa mật độ xuống 10 – 20 con/ lít khi thu ho ạch [8].
1.4.4 pH.
Độ pH có liên quan đến khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu của thủy sinh vật v à hàm
lượng khí độc trong môi tr ường nước như: H
2
S, NH
3
,…, do vậy, pH có ảnh hưởng rất lớn đến
đời sống của thủy sinh v ật nói chung và cá biển nói riêng. Độ pH thích hợp cho cá chẽm sinh
trưởng và phát triển là 7 – 9, tốt nhất là từ 7,5 – 8,5; pH từ 5 – 7 và từ 9 – 11 kéo dài làm cá
sinh trưởng chậm hoặc không có khả năng sinh sản; pH nhỏ h ơn 4 hoặc lớn hơn 11 cá sẽ chết
[11].
16
1.4.5 Oxy hòa tan.
Đối với sinh vật nói chung v à cá nói riêng, oxy là nhân tố rất cần thiết để thực hiện
quá trình trao đổi chất, phục vụ cho hoạt động sống b ình thường của cơ thể, nếu thiếu oxy
sinh vật sẽ chết. Theo Nguyễn Địch Thanh (2006), h àm lượng oxy thích hợp cho cá chẽm sinh
trưởng và phát triển là trên 3mg/ L. Ở phạm vi từ 1 – 3 mg/ L sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng
của cá, hàm lượng dưới 1 mg/ L cá có thể bị chết [11].
Hiện nay trên đối tượng cá chim vây vàng vẫn chưa có nhiều công trình hay kết luận
chính xác về ảnh hưởng của các yếu tố như: nhiệt độ, độ mặn, mật độ, pH, oxy hòa tan…đến

sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá.
1.5 Chuyển đổi thức ăn ở cá.
“Weaning”: Luyện ăn cho quen, đây là quá trình một động vật phụ thuộc trực tiếp
hay dán tiếp vào mẹ của nó (ví dụ túi no ãn hoàng) về thức ăn hay bảo vệ đến một thời
điểm cuối cùng. Trong nuôi tr ồng thủy sản, thuật ngữ n ày cũng được dùng liên quan đến
giai đoạn chuyển tiếp từ cho ăn thức ăn t ươi sống đến cho ăn thức ăn chế biến đối với cá
bột [7].
Trong sinh sản nhân tạo các loài cá biển thức ăn sử dụng cho giai đoạn đầu của
quá trình ương nuôi là các loài t ảo đơn bào: Nannochloropsis sp, Chlorella sp, ; luân
trùng, Copepoda; Moina; Artemia;… . Tuy nhiên, sự chuẩn bị thức ăn sống cho cá
thường không chủ động, tốn thời gian , chất lượng của thức ăn nhiều khi không đảm bảo,
chi phí cao và điều này thường thấy trong sản xuất. Hơn nữa, không một loại thức ăn
sống đơn thuần nào có thể cung cấp đầy đủ c hất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu để vật nuôi
sinh trưởng tối đa. Việc kéo d ài thời gian sử dụng thức ăn sống cho cá con sẽ làm cho
giá cá giống trở nên đắt hơn và điều này gây bất lợi cho người sản xuất giống v à người
nuôi cá. Bởi vậy, việc sử dụng thức ăn nhân tạo để dần thay thế cho thức ăn sống ở giai
đoạn này có ý nghĩa to lớn đối với ng ười sản xuất nói ri êng và ngành nuôi nói chung vì
nó làm giảm bớt áp lực về kinh tế cho con ng ười, đồng thời nâng cao tỷ lệ sống trong
sản xuất cá giống [ 7].
Sự chuyển đổi thức ăn th ường bắt đầu khi ấu tr ùng cá hoàn chỉnh quá trình biến thái,
chuyển sang giai đoạn hậu ấu tr ùng, khi mà chức năng của dạ dày đã hoạt động, sự tiêu hóa dạ
dày đã bắt đầu. Thời điểm này cá có thể sử dụng, tiêu hóa thức ăn tổng hợp mà không có bất
cứ một trở ngại nào. Giai đoạn này lượng thức ăn sống cũng giảm dần. Thực tế l à cá càng lớn
17
thì chuyển đổi thức ăn càng dễ. Thông thường với cỡ cá 50-250 mg, thức ăn chuyển đổi có
kích cỡ 0,3 mm [ 3].
Nghiên cứu của Curnow (2005) khi th ử nghiệm hai loại thức ăn l à Gemma Micro
( Skretting, Úc) và Proton ( INVE, Bỉ) trên cá chẽm đã xác định có thể sử dụng thức ăn
tổng hợp để chuyển đổi cho ấ u trùng cá biển mà vẫn duy trì được tỷ lệ sống và tốc độ
sinh trưởng của cá [15]. Điều này đã mở ra một hướng đi mới trong lĩnh vực nghi ên cứu

nhu cầu dinh dưỡng, khả năng tiêu hóa thức ăn và sản xuất các loại thức ăn tổng hợp sử
dụng cho quá trình chuyển đổi thức ăn sớm ở cá biển.
18
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU
2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghi ên cứu.
- Đối tượng: cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801).
- Thời gian: tháng 03/2010 – 06/2010
- Địa điểm: Trại Thực nghiệm Bộ môn Hải sản – Khoa Nuôi trồng Thủy sản , Đường
Đệ, Vĩnh Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa.
2.1 Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi thức ăn đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống
của ấu trùng cá chim vây vàng từ khi mới nở đến 30 ngày tuổi.
- Ảnh hưởng của khẩu phần cho ă n đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu
trùng cá chim vây vàng từ 30 – 60 ngày tuổi.
- Nghiên cứu tác động của độ mặn đến s inh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng từ
khi mới nở đến 30 ngày tuổi.
2.3 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu.
Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu
Thí nghiệm 1
Ảnh hưởng của thời
điểm chuyển đổi
thức ăn đến sinh
trưởng và tỷ lệ sống
của ấu trùng cá
chim vây vàng từ
khi mới nở đến 30
ngày tuổi.
Thí nghiệm 3
Ảnh hưởng của độ

mặn đến tốc độ sinh
trưởng và tỷ lệ sống
của ấu trùng cá
chim vây vàng từ
khi mới nở đến 30
ngày tuổi.
Theo dõi các thông số môi trường, các chỉ
tiêu sinh trưởng và tỷ lệ sống.
Đánh giá và kết luận
Thí nghiệm 2
Ảnh hưởng của
khẩu phần ăn đến
tốc độ tăng trưởng
và tỷ lệ sống của ấu
trùng cá chim từ 30
đến 60 ngày tuổi.
19
2.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm.
2.4.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thời điểm cho ăn đến sinh tr ưởng và tỷ lệ sống
của ấu trùng cá chim vây vàng t ừ khi mới nở đến 30 ng ày tuổi.
Sơ đồ khối nội dung thí nghiệm 1 .
Hình 2.2: Sơ đồ khối thí nghiệm ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi thức ăn
Bố trí thí nghiệm:
- Thí nghiệm được bố trí trong các xô nhựa có thể tích 100 L , thể tích nước ương trong
xô là 80 L.
- Nguồn nước sử dụng được lọc sạch trước khi đưa vào xô với độ mặn 33 ‰, nhiệt độ
25
0
C, pH 8,2.
- Chế độ sục khí nhẹ được duy trì trong suốt thời gian thí nghiệm .

- Chế độ chiếu sáng được duy trì 24 giờ/ ngày trong suốt thời gian cá sử dụng thức ăn
sống ( luân trùng, Artemia), khi sử dụng thức ăn tổng hợp duy tr ì chế độ chiếu sáng từ
16 – 18 giờ/ ngày.
- Ấu trùng cá thí nghiệm được bố trí với mật độ 30 con/ L.
Ảnh hưởng của thời điểm cho ăn đến sinh tr ưởng vả tỷ lệ sống
của ấu trùng cá chim vây vàng từ khi mới nở đến 30 ng ày tuổi
Thời điểm cho ăn tổng hợp
Ngày thứ
9
Ngày thứ
19
Ngày thứ
11
Ngày thứ
13
Ngày thứ
15
Ngày thứ
17
Theo dõi các thông số môi trường, các chỉ
tiêu sinh trưởng và tỷ lệ sống
Đánh giá và kết luận

×