Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

HƯỚNG dẫn THỰC HIỆN CÔNG tác rèn LUYỆN NGHIỆP vụ sư PHẠM năm học 2013 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.96 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
KHOA NGOẠI NGỮ


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG TÁC RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
NĂM HỌC 2013-2014
(Kèm theo Quyết định số ……./ QĐ – KNN ngày…….tháng 08 năm 2013 của Trưởng Khoa
Ngoại ngữ - ĐHTN)
Căn cứ Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ
(Ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 05/8/2005 của Bộ trưởng Bộ
giáo dục và Đào tạo);
Căn cứ kế hoạch đào tạo hệ Đại học chính quy tập trung của Phòng ĐT-
KH&QHQT – Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên được Trưởng Khoa phê duyệt
ngày 17/05/2013;
Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên hướng dẫn triển khai hoạt động Rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm (RLNVSP) cho sinh viên các ngành sư phạm năm học 2013-
2014 như sau:
1. ĐỐI TƯỢNG
Sinh viên hệ đại học chính quy tập trung các ngành sư phạm song ngữ K33
(năm thứ 4) và các ngành sư phạm đơn ngữ K34 (năm thứ 3) đủ điều kiện về tín chỉ
tích lũy.
2. MỤC ĐÍCH
Sau khi hoàn thành học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, sinh viên phải đạt
được các mục tiêu sau:
1. Nắm được chương trình, sách giáo khoa ngoại ngữ hiện đang sử dụng trong
các trường phổ thông; Nắm được phân phối chương trình, hiểu nội dung, yêu cầu của
giáo án, yêu cầu của tiết học tại trường phổ thông.
2. Soạn giáo án theo yêu cầu đặc thù môn học: áp dụng và phối hợp các phương


pháp dạy học hợp lý, hiệu quả trong bài học, trình bày kiến thức bài học chính xác,
đảm bảo tính hệ thống và thực tế.
3. Có những kĩ năng dạy học cơ bản,có thể tổ chức và hướng dẫn hoạt động trên
lớp, xử lý các tình huống sư phạm một cách độc lập.
1
3.YÊU CẦU
Căn cứ Quy chế đào tạo của Bộ giáo dục và Đào tạo, tất cả sinh viên đủ điều
kiện theo quy định đều phải tham gia thực tập sư phạm và thực hiện đầy đủ nội dung
của đợt thực tập. Cuối đợt, mỗi sinh viên phải có điểm đánh giá tổng kết của giáo viên
hướng dẫn, gửi về Bộ phận Đào tạo để tính điểm cho học phần RLNVSP.
4. NỘI DUNG
Sinh viên soạn bài, tập giảng tại Khoa dưới sự hướng dẫn của giảng viên Khoa ngoại
ngữ – ĐHTN.
4.1. Trang bị kiến thức
- Giáo viên cung cấp thông tin chung về nội dung chương trình, kế hoạch giảng
dạy môn ngoại ngữ của trường phổ thông, phân phối chương trình, bài học…
- Phổ biến tiêu chí đánh giá giáo án, bài giảng.
- Hướng dẫn sinh viên soạn giáo án: quy định, yêu cầu, nội dung trình bày của
giáo án chuẩn.
- Hướng dẫn sinh viên cách lên lớp: các bước lên lớp, cách truyền đạt kiến thức,
trình bày bảng, tổ chức và hướng dẫn hoạt động trên lớp, điều chỉnh giọng nói, xử lý
tình huống sư phạm, v.v
4.2. Thực tập giảng dạy
- Giáo viên dạy mẫu 1 -2 tiết.
- Sinh viên soạn giáo án, hoàn chỉnh giáo án theo hướng dẫn của giáo viên. Mỗi
sinh viên soạn tối thiểu 05 giáo án.
- Sinh viên tự tập giảng trong nhóm, đánh giá, rút kinh nghiệm cho nhau. Giáo
viên dự 1 số giờ, góp ý, nhận xét. Các nhóm tập giảng đăng ký lịch tập giảng của
nhóm cho nhóm trưởng nhóm học, nhóm trưởng tập hợp, báo giáo viên hướng dẫn và
phòng Đào tạo để xếp phòng tập giảng vào buổi tập giảng của nhóm và các buổi tối

trong tuần.
- Giáo viên dự giờ đánh giá. Mỗi sinh viên giảng dạy ít nhất 03 tiết để đánh
giá.Giáo án của tiết giảng phải được giáo viên hướng dẫn duyệt trước 3 ngày.
- Ngoài 3 giờ giảng trên, giáo viên đánh giá 2 giáo án của mỗi sinh viên lấy điểm.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Thời gian, địa điểm và số tín chỉ
2
* Thời gian: theo kế hoạch chi tiết sẽ được xây dựng cho từng đợt thực tập cụ thể
trong năm học.
* Số lượng: 30 sinh viên/nhóm
(những ngành có số lượng sinh viên hạn chế, số lượng sinh viên/nhóm có thể ít hơn)
* Số tín chỉ tích lũy: 05 tín chỉ.
5.2. Ban chỉ đạo
Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên thành lập Ban chỉ đạo Thực tập năm
học 2013-2014 theo Quyết định /QĐ – KNN ngày tháng năm 2013. Ban chỉ
đạo này sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo chung cho tất cả các đoàn thực tập của Khoa ngoại
ngữ năm học 2013-2014, bao gồm các đoàn RLNVSP, TTSP2 và TT ngôn ngữ.
5.3. Biên chế nhóm tập giảng
- Giáo viên hướng dẫn có thể chia nhóm học thành các tiểu nhóm tập giảng, tối
thiểu 5 sinh viên tiểu nhóm tập giảng.
- Căn cứ vào thời khóa biểu của Phòng ĐT – KH&QHQT, giáo viên tổ chức cho
các nhóm tập giảng thực hành giảng dạy. Giáo viên chủ động phân bổ lịch tập giảng
cho từng nhóm. Tổng số tiết thực hành của mỗi nhóm tập giảng phải đảm bảo mỗi
thành viên có tối thiểu 3 tiết thực hành giảng dạy trên lớp.
6. NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ VÀ CÁ NHÂN
6.1. Phòng Đào tạo – Khoa học & Quan hệ quốc tế
- Chuẩn bị đầy đủ các văn bản: Hướng dẫn tổ chức công tác thực tập sư phạm,
các Quyết định, Danh sách các nhóm thực tập.
- Rà soát, xét kết quả học tập và các môn học tiên quyết của học phần Rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên đăng ký thực tập, chốt danh sách sinh viên

tham gia học phần này.
- Xây dựng kế hoạch thực tập năm học 2013-2014.
- Triển khai công tác RLNVSP tại Khoa: lên thời khóa biểu, triển khai kế hoạch
tới các Bộ môn có sinh viên RLNVSP.
6.2. Các bộ môn
- Cử giáo viên hướng dẫn các nhóm hướng dẫn. Tùy vào điều kiện của từng bộ
môn, Bộ môn có thể phân công 2 hoặc 3 giáo viên cùng hướng dẫn 1 nhóm.
- Chịu trách nhiệm về chương trình thực tập, phương thức đánh giá.
- Triển khai các hoạt động thực tập theo đúng kế hoạch và qui chế chuyên môn.
3
- Quản lý, chịu trách nhiệm chung về các hoạt động thực tập của các nhóm sinh
viên thuộc Bộ môn quản lý. Báo cáo tổng quan kết quả công tác thực tập của sinh viên
cho Bộ phận NVSP – Phòng ĐT – KH&QHQT của Khoa khi được yêu cầu.
6.3. Bộ phận Kế toán - Tài Vụ
- Lập kế hoạch, định mức kinh phí cho công tác RLNVSP theo đúng chế độ và
quy định hiện hành.
- Cấp phát kinh phí thực tập kịp thời.
6.4. Giáo viên hướng dẫn
- Quản lý sinh viên và chịu trách nhiệm trước Khoa về các hoạt động thực tập
của sinh viên trong nhóm mình được phân công.
- Hướng dẫn, đánh giá giờ giảng của sinh viên theo đúng hướng dẫn và quy
định về RLNVSP của khoa (Mẫu phiếu đánh giá – Phụ lục).
- Gửi kết quả đánh giá cho Bộ phận Đào tạo cuối học kỳ, hoặc theo thời gian
yêu cầu cho từng Đợt cụ thể.
- Báo cáo kịp thời Ban chỉ đạo thực tập của khoa về tình hình thực hiện công tác
Rèn luyện NVSP và khi có vấn đề bất thường xảy ra với sinh viên mình phụ trách.
6.5. Nhóm trưởng
Các nhóm tự đề cử nhóm trưởng. Nhóm trưởng có nhiệm vụ:
- Quản lý các thành viên nhóm mình về mọi mặt, đảm bảo hoàn thành tốt các
nội dung Rèn luyện NVSP.

- Tổ chức rút kinh nghiệm các hoạt động giảng dạy của thành viên trong nhóm
ngay sau mỗi giờ thực tập để giúp đỡ nhau cải tiến phương pháp công tác và truyền đạt
kiến thức.
6.6. Sinh viên thực tập
- Tham dự đầy đủ số tiết học của nhóm thực hành theo quy định và thời gian
biểu của Phòng Đào tạo.
- Mỗi sinh viên phải soạn tối thiểu 5 giáo án, tập giảng tối thiểu 3 tiết.
- Giáo án phải được giáo viên hướng dẫn phê duyệt trước khi lên lớp tối thiểu là 3 ngày.
- Tôn trọng và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đánh giá, đóng góp của giáo viên
hướng dẫn.
4
7. ĐÁNH GIÁ RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
7.1 Quy định về đánh giá giờ giảng
- Giáo sinh phải soạn tối thiểu 05 giáo án và tập giảng tối thiểu 03 giáo án. Giáo
viên đánh giá 05 giáo án và lấy điểm 3 giờ giảng.
- Tiêu chí và thang điểm đánh giá giờ giảng: xem Phụ lục 1a
- Tiêu chí và thang điểm đánh giá giáo án: xem Phụ lục 1b
7.2 Quy định tính điểm đánh giá RLNVSP
Điểm đánh giá RLTTSP được tính bằng trung bình chung điểm đánh giá của
các giáo án/tiết giảng (lấy điểm lẻ tới 1 chữ số thập phân).
Điểm giảng 1 + Điểm giảng 2 + Điểm giảng 3 + Điểm GA 4 + Điểm GA 5
Điểm RLNVSP =
5
8. KINH PHÍ RLNVSP
Giáo viên hướng dẫn các nhóm học RLNVSP sẽ được tính khối lượng hướng
dẫn vào khối lượng giờ giảng dạy của năm học tương ứng. Cụ thể như sau:
Tổng số giờ thực hiện: 05 TC x 30 = 150 giờ thực hành/nhóm (30 SV)
Tổng số giờ tiêu chuẩn quy đổi:150 giờ x 0,5 =75 giờ tiêu chuẩn/nhóm (30 SV)
Trường hợp nhóm có ít hơn 30 sinh viên, số giờ thực hiện sẽ tính:
Với nhóm từ 21 – trên dưới 30 SV: 75 giờ TC x 3/3 = 75 giờ TC

Với nhóm từ 11 – 20 SV: 75 giờ TC x 2/3 = 50 giờ TC
Với nhóm dưới 10 SV: 75 giờ TC x 1/3 = 25 giờ TC
Nhận được văn bản này, Khoa yêu cầu các bộ môn, các phòng chức năng, các
đơn vị, các cán bộ có liên quan và sinh viên thực hiện đầy đủ nghiêm túc để công tác
RLNVSP của sinh viên các ngành sư phạm năm học 2013 - 2014 đạt kết quả tốt.
Nơi nhận:
- BCN Khoa;
- Các BM, Phòng CN;
- Lưu VT, ĐT-KH&QHQT
TRƯỞNG KHOA
TS. Lê Hồng Thắng
5
Phụ lục 1a: Tiêu chí và thang điểm đánh giá giờ giảng
STT Tiêu chí đánh giá Điểm
tối đa
A. Về nội dung giảng dạy: Tiết dạy đạt được các tiêu chuẩn sau
1. - Truyền thụ đầy đủ, chính xác các kiến thức cơ bản 2,0 điểm
2. - Đảm bảo tính logic, hệ thống của kiến thức 1,0 điểm
3. - Có liên hệ thực tế, có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm 1,0 điểm
4. - Có nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, tạo ra sự phát triển vững chắc
kiến thức của học sinh đối với môn học
1,0 điểm
B. Về phương pháp giảng dạy: Việc vận dụng phương pháp dạy học
bộ môn cần đạt được các yêu cầu sau
5. - Lời giảng rõ ràng, truyền cảm. 1,0 điểm
6. - Trình bày bảng hợp lý, rõ ràng, chữ viết đúng quy định về chính
tả, hình vẽ (nếu có) phù hợp với quy định của bộ môn
1,0 điểm
7. - Sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học và các phương tiện dạy
học đặc thù của bộ môn, có khả năng vận dụng có hiệu quả các

phương pháp phát huy trí lực học sinh.
1,0 điểm
8. - Sử dụng thời gian hợp lý, thực hiện đầy đủ các bước lên lớp. 0,5 điểm
9. - Có sự sáng tạo vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến phù
hợp với môn học
0,5 điểm
C. Kết quả của giờ dạy:
10. - Học sinh hiểu bài, biết vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được
truyền thụ qua giờ học:
1,0 điểm
Tổng cộng:
10,0 điểm
6
Phụ lục 1b: Tiêu chí và thang điểm đánh giá giáo án
STT Tiêu chí đánh giá Điểm
tối đa
A. Về nội dung giảng dạy: Tiết dạy đạt được các tiêu chuẩn sau
1. - Cung cấp chính xác các kiến thức cơ bản 2,0 điểm
2. - Đảm bảo tính logic, hệ thống của kiến thức 2,0 điểm
3. - Có liên hệ thực tế, có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm 1,0 điểm
4. - Có nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, tạo ra sự phát triển vững chắc
kiến thức của học sinh đối với môn học
1,0 điểm
B. Về phương pháp giảng dạy: Việc vận dụng phương pháp dạy học
bộ môn cần đạt được các yêu cầu sau
5. - Sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học và các phương tiện dạy
học đặc thù của bộ môn, có khả năng vận dụng có hiệu quả các
phương pháp phát huy trí lực học sinh.
2,0 điểm
6. - Sử dụng thời gian hợp lý, thực hiện đầy đủ các bước lên lớp. 1,0 điểm

7. - Có sự sáng tạo vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến phù
hợp với môn học
1,0 điểm
Tổng cộng:
10,0 điểm
7
Phụ lục 2a: Mẫu phiếu đánh giá giờ học
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA NGOẠI NGỮ Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIỜ TẬP GIẢNG
Giáo sinh:………………………………… ……… Bài: ………………… ……
STT Tiêu chí đánh giá Điểm
tối đa
D. Về nội dung giảng dạy: Tiết dạy đạt được các tiêu chuẩn sau
1. - Truyền thụ đầy đủ, chính xác các kiến thức cơ bản
2. - Đảm bảo tính logic, hệ thống của kiến thức
3. - Có liên hệ thực tế, có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm
4. - Có nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, tạo ra sự phát triển vững chắc
kiến thức của học sinh đối với môn học
E. Về phương pháp giảng dạy: Việc vận dụng phương pháp dạy học
bộ môn cần đạt được các yêu cầu sau
5. - Lời giảng rõ ràng, truyền cảm.
6. - Trình bày bảng hợp lý, rõ ràng, chữ viết đúng quy định về chính
tả, hình vẽ (nếu có) phù hợp với quy định của bộ môn
7. - Sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học và các phương tiện dạy
học đặc thù của bộ môn, có khả năng vận dụng có hiệu quả các
phương pháp phát huy trí lực học sinh.
8. - Sử dụng thời gian hợp lý, thực hiện đầy đủ các bước lên lớp.
9. - Có sự sáng tạo vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến phù
hợp với môn học

F. Kết quả của giờ dạy:
10. - Học sinh hiểu bài, biết vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được
truyền thụ qua giờ học:
Tổng cộng:
8
Phụ lục 2b: Mẫu phiếu đánh giá giáo án
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA NGOẠI NGỮ Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIÁO ÁN
Giáo sinh:………………………………… ……… Bài: ………………… ……
STT Tiêu chí đánh giá Điểm
tối đa
C. Về nội dung giảng dạy: Tiết dạy đạt được các tiêu chuẩn sau
1. - Cung cấp chính xác các kiến thức cơ bản
2. - Đảm bảo tính logic, hệ thống của kiến thức
3. - Có liên hệ thực tế, có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm
4. - Có nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, tạo ra sự phát triển vững chắc
kiến thức của học sinh đối với môn học
D. Về phương pháp giảng dạy: Việc vận dụng phương pháp dạy học
bộ môn cần đạt được các yêu cầu sau
5. - Sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học và các phương tiện dạy
học đặc thù của bộ môn, có khả năng vận dụng có hiệu quả các
phương pháp phát huy trí lực học sinh.
6. - Sử dụng thời gian hợp lý, thực hiện đầy đủ các bước lên lớp.
7. - Có sự sáng tạo vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến phù
hợp với môn học
Tổng cộng:
9
10
Phụ lục 3: Kết quả đánh giá RLNVSP

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA NGOẠI NGỮ Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
Ngành: …………………………………………………………………………………. Năm học:…………………
Giáo viên hướng dẫn:…………………………………….……… Nhóm: …………………
STT Họ và tên sinh viên
Mã sinh viên Điểm tập
giảng 1
Điểm tập
giảng 2
Điểm tập
giảng 3
Điểm giáo
án 4
Điểm giáo
án 5
Điểm
TB
Ghi chú

Ngày…….tháng … năm …
Xác nhận của Bộ môn Giáo viên hướng dẫn
11

×