Trường Đại Học Thương Mại
Khoa Quản Lý Nguồn Nhân Lực
BẢN BÁO CÁO THẢO LUẬN
MÔN
KINH TẾ HỌC LAO ĐỘNG
Lớp học phần: 1101FECO1211
Giáo viên hướng dẫn:
Nhóm thực hiện: Nhóm 13
Hà Nội, Ngày 13 tháng 10 năm 2011
1
Mục lục trang
Danh sách nhóm………………………………………………………….3
Biên bản thảo luận………………………………………………….…….4
Bản đánh giá ý thức làm việc…………………………………………….8
Tên đề tài…………………………………………………………….….11
A. Lời mở đầu……………………………………………… …….… 12
B. Nguyên nhân, bản chất và sự tác động của khủng hoảng
kinh tế tài chính thế giới năm 2008-2009 đến một số nước
trên thế giới và trong khu vực……………………………… ……….12
I. Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm
2008-2009…………………………… …………………………….….12
II. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến một số
nước trên thế giới và trong khu vực…………………… ………….… 15
1. Tại Mỹ………………………………………………………….……15
2. Tại Anh…………………………………………………………… 16
3. Trung Quốc………………………………………………………… 16
4. Các nước Đông Nam Á…………………………………………… 16
C. Tình hình thất nghiệp tại Việt Nam dưới tác động
của cuộc khủng hoảng……………………………… ……….… ….17
1. Năm 2008…………………………………………………………….17
2. Năm 2009………………………………………………………….…22
3. Năm 2010………………………………………………………….…24
4. Năm 2011………………………………………………………….…24
5. Một số ngành đứng vững trong khủng hoảng……………………… 25
D. Một số giải pháp đề xuất………………………… ……………….26
Kết Luận………………… ………………………………………… 32
2
Danh sách nhóm 13 môn Kinh tế học lao động
Lớp học phần: 1101FECO1211
1. Đặng Chí Tuấn (Slide maker)
2. Đào Đức Tuấn
3. Lê Thanh Tùng (Nhóm Trưởng)
4. Nguyễn Ánh Tuyết
5. Ngô Thị Tuyết
6. Trần Thị Tuyết
7. Phạm Thị Tươi
8. Bùi Thị Xuyến (Thư Ký)
9. Nguyễn Thị Xuyến
10. Trần Đăng Chiến
3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
o0o
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM 13
Lần : 1
I. Thời gian và địa điểm :
+ Địa Điểm : Sân thư viện.
+ Thời gian : 16h30 ngày 7 tháng 10 năm 2011.
II. Số thành viên tham gia : 9/10
+ Vắng : Trần Đăng Chiến.
III. Nội dung thảo luận :
- Tìm hiểu khái quát các vấn đề thảo luận.
- Đưa ra các nội dung, vấn đề cần phân tích và làm rõ đề tài thảo
luận.
- Nhóm trưởng phân công công việc cho từng thành viên.
- Lên kế hoạch hoàn thành công việc.
Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2011
Thư ký Nhóm trưởng
(Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên)
Bùi Thị Xuyến Lê Thanh Tùng
4
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
o0o
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM 13
Lần : 2
I. Thời gian và địa điểm :
+ Địa Điểm : Sân thư viện.
+ Thời gian : 09h30 ngày 10 tháng 10 năm 2011.
II. Số thành viên tham gia : 10/10
+ Vắng : 0.
III. Nội dung thảo luận :
- Tổng hợp sơ lược bài viết của nhóm.
- Đánh giá nhận xét và đưa ra ý kiến về các bài viết của từng
thành viên trong nhóm.
- Tiếp tục chỉnh sửa bổ sung các ý cho bài báo cáo.
- Đưa ra phương hướng làm slide .
- Phân công thành viên thuyết trình và làm slide.
Hà Nội, ngày 10 tháng10 năm 2011
Thư ký Nhóm trưởng
(Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên)
Bùi Thị Xuyến Lê Thanh Tùng
5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
o0o
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM 13
Lần : 3
IV. Thời gian và địa điểm :
+ Địa Điểm : phòng thảo luận nhà V.
+ Thời gian : 9h30 ngày 12 tháng 10 năm 2011.
V. Số thành viên tham gia : 10/10
+ Vắng : 0
VI. Nội dung thảo luận :
- Tổng hợp bài viết thành báo cáo.
- Hoàn thành slide, phân công và tập thuyết trình.
- Nhóm trưởng nhận xét sự đóng góp của các thành viên.
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2011
Thư ký Nhóm trưởng
(Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên)
Bùi Thị Xuyến Lê Thanh Tùng
6
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
o0o
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM 13
Lần : 4
VII. Thời gian và địa điểm :
+ Địa Điểm : Phòng thảo luận nhà V.
+ Thời gian : 9h30 ngày 13 tháng 10 năm 2011.
VIII. Số thành viên tham gia : 10/10
+ Vắng : 0
IX. Nội dung thảo luận :
- Hoàn thiện slide.
- Duyệt thuyết trình lần cuối.
- Nhóm trưởng nhận xét và đánh giá ý thức làm việc nhóm của
các thành viên.
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2011
Thư ký Nhóm trưởng
(Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên)
Bùi Thị Xuyến Lê Thanh Tùng
7
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
************
BẢN ĐÁNH GIÁ Ý THỨC LÀM VIỆC NHÓM 12
Sau một tuần làm việc cùng các thành viên nhóm 13 về vấn
đề thảo luận môn học Kinh tế học lao động, nhóm trưởng đã có
những đánh giá khách quan về quá trình làm việc theo nhóm
như sau:
Nhìn chung nhóm đã làm việc nghiêm túc và cố gắng trong
việc hợp tác làm việc theo nhóm, tích cực tìm kiếm tài liệu,
thông tin, đóng góp ý kiến để có thể có được một bài báo cáo và
phần thảo luận đạt được kết quả cao, vượt qua những khó khăn
của nhóm, mà lớn nhất là khó khăn về thời gian nghiên cứu.
Nhóm đã có sự vận dung từ bài học lí thuyết trong quá trình
nghiên cứu vấn đề.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì xen vào đó vẫn
còn có một vài thành viên chưa thực sự tập trung vào công việc,
làm việc chưa thât sự hiệu quả, chưa nhận thức được rõ trách
nhiệm của bản thân đối với công việc của nhóm.
Nhóm trưởng chưa phát huy được hết khả năng của từng
thành viên. Do đó việc phát huy được sức mạnh của nhóm là
còn hạn chế.
Do trình độ còn hạn chế nên bài viết khó tránh khỏi những
sai sót và thiếu những nội dung cần thiết.
Rất mong cô giáo có những đánh giá và nhận xét để nhóm
chúng em có thể hoàn thiện mình hơn trong quá trình học tập và
làm việc sau này.
Sau đây là bảng đánh giá làm việc nhóm của các thành viên:
STT Thành viên Điểm
1. Đặng Chí Tuấn A
2. Đào Đức Tuấn C
3. Lê Thanh Tùng B
8
4. Nguyễn Ánh Tuyết A
5. Ngô Thị Tuyết A
6. Trần Thị Tuyết A
7. Phạm Thị Tươi A
8. Bùi Thị Xuyến A
9. Nguyễn Thị Xuyến A
10. Trần Đăng Chiến C
Hà nội, ngày 10 tháng 10 năm 2011
Thư ký Nhóm Trưởng
(Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên)
Bùi Thị Xuyến Lê Thanh Tùng
9
10
Đề tài
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế
giới giai đoạn 2008-2009, Việt Nam
không tránh khỏi các tác động tiêu
cực khiến cầu về lao động tại tất cả
các nghành nghề sản xuất kinh
doanh đều giảm dẫn đến thất
nghiệp gia tăng
11
A. Lời mở đầu
Lao động và việc làm luôn là một vấn đề nóng đối với các quốc gia
khác nhau trên thế giới. Mọi người đều cần phải có việc làm để duy trì
cuộc sống của họ và con cái họ. Do đó, trong nền kinh tế suy thoái vấn đề
việc làm trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Nơi cảm nhận được sức phá hoại đầu tiên của cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu trước hết là Mỹ – nền kinh tế hàng đầu thế giới. Với tính
liên thông cao của hệ thống ngân hàng, tài chính, cuộc khủng hoảng này
ngay lập tức ảnh hưởng nặng nề tới các nền kinh tế hùng mạnh ở châu
Âu, châu Á như: Đức, Cơn bão khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ
đã tàn phá nặng nề nền kinh tế thế giới. Anh, Pháp, Nhật, Singapore
Toàn bộ kinh tế thế giới bị đẩy vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng, hầu
hết các nước đều có mức tăng trưởng âm.Với một độ mở rất cao nên ảnh
hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế tới nền kinh tế Việt Nam là
không thể tránh khỏi. Biến cố kinh tế thế giới tác động rõ nét tới độ ổn
định, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, và nhu cầu về lao động ở Việt
Nam.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế cũng như chính trị Việt Nam hiện
nay thì chúng ta có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm. Song có lẽ vấn
đề nóng bỏng nhất hiện nay không chỉ có Việt Nam chúng ta quan tâm,
mà nó được cả thế giới quan tâm đó là vấn đề việc làm và thất nghiệp.
B.Nguyên nhân, bản chất và sự tác động của khủng hoảng
kinh tế tài chính thế giới năm 2008-2009 đến một số nước
trên thế giới và trong khu vực.
I. Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm
2008-2009.
Rất nhiều người đều cho rằng nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế hiện
nay bắt đầu từ sự sụp đổ tài chính phố Wall với chính sách tín dụng dưới
chuẩn, hay còn gọi là tín dụng thế chấp bất động sản rủi ro cao, Cục Dự
Trử Liên bang Mỹ thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng làm cho Đô la rẻ so
với các đơn vị tiền tệ khác trên thế giới. Kết quả là thị trường tài chính và
thị trường bất động sản sôi lên và nổ tung. Trong đó người ta nêu lên
nguyên nhân chính là do sự thiếu kiểm soát chặt chẻ của nhà nước nên
mới có sự nổ tung của thị trường tài chính và thị trường bất động sản.
12
Kết quả là nhiều ngân hàng Mỹ phá sản, hàng trăm ngân hàng nộp đơn
xin hưởng “Chương trình hỗ trợ “ của chính phủ Mỹ.
Có 25 ngân hàng của Mỹ phá sản năm 2008, năm 2009 có 140 ngân hàng
phá sản
4 vụ phá sản ngân hàng tồi tệ nhất trong lịch sử
stt Tên ngân hàng Thời
gian phá
sản
Số lượng
nhân viên
Hệ quả
1 Northern Kock 2007 6500 Còn lại 2500
2 Bear stearns 2008 14000
số nv bị mất
việc
3 Lehman
Brothers
2008 26000 25000 vn thât
nghiệp
4 Washington
Mutual
2008 9200vn bị sa thải
Cuộc khủng hoảng tại Mỹ đã nhanh chóng lan sang các nước khác, trước
hết là châu Âu , các nước đang phát triển cũng bị vạ lây nhanh chóng.
Trước hết về nguyên nhân cần phải chỉ ra rằng nhiều thị trường, trong đó
có thị trường hàng hóa, thị trường tài chính, thị trường địa ốc đã phát
triển trên cơ sở nhu cầu ảo, trên cơ sở nhu cầu được quyết định bởi các
nhà đầu cơ.
- Về thị trường hàng hóa –dịch vụ ngày nay đều được phát triển
chủ yếu thông qua các hợp đồng tương lai, các hợp đồng quyền chọn,
hoặc hợp đồng kỳ hạn. Thông qua việc ký kết các hợp đồng này các nhà
đầu cơ đã vẽ nên một thị trường tiêu thụ hàng hóa – dịch vụ khổng lồ và
theo đó các nhà sản xuất – kinh doanh đã đầu tư cho nó để đáp ứng yêu
cầu của các hợp đồng này. Để có nguồn lực tài chính đầu tư cho sự bành
trướng của thị trường chính sách tiền tệ nới lỏng, chính sách phá giá nội
tệ được thực thi để cấp các khoản vay cho các nhà sản xuất kinh doanh,
các nhà đầu tư, cũng như đầu cơ.
- Bên cạnh đó thị trường chứng khoán cũng được cấp nhiệt bởi các
nhà làm giá đầu cơ, bong bóng giá được thổi phồng nhanh chóng. Trong
không khí đó hàng triệu triệu người lao động lập tức bị kích động nhảy
vào thị trường này để mong có một cuộc đổi đời nhanh chóng. Và với vài
phiên giao dịch đầu tiên họ đã bị lôi ngay vào vòng xoáy làm giàu nhanh,
trở thành tỷ phú trong một thời gian ngắn như là một tiềm năng có thật.
Họ vội vàng vay mượn thêm, bán vội những tài sản có thể bán, thế chấp
những tài sàn có thể để vay mượn thêm làm sao có thể sau vài tuần, vài
tháng là có thể đổi đời nhanh chóng.
13
Khi bong bóng đã to đến đủ độ để vỡ, các nhà đầu cơ sành sỏi đã vội
thoát nhanh ra khỏi thị trường, còn lại một đám đông những nhà đầu cơ
“trẻ”, những nhà đầu cơ “cừu non”, thiếu kinh nghiệm say máu làm giàu
nhanh vật lộn với cơn xoáy tụt giá của thị trường. Trong tình huống như
vậy chính phủ thấy nguy cơ của rủi ro tín dụng của các ngân hàng đang
đến một cách âm ỉ các chính sách thắt chặt tín dụng sẽ được đưa ra nhằm
khóa cửa cống tín dụng đang chảy ra ào ạt. Điều đó là tất yếu.
- Khủng hoảng thanh khoản xảy ra trước hết là nó đến với người đi
vay, những mong đợi rằng nguồn tiền để họ trả nợ là tiền thu được từ việc
bán các chứng khoán mua được với giá cao hơn. Khi người vay không trả
được nợ đến lượt các Ngân hàng cho vay gặp khó khăn.
Trong điều kiện sản xuất đã được triển khai theo các hợp đồng tương lai
và các sản phẩm tái sinh khác, trong lúc đó sức tiêu dùng của xã hội lại bị
suy giảm nhanh chóng do công ăn việc làm bị suy giảm, thanh khoản
được dùng để trả nợ ngân hàng là chính lập tức vòng xoáy suy thoái sẽ
nhân lên nhiều lần.
- Thị trường địa ốc cũng có hiện tượng tương tự, các nhà đầu cơ
lớn thi nhau làm giá để kích thích thị trường và kiếm lợi đã kích thích các
nhà đầu tư xây dựng lao vào lập các dự án lớn và thu hút vốn từ những
nhà đầu tư nhỏ, những người muốn đầu cơ vào địa ốc để tìm kiếm cơ hội
đổi đời. Từ đó các hiện tượng cầm cố bất động sản để vay mượn phát
triển nhanh chóng, cho đến khi bong bóng địa ốc tan vỡ, thì thảm trạm
mất khả năng chi trả xảy ra, các ngân hàng cho vay mua bán bất động sản
lâm vào tình trạng rủi ro không thể chống đỡ được.
- Một nguyên nữa không thể không nói đến là trong kinh tế thị
trường những nhà đầu cơ có kinh nghiệm, nhanh nhạy họ luôn thu được
những khoản lợi nhuận kếch sù. Và tất yếu một số đông những nhà đầu
cơ khác sẽ mất đi một số tài sản tương tự.
Những nhà đầu cơ “may mắn” luôn là số ít, còn những nhà đầu cơ không
“may mắn” luôn là số đông những người lao động, những công chức,
giáo viên, …. và đó là những người đại diện cho sức mua tiềm năng của
xã hội. Những người này không có khả năng tiêu thụ tổng lượng hàng hóa
khổng lồ do các doanh nghiệp sản xuất ra, nên khủng hoảng tài chính tất
yếu xảy ra.
Theo PGS,TS Ngô Hướng- Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng
TP.HCM bản chất của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế hiện
nay đó là sự đổ vở của sự mất cân bằng ở tất cả các thị trường hiện hữu từ
thị trường tài chính, đến thị trường sản xuất kinh doanh, đến thị trường
lao động.
14
Khi làn sóng đầu tư vào các thị trường tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là
làn sóng tăng lên của các thị trường phi sản xuất, như thị trường tài chính,
thị trường địa ốc, thị trường ngoại tệ, …. tính ảo của thị trường sẽ xuất
hiện. Nghĩa là người mua ở đây không còn là người “tiêu thụ” sản phẩm
mà chủ yếu là những nhà đầu cơ, kể cả trong thị trường sản xuất cũng
mang nặng tính đầu cơ. Quá trình này đã làm cho các thị trường bành
trướng nhanh, GDP tăng lên nhanh chóng, cho đến lúc sự mất cân bằng
tăng lên đỉnh điểm và thị trường không thể tiếp tục chứa đựng những
hàng hóa - dịch vụ mà nó phải chứa đựng, cũng như sự mất cân đối đã đạt
mức quá sức chịu đựng của thị trường và phải đi đến sự sụp đổ.
Do đó có thể nói sự vỡ bong bóng thị trường bất động sản Mỹ không phải
là nguyên nhân gây ra khủng hoảng, mà nó chỉ là cái khởi đầu cho sự
khủng hoảng. Sự khủng hoảng đã tiềm ẩn trong các nền kinh tế, ngay cả
trong nền kinh tế nhỏ và mới phát triển như Việt Nam.
II. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến một số
nước trên thế giới và trong khu vực.
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009, các
nước phát triển bắt đầu từ Mỹ là những nước đầu tiên bị ảnh hưởng.
1. Tại Mỹ:
Tính từ khi cuộc suy thoái bắt đầu vào cuối năm 2007, nước Mỹ đã
mất khoảng 4,4 triệu việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng
2/2009 tiếp tục tăng mạnh lên 8,1% - mức cao nhất trong hơn một thế kỷ
qua. Đây là một dấu hiệu cho thấy sẽ có thêm nhiều người Mỹ phá sản và
bị tịch biên nhà. Chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục
bị cắt giảm.
Theo Bộ Lao động Mỹ, số lượng người mất việc trong tháng trước
lên tới 651.000 người. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp số lượng người
mất việc làm vượt ngưỡng 600.000/tháng. Và hiện tượng này xảy ra lần
đầu tiên kể từ năm 1939 - khi mà các số liệu về việc làm được lưu trữ.
Cuộc suy thoái kinh hoàng nhất trong vòng 70-80 năm qua đã
khiến hàng loạt các doanh nghiệp từ General Motors Corp. cho tới Sears
Holdings Corp. buộc phải sa thải nhân viên.
Hiện tại, ô tô, công nghiệp phụ trợ và các ngành dịch vụ (bảo hiểm,
nhà hàng, bán lẻ…) là các ngành có số lượng người mất việc nhiều nhất.
Trong khi đó các tập đoàn bán lẻ giá rẻ của Mỹ lên ngôi điển hình là Wal-
Mart.
Trong một bản báo cáo khác, trong tháng 2, tại Mỹ đã có 103.000
cá nhân và doanh nghiệp đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
15
Đến tháng 11/2010, con số thất nghiệp lên đến 9,8%. Tuy vậy,
trong tháng cuối năm 2010, tình hình có vẻ khả quan hơn so với dự đoán
của các nhà kinh tế học khi kết thúc thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, tỷ lệ
thất nghiệp giảm còn 9,4%.
2. Tại Anh
Là một nước phát triển, Anh không tránh khỏi việc chịu ảnh hưởng
từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Con số thống kê chính thức cho thấy, số người thất nghiệp hiện đã
vượt mức 1 triệu người, mức cao nhất trong vòng 17 năm qua. Con số
này càng làm gia tăng sức ép đối với các nỗ lực của chính phủ nhằm đối
phó với suy thoái kinh tế.
Số người đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp của Anh tháng 11.2009
là hơn 1 triệu người, tăng tới 75.700 người so với tháng 10. Đây là mức
thất nghiệp cao nhất kể từ cuộc suy thoái kinh tế tại Anh năm 1991.
Con số này là bằng chứng cho thấy số lao động dôi dư đã tăng vọt
do các công ty sa thải hàng loạt nhân công trong bối cảnh cầu giảm mạnh,
khiến họ phải thu hẹp phạm vi sản xuất.
Tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm từ 18 đến 24 tuổi đạt 17,2%, không
còn xa so với kỷ lục 17,8% hồi tháng 3/1993.
3. Trung Quốc
Trong 10 tháng đầu 2008, Trung Quốc có thêm 10,2 triệu người
mất việc, chủ yếu ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhu cầu tuyển lao
động tại 84 thành phố trên cả nước trong quý III/2008 đã giảm lần đầu
tiên trong nhiều năm qua, xuống còn 5,5%. Trong khi đó, số người tốt
nghiệp đại học sẽ tăng từ 5,59 triệu lên 6,1 triệu người vào năm tới. Tổng
số sẽ có khoảng 24 triệu người tham gia vào thị trường lao động Trung
Quốc, trong lúc các thành phố chỉ cung ứng được ở mức 12 triệu việc
làm.
Khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là dải các nhà máy duyên hải ở
đông nam, nơi đặt nhiều trụ sở của công ty ngành công nghiệp nhẹ và
may mặc. Tỉnh Quảng Đông - vốn được đánh giá là trung tâm của ngành
công nghiệp chế biến Trung Quốc - có thể sẽ phải đóng cửa 1/5 số nhà
máy chỉ riêng trong tháng 1.2009.
Tuy nhiên ở Trung Quốc đến năm 2010, theo Nhân dân Nhật báo
Trung Quốc: Sau Tết Tân Mão cổ truyền của Trung Quốc, rất nhiều nơi
đã xuất hiện trình trạng thiếu lao động.
4. Các nước Đông Nam Á
Cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các
nước Đông Nam Á cũng lâm vào thời kì suy thoái, thất nghiệp tăng cao.
16
Tuy nhiên tình hình đã có nhiều khởi sắc từ năm 2010 dến nay. Ở một số
nước xuất hiện tình trạng thiếu lao động chất lượng cao.
Ủy ban Thương mại Thái Lan cho biết, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ của Nhật Bản đang xem xét việc mở rộng đầu tư vào ngành sản xuất
ô-tô và thiết bị điện tử Thái Lan. Dự đoán trong vài năm tới sẽ cần
khoảng 700.000 lao động có tay nghề, song hiện nay không thể đáp ứng
nhu cầu này. Một dự báo của Hiệp hội Công nghiệp Thái Lan cho thấy,
ngành công nghiệp Thái Lan hiện cần khoảng 200.000 lao động, đặc biệt
là ngành sản xuất ô-tô và công nghiệp điện tử.
Tại Mi-an-ma, mặc dù các nhà máy đều nâng cao mức lương
nhưng vẫn không tuyển dụng được lao động có tay nghề.
Còn tại các nước In-đô-nê-xi-a và Phi-li-pin, các chuyên gia kêu
gọi chính phủ tăng thêm đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực để ứng phó
với việc thiếu nghiêm trọng lao động có tay nghề.
Như vậy vấn đề về lao động ở các nước phát triển cũng như các
nước đang phát triển đều chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới. nạn thất nghiệp trong hầu hết các ngành đều tăng cao và có sự mất
cân bằng cung và cầu đối với tay nghề chất lượng cao.
C. Tình hình thất nghiệp tại Việt Nam dưới tác động của cuộc
khủng hoảng.
Việt Nam là một nước đang phát triển, ngày càng hội nhập sâu và
đầy đủ vào nền kinh tế thế giới, vì vậy, cũng trong tình trạng phải gánh
chịu những hậu quả nặng nề của cơn suy thoái kinh tế thế giới mà một
trong những vấn đề nan giải là việc làm. Suy thoái kinh tế không chỉ làm
cho nền kinh tế tăng trưởng thấp mà còn dẫn đến tình trạng việc làm bị
cắt giảm, xáo trộn, thất nghiệp gia tăng.
1. Năm 2008:
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
toàn cầu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm sút; tiêu thụ sản phẩm chậm,
hàng hóa ứ đọng, kể cả các vật tư quan trọng, lương thực và nhiều nông
sản xuất khẩu có khối lượng lớn; số người mất việc làm năm 2008
khoảng 667.000 người, 3.000 lao động từ nước ngoài phải về nước trước
thời hạn. Theo Bộ Lao Động, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vào khoảng
4,65%. Tức là khoảng hơn 2 triệu lao động không có việc làm.
17
Danh sách các doanh nghiệp giải thể, tạm ngưng hoạt động, thu
hẹp sản xuất ngày càng dài thêm trong các báo cáo của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội TPHCM. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và làn
sóng thất nghiệp đã lan đến Việt Nam - khi hàng ngàn lao động ở các
thành phố đã bị mất việc làm trong những tháng cuối năm này
Trong thông báo gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
TPHCM, Công ty TNHH Sambu Vina Sport cho biết sẽ giảm 224 lao
động kể từ ngày 11-1-2009. Trước đó, nhiều doanh nghiệp cũng đã thông
báo về việc cắt giảm lao động như Công ty Sony Việt Nam, Công ty liên
doanh RSC, Công ty TNHH Castrol BP Petco, Công ty TNHH bảo hiểm
nhân thọ Dai-Ichi Việt Nam, Công ty TNHH tư vấn thiết kế Liên hiệp
Quốc tế với tổng số lao động bị mất việc trên 1.000 người. Hàng ngàn
lao động mất việc cuối năm 2008. Hàng vạn người bị nợ lương, không có
tiền thưởng. Nhiều người có cũng như không, vì tiền thưởng cho một
năm lao động cật lực không đủ ăn bát phở.
Thất nghiệp, bản thân người thất nghiệp không có thu nhập, ảnh
hưởng đến đời sống bản thân, gia đình họ. Doanh nghiệp cũng khổ vì cho
nhân viên nghỉ thì thương, vương thì tội. Mà cho nghỉ thì cũng phải trả
các trợ cấp thôi việc, mất việc. Trong lúc khó khăn thì những khoản này
cũng đâu có nhỏ.
Ngân sách nhà nước cũng bị ảnh hưởng vì không thu được thuế thu
nhập cá nhân, lại còn phải trả các trợ cấp thất nghiệp, phải đầu tư cho các
giải pháp nhằm giảm thất nghiệp…. Khi nạ̣n thất nghiệp tràn lan thì tệ
nạn xã hội: trộm cắp, cướp giật, ma túy, mại dâm, rượu, cờ bạc,…. cũng
tăng theo.
Một bộ phận rất lớn người lao động trong các khu công nghiệp là
người từ các tỉnh nông nghiệp. Họ đi lên thành thị làm công nhân vì ở
quê không có việc làm hoặc làm không đủ sống. Cuộc khủng hoảng tác
động đến các làng nghề của Việt Nam do nhu cầu của thị trường ngoài và
18
trong nước bị thu hẹp, các hợp đồng bán hàng bị hủy bỏ. Ngoài ra, kết
quả điều tra tiến hành tại 4 tỉnh nông thôn cho thấy khủng hoảng làm
tăng số dân di cư quay trở về nông thôn do bị mất việc làm ở các khu
công nghiệp, đô thị, thậm chí là ở nước ngoài.
Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động
trong độ tuổi năm 2008 phân theo vùng (Theo thống kê của tổng cục
thống kê Việt Nam:
Vùng
Tỷ lệ thất nghiệp (%)
Tỷ lệ thiếu việc làm
(%)
Chung
Thành
thị
Nông
thôn
Chung
Thành
thị
Nông
thôn
CẢ NƯỚC 2,38 4,65 1,53 5,10 2,34 6,10
Đồng bằng sông Hồng 2,29 5,35 1,29 6,85 2,13 8,23
Trung du và miền núi
phía Bắc 1,13 4,17 0,61 2,55 2,47 2,56
Bắc Trung Bộ và
duyên hải miền Trung 2,24 4,77 1,53 5,71 3,38 6,34
Tây Nguyên 1,42 2,51 1,00 5,12 3,72 5,65
Đông Nam Bộ 3,74 4,89 2,05 2,13 1,03 3,69
Đồng bằng sông Cửu
Long 2,71 4,12 2,35 6,39 3,59 7,11
Số người không có việc làm tại nông thôn và thành thị hiện cao hơn con
số này.
Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp ở nước
ta những năm gần đây chỉ được tính cho khu vực thành thị, với những
người trong độ tuổi 15-60 với nam và 15-55 với nữ. Tuy nhiên, để đánh
giá về tình hình lao động, còn một chỉ tiêu khác là tỷ lệ lao động thiếu
việc làm. Đây là chỉ tiêu quan trọng được tính cho cả lao động ở khu vực
nông thôn và thành thị, nhưng từ trước đến nay chưa công bố. Ở Việt
Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn tỷ lệ thất nghiệp;
19
trong đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị. Với
cách hiểu như vậy, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện là 4,65%, tăng
0,01% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện
là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm
nông thôn tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3%. 5
năm lại đây, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm 0,1-
0,2%/năm. Nhưng do ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới, từ năm
2007 đến nay, tỷ lệ này đang tăng dần. Việt Nam đang tích cực triển khai
các giải pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm về đúng quỹ đạo
giảm như các năm trước. Theo dự báo của TCTK, tỷ lệ thiếu việc làm
năm 2009 sẽ tăng lên 5,4% (2008: 5,1% ); trong đó, khu vực nông thôn
khoảng 6,4%.
Khảo sát cho thấy người lao động nhập cư đang đối mặt với tình
trạng giảm thu nhập, nhiều người lao động nhập cư tại các làng nghề và
khu công nghiệp được khảo sát đang quay lại quê nhà. Họ và làng quê họ,
nơi đã từng hưởng lợi từ tiền gửi về do làm thuê, đang gánh chịu nhiều
nhất những tác động trước mắt của khủng hoảng kinh tế. Xu thế và hướng
đi của lao động di cư trong nước và mối liên kết nông thôn - thành thị là
những chỉ số quan trọng cần được sử dụng để tiếp tục theo dõi tác động
xã hội của khủng hoảng kinh tế trong thời gian tới.
Người lao động được phỏng vấn cho biết, nếu trong năm 2007 họ
có thể có việc làm 20 ngày/tháng thì đến cuối 2008, họ chỉ có việc làm
khoảng 10 ngày/tháng, trong đó số ngày làm các công việc xây dựng
giảm khoảng 70%, các công việc khác như khuân vác, chuyển đồ, thu dọn
vệ sinh… giảm khoảng 30%. Tiền tiết kiệm hàng tháng trung bình giảm
mạnh và hầu như không có
Tăng trưởng GDP Việt Nam giảm từ 8,5% năm 2007 xuống còn
6,23% năm 2008. Theo các chuyên gia kinh tế, về lý thuyết, GDP giảm 2
điểm phần trăm thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng 1%.
20
Theo thống kê của Bộ LĐ-TB-XH, hết năm 2008, cả nước mới có
gần 30.000 lao động tại khối DN bị mất việc vì nguyên nhân kinh tế suy
giảm. Bộ này đưa ra ước tính số lao động bị mất việc vì nguyên nhân trên
trong năm 2009 sẽ vào khoảng 150.000 người. Còn theo cách tính của Tổ
chức Lao động quốc tế (ILO), cứ 1% tăng trưởng GDP sẽ có thêm 0,33 -
0,34% lao động có việc làm. Như vậy, với VN, nếu GDP giảm khoảng
2% trong năm 2008 tương ứng sẽ có 0,65% việc làm bị mất. 0,65% tương
đương với số lượng khoảng 300 nghìn người.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, thuộcViện khoa học lao động và
xã hội khẳng định, năm 2008 tổng việc làm mới được tạo ra chỉ là
800.000 so với khoảng 1,3 triệu việc làm mới được tạo ra trong năm
2007. Nhiều ngành sử dụng nhiều lao động có tốc độ tăng việc làm cao bị
ảnh hưởng rõ rệt từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Các doanh nghiệp nhỏ và
vừa là nơi tạo ra khoảng 50% việc làm trong hệ thống doanh nghiệp nói
chung, mỗi năm tăng thêm khoảng 500.000 lao động. Tuy nhiên, thời
gian qua, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, phải cắt giảm nhân sự.
Xuất khẩu lao động gặp khó khăn
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2008, cả nước giải
quyết việc làm cho 1,35 triệu lao động, trong đó thông qua các chương
trình kinh tế xã hội là 1,1 triệu, xuất khẩu lao động 85.000. 4 thị trường
xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam là: Đài Loan (33.000), Hàn
Quốc (16.000), Malaysia (7.800) và Nhật Bản (5.800).Malaysia là thị
trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất. Trong các năm 2005-
2007, mỗi năm quốc gia này tiếp nhận khoảng 30.000 lao động Việt
Nam. Năm 2008, do lo ngại nhiều rủi ro cũng như khan hiếm nguồn lao
động, số người Việt sang Malaysia giảm hẳn, chưa tới 10.000.
Người lao động ở nông thôn đi xuất khẩu lao động rất đông, nhiều
người vay mượn tiền để làm thủ tục đi xuất khẩu lao động, không may
gặp những nước bị ảnh hưởng suy thoái kinh tế trầm trọng, cũng đành tay
21
trắng về nước.
Theo báo cáo tại Hội nghị việc làm và xuất khẩu lao động (XKLĐ) năm
2008, mục tiêu trong 2 năm 2009-2010 là giải quyết việc làm trong nước
cho 3 đến 3,2 triệu lao động, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị
ở mức dưới 5%, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp
xuống dưới 50% năm 2010. Đến năm 2010, bình quân mỗi năm đưa được
100 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó 60% lao động qua
đào tạo nghề, có 5 đến 10% lao động ở các huyện có tỷ lệ nghèo cao.
2. Năm 2009:
Viện Khoa học lao động và xã hội vừa công bố kết quả từ công
trình nghiên cứu “Khủng hoảng kinh tế và thị trường lao động Việt
Nam”. Ở đó, tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, viện trưởng đã công bố: nếu
tăng trưởng kinh tế trong năm nay đạt từ 5 – 6%, thì số lao động bị mất
việc do khủng hoảng kinh tế là 494.000 người. Thậm chí số người mất
việc sẽ tăng lên khoảng 742.000 người vào năm 2010 nếu nền kinh tế vẫn
chưa thể phục hồi. Điều cần lưu ý, đây là số việc làm bị giảm đi so với
khả năng tạo việc làm mới của nền kinh tế do tác động của khủng hoảng
tài chính, nghĩa là chừng đó người rơi vào thất nghiệp hoàn toàn.
Các thể chế tài chính quốc tế, trong đó có Quỹ tiền tệ quốc tế IMF,
và Ngân hàng thế giới dự đoán tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay
dao động trong khoảng 4,5% cho đến 5,5 %.
Có một thực tế là từ cuối năm 2008 đến nay, nhiều doanh nghiệp
trong các khu công nghiệp đã cắt giảm lao động do suy giảm kinh tế. Tuy
nhiên, không thể nói rằng tất cả những lao động này bị thất nghiệp vì
phần lớn những người này đã trở về quê và tìm kiếm một công việc mới
(có thể là công việc không phù hợp) nhưng vẫn cho thu nhập, dù có thể là
thu nhập thấp. Chính vì vậy, cần hết sức thận trọng khi nói về tình trạng
thất nghiệp hiện nay.
22
Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động
trong độ tuổi năm 2009 phân theo vùng (Theo thống kê của tổng cục
thống kê Việt Nam:
Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm
Chung
Thành
thị
Nông
thôn
Chung
Thành
thị
Nông
thôn
CẢ
NƯỚC 2,90 4,60 2,25 5,61 3,33 6,51
Đồng
bằng
sông
Hồng 2,69 4,59 2,01 5,46 2,49 6,57
Trung du
và miền
núi phía
Bắc 1,38 3,90 0,95 3,39 2,79 3,50
Bắc
Trung
Bộ và
duyên
hải miền
Trung 3,11 5,54 2,40 5,47 5,44 5,47
Tây
Nguyên 2,00 3,05 1,61 5,73 4,99 6,00
Đông
Nam Bộ 3,99 4,54 3,37 3,31 1,50 5,52
Đồng
bằng
sông Cửu
Long 3,31 4,54 2,97 9,33 5,46 10,49
Khi suy thoái kinh tế đã kết thúc, thì tiến trình hồi phục thường
phải kéo dài trong rất nhiều năm. Do vậy, ngay trong khủng hoảng, thì
việc đánh giá chính xác tình hình để làm cơ sở xây dựng chiến lược
nguồn nhân lực với DN, với chính quyền vẫn có giá trị quyết định tới khả
năng vượt qua khủng hoảng và phát triển. Với người lao động, việc làm
càng dễ mất đi, thì công việc mới càng dễ sinh ra. Nhưng với DN, không
23
ổn định được nguồn nhân lực thì không thể nói tới khả năng bình ổn sản
xuất
Vấn đề bây giờ đặt cho chúng ta là trả lời câu hỏi: cuộc khủng hoảng đó
ảnh hưởng như thế nào tới thực trạng việc làm và thất nghiệp trong nền
kinh tế thế giới nói chung và các nghành kinh tế của Việt Nam nói riêng
trong các năm 2010-2011 và các năm tiếp theo đó? Giải pháp là gì?
3. Năm 2010
Bà Nguyễn Thị Hải Vân, Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ
LĐTB&XH), Giám đốc Trung tâm Dự báo quốc gia và thông tin thị
trường lao động nhận định, năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp vẫn có thể sẽ cao
hơn cả năm trước.
Bà Vân cho rằng sau thời kỳ khủng hoảng, thất nghiệp thì thanh
niên (lực lượng lao động chủ chốt) chưa tìm được việc làm đã tiếp tục
tham gia vào việc học hành, các khóa đào tạo nghề để hy vọng kiếm được
một công việc tốt hơn, nên thời gian học hành, học nghề của họ bị kéo dài
ra. Do đó, họ sẽ là lực lượng làm tăng thêm số lượng lao động chưa có
việc làm, ngược lại không ít DN sẽ gặp khó khăn do thiếu hụt lao động.
Theo báo cáo thống kê từ Bộ LĐ-TB&XH, do ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế, đến cuối năm 2009, cả nước đã có 133.262 lao động bị mất
việc làm, chiếm 18% lao động làm việc trong các doanh nghiệp có báo
cáo. Ngoài ra trên cả nước còn có 40.348 lao động ở các làng nghề bị mất
việc và khoảng 100.000 người khác phải giảm giờ làm, nghỉ luân phiên.
Theo Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao
động TP, nhu cầu tuyển dụng LĐ trong tháng 7 giảm 40%, có những
ngành giảm 60%. Chưa hết, trong tháng 8, dự báo sẽ giảm 20% so với
tháng 7. Thị trường LĐ âm u như vậy nên nhiều người học nghề ở các
trường, cơ sở đào tạo ra trường trong lúc này rất khó xin được việc làm.
Nhiều DN đã hứa hẹn trước, thậm chí cam kết với trường nghề về việc
tuyển dụng LĐ, nhưng do gặp khó khăn trong sản xuất nên tạm ngừng
tuyển người.
“So với năm trước, những tháng đầu năm 2010 số người đến đăng
ký thất nghiệp tăng lên. Mỗi ngày nơi đây giải quyết không dưới 500
trường hợp đăng ký thất nghiệp”- một cán bộ tiếp nhận đăng ký thất
nghiệp ở Trung tâm giới thiệu việc làm TPHCM cho biết. Cả năm 2010
toàn TPHCM chỉ có hơn 67 nghìn người đăng ký thất nghiệp, trong khi
chỉ 7 tháng đầu năm nay các điểm đăng ký thất nghiệp đã tiếp nhận hơn
70 nghìn người. Điều đó cho thấy tình trạng thất nghiệp hiện nay đang ở
mức báo động.
24
4. Năm 2011
Theo số liệu cập nhật từ đầu năm đến hết tháng 9-2011 của Bộ Kế hoạch
- Đầu tư, cả nước đã có 48.700 DN giải thể, ngừng hoạt động (trong đó
có 5.803 DN giải thể, 11.421 DN ngừng hoạt động và 31.477 DN đã
dừng nộp thuế nhưng chưa đăng ký phá sản), so với cả năm 2010 đã tăng
21,8%. Trong khi đó, số DN đăng ký mới cũng giảm 7,8% về số lượng và
giảm 4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Theo Bộ Kế hoạch
- Đầu tư, nguyên nhân phá sản, ngừng hoạt động của các DN là do thời
gian qua lãi suất ngân hàng quá cao khiến DN gặp nhiều khó khăn về
nguồn vốn duy trì sản xuất
Trong ngành dệt may - lĩnh vực dẫn đầu về doanh số xuất khẩu – số
lượng công nhân, đang chứng kiến sự phá sản của nhiều doanh nghiệp
(DN) tư nhân nhỏ mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu đơn hàng. Ở nhiều
lĩnh vực khác, DN vừa và nhỏ cũng đang gặp nhiều khó khăn, trong đó
vướng mắc lớn nhất là khó khăn về vốn và tiêu thụ sản phẩm. Trong
ngành dệt may còn hàng loạt DN khác phá sản nhưng không bán được do
không còn khả năng vận hành. Nhiều DN mạnh trong lĩnh vực hàng hải
như Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Công ty CP Vận tải
biển Việt Nam (Vosco)… thì đang rao bán tàu. Sản lượng hàng hóa vận
chuyển ngày càng giảm sút trong khi chi phí phát sinh tăng cao là nguyên
nhân chính khiến nhiều hãng tàu rơi vào tình trạng thua lỗ
Năm 2011 lao động xuất khẩu gửi về nước khoảng 1,8 tỷ : Cục Quản lý
lao động ngoài nước cho biết, số kiều hối lao động đi làm việc ở nước
ngoài gửi về nước trong 6 tháng đầu năm 2011 là 1 tỷ USD. Theo đó, ước
cả năm 2011 lao động xuất khẩu sẽ gửi về nước khoảng 1,8 tỷ USD.
Do đó tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
5. Một số nghành đứng vững trong khủng hoảng.
Bên cạnh những nghành phải chịu ảnh hưởng xấu từ cuộc khủng hoảng
tài chính thế giới tác động đến thì vẫn còn có một số nghành vẫn đững
vững, thậm chí có nghành vẫn phát triển.
Một số ngành nghề đó là:
- Kinh doanh nhỏ lẻ với mức giá trần như trong các tiệm tạp hóa
rẻ tiền chuyên bán hàng với giá rẻ, các cửa hàng một giá…
- Luật sư chuyên kê khai hồ sơ phá sản
- Chuyên gia địa ốc đặc trách về dịch vụ mua bán những căn hộ
bị tịch biên
- Các công ty cho vay nợ và tái tài trợ( chuyên lo các vụ nộp đơn
xin thay đổi điều kiện trả nợ
25