Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " Cây ăn quả ở vườn nhà miền núi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế - hiện trạng và triển vọng " pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.16 KB, 18 trang )


37
CY ĂN QUẢ Ở VƯỜN NH MIỀN NI HUYỆN A LƯỚI,
TỈNH THỪA THIN HUẾ - HIỆN TRẠNG V TRIỂN VỌNG
Nguyễn Khoa Lân, Bùi
Trung
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Phát triển kinh tế - xã hội miền núi luôn là mối quan tâm của Đảng và Nhà
nước. Điều đó được thể hiện với những chương trình, dự án tập trung cho công
cuộc xoá đói giảm nghèo. Với đặc trưng của vùng giao thoa giữa nhiệt đới và á
nhiệt đới, A Lưới có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 20
o
C -
22
0
C, mùa lạnh kéo dài 04 tháng, không có mùa nóng, ít chịu ảnh hưởng của bão
và có lượng mưa rất phong phú nên quỹ gen cây trồng nói chung và cây lâu năm
nói riêng tương đối phong phú.
Hiện nay, việc trồng cây ăn quả đang phát triển ở A Lưới, bước đầu mang
lại hiệu quả kinh tế và có tác dụng thiết thực phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của
người dân địa phương. Tuy nhiên, cần phải cải tạo và quy hoạch các vườn cây ăn
quả ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, sản xuất bền vững theo hướng
hàng hoá ổn định, và bảo vệ tốt môi trường. Bài viết này giới thiệu một số kết
quả nghiên cứu về sự đa dạng của các loài cây ăn quả ở vườn nhà huyện miền núi
A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

38
I. tHàNH PHầN LOàI CÂY ăn quả
Qua nghiên cứu chúng tôi đã thống kê và định danh được 39 loài thuộc 30
chi trong 22 họ của ngành Hạt Kín (Magnoliophyta). Xem bảng 1.


II. đa dạng thành phần loài cây ăn quả
Qua bảng danh lục thành phần loài cây ăn quả ở vườn nhà huyện A Lưới,
tỉnh Thừa Thiên Huế, cho thấy:
1. Cây ăn quả tập trung ở ngành Hạt Kín và hiện diện trong 02 lớp Ngọc
Lan (Magnoliopsida) và lớp Hành (Liliopsida).
2. Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) có số lượng và tỉ lệ % về taxon bậc họ,
chi, loài lớn hơn nhiều so với lớp Hành (Liliopsida).


39
3. Ngoài những cây ăn quả địa phương như Chanh (Citrus limonia Osb.),
Đu đủ (Carica papaya L.), Mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.), ổi (Psidium
guajava L.) còn có một số cây ăn quả miền Bắc cũng thường gặp ở vườn nhà A
Lưới như Mận (Prunus salicina Lindl. var. salicina.), Nhót (Elaeagnus conferta
Roxb.), Táo (Zizyphus mauritiana Lamk.), Vải (Litchi sinensis Radlk.), Nhãn
(Dimocarpus longan Lour.) hay các cây ăn quả miền Nam như Chôm chôm
(Nephelium lappaceum L.), Hồng xiêm (Manilkara achras (Mill.) Fosb.), Mãng
cầu xiêm (Annona muricata L.), Thanh long (Hylocereus undatus (Haw.) Britt. &
Rose.), Sầu riêng (Durio zibethinus Murr.), Vú sữa (Chrysophyllum cainito
L.) Điều đó cho thấy các điều kiện tự nhiên môi trường ở A Lưới khá thích hợp
với các loài cây ăn quả ở địa phương, góp phần tạo nên tập đoàn cây ăn quả ở
vườn nhà nơi đây khá đa dạng và phong phú.
4. Các loài cây ăn quả đặc sản ở địa phương còn ít phổ biến mà đa phần là
các cây di thực do phần lớn giống cây trồng được cung cấp từ Phòng Nông
nghiệp huyện, Trung tâm thực nghiệm và phát triển cây ăn quả thành phố Huế,
của các chương trình, dự án (như Chương trình 135, Dự án canh tác trên đất dốc)
và từ các địa phương khác trong cả nước. Đây cũng là cơ sở cho sự đa dạng về
thành phần loài cây ăn quả ở vườn nhà A Lưới.
5. Các họ thực vật có số lượng loài nhiều nhất là họ Cam Quýt (Rutaceae)
với 07 loài (chiếm tỉ lệ 17,94% tổng số loài), họ Hồng xiêm (Sapotaceae), họ Sim

(Myrtaceae) và họ Nhãn (Sapindaceae) với 03 loài (chiếm tỉ lệ 7,69% tổng số
loài). Qua nghiên cứu cho thấy nhiều loài cây ăn quả có giá trị ở Huế cũng được
phát triển ở A Lưới thể hiện tính đa dạng của cây ăn quả ở vườn nhà A Lưới.
6. Một số dự án cải tạo vườn tạp ở một số xã trong huyện đã thu hút một số
gia đình đầu tư trồng các loài cây ăn quả như Hồng, Nhãn, Vải thiều. Tính đến
năm 2002, quy mô dự án được mở rộng thêm ở 06 xã. Chủ trương của huyện là

40
trong những năm tiếp theo sẽ tiếp tục triển khai tại 21 xã và thị trấn. Chính vì
vậy, các loài cây ăn quả nơi đây được phát triển và phân bố rộng rãi trên địa bàn
huyện.
- Ngoài Bưởi, Cam, Chanh, Chuối, Chuối già lùn, Dứa, Dừa, Đào, Đu đủ,
Mãng cầu xiêm, Mít, ổi, Quýt, Trứng gà, Xoài thường gặp ở các vườn nhà thì
Chôm chôm, Hồng xiêm, Mận, Thanh long, Vú sữa cũng là những cây trồng khá
phổ biến. Riêng Bồ quân, Bưởi thanh trà, Cóc, Dâu da, Khế, Sầu riêng, Táo cũng
chỉ gặp ở một số xã và thị trấn.
- Một số loài cây ăn quả phân bố đặc trưng cho từng vùng như Bòn bon (xã
A Đớt), Bồ quân (Thị Trấn và xã Hồng Bắc), Bơ (Thị Trấn), Bưởi Thanh trà (Thị
Trấn, xã A Ngo và A Đớt), Cóc (xã Bắc Sơn, Hồng Trung và Hồng Bắc), Dâu
tiên (xã A Ngo), Mãng cầu ta, Nhót (Thị Trấn), Pom (xã Hồng Trung), Sầu riêng
(Thị Trấn và xã A Ngo), Táo (Thị Trấn và xã Hồng Trung).

41
iii. hiện TRạNG và triển vọng
Trong những năm trở lại đây, cây ăn quả ở A Lưới đã được quan tâm phát
triển. Một số loài cây ăn quả cho kết quả tốt và ổn định như Chuối, Dứa, Hồng,
Hồng xiêm, Nhãn Nhìn chung, vườn nhà ở đây chỉ mới chuyên canh một vài
loài cây ăn quả, còn hầu hết là trồng xen với các loài khác khá đa dạng. Mô hình
vườn đa dạng sinh học tạo sự ổn định cân bằng sinh thái và làm tăng hiệu quả
kinh tế vườn.

Cây ăn quả vườn nhà A Lưới có thể phân chia tương đối thành các nhóm
sau:
* Nhóm cây nhiệt đới điển hình: Chôm chôm, Xoài.
* Nhóm cây pha á nhiệt đới: Cây có múi, Chuối, Hồng xiêm, Táo.
* Nhóm cây có xu hướng á nhiệt đới: Hồng, Mận, Nhãn, Vải.
Tuy nhiên, hiện trạng cây ăn quả ở A Lưới còn có những hạn chế:
- Đa số nông dân còn hạn chế về trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật, phần
lớn trồng theo lối quảng canh, bảo vệ thực vật chưa được chú trọng dẫn đến năng
suất và phẩm chất không cao, giá trị kinh tế thấp.
- Về thị trường tiêu thụ, ngoài Chuối và Dứa là hai sản phẩm chính, thì số
lượng và chủng loại hàng hoá cây ăn quả còn nghèo nàn, chưa có hiệu quả kinh
tế cao vì đa số tư thương mua sản phẩm của nông dân tại chỗ.
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu cho thấy vườn nhà A Lưới khá đa dạng và
phong phú về thành phần loài cây ăn quả. Ngoài những loài cây ăn quả của địa
phương, còn có những loài du nhập từ miền Bắc và từ miền Nam tạo nên tập

42
đoàn cây ăn quả phong phú ở địa phương. Hiện nay, bước đầu đã có một số điển
hình trồng tốt các loài cây ăn quả. Đó là tiền đề cho sự phát triển cây ăn quả ở A
Lưới trong tương lai để trở thành một ngành sản xuất hàng hóa. Trong bối cảnh
kinh tế-xã hội của huyện có nhiều chuyển biến, việc cải tạo vườn tạp là cơ sở cho
việc quy hoạch, xây dựng và phát triển vườn sinh thái bền vững, trong đó trồng
cây ăn quả có ý nghĩa lớn để nâng cao đời sống của người dân và phục vụ phát
triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Từ kết quả nghiên cứu hiện trạng các vườn cây ăn quả huyện A Lưới, tỉnh
Thừa Thiên Huế, chúng tôi đề nghị:
- Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi của A Lưới, cần củng cố và
mở rộng diện tích trồng các cây ăn quả đặc sản truyền thống như Chuối, Dứa,…
đồng thời quy hoạch và phát triển mạnh các loài có hiệu quả kinh tế cao như cây
có múi, Hồng, Hồng xiêm, Nhãn, Vải

- Tăng cường sự đầu tư của các ban ngành chức năng cũng như của các
chương trình, dự án về các lĩnh vực cung cấp giống, phân bón, kỹ thuật và vật tư
nông nghiệp để quy hoạch và phát triển bền vững các vườn cây ăn quả ở huyện A
Lưới.

TàI LIệU THAM KHảO
1. Nguyễn Thị Ngọc ẩn. Thực vật có công dụng hữu ích trên các vườn
miền Nam Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.
(1996)
2. Võ Văn Chi, Trần Hợp. Cây cỏ có ích ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Thành
phố Hồ Chí Minh (1999)

43
3. Phạm Hoàng Hộ. Cây cỏ Việt Nam quyển I, II, III, nxb Trẻ (1999)
4. Nguyễn Khoa Lân. Cây trái ở Huế nhìn theo hướng du lịch, Tập san
xuân Thừa Thiên Huế (1994)
5. Nguyễn Khoa Lân, Trịnh Đông Thư. Nghiên cứu về thành phần loài
cây ăn quả ở Huế và vùng phụ cận, Thông báo khoa học số 3 (36)
(2000)
6. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, nxb Y học, Hà Nội
(2001)
7. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn A Lưới. Dự án xây dựng,
cải tạo vườn tạp ở huyện A Lưới 2001- 2005 (2001)
8. Lê Thị Thêm. Cải tạo vườn tạp, giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở A
Lưới, Báo Thừa Thiên Huế, số 2505 (2002)

THE PRESENT CONDITION AND PROSPECT PROMISE
OF THE FRUIT - TREES IN HOUSE - GARDEN
OF A - LUOI MOUNTAINOUS DISTRICT
Nguyen Khoa Lan, Bui Trung

College of Pedagogy, Hue
University


44
SUMMARY
The result of the researches have showed that A Luoi house-gardens have
the diversity of species of fruit-trees with the favourable weather and climate as
well as the concern of the local government as showed in some programs.
Therefore, in the recent years, fruit - trees have been developed strongly,
especially persimmon, sapodilla, longan, litchi and the first it brings high
economic effect for everyone. As A Luoi is is located in the mountains, it has
many limits in the preservation of plants, the conditions to accept the science
and technology The problem here is that we need to have a scheme, the way to
construct and develop sustainable ecological gardens, have to pay attention to
the fruit- trees which bring for high economic effect. In order to serve for the
development of A Luoi economy and society.

37
Bảng 1: Danh lục thành phỗn loài cây ăn quả ở vườn nhà A Lưới
Stt Tên khoa học Tên Việt Nam Phân bố Công dụng

1. Annonaceae
Họ Mãng cầu (Họ Na [2])
1 Annona muricata L. [3] Mãng cầu xiêm [3] I, ,VII Cây ăn quả, cây thuốc
(CT)
2 Annona squamosa L. [3] Mãng cầu ta, Na [3] III Cây ăn quả,CT

2. Lauraceae
Họ Quế, (Họ Long não [2,

6])

3 Persea americana Mill. [3] Cây bơ [3] III Cây ăn quả

38

3. Cactaceae
Họ Long cốt, (Họ Xương
rồng [2])

4 Hylocereus undatus (Haw.) Britt. &
Rose. [3]
Thanh long [3] I,II,III,
IV,V,VII
Cây ăn quả, Cây thuốc
[3,6]

4. Ebenaceae
Họ Hồng (Họ Thị)
5 Diospyros kaki L.f. [3] Hồng, Thị [3] I, ,VII Cây ăn quả,CT

5. Sapotaceae
Họ Xabôchê, Họ Hồng
xiêm [2]

6 Chrysophyllum cainito L. [3] Vú sữa [3] I, ,VII Cây ăn quả,CT

39
7 Manilkara achras (Mill.) Fosb.[3] Xabôchê, Hồngxiêm I, ,VII Cây ăn quả,CT
8 Pouteria zapota (Jacq.) Moore & Stearn

.
[3]
Trứng gà [3] I,II,III,IV
V,VI,VII
Cây ăn quả [1,3]

6. Flacourtiaceae
Họ Hồng quân, (Họ Bồ
quân 2)

9 Flacourtia rukkam Zoll. & More. Hồng quân, Muồn quân III,V Cây ăn quả [3]

7. Caricaceae (Papayaceae [6])
Họ Đu đủ
10 Carica papaya L. [3] Đu đủ [3] I, ,VII Cây ăn quả, CT

8. Bombacaceae
Họ Gòn ta (Họ Gạo)

40
11 Durio zibethinus Murr. [3] Sầu riêng [3] III, IV Cây ăn quẩ,CT

9. Moraceae
Họ Dâu tằm

12 Artocarpus heterophyllus Lamk. [3] Mít [3] I,II,III,IV,V,VI
,VII
Cây ăn quả [1,3], Cây
thuốc


10. Euphorbiaceae
Họ Thầu dầu
13 Baccaurea ramiflora Lour. [3] Dâu tiên IV Cây ăn quả
14 Baccaurea sapida Muell Arg [3] Dâu da II,III,IV Cây ăn quả

41

11. Rosaceae
Họ Hoa hồng [2]
15 Malus pumila Mill. [3] Pom [3] II Cây ăn quả [3]
16 Prunus salicina Lindl. var .salicina. [3] Cây mận II,III,IV,V,VII Cây ăn quả

12. Myrtaceae
Họ Sim
17 Psidium guajava L. [9] ổi [9] I, ,VII Cây ăn quả,CT
18 Psidium littorale Raddi. [3] ổi sẻ [3] III Cây ăn quả [3]
19 Syzygium semarangense (Bl.) Merr.&
Perry. [3]
Mận, Roi [3], Đào I,II,III,IV,
V,VI,VII
Cây ăn quả [1], Cây
thuốc [1,3]

42

13. Sapindaceae
Họ Nhãn (Họ Bồ hòn)
20 Dimocarpus longan Lour. [3] Nhãn [3] I, ,VII Cây ăn quả, CT
21 Litchi sinensis Radlk. [3] Vải [3] I, ,VII Cây ăn quả,CT
22 Nephelium lappaceum L. [3] Chôm chôm [3] II, ,VII Cây ăn quả,CT


14. Rutaceae
Họ Cam Quýt
23 Citrofortunella microcarpa (Bunge)
Wijnands. [3]
Hạnh, Tắc [3], Quất [9] III Cây ăn quả, cây
cảnh,CT
24 Citrus aurantium L. [3] Cam động đình [3] I, ,VII Cây ăn quả,CT

43
25 Citrus grandis Osbeck. [6] Bưởi [6] I, ,VII CAQ, CT,CCN
26 Citrus grandis (L.)Osb.var. grandis. [3] Bưởi thanh trà III,IV,VII Cây ăn quả
27 Citrus limonia Osb. [3] Chanh [6] I, ,VII Cây ăn quả,CT
28 Citrus reticulata Blco. [3] Quýt [3] I, ,VII Cây ăn quả,CT
29 Citrus sinensis (L.) Osb. [3] Cam [3] I, VII Cây ăn quả,CT

15. Meliaceae
Họ Xoan


44
30 Lansium domesticum
Hiern. var. langsat
Jack. [3]
Bòn bon [3] VII Cây ăn quả [1]

16. Anacardiaceae
Họ Xoà,Họ Đào lộn hột
31 Mangifera indica L. [3] Xoài [3] I, ,VII Cây ăn quả,CT
32 Spondias cythera Sonn. [3] Cóc [3] I,II,V Cây ăn quả, CT


17. Oxalidaceae
Họ Me đất
33 Averrhoa carambola L. [3] Khế [3] I,III,IV Cây ăn quả, CT

18. Rhamnaceae
Họ Táo

45
34 Zizyphus mauritiana Lamk. [3] Táo [3 ] II,III Cây ăn quả,CT

19. Elaeagnaceae
Họ Nhót
35 Elaeagnus conferta Roxb. [3] Cây nhót [6] III Cây ăn quả,CT

20. Bromeliaceae
Họ Khóm (Họ Dứa )
36 Ananas comosus (L.) Merr. [3] Thơm [3], Dứa [1] I, ,VII Cây ăn quả,CT

21. Musaceae
Họ Chuối
37 Musa nana Lour. [3] Chuối già lùn [3] I, ,VII Cây ăn quả [3]

46
38 Musa paradisiaca L. [3] Chuối [3] I, ,VII Cây ăn quả,CT

22. Arecaceae (Palmae)
Họ Dừa, (Họ Cau)
39 Cocos nucifera L. [3] Dừa [3] I ,VII CAQ,CT,CCN
Chú thích: I: Xã Bắc Sơn II: Xã Hồng Trung III: Thị Trấn IV: Xã A Ngo

V: Xã Hồng Bắc VI: Xã Hồng Thượng VII: Xã A Đớt


×