Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " HÌNH THÁI SIÊU CẤU TRÚC CỦA THẬN CHUỘT ĐƯỢC BẢO QUẢN TRONG DUNG DỊCH VINA - COLLINS CHO MỤC ĐÍCH GHÉP " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 10 trang )


1

HÌNH THÁI SIÊU CẤU TRÚC CỦA THẬN CHUỘT ĐƯỢC BẢO QUẢN
TRONG DUNG DỊCH VINA - COLLINS CHO MỤC ĐÍCH GHÉP
Lê Đình Khánh
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ghép thận ngày nay đã trở thành một trong những phương pháp điều trị
được chọn lọc đối với các bệnh nhân bị suy thận ở giai đoạn cuối (3,8). Tuy
nhiên kết quả của một trường hợp ghép sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như kỹ
thuật ngoại khoa, tình trạng người cho người nhận và trong đó cũng kể đến thời
gian thiếu máu (TM) và rửa thận. Rửa thận là công việc được tiến hành ngay sau
khi lấy thận ra khỏi cơ thể người cho nhằm loại trừ hết các thành phần máu trong
lòng mạch của thận ghép. Thời gian thiếu máu là thời gian rửa và bảo quản thận.
TM được chia thành TM nóng (TMN) và TM lạnh (TML). Thời gian TML là
thời gian rửa và bảo quản thận. TMN được chia thành thời gian TMN I là thời
gian từ lúc bắt đầu cặp cuống thận đến lúc thận được rửa. Thời gian TMN II là
thời gian tiến hành khâu nối các miệng nối mạch máu lúc ghép (2,3). Trong
phạm vi đề tài này, chúng tôi tìm hiểu các biến đổi về hình thái siêu cấu trúc của
thận chuẩn bị cho ghép khi được bảo quản trrong dung dịch Vina-collins do
HVQY pha chế dưới tác động của tốc độ dịch rửa và thời gian TM.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng: 60 thận chuột cống trắng trưởng thành, cân nặng 400 -
450mg.

2

2.2 Phương pháp nghiên cứu:
Thận được rửa bằng dụng dịch Vina-Collins lạnh 4-6


0
C do Học viện Quân
Y pha chế sau đó tách ra khỏi cơ thể cho và bảo quản bằng phương pháp hạ nhiệt
đơn thuần cùng với dung dịch Vina-collins. Các thận được chia thành cac nhóm:
Nhóm O: Gồm các thận không chịu thời gian TML do bảo qủan mà chỉ chịu
thời gian TML rất ngắn do rửa.
Nhóm I: Gồm các thận chịu thời gian TML 6h
Nhóm II: Gồm các thận chịu thời gian TML 12h
Nhóm III: Gồm các thận chịu thời gianTML 6h, Thời gian TMI 15 phút
Nhóm IV: Gồm các thận chịu thời gian TML 6h, thời gian TMNII 30 phút
Nhóm V: gồm các thận chịu thời gian TML 6h, tốc độ dịch rửa 50ml/phút.
Các nhóm đều được rửa với tốc độ dung dịch rửa 10ml/phút, trừ nhóm V, 4
nhóm 0, I, II và IV đều có thời gian TMNI bằng 0, cả 6 nhóm đều có thời gian
TMII bằng 30 phút.
Các mẫu thận được cố định trong dung dịch Glutaraldehyt. Trong đệm
cocadylat ở 4
0
C cố định tiếp bằng dung dịch Osmic theo Palade. Vùi vật phẩm
trong hỗn hợp đúc dành cho kính hiển vi điện tử. Cắt lát cắt bằng máy cắt siêu
mỏng LKB, nhuộm tiêu bản bằng axet uranyl và xitrat chì. Đọc kết quả dưới kính
hiển vi điện tử truyền qua JEM T8.

3

III. KẾT QUẢ
Kết quả ghi đọc kính hiển vi điện tử được ghi nhận như sau:
+ Nhóm 0: Ở nhóm này, chúng tôi ghi nhận cấu trúc thận bình thường. Ống
lượn gần cũng như ống lượn xa không bị biến đổi. Tế bào ống lượn cao đều đặn,
không có thay đổi cấu trúc của bào tương và nhân. Các ty thể có hình dáng bình
thường, có thể nhìn thấy được cấu trúc bên trong, tuy nhiên ở một vài tế bào ống

lượn, chúng tôi phát hiện có hiện tượng thoái hóa của một số ty thể. Bờ bàn chải
hay các vị nhung mao của tế bào ống lượn đều đặn và dày, các vi nhung mao dài,
vươn vào lòng ống, không có hiện tượng dứt quãng. Cầu thận có cấu trúc bình
thường, các tế bào có chân đều đặn, màng đáy không dày, không dứt quãng.








Hình 1:Siêu cấu trúc của tế bào ống thận chịu TML 6 giờ (x 6000 lần)
1:Bờ bàn chải thưa, 2:Ty thể thoái hóa

4

+ Nhóm I: Cấu trúc bắt đầu có thay có thể quan sát được (hình 1). Bờ bàn
chải của tế bào ống luợn bắt đầu bị hủy, một số vùng không còn tính liên tục, số
lượng các vị nhung mao ít hơn nhóm 0. Lòng ống lượn xuất hiện một số tế bào
bong vào. Trong bào tương của tế bào ống lượn gần xuất hiện các hốc và các hạt
thoái hóa, nhưng chưa thấy bị biến đổi, một số ty thể đậm đặc (mũi tên), ống
lượn xa ít thấy thay đổi, cầu thận vẫn còn cấu trúc bình thường, các tế bào có
nhân và màng dày không có gì khác biệt so với nhóm 0. Tổ chức kẽ giữa các ống
lượn bắt đầu có hiện tượng giãn ra, mô liên kết không còn dày như ở nhóm 0










Hình 2:Siêu cấu trúc ống thận chịu TML 12 giờ ( x 6000 lần);
1:Khoảng kẻ giãn, 2: thoái hóa hốc;
+ Nhóm II: Cấu trúc thận thay đổi một cách rõ ràng (hình 2). Bờ bàn chải
của tế bào ống lượn gần ở một số vùng mất hẳn. Trong lòng ống có nhiều mảnh

5

vỡ tế bào bong vào. Sự thay đổi trong bào tương của tế bào ống lượn là rõ nét
nhất. Nhiều hốc xuất hiện, trong đó có những hốc lớn chiếm gần hết tế bào, đẩy
nhân về một phía. Các ty thể bị thoái hóa nhiều lên, nhiều nhân có hiện tượng
thoái hóa, đông vón lại, khoảng kẽ giữa các ống thận giãn rộng, mô liên kết thưa,
một số mạch máu ở khoảng kẽ tế bào nội mạc dẹt, tuy nhiên cấu trúc không đổi.
Cầu thận ít bị biến đổi hơn, các tế bào có chân cũng bị dẹt nhưng vẫn đều đặn.








Hình 3:Siêu cấu trúc ống thận và tổ chức kẽ chịu TMN I: 30’ (x6000 lần).
Hồng cầu còn trong lòng mạch
+ Nhóm III và IV: Hai nhóm này có các thay đổi tương tự nhau (hình 3).
Nổi bật vẫn là hiên tượng thoái hóa tế bào ống lượn gần như các nhóm trên. So
với nhóm 0 và I thì ở nhóm này có hiện tượng thoái hóa của nhân tế bào, khoảng

kẽ giữa rộng. Mạch máu có cấu trúc bình thường, nhưng có thể quan sát thấy
hiện tượng hồng cầu còn đọng lại trong lòng. Cầu thận ít thấy biến đổi.

6







Hình 4: Siêu cấu trúc cầu thận ở nhóm có tốc độ rửa
tăng gấp 5 lần bình thường (x 6000 lần). Chân tế bào có chân giãn rộng
+ Nhóm V: Các biến đôi ở nhóm này, chúng tôi nhận thấy (hình 4) cầu thận
có sự giãn rộng của các tế bào có chân, tế bào dẹt lại, nhân bị hoại tử nhưng cấu
trúc chung vẫn còn nguyên vẹn. Màng đáy vẫn nguyên vẹn, không dày, không
đứt quãng.
IV. BÀN LUẬN
Các hình ảnh quan sát được dưới kính hiển vi điện tử của chúng tôi phù hợp
với kết quả quan sát của Ardrew PE/1983/( 6), Kallerhoff M/1988/(4), Boventre
JV/1992/(5). Đối với bờ bàn chải, chúng tôi nhận thấy, ở nhóm II có mức độ tổ
thương lớn nhất và nhiều hơn hẳn so với nhóm I. Trong khi đó, giữa nhóm II và
IV, chúng tôi thấy khó có thể phân biệt nhóm nào có mức độ tổn thương lớn hơn.
Pegg DE/1986/(7)lại thấy ràng khi thời gian TMN cũng như TML tăng thì mức
độ thương tổn đều không thể phân biệt được. Sự xuất hiện tình trạng giãn rộng
chân tế bào có chân ở một số tiểu cầu thận trong nhóm V cho thấy tốc độ dịch
rửa cao gấp 5 lần bình thường là giới hạn bắt đầu gây các tổn thương trầm trọng

7


ở nhóm III và nhóm IV, chúng tôi ghi nhận hồng cầu vẫn còn tồn đọng trong mao
mạch, các tế bào nội mô dẹt lại. Đây chính là hậu quả của tình trạng TMNI kéo
dài và theo Marshall/1988/(3), Grundmann.1982/ (1) thì chính tình trạng sẽ làm
cho sức đề kháng mạch máu thận tăng lên và càng làm cho các tế bào máu tồn
đọng nhiều hơn.
Trên đây là một số nhận xét về các biến đổi hình thái siêu cấu trúc của
thận chuẩn bị cho ghép. Tuy nhiên chúng tôi thấy cần phải có thêm một số
nghiên cứu sâu hơn như đánh giá hoạt động của thận sau ghép để có kết luận
toàn diện hơn.
V. KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
1.Dung dịch Vina - Collins rửa thận không gây các biến dổi đáng kể về
hình thái siêu cấu trúc của thận chuẩn bị cho ghép.
2.Với các điều kiện đặt ra của nghiên cứu thì TMNI 30 phút, TMNII 30
phút, TML 6h, tốc độ dịch rửa không tăng quá 5 lần so với bình thường sẽ không
gây nên các biến đổi lớn về hình thái siêu cấu trúc của thận chuẩn bị cho ghép.
Tốc độ dịch rửa tăng lên 5 lần bình thường bắt đầu gây nên biến đôi hình thái
siêu cấu trúc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andrew PM, Bates SB. Improving Eurocollins Flushing Solution’s
Abilityto Protect Kidney from Normothermic Ischemia, Mineral
Electrolyte Metab. 11(1985) 309 - 314

8

2. Boventre JV, Weinberg JM. Kidney Preservation Ex Vivo for
Transplantation. Ann. Rev. Med. 43(1992) 523 - 533
3. Grundamann R. Fundamental of preservation method. In basic
concepts inorgan procusement, Perfusion, and Preservation for
transplantation (Edi. Toledo-Pereyna). Inc (1998) 93-122

4. Kallerhoff M, Blech M et al. Metabolic, Energetic and structure
changes in protected and unprotected kidney at temprature of 1
0
C
and 25
0
C. Uro., Res 16 (1988) 57-62
5. Marshall VC, Jablonski P et al. Renal Preservation. In kidney
transplantation, Principle and practice (Edi. Morris PJ). 151-182;
1988
6. Pegg DE. Organ Presrvation. Surgical Clinical of North Amercia.
66 (1986) 617-633
7. Rebillar X, Mourad G, et al. Factuer Pronostique du Succes de la
Transplantation renal. La presse Medicale, 40 (1991)
8. Trần Ngọc Sinh, Từ Thành Trí Dũng. Kết quả 27 trường hợp ghép
thận từ người cho sống tại bệnh viện chợ rẫy.
9. Kỷ yếu toàn văn các đè tài khoa học. Tạp chí ngoại khoa (5/2002)
481-483


9

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xem xét những thay đổi về hình thái siêu cấu trúc của thận chuột
được bảo quản trong dung dịch Vina - Collins cho mục đích ghép dưới ảnh
hưởng của các yếu tố thời gian thiếu máu nóng (TMN), thời gian thiếu máu lạnh
(TML) và tốc độ dịch rửa thận (TDR).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên
60 thận chuột cống trắng trưởng thành. Các thận được rửa bảo quản bằng dung
dịch Vina-Collins do Học viện Quân Y pha chế, các thận được chia thành những

nhóm có tác động của các yếu tố khác nhau TML 6h, TMNI 30 phút, TMNII 30
phút và tốc độ dịch rửa không tăng quá 5 lần so với bình thường. Thận bảo quản
được xử lý và quan sát các biến đổi dưới kính hiển vi điện tử.
Kết quả: Hình ảnh rõ nhất là thoái hoá tế bào ống lượn gần khi thời gian
TML tăng lên, bao gồm thoái hóa hốc, thoái hóa ty thể, mất bờ bàn chải, còn
hồng cầu trong lòng mạch khi TMNI kéo dài và giãn các tế bào có chân khi tốc
độ dịch rửa tăng
Kết luận: Dung dịch Vina-Collins (Học viện quân Y) khi dùng cho rửa thận
đơn thuần không gây nên biến đổi đáng kể về hình thái siêu cấu trúc của thận,
nếu kèm theo thời gian TML 6h, TMNI 30 phút, TMNII 30 phút và tốc độ dịch
rửa không tăng quá 5 lần so với bình thường thì các biến đổi về hình thái siêu
cấu trúc của thận chuẩn bị cho ghép cũng không lớn hơn đáng kể so với rửa đơn
thuần.


10
ULTRASTRUCTURE OF RAT KIDNEY PRESERVED
IN VINA - COLLINS SOLUTION FOR TRANSPLANTATION
Le Dinh Khanh
College of Medicine, Hue University

SUMMARY
Objectives: To observe the ultrastructural changes of rat kidneys preserved
in Vina -Collins soltions for transplantation under the effect of the warm
ischemia time (WIT), the cold ischemia time (CIT) and the rate of perfusion (RP)
Materials and Method: The study was carried out on 60 kidneys of mature
white rats. The kidneys were perfused and preserved in Vina-collins at 4-6
0
C
(Army Academy of Medicine) and divided into the groups with CIT 6h, WIT I 30’,

WIT II 30’, and RP 5 times higher than nornal.
Results: The best image was thegeneration of the proximal tubular
epithelia (The vacuolisation, degeneration of mitochondria, defects of brush
border ), which increased according to the cold ischemia time and warm
ischemia time. The podocytes were stretched when RP increased.
Conclusion: Perfusion with Vina - Collins solution did not cause
significant ultrastructural changes of rat kidney for transplantation. At the same
time, with 30’of the first warm ischemia, 60’ of the second wram ischemia, 6
hours cold ischemia and with the rate of perfusion did not change 5 times higher
than normal, rat kidneys preserved for transplantation caused no important
ultrastructural changes.

×