35
TỶ LỆ CÁC GIAI ĐOẠN TÂM PHẾ MẠN TÍNH
Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Trần Đình Thành, Lê Văn Bàng
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế
PHẦN MỞ ĐẦU
- Tâm phế mạn tính là tình trạng bệnh lý do phổi không đảm bảo được chức
năng hô hấp vì nhiều lý do, diễn ra từ từ, lâu dần ảnh hưởng đến chức năng tim
phải, gây suy tim phải. Nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện nay là bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính.
- Ở Mỹ, theo Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ (AST), năm 1995, ước tính có khoảng
14 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tính từ năm 1982, con số này đã
gia tăng 41,5 %; trong đó có khoảng 12,5 triệu người do viêm phế quản mãn và
1,65 triệu người mắc khí phế thủng.
- Ở Pháp, có khoảng 2,5 triệu người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, chiếm
5% dân số.
- Ở Việt Nam, từ 1962 đến 1970, Viện Lao và Bệnh Phổi Hà Nội đã có nhiều
đợt điều tra tại nhiều địa phương với nhiều đối tượng và ngành nghề khác nhau,
nhận thấy tỷ lệ mắc viêm phế quản mạn biến thiên từ 3-5% số người được khám là
36
ở nông thôn, 8- 10% được khám là ở các khu công nghiệp, 17% là ở một số nhà
máy. Tỷ lệ tử vong tại khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai chiếm 33,68%
tổng số bệnh viêm phế quản mạn vào viện.
- Trên thế giới, khoảng 6% dân số nam và 2% dân số nữ chết do bệnh phổi tắc
nghẽn mãn tính. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên toàn cầu, bệnh phổi tắc
nghẽn mãn tính là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 6 vào năm 1990 và dự
báo sẽ xếp hàng thứ 3 vào năm 2020.
- Ở Mỹ, hơn một nửa số bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có biến
chứng là tâm phế mãn, chiếm tỷ lệ 5 - 10% các loại bệnh lý tim mạch ở người lớn.
Ở các nước liên hiệp Anh, những nơi có tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thì tỷ lệ
tâm phế mạn cao nhất trong các loại bệnh lý tim mạch.
- Chẩn đoán, theo dõi các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã có diễn
biến dẫn đến tình trạng tâm phế mạn, nắm được tỷ lệ các giai đoạn tâm phế mạn ở
bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ít nhiều góp phần làm chậm quá trình
tiến triển của bệnh, đồng thời sẽ giúp cho bệnh nhân ổn định đến cuối đời. Đó là
mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi.
1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng nghiên cứu:
48 bệnh nhân vào khoa Nội Hô hấp - Nội tiết - Thần kinh Bệnh viện Trung
ương Huế được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (bao gồm các bệnh viêm
37
phế quản mạn tính, hen phế quản không hồi phục, khí phế thủng) từ tháng 4/2001
đến tháng 4/2002.
1.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
1.1.1.1. Viêm phế quản mạn tính
+ Lâm sàng:
- Tiền sử hút thuốc lá nhiều.
- Tiền sử ho khạc đàm ít nhất là 3 tháng/ năm, trong 2 năm liên tiếp.
- Khó thở khi gắng sức, không có cơn khó thở.
- Nghe phổi có ran rít, ran ngáy, ran ẩm
+ Cận lâm sàng:
- Rối loạn chức năng hô hấp: FVC giảm, FEV
1
giảm dưới 75% trị số lý
thuyết.
- Rối loạn khí máu: PaO
2
, SaO
2
giảm, PaCO
2
bình thường hay tăng nhẹ.
1.1.1.2. Hen phế quản không hồi phục:
38
+ Lâm sàng:
- Tiền sử hen phế quản.
- Khó thở liên tục, không có cơn rõ.
- Nghe phổi có ran rít ran ngáy.
- Không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị bằng corticoides và các
thuốc giãn phế quản.
+ Cận lâm sàng:
Rối loạn chức năng hô hấp: FVC, FEV
1
giảm dưới 75% trị số lý thuyết.
1.1.1.3. Khí phế thủng: Chúng tôi không thể có những tiêu chuẩn chẩn đoán
chắc chắn vì không đo được thể tích cặn (VR) và khả năng khuếch tán khí CO
(DL
CO
), mà chỉ dựa vào những triệu chứng gián tiếp gợi ý: Lâm sàng: có tiền sử hút
thuốc lá nhiều, ho khạc đàm, có khó thở, khám phổi có lồng ngực hình thùng, gõ
vang. Cận lâm sàng: X quang phổi hình ảnh phổi tăng sáng, khoảng gian sườn giãn
rộng, bóng tim treo hỏng với cơ hoành.
Chúng tôi không đưa vào nghiên cứu những loại bệnh sau đây:
Gù, vẹo cột sống.
39
Di chứng liệt 1/2 người do tai biến mạch máu não.
Bệnh nhân đang trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Suy tim do bệnh lý van tim hay do tăng huyết áp.
1.2. Phương pháp nghiên cứu:
1.2.1. Khám lâm sàng theo phiếu điều tra.
- Hỏi tiền sử:
Thuốc lá: Bao nhiêu gói / năm
Ho khạc đàm: Bao nhiêu tháng/ năm Đã bao nhiêu năm
Tiền sử hen phế quản: Bắt đầu khó thở liên tục từ lúc nào
Nghề nghiệp trước đây:
- Dấu lâm sàng:
Mạch Nhiệt Huyết áp Nhịp thở Phù (mặt, tay chân,
toàn thân)
40
Ho (ho khan, ho có đàm, ho cả ngày, hay buổi tối, buổi sáng)
Khó thở - Khi gắng sức - Liên tục
Khạc đàm - Số lượng (không có đàm, có ít, có nhiều)
- Tính chất (nhầy trong, nhầy mủ, máu)
Khám phổi nghe ran rít, ran ngáy, ran ẩm
Khám tim: - T2 mạnh ở ổ van động mạch phổi
- Thổi tâm thu ở ổ van 3 lá gan to, đau, tức.
Tĩnh mạch cổ nổi tự nhiên. Phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+)
Dấu Harzer
- Cận lâm sàng:
FEV
1
, FEV
1
/ FVC. PaO
2
, SaO
2
, PaCO
2,
. Điện tim
Siêu âm Doppler màu tim mạch : đo áp lực động mạch phổi.
1.2.2. Phân giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
41
Theo GOLD - (tổ chức của Viện Tim Phổi Máu Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế
giới) 4/2001, chia 4 mức độ:
- Mức độ 0: mới có các dấu nguy cơ: ho, khạc đàm mãn tính
- Mức độ I (nhẹ): FEV
1
> 80%
- Mức độ II (trung bình):
+ IIA: 50 > FEV
1
< 80%
+ IIB: 30 > FEV
1
< 50%
- Mức độ III (nặng): FEV
1
< 30% hay FEV
1
< 50 % và có dấu suy hô hấp hay
lâm sàng có suy tim phải.
1.2.3. Đo chức năng hô hấp: bằng máy đo chức năng hô hấp SCHILLER
Spirovit SP1 của Đức sản xuất năm 1995. Chú ý thông số FEV
1
(Thể tích thở ra tối
đa trong giây đầu tiên), tính chỉ số Tiffeneau
1.2.4. Đo khí máu động mạch: bằng máy AVL COMPACT 1 BLOOD GAS
ANALYZER do Nhật sản xuất 1993. Đánh giá PaO
2
và PaCO
2
, SaO
2
, với tiêu
chuẩn:
PaO
2
giảm khi nhỏ hơn 70mmHg.
42
PaCO
2
tăng khi lớn hơn 45mmHg.
SaO
2
giảm khi = 80 đến 90%
1.2.5. Siêu âm: Đo áp lực động mạch phổi (ALĐMP) kỳ tâm thu (PAPs) bằng
Doppler liên tục với trị số bình thường < 35 mmHg. Tăng ALĐMP khi PAPs >
35mmHg.
1.2.6. Điện tâm đồ: Đo bằng máy CARDIOVLT-ATI (Đức sản xuất năm
1997) tại Khoa Nội Hô hấp - Nội tiết -Thần kinh bệnh viện Trung ương Huê.
1.2.7. Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm thống kê S.P.S.S. phiên bản 10.0.5,
áp dụng để tính trung bình, độ lệch chuẩn.
2. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
2.1. Tình hình dịch tể:
2.1.1. Về giới
3 8 nam
7 9 %
1 0 næî
2 1 %
Minh họa giới mắc bệnh
43
48 bệnh nhân gồm 38 nam chiếm 79 % và 10 nữ chiếm 21%. Có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn tỷ lệ bệnh nhân nữ (p<0,05)
.
Bảng 2.1: Về Tuổi
Tuổi Nam Nữ Chung
Trung bình
68,6 15,2 66, 8 20, 2 68, 2 16, 2
Tuổi lớn nhất 89 81 89
Tuổi nhỏ nhất 21 16 16
Bảng 2.2: Phân chia theo giới và nhóm tuổi
Giới Tổng số
Nam Nữ
Nhóm
tuổi
S.lượng Tỷ lệ % S.lượng Tỷ lệ %
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
16-35 2 5.2 1 10.0 3 6.3
36-55 4 10.5 1 10.0 5 10.3
44
56- 75 20 52.6 3 30.0 23 48.0
76- >85 12 31.6 5 50.0 17 35.4
Cọng 38 100.0 10 100.0 48 100.0
- Kết quả chúng tôi: tuổi vào viện trung bình là 68,2 16,2 tuổi, thường gặp
nhất là từ 56 đến 75, chiếm 48%. - Không khác gì nhiều so với một số tác giả khác
:
Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Đình Tiến khi nghiên cứu đặc điểm điện tim nơi 90
bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thấy tuổi trung bình là 63,53 8,1 tuổi
Incalzi RA và cộng sự khi nghiên cứu những dấu hiệu điện tâm đồ của tâm
phế mạn nơi 263 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhận thấy tuổi trung
bình là 67 9.
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nam là 68 15,2, tuổi lớn nhất là 89 và
tuổi nhỏ nhất là 21.
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nữ là 66,8 20,2, tuổi lớn nhất là 81 và
tuổi nhỏ nhất là 16.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong độ tuổi trung bình giữa hai
nhóm bệnh nhân nam và nữ (p> 0,05).
45
2.2. Về kết quả lâm sàng:
2.2.1. Phân giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
Chúng tôi chọn cách phân chia theo GOLD 4/2001, được áp dụng nhiều nhất
hiện nay.
Theo đó, 48 bệnh nhân chúng tôi nghiên cứu gồm có:
* Không có bệnh nhân nào thuộc giai đoạn 0 và I, vì ở những giai đoạn này,
bệnh nhân thường không có triệu chứng, hay chỉ có ho khạc đàm mạn tính nên
bệnh nhân thường không chú ý và không đi khám bệnh.
* 17 bệnh nhân thuộc giai đoạn IIA (50%< FEV
1
< 80%) chiếm 35,4%
* 28 bệnh nhân thuộc giai đoạn IIB (30%< FEV
1
< 50%) chiếm 58,3%
* 3 bệnh nhân thuộc giai đoạn III (%FEV
1
< 30%) chiếm 6,3%
Số bệnh nhân thuộc giai đoạn IIB là nhiều nhất. Theo cách phân chia giai
đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của ATS 1995, thì đa số bệnh nhân chúng tôi
nghiên cứu thuộc giai đoạn III.
46
G â IIB
2 8 bn ( 5 9 % )
G â IIA
1 7 b n ( 3 5 % )
G â I I I
3 b n ( 6 % )
Minh họa tỷ lệ các giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD
2.2.2. Kết quả các dấu chứng lâm sàng
Bảng 2.3: Tỷ lệ các dấu lâm sàng giữa các giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Giai đoạn
Dấu lâm sàng
IIA IIB III
Phù toàn 0 15 (16,7%) 3 (6,3%)
Tĩnh mạch cổ nổi tự nhiên
0 10 (20,8%) 3 (6,3%)
Phản hồi gan tĩnh mạch cổ
6 (2,5% ) 28 (58,3%) 3 (6,3%)
T2 mạnh ở ổ van ĐMP 5 (10,4% ) 21 (43,8%) 3 (6,3%)
Thổi tâm thu ở ổ van 3 lá 2 (4,2% ) 9 (18,8%) 3 (6,3%)
47
Gan lớn 4 ( 8,3% ) 22 (45,8%) 3 (6,3%)
Dấu Harzer 2 (4,2% ) 13 (27,1%) 3 (6,3%)
Các biểu hiện lâm sàng đều có mặt đầy đủ ở giai đoạn IIB của bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính với
Phù toàn: 15 bệnh nhân chiếm
16,7%
Tĩnh mạch cổ nổi tự nhiên: 10 bệnh nhân
chiếm 20,8%
Có phản hồi gan tĩnh mạch cổ: 28 bệnh nhân chiếm
58,3%
Tiếng T2 mạnh ở ổ van động mạch phổi: 21 bệnh nhân chiếm
43,8%
Thổi tâm thu ở ổ van 3 lá: 9 bệnh nhân chiếm 18,8%
Gan lớn: 22 bệnh nhân chiếm
45,8%
48
Có dấu Harzer: 13 bệnh nhân chiếm
27,1%
- Louis R, trong nghiên cứu của mình nhận xét ở các nước Tây Âu, bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính diễn tiến sau nhiều năm, đưa đến các triệu chứng của sự thiếu
khí, suy hô hấp, tăng áp phổi và giai đoạn cuối là tâm phế mạn.
- MacNee nghiên cứu chức năng thất phải cho thấy khi thất phải bị quá tải sẽ
dẫn đến suy chức năng thất phải. Điều này càng tồi tệ khi bệnh nhân có tăng áp lực
động mạch phổi hay tâm phế mạn nơi bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
2.3. Về kết quả cận lâm sàng
2.3.1. Khí máu
Bảng 2.4: Kết quả khí máu
Kết quả Số lượng Tỷ lệ %
Bình thường 15 31,3
Tăng PaCO
2
3 6,3
Giảm PaO
2
8 16,7
49
Tăng PaCO
2
Giảm PaO
2
22 45,8
SaO
2
giảm 12 25,0
48 bệnh nhân của chúng tôi, có 33 bệnh nhân khí máu có biểu hiện bệnh lý
(68.7%), và có 12 bệnh nhân (25.0%) SaO
2
giảm.
Bảng 2.5: Kết quả khí máu theo giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Giai đoạn
Khí máu
IIA IIB III
Cộng
Bình thường 11 (22,9%) 4 (8,3%) 0 15 (31,2%)
Tăng PaCO
2
0 3 (6,3%) 0 3 (6,3%)
Giảm PaO
2
3 (6,3%) 5 (10,4%) 0 8 (16,7%)
Tăng PaCO
2
giảm PaO
2
3 (6,3%) 16 (33,3%)
3 (6,3%) 22 (45,8%)
SaO
2
giảm 0 9 (18,8%) 3 (6,3%) 12 (25,1%)
* Giai đoạn IIA có 3 bệnh nhân giảm PaO
2
đơn thuần (6,3%) và 3 bệnh nhân
giảm PaO
2
đồng thời tăng PaCO
2
(6,3%). SaO
2
chưa giảm.
50
* Giai đoạn IIB có 3 bệnh nhân tăng PaCO
2
đơn thuần (6,3%), 6 bệnh nhân
giảm PaO
2
đơn thuần (10,4% ), và tăng PaCO
2
đồng thời giảm PaO
2
có 16 bệnh
nhân (33,3%), SaO
2
giảm có 9 bệnh nhân (18,8%).
* Giai đoạn III, có 3 bệnh nhân thì cả 3 đều có tăng PaCO
2
đồng thời giảm
PaO
2
và giảm SaO
2
(100%)
Của chúng tôi có điểm phù hợp với những nhận định nói trên, là ở các giai
đoạn nặng IIB - III, các biểu hiện rối loạn khí máu càng rõ, càng nhiều với giảm
PaO
2
đơn thuần và giảm PaO
2
đồng thời tăng PaCO
2
- Saryal S và cộng sự, nghiên cứu theo dõi và phân tích 56 trường hợp bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính có ưu thán (PaCO
2
tăng) và bình thán nhận thấy nơi bệnh
nhân ưu thán kéo dài, tiên lượng thường xấu hơn ở nhóm bệnh nhân bình thán.
- Pierson DS nhận định rằng nơi bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi
có thiếu khí phế nang (PO
2
giảm) sẽ là yếu tố chính dẫn đến sự hình thành tâm phế
mạn: phì đại thất phải có hay không có suy tim phải.
- Sarubbi B và cộng sự nghiên cứu nơi 15 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính có thiểu khí (hypoxemic) đồng thời có ưu thán (hypercapnic) có đối chiếu
với 20 trường hợp đối chứng, nhận thấy ở bệnh nhân có thiểu khí kèm ưu thán có
ảnh hưởng nhiều đến nhịp tim, dễ gây rối loạn nhịp.
2.3.2. Điện tâm đồ:
Bảng 2.6: Kết quả điện tâm đồ chung cả nhóm bệnh nhân .
51
Kết quả Số lượng Tỷ lệ %
Bình thường 13 27,1
Dày nhĩ phải đơn thuần 12 25,0
Dày thất phải đơn thuần 3 6,3
Dày nhĩ (P) và dày thất (P) 13 27,1
Rối loạn dẫn truyền 4 8,3
Loạn nhịp 3 6,3
Cộng 48 100,0
Nghiên cứu của chúng tôi, có biểu hiện bệnh lý trên điện tâm đồ là 35/48
bệnh nhân chiếm 72,9%. Thường gặp là dày nhĩ phải đơn thuần và dày nhĩ phải kết
hợp dày thất phải.
Trong hai nhóm hình ảnh bệnh lý này có cả rối loạn dẫn truyền (4 bệnh nhân,
chiếm 8,3%) và/ hoặc loạn nhịp (3 bệnh nhân - 6,3%)
- Dày nhĩ phải đơn thuần: 12 bệnh nhân chiếm 25%
52
- Dày thất phải đơn thuần: 3 bệnh nhân chiếm 6,3%
- Dày nhĩ phải và dày thất phải: 13 bệnh nhân chiếm 27,1%
- Rối loạn dẫn truyền: 4 bệnh nhân chiếm 8,3%
- Loạn nhịp: 3 bệnh nhân chiếm 6,3%
Nguyễn Đình Tiến, Đinh Ngọc Sỹ khi nghiên cứu đặc điểm điện tâm đồ nơi
bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho thấy kết quả có 55,6% số bệnh nhân
có điện tâm đồ biểu hiện bệnh lý.
Bảng 2.7: Kết quả điện tâm đồ theo giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Giai đoạn
Điện tâm đồ
IIA IIB III
Cộng
Bình thường 7 ( 14,6%) 6(12,5%) 0 13
Dày nhĩ phải 4 (8,3%) 7 (14,6%) 1 (2,1%) 12
Dày thất phải 1 (2,1%) 2 (4,2%) 0 3
Dày nhĩ (P) và thất 2 (4,2%) 10 (20,8%) 1 (2,1%) 13
53
(P)
Rối loạn dẫn truyền 1 (2,1%) 3 (6,3%) 0 4
Loạn nhịp 1 (2,1%) 1 (2,1%) 1 (2,1%) 3
Cộng 16 29 3 48
Kết quả điện tâm đồ theo giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho thấy:
- Giai đoạn IIA có 9/16 bệnh nhân điện tâm đồ bệnh lý chiếm 56,2%
- Giai đoạn IIB có 23/29 bệnh nhân điện tâm đồ bệnh lý chiếm 79,3%
- Giai đoạn III có 3/3 bệnh nhân điện tâm đồ bệnh lý chiếm 100%.
Giữa các tỷ lệ kết quả điện tâm đồ bệnh lý theo giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05) với sự tăng dần các tỷ lệ từ
giai đoạn IIA đến giai đoạn III.
Gorrecka D nghiên cứu nơi bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thấy có
loạn nhịp thất và trên thất cũng như có rối loạn dẫn truyền, đặc biệt trong giai đoạn
suy hô hấp cấp, nếu có loạn nhịp phối hợp sẽ khiến tiên lượng xấu hơn
54
Conte G và cộng sự trong một nghiên cứu của mình có nhận xét: bệnh nhân
bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đặc biệt trong những đợt cấp tính của bệnh có suy hô
hấp, thì có nguy cơ có loạn nhịp tim nhiều hơn ở người bình thường cùng độ tuổi.
2.3.3. Áp lực động mạch phổi (ALĐMP)
Bảng 2.8: Kết quả ALĐMP theo giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Giai đoạn Áp lực
động mạch phổi
IIA IIB III
Cộng
35mmHg 5(41,7%) 2 (10,5%) 0 7
> 35 - 45 mmHg 7 (58,3%) 11 (57,9%) 0 18
> 45 mmHg 0 6 (31,6%) 3 (100,0%) 9
Cộng 12 19 3 34
Theo ATS, phân giai đoạn tâm phế mạn dựa trị số ALĐMP thì kết quả chúng
tôi thu được là:
- 35 mmHg là giai đoạn I, có 7 bệnh nhân chiếm 14,6%
- > 35 - 45 mmHg là giai đoạn II, có 18 bệnh nhân chiếm 37,5%
55
- > 45 mmHg là giai đoạn III, có 9 bệnh nhân chiếm 18,8%
Kết quả ALĐMP theo các giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho thấy:
* Ở giai đoạn IIA , ALĐMP < 45 mmHg, chưa thấy có bệnh nhân nào.
* Ở giai đoạn IIB, ALĐMP = 45 mmHg có 11 bệnh nhân chiếm 57,9% và >
45 mmHg có 6 bệnh nhân chiếm 31,6%.
* Ở giai đoạn III, ALĐMP > 45mmHg chiếm 100% bệnh nhân. Như thế
ALĐMP tăng dần theo giai đoạn của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ IIA đến III.
Zomparoti M và cộng sự nghiên cứu áp lực động mạch phổi nơi 90 bệnh nhân
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng siêu âm màu Doppler tim cho thấy áp lực động
mạch phổi là một yếu tố quan trọng để tiên lượng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Malcolm I, Burgess, và một số tác giả khác nghiên cứu tìm kiếm một chỉ
số siêu âm Doppler cho việc khảo sát chức năng thất phải bằng việc sử dụng siêu
âm màu Doppler để đo áp lực động mạch phổi được xem như là một chỉ điểm để
đánh giá chức năng thất phải nơi những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính
2.4.Tỷ lệ các giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và giai đoạn tâm
phế mạn
56
Gâ IIB
28bn ( 59%)
Gâ IIA
17bn (35%)
Gâ III
3 bn(6%)
Minh họa tỷ lệ các giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD
1 1 n
a m
2 2 .9
%
6
n æî
1 2 . 5
%
2 5 n
a m
5 2 .1
%
3
n æî
6 . 3
%
2 n a
m
4 . 2
%
1 n
æî
2 . 1
%
0
5
1
0
1
5
2
0
2
5
S ä ú
b n
I I
A
I I
B
I I
I
G i a i
â o a ûn
Minh họa tỷ lệ các giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo giới
5nam
13.1%
3næî
30%
27nam
71.1%
5næî
50%
6nam
15,8%
2næî
20%
0
5
10
15
20
25
30
Säú bãûnh nhán
I II III
Giai âoaûn
Minh họa tỷ lệ các giai đoạn tâm phế mạn tính theo giới
57
Bảng 2.10: Tỷ lệ các giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính so với tâm phế mạn
Giai đoạn tâm phế mạn
I II III
Giai đoạn bệnh
phổi tắc nghẽn
mạn tính
S.lượng Tỷ lệ %
S.lượng Tỷ lệ
%
S.lượng Tỷ lệ %
IIA 6 35,3 11 64,7 0 0,0
IIB 2 7,1 21 75,0 5 17,9
III 0 0,0 0 0,0 3 100,0
Cộng 8 32 8
Dựa các dấu lâm sàng và cận lâm sàng, dựa cách phân chia các giai đoạn tâm
phế mạn của Hiệp Hội Lồng ngực Hoa Kỳ (ATS), và dựa cách phân chia các giai
đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD April 2001, nhóm 48 bệnh nhân
nghiên cứu của chúng tôi gồm có:
Giai đoạn IIA bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, có 6 bệnh nhân tâm phế mạn
giai đoạn I chiếm 35.3%, 11 bệnh nhân giai đoạn II chiếm 64,7%
58
Giai đoạn IIB bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, có 2 bệnh nhân tâm phế mạn
giai đoạn I chiếm 7,1%, 21 bệnh nhân tâm phế mạn giai đoạn II chiếm 75%, 5
bệnh nhân tâm phế mạn giai đoạn III chiếm 17,9%
Giai đoạn III bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, có 3 bệnh nhân tâm phế mạn ở
giai đoạn III, chiếm 100%
Như thế, đa số bệnh nhân bị tâm phế mạn giai đoạn II (32 bệnh nhân chiếm
66,6%) thường ở giai đoạn IIA và giai đoạn IIB của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Sang giai đoạn III của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hầu như tất cả bệnh nhân đều
gặp biến chứng tâm phế mạn nặng (giai đoạn III) với đầy đủ các dấu lâm sàng và
cận lâm sàng nặng nề.
Đây là một điểm đáng quan tâm đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở nước
ta, chứng tỏ người bệnh thường nhập viện ở giai đoạn muộn, khi mà các triệu
chứng quá rõ ràng, quá nặng nề.
Ở giai đoạn IIA và giai đoạn IIB, việc quản lý theo dõi và điều trị bệnh rất
khó khăn và tốn kém nhưng tiên lượng không mấy khả quan. Ngược lại, nếu bệnh
được phát hiện sớm và điều trị sớm, đúng cách, thì tiên lượng thường rất tốt.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu những dấu lâm sàng và cận lâm sàng của 48 bệnh nhân bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính vào Khoa Nội Hô hấp Nội tiết Thần kinh Bệnh viện Trung
ương Huế từ 4/2001 đến 4/2002, chúng tôi có kết luận như sau:
59
Về tỷ lệ mắc tâm phế mạn ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì đa số
bệnh nhân bị tâm phế mạn giai đoạn II (32 bệnh nhân chiếm 66,6%) thường ở giai
đoạn IIA (17%) và giai đoạn IIB (28%) của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Sang
giai đoạn III của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hầu như tất cả bệnh nhân đều gặp
biến chứng tâm phế mạn nặng (giai đoạn III) với đầy đủ các triệu chứng lâm sàng
và dấu chứng cận lâm sàng nặng nề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Băng. Tđm phế mạn, Giâo trnh Sau đại học Bệnh H hấp (2002) 59
- 69.
2. Lê Văn Bàng. Viêm phế quản mạn, Giáo trình Sau đại học Bệnh Hô hấp
(2002) 39 -49.
3. Lê văn Bàng. Hen phế quản, Giáo trình Sau đại học Bệnh Hô hấp (2002)
12 - 38.
4. Nguyễn Đnh Hường. Viím phế quản mạn, Bâch khoa Bệnh học Tập 1
(1991) 353 -355.
5. Hướng dẫn sử dụng máy đo Chức Năng Hô Hấp Spirovit 1996 SP-1.
6. Nguyễn Cửu Long. Câc phương phâp tnh âp lực động mạch phổi bằng
siíu đm Doppler tim, Tạp ch Thng tin Tim Mạch học (4/2001) 9 - 12.