Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " Nhân tố tác động đến sự tăng cường sức mạnh quân sự của Iran trong những năm đầu thế kỉ XXI " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.17 KB, 9 trang )



139
TẠP CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 66, 2011

NHÂN TỐ TÁC ðỘNG ðẾN SỰ TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH QUÂN SỰ
CỦA IRAN TRONG NHỮNG NĂM ðẦU THẾ KỈ XXI
Nguyễn Văn Tận
Trường ðại học Khoa học, ðại học Huế
Trần Ngọc Vĩ
Học viên cao học, Trường ðại học Sư phạm, ðại học Huế
TÓM TẮT
Bài viết trình bày một cách khái quát quá trình tăng cường sức mạnh quân sự của Iran
trong những năm ñầu thế kỉ XXI. Trên cơ sở ñó, chúng tôi tập trung phân tích nhằm làm sáng tỏ
những nhân tố chủ yếu thúc ñẩy Iran tăng cường sức mạnh quân sự của mình ñó là: Sự bất ổn
của tình hình quốc tế và sự tăng cường sức mạnh quân sự trên thế giới; Sự bất ổn và tăng
cường mua sắm vũ khí ở khu vực Trung ðông; Chính sách ñối ngoại thù ñịch của Mỹ ñối với
Iran. Qua ñó, giúp bạn ñọc có cách nhìn khách quan và tương ñối ñầy ñủ về sự tăng cường sức
mạnh quân sự của Iran trong những năm ñầu thế kỉ XXI, trong bối cảnh khu vực Trung ðông
ñang trở nên hết sức phức tạp và quan hệ giữa Iran với các nước phương Tây ñang ngày càng
căng thẳng xung quanh chương trình hạt nhân của nước này.

1. Khái quát về quá trình tăng cường sức mạnh quân sự của Iran trong những
năm ñầu thế kỉ XXI
Trong những năm gần ñây, các phương tiện thông tin ñã thường xuyên ñưa tin,
bình luận về các cuộc tập trận, thử nghiệm và sử dụng nhiều loại vũ khí mới do Iran tự
sản xuất. Nhất là khi vấn ñề hạt nhân trở nên căng thẳng (từ năm 2006) thì các cuộc tập
trận và thử vũ khí của Iran cũng diễn ra thường xuyên hơn. Gần ñây nhất là các cuộc tập
trận tên lửa “ðại giáo ñồ 4” (27 và 28/9/2009), cuộc tập trận phòng không “Asemane
Velayat 2” (22/11/2009), cuộc tập trận “Nhà tiên tri vĩ ñại 5” (22-24/4/2010). Trong các
cuộc tập trận ngoài nâng cao khả năng tác chiến cho quân ñội, Iran còn tranh thủ thử


nghiệm và ñưa vào sử dụng nhiều loại vũ khí mới hiện ñại, mà trước hết là lực lượng
tên lửa.
Các loại tên lửa trong quân ñội Iran hết sức ña dạng, từ tên lửa phòng không vác
vai Misagh 2, tên lửa chống tàu chiến C-802, tên lửa tầm ngắn là Zalzal-1 và Fajr-5 (có
khẳ năng bắn tới các căn cứ quân sự của Mỹ ở vùng Vịnh cũng như miền ðông Saudi
Arabia), ñến tên lửa ñạn ñạo Fajr-3 MIRV, Fajr-3. Các loại tên lửa Tondar và Fateh 110,
Shahab-1 và Shahab-2 và Shahab-3 ñược Iran liên tiếp thử nghiệm. Trong ñó, Shahab-3
là loại tên lửa có thể mang theo ñầu ñạn với tầm bắn từ 1.300 ñến 2.000 km, có khả


140
năng tấn công các mục tiêu tại I-xra-en, phần lớn các nước A-rập và một phần lãnh thổ
châu Âu. Hơn thế nữa, Iran còn tuyên bố thử nghiệm thành công một khẩu ñội tên lửa
phòng không ñược thiết kế trên cơ sở hệ thống S-200 mua của Nga trước ñó ñược nâng
lên mức tương ñương S-300
*
, Hệ thống này có thể bắn hạ máy bay, tên lửa hành trình và
ñầu ñạn tên lửa ñạn ñạo ở tầm bắn 145 km và ñộ cao khoảng 30.000 mét. Theo các quan
chức Mỹ, Iran ñã tiếp nhận các tên lửa hiện ñại từ CHDCND Triều Tiên, gọi là BM-25,
vốn có tầm bắn lên ñến 4.000 km.
Cùng với tên lửa, Iran giới thiệu các loại máy bay do nước này tự sản xuất. Máy
bay chiến ñấu Saegheh ra ñời năm 2006 (hiện nay ñang ñược sản xuất hàng loạt loại thế
hệ thứ 4 và thứ 5 với tính năng kỹ thuật và chiến thuật ñược ñánh giá là tốt hơn máy bay
F-18 của Mỹ). Máy bay không người lái Karra còn gọi là “Sứ giả thần chết”, có thể chở
4 tên lửa hành trình có tầm bay 1.000 km, ñược giới thiệu (22-8-2010).
Ngoài ra, Iran ñã mua máy bay tiêm kích loại J-7M, máy bay vận tải quân sự Y-
12 của Trung Quốc Mua các máy bay chiến ñấu và máy bay tiếp dầu trị giá ít nhất 1 tỷ
USD từ Nga, bao gồm 250 máy bay chiến ñấu tầm xa Su-30. Với thỏa thuận trên ñã
nâng khả năng không lực của Iran lên ngang bằng với khả năng không lực của Israen.
Iran ñang tiến hành nâng cấp các loại máy bay hiện có như máy bay tiêm kích F-14

Tomcat do Mỹ sản xuất sẽ ñược trang bị thêm bom thông minh thế hệ mới Qased do
Iran chế tạo, máy bay tiêm kích Mig-29 nhập về từ Nga
Ngoài việc tăng cường sức chiến ñấu trên không, thì Iran cũng tăng cường sức
mạnh của lực lượng lục quân, hải quân. Lực lượng lục quân cũng ñược trang bị thêm
các loại ñại bác 155mm, xe tăng hạng trung T95 từ Trung Quốc, hệ thống pháo phản lực
bắn loạt (MLRS), nâng cấp xe tăng T-72 của Liên Xô trước ñây thành xe tăng Safir-74
của Iran
Sức chiến ñấu của hải quân cũng ñược cải thiện ñáng kể. Iran ñã tự chế tạo ñược
tàu ngầm hạng trung Ghaem thế hệ mới có khả năng bắn các loại ngư lôi và tên lửa với
ñội ñặc nhiệm trên tàu (2008). Sản phẩm mới trong cuộc tập trân ngày 22 ñến 24-4-
2010, chiến hạm “siêu tốc” Ya Mahdi, chiến hạm này có thê tàng hình trước các hệ
thống ra ña ñể tấn công phá hủy các mục tiêu.
Ngày 23/8/2010, Iran ñã khai trương các dây chuyền sản xuất hàng loạt hai loại
tàu tấn công cao tốc trang bị tên lửa là Seraj và Zolfaghar. Các loại tàu tàu ngầm mini
Ghadeer do nước này sản xuất, dễ dàng hoạt ñộng trong vùng nước nông, hay tàu chiến
hiện ñại như 3 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga cũng ñược trang bị cho hải quân. Sức



*
S-300 là tổ hợp tên lửa phòng không do Nga chế tạo, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu tên lửa ñạn ñạo,
và ñược coi là một trong những hệ thống tên lửa chống máy bay mạnh nhất hiện tại. Ra-ña của nó có khả
năng ñồng thời theo dõi ñến 100 mục tiêu, hoặc 12 trong khi tham gia. Thời gian triển khai S-300 là 5
phút. Các tên lửa S-300 là các vòng kín và không cần bảo trì trong suốt thời gian sử dụng chúng.


141
mạnh của hải quân Iran ñược nâng cao khi nước này ñã khánh thành một căn cứ hải
quân mới tại cảng Jask vào ngày 27/10/2010, ñây là căn cứ có tầm quan trọng chiến
lược nằm ở phía ðông Eo biển Hormuz, miền Nam Iran.

Như vậy, một ñiều dễ nhận thấy là các loại vũ khí mới trang bị cho quân ñội của
Iran chủ yếu là do nước này tự sản xuất. Từ năm 1992, ngành công nghiệp quân sự Iran
ñã tự sản xuất ñược các loại xe tăng, vũ khí, trang bị cá nhân, các tên lửa dẫn hướng,
các tầu ngầm, các máy bay chiến ñấu.
2. Những nhân tố chủ yếu thúc ñẩy sự tăng cường sức mạnh quân sự của Iran
Việc Iran liên tiếp tập trận, thử vũ khí, nâng cao khả năng tác chiến của các lực
lượng, ñồng thời có những tuyên bố cứng rắn với những lực lượng “thù ñịch” có phải là
dấu hiệu bất bình thường không? ðể lí giải ñiều ñó, chúng ta hãy ñặt Iran trong bối cảnh
quan hệ quốc tế và trong khu vực.
2.1. Sự bất ổn của tình hình quốc tế và sự tăng cường sức mạnh quân sự trên
thế giới.
Trong thập kỉ ñầu sau “Chiến tranh lạnh”, chi phí quân sự toàn cầu giảm khoảng
30%, nhưng bước vào những năm ñầu thế kỉ XXI, chi tiêu quốc phòng của toàn thế giới
không ngừng tăng (2007 ñã là 1140,5 tỷ USD). Vậy những lí do nào tạo nên sự thay ñổi
ñó?
Trước hết việc tăng ngân sách quốc phòng là do nền kinh tế thế giới ñã có sự
phát triển nhất ñịnh, những mục tiêu cần bảo vệ ngày càng nhiều, phạm vi lợi ích quốc
gia không còn nằm trọn trong phạm vi lãnh thổ. Cho nên, việc ñầu tư cho quốc phòng
ñể ñảm bảo lợi ích quốc gia là một nhu cầu tất yếu. Ngoài ra vũ khí, trang bị quân sự, kĩ
thuật tác chiến của quân ñội nhiều nước ñã trở nên lạc hậu trước những thành tựu mới
của khoa học quân sự. Việc chính phủ các nước ưu tiên trong trang bị mới cho quân ñội
nhằm nâng cao hiệu quả chiến ñấu là ñiều dễ hiểu.
Tuy nhiên, một trong những nhân tố làm tăng ngân sách chi cho quốc phòng là
do sự bất ổn của tình hình thế giới khi bước vào thế kỉ XXI. Tình hình ñó ñã ñược cựu
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Bzrezinski khái quát bằng 4 chữ “rối ren toàn cầu”. Một
thống kê cho thấy, hiện tại mỗi năm thế giới xảy ra hơn 140 cuộc xung ñột, chiến tranh
[1]. Trong mười năm cuối của thế kỉ XX và cho ñến hôm nay, thế giới chưa một ngày
nào không có tiếng súng. ðặc biệt, khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước ABM, Hiệp ước START 2,
tiến hành xây dựng lá chắn tên lửa phòng thủ tên lửa NMD, thực hiện chiến lược an
ninh quốc gia mới, thì an ninh thế giới bị ñe dọa nghiêm trọng, khởi ñầu cho một cuộc

chạy ñua vũ trang mới.
Trong thời kì cầm quyền, Tổng thống Bush công bố một kế hoạch khổng lồ với
100 tỷ USD, nhằm chinh phục vũ trụ phục vụ mục ñích quốc phòng, quân sự và hàng
loạt chương trình, dự án phát triển máy bay, tên lửa, hàng không mẫu hạm có ñộ tiên


142
tiến “vượt trước thời ñại”. Ngày 20-2-2008, Mỹ phóng tên lửa chiến lược SM.3 phá vỡ
một vệ tinh mà họ cho là hết hạn sử dụng ñã thúc ñẩy cuộc chạy ñua vũ trang và quân
sự hóa khoảng không vũ trụ, tạo nguy cơ “chiến tranh giữa các vì sao” hết sức nguy
hiểm cho an ninh, hòa bình của thế giới. Báo cáo của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ
Mỹ (GAO) ñưa ra ngày 30/3/2009, thì chỉ tính riêng trong tài khóa 2008, 96 dự án quân
sự lớn nhất (chủ yếu dùng ñể phát triển máy bay, tên lửa, tàu chiến và một số thiết bị
khác) ñã tiêu tốn 1.600 tỷ USD, cao hơn 25% so với dự toán ban ñầu [9]
ðối phó với hành ñộng ñơn phương của Mỹ, nhiều cường quốc và cả những
nước nhỏ tăng cương các biện pháp nâng cao sức mạnh quốc phòng, thực hiện hiện ñại
hóa quân ñội; ñồng thời, tăng cường mở rộng hợp tác, tập hợp lực lượng, tạo “ñối
trọng” ñể bảo vệ an ninh, lợi ích quốc gia và ñối phó với mưu ñồ và các hành ñộng ngăn
chặn, kiềm chế của Mỹ.
Nước Nga ñã tuyên bố hiện ñại hóa quân ñội vào năm 2011, hiện ñại hóa vũ khí
trong giai ñoạn 2007 – 2015 với trị giá 198 tỷ USD và liên tiếp tăng chi ngân sách (năm
2009 là 26%, năm 2010 là 8,5%). Trung Quốc và Ấn ðộ hiện là hai nhà nhập khẩu vũ
khí ñứng ñầu thế giới, lần lượt chiếm 11% và 7% thị phần thế giới. Từ sau Chiến tranh
lạnh ñến nay, ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng từ 10% ñến 20% hàng năm. Năm
2009, chính quyền Trung Quốc tăng cho ngân sách quốc phòng 14,9%. Nhật Bản ñã
chuyển Cục Phòng vệ thành Bộ Quốc phòng (9/1/2007) và trong thời gian gần ñây luôn
duy trì mức chi tiêu quốc phòng từ 40 – 50 tỷ USD mỗi năm. Anh và Australia lại có
chiến lược ñầu tư mạnh cho lực lượng hải quân, khi Anh có kế hoạch với 39,6 tỷ USD
ñể mua bốn tàu ngầm hạt nhân. Australia chi 72 tỷ USD ñể hiện ñại hóa quân ñội trong
vòng mười năm. Các nước và vùng lãnh thổ phải chấp nhận cuộc ñua mua sắm khi Iraq

chi 1,6 tỷ USD (2009), ðài Loan ñã chi 3,2 tỷ USD (2009) ñể mua vũ khí.
Tình hình nói trên ñã làm cho chi phí quân sự trên toàn cầu tăng lên nhanh
chóng. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm - Thụy ðiển
(SIPRI), chi phi quân sự toàn cầu năm 2008 là 1464 tỷ USD (năm 2007 là 1140,5 tỷ
USD), tương ñương với 2,4% tổng sản phẩm nội ñịa (GDP) toàn cầu hay 217 USD/ñầu
người. Trong ñó Mỹ và Trung Quốc là hai nước chi mạnh tay nhất cho vũ khí năm 2008,
lần lượt là 607 tỉ USD và 84,9 tỷ USD. So với năm 2000, ngân sách quốc phòng năm
2009 tăng 1,5 lần, nhiều nước trên thế giới tăng mạnh; Mỹ tăng 75,8%, Saudi Arabia –
66,9%, Ấn ðộ - 67,3%, Nga – 105%, Trung Quốc lập kỉ lục với 217% [3]
Một số nước chi cho ngân sách quốc phòng ñã ở mức không bình thường. Nếu
ñem chi tiêu quốc phòng so với tổng thu nhập quốc dân hàng năm thì trong năm 2007,
CHDCND Triều Tiên ñang dẫn ñầu với 25%, tiếp ñến là Saudi Arabia 10%, Israel 9%,
Thổ Nhĩ Kì 5,3%
2.2. Sự bất ổn và tăng cường mua sắm vũ khí ở khu vực Trung ðông.
Iran ñang sống trong một khu vực hội tụ của những mâu thuẫn lớn, là khu vực


143
bất ổn và thường xuyên có các cuộc chiến tranh xung ñột. Từ khi chiến tranh thế giới
thứ hai ñến nay khu vực này chưa bao giờ có ñược hòa bình. Các cuộc chiến tranh, xung
ñột quy mô lớn liên tiếp diễn ra

*
, bản thân Iran cũng là nước phải gánh chịu một cuộc
chiến tranh dài ngày với Iraq (1980 – 1988).

Mặt khác, kẻ thù của Iran ñang xuất hiện từ mọi hướng. Tại Iraq, một chính phủ
“dân chủ” ñang ngày càng ổn ñịnh và chính phủ này có thể khuyến khích các phong trào
chống lại Iran. Tại Lebanon, Hezbollah – một ñối tác của Iran – ñã thất bại trong nổ lực
giành quyền kiểm soát ñất nước và ñang bị kiềm chế. Các quốc gia người Sunni như

Saudi Arabia, Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, ñều coi Iran là quốc gia
của người Shi’ite – như một kẻ thù sắc tộc [10].
Trong bối cảnh ñó, ñể giảm bớt căng thẳng, tại hội nghị giải trừ quân bị ở
Geneva ñại biểu Iran ñã ñề nghị nên có “Một thảo thuận an ninh khu vực, ñược quốc tế
bảo ñảm, dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc” [6].
Nguy hiểm hơn, nước có lực lượng quân sự mạnh nhất khu vực, Israel luôn coi
Iran là thù ñịch. Nguyên Thủ tướng Israel Netanyahu ñã phát biểu: Nước Cộng hòa Hồi
giáo Iran chính là ðức quốc xã ở Trung ðông. Israel ñã có nhiều hành ñộng làm cho thế
giới lo ngại bởi tín hiệu cho một cuộc tấn công quân sự sắp xảy ra, nhất là sau khi ông
Ahmadinejad lên làm Tổng thống Iran (người luôn có những tuyên bố cứng rắn chống
Israel), như cuộc tập trận với Hy Lạp trong năm 2008, hay các tàu chiến và tàu ngầm
của Israel ñược triển khai tuần tra ở kênh ñào Suez trong năm 2009.
Cũng như Mỹ, Israel chưa bao giờ loại trừ khả năng tấn công quân sự Tehran
nhằm buộc nước này từ bỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi mà họ và các cường
quốc phương Tây khác nghi ngờ nhằm chế tạo vũ khí hạt nhân. Khả năng Iran bị Israel
tấn công vì chương trình hạt nhân là không nhỏ vì Israel ñã tấn công vào các cơ sở hạt
nhân của Syria vào tháng 9/2007.
Tình trạng bất ổn, căng thẳng, thù ñịch, ñang ñấy các nước Trung ðông vào một
cuộc chạy ñua mua sắm “chóng mặt” và trở thành khu vực có chi phí quân sự ñứng
hàng thứ tư thế giới chỉ sau Bắc Mỹ, châu Á – Thái Bình Dương, Tây Âu.

Nổi bật trong các dự án mua vũ khí ở khu vực phải kể ñến là sự kiện ñầu năm
2006, Nga ñã ñàm phán ñể bán các máy bay chiến ñấu, tên lửa và xe tăng trị giá 7,5 tỷ
USD cho Algeria. Sau ñó Putin ñã ñàm phán với Lybia một thỏa thuận bán vũ khí trị giá
2,5 tỷ USD. Năm 2007, Israel nhận ñược cam kết viện trợ của chính quyền Mỹ với
khoảng 30 tỷ USD trong 10 năm. Hàng năm ngoài nguồn vũ khí ñược cung cấp bởi các



*

4 cuộc chiến tranh giữa các nước A rập với Israel (lần thứ nhất vào năm1948, lần thứ hai vào năm 1956,
lần thứ ba vào năm 1967, lần thứ tư vào năm 1973). Chiến tranh Iran – Iraq (từ 1980 – 1988). Chiến tranh
vùng Vịnh (1990 – 1991), chiến tranh Afghanistan (2001), chiến tranh Iraq (2003), chiến tranh giữa Israel
và Hezbollah năm 2006 ở Lebanon.


144
tập ñoàn quân sự trong nước, Israel còn là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất trong khu vực.
Tuy nhiên, nước ñầu tư nhiều nhất cho quân ñội là Saudi Arabia, khi nước này liên tiếp
có nhiều hợp ñồng mua bán vũ khí với nhiều quốc gia (năm 2007, cùng với một số nước
vùng vịnh, Saudi Arabia ñã kí với Mỹ hợp ñồng mua bán vũ khí với tổng số tiền lên tới
20 tỷ USD). Năm 2008, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất là khách hàng lớn nhất
trong thế giới ñang phát triển với giá trị các hợp ñồng mua sắm vũ khí trị giá 9,7 tỉ USD,
tiếp ñó là Saudi Arabia 8,7 tỉ USD và Morocco 5,4 tỉ USD. Năm 2009, Mỹ ñã bán vũ
khí với trị giá 7,9 tỷ USD cho Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất, Afghanistan là 5,4
tỷ USD, Saudi Arabia là 3,3 tỷ USD Saudi Arabia trang bị thêm 72 máy bay chiến
ñấu Typhoon từ Anh
Thị trường mua sắm vũ khí ở Trung ðông trở nên sôi ñộng hơn trong năm 2010.
Nga bán cho Syria một loạt máy bay tiêm kích Mig-29, các loại pháo, tên lửa phòng
không tầm ngắn hiện ñại nhất Pantsir-S1. Vương quốc Hồi giáo Oman chi 3,5 tỉ USD ñể
mua 18 chiếc tiêm kích F-16 Fightning Falcon, loại mới cải tiến. Bộ Quốc phòng
Kuwailt ñặt mua của Mỹ 209 tên lửa thuộc hệ thống MIM-104 Patriot (12/8/2010).
Trước ñó, vào tháng 4.2010, Qatar ñã mua một số tên lửa chống tàu biển Exocet MM40
Block 30 của Pháp [2]. Saudi Arabia tiếp tục dẫn ñầu khi lên danh sách mua hàng loạt
vũ khí của Mỹ. Trong số những vũ khí mà Saudi Arabia ñặt mua có 84 máy bay chiến
ñấu Boeing Co F-15 trị giá 30 tỉ USD, 132 trực thăng chiến ñấu Boeing Apache, 72 trực
thăng Black Hawk UH-60, 60 trực thăng tấn công AH-64D Longbow Apaches trị giá
khoảng 30 tỉ USD. Tổng số tiền lên ñến 60 tỷ USD. Trung ðông ñang trở thành thị
trường béo bở cho các tập ñoàn quân sự trên thế giới
3. Chính sách thù ñịch của Mỹ ñối với Iran

Sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979
**
, Iran luôn bị Mỹ xem là một trong
những nguy cơ gây nên sự bất ổn trong khu vực và trên thế giới. Nhất là sau sự kiện
“11/9” - Thảm kịch nước Mỹ, Iran phải ñối mặt với những thách thức nghiêm trọng hơn
từ phía Mỹ, Iran bị Mỹ xếp vào “trục ma quỷ”
***
và Mỹ luôn coi Iran là một trong
những mối ñe dọa hàng ñầu ñến hòa bình, an ninh của Mỹ và thế giới.
An ninh Iran bị ñe dọa nghiêm trọng hơn khi Mỹ tiến hành hai cuộc chiến tranh
lật ñổ chính quyền ở Afghanistan (2001) và Iraq (2003), Iran trở thành “ốc ñảo” nằm
trong vòng vây của Mỹ ở Trung ðông, một liên minh chống Iran hình thành gồm Mỹ,
các nước phương Tây, Israel, các quốc gia Hồi giáo dòng Sunni, một mạng lưới dày ñặc
các căn cứ quân sự ñược thiết lập quanh Iran. Khi cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran nổ ra



**
Cao Văn Liêm, Iran – Lịch sử và những cuộc cách mạng, Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung ðông,
số 8 (36), tháng 8/2008.
***
Ngày 29/1/2002, trong thông ñiệp liên bang, Tổng thống George W. Bush ñã xếp Iran, cùng với Bắc
Triều Tiên và Irắc vào “trục ma quỉ”.


145
(từ 2003), chính sách thù ñịch của Mỹ ñối với Iran ñược ñẩy cao lên một bước. Cựu
Ngoại trưởng Mỹ Christopher từng nói: “Iran là nơi khởi nguồn các hoạt ñộng khủng bố
chủ yếu nhất trên thế giới… Iran theo ñuổi chế tạo vũ khí hạt nhân là mối nguy hiểm
chính của việc phổ biến hạt nhân… Chính sách của Mỹ ñối với Iran chính là muốn dùng

các biện pháp ngoại giao, kinh tế và răn ñe quân sự ñể kiềm chế nước này” [8]. Cô lập,
làm suy yếu, thậm chí lật ñổ chính quyền Iran là một trong những mục tiêu chính trong
chính sách Trung ðông của Mỹ.
Trước tình thế ñó, Iran ñã có những nổ lực nhằm giảm áp lực chiến tranh từ phía
Mỹ khi liên tiếp kêu gọi ñàm phán ñể cải thiện tình hình nhưng không ñược Mỹ chấp
nhận. ðiển hình là vào tháng 5/2006, Tổng thống Ahmadinejad gửi một bức thư dày 18
trang ñề nghị tiến hành một cuộc ñối thoại toàn diện về những bất ñồng giữa hai nước,
ñề nghị này cũng bị chính quyền Bush bác bỏ. ðể dọn ñường cho một cuộc chiến
“chống khủng bố” mới nhằm vào Iran, trong phát biểu ngày 5/9/2006, Tổng thống Bush
mô tả Iran là một ñối thủ ñã công khai tuyên bố "sự thù ñịch tuyệt ñối" với Mỹ: "Như Al
Qaeda và những kẻ cực ñoan dòng Sunni, Chính quyền Iran có những mục tiêu rõ ràng.
Họ muốn xua ñuổi Mỹ ra khỏi vùng này, tiêu diệt Ixraen và thống trị vùng Trung ðông
mở rộng…”[7]. Chính vì vậy, dưới nhãn quan của các nhà chiến lược gia của Mỹ, Iran
là nước xuất khẩu chủ nghĩa hồi giáo cực ñoan sang Iraq và Lebanon Sau khi Liên
hợp quốc ra 2 lệnh trừng phạt ñối với chương trình hạt nhân của Iran (cuối năm 2006 và
ñầu năm 2007), thì Mỹ tăng cường sức mạnh quân sự tại vùng Vịnh. Cuối tháng 3/2007,
Hải quân Mỹ tiến hành cuộc tập trân lớn nhất trong khu vực kể từ cuộc chiến tranh Iraq
(2003). Mỹ ñã huy ñộng hai tàu sân bay “Eisenhower” và Stennis”, 15 tàu chiến, 125
máy bay chiến ñấu và 13000 binh sĩ tập trận chỉ cách hải phận Iran hơn 12 hải lí. ðến
tháng 5/2007, Mỹ ñã huy ñộng 9 tàu chiến cùng với 17000 quân ñổ vào vùng Vịnh,
ngay ngoài bờ biển Iran, khiến nhiều nhà nghiên cứu lo ngại, chiến tranh Mỹ-Iran sắp
ñến gần, trong số ñó có hai tàu sân bay và một tàu ñổ bộ. “Sự kiện Vịnh Persian”
****

ñầu năm 2008, làm cho căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Iran tiếp tục leo thang.
Mặc dù chính quyền B. Obama có phần “mềm dẻo” hơn trong chính sách ñối
với Iran, song gần ñây nhất, hồi ñầu tháng 8/2010, Chủ tịch Hội ñồng tham mưu trưởng
liên quân Mỹ, ñô ñốc Mike Mullen nói rằng quân ñội Mỹ có một kế hoạch tấn công Iran,
mặc dù ông cho rằng một cuộc tấn công quân sự là một ý tưởng tồi, có thể tạo ra hậu
quả không thể lường trước. Tuy nhiên, ông vẫn nói nguy cơ Iran phát triển vũ khí hạt

nhân là không thể chấp nhận ñược, ñồng thời tái khẳng ñịnh “lựa chọn quân sự” vẫn
nằm trên bàn của chính quyền Mỹ. Có hay không mối ñe dọa hạt nhân từ Iran? “ðối với



****
Những chi tiết duy nhất về vụ rắc rối này ñược cung cấp bởi Phó ðô ñốc Mỹ Kevin Cosgriff, chỉ huy
hạm ñội 5 của Mỹ có căn cứ tại Baranh, ông này ñã tuyên bố với các phương tiện thông tin ñại chúng
rằng 5 tàu của Iran ñã phóng với tốc ñộ cao và tiến sát 3 tàu chiến của Mỹ khi 3 chiếc tàu này ñang ñi qua
eo biển Ormuz cách hải phận của Iran 5 km và ñe dọa cho nổ tung tàu chiến của Mỹ.


146
Mỹ, mối ñe dọa từ phía Iran không chỉ là chương trình hạt nhân. Ngay cả khi vấn ñề hạt
nhân Iran ñược giải quyết, cũng khó có thể khắc phục ñược những mâu thuẫn còn lại
giữa Mỹ và Iran. Về thực chất, Mỹ quan tâm trước hết ñến việc thay ñổi cách “ứng xử”
của các nhà lãnh ñạo Iran” [5]. Rõ ràng chưa bao giờ, người Mỹ có ý ñịnh từ bỏ con
ñường “ngoại giao pháo hạm” ñối với Iran.

4. Một vài nhận xét
Từ cái nhìn tổng thể, dưới nhiều góc ñộ, bài viết xin nêu ra một số nhận xét có
tính khái quát như sau:
Trước hết, sức mạnh quốc phòng của Iran ñược tăng cường không nằm ngoài bối
cảnh của khu vực Trung ðông cũng như trên thế giới.
Thứ hai, các mối ñe dọa an ninh quốc gia ñối với Iran ñến từ nhiều hướng, mà
trước hết là từ Mỹ và các nước phương Tây, tiếp sau ñó là Israel - nước luôn coi Iran là
kẻ thù, và những bất ổn khó lường trong khu vực.
Thứ ba, khi vấn ñề hạt nhân của Iran chưa ñược sáng tỏ, thì nguy cơ Iran phải
hứng chịu một cuộc tấn công quân sự là không hề nhỏ.
Do ñó, việc Iran tăng cường sức mạnh quân sự trong những năm ñầu thế kỉ XXI

là ñiều không quá bí ẩn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Minh ðức, Chống chạy ñua vũ trang trên thế giới – Cuộc chiến cam go, lâu dài, Tạp
chí Quốc phòng toàn dân, số 7, (2008), 43 - 46.
[2].
[3]. />chi-tieu-quan-su-lon-nhat-the-gioi-b13399c5.html.
[4]. Cao Văn Liêm, Iran – Lịch sử và những cuộc cách mạng, Tạp chí Nghiên cứu châu Phi
và Trung ðông, số 8 (36), (2008), 21 - 29.
[5]. Lê Thế Mẫu, Thế giới một góc nhìn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.
[6]. ðỗ Trọng Quang, Chương trình hạt nhân của Iran và cuộc khủng hoảng quan hệ Mỹ -
Iran, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung ðông, số 5 (33), (2008), 24 - 32.
[7]. TTXVN, Chính sách Iran của chính quyền Bush, Tài liệu tham khảo chủ nhật, 2007.
[8]. TTXVN, Vấn ñề hạt nhân Iran và ván bài lợi ích giữa các nước lớn, Tài liệu tham
khảo chủ nhật, 2007.
[9]. TTXVN, Mỹ: Nhiều dự án phát triển vũ khí vượt dự toán ngân sách, ngày 31/3/2009.
[10]. TTXVN, Năm vấn ñề lớn xung quanh chương trình hạt nhân của Iran, Tin tham khảo
thế giới, ngày 25/10/2009.


147
FACTORS IMPACTING ON THE STRENGTHENING OF IRAN MILITARY
POWER IN THE EARLY YEARS OF 21
st

Nguyen Van Tan
College of Sciences, Hue University
Tran Ngoc Vi
Master Student, College of Pedagory, Hue University
SUMMARY

Our research presents an overview on the process of strengthening military power of
Iran in the early XXI century. On that basis, our analysis is to elucidate the key factors
promoting Iran to increase their military power regarding to the instability of the international
situation and the increase of the world’s military power, instability and increase in weapons
trading the Middle East, and the American Foreign Policy of hostility towards Iran. Thereby,
readers will have an overlook objectively and fairly full on Iran increasing its military strength,
in the context that the Middle East is becoming very complex, and the relationship between Iran
and the Western countries are increasingly tense around the nuclear programs in the country.

×