153
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011
ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG VÀ DINH DƯỠNG CỦA CÁ BỐNG LÁ TRE
Acentrogobius viridipunctatus (Valenciennes, 1837)
Ở HỆ ĐẦM PHÁ THỪA THIÊN HUẾ
Lê Thị Nam Thuận, Tống Thị Nga
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
TÓM TẮT
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về đặc tính sinh trưởng và dinh dưỡng của cá
Bống lá tre Acentrogobius viridipunctatus (Valenciennes,1837) ở đầm phá Thừa Thiên Huế.
Tương quan chiều dài và trọng lượng của cá được xác định theo phương trình Berverton–Holta
là W = 3,0311 x 10
-8
x L
2,7573
, phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy về chiều dài và trọng
lượng là L
t
= 188,46 x [1- e
-0,157( t +0,5245)
]; W
t
= 45,18 x [1- e
0,0266(t + 0,0782)
]
2,7573
. Phổ thức ăn của
cá gồm 27 loại thuộc 6 ngành động thực vật: chủ yếu là tảo silic chiếm 36%, động vật không
xương chiếm tỉ lệ 19%; tảo lam chiếm 13,04%, tảo lục chiếm 10,87% và một lượng lớn mùn bã
hữu cơ. Loại thức ăn xuất hiện với tần suất cao gồm tôm, các loại tảo. Cá bắt mồi tích cực quanh
năm, nhất là nhóm có kích thước nhỏ. Nhờ vậy giảm mức độ cạnh tranh về dinh dưỡng trong cùng
loài.
1. Mở đầu
Cá Bống lá tre Acentrogobius viridipunctatus (Valenciennes,1837) thuộc họ
Gobiidae có mặt trong các hệ sinh thái cửa sông và đầm phá, trong đó có vùng đầm phá
ven biển Thừa Thiên Huế, có đóng góp đáng kể vào đa dạng sinh học đầm phá nói
chung và các loài thủy sản nói riêng [5], [6]. Kích thước và trọng lượng cá tương đối
hạn chế, song là một trong các loài cá bống thơm ngon, được ưa chuộng và có đóng góp
đáng kể vào sản lượng khai thác. Các nghiên cứu về loài cá này ở Thừa Thiên Huế cho
đến nay vẫn còn thiếu vắng, vì vậy những kết quả được trình bày trong bài báo sẽ đáp
ứng phần nào hiểu biết về đặc tính sinh trưởng và dinh dưỡng của loài cá Bống lá tre, từ
đó tiếp tục có các nghiên cứu đầy đủ hơn trong mối liên hệ chặt chẽ với các mắt xích
khác trong đầm phá để bảo vệ sự cân bằng của hệ sinh thái quan trọng này.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Cá Bống lá tre Acentrogobius viridipunctatus (Valenciennes,1837) thuộc giống
cá Bống Acentrogobius, họ cá Bống Trắng Gobiidae và bộ cá Vược Perciformes.
154
Hình 1. Hình thái cá Bống lá tre
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Tổng số mẫu thu được là 339 tại vùng đầm phá Thừa Thiên Huế từ tháng
11/2009 đến tháng 12/2010. Nghiên cứu sinh trưởng cá theo của R. J. H. Berverton – S. J.
Holta (1956): W = a . L
b
[3]. Xác định tốc độ tăng trưởng theo Rosa Lee (1920), viết
phương trình sinh trưởng của cá Bống lá tre theo Pravdin [4]. Xác định phổ thức ăn của cá
theo Pravdin và các khóa phân loại thông dụng [1], [3], [4], [7], [8]. Xác định cường độ bắt
mồi của cá dựa vào độ no dạ dày và ruột theo thang 5 bậc (từ bậc 0 đến bậc 4) của
Lebedep [4] .
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc chủng quần của cá Bống lá tre
3.1.1. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cá và các động vật khác nói chung,
sự gia tăng về chiều dài và khối lượng cơ thể thường có mối liên hệ với nhau. Phân tích
339 mẫu về mối tương quan giữa này của chủng quần cá Bống lá tre được trình bày ở
bảng 1.
Từ bảng 1 cho thấy, chủng quần cá Bống lá tre được khai thác ở đầm phá Thừa
Thiên Huế có kích thước dao động trong khoảng 30-171mm tương ứng với khối lượng 3
- 38g phân bố ở 5 nhóm tuổi. Nhóm tuổi 0
+
chiếm 11,2%, có chiều dài dao động từ 30 –
96mm, khối lượng tương ứng từ 3-15g; nhóm tuổi 1
+
chiếm 23,0% với chiều dài dao
động từ 30-118mm, khối lượng tương ứng 3-21g; nhóm tuổi 2
+
nhiều nhất, chiếm 31,4%,
với chiều dài từ 67-162mm, khối lượng tương ứng là 6-30g; nhóm tuổi 3
+
có chiều dài
dao động từ 90-169mm, ứng với khối lượng từ 13-33g và nhóm tuổi 4
+
ít nhất, chiếm
9,0% có chiều dài dao động từ 112-171mm, tương ứng với khối lượng từ 18-34g.
155
Bảng 1. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của Bống lá tre
Tuổi
Giới
tính
Chiều dài L (mm)
Khối lượng W (g)
N
L
dđ
L
tb
SE
W
dđ
W
tb
SE
n
%
0
+
Juv
30-96
102,2
0,15
3-15
16,3
0,01
38
11,2
1
+
Juv
30-109
82,9
0,01
3-21
10,7
0,12
31
9,1
Đực
60-115
88,4
0,01
5-17
11,2
0,03
20
5,9
Cái
59-117
82,8
0,02
3-19
9,7
0,21
24
7,1
2
+
Đực
67-157
110,9
0,03
6-30
18,6
0,15
55
16,2
Cái
73-162
109,5
0,02
8-30
17,8
0,3
48
15,2
3
+
Đực
90-169
124,4
0,13
13-33
23,7
0,13
47
13,9
Cái
90-167
117,6
0,15
13-31
21,1
0,02
42
12,4
4
+
Đực
112-171
134,4
0,21
18-35
36,1
0,15
15
4,4
Cái
114-170
124,3
0,2
18- 38
24,2
0,13
19
4,6
Tổng
30-171
107,7
0,12
3-38
18,9
0,14
339
100
Phân tích kết quả nghiên cứu, chúng tôi thu được các thông số của phương trình
tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Bống lá tre theo Beverton – Holt (1956) là:
W = 3.0311 x 10
-8
x L
2,7573
Hình 2. Đồ thị tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Bống lá tre
Từ hình 2 cho thấy, sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá Bống lá tre có
0
10
20
30
40
50
60
0
50
100
150
200
W = 3.0311x 10
-8
x L
2,7573
R
2
= 0,9603
W(g)
L(mm)
156
mối tương quan chặt chẽ với nhau, nghĩa là khi chiều dài tăng thì khối lượng của cá cũng
tăng theo. Tuy nhiên, đồ thị cho thấy sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá Bống
lá tre không đều nhau. Cụ thể, ở giai đoạn đầu (tuổi 0
+
, 1
+
) chiều dài cá tăng nhanh, khối
lượng cá tăng chậm. Đến giai đoạn tuổi 2
+
, 3
+
cá tăng trưởng chiều dài chậm trong khi tăng
trưởng nhanh về khối lượng, liên quan đến việc tích luỹ chất dinh dưỡng để đạt được trạng
thái thành thục sinh dục, tham gia sinh sản trong chủng quần.
Đặc điểm này ở cá Bống lá tre phù hợp với tính thích nghi của các loài cá nhiệt
đới. Trong giai đoạn đầu đời, sự tăng nhanh kích thước cơ thể là yếu tố có lợi trong cạnh
tranh cùng loài và để vượt khỏi sức chèn ép của vật dữ, đảm bảo sự sinh tồn của loài [2].
3.1.2. Cấu trúc tuổi của chủng quần.
* Các loại vảy của cá Bống lá tre
A: Vảy tròn B: Vảy lược
Hình 3. Các dạng vảy cá Bống lá tre
Vảy tròn (hình 3A): kích thước nhỏ, chỉ phân bố ở gần đầu của cá.
Vảy lược (hình 3B): kích thước không đồng đều (phần cuối sát vây đuôi vảy có
kích thước lớn; vùng dưới đường bên vảy có kích thước nhỏ, phần trước vảy rất hẹp,
vân sinh trưởng rõ ràng).
* Dạng vòng năm
A: Vảy cá Bống tuổi 2
+
B: Vảy cá Bống tuổi 3
+
Hình 4. Vảy cá Bống lá tre ở tuổi 2
+
và 3
+
Ở mỗi loài cá, dạng vòng năm có những đặc điểm riêng tùy thuộc vào môi
trường sống và tình trạng bản thân cá. Quan sát vảy của cá Bống lá tre cho thấy, vòng
năm chỉ biểu hiện dưới dạng vân sinh trưởng dày thưa xen kẽ, sắp xếp dày sít nhau hình
thành vòng năm trên vảy cá (hình 4).
Qua bảng 1 và hình 5 cho thấy, chủng quần cá Bống lá tre ở đầm phá Thừa Thiên
Huế có cấu trúc tuổi khá đơn giản, tuổi cá không cao. Đa số cá khai thác tập trung từ tuổi
2
+
trở xuống, ứng với khối lượng 3-30g, chiếm tỉ lệ 71,6%. Đây là nhóm cá có kích thước
157
nhỏ, chất lượng và giá trị thương phẩm không cao, đa số chưa thành thục sinh dục hoặc
chỉ tham gia sinh sản lần đầu, là nguồn bổ sung quan trọng cho đàn cá bố mẹ trong thời
gian tới, nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất chủng quần của đàn cá trong tự nhiên. Với
tình trạng khai thác như hiện nay, sẽ làm giảm nguồn giống tự nhiên bổ sung cho chủng
quần.
Hình 5. Biểu đồ thành phần tuổi của cá Bống lá tre
3.1.3. Tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng năm của cá Bống lá tre
Dựa trên quan điểm của Rosa Lee, căn cứ vào kết quả phân tích vảy, chúng tôi
thiết lập mối liên hệ giữa sự gia tăng chiều dài thân và kích thước vảy như sau:
L
t
= (L – 9,7) V
t
/ V + 9,7
Qua bảng 2 cho thấy trong tự nhiên, kích thước trung bình của cá Bống lá tre ở
thời điểm một năm tuổi đạt 111,2mm; hai năm tuổi đạt 139,7mm; ba năm tuổi đạt
152,1mm và bốn năm tuổi là 164,2mm. Tốc độ tăng trưởng về kích thước của cá Bống lá
tre trong năm đầu là cao nhất, đạt 111,2mm; năm thứ 2 tăng thêm 20,9mm (6,2%); năm
thứ 3 tăng thêm 3,2mm (0,9%) và năm thứ 4 tăng thêm 3,2mm (0,9%). Như vậy, vào
những năm đầu của đời sống cá tăng nhanh về kích thước; thời gian về sau tốc độ sinh
trưởng theo chiều dài của cá càng chậm dần. Sự tăng trưởng nhanh về chiều dài trong giai
đoạn đầu của đời sống giúp cá tránh được sự săn mồi của vật dữ trong tự nhiên, cạnh
tranh được với các cá thể cùng loài và sớm đạt được trạng thái thành thục sinh dục tham
gia vào quá trình sinh sản của chủng quần.
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng năm của cá Bống lá tre
Tuổi
Sinh trưởng hàng năm (mm)
Tốc độ tăng trưởng hàng năm (mm)
N
L
1 (tb)
L
2 (tb)
L
3 (tb)
L
4 (tb)
T
1 (tb)
T
2 (tb)
T
3 (tb)
T
4 (tb)
mm
%
mm
%
mm
%
0
+
38
1
+
88,4
88,4
75
31,9
22,1
11,2
9,5
26,3
0+
1+
2+
3+
4+
Tuổi 0
+
Tuổi 1
+
Tuổi 2
+
Tuổi 3
+
Tuổi 4
+
158
2
+
108,3
121,1
108,3
12,8
3,8
103
3
+
120,1
142,3
145,1
120,1
22,2
6,5
2,8
0,8
89
4
+
128,0
155,6
159,2
164,2
128,0
27,6
8,1
3,6
1,1
3,2
0,9
34
TB
111,2
139,7
152,1
164,2
111,2
20,9
6,2
3,2
0,9
3,2
0,9
339
3.1.4. Phương trình sinh trưởng của cá Bống lá tre
Phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy (1954) về chiều dài và về khối lượng
của cá Bống lá tre được thiết lập dựa vào số liệu chiều dài và khối lượng theo nhóm tuổi
ở những mẫu cá thu được. Giá trị các tham số L
∞
, W
∞
, k, t
o
của phương trình được xác
định trong bảng 3. Từ đó, phương trình sinh trưởng về chiều dài và khối lượng của cá
Bống lá tre theo Von Bertalanffy được viết như sau:
L
t
= 188,46 x [1- e
-0,157( t +0,5245)
]
W
t
= 45,18 x [1- e
0,0266(t + 0,0782)
]
2,7573
Bảng 3. Các tham số sinh trưởng theo chiều dài và khối lượng của cá Bống lá tre
Tham số sinh trưởng
Theo chiều dài
Theo khối lượng
L
∞
(mm), W
∞
(g)
188,5
45,2
t
0
- 0,5245
- 0,0782
k
0,1570
- 0,0266
Các tham số ở bảng 3 cho thấy, có thể đạt đến khối lượng lớn nhất là 45,2 g, với
chiều dài cơ thể tối đa là 188,5 mm. Đối chiếu với bảng 1, rõ ràng cá Bống lá tre đang
được khai thác hiện nay có kích thước nhỏ. Điều này hoàn toàn bất lợi cho chủng quần cá,
đồng thời chất lượng và giá trị thương phẩm không cao. Cần tập trung khai thác cá ở kích
cỡ lớn, như vậy mới phát huy hết tiềm năng của chủng quần.
Từ các phương trình Von Bertalanffy, ta cũng nhận thấy hệ số phân hoá lượng
protein trong cơ thể về chiều dài (k = 0,1570) lớn hơn so với khối lượng (k = - 0,0266).
Giá trị tuyệt đối k càng lớn thì tốc độ tăng trưởng khối lượng càng nhanh. Điều này phù
hợp với mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá, được biểu diễn bởi
phương trình Beverton – Holt (1956) mà chúng tôi đã trình bày ở trên.
3.2. Đặc tính dinh dưỡng của cá Bống lá tre
3.2.1. Thành phần thức ăn của cá Bống lá tre
Để xác định thành phần thức ăn của cá Bống lá tre, chúng tôi phân tích thức ăn có
trong ống tiêu hóa của 339 mẫu cá cho kết quả ở bảng 4 và hình 6.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cá Bống lá tre có phổ thức ăn khá rộng. Phân tích
159
ống tiêu hoá của cá, chúng tôi bắt gặp 27 loại thức ăn thuộc 6 ngành động thực vật khác
nhau. Trong các loại thức ăn, chủ yếu là tảo silic chiếm 36% tiếp đến là tảo lục và động
vật có xương sống chiếm 19%, chân khớp 11% và một lượng lớn mùn bã hữu cơ. Nhóm
cá nhỏ có 14 loại thức ăn được tìm thấy, trong đó phần lớn là tảo silic và động vật không
xương sống và một số động vật có xương sống có kích thước bé. Nhóm cá kích thước
vừa có 20 loại thức ăn được tìm thấy, gồm động vật không xương sống và động vật có
xương sống có kích thước nhỏ. Nhóm cá kích thước lớn, thức ăn chủ yếu là cá, tép. Các
nhóm cá đều bắt gặp tảo trong ống tiêu hoá. Điều này có lẽ liên quan đến sự hiện diện rất
nhiều của các ngành tảo này trong môi trường nước vùng đầm phá.
Như vậy, nguồn thức ăn chính của cá Bống lá tre là các loại tảo, cá nhỏ và tép.
Đặc biệt trong ống tiêu hoá của cá Bống lá tre thỉnh thoảng còn tìm thấy cá Bống con,
điều này cho thấy cá Bống lá tre có hiện tượng ăn lẫn nhau. Cá Bống lá tre có phổ thức
ăn mở rộng dần theo mức tăng kích thước. Việc phân hoá thức ăn theo kích thước giúp
cá Bống lá tre làm giảm mức độ cạnh tranh về dinh dưỡng trong cùng loài, đảm bảo
nguồn thức ăn cho cá con.
Bảng 4. Thành phần thức ăn của cá Bống lá tre
Nhóm
STT
Tên loại thức ăn
Nhóm chiều dài của cá (mm)
65 – 85
86 – 115
116 – 150
I
Cyanophyta- Ngành Tảo lam
1
Nostoc
+
2
Anabaena
+
+
+
3
Merismopedia
+
+
+
II
Bacillariophyta – Ngành tảo Silic
4
Nitzschia
+
+
+
5
Pleurosigma
+
+
+
6
Coscinodiscus
+
+
+
7
Amphiphora
+
8
Ampora
+
9
Cyclotella
+
10
Pinularia
+
+
+
11
Campylodiscus
+
12
Trachyneis
+
160
13
Sketonema
+
+
III
Chlorophyts – ngành tảo lục
14
Ulothrix
+
+
+
15
Spyrogyra
+
16
Zygnema
+
17
Netrium
+
18
Chaetomorpha
+
+
IV
Nemathelminthes
19
Chromaderida
+
+
V
Arthropoda – Ngành chân khớp
20
Copepoda
+
+
+
21
Cladocera
+
+
+
22
Amphipoda
+
+
VI
Chordata – Ngành động vật có dây sống
23
Apogonidae
+
+
24
Cyprinidae
+
+
25
Eugraulidae
+
+
26
Labridae
+
+
+
27
Eleotridae
+
+
+
VI
Mùn bã hữu cơ
+
+
+
Tổng số
14
20
25
14
20
25
0
5
10
15
20
25
Nhóm I Nhóm II Nhóm III
Hình 6. Biểu đồ phân loại thức ăn của cá Bống lá tre theo nhóm kích thước
Số loại thức ăn
Nhóm kích thước
161
3.2.2. Cường độ bắt mồi của cá Bống lá tre
Để xác định cường độ bắt mồi của cá Bống lá tre, chúng tôi căn cứ vào lượng
thức ăn chứa trong dạ dày và ruột cá theo thang độ no 5 bậc (từ 0 - 4) của Lebedep.
Cường độ bắt mồi của được trình bày ở hình 7 và hình 8.
0
2
4
6
8
10
12
14
16
XI/08 XII/08 I/09 II/09 III/09 IV/09 V/09 VI/09 VII/09 VIII/09 IX/09 X/09
Bậc 0
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Hình 7. Biểu đồ độ no của cá Bống lá tre theo các tháng nghiên cứu
0
2
4
6
8
10
12
0+ 1+ 2+ 3+ 4+
Bậc 0
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Hình 8. Biểu đồ độ no theo nhóm tuổi của cá Bống lá tre
Nhìn chung, cường độ bắt mồi qua các tháng của cá ít có sự thay đổi. Các mẫu
cá thu được trong quá trình nghiên cứu đều có chứa thức ăn trong ruột và dạ dày. Đáng
lưu ý là trong các tháng, độ no bậc 0 không biểu hiện, đồng thời ngay cả trong các tháng
lạnh cũng thu được mẫu có độ no bậc 3 và bậc 4 chứng tỏ cá bắt mồi rất tích cực.
Kết quả nghiên cứu cũng chứng tỏ, độ no bậc 2 là phổ biến nhất, chiếm 32,0%; tiếp
đến là độ no bậc 3, chiếm 28,0 %; độ no bậc 1 và 4 lần lượt chiếm 11,2 % và 12,0 %.
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
4.1.1. Cá Bống lá tre Acentrogobius viridipunctatus (Valenciennes, 1837) ở đầm
phá Thừa Thiên Huế có chiều dài khai thác dao động từ 30-171mm và tương ứng với
khối lượng 3-35g. Cá Bống lá tre được khai thác ở 5 nhóm tuổi, cao nhất là tuổi 4
+
;
nhóm tuổi 2
+
có số cá thể thu được nhiều nhất, chiếm 31,4%, với chiều dài từ 67 -
162
162mm, khối lượng tương ứng là 6-30g; nhóm tuổi 4
+
có số cá thể thu được ít nhất,
chiếm 9,0%, có chiều dài dao động 112-171mm. Phương trình tương quan giữa chiều
dài và khối lượng được viết dưới dạng:
W = 3.031 x 10
-8
x L
2,7573
.
4.1.2. Ở giai đoạn đầu của đời sống, cá tăng nhanh về chiều dài, đến một kích
thước nhất định (88,4 mm ở cá đực và 82,8 mm ở cá cái) cá tăng nhanh về khối lượng.
Tốc độ tăng trưởng về kích thước của cá Bống lá tre trong năm đầu là cao nhất, đạt
trung bình 111,2mm; năm thứ 2 tăng thêm 20,9mm (6,2%); năm thứ 3 tăng thêm
3,19mm (0,9%) và năm thứ 4 chỉ tăng thêm 3,23mm (0,96%). Thời gian về sau tốc độ
sinh trưởng theo chiều dài của cá càng chậm dần.
Phương trình sinh trưởng về chiều dài và khối lượng của cá Bống lá tre theo Von
Bertalanffy có dạng:
L
t
= 188,46 x [1 – e
-0,157( t + 0,5245)
]; W
t
= 45,18 x [1 - e
0,02666(t + 0,0782)
]
2,7573
4.1.3. Cá Bống lá tre có phổ thức ăn khá rộng, gồm 27 loại thuộc 6 ngành động
thực vật khác nhau. Trong các loại thức ăn, chủ yếu là tảo silic chiếm 36%, động vật
không xương chiếm tỉ lệ 19%; tảo lam chiếm 13,04%, tảo lục chiếm 10,87% và một
lượng lớn mùn bã hữu cơ. Loại thức ăn xuất hiện với tần suất cao gồm tôm, các loại tảo.
Cá bắt mồi tích cực quanh năm, nhất là nhóm có kích thước nhỏ. Nhờ vậy, cá có sự phân
hoá thức ăn theo kích thước, giúp giảm cạnh tranh về dinh dưỡng trong cùng loài.
4.2. Đề nghị
Cá Bống lá tre là loài có giá trị làm tăng tính đa dạng sinh học trong vùng đầm
phá Thừa Thiên Huế nên cần tiếp tục nghiên cứu đầy đủ hơn các đặc điểm sinh học của
loài cá này, nhằm khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi lâu dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trương Ngọc An, Phân loại tảo Silic phù du biển Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội, 1993.
[2]. Trần Kiên, Sinh thái động vật, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1978.
[3]. Võ Văn Phú, Những phương pháp nghiên cứu sinh học của cá xương vùng nhiệt đới
(tài liệu dịch từ bản tiếng Nga – Những vấn đề nghiên cứu ngư loại học, Maxkova, tập
20, 21, 1979.
[4]. Pravdin .I .F., Hướng dẫn nghiên cứu cá (Phạm Thị Minh Giang dịch), Nxb. Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội, 1973.
[5]. Rajaguru S., Thermal resistance time of estuarine fishes Etroplus suratensis and
Acentrogobius viridipunctatus, Journal of Thermal Biology, Volume 27, Number 2,
163
April 2002 , pp. 121-124, [internet], (2008 April), [cited 2008 April]. Available at:
[6]. Shueh-Fen Chen, Bao-Quey Huang and Yu-Yi Chien, Histochemical Characteristics of
Sonic Muscle Fibers in Tigerperch, Acentrogobius viridipunctatus, National Taiwan
Ocean University, Taiwan, Zoological Studies 37(1), (1998), 56-62, [internet], (2008
January), [cited 2008 January]. Available at:
[7]. Shirota. A, The plankton in the South of Vietnam, Freshwater and Marine Plankton,
Overseas technical Cooperation Agency, Japan, 1968.
[8]. Mai Đình Yên, Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam, Nxb. Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội, 1978.
CHARACTERISTICS OF THE GROWTH AND NUTRIFICATION OF
Acentrogobius viridipunctatus (Valenciennes, 1837) AT LAGOON SYSTEM,
THUA THIEN HUE PROVINCE
Le Thi Nam Thuan, Tong Thi Nga
College of Sciences, Hue University
SUMMARY
This paper presented the results on characteristics of the growth and nutrification of
Acentrogobius viridipunctatus (Valenciennes, 1837) at lagoon system, Thua Thien Hue province.
The correlations between fish’s length and weight identified with Berverton–Holta equation was
W = 3,0311 x 10
-8
x L
2,7573
, Von Bertalanffy growth equation on the length and weight were L
t
=
188,46 x [1- e
-0,157( t +0,5245)
] ;W
t
= 45,18 x [1- e
0,0266(t + 0,0782)
]
2,7573
. Its food specstrum included 27
taxon groups (categories) belonging to 6 phyllums of plant and animal, within Bacillariophyta
was predominant with 36%, invertebrate was 19%, Cyanophyta was 13,04%, Chlorophyts was
10,87% and a large amount of biodetritus. Kind of food appearing with high frequency included
agars and arthropoda/shrimps. This fish had perennially prey–catching, especially group of fish
had small size. Thus, there was a decline in the level of conspecific competition.