Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " MỘT SỐ LOẠI HÌNH THỜI TIẾT ĐẶC BIỆT Ở THỪA THIÊN - HUẾ VÀ MỘT SỐ LƯU Ý TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH THỜI GIAN GIEO TRỒNG ĐỐI VỚI CÂY NGẮN NGÀY " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.08 KB, 14 trang )



47

MỘT SỐ LOẠI HÌNH THỜI TIẾT ĐẶC BIỆT
Ở THỪA THIÊN - HUẾ VÀ MỘT SỐ LƯU Ý TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH
THỜI GIAN GIEO TRỒNG ĐỐI VỚI CÂY NGẮN NGÀY
Lê Văn  n
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Hiện tượng thời tiết đặc biệt theo quan niệm của chúng tôi là những loại
hình thời tiết gây những đột biến lớn trong diễn biến trạng thái vật lý khí quyển
và có những tác động mạnh mẽ đến đời sống và sản xuất xã hội. Với quan niệm
này chúng tôi thấy các loại hình thời tiết đặc biệt ở Thừa Thiên - Huế bao gồm
các loại hình và tác hại của nó như sau:
I. Các loại hình thời tiết đặc biệt và tác hại của nó đối với sản xuất
nông nghiệp
I.1 Bão áp thấp nhiệt đới và tác hại


48

Theo số liệu nhiều năm của Nha khí tượng (bảng 1), thì từ thế kỷ 19 trở lại
đây có 7 năm không có hoặc chỉ có 1 cơn bão. Đó là các năm: (1885,1922, 1930,
1945, 1976). Cũng có những năm xuất hiện 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trở
lên (1909, 1910, 1929, 1964, 1973, 1978, 1989).
Số cơn 0 1-2 3-4 5-6 7-8 9-10 > 10
Tần suất % 2 17 43 22 10 2 4
Bảng 1: Tần suất bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam
(số liệu quan trắc từ 1982-1997)
Trung bình mỗi năm Việt Nam chịu 7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (có 3,15


cơn bão và 2,93 áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng gián tiếp có
0,83 cơn bão và 0,04 áp thấp nhiệt đới). Trong đó miền Trung chiếm 65% số cơn
bão và áp thấp nhiệt đới . Trung bình mỗi năm có 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới
ảnh hưởng đến miền Trung và được phân bố như sau:
- Từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh 31,3%
- Từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế (Bình Trị Thiên) 26,2%
- Từ Đà Nẳng đến Bình Định 20,4%


49

- Từ Phú Yên đến Bình Thuận 22,3%
Như vậy so với cả nước và khu vực miền Trung, Bình Trị Thiên trong đó có
Thừa Thiên - Huế là nơi có số lượng bão thuộc loại nhiều.
Tháng 5 6 7 8 9 10 11 Tổng
Số cơn 1 5 7 18 34 27 6 98 cơn
Tần
suất
1 5 7 18 35 28 6 100%
Bảng 2: Số cơn bão đổ bộ vào BTT qua các tháng quan trắc trong nhiều
năm.
Các cơn bão thường tập trung chủ yếu vào các tháng từ tháng 7 đến tháng
11, đặc biệt là tháng 9 (35%) tháng 10 (28%) và tháng 8 (18%).
Bão và áp thấp nhiệt đới thường gây tác hại rất lớn đến sản xuất nông
nghiệp thông qua sự gây tác hại trực tiếp về mặt vật lý như: làm cây đổ, đánh
rụng hạt bông quả Mặt khác bão và áp thấp nhiệt đới còn tác hại thông qua yếu
tố mưa. Thông thường bão và áp thấp nhiệt đới đều gây mưa lớn và có thể tạo lũ
ở các vùng ven sông nhất là hạ lưu.



5
0

I.2. Gió Tây khô nóng và tác hại
Gió Tây khô nóng là một loại hình thời tiết rất đặc trưng của các tỉnh nằm ở
phía Đông Trường Sơn vào mùa hạ. Hiện tượng này là do hiệu ứng foehn của gió
Tây Nam mùa hạ khi vượt qua dãy Trường Sơn sang phía Đông. Đặc trưng của
kiểu thời tiết này là nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, gió có hướng Tây. Dựa vào chỉ tiêu
xác định thời tiết gió Tây khô nóng của các nhà khoa học Việt Nam, ngày có gió
Tây khô nóng là ngày có nhiệt độ trung bình ngày

35
0
C và độ ẩm tương đối tối
thiểu lúc 13h

56%. Với chỉ tiêu này thì gió Tây khô nóng ở Thừa Thiên - Huế
bắt đầu xuất hiện vào khoảng cuối tháng 2 và kết thúc muộn nhất vào khoảng
tháng 9.
Tháng

Đ/điểm
2 3 4 5 6 7 8 - 9

10 -
11
Tổn
g
Huế 0,2 0,5 3,2 6,9 10,2


8,3 4,5 1,1 34,9
Nam Đông 0,6 4,9 7,5 9,4 9,4 12,4

8,5 1,9 54,6
Bảng 3: Số ngày trung bình có gió tây khô nóng của một số địa điểm ở Thừa
Thiên - Huế
Như vậy trung bình mỗi năm ở Thừa Thiên - Huế số ngày gió Tây khô nóng tại
vùng đồng bằng có 35 ngày và ở Nam Đông (đại diện cho vùng thung lũng thấp


51

khuất gió) lên tới 55 ngày. Riêng A - Lưới nằm ở phía Tây nên phơn Tây Nam
không đáng kể. Điểm đáng lưu ý là thời kỳ cực thịnh của gió Tây khô nóng ở vùng
đồng bằng vào khoảng tháng 5-8, cực đại trong tháng 6 (10 ngày) còn tại thung lũng
thấp thì vào tháng 3-8 và thời gian gây hiệu ứng đối với nông nghiệp cũng vào
khoảng cuối tháng 5 đến tháng 7. Đây là thời kỳ khô của không khí và khô kiệt của
đất, do đó cây không sinh trưởng và phát triển được.
I.3. Dông, gió lốc, mưa đá, và tác hại
Dông là hiện tượng phóng điện (sấm sét) gây gió giật, mưa lớn và thường
xuất hiện trong các đám mây vũ tích và giữa đám mưa vũ tích với mặt đất. Điều
kiện để hình thành dông là sự phát triển đối lưu mạnh mẽ trong những khối
không khí có lượng ẩm cao. Sự hình thành dông phụ thuộc vào điều kiện nhiệt
động lực và địa hình. Ở Thừa Thiên - Huế dông thường xuất hiện khi có không
khí lạnh tràn về, dải hội tụ nhiệt đới ảnh hưởng hoặc gió mùa mùa hạ từ phía Tây
thổi sang. Vì vậy số ngày dông diễn biến theo tháng được minh họa ở bảng 4.
Tháng


Đ.điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cả
năm


Huế 0 0 1,1 4 4,2 2,8 2 2 4,3 2,4 0,2

0 23


52

A-Lưới 0 0,4

3,8 9,5 9,5 6,1 6,4 3,2 5,8 3,4 0,2

0 48,
3
Nam
Đông
0 0,7

2,6 9 11,8

8,8 9,4 6,3 6,3 3,3 0,2

0 58,
4
Bảng 4: Số ngày dông trung bình các tháng và năm ở một số địa điểm thuộc
T.T.Huế

Qua bảng trên chúng ta thấy ở Nam Đông và A- Lưới số ngày dông so với
thành phố Huế lớn hơn. Điều đó chứng tỏ dông liên quan đến địa hình rất chặt
chẽ. Thời gian xuất hiện nhiều dông nhất ở các địa điểm là vào thời kỳ chuyển
tiếp từ đông sang hạ (tháng 4,5) và thời kỳ hạ sang đông (tháng11) vào thời kỳ
này cũng là thời kỳ xuất hiện lốc và mưa đá.
Dông thường có gió mạnh và mưa lớn. Lốc ngoài gió mạnh, mưa lớn còn
gây tác hại nghiêm trọng thông qua gió xoáy giật mạnh. Nói chung, tác hại của
dông và lốc đều rất lớn, đặc biệt là lốc.
Còn mưa đá là mưa ở dạng băng hạt có kích thước rất lớn, nên khi có mưa
đá thường gây tác hại đối với cây cối thông qua quá trình phá hoại: vật lý và
nhiệt độ thấp. Sự kết hợp cả 2 quá trình này nhiều khi tàn phá cây cối hàng loạt
trên diện rộng.


53

II. Xác định mức độ gây tác hại của các hiện tượng thời tiết đặc biệt và
thời gian gieo trồng nhằm giảm nhẹ thiệt hại
II.1. Xác định mức độ gây hại của một số hiện tượng thời tiết đặc biệt
Dựa vào diễn biến theo thời gian và tần suất xuất hiện các loại hình thời tiết
đặc biệt, chúng tôi lập các bảng đánh giá mức độ gây hại của bão và áp thấp nhiệt
đới (bảng 5) và gió Tây khô nóng (bảng 6)
Tháng 5 6 7 8 9 10 11
Mức
độ
Tác
hại
Tác hại
ít (gián
tiếp)

Tác hại
ít (gián
tiếp)
Vừa
(chủ yếu
gián
tiếp)
Mạnh
(trực
tiếp)
Mạnh
(trực
tiếp)
Mạnh
(trực+gi
án tiếp)
Vừa
(chủ yếu
gián
tiếp)
Biểu
hiện
gây hại

Chủ yếu
lũ tiểu
mãn (ít
xảy ra)
Lũ tiểu
mãn

(hay xảy
ra)
Phá hoại

vật lý
lũ lụt
Phá hoại

vật lý
lũ lụt
Phá
hoại
vật lý
lũ lụt
Phá hoại
vật lý
lũ lụt
Lũ lụt
Bảng 5: Bão, áp thấp nhiệt đới và tác hại của chúng


54

Tháng 2 3 4 5 6 7 8 9
Tác
hại
Không
đáng
kể
Không

đáng
kể
Tác
hại ít
Mạnh Mạnh ít
không
đáng
kể

Biểu
hiện
gây hại

Khô
Khô
hạn
mặn
Khô
hạn
mặn
Khô
Bảng 6: Gió Tây Nam khô nóng và tác hại
Đối với các hiện tượng dông, gió lốc và mưa đá là các hình thái thời tiết có
tính biến động rất lớn về mặt thời gian và có tính cục bộ theo không gian. Mặt
khác, sự diễn biến có tính quy luật theo thời gian thường cũng trùng vào thời gian
của các hiện tượng thời tiết bất thường khác, vì thế chúng tôi không lập bảng.
II.2. Xác định thời gian gieo trồng hợp lý
Dựa trên cơ sở tác hại và nhu cầu sinh thái cũng như thời gian sinh trưởng
của từng loại cây để chúng ta xác định thời vụ cụ thể chi tiết cho từng loại cây
trồng. Dựa theo phân tích và đánh giá mức độ gây hại chúng tôi thấy thời gian

gieo trồng hợp lý - thời gian trồng trọt tránh được sự tác động bất lợi của các yếu


55

tố trên là từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau là thuận lợi và được tóm tắt bằng bảng
7.

Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Mức
độ
thuận
lợi đố
i
với
thời
tiết đặ
c
biệt
Thuậ
n lợi
Thuậ
n lợi

Thuậ
n lợ
i
vừa

Khôn
g
thuận
lợi:
khô
Khôn
g
thuận
lợi:
khô,
tiểu
mãn,
mặn
Khôn
g
thuận
lợi:
khô,
mặn,

thể lũ

lụt
Khôn
g
thuận
lợi:
lụt,
bão
Khôn

g
thuận
lợi:
lụt
bão
Khôn
g
thuận
lợi:
lụt
bão
Khôn
g
thuận
lợi:
lụt
bão
Khôn
g
thuận
lợi:
lụt
bão
Thuậ
n
lợi:

thể
lụt
bão,

lốc,
mưa
đá
Lưu ý Phòn
g
chốn
g
nhiệt
độ
cực
Nhiệt
cực
đoan



56

đoan
Bảng 7: Mức độ thuận lợi gieo trồng cây ngắn ngày ở Thừa Thiên Huế
Trên cơ sở bảng thời gian gieo trồng và các lưu ý chúng ta có thể xác định
thời vụ cho từng loại cây cho phù hợp. Tuy nhiên đây là thời gian gieo trồng của
tuyệt đại bộ phận các địa phương trong tỉnh. Riêng A- Lưới và Nam Đông là 2
vùng có những khác biệt nhất định về diễn biến các yếu tố thời tiết đặc biệt. Do
vậy ở 2 địa phương này chúng ta phải linh hoạt thay đổi thời gian để gieo trồng
phù hợp với địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Ân. Mưa Thừa Thiên Huế. Tập san Khoa học số 8/1993, trường
ĐHSP Huế

2. Lê Văn Ân. Tính trái mùa và biến động của mưa Thừa Thiên Huế, tác hại
của nó đối với sản xuất nông nghiệp và định hướng giải pháp để tránh
thiệt hại. thông báo Khoa học số 1/2002, trường ĐHSP Huế.
3. Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ - số liệu thống kê các năm các yếu
tố thời tiết.


57

4. Đài khí tượng thủy văn Bình Trị Thiên: Đặc điểm khí hậu khu vực Bình
Trị Thiên. 1985.
5. Đài khí tượng thủy văn Thừa Thiên - Huế. Đặc điểm khí hậu Thừa Thiên -
Huế 1995.
6. Chương trình 42A. Tập số liệu khí tượng thủy văn Việt Nam. 1989.
7. Lê Khắc Phò. Tìm hiểu dông và mưa ở Huế. Báo cáo khoa học ĐHSP
Huế. 1983.
8. Một số khóa luận, luận văn tốt nghiệp cử nhân Địa Lý trường ĐHSP Huế.


TÓM TẮT

Các loại hình thời tiết đặc biệt ở T-T-Huế bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới,
gió Tây khô nóng, dông, lốc và mưa đá. Các loại hình thời tiết đặc biệt có tác hại
rất lớn đến đời sống sản xuất xã hội và nhất là nông nghiệp. Để tránh được các
thiệt hại do các loại hình thời tiết đặc biệt này mang lại cho nông nghiệp T-T-


58

Huế, chúng ta phải xác định thời gian gieo trồng hợp lý trên cơ sở diễn biến và

tần suất xuất hiện của các loại hình thời tiết, mức độ tác hại của nó. Kết hợp cả 2
cơ sở này chúng tôi đưa ra thời gian gieo trồng đối với cây ngắn ngày là từ
tháng 11 đến tháng 5 năm sau là thuận lợi. Tuy nhiên trong thời kỳ nói trên cũng
có thể xuất hiện các loại hình thoài tiết đặc biệt này nhưng rất ít và mức độ tác
hại không lớn mà chúng ta có thể có những biện pháp phòng chống cấp thời đạt
hiệu quả.



59

SOME SPECIAL TYPES OF WEATHER IN THUA THIEN HUE - SOME
IMPORTANT ATTENTION IN DETERMINING THE PROPER
PRODUCTION TIMES FOR SHORT- TERM CROPS
Le Van An
College of Pedagogy, Hue University

SUMMARY
The special types of the weather in Thua Thien Hue are storm, hot and dry
westerly wind, tempest eddy and hail. These special weather types do hard to
production, especially in agriculture.
To avoid damages in agriculture caused by these types of weather, we must
set rational time of production based on development and frequence of
occurrence of the weather types and their harmful effects. With these parameters,
we have set a cultivation a genda for types of short- term crops. It

is favourable
for them to be planted November till May next year. However, during this time
the special weather types may occur, but very seldom, and level of the damage is
not big. Many effective measures of prevention have been suggested.




60




×