Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khơi dậy tiềm năng sáng tạo ở trẻ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.28 KB, 5 trang )

Khơi dậy tiềm năng sáng tạo ở trẻ
Tính sáng tạo của trẻ được hình thành, phát triển theo
từng giai đoạn. Tuy nhiên, khả năng sáng tạo của trẻ có
thể bắt đầu sớm hay muộn, và có được phát huy hết
“công suất” không thì phụ thuộc rất lớn vào bố mẹ.

Phụ huynh cần phải căn cứ vào tính chất của mỗi giai đoạn
phát triển mà lựa chọn hình thức khơi dậy phù hợp giúp
phát triển tiềm năng sáng tạo của trẻ.

Nhận biết và phát huy tiềm năng sáng tạo của trẻ

Tính sáng tạo của trẻ được hình thành như khi trẻ được
chơi đùa với những hình khối đa dạng sắc màu như hình
tròn, hình vuông, hình tam giác… Qua đó, trẻ có thể hình
dung vẽ chúng thành bức tranh với đủ gam màu sinh động
như: ông mặt trời màu vàng, bầu trời màu xanh lơ, ngôi nhà
mái đỏ… Tự bản thân trẻ sẽ đóng vai cô giáo, bố mẹ… để
tưởng tưởng ra câu chuyện mô phỏng lại bức tranh ấy.

Đế thúc đẩy tính sáng tạo của trẻ, phụ huynh cần mang màu
sắc vào những cuộc đối thoại hàng ngày.

Phụ huynh có thể đạt câu hỏi kèm theo màu sắc như: “con
có muốn ăn quả táo đỏ; hay có muốn đội chiếc mũ màu
vàng này không?” Kết hợp sở thích của bé và sắc màu sinh
động sẽ giúp phát triển và nâng cao khả năng vận dụng trí
óc, phát huy được tính sáng tạo của trẻ.

Yếu tố môi trường cũng đóng vai trò quan trong thúc đẩy
tính sáng tạo ở trẻ. Phụ huynh hãy tạo cho bé bầu không


khi gia đình vui vẻ, thoải mái, cho bé tự do nêu ý kiến.

Phụ huynh lưu ý khi trẻ đang thực hiện một việc gì đó như
vẽ tranh, hay ghép hình, phụ huynh không nên thúc đẩy trẻ
với những động lực bên ngoài như “Nếu con làm tốt, bố/mẹ
sẽ thưởng kẹo”. Mà nên nhớ rằng, trẻ đang muốn bộc lộ
cho mọi người thấy khả năng của mình. Vì vậy, phụ huynh
hãy thể hiện sự tự hào, tạo cho trẻ sự hứng thú, tập trung để
phát huy sự sáng tạo qua từng việc làm của trẻ.

Mẹ Thu Mai (bé 3 tuổi) chia sẻ tại website
www.biquyetiqcuame.com: Để hiểu được cảm xúc của bé,
cũng như khơi dây óc sáng tạo cần kết hợp việc dạy bé
nhận biết từng màu sắc đậm nhạt cùng với việc tạo cho bé
sự hứng thú, và phát huy óc tò mò của bé với sắc màu. Mẹ
thường chỉ cho bé cách tô màu, như thể hiện sự vui tươi thì
dùng gam màu sáng, hoặc ngược lại…

Dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện

Chỉ một sắc màu không đủ làm nên cầu vồng rực rỡ. Song
song với các phương pháp giáo dục giúp kích thích phát
triển trí não cho trẻ, phụ huynh cũng cần chú trọng đến việc
cung cấp cho trẻ đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho sự phát
triển não bộ. … Theo GS Kim: “Để phát triển về mặt trí tuệ
của trẻ, thì ngoài việc chăm sóc và giáo dục phù hợp phụ
huynh cần quan tâm đến một chế độ dinh dưỡng phải đa
dạng và cân đối tất cả các dưỡng chất cần thiết như đạm,
mỡ, đường, sinh tố, khoáng chất và vi chất, đăc biệt là phải
bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển

não bộ đã được khoa học chứng minh là Phospholipid,
Omega 3&6, DHA&AA, Taurine, Lutein, Cholin, sắt, kẽm,
iod…”

Trong đó, Phospholipid là thành phần quan trong của màng
tế bào thần kinh, giúp tối ưu hoá các mối liên kết thần kinh,
gia tăng tốc độ dẫn truyền thần kinh, thiết yếu đối với chức
năng não bộ. Lutein có tác dụng chống ô-xy hóa, bảo vệ
võng mạc dưới tác động của ánh sáng xanh.

Về vấn đề dinh dưỡng, phụ huynh cũng lưu ý không chỉ
cung cấp một vài dưỡng chất với hàm lượng càng cao thì
càng tốt mà trẻ cần một chế độ dinh dưỡng phát triển trên
nền tảng cơ sở khoa học qua việc thực hành nghiên cứu
chuyên sâu nhằm kết hợp đầy đủ và cân bằng các dưỡng
chất thiết yếu đem đến sự phát triển tối ưu trong suốt 5 năm
đầu đời của trẻ.

Sự quan tâm của phụ huynh về phương thức chăm sóc và
chế độ dinh dưỡng sớm cho trẻ được xem như là một chiến
lược lâu dài cần được hỗ trợ kịp thời và duy trì trong suốt 5
năm đầu đời – giai đoạn mà khoa học đã chứng minh là
“giai đoạn vàng” mở ra “cửa sổ cơ hội” cho sự phát triển trí
tuệ hôm nay và tương lai của trẻ

×