Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

4 điều cần nhớ khi tập thể thao docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.28 KB, 5 trang )

4 điều cần nhớ khi tập thể thao
( 7:38 AM | 27/10/2011 )
Để việc tập luyện thể dục thể thao được
hiệu quả, bạn cần nhớ 4 điều quan trọng
sau:


1. Tập vào buổi chiều để sáng được “ngủ
nướng”:
Tập thể dục thể thao có thể giảm stress và
cải thiện được chứng mất ngủ, điều này đã
trở thành thường thức mà ai cũng biết.
Nhưng luyện tập vào lúc nào mới có thể
khiến bạn có một giấc ngủ hoàn hảo? Gần
đây các nhà nghiên cứu Anh đã phát hiện,
hoạt động thể dục vào buổi chiều có tác
dụng tốt nhất để cải thiện tình trạng mất ngủ.
Chỉ nên tập thể dục vào lúc sau 3h chiều trở
đi. Đến 10h tối cơ thể và bộ não con người
bắt đầu đi vào trạng thái mệt mỏi, nó sẽ
khiến cho người vận động vào buổi chiều dễ
dàng đi vào giấc ngủ hơn. Còn những người
hoạt động thể dục vào buổi sáng phần lớn
đều cảm thấy mệt mỏi vào buổi trưa, còn
đến buổi tối lại rất khó đến với giấc ngủ.
Các chuyên gia cũng đồng thời khuyến cáo
rằng, sau 9h tối là khoảng thời gian không
thích hợp cho hoạt động thể dục, nó sẽ khiến
tinh thần bạn hưng phấn, làm chậm thời gian
đến với giấc ngủ của bạn.
2. Thể dục rèn luyện thân thể phải thay


đổi để thích ứng với mùa:
Hàng ngày bạn hoạt động với phương thức
giống nhau cũng sẽ giống với việc bạn ăn
một món giống nhau mỗi ngày, rất dễ khiến
bạn có cảm giác nhàm chán. Cho dù là
người luyện tập chuyên nghiệp cũng sẽ có
lúc cảm thấy chán nhưng họ biết cách khắc
phục và kiên trì tiếp tục luyện tập môn thể
thao đó. Bí quyết giúp họ giải quyết được
vấn đề này là thay đổi phương thức luyện
tập theo mùa. Đồng thời với việc kiên trì
một môn thể thao nào đó như chạy bộ,
earobic, hàng năm bạn nên thử một cách
vận động mới, cảm giác học một cái mới sẽ
rất thú vị. Bạn hãy thay đổi cách thức theo
sự thay đổi của 4 mùa, đây là một ý kiến
không tồi đâu. Mùa hè đến bạn có thể đi bộ
hoặc đạp xe đạp đi dạo, bơi cũng là một lựa
chọn không tồi.
3. Trình tự luyện tập nên là “trên trước
dưới sau”:
Trong phòng tập thường có một vài người
có thói quen sau khi khởi động ngay lập tức
tập các chi phần dưới, cách làm như vậy
khiến cơ thể không thể thích ứng, thậm chí
có thể dẫn đến tổn thương. Điều này đều do
trình tự luyện tập không đúng, trình tự luyện
tập khoa học phải là trên trước dưới sau. Ví
dụ trong trình tự luyện tập một ngày của bạn
có luyện tập phần đùi, có thể sắp xếp phần

luyện tập đó xuống cuối cùng. Nếu đó là
trình tự tập luyện cho một tuần thì hãy để
phần luyện tập đùi vào giai đoạn cuối cùng.
Nguyên nhân là vì năng lượng tiêu hao cho
phần luyện tập này là rất lớn và thời gian để
phục hồi cơ đùi cũng khá lâu, ít nhất là 2
đến 3 ngày. Nếu luyện tập phần chi dưới
trước có thể ảnh hưởng tới việc luyện tập về
sau. Ngoài ra, khi vừa bắt đầu luyện tập
phần đùi, cường độ không được quá lớn.
Hãy tăng dần cường độ luyện tập theo sự
tăng lên của chức năng tim và cơ.
4. Tập quá sớm không có lợi cho sức
khỏe:
Hàng ngày nếu bạn dậy quá sớm để tập thể
dục sẽ khiến cho cơ thể hấp thụ một lượng
khí ô nhiếm khá lớn có trong không khí, mất
cần bằng trong điều hòa cơ thể dẫn đến
stress. Người già và người trung tuổi nên
tránh luyện tập vào thời gian này, bởi sáng
sớm khi vừa ra khỏi giường, tinh thần bắt
đầu phấn chấn, huyết áp tăng cao, nhịp tim
nhanh, bài tiết cũng tăng, tất cả những điều
này đều làm tăng áp lực cho hệ thống tim
mạch. Những người có tuổi có sở thích hoạt
động vào buổi sáng tốt nhất nên đợi mặt trời
mọc hãy luyện tập, bởi lúc này những khí
độc trong không khí đã được loại trừ bớt,
mặt trời mọc cây xanh bắt đầu quang hợp,
hút CO2 và nhả O2, không khí trong lành.

Luyện tập vào buổi sáng cần chú ý: Buổi
sáng mùa đông, thu nhiệt độ hạ thấp không
tốt cho việc luyện tập.

×