Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Điều cần nhớ khi cắt giảm chi phí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.51 KB, 1 trang )

Điều cần nhớ khi cắt giảm chi phí
Để tǎng lợi nhuận, ngoài việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp còn có một cách thức khác
để cắt giảm chi phí hoạt động. Tuy nhiên, không phải lúc nào cắt giảm chi phí cũng đem lại lợi
nhuận.
Việc cắt giảm chi phí phải được tổ chức và tính toán kỹ lưỡng. Người chủ doanh nghiệp phải hiểu rõ
bản chất của các chi phí trong hoạt động kinh doanh của mình và mối liên hệ của chúng đối với
nhiều mặt như: sản xuất, tiếp thị, lợi nhuận...
Để thực hiện kế hoạch cắt giảm chi phí, cần lưu ý một số điều sau:
Phân tích chi phí: Khi tìm hiểu về các phần chi phí, cần sắp xếp chúng dưới dạng tỷ lệ phần trǎm để
dễ có cái nhìn tổng quát.
Cần nhớ cắt giảm chi phí không phân lúc nào cũng là cắt giảm một khoản chi nào đó cụ thể. Ví dụ,
nếu tǎng lương hàng bán trong lúc vẫn giữ mức chi phí như cũ điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã
giảm mức chi phí tính theo tỷ lệ trong hoạt động tiếp thị, bán hàng.
Cập nhật thông tin: Để giảm chi phí thì thông tin cập nhật là yếu tố quan trọng hàng đầu. Bản cân
đối tài chính để xác định lời, lỗ trong từng lĩnh vực phải được thực hiện hàng tháng.
Các thông tin cằn chuẩn bị để tham khảo khi muốn cắt giảm chi phí gồm:
Số chi phí (trong nhiều lĩnh vực) của thời điểm hiện tại so với nǎm trước.
Sự khác biệt giữa các số liệu hiện tại so với nǎm trước.
Các số liệu về ngân sách của doanh nghiệp cũng như kế hoạch định hướng chi tiêu trong tương lai.
Các chi số phát triển của ngành mà doanh nghiệp hoạt động.
Sự khác biệt giữa số liệu phát triển của doanh nghiệp và của ngành.
Hành động: Khi muốn đưa ra quyết định cắt giảm chi phí nào, phải tính toán kỹ cái giá phải trả cho
việc đó.
Cần hành động càng nhanh càng tốt. Trong quá trình cắt giảm cần theo dõi chặt để có sự thay đổi
cằn thiết.
(Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 22/11/2001)

×