Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

E102 – chất nguy hại mang tên “màu thực phẩm” ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.53 KB, 5 trang )

E102 – chất nguy hại mang tên “màu thực phẩm”
Có vẻ như chúng ta quá quen với nhiều thứ độc hại đến nỗi có những
thứ bị cấm ở nước ngoài từ lâu nhưng vẫn được bày bán và sử dụng
hợp pháp tại Việt Nam. Thời gian vừa qua đã rộ lên chuyện chất tạo
đục DEHP và bây giờ là câu chuyện của chất phẩm màu vàng E102.

Có vẻ như chúng ta quá quen với nhiều thứ độc hại đến nỗi có những thứ bị
cấm ở nước ngoài từ lâu nhưng vẫn được bày bán và sử dụng hợp pháp tại
Việt Nam. Thời gian vừa qua đã rộ lên chuyện chất tạo đục DEHP và bây
giờ là câu chuyện của chất phẩm màu vàng E102.
Nhật Bản cấm, EU cảnh báo…
Từ năm 2003 Nhật Bản đã ra quy định cấm sử dụng phẩm màu vàng E102
với một số thực phẩm, trong đó có sản phẩm mỳ. Năm 2008, EU cảnh báo
về sự nguy hại của phẩm màu vàng E102 và yêu cầu các sản phẩm có sử
dụng E102 phải ghi khuyến cáo trên nhãn như sau: phẩm màu vàng E102 –
có thể có ảnh hưởng xấu lên hoạt động và sự chú ý của trẻ em. Vậy E102 là
gì?
E102 là ký hiệu để chỉ chất nhuộm màu nhân tạo Tartrazine. Đây là chất bột
màu vàng, tan trong nước được sử dụng làm chất tạo màu không chỉ trong
ngành sơn, mực in, nhựa, da… mà còn xuất hiện trong mỹ phẩm, dược phẩm
và đặc biệt là thực phẩm. Trên thế giới, liên tiếp có những công trình nghiên
cứu khoa học với độ tin cậy cao khẳng định sự độc hại của phẩm màu vàng
E102 trong thực phẩm với sức khỏe người tiêu dùng.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Southampton (Anh) đã chỉ ra: Phẩm màu
vàng E102 có trong chế độ ăn sẽ làm tăng sự hiếu động thái quá và gây kém
tập trung ở trẻ 3 tuổi và 8-9 tuổi. Tại Australia, một nghiên cứu khác đã đưa
ra kết luận về sự thay đổi hành vi khó chịu, bồn chồn và rối loạn giấc ngủ
của trẻ có liên quan đến việc sử dụng E102. Không chỉ tác động tới trẻ em là
những đối tượng có sức đề kháng yếu, phẩm màu vàng E102 còn có nguy cơ
gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của nam giới.


Rất có thể E102 đã tiếp tay để đóng sập những cánh cửa làm cha của không
ít cánh mày râu.
Tại Mỹ, trong một nghiên cứu khoa học thực hiện trên chuột đực được tiêm
Tartrazine, kết quả cho thấy: Số lượng tinh trùng giảm và gây nên những bất
thường về hình thái của tinh trùng. Nghiên cứu này được công bố trên Tạp
chí “Dược học và độc dược” uy tín tại Mỹ đã gây bàng hoàng dư luận bởi
nếu sử dụng sản phẩm có chất này, rất có thể gây hậu quả khôn lường cho
con người trong tương lai. Nguy cơ xấu không chỉ tác động đến sức khỏe
con trẻ mà còn có thể kéo đường đi của “tinh dịch đồ” theo chiều hướng đi
xuống. Và nếu sự thật là như vậy thì rất có thể E102 đã tiếp tay để đóng sập
những cánh cửa làm cha của không ít cánh mày râu.
…nhưng vẫn “lọt lưới” tại Việt Nam
Những phát hiện về Melamine trong sữa, 3-MCPD gây ung thư trong nước
tương và gần đây nhất là chất tạo đục DEHP đã tạo nên những cú sốc liên
tiếp đối với người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, khi đối mặt với những
khủng hoảng trong vấn đề an toàn thực phẩm, hệ thống cảnh báo của Việt
Nam đã phơi ra nhiều hạn chế và luôn ở trong tình trạng bị động, phần lớn
chạy theo các cảnh báo của nước ngoài. Cơ quan chức năng trong nước
không chủ động được trước “cơn bão” Melamine, cũng như độ trễ trong
hành động trước vụ DEHP và chỉ đến khi các nước khác phát hiện ra sự độc
hại của chất tạo đục này chúng ta mới được thông báo.
Trong khi đó, E102 không còn là câu chuyện mới về an toàn thực phẩm tại
Việt Nam. Tại hội thảo “Phẩm màu trong thực phẩm” do Trung tâm Truyền
thông giáo dục sức khỏe (Sở Y tế TP Hồ Chí Minh) tổ chức vào ngày 15-3
vừa qua, Ths. BS Huỳnh Văn Tú, Trưởng khoa Dinh dưỡng ATVSTP (Viện
Y tế vệ sinh công cộng) cho biết: “Phẩm màu tổng hợp có khả năng gây ung
thư, độc tính trên gen, độc tính thần kinh – gây ra chứng hiếu động thái quá
ở trẻ em”. Đặc biệt, thực phẩm sử dụng màu nhuộm có thể gây tác dụng
không mong muốn trên hoạt động và chú ý của trẻ em. Trong cuộc trao đổi
với PGS.TS Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật ATVSTP (thuộc

Hội Khoa học kỹ thuật ATTP Việt Nam) vào ngày 24-6 về phẩm màu vàng
E102 trong mỳ ăn liền, bà Sửu cho biết: “Lâu nay trong tiêu chuẩn Việt Nam
chưa cập nhật thêm các chất gây tác hại cũng chưa loại bỏ những chất được
chứng minh là độc hại hay có hại cho sức khỏe cộng đồng”. Bà Phan Thị
Sửu cũng nói rằng bà biết thông tin EU khuyến cáo người tiêu dùng khi sử
dụng thực phẩm có chất này. Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh
vực ATVSTP hẳn không thể không biết đến sự nguy hại của phẩm màu vàng
E102. Phải chăng họ đã “phớt lờ” những kiến nghị của nhiều nhà khoa học
tại các cuộc hội thảo về chất nhuộm màu.

Các loại bánh kẹo, nước uống sử dụng màu nhuộm gây tác động không
mong muốn cho trẻ em.
Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Euromonitor International
công bố tháng 4-2011, mức tiêu thụ mỳ ăn liền tại Việt Nam đạt 5 tỷ gói mỳ
vào năm 2010. Vậy câu hỏi đặt ra là Việt Nam còn chờ thêm bao nhiêu thời
gian nữa sau khi đã chậm trễ hơn 8 năm so với Nhật Bản, 3 năm so với EU
trong việc khuyến cáo sử dụng phẩm màu độc hại này trong thực phẩm?
Thị trường mỳ ăn liền của Việt Nam tăng trưởng từ 15-20% mỗi năm và dự
báo trong 2-3 năm tới mức tiêu thụ mỳ tại Việt Nam sẽ tăng lên 7-8 tỷ gói.
Các chuyên gia đánh giá, Việt Nam đứng vào tốp đầu châu Á và là quốc gia
đứng thứ 4 trên thế giới về tiêu thụ mặt hàng này. Mức tiêu thụ mỳ ăn liền
càng tăng thì lo lắng cho sức khỏe cộng đồng càng lớn khi phẩm màu vàng
E102 vẫn được sử dụng trong thực phẩm. Và không chỉ có mỳ ăn liền, hiện
còn rất nhiều loại bánh kẹo, nước giải khát thực phẩm có sử dụng E102.
Được biết, mới đây Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế đã có một cuộc
họp bàn về chất phẩm màu E102. Cục sẽ có văn bản xin ý kiến Bộ Y tế để
ban hành quy định sử dụng E102 trong thực phẩm – một quyết định muộn
mằn, nhưng có còn hơn không. Một quyết định đúng đắn, kịp thời sẽ giúp
người tiêu dùng, nhất là người nghèo, tầng lớp dễ bị tổn thương và luôn gặp
khó khăn trong chữa trị bệnh tật sẽ không phải tốn thêm tiền mà đúng ra


×