Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Mối quan hệ thuốc và thực phẩm ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.22 KB, 6 trang )

Mối quan hệ thuốc và thực phẩm

Khi ta uống thuốc (viên, bột, sirô, hỗn dịch...),
thuốc qua đường miệng và thực quản đến dạ dày
và lưu lại ở đó một thời gian. Tùy thuộc dạ dày
rỗng hay đầy thực phẩm mà hấp thu thuốc diễn ra
nhanh hay chậm. Ngoài ra giữa một số thuốc
cũng có tương tác nhất định với một số thức ăn.
Do đó, khi dùng thuốc, ta cần lưu ý đến mối quan
hệ này.
Các thuốc cần uống
khi đói
Thời gian uống thích hợp
nhất: Trước bữa ăn từ
nửa giờ đến một giờ
hoặc sau khi ăn một giờ.
Áp dụng:
Các thuốc không gây kích ứng niêm mạc dạ dày.


Các thuốc không vững bền trong môi trường acid dạ
dày.
Các kháng sinh như: ampicillin, erythromycin,
lincomycin, penicillin, oxytetracyclin, tetracyclin,
rifampicin.
Một số thuốc có bản chất protein như insulin,
oxytocin...
Lời khuyên: Sau khi uống thuốc nếu người bệnh vận
động thì thuốc rời dạ dày nhanh hơn hẳn khi nằm.
Lưu ý: Cùng một hoạt chất nhưng tùy theo dạng
muối, thời điểm uống cũng thay đổi như erythromycin


(base hoặc muối estolat hay stearat): uống lúc đói
còn dạng muối etylsuccinat có thể uống kèm hoặc
sau bữa ăn.
Các thuốc nên uống lúc no
Thời gian uống: Vào giờ ăn, ngay đầu bữa ăn, trong
hoặc ngay sau khi ăn.
Áp dụng: Các thuốc gây kích ứng niêm mạc dạ dày,
ruột như aspirin, quinin...
Các thuốc có độ tan kém (propoxyphen: thuốc giảm
đau), cần lưu lại dạ dày một thời gian, giúp thuốc
chuyển sang dạng hòa tan tốt hơn, nên khi xuống
ruột non sự hấp thu được thuận lợi.
Các loại vitamin tan trong dầu như các vitamin: A, D,
E, K..., vì thức ăn kích thích sự tiết mật, đặc biệt là
thực phẩm giàu chất béo, nên việc hấp thu được dễ
dàng hơn.
Các loại vitamin, acid amin, muối khoáng, glucose...
do khi vào dạ dày, nhờ thức ăn kích hoạt hệ thống
men vận chuyển các chất dinh dưỡng qua thành ruột
nên việc hấp thu được nhanh hơn.
Các thuốc uống không phụ thuộc vào tình trạng
no hay đói.
Các thuốc này không bị thức ăn làm ảnh hưởng đến
hấp thu, có thể uống lúc nào cũng được nhưng uống
vào bữa ăn vẫn tốt hơn vì sẽ giảm được tác dụng
phụ: kích ứng đường tiêu hóa... Đối với những thuốc
được thực phẩm làm tăng hấp thu nên dùng ngay sau
khi ăn để làm tăng sinh khả dụng.
Tương tác giữa thuốc và thực phẩm
Giữa thức ăn và thuốc cũng có mối liên quan, cần lưu

ý khi dùng để đạt điều trị có kết quả như:
Dùng thuốc chữa tăng huyết áp và các thuốc làm giãn
mạch, điều hòa nhịp tim nên hạn chế dùng muối ăn.
Dùng thuốc chống đông máu (làm giảm sự hình thành
các cục máu đông) nên hạn chế ăn thực phẩm giàu
vitamin K (chất chống đông máu, nên dễ gây xuất
huyết) như: súp lơ, khoai lang, dầu thực vật, lòng đỏ
trứng...
Các thuốc dễ gây kích ứng dạ dày: aspirin, ibuprofen,
indometacin, piroxicam, các loại corticosteroid...,
tránh uống rượu.
Rượu còn được khuyên không được dùng khi uống
các loại thuốc: paracetamol (hại gan), metronidazol
(tăng tác dụng phụ), diazepam, morphin (làm tăng tác
dụng của thuốc, gây độc), các thuốc kháng histamin
(tăng tác dụng gây ngủ...).
Những kháng sinh thuộc họ tetracyclin, terramycin
kiêng sữa bò, các chế phẩm từ sữa, các thực phẩm
giàu calci (tạo thành hợp chất bền vững, giảm tác
dụng của thuốc) như: canh xương bò, cá ướp muối...
Uống các loại men tiêu hóa: pepsin, pancreatin,
amylase... kiêng ăn gan lợn và uống trà đặc.
Uống vitamin C kiêng ăn gan lợn vì trong gan lợn có
chứa nhiều đồng (Cu) làm vitamin C bị ôxy hóa
(thành chất ascorbigen) mất tác dụng.
Uống vitamin K, tránh ăn các loại hoa quả giàu
vitamin C (táo, súp lơ, cam, chanh, cà chua) vì
vitamin C phá hủy vitamin K, làm giảm tác dụng điều
trị...
Dùng thuốc lâu dài làm ảnh hưởng đến dinh

dưỡng
Các thuốc nhuận tràng thường đẩy nhanh khối thức
ăn ra ngoài nên làm cho việc hấp thu các chất dinh
dưỡng không đầy đủ, dùng nhiều ngày để làm cơ thể
thiếu dưỡng chất và vitamin, gây sụt cân.
Dùng thuốc trị bệnh gút: colchicin, làm cản trở sự hấp
thu lipid, caroten, B12.

×