Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Vật lý 11 chương trình chuẩn: Bài 1. ĐỊNH LUẬT CU – LÔNG. doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.41 KB, 12 trang )

Bài 1. ĐỊNH LUẬT CU – LÔNG.

I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện
tích, nội dung định luật Cu-lơng, ý nghĩa của hằng số điện mơi.
- Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật được coi là chất điểm.
- Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn.
Kĩ năng:
- Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích điểm.
- Giải bài tốn ứng tương tác tĩnh điện.
- Làm vật nhiễm điện do cọ xát.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
1. Xem SGK vật lý 7 và 9 để biết HS đã học gì ở THCS.
2. Chuẩn bị câu hỏi hoặc phiếu câu hỏi sau đây:
Phiếu học tập 1 (PC1)
- Nêu ví dụ về cách nhiễm điện cho vật.


- Biểu hiện của vật bị nhiễm điện.
TL1:
- Cọ xát thước nhựa lên tóc, thước nhựa có thể hút được các mẩu giấy nhỏ.
- Biểu hiện của vật bị nhiễm điện là có khả năng hút được các vật nhẹ…
Phiếu học tập 2 (PC2)
- Điện tích điểm là gì?
- Trong điều kiện nào thì vật được coi là điện tích điểm?
TL2:
- Điện tích điểm là điện tích được coi như tập trung tại một điểm.
- Nếu kính thước của vật nhiễm điện rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta
xét thì vật được coi là điện tích điểm.


Phiếu học tập 3 (PC3)
- Có mấy loại điện tích?
- Nêu đặc điểm về hướng của lực tương tác giữa các điện tích.
TL3:
- Có hai loại điện tích là: điện tích dương và điện điện tích âm.
- Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các điện tích khác loại thì hút nhau.
Phiếu học tập 4 (PC4)


- Xác định phương chiều của lực tác dụng lên các điện tích trong các trường
hợp:












- Nêu đặc điểm độ lớn lực tương tác giữa 2 điện tích điểm?
- Biểu thức của định luật Cu-lông và ý nghĩa của các đại lượng ?
TL4:
- Đặc điểm độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm là: tỉ lệ với tích độ lớn
hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
- Biểu thức định luật Coulomb: F  k


q1q2
r2

Phiếu học tập 5 (PC5)
- Điện môi là gì?
- Hằng số điện mơi cho biết điều gì?
TL5:
- Điện mơi là chất khơng cho dịng điện chay qua (khơng có điện tích tự do bên


trong).
- Hằng số điện môi cho biết lực tương tác giữa các điện tích giảm bao nhiêu lần
so với lực tương tác giữa các điện tích đó trong chân khơng.
Phiếu học tập 6 (PC6): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong
1. Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?
A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc;

B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm

điện;
C. Đặt một vật gần nguồn điện; D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin.

2. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện?
A. Về mùa đơng lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu;
B. Chim thường xù lơng về mùa rét;
C. Ơtơ chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích sắt kéo lê trên mặt đường;
D. Sét giữa các đám mây.

3. Điện tích điểm là
A. vật có kích thước rất nhỏ.


B. điện tích coi như tập trung tại một điểm.

C. vật chứa rất ít điện tích.

D. điểm phát ra điện tích.


4. Về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây, nhận định sai là
A. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.
B. Các điện tích khác loại thì hút nhau.
C. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì
chúng sẽ hút nhau.
D. Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ
đẩy nhau.

5. Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân khơng giảm xuống 2 lần
thì độ lớn lực Cu – lông
A. tăng 4 lần.

B. tăng 2 lần.

C. giảm 4 lần.

D. giảm

4 lần.

6. Nhận xét không đúng về điện môi là:
A. Điện môi là môi trường cách điện.

B. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện


tích trong mơi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao
nhiêu lần.
D. Hằng số điện mơi có thể nhỏ hơn 1.

7. Có thể áp dụng định luật Cu – lơng để tính lực tương tác trong trường hợp
A. tương tác giữa hai thanh thủy tinh nhiễm đặt gần nhau.
B. tương tác giữa một thanh thủy tinh và một thanh nhựa nhiễm điện đặt gần
nhau.
C. tương tác giữa hai quả cầu nhỏ tích điện đặt xa nhau.
D. tương tác điện giữa một thanh thủy tinh và một quả cầu lớn đặt gần nhau.

8. Cho 2 điện tích có độ lớn khơng đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi.
Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong
A. chân không.
B. nước nguyên chất.
C. dầu hỏa.
D. khơng khí ở điều kiện tiêu chuẩn.


9. Sẽ khơng có ý nghĩa khi ta nói về hằng số điện mơi của
A. hắc ín ( nhựa đường). B. nhựa trong. C. Thủy tinh. D. nhôm.

TL6: Đáp án
Câu 1: A; Câu 2: A; Câu 3:A; Câu 4:A; Câu 5: A; Câu 6:A; Câu 7: A; Câu 8:
A; Câu 9: A .
Phiếu học tập 7 (PC7)

1. Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10-4/3 C đặt cách nhau 1 m trong
parafin có điện mơi bằng 2 thì chúng
A. hút nhau một lực 0,5 N.

B. hút nhau một lực 5 N.

C. đẩy nhau một lực 5N.

D. đẩy nhau một lực 0,5 N.

2. Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10-4 C đặt trong chân không, để tương tác
nhau bằng lực có độ lớn 10-3 N thì chúng phải đặt cách nhau
A. 30000 m. B. 300 m.

C. 90000 m.

D. 900 m.

3. Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình khơng khí
thì hút nhau 1 lực là 21 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện mơi 2,1 vào


bình thì hai điện tích đó sẽ
A. hút nhau 1 lực bằng 10 N.

B. đẩy nhau một lực bằng 10 N.

C. hút nhau một lực bằng 44,1 N.

D. đẩy nhau 1 lực bằng 44,1 N.


4. Hai điện tích điểm đặt cách nhau 100 cm trong parafin có hằng số điện mơi
bằng 2 thì tương tác với nhau bằng lực 8 N. Nêu chúng được đặt cách nhau 50
cm trong chân khơng thì tương tác nhau bằng lực có độ lớn là
A. 1 N.

B. 2 N.

C. 8 N.

D. 48 N.

5. Hai điện tích điểm cùng độ lớn được đặt cách nhau 1 m trong nước nguyên
chất tương tác với nhau một lực bằng 10 N. Nước nguyên chất có hằng số điện
mơi bằng 81. Độ lớn của mỗi điện tích là
A. 9 C.

B. 9.10-8 C.

C. 0,3 mC.

D. 10-3 C.

TL7: Đáp án:
Câu 1: B; Câu 2: B; Câu 3: A; Câu 4: A; Câu 5: C.
3. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin (UD): Mô phỏng các hiện tượng nhiễm
điện, sự tương tác điện,...
4. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt in thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép
các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ:



Bài 1. Định luật Cu-lông
I. Tương tác giữa hai điện tích điểm
1.Nhận xét...
2. Kết luận..
II. Định luật Cu-lơng
1.Đặc điểm của lực tương tác: Độ lớn và hướng?
2. Định luật...
3. Biểu thức...
4. Điện mơi....
Học sinh:
-

Ơn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 (... phút): Ơn tập kiến thức về điện tích.
Hoạt động của học sinh
- Trả lời câu hỏi PC1.

Trợ giúp của giáo viên
- Nêu câu hỏi PC1.

- Đọc SGK mục I.2, tìm hiểu và trả lời - Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC2,
câu hỏi PC2, PC3.

PC3.


- Trả lời C1.


- Gợi ý HS trả lời.

- Nhận xét câu trả lời của bạn

- Nêu câu hỏi C1.
- Gợi ý trả lời, khẳng định các ý cơ bản
của mục I.

Hoạt động 2 (... phút): Nghiên cứu về tương tác giữa hai điện tích điểm.
Hoạt động của học sinh

Trợ giúp của giáo viên

- Xác định phương chiều của lực Cu– - Giao nhiệm vụ cho HS theo PC4.
lông, thực hiện theo PC4.

- Theo dõi, nhận xét HS vẽ hình

- Đọc SGK, tìm hiểu trả lời câu hỏi ý - Nêu câu hỏi ý 2, 3 phiếu PC4.
2, 3 PC4 về đặc điểm độ lớn của lực
Cu-lông.
- Trả lời câu hỏi C2.

- Nêu câu hỏi C2.
- Nêu câu hỏi PC5, gợi ý trả lời.

- Đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi
về điện môi và hằng số điện môi.
- Trả lời câu hỏi C3.


- Nêu câu hỏi C3.
- Nhận xét, đánh giá các câu trả lời của
HS.

Hoạt động 3 (... phút): Vận dụng, củng cố.
Hoạt động của học sinh

Trợ giúp của giáo viên


- Thảo luận, trả lời câu hỏi theo phiếu - Cho HS thảo luận theo PC6.
PC6

- Nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh kiến

- Nhận xét câu trả lời của bạn

thức trong bài.

- Ghi nhận: Định luật Cu-lông, biểu
thức và đơn vị các đại lượng trong biểu
thức.
Hoạt động 4 (... phút): Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của học sinh

Trợ giúp của giáo viên

- Ghi bài tập về nhà.


- Cho bài tập trong SGK: bài tập 5 đến

- Ghi bài tập làm thêm.

8 (trang 9).

- Ghi chuẩn bị cho bài sau.

- Bài thêm: Phiếu PC7.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.




×