Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Vật lý 11 chương trình chuẩn: Bài 9. ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.18 KB, 13 trang )

Bài 9. ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH

I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Phát biểu được quan hệ giữa suất điện động của nguồn và tổng độ giảm điện
thế trong và ngoài nguồn.
- Phát biểu được nội dung định luật Ôm cho toàn mạch.
- Tự suy ra được định luật Ôm cho toàn mạch từ định luật bảo toàn năng
lượng.
- Trình bày được khái niệm hiệu suất của nguồn điện.
Kĩ năng:
- Mắc mạch điện theo sơ đồ.
- Giải các dạng bài tập có liên quan đến định luật Ôm cho toàn mạch.

II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
1. Thước kẻ, phấn màu.
2. Bộ thí nghiệm định luật Ôm cho toàn mạch.
3. Chuẩn bị phiếu:
Phiếu học tập 1 (PC1)
- Để chuẩn bị thí nghiệm tìm hiểu về qua hệ giữa suất điện động, hiệu điện thế
của nguồn điện và cường độ dòng điện trong mạch ta cần đo những đại lượng
nào? cần những thiết bị, dụng cụ gì?
- Mạch điện thí nghiệm phải được mắc thế nào?
- Tiến hành thí nghiệm thế nào để có thể xác định mối quan hệ đó.
TL1:
- Ta cần đo được hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch kín. Vì vậy
cần một mạch điện kín ( nguồn điện, dây dẫn dây dẫn, điện trở có thể thay đổi
được); von kế, ampe kế.
- Mắc mạch điện kín với gồm nguồn điện, biến trở. Vôn kế nối với hai đầu
nguồn, am pe kế được mắc nối tiếp với đo dòng trong toàn mạch.


- Tiến hành thí nghiệm: Thay đổi giá trị cường độ dòng điện trong mạch bằng
cách thay đổi giá trị biến trở. Lập bản ghi giá trị của hiệu điện thế khi I thay
đổi:
I (A) …… ……. ……. …… …… …….
U (V)

Phiếu học tập 2 (PC2)
- Từ số liệu thu được, nhận xét quan hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng
điện trong mạch?
TL2:
- Số liệu cho thấy rằng, ban đầu cường độ dòng điện bằng 0, hiệu đạt giá trị cực
đại. Khi I tăng U giảm dần.
Phiếu học tập 3 (PC3)
- Cường độ dòng điện trong mạch và suất điện động của nguồn có quan hệ thế
nào?
- Phát biểu nội dung định luật Ôm cho toàn mạch?
TL3:
- Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng độ giảm điện thế cả mạch
trong và mạch ngoài.
Biểu thức: E = I( R
N
+ r) = IR
N
+ Ir hoặc
rR
I
N


E


- Nội dung định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ
thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với tổng điện trở của
mạch đó.

Phiếu học tập 4 (PC4)
-

Hi
ện t
ư
ợng đoản mạch l
à gì?

- Đặc điểm của cường độ dòng điện và tác động của dòng điện đối với mạch ra
sao?
TL4:
- Hiện tượng đoản mạch là hiện tượng hai cực của nguồn điện bị nối tắt.
- Khi đó cường độ dòng điện trong mạch và lớn nhất, nó gây ra sự tỏa nhiệt
lượng rất mạnh trong nguồn, vì vậy có thể gây cháy mạch và nguồn.
Phiếu học tập 5 (PC5)
- Vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng vào mạch điện suy ra
định luật Ôm?
TL5:
- Công của nguồng điện: A = EIt; chuyển thành nhiệt lượng tỏa ra trong và
ngoài mạch là
Q = (R
N
+ r).I
2

t.
Theo định luật bảo toàn năng lượng ta có: A = Q tức là EIt = (R
N
+ r)I
2
t suy ra
E = (R
N
+ r)I hay
rR
I
N


E

Phiếu học tập 6 (PC6):
-

Hi
ệu suất của nguồn điện l
à gì?

- Biểu thức của hiệu suất?
TL6:
- Hiệu suất của nguồn điện cho biết tỉ số giữa tổng công có ích sản ra ở mạch
ngoài và công của nguồn điện sinh ra.
- Biểu thức: H = A
có ích
/ A = U

N
It/EIt = U
N
/E.
Phiếu học tập 7 (PC7): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong
1. Nhận xét nào sau đây đúng? Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ
dòng điện cho toàn mạch
A. tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn;
B. tỉ lệ nghịch điện trở trong của nguồn;
C. tỉ lệ nghịch với điện trở ngoài của nguồn;
D. tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong và điện trở ngoài.

2. Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài cho bởi biểu thức nào sau đây?
A. U
N
= Ir. B. U
N
= I(R
N
+ r). C. U
N
= E – I.r. D. U
N
= E + I.r.

3. Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, thì cường độ dòng điện trong mạch
A. tăng r
ất lớn.




B. tăng gi
ảm li
ên t
ục.

C. giảm về 0. D. không đổi so với trước.

4. Khi khởi động xe máy, không nên nhấn quá lâu và nhiều lần liên tục vì
A. dòng đoản mạch kéo dài tỏa nhiệt mạnh sẽ làm hỏng acquy.
B. tiêu hao quá nhiều năng lượng.
C. động cơ đề sẽ rất nhanh hỏng.
D. hỏng nút khởi động.

5. Hiệu suất của nguồn điện được xác định bằng
A. tỉ số giữa công có ích và công toàn phần của dòng điện trên mạch.
B. tỉ số giữa công toàn phần và công có ích sinh ra ở mạch ngoài.
C. công của dòng điện ở mạch ngoài.
D. nhiệt lượng tỏa ra trên toàn mạch.

6. Cho một mạch điện gồm một pin 1,5 V có điện trở trong 0,5 Ω nối với mạch
ngoài là một điện trở 2,5 Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là
A. 3A. B. 3/5 A. C. 0,5 A. D. 2 A.

7. Một mạch điện có nguồn là 1 pin 9 V, điện trở trong 0,5 Ω và mạch ngoài
gồm 2 điện trở 8 Ω mắc song song. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là
A. 2 A. B. 4,5 A. C. 1 A. D. 18/33 A.

8. Một mạch điện gồm một pin 9 V , điện trở mạch ngoài 4 Ω, cường độ dòng
điện trong toàn mạch là 2 A. Điện trở trong của nguồn là

A. 0,5 Ω. B. 4,5 Ω. C. 1 Ω. D. 2 Ω.

9. Trong một mạch kín mà điện trở ngoài là 10 Ω, điện trở trong là 1 Ω có dòng
điện là 2 A. Hiệu điện thế 2 đầu nguồn và suất điện động của nguồn là
A. 10 V và 12 V. B. 20 V và 22 V. C. 10 V và 2 V. D. 2,5 V và 0,5 V.

10. Một mạch điện có điện trở ngoài bằng 5 lần điện trở trong. Khi xảy ra hiện
tượng đoản mạch thì tỉ số giữa cường độ dòng điện đoản mạch và cường độ
dòng điện không đoản mạch là
A. 5 B. 6 C. chưa đủ dữ kiện để xác định. D. 4.

11. Một acquy 3 V, điện trở trong 20 m
Ω
, khi đoản mạch thì dòng điện qua
acquy là
A. 150 A. B. 0,06 A. C. 15 A. D. 20/3 A.

12. Cho 3 điện trở giống nhau cùng giá trị 8 Ω, hai điện trở mắc song song và
cụm đó nối tiếp với điện trở còn lại. Đoạn mạch này được nối với nguồn có
điện trở trong 2 Ω thì hiệu điện thế hai đầu nguồn là 12 V. Cường độ d
òng
điện trong mạch và suất điện động của mạch khi đó là
A. 1 A và 14 V. B. 0,5 A và 13 V. C. 0,5 A và 14 V. D. 1 A và 13
V.

13. Một mạch điện có 2 điện trở 3 Ω và 6 Ω mắc song song được nối với một
nguồn điện có điện trở trong 1 Ω. Hiệu suất của nguồn điện là
A. 1/9. B. 9/10. C. 2/3 . D. 1/6.

14. Hai bóng đèn có điện trở 5 Ω mắc song song và nối vào một nguồn có điện

trở trong 1 Ω thì cường độ dòng điện trong mạch là 12/7 A. khi tháo một đèn ra
thì cường độ dòng điện trong mạch là
A. 6/5 A.

B. 1 A.

C. 5/6 A.


D. 0 A.


TL7. Gợi ý đáp án:
Câu 1:D; Câu 2: C; Câu 3:A; Câu 4:A; Câu 5:A; Câu 6: C; Câu 7: A; Câu 8: A;
Câu 9: B; Câu 10: B; Câu 11: A; Câu 12: A; Câu 13: C; Câu 14: B.
4. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi
chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ:
Bài 9. Định luật Ôm cho toàn mạch
I. Thí nghiệm
II. Định luật Ôm đối với toàn mạch
III. Nhận xét
1. Hiện tượng đoản mạch….
2. Định luật Ôm cho toàn mạch và định luật bảo toàn và chuyển hóa năng
lượng…
3. Hiệu suất của nguồn điện….

Học sinh:
- Chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 ( phút): Kiểm tra bài cũ.

Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Trả lờimiệng hoặc bằng phiếu. - Dùng phiếu PC 1 – 4 bài 8 để kiểm
tra.
Hoạt động 2 ( phút): Xây dựng tiến hình thí nghiệm.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Thảo luận nhóm, xây dựng phương
án thí nghiệm.


- Mắc mạch và tiến hành thí nghiệm
theo phương án.
- Dùng phiếu PC1 nêu câu hỏi.
- Hướng dẫn, phân tích các phương án
thí nghiệm HS đưa ra.
- Tổng kết thống nhất phương án thí
nghiệm.
- Hướng dẫn HS mắc mạch.
Hoạt động 3 ( phút): Nhận xét kết quả thí nghiệm, rút ra quan hệ U-I.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Trả lời các câu hỏi PC2.
- Trả lời C1.
- Dùng phiếu PC2 nêu câu hỏi.
- Hỏi C1.
- Thảo luận nhóm, suy ra ý nghĩa các
đại lượng trong quan hệ U-I.
- Trả lời các câu hỏi PC3.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa các
đại lượng.
- Dùng phiếu PC3 nêu câu hỏi.


Hoạt động 4 ( phút): Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Trả lời các câu hỏi PC4. - Nêu câu hỏi PC4.
- Hướng dẫn trả lời ý 2 PC 4.
Hoạt động 5 ( phút): Suy ra định luật Ôm cho toàn mạch từ định luật bảo
toàn năng lượng.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Theo hướng dẫn tự biến đổi để suy ra
định luật Ôm.
- Nêu câu hỏi PC5.
- Hướng dẫn trả lời ý 2 PC 5.
Hoạt động 6 ( phút): Tìm hiểu về hiệu suất của nguồn điện.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Đoc SGK mục III.3 trả lời các câu
hỏi PC6.
- Nêu câu hỏi PC6.
- Chú ý HS hiệu suất không có đơn vị.
Hoạt động 7 ( phút): Vận dụng, củng cố.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Thảo luận, trả lời câu hỏi theo một
phần phiếu PC7.
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- Cho HS thảo luận theo PC7.
- Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến
thức trong bài.
Hoạt động 6 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Ghi bài tập về nhà.
- Ghi bài tập làm thêm.

- Ghi chuẩn bị cho bài sau.
- Cho bài tập trong SGK: bài tập 4 đến
7 (trang 59; 60).
- Bài thêm: Một phần phiếu PC7.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.



×