Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cô gái 26 tuổi bị lão hóa có thể trẻ lại ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.88 KB, 5 trang )

Cô gái 26 tuổi bị lão hóa có thể trẻ lại
Với làn da nhăn nheo, chảy xệ, không ai nghĩ chị
Phượng (Bến Tre) mới 26 tuổi. Dù được nhiều chuyên
gia chẩn đoán nhiều bệnh khác nhau, song các bác sĩ
đều khẳng định, cơ hội để chị phục hồi da như tuổi
thanh xuân khá lớn.
Năm 2007, chị Nguyễn Thị Phượng (Giồng Trôm, Bến Tre)
thấy ngứa da mặt và tay. Vốn hay bị dị ứng khi ăn hải sản
nên chị đã mua thuốc chống dị ứng về uống nhưng không
khỏi. Hai tháng sau, gương mặt và hai cánh tay chị bỗng
ngày càng đỏ, nổi sẩn. Đến nay, cô gái 26 tuổi này trông
như bà lão 80 bởi da mặt chảy xệ, nhăn nheo. Hiện chị
được bác sĩ trưởng phòng khám da liễu Bệnh viện Đại học
Y dược TP HCM Hoàng Văn Minh khám và chẩn đoán
mắc chứng tế bào vón.
Xung quanh ca bệnh khiến nhiều người tò mò này, các bác
sĩ cũng có thêm những nhận định khác.


Hình ảnh chị Nguyễn
Thị Phượng năm 21
tuổi. Ảnh: Nguyễn
Hoàng


Chị Phượng hiện tại (26
tuổi) với làn da mặt và
cổ nhăn nheo như bà
già. Ảnh: Nguyễn
Hoàng.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm dị ứng – miễn dịch


lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, trường hợp của
chị Phượng rất lạ và hiếm gặp. Tuy nhiên, ông từng khám
và chữa cho một số bệnh nhân có hiện tượng bị lão hóa một
vùng da (chủ yếu là da tay, chân hay vùng khác trên cơ thể
chứ không phải mặt) với biểu hiện như: trông qua thì da
nhăn nheo, già nua, khi sờ thấy da vùng này không mềm
mại mà cứng, dày sừng, có vết lõm sâu (như da xác ướp).
Đây thường được gọi là hiện tượng lằn cổ trâu, là hậu quả
của bệnh dị ứng mãn tính và việc bệnh nhân chà xát, gãi
quá nhiều.
Ông Trường cho rằng, chắc chắn trường hợp của chị
Phượng không phải là lão hóa sớm hay tác dụng phụ của
việc lạm dụng corticoit. “Lão hóa sớm sẽ phải kèm nhiều
triệu chứng khác. Còn nếu do dùng nhiều corticoit thì sẽ
phải có biểu hiện toàn thân chứ không chỉ một vùng cơ
thể”, ông nói. Tuy nhiên, theo ông, việc lạm dụng thuốc
chứa corticorit trong trường hợp này có thể là một nguyên
nhân khiến bệnh cảnh nặng thêm.
Bác sĩ cho biết thêm, trong trường hợp nếu đúng việc lão
hóa da mặt, cổ của chị Phượng là do chị bị dị ứng mãn tính
thì bệnh nhân có thể hồi phục nếu được điều trị đúng phác
đồ, loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng.
“Tất nhiên, khi không được thăm khám trực tiếp thì chưa
thể đưa ra bất cứ kết luận gì về trường hợp hiếm gặp này”,
ông Trường nói.
Nói về hiện tượng lão hóa bất thường, tiến sĩ Nguyễn Viết
Lượng, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Viện Bỏng quốc
gia cho biết, về y văn có 2 dạng. Một là lão hóa sớm, già
trước tuổi do gene di truyền. Ở dạng này, người bệnh có
biểu hiện ngay từ khi còn nhỏ, 5 tuổi nhưng trông như

người 20-30 tuổi, đến khi họ thực sự bước vào tuổi 20-30
thì đã trông như người già. Thường những người này không
sống quá 30 tuổi vì tuổi thọ bị rút ngắn.
Dạng thứ 2 như trường hợp của chị Phượng ở Bến Tre là do
bệnh lý. Từ bé bệnh nhân hoàn toàn bình thường, gần đây
da mặt mới nhăn nheo chảy xệ.
“Chưa được khám trực tiếp nên tôi chỉ có thể phỏng đoán,
khả năng lớn là bệnh nhân bị bệnh lý tế bào vón. Có thể cơ
thể tăng tiết histamin quá nhiều để chống lại dị ứng mới
gây phù nề, cộng thêm có sẵn bệnh dị ứng khi ăn hải sản.
Ngoài ra cũng không loại trừ đó có thể là hậu quả do loại
thuốc mà bệnh nhân đã uống”, tiến sĩ Lượng nói.
Cũng theo ông, bệnh này chẩn đoán bệnh không khó, dựa
vào biểu hiện lâm sàng, cộng thêm làm một vài xét nghiệm.
Bệnh có thể chữa được, tuy nhiên để có thể trở lại hoàn
toàn bình thường như trước đây là điều rất khó, vì kể cả khi
chữa cho hết phù thì da cũng không được mịn màng. Như
vậy sẽ phải mất thời gian để chăm sóc da về sau.
Theo tiến sĩ Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo
hình, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), với trường hợp này,
các bác sĩ có thể can thiệp được về mặt thẩm mỹ, căng da
mặt toàn bộ giúp bệnh nhân loại bỏ các vết nhăn, chảy xệ.
Tuy nhiên, việc này chỉ hiệu quả khoảng 60% và tình trạng
“lão hóa” da của bệnh nhân có thể tái phát sớm bởi chưa
chữa được tận gốc bệnh.
“Việc phẫu thuật tạo hình chỉ là giải quyết cái ngọn, điều
cần làm là tìm căn nguyên gây ra tình trạng trên để tìm
cách hữu hiệu và lâu dài hơn”, bác sĩ Sơn nói.


×