Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đối phó khi bé bị ho, sốt, sổ mũi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.45 KB, 5 trang )

Đối phó khi bé bị ho, sốt, sổ mũi
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo chỉ khi
được bác sĩ kê toa, nếu không phụ huynh cần hạn chế cho bé dưới 2 tuổi
sử dụng thuốc.
Trong khi đó, nhiều cha mẹ tận dụng tối đa thuốc nhỏ mũi, si rô, thậm chí cả
kháng sinh… khi bé hết ho, sốt, sổ mũi.
Ho và đau họng
Theo bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn, khoa Nhi, Phòng khám Victoria TP.HCM, có
một sự thật nhiều phụ huynh không biết, ho là phản xạ ngăn chặn sự xâm
nhập virus vào phổi, giúp bé thở dễ hơn vì nó giúp đẩy chất nhầy ra khỏi
đường thở. Vì thế, ba mẹ đừng cố ngăn chặn các cơn ho của trẻ. Tuy nhiên,
ho nhiều có thể khiến bé mệt và mất ngủ. Người lớn có thể giúp bé bằng
cách:
Cho trẻ uống mật ong. Đây là phương thuốc hữu hiệu trong việc giảm nhẹ
các cơn ho và cổ họng đau rát. Mật ong an toàn cho trẻ trên một tuổi và trẻ
sẽ dễ chấp nhận phương thuốc này do hương vị ngọt thơm. Liều lượng: nửa
thìa cà phê với các bé từ 1 – 5 tuổi, một thìa cà phê cho các bé từ 6 – 11 tuổi.
Ăn súp nóng. Trong những ngày bệnh, súp nóng không chỉ giúp bé dễ ăn mà
còn cảm thấy dễ chịu. Đặc biệt, món súp gà có khả năng kháng viêm rất tốt,
giúp bé cải thiện sức khỏe nhanh chóng.
Uống nhiều nước. Là biện pháp làm loãng đàm rất hiệu quả. Nước còn làm
dịu cơn rát họng, giúp trẻ giảm ho. Vì vậy, phụ huynh hãy cho trẻ uống
nhiều nước (trẻ muốn uống nước lạnh hay nước ấm đều được) và các loại
nước trái cây.

Nghẹt mũi – sổ mũi
Phụ huynh có thể khó chịu vì bé cứ chảy nước mũi không dứt. Tuy nhiên,
bạn nên nhớ những chất nhầy và nước mũi kia đang giúp rửa sạch virus cảm,
sốt ra khỏi xoang và mũi. Ba mẹ đừng quá lo lắng nếu thấy nước mũi chuyển
từ màu trắng trong sang vàng hay xanh – đó là dấu hiệu cho thấy hệ miễn
dịch của bé đang chiến đấu với virus.


• Nhỏ mũi. Phụ huynh có thể giúp bé “pha loãng” chất nhầy bằng cách nhỏ
vài giọt nước muối sinh lý vào mũi. Sau đó, bé sẽ dễ dàng “xì” ra hoặc nếu
mẹ phải giúp bé hút ra thì cũng dễ dàng hơn.
• Làm ẩm không khí. Nếu có điều kiện, bạn có thể trang bị cho nhà mình một
máy làm ẩm không khí, nhớ lưu ý làm sạch máy và thay nước thường xuyên
vì vi khuẩn sinh sôi rất nhanh. Ngoài ra, khi tắm cho trẻ cần dùng nước ấm.
• Nâng cao đầu. Kê thêm một cái gối để đầu trẻ nằm cao hơn bình thường,
hành động này sẽ giúp rút chất nhầy.
Sốt
Nếu thân nhiệt của bé tăng cao, đó là dấu hiệu hệ miễn dịch đang chiến đấu
chống lại sự xâm nhập của virus. Vì vậy, phụ huynh đừng quá lo lắng. Tuy
nhiên, nếu bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi sốt từ 38°C trở lên thì cần gọi bác sỹ
ngay, vì sốt ở trẻ sơ sinh có thể rất nguy hiểm.
•Thuốc hạ sốt. Ibuprofen hay acetaminophen có thể hạ sốt và giúp bé bớt bứt
rứt, nhưng không nên quá lạm dụng. Sốt là một phản ứng miễn dịch của cơ
thể, giúp trẻ chống lại nhiễm trùng và mau hết bệnh, ba mẹ không nhất thiết
phải cho con uống thuốc hạ sốt nếu như trẻ không quấy hay bứt rứt vì sốt.
Nhiều phụ huynh không kiên nhẫn chờ đủ thời gian cho phép giữa 2 cữ
thuốc, dẫn đến việc cho bé uống thuốc quá liều. Tuyệt đối không dùng
aspirin cho trẻ.
• Uống đủ nước. Cơ thể của bé tiêu hao nước nhiều hơn khi phải “chiến đấu”
với cơn sốt, vì thế, ba mẹ hãy đảm bảo cho bé nạp càng nhiều chất lỏng càng
tốt.
• Mặc quần áo thoáng mát
• Lau mát: Nhiều phụ huynh được khuyến cáo lau mát cho trẻ bằng nước ấm
khi bé bị sốt, nhưng biện pháp này không hề hiệu quả mà còn làm cho trẻ
khó chịu. Bạn không cần lau mát cho trẻ bị sốt nhưng vẫn có thể tắm rửa bé
bình thường để giữ cho cơ thể bé sạch sẽ.

Phòng ngừa cho trẻ

Với những phụ huynh có kinh nghiệm, trẻ em ho, sốt, sổ mũi được xem là
chuyện bình thường. Tuy nhiên, với người lần đầu làm cha mẹ, lo lắng, bất
an khi bé rơi vào các tình huống trên là chuyện tất nhiên. Phòng bệnh luôn
tốt hơn chữa bệnh, bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn chia sẻ cùng các bậc cha mẹ
những phương pháp dưới đây để giúp bé tránh rơi vào những tình huống
trên:
Ngủ đủ. Nếu thường xuyên bị thiếu ngủ, hệ miễn dịch của bé có thể trở nên
chậm chạp và uể oải, khó chiến thắng được vi khuẩn. Thực tế cho thấy 1/3
trẻ em hiện nay không được ngủ đủ thời gian cần thiết. Bé sơ sinh cần được
ngủ khoảng 18 giờ/ngày, bé tuổi mẫu giáo từ 12 – 14 tiếng/ngày và bé tiểu
học khoảng 11 tiếng/ngày.
Rửa tay thường xuyên. Có 80% các loại bệnh nhiễm trùng lây qua tiếp xúc.
Vì vậy, phụ huynh nên tạo cho bé thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà
phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.
Giữ nhà cửa sạch sẽ. Khi một thành viên trong nhà bị bệnh, cần tăng cường
giữ gìn vệ sinh để những thành viên khác không bị lây nhiễm. Việc này là
một thử thách với các thành viên trong gia đình vì virus có thể sống được
đến 2 giờ đồng hồ trên những vật dụng như ly, chén, khăn, bàn, điều khiển ti
vi… Do đó, việc lau, rửa sạch đồ dùng ở những khu vực tiếp xúc thường
xuyên với người bệnh rất quan trọng. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên hướng
dẫn bé cách xì mũi, che miệng khi ho. Không dùng chung ly, chén bát, ly
đánh răng… để tránh lây lan vi khuẩn

×