Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

lý thuyết và bài tập thực hành sinh học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.12 KB, 22 trang )

SINH HỌC 9
TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC HÀNH
A.LÝ THUYẾT:
Chương I:
Câu 1 : Nêu khái niệm về gen , kiểu gen , kiểu hình, thể đồng hợp , thể dị hợp , tính trạng ,
cặp tính trạng tương phản, cặp gen tương phản .
Trả lời :
+ Gen là nhân tố di truyền nằm trên NST trong nhân tế bào quy định một hay một số tính trạng nào
đó của cơ thể
+ Kiểu gen là tập hợp toàn bộ các gen nằm trong tế bào của cơ thể sinh vật . Trên thực tế , từ "kiểu
gen" được dùng để chỉ đến một vài cặp gen liên quan đến một vài cặp tính trạng nào đó.
+ Kiểu hình là tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể sinh vật. Trên thực tế từ "kiểu hình" được
dùng để chỉ đến một vài cặp tính trạng nào đó đang được đề cập
+ Thể đồng hợp là các thể mà trong kiểu gen , mỗi cặp gen đều gồm hai alen giống nhau
+ Thể dị hợp là các thể mà trong kiểu gen , ít nhất có một cặp gen gồm hai alen khác nhau.
+ Tính trạng là những đặc điểm về hình thái , cấu tạo, sinh lý của cơ thể mà dựa vào đó ta có thể
nhận biết được nó và phân biệt nó với sinh vật khác
+ Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng nhưng biểu hiện
trái ngược nhau
+ Cặp gen tương phản là hai trạng thái khác nhau của cùng một gen nằm ở vị trí tương ứng trên
cùng một NST tương đồng quy định một cặp tính trạng tương phản nào đó.
Câu 2 : Hãy trình bày nội dung của phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden
Trả lời :
Menden đề ra và thực hiện phương pháp phân tích thế hệ lai bằng cách cho cặp bố mẹ lai với nhau
rồi phân tích sự di truyền các đặt điểm của bố mẹ ở đời con lai
Nội dung gồm
- tạo dòng thuần chủng
- tiến hành lai các cặp bố mẹ thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của chúng
- Dùng toán thông kê phân tích số liệu
- rút ra định luật
Câu 3 : Vì sao các tính trạng trội là tính trạng tốt còn các tính trạng lặn là tính trạng xấu


Trả lời :
Các tính trạng trội luôn được biểu hiện , vậy nếu tính trạng trội là tính trạng xấu sẽ bị đào thải
ngay. Các tính trạng lặn chỉ biểu hiện ở thể đồng hợp lặn , ở thể dị hợp nó không biểu hiện vì gen
trội át gen lặn vì vậy các tính trạng lặn khó bị đào thải . Vì vậy các tính trạng trội thường là tính
trạng tốt và tính trạng lặn thường là tính trạng xấu .
Câu 4 : Hãy giải thích nội dung nghiên cứu của di truyền học
Trả lời :
Di truyền học nghiên cứu về bản chất , cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di
truyền và biến dị , cụ thể là xác định được các vấn đề chính sau đây
- Về cấu trúc vật chất và cách thức , mà nhờ đó bố mẹ di truyền cho con các đặc tính giống mình
- Những xu thế tất yếu và những mối quan hệ số lượng mà các đặc tính của bố mẹ biểu hiện ở đời
con cháu
- Nguyên nhân làm cho con sinh ra mang những đặc điểm khác nhau và khác với bố mẹ , cũng như
những hình thức và chiều hướng biểu hiện của những sai khác nhau.
Câu 5 : So sánh quy luật đồng tính và quy luật phân li
Giống :
- Đều phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng
- Đều chỉ nghiệm đúng trong trường hợp tính trạng trội phải trội hoàn toàn
- thế hệ xuất phát (P) phải thuần chủng , tương phản
Khác :
+ Định luật đồng tính
- Phải ánh kết quả ở con lai F1
- F1 đồng tính của bố hoặc mẹ là tính trạng trội . Còn tính trạng lặn không xuất hiện
- F1 chỉ xuất hiện một kiểu gen dị hợp
- Kết quả kiểu hình F1 đều nghiệm đúng với mọi số lượng xuất hiện ở F1
+ Định luật phân li
- Phản ánh kết quả ở con lai F2
- F2 phân li tính trạng với tỉ lệ 3 trội : 1 lặn
- F2 xuất hiện 3 kiểu gen với tỉ lệ 1 : 2 : 1
- Kết quả kiểu hình F2 chỉ nghiệm đúng khi số lượng con lai thu được phải đủ lớn

Câu 6 : So sánh định luật phân li và định luật phân li độc lập về hai cặp tính trạng
Giống :
- Đều có các điều kiện nghiệm đúng giống nhau như
+ Bố mẹ mang lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng đk theo dõi
+ tính trạng trội phải trội hoàn toàn
+ số lượng con lai phải đủ lớn
- Ở F2 đều có sự phân li tính trạng
- Sự di truyền của các tính trạng đều dựa trên sự kết hợp giữa hai cơ chế là : phân li của các cặp
gen trong giảm phân tạo giao tử và tổ hợp của các gen trong thụ tinh tạo giao tử .
Khác :
+ Định luật phân li
- phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng
- F1 dị hợp một cặp gen tạo ra 2 loại giao tử
- F2 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3 : 1
- F2 có 4 tổ hợp với 3 kiểu gen
- Không xuất hiện biến dị tổ hợp
+ Định luật phân li độc lập
- Phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng
- F1 dị hợp 2 cặp gen tạo ra 4 loại giao tử
- F2 có 4 kiểu hình với tỉ lệ 9 : 3 : 3: 1
- F2 có 16 tổ hợp với 9 kiểu gen
- Xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp
Câu 7:Nêu các điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập của menden
Trả lời
- P thuần chủng tương phản về hai hay nhiều cặp tính trạng
- Tính trội phải là trội hoàn toàn
- Số lượng con lai phải đủ lớn
- Mỗi gen nằm trên mội NST khác nhau, phân li độc lập
- Các loại giao tử sinh ra phải bằng nhau, sức sống ngang nhau
- Khả năng gặp nhau và phối hợp với nhau của các loại giao tử trong thụ tinh phải ngang nhau

- Sức sống của các loại hợp tử và các cơ thể trưởng thành phải giống nhau.
Chương 2: ADN và GEN - CƠ SỞ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO
Câu 1 : NST là gì? Giải thích cấu tạo và chức năng của NST?
* NST là cấu trúc nằm trong nhân TB, dễ bắt màu khi đc nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm
kiềm tính
* Cấu tạo:
- NST thường chỉ đc quan sát rõ nhất ở KG của QT phân bào. Lúc này nó đóng xoắn cực đại và có
dạng đặc trưng. Vào kì này, NST gồm 2 cromatit giống hệt nhau dính vs nhau ở tâm động. Tại vị
trí tâm động, NST có eo thứ nhất chia nó thành 2 cánh. Trên cánh của 1 số NST còn có eo thứ 2
- Trong mỗi cromatit chứa 1 phân tử ADN và 1 loại protein đc gọi là histon
* Chức năng:
- NST có vai trò rất quan trọng trong sự di truyền, do có những CN sau:
+ NST là cấu trúc mang gene. Gene nằm trên phân tử ADn của NST. Gene chứa thông tin quy định
tính trạng di truyền của cơ thể
+ NST có khả năng tự nhân đôi để truyền thông tin di truyền qua các thế hệ. NST nhân đôi đc là
nhờ phân tử ADN nằm trong nó nhân đôi
Câu 2 : Thế nào là NST kép và cặp NST tương đồng ? Phân biệt sự khác nhau giữa NST kép
và cặp NST tương đồng?
Câu 3 : So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật ?
Câu 4 : So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở thực vật ?
Câu 5 : So sánh NST thường và NST giới tính ?
Câu 6 : Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho định luật phân li độc lập của Menden
như thế nào ?
- Có nhiều gene trên NST, các gene phân bố dọc theo chiều dài NST
- Các gene ko chỉ phân li độc lập mà còn có hiện tượng liên kết vs nhau và hiện tượng liên kết
gene mới là hiện tượng phổ biến
- Hiện tượng liên kết gene đã giải thích vì sao trong tự nhiên có những nhóm tính trạng luôn đi
kèm vs nhau.
Chương 3: ADN và GEN - CƠ SỞ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ
Câu 1: Giải thích cấu trúc không gian của phân tử ADN?

Phân tử ADN là 1 chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch song song, xoắn đều quanh 1 trục từ trái sang phải
( ngược với chiều kim đồng hồ ), tạo thành các vòng xoắn có tính chu kì. Mỗi chu kì xoắn có chiều
dài , chứa 20 nucleotit xếp thành 10 cặp. Đường kính của vòng xoắn và của cả phân tử ADN

- Giữa các nucleotit trên 2 mạch của phân tử ADN, theo từng cặp xuất hiện liên kết với nhau theo
NTBS, thể hiện như sau: A trên mạch này liên kết với T trên mạch còn lại và G trên mạch này liên
kết với X trên mạch còn lại
- Do NTBS nên nếu biết trình tự các nucleotit trên 1 mạch của ADN, ta có thể suy ra trình tự các
nucleotit trên mạch còn lại. Và cũng theo NTBS, nên trong phân tử ADN có:
+ Số A = Số T và Số X = Số G
+ Do đó: A +G = X +T
- Tỉ lệ trong ADN thì khác nhau và mang tính đặc trưng cho từng loài.
Câu 2: Tại sao nói ADN là cơ sở vật chất di truyền ở cáp độ phân tử? cho biết tính đặc trưng
của ADN?
ADN là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử vì:
- ADN là thành phần chính của NST, mà NST là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào,
vì vậy ADN là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ phân tử.
- ADN chứa thông tin di truyền đặc trưng cho mỗi loài bởi số lượng, thành phần và trình tự phân
bố các nucleotit.
- ADN có khả năng tự nhân đôi, đảm bảo cho NST hình thành quá trình nguyên phân, giảm phân
xảy ra bình thường, thông tin di truyền của loài được ổn định ở cấp độ tế bào và cấp độ phân tử.
- ADN chứa các gen thực hiện chức năng di truyền khác nhau thông qua cơ chế phiên mã và dịch
mã.
- ADN có khả năng đột biến về cấu trúc : mất, thêm, thay thế nucleotit tạo nên những alen mới
* Tính đặc trưng của phân tửu ADN:
- Đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự phân bố các nucleotit. Vì vậy từ 4 loại nucleotit đã
tạo ra vô số các phân tử ADN khác nhau từ đó quy định tính đặc trưng và đa dạng của ADN
- Đặc trưng bởi tỉ lệ: cho mỗi loài
Câu 3: Vì sao người ta nói sự nhân đôi ADN có nguyên tắc bán bảo toàn? ý nghĩa của nó
trong truyền đạt thông tin di truyền? Giải thích

- Bán bảo toàn tức là giữ lại một nửa
- trong QT nhân đôi ADN, khi enzyme làm tháo xoắn và tách dần 2 mạch đơn, mỗi mạch đơn của
ADN trở thành mạch khuôn để nhận các nucleotit trong MT nội bào vào liên kết theo đúng NTBS:
+ A mạch khuôn nhận T của MT
+ T mạch khuôn nhận A của MT
+ G mạch khuôn nhận X của MT
+ X mạch khuôn nhận G của MT
- Kết quả trong ADN con đc tạo thành có 1 mạch được tạo thành từ sự liên kết các nucleotit của
MT và 1 mạch là mạch khuôn đã nhận từ ADN mẹ. Như vậy có 1 nửa nguyên liệu di truyền trong
ADN con được nhận từ mẹ nên gọi là sự nhân đôi bán bảo toàn
- Nhờ giữ lại mạch của mẹ làm mạch khuôn và dưới tác dụng của NTBS, nên các nucleotit của MT
vào liên kết với các nucleotit trên 2 mạch khuôn của ADN mẹ theo đúng trạt tự đã được quy định,
giúp 2 phân tử ADN con tạo ra giống hệt ADN mẹ và qua đó thông tin di truyền cho các thế hệ sau
được ổn định
Câu 4: Trình bày khái niệm về gen? Điểm giống và khác nhau giữa gen và ADN?
* K/n về gen:
- Gen là 1 đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định. Mỗi gen chứa thông tin quy
định cấu trúc của 1 loại protein nào đó, đc gọi là gen cấu trúc. trung bình mỗi gen cấu trúc bình
thường có chứa từ 600 cặp đến 1500 cặp nucleotit. Số lượng gen trong TB rất lớn. VD trong Tb
người có chứa khoảng 5 vạn gen, trong TB của ruòi giấm có chứa khoảng 4000 gen
* Điểm giống và khác nhau giữa gen và ADN
- Gen và ADN đều được cáu tạo từ 4 loại nucleotit A, T, G, X. Đều có cấu trúc 2 mạch xoắn lại và
có liên kết giữa các nucleotit trên 2 mạch theo NTBS
- sự khác nhau giữa gen và ADN là gen có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN và mỗi phân tử
ADN có chứa đựng nhiều gen
Câu 5: Mô tả cấu tạo hoá học chung của các loại ARN? Chức năng của các loại ARN trong tế
bào?
* Cấu tạo hoá học chung:
- Phân tử ARN có cấu tạo 1 mạch từ các nguyên tố C, H, O, N, P giống ADN, ARN cũng thuộc
loai đại phân tử có cấu trúc đa phân, tuy có kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều so với ADN

- Phân tử ARN có từ hàng trăm đến hàng ngàn đơn phân. Mỗi đơn phân là 1 nucleotit. Có 4 loại
đơn phân là A, U, G, X. So với phân tử ADN, các ARN không có T mà được thay thế bằng U
* Chức năng của các loại ARN:
- Các loại ARN đều có chức năng trong QT tổng hợp protein. Tuỳ theo chức năng của chúng trong
QT này, người ta chia ARN làm 3 loại. ARN thông tin (mARN), ARN vận chuyển (tARN), ARN
ribosome (rARN)
+ mARN: có chức năng truyền đạt thông tin về cấu tạo của phân tử protein cần tổng hợp
+ tARN: có chức năng vận chuyển axit amin tương ứng đến nơi tổng hợp protein
+ rARN: Là thành phần cấu tạo nên ribosome - nơi tổng hợp protein
Câu 6: So sánh ADN, ARN và protein về cấu tạo và chức năng?
Câu 7: Tính chất và đặc điểm nào của ADN đảm bảo cho nó giữ và truyền đạt thông tin di
truyền trong cơ thể sống?
* Những đặc điểm về cấu trúc của phân tử ADN để nó có thể giữ đc thông tin di truyền:
- Trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste
bền vững
- Trên mạch kép của cặp nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết hidro giữa các cặp bazo nitric bổ
sung. Liên kết hisro là liên kết không bền nhưng do số liên kết hidro trên phân tử ADN rất lớn nên
đảm bảo cho cấu trúc không gian của phân tử ADN ổn định và dễ dàng cắt đứt các liên kết hidro
để thực hiện tái bản ADN
- Nhờ các cặp nucleotit liên kết với nhau theo NTBS tạo cho chiều rộng của ADN bền vững, các
vòng xoắn của ADN dễ liên kết với protein làm cho cấu trúc ADN ổn định, thông tin di truyền
được diều hoà
* Những tính chất của ADN đảm bảo cho ADN truyền đạt được thông tin di truyền:
- ADN có khả năng tự nhân đôi vào kì trung gian giữa 2 lần phân bào theo NTBS nhờ đó mà NST
được hình thành, thông tin di truyền được ổn định qua các thế hệ
- ADN chưa các gene cấu trúc, các gene này có khả năng phiên mã để thực hiện cơ chế tỏng hợp
protein, đảm bảo cho gene hình thành tính trạng
- ADN có thể bị biến đổi về cấu trúc do đột biến hình thành những thông tin di truyền mới và có
thể di truyền được qua cơ chế tái bản của ADN
Câu 8: Vai trò của protein trong cấu trúc và cơ chế di truyền?

* Vai Trò của protein trong cấu trúc di truyền:
- Protein histon tạo nên các tiểu thể hình cầu dẹp. ADN quấn 1.1/3 vòng xoắn vào tiểu thể hình cầu
tạo nên các nucleoxom - đơn vị cấu tạo nên NST. Trong mỗi nucleoxom protein liên kết với các
vòng xoắn của ADN đảm bảo cho cấu trúc di truyền ổn định, thông tin di truyền được điều hoà
- Protein liên kết với rARN hình thành nên hạt lớn và hạt bé của ribosome. Khi tổng hợp protein,
hạt lớn và hạt bé ghép lại với nhau để thực hiện chức năng dịch mã, vận hành trên phân tử mARN
* Vai trò của protein trong cơ chế di truyền :
- Protein được tạo ra từ khuôn mẫu của gene cấu trúc, chúng tương tác với môi trường để hình
thành tính trạng theo sơ đồ:
Gen (ADN) mARN protein tính trạng
- Protein ức chế được sinh sản từ khuôn mẫu của gene điều hoà, có tác dụng đóng hoặc mở gene
vận hành, điều hoà QT phiên mã
- Trong QT tổng hợp ADN có sự xúc tác của enzyme ADN-polymerase đảm bảo cho QT phiên mã
xảy ra trên mạch 3’ - 5’ của gene để tạo nên ARN có chiều 5’ - 3’
- Trong QT tổng hợp protein có sự tham gia của nhiều enzyme
- Sự phân huỷ protein tạo nên các acid amin làm nguyên liệu tổng hợp protein, tạo năng lượng
ATP, hoạt hoá các nguyên liệu: nucleotit, ribonucleotit, các acid amin là nguyên liệu tổng hợp
ADN, ARN, protein
- Protein là thành phần tạo nên trung thể, của thoi tở vô sắc, đảm bảo cho QT phân li NST trong
NP, giảm phân góp phần ổn định vật chất di truyền ở cấp độ TB
Câu 9: Nêu sự biểu hiện kiểu hình của gen?
* Sự biểu hiện kiểu hình của gene :
- Mỗi gene có mức độ phản ứng riêng
- Gene biểu hiện tính trạng qua sự tương tác với môi trường vi một tính trạng nào đó xuất hiện phải
là kết quả tác động qua lại giữa kiểu gene với môi trường
- Gene điều hoà QT tổng hợp protein qua cơ chế điều hoà hoạt động của gene
- Gene chỉ huy tổng hợp protein qua cơ chế phiên mã
- Gene trội biểu hiện tính trạng trội, gene lặn biểu hiện tinh trạng lặn
- Có gene hoạt động độc lập, cũng có gene hoạt động tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ
trợ, át chế, cộng gộp

- Gene nằm trên NST X di truyền theo quy luật di truyền chéo, gen trên NST Y di truyền theo quy
luật di truyền thẳng
- Có gene gây chết ở trạng thái đồng hợp tử trội, có gene gây chết ở trạng thái đồng hợp tử lặn
- Gene biểu hiện kiểu hình có mức độ, tuỳ thuộc vào thời gian sinh trưởng, phát triển của cơ thể
- Có gene biểu hiện đồng trội
Câu 10: Hãy nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
Gen (ADN) mARN protein tính trạng
1. QT truyền thông tin di truyền từ gene sang mARN:
Thông tin di truyền về cấu trúc của phân tử protein được quy định dưới trật tự ác nucleotit trong
gene của ADN, thông qua QT tổng hợp mARN đã sao chép thành thông tin dưới dạng các
nucleotit dưới dạng các nucleotit trên phân tử mARN được tạo ra
2. Phân tử mARN trực tiếp tổng hợp protein và truyền thông tin di truyền:
Các phân tử mARN sau khi được tổng hợp từ gene trong nhân di chuyển ra ngoài TBC tiếp xúc
với ribosome. Tại đây, mARN sẽ truyền thông tin về cấu trúc của phân tử protein cho ribosome và
qua đó ribosonme tổng hợp protein có trật tự các acid amin đã được quy định
3. Phân tử protein biểu hiện thành tính trạng của cơ thể:
Sau khi được tổng hợp, protein rời ribosome và được chuyển đến các bộ phận. Sau đó protein trực
tiếp tương tác với MT để biểu hiên thành tính trạng của cơ thể.
Câu 11: So sánh quá trình tổng hợp ADN và ARN?
Câu 12: Hãy so sánh hai phân tử mARN và tARN ?
Câu 13: So sánh ADN và mARN ?
Chương 4: BIẾN DỊ
Câu 1: Nêu khái quát sự phân chia các loại biến dị theo quan điểm hiện đại và khái niệm về
chúng.
- Theo quan niệm ngày nay, các loại biến dị được phân chia theo sơ đồ dưới đây:
1. Biến dị không di truyền:
- Còn gọi là thường biến. Là những biến đổi về kiểu hình và không di truyền cho thế hệ sau
2. Biến dị di truyền:
- Là những biến đổi liên quan đến cấu trúc, vật chất di truyền và di truyền cho thế hệ sau
- Có 2 loại biến dị di truyền là đột biến và biến dị tổ hợp

a. Đột biến:
- Là những biến đổi trên phân tử ADN tạo nên đột biến gene hoặc xảy ra trên NST tạo nên đột biến
cấu trúc NST và đột biến số lượng NST
b. Biến dị tổ hợp:
- Là những biến đổi do sắp xếp lại vật chất di truyền phát sinh trong quá trình sinh sản
Câu 2: Thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm là gì? giải thích cơ chế tạo ra thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm?
(lập sơ đồ minh hoạ)
1. Khái niệm về thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm:
- Thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm là những thể dị bội chỉ xảy ra tren 1 cặp NST trong TB
- Bình thường, trong TB sinh dưỡng, mỗi cặp NST luôn có 2 chiếc. Nhưng nếu có 1 cặp NST nào
đó thừa 1 chiếc tức cặp này trở thành 3 chiếc thì đó là thể 3 nhiễm. Ngược lại, nếu có 1 cặp NST
nào đó thiếu 1 chiếc, tức cặp này chỉ còn lại có 1 NST thì đó là thể 1 nhiễm
- Thể 3 nhiễm là thể mà trong TB thừa 1 NST ở 1 cặp nào đó [ KH bộ NST: 2n + 1 ]
- Thể 1 nhiễm là thể mà trong TB thiếu 1 NST ở 1 cặp nào đó [ KH bộ NST: 2n - 1 ]
2. Cơ chế tạo thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm: ( Có thể dựa vào đây để giải thích cơ chế sinh trể bị
bệnh Down )
- Trong QT phát sinh giao tử, có 1 cặp NST của TB sinh giao tử không phân li ( các cặp NST còn
lại phân li bình thường ) tạo ra 2 loại giao tử:
+ Loại chứa 2 NST của cặp đó ( giao tử n + 1 )
+ Loại không chứa NST của cặp đó ( giao tử n - 1 )
- Hai loại giao tử này kết hợp với giao tử bình thường n trong thụ tinh sẽ tạo ra hợp tử 3 nhiễm ( 2n
+ 1 ) và hợp tử 1 nhiễm ( 2n - 1 )
* Sơ đồ minh hoạ:
Câu 3: Thường biến là gì? Mức phản ứng là gì?Nguyên nhân phát sinh và đặc điểm của
thường biến?
- Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen,xảy ra trong quá trình sống của
cơ thể,dưới tác động trực tiếp của môi trường sống
- Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen(hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước
môi trường khác nhau
- Nguyên nhân phát sinh và đặc điểm của thường biến:

+ Nguyên nhân phát sinh: thường biến phát sinh do tác động trực tiếp của môi trường sống như
nước ,đất ,không khí ,nguồn dinh dưỡng,khí hậu,
+ Đặc điểm của thường biến: thường biến xảy ra theo hướng xác định ,tương ứng với điều kiện của
môi trường và do không làm biến đổi kiểu gen nên không di truyền cho thế hệ sau.
Câu 4: Vai trò của thường biến và đột biến trong tiến hoá và chọn giống? Làm thế nào để
biết 1 biến dị nào đó là thường biến hay đột biến?
1. Vai trò của thường biến và đột biến:
- Thường biến không di truyền nên không phải là nguên liệu cho chọn giống.Thường biến có ý
nghĩa gián tiếp đối với quá trình tiến hoá, đảm bảo cho cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình
trước đều kiện môi trường thay đổi, do đó cơ thể tồn tại và phát sinh đột biến
- Đột biến di truyền được, là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. Đa số đột biến là lặn
và có hại nhưng khi gặp tổ hợp gene thích hợp hoặc điều kiện sống thuận lợi nó có thể biểu hiện ra
kiểu hình, có thể trở nên có lợi
2. Để nhận biết 1 biến dị nào đó là thường biến hay đột biến:
- Thường biến không di truyền còn đột biến di truyền được do đó có thể dung các phép lai để phân
biệt
- Thường biến xuất hiện đồng loạt ( tần số cao ), đột biến xuất hiện với tần số thấp ( đối với
đột biến gene )
Câu 5: Các dạng đột biến cấu trúc NST? Hậu quả và cách nhận biết từng dạng?
1. Các dạng đột biến cấu trúc NST và hậu quả:
- Đột biến mất đoạn: nếu xảy ra với 1 đoạn lớn sẽ làm giảm sức sống hoặc gây chết, làm mất khả
năng sinh sản
- Đột biến lặp đoạn: có thể làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng
- Đột biến đảo đoạn: đột biến đảo đoạn dị hợp tử cũng có thể làm giảm sức soongsm giảm khả
năng sinh sản
- Gây hậu quả lớn nhất là đột biến mất đoạn, làm mất bớt vật chất di truyền
2. Cách nhận biết:
- Mất đoạn: Gen lặn biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái bán hợp tử ( cơ thể dị hợp tử mà NST mạng
gen trội bị mất đoạn mang gen trội đó ). Hoặc có thể quan sát tiêu bản NST dưới kính hiển vi dựa
trên sự bắt cặp NST tương đồng hoặc dựa trên sự thay đổi kích thước của NST ( NST bị ngắn đi )

- Lặp đoạn: Có thể quan sát sự tiếp hợp các NST tương đồng trong những trường hợp nhất định
( tạo nên vòng NST ). Hoặc quan sát kích thước NST ( NST dài ra nếu đoạn lặp khá lớn ). Tăng
giảm mức độ biểu hiện tính trạng
- Đảo đoạn: Dựa trên mức độ bán bất thụ hoặc dựa trên sự bắt cặp NST tương đồng trong giảm
phân ở cá thể dị hợp tử. Đảo đoạn mang tâm động có thể làm thay đổi vị trí tâm động trên NST
( thay đổi hình dạng NST )
Câu 6: Khái quát sơ đồ về nối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường, qua đó nêu
vai trò của mỗi yếu tố trong mối quan hệ đó. Người ta đã vận dụng mối quan hệ này trong
sản xuất để nâng cao năng suất như thế nào?
1. Mối quan hệ kiểu gen,kiểu hình và môi trường. Vai trò của mỗi yếu tố:
Sơ đồ mối quan hệ kiểu gen,kiểu hình và môi trường:
Môi trường
Kiểu gene Kiểu hình
Vai trò của mỗi yếu tố trong mối quan hệ trên:
- Trong mối quan hệ giữa kiểu gen,kiểu hình và môi trường thì:
+ Kiểu gen quy định khả năng biểu hiện kiểu hình trước các điều kiện khác nhau của môi trường
+ Kiểu hình (tính trạng hoặc tập hợp các tính trạng)là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với
môi trường
+ Môi trường là điều kiện để kiểu gen biểu hiện thành kiểu hình
2. Ứng dụng mối quan hệ giữa kiểu gen,kiểu hình,môi trường trong sản xuất:
- Trong sản xuất nông nghiệp:
+ Kiểu gen được hiểu là giống vật nuôi,cây trồng
+ Môi trường là các điều kiện chăm sóc ,các biện pháp và kĩ thuật chăn nuôi,trồng trọt
+ Kiểu hình là năng suất thu được
- Nếu có giống tốt mà biện pháp ,kĩ thuật sản xuất không phù hợp thì không tận dụng được năng
suất của giống
- Nếu biện pháp kĩ thuật phù hợp nhưng giống không tốt cũng không thu được năng suất cao
- Để tận dụng được năng suất cao nhất thì phải biết kết hợp giữa chọn giống tốt với sử dụng biện
pháp kĩ thuật sản xuất hợp lí nhất.
- Tóm lại,sơ đồ về mối quan hệ giữa kiểu gen,kiểu hình và môi trường được ứng dụng trong sản

xuất bằng mối quan hệ sau:
Biện pháp kĩ thuật sản xuất
Giống Năng suất
Câu 7:
CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
- - - -
Chuyên đề I: Quy luật di truyền Menđen
A. Khái niệm cơ bản:
1. Tính trạng – Tính trạng trội_lặn – Cặp tính trạng tương phản – Kiểu
hình:
a. Tính trạng:
Vd: Ở đậu Hà lan, màu sắc hạt có vàng, xanh; chiều cao cây có cao, thấp; hay
hình dạng hạt có trơn, nhăn…. ~~> Tất cả đều được gọi chung dưới 1 khái
niệm: Tính trạng.
Như vậy, ta có khái niệm sau:
Tính trạng là các đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí hay tính chất của cơ
thể sinh vật. Dựa vào những đặc điểm đó, người ta có thể nhận biết và phân
biệt được nó với các sinh vật khác
b. Tính trạng trội – tính trạng lặn
Vd: Lai đậu Hà lan hạt nhăn thuần chủng với đậu Hà lan hạt trơn thuần chủng.
Ta thu được F1: 100% hạt trơn ~~> Tính trạng hạt trơn là tính trạng trội, tính
trạng hạt nhăn là tính trạng lặn.
Nói nôm na: Ở sinh vật, những tính trạng mang xu hướng tốt đẹp thường có
tính trạng trội. Nhưng, riêng ở người thì tính trạng lặn thường mang các đặc
điểm tốt đẹp [vd: ở người, tóc xoăn là tính trạng trội, tóc thẳng là tính trạng
lặn]
Ta có khái niệm:
Tính trạng trội là tính trạng ban đầu của P, được biểu hiện đồng loạt ở thế hệ
con F1, trong phép lai giữa 2 cá thể khác nhau bởi 1 cặp tính trạng
Khái niệm được tìm hiểu tại mục sau

c. Cặp tính trạng tương phản
Vd: Ở cây đậu Hà lan, hạt nhăn và hạt trơn là 2 trạng thái khác nhau [1 cái
nhăn, 1 cái trơn] của cùng 1 tính trạng về hình dạng hạt. Đồng thời, 2 tính
trạng đó hoàn toàn trái ngược nhau
Như vậy, ta có khái niệm sau:
Cặp tính trạng tương phản: 2 trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng
nhưng biểu hiện trái ngược nhau
d. Kiểu hình:
Vd: Ở cây đậu Hà lan thì có khá nhiều tính trạng như: hạt vàng, xanh; hạt trơn,
nhăn… Để gọi chung tất cả những tính trạng đó thay vì liệt kê, người ta thường
dùng khái niệm: Kiểu hình. Nhưng thường thì kiểu hình dùng để chỉ tính trạng
đang được đề cập
Như vậy, ta có khái niệm:
Kiểu hình: Tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể sinh vật. Trên thực tế, từ
kiểu hình được dùng để chỉ 1 vài tính trạng nào đó đang được đề cập
2. Gen – Cặp gen tương phản – Kiểu gen
a. Gen
Vd: Gen a quy định hạt nhăn, gen A quy định hạt trơn. Như ở Sinh học 8 ngay
chương đầu tiên, ta đã biết cấu tạo tế bào có Nhân. Nhân được chia thành 2
nhân: Nhân con và Nhân nhiễm sắc thể [NST]. Và gen chính là 1 cấu trúc nằm
trên nhân NST, nó quy định 1 vài tính trạng nào đó
Gen: cấu trúc nằm trên NST trong nhân tế bào, quy định 1 loại tính trạng
nào đó
b. Cặp gen tương phản
Vd: Ở đậu Hà lan, gen A quy định hạt màu vàng, gen a quy định hạt xanh
~~> Dễ thấy hạt xanh và hạt vàng là 1 cặp tính trạng tương phản. [Khái niệm
này rắc rối nên chỉ vd được tới đây thôi ah]
Cặp gen tương phản: 2 trạng thái khác nhau của cùng 1 gen nằm ở vị trí
tương ứng trên cùng 1 NST tương đồng quy định một cặp tính trạng tương
phản nào đó

c. Kiểu gen
Vd: Ở đậu Hà lan có các tính trạng, mỗi tính trạng ứng với 1 gen ~~> Tất cả
các gen này được gọi chung là kiểu gen. Nhưng ta thường thấy khi chỉ có 1
hoặc 2 cặp gen đang đề cập thì vẫn sử dụng khái niệm Kiểu gen
Kiểu gen: Tập hợp toàn bộ các gen nằm trong tế bào của cơ thể sinh vật.
Trên thực tế, từ “Kiểu gen” được dùng để chỉ đến 1 vài cặp gen liên quan đến
1 vài cặp tính trạng nào đó đang được đề cập
3. Thể đồng hợp – thể dị hợp
a. Thể đồng hợp [hay thể thuần chủng]:
Vd: AA, aa, AABB, AAbb, aaBB…. ~> Mỗi cặp gen đều có 2 gen giống nhau ~>
gọi chung là thể đồng hợp
Thể đồng hợp: các thể mà trong kiểu gen, mỗi cặp gen đều gồm 2 gen giống
nhau
b. Thể dị hợp [hay thể không thuần chủng]
Vd: Aa, AABb, AaBb, Bb… ~~> Trong các kiểu gen, có ít nhất 1 cặp gen khác
nhau ~~> Gọi chung là thể dị hợp
Thể dị hợp: các thể mà trong kiểu gen, có ít nhất 1 cặp gen gồm 2 gen khác
nhau
4. Các kí hiệu thường dùng:
- Bố mẹ: P
- Con: F [F1, F2 ] – F1 là thế hệ thứ nhất của P, F2 là thế hệ 2 được sinh ra từ
F1
- Giao tử: G. Giao tử đực: ♂, giao tử cái: ♀
- Dấu phép lai: X
B. Các định luật Menđen
1. Đồng tính:
Vd:
P: Đậu hạt vàng thuần chủng X Đậu hạt xanh thuần chủng
F1: 100% Đậu hạt vàng
Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng, khác nhau bởi 1 cặp tính trạng

tương ứng thì các cơ thê lai ở thế hệ F1 đều đồng tính của bố hoặc mẹ
• Sơ đồ lai:
P [thuần chủng]: AA…. X … aa
……………… Hạt vàng…. Hạt xanh
GP:……………… A ………… a
F1: 100% Aa [100% hạt vàng]
2. Phân tính [Phân li]
Vd:
P: Đậu hạt vàng thuần chủng X Đậu hạt xanh thuần chủng
F1: 100% Đậu hạt vàng
F2: 75% hạt vàng : 25% hạt xanh
Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng, khác nhau bởi 1 cặp tính trạng
tương ứng thì các cơ thê lai ở thế hệ F2 có tỉ lệ phân tính về kiểu hình
theo tỉ lệ 3 trội 1 lặn
• Sơ đồ lai:
P [thuần chủng]: AA…. X … aa
……………… Hạt vàng…. Hạt xanh
GP:……………… A ………… a
F1: 100% Aa [100% hạt vàng]
F1 x F1: ……… Aa……X…….Aa
GF1:…………….A,a………….A,a
F2: 1aa : 2Aa : 1AA [Kiểu hình: 3 vàng : 1 xanh]
3. Phân li độc lập:
Vd: Cái này áp dụng cho lai 2 cặp tính trạng trở lên ^^. Lai 2 cặp tính trạng
trở lên không quá phức tạp. Thực ra chính là nhiều phép lai 1 cặp tính trạng
được tiến hành cùng lúc. Ta ví dụ như:
P: ….AaBb………….X AaBb
Hạt vàng – trơn……………Hạt vàng – trơn
Ta có 2 phép lai sau:
- Aa x Aa ~~> 3 hạt vàng : 1 hạt trơn

- Bb x Bb ~~> 3 hạt trơn : 1 hạt nhăn
Thu được kết quả sau:
(3 : 1)(3 : 1) = 9 hạt vàng – trơn : 3 hạt vàng – nhăn : 3 hạt xanh – trơn : 1 hạt
xanh - nhăn
Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 hay nhiều cặp
tính trạng tương ứng, thì sự di truyền của cặp tính trạng này không
phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia và ngược lại.
C. Lai phân tích và sơ đồ phép lai 1 cặp tính trạng
1. Lai phân tích
Vd: Phép lai:
Aa x aa
AA x aa
~~> Ta nhận thấy ở đây: Trội [Aa, AA] x Lặn [aa] ~~> lai Phân tích.
Phép lai phân tích là phép lai giữa 1 cá thể mang kiểu hình trội,
chưa biết kiểu gen với 1 cá thể mang kiểu hình lặn (Đồng hợp tử lặn)
nhằm phân tích kiểu gen của cá thể đem lai phân tích
*Note:
P: Aa x aa. F1: Aa : aa ~~> Cá thể đem lai là dị hợp tử
P: AA x aa. F1: Aa ~~> Cá thể đem lai là đồng hợp tử trội
2. Sơ đồ phép lai 1 cặp tính trạng
D. Các dạng bài tập
1. Áp dụng định luật Đồng tính + Phân tính
a. Bài toán thuận:
Bước 1:
+ Xác định tương quan trội – lặn [trường hợp đề chưa cho]
+ Quy ước gen
Bước 2: Xác định kiểu gen của P
Bước 3: Viết sơ đồ lai
Vd: Ở đậu Hà lan, tính trạng hạt trơn trội hoàn toàn so với tính trạng hạt
nhăn. Cho cây đậu hạt trơn thuần chủng lai với cây đậu hạt nhăn. Xác định kết

quả thu được ở F1
Giải:
Theo bài ra, quy ước gen:
- Gen A: hạt trơn
- Gen a: hạt nhăn
Xác định kiểu gen:
- Cây đậu hạt trơn thuần chủng mang kiểu gen là AA
- Cậy đậu hạt nhăn mang kiểu gen là aa
Sơ đồ lai:
P:……AA………X………….aa
… Hạt trơn………….…Hạt nhăn
GP: … A……………………a
F1: 100% Aa [Kiểu hình: hạt trơn]
b. Bài toán nghịch
- Bước 1:
+ Xác định tương quan trội – lặn [trường hợp đề chưa cho]
+ Quy ước gen
- Bước 2: Phân tích tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con để suy ra kiểu gen của bố
mẹ
- Bước 3: Viết sơ đồ lai + nhận xét
Vd: Cho lai giữa cây đậu hạt trơn với nhau. F1 thu được kết quả 3 trơn: 1
nhăn. Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai
Giải:
Theo bài ra, ta có: F1 có tỉ lệ giữa cây đậu hạt trơn và cây đậu hạt nhăn là 3:1
~~> Tỉ lệ của phép lai phân tính
Tính trạng hạt trơn là tính trạng trội, tính trạng hạt nhăn là tính trạng lặn
Quy ước gen:
- Gen A: hạt trơn
- Gen a: hạt nhăn
Tỉ lệ phân tính kiểu hình ở F1 là 3:1 nên P dị hợp tử về cặp gen quy định tính

trạng hình dạng quả
Kiểu gen của P là Aa
Sơ đồ lai
P:……Aa………X………….Aa
… Hạt trơn………….…Hạt trơn
GP: …A,a………………… A,a
F1: 1aa : 2Aa : 1AA [75% hạt trơn : 25% hạt nhăn ]
Nhận xét: Kết quả lai tương tự giả thiết
2. Áp dụng định luật Phân li độc lập
a. Bài toán thuận:
- Bước 1:
+ Xác định tương quan trội – lặn ở từng tính trạng [trường hợp đề chưa cho]
+ Quy ước gen
- Bước 2: Xác định kiểu gen của P
- Bước 3: Viết sơ đồ lai để xác định kiểu gen + kiểu hình ở đời con
Vd: Ở cây đậu Hà lan, cho lai đậu hạt trơn – vàng thuần chủng và hạt nhăn –
xanh thuần chủng. Xác định kiểu gen và kiểu hình ở F1. Biết rằng 2 tính trạng
nói trên di truyền phân li độc lập mỗi gen quy định một tính trạng
Giải:
* Quy ước gen:
Gen A: Hạt trơn, a: hạt nhăn
Gen B: hạt vàng, b: hạt xanh
Theo bài ra, tính trạng trên di truyền phân li độc lập do đó ta có kiểu gen của P
là:
- Hạt trơn – vàng thuần chủng: AABB
- Hạt nhăn – xanh thuần chủng: aabb
* Sơ đồ lai:
P:…AABB……….X…………aabb
Hạt trơn – vàng……… Hạt xanh – nhăn
GP: AB……………………… ab

F1: 100% AaBb [KH: 100% hạt trơn - vàng]
b. Bài toán nghịch:
- Bước 1:
+ Xác định tương quan trội – lặn [trường hợp đề chưa cho]
+ Quy ước gen
- Bước 2: Xét tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con trên từng tính trạng để suy ra
kiểu gen của bố mẹ
- Bước 3: Xác định kiểu gen của bố mẹ
- Bước 4: Viết sơ đồ lai + nhận xét kết quả
Vd: Ở đậu Hà lan, tình trạng hạt vàng được quy định bởi gen B, tính trạng hạt
xanh được quy định bởi gen b; tính trạng hạt trơn được quy định bởi gen A, hạt
nhăn gen a. 2 tính trạng di truyền phân li độc lập
Cho lai cây P với nhau, thu được F1:
- 28 đậu hạt trơn – vàng
- 9 đậu hạt trơn – xanh
- 10 đậu hạt nhăn – vàng
- 3 đậu hạt nhăn – xanh
Xác định kiểu gen, kiểu hình của cây P + viết sơ đồ lai
Giải:
Theo bài ra, quy ước gen:
- Gen A: hạt trơn, a hạt nhăn
- Gen B: hạt vàng, b hạt xanh
Xét F1, ta có:
- Tính trạng hình dạng hạt:
~~> Tỉ lệ của định luật phân tình
Ta có: P: Aa x Aa
- Xét tính trạng màu hạt:
~~> Tỉ lệ của định luật phân tình
Ta có: P: Bb x Bb
- Vì 2 tính trạng hình dạng hạt và màu sắc hạt di truyền phân li độc lập nên ta

có kiểu gen của P là:
P: AaBb x AaBb
Kiểu hình của P đều là hạt trơn – vàng
* Viết sơ đồ lai:
P:…AaBb……….X…………AaBb
Hạt trơn – vàng……… Hạt trơn – vàng
GP: AB, Ab, aB, ab…… AB, Ab, aB, ab
* Tỉ lệ kiểu gen + hình
- 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb ~~> 9/16 Đậu hạt trơn – vàng
- 1AAbb : 2Aabb ~~> 3/6 Đậu hạt trơn – xanh
- 1aaBB : 2aaBb ~~> 3/16 đậu hạt nhăn – vàng
- 1aabb ~~> 1/16 đậu hạt nhăn – xanh
* Nhận xét: Tỉ lệ phân li kiểu hình của F1
9 : 3 : 3 : 1 = 28 : 9 : 10 : 3
~~> Kết quả tương tự giả thiết

×