Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Nghiên cứu khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ DRIVER HODL GUIDE (DHG) của khách du lịch nước ngoài tại nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.43 MB, 142 trang )

i

MỤC LỤC

Mục lục i
Danh mục bảng, biểu vi
Lời cám ơn viii
Tóm tắt ix

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1. Lý do nghiên cứu đề tài 1
1.2. Giới thiệu và mô tả dịch vụ Driver - Hold - Guide 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 7
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
1.5. Sơ bộ phương pháp nghiên cứu 8
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 9
1.7. Kết cấu đề tài 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 10
2.1. Giới thiệu 10
2.2. Một vài khái niệm về du lịch 10
2.2.1. Khái niệm du lịch 10
2.2.2. Sản phẩm du lịch 11
2.2.2.1. Khái niệm sản phẩm du lịch 11
2.2.2.2. Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch 12
2.2.2.3. Những đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch 12
2.2.3. Thực hiện phân tích sản phẩm du lịch 13
2.2.3.1. Phân tích sản phẩm cốt lõi 13
2.2.3.2. Phân tích sản phẩm hỗ trợ 15
2.2.3.3. Phân tích sản phẩm bổ sung 17
ii


2.2.4. Khách du lịch 19
2.2.4.1. Khái niệm khách du lịch 19
2.2.4.2. Thị trường khách du lịch 20
2.2.4.3. Sự gia tăng nhu cầu của khách du lịch 20
2.3. Các loại hình du lịch và phương tiện phục vụ du lịch 21
2.3.1. Phân loại loại hình du lịch 21
2.3.2. Một số loại hình du lịch phổ biến hiện nay 22
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng 24
2.4.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm 24
2.4.2. Quá trình quyết định của người mua 26
2.4.3. Quá trình quyết định của người mua đối với sản phẩm mới 26
2.4.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chấp nhận sản phẩm mới 27
2.5. Mô hình nghiên cứu 28
2.5.1. Mô hình TAM (Technology Acceptance Model) 28
2.5.2. Mô hình TRA (Theory of reasoned action) 28
2.5.3. Mô hình TPB (Theory of Planned Behavior) 29
2.5.4. Mô hình nghiên cứu dịch vụ tương tự tại một số quốc gia 29
2.5.5. Mô hình nghiên cứu đề nghị 31
2.6. Giải thích các khái niệm 31
2.7. Tóm tắt 33
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
3.1. Giới thiệu 34
3.2. Thiết kế nghiên cứu 34
3.2.1. Nghiên cứu khám phá 34
3.2.2. Nghiên cứu định lượng 35
3.2.3. Quy trình nghiên cứu 35
3.3. Xây dựng thang đo 37
iii

3.3.1. Đo lường mức độ tác động của nhân tố “đánh giá kết quả” 37

3.3.2. Đo lường mức độ tác động của nhân tố “an toàn” 37
3.3.3. Đo lường mức độ tác động của nhân tố “động lực” 38
3.3.4. Đo lường mức độ tác động của nhân tố “điều kiện thuận tiện” 38
3.4. Các giả thuyết nghiên cứu 39
3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu 39
3.5.1. Phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha 39
3.5.2. Phương pháp phân tích nhân tố EFA 40
3.5.3. Phương pháp hồi quy đa biến 41
3.6. Tóm tắt 43
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 44
4.1. Giới thiệu 44
4.2. Thông tin về mẫu nghiên cứu 44
4.2.1. Giới tính 44
4.2.2. Độ tuổi 44
4.2.3. Trình độ học vấn 45
4.2.4. Thu nhập 46
4.2.5. Tình trạng công việc 46
4.2.6. Tình trạng hôn nhân 47
4.3. Kết quả thống kê về các hoạt động mà du khách sẽ tham gia và các loại phương
tiện dự định sử dụng khi đi du lịch ở Nha Trang 48
4.3.1. Các hoạt động du khách dự định sẽ tham gia 48
4.3.2. Các loại phương tiện du khách dự định sẽ sử dụng 49
4.3.3. Những nhu cầu khác du khách cần khi sử dụng dịch vụ 50
4.4. Kết quả thống kê mô tả về nhu cầu của du khách với dịch vụ DHG 50
4.5. Đánh giá độ tin cậy của thang đo 51
4.5.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo “đánh giá kết quả” 51
iv

4.5.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo “yếu tố an toàn” 53
4.5.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo “động lục sử dụng” 54

4.5.4. Đánh giá độ tin cậy của thang đo “điều kiện thuận tiện” 55
4.5.5. Đánh giá chung sự ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng dịch vụ DHG
của Du khách nước ngoài khi đến Nha Trang 55
4.6. Phân tích nhân tố EFA 56
4.6.1. Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) và kiểm định Barrlett 56
4.6.2. Phương sai trích (Cumulative) 57
4.6.3. Ma trận nhân tố (Component Matrix) 58
4.7. Xây dựng mô hình 61
4.7.1. Kiểm định mối tương quan giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập và giữa
các biến độc lập với nhau 61
4.7.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu mới 62
4.7.3. Tìm các nhân số cho các nhân tố bằng phương pháp trung bình cộng 64
4.8. Sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để xây dựng hoàn chỉnh mô hình 64
4.9.1. Kết quả hồi đa biến 64
4.9.2. Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội 65
4.9.3. Kiểm định độ phù hợp của mô hình 65
4.9.4. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến 66
4.9.5. Phương trình hồi quy hoàn chỉnh 66
4.9. Kết quả nghiên cứu 67
4.9.1. Kết quả kiểm định mối qua hệ giữa các biến nhân khẩu học với ý định sử
dụng dịch vụ DHG của du khách 67
4.9.2. Kết quả thống kê tìm hiểu nhu cầu của dịch vụ 67
4.9.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo 67
4.9.4. Kết quả phân tích nhân tố EFA 68
4.9.5. Kết quả hồi quy đa biến 68
v

4.10. Tóm tắt 71
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
5.1. Vấn đề Du lịch có trách nhiệm (Responsible Travel) 73

5.1.1. Du lịch có trách nhiệm là gì? 73
5.1.2. “Du lịch có trách nhiệm” ở Việt Nam 73
5.1.3. Lợi ích bước đầu đạt được từ “Du lịch có trách nhiệm” 74
5.2. Du lịch bằng xe máy (dịch vụ DHG) 74
5.2.1. Một vài thảo luận chung về dịch vụ DHG 74
5.2.2. Một vài kiến nghị đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ 75
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và bước nghiên cứu tiếp theo 80










vi

DANH MỤC BẢNG - BIỂU - SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ mô tả dịch vụ Driver - Hold - Guide 4
Sơ đồ 2-1 : Mô hình hành vi của người mua 25
Sơ đồ 2-2 : Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi 25
Sơ đồ 2-3 : Mô hình quá trình quyết định của người mua 26
Sơ đồ 2-4. Mô hình TAM (Nguồn: Fred Davis, 1989) 28
Sơ đồ 2-5 : Mô hình TRA (Nguồn: Davis et al, 1989) 29
Sơ đồ 2-6 : Mô hình TPB (Nguồn: Ajzen, 1991) 29
Sơ đồ 2-7 : Mô hình nghiên cứu đề nghị 31
Biểu đồ 4-1: Độ tuổi nhóm du khách 5
Biểu đồ 4-2: Trình độ học vấn 5

Biểu đồ 4-3: Thu nhập du khách 6
Biểu đồ 4-4: Tình trạng công việc 7
Biểu đồ 4-5: Tình trạng hôn nhân 7
Bảng 1-1 : Thông tin về công ty Havina Moto 6
Bảng 1-2 : Thông tin về công ty Hiền Linh 6
Bảng 1-3. : Thông tin về công ty Khánh Duy 6
Bảng 2-1 : Câu hỏi cần trả lời khi phân tích sản phẩm cốt lõi của thành phố 14
Bảng 2-2 : Câu cần trả lời khi phân tích sản phẩm hỗ trợ 15
Bảng 2-3 : Câu hỏi cần trả lời khi phân tích sản phẩm bổ sung 18
Bảng 2-4 : Tóm tắt mô hình nghiên cứu ở một số quốc gia 30
Bảng 4-1: Các hoạt động du khách có ý định sẽ tham gia khi đến Nha Trang 48
Bảng 4-2: Các loại phương tiện du khách dự định sẽ sử dụng khi ở Nha Trang 49
Bảng 4-3: Những nhu cầu khác cần có khi sử dụng dịch vụ 50
Bảng 4-4: Hệ số Alpha - thang đo kết quả đánh giá dịch vụ DHG gồm 7 quan sát 51
Bảng 4-5: Hệ số Alpha - thang đo đánh giá kết quả dịch vụ gồm 6 quan sát 52
vii

Bảng 4-6: Hệ số Alpha - thang đo yếu tố an toàn dịch vụ DHG gồm 10 quan sát 53
Bảng 4-7: Hệ số Alpha - thang đo động lực gồm 8 quan sát 54
Bảng 4-8: Hệ số Alpha - thang đo các điều kiện thuận tiện gồm 7 quan sát 55
Bảng 4-9: Hệ số Alpha - thang đo sự ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng dịch
vụ của du khách 55
Bảng 4-10: Đại lượng thống kê Bartlett’s và chỉ số KMO 57
Bảng 4-11: Phương sai trích khi xoay nhân tố 57
Bảng 4-12: Bảng ma trận nhân tố đã xoay trong kết quả EFA 58
Bảng 4-13: Hệ số tương quan giữa các biến 62
Bảng 4-14: Kết quả hồi quy với 5 nhân tố F1, F2, F3, F6, F7 65


















viii

LỜI CÁM ƠN


Trước tiên, tôi xin được dành lời cám ơn chân thành nhất đến cô PGS.TS.
Nguyễn Thị Kim Anh, người đã trực tiếp hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tôi hoàn
thành đề tài lần này. Mặc dù rất bận rộn với công việc thường ngày của mình nhưng
Cô đã không ngừng ngại dành thời gian để chỉ bảo và quan tâm đến việc hoàn thành
bài luận của chúng tôi. Đây phải nói là một điều rất may mắn đối với tôi mà không
phải sinh viên nào cũng có được từ Thầy Cô hướng dẫn của mình.
Kết đến, tôi xin gửi lời cám ơn đến quý anh/chị Quyền, Sơn, Sâm ở cụm các
khách sạn 64 Trần Phú B, khách sạn Hoàng yến, nhà hàng Olivia (14B Trần Quang
Khải), quán kem Italy D&J, cùng các bạn bè đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc hoàn
thành đề tài.
Một lần nữa, tôi xin cám ơn quý Thầy Cô, cùng các anh/chị và bạn bè đã giúp đỡ

tôi hoàn thành bài đề tài tốt nghiệp lần này. Xin cám ơn thầy Lê Trần Phúc, người đã
hướng dẫn tôi chạy mô hình.
Cuối cùng, tôi xin chúc mọi người sẽ sớm thành công trên con đường sự nghiệp
của mình.
Xin cám ơn!.

Nguyễn Đăng Quyết
Lớp 48 Quản Trị Kinh Doanh Du Lịch


ix

TÓM TẮT

Mục đích nghiên cứu đề tài này là khám phá các yếu tố có khả năng tác động
vào ý định sử dụng dịch vụ mới “Driver - Hold - Guide” (DHG), xây dựng thang đo
lường các yếu tố này, xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa
các yếu tố với sự tác động đến ý định sử dụng dịch vụ của du khách nước ngoài khi
đến thành phố Nha Trang.
Dựa vào các nghiên cứu liên quan, bài viết học thuật phân tích về các mô hình
liên quan của đại học Oakland, đề tài đã đưa ra một mô hình lý thuyết và các thang đo
lường khái niệm nghiên cứu. Một nghiên cứu định lượng với cỡ mẫu 243 du khách
nước ngoài được thực hiện để đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết.
Kết quả kiểm định và những lập luận cho thấy các thang đo đạt yêu cầu (sau khi
có một số điều chỉnh), mô hình lý thuyết phù hợp với thông tin thị trường và đa số
các giả thuyết được chấp nhận. Cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch
vụ DHG khi du lịch ở Nha Trang là: sự hữu ích của dịch vụ, sự cảm nhận của du
khách về lái xe, yếu tố hiểu biết của du khách về dịch vụ và công ty, sự thuận tiện khi
tiếp cận dịch vụ của du khách và cuối cùng là sự an toàn khi sử dụng dịch vụ.
Kết quả của nghiên cứu tuy không thực sự như mong muốn của người viết

nhưng mang lại một số hàm ý thiết thực đối với các công ty du lịch, khách sạn khi
muốn đa dạng hóa sản phẩm du lịch của mình. Cụ thể là nghiên cứu giúp các công ty,
khách sạn xác định được những yếu tố nào tác động đến ý định sử dụng loại hình dịch
vụ này, đồng thời cũng đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này như thế
nào. Từ đó, các công ty du lịch, khách sạn có thể chọn lựa các điểm đến thích hợp,
hấp dẫn và độc đáo nhằm thu hút sự chú ý của du khách. Đồng thời có phương pháp
tiếp cận hợp lí sẽ tạo nên hiệu quả hơn trong việc thu hút du khách cho loại dịch vụ
này. Bên cạnh đó, các công ty cũng cần quan tâm nhiều đến chất lượng và uy tín
thông qua người thực hiện dịch vụ là tài xế, cộng với việc đảm bảo trách nhiệm của
công ty đối với du khách là rất cần thiết.
Cuối cùng, nghiên cứu này là cơ sở để sinh viên nghành du lịch mở rộng các
hướng nghiên cứu sau này, đi vào các nghiên cứu sâu hơn về sự tác động của các yếu
tố đến ý định sử dụng dịch mới không chỉ trong nghành du lịch mà cả các ngành khác
trong phạm vi ở thành phố Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.
1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do nghiên cứu đề tài
Việt Nam - một quốc gia tiềm năng du lịch với điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội thuận lợi, thích hợp để phát triển Du lịch thành một trong những
ngành kinh tế mũi nhọn.
Tính đến tháng 2/2010, Việt Nam có hơn 2.741 di tích, thắng cảnh được xếp
hạng di tích quốc gia, trong đó có 8 di sản được UNESCO công nhận là di sản thế
giới. Đồng thời, Việt Nam cũng đã được UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh
quyển thế giới.
Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi
tắm đẹp và là 1 trong 12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới (Hạ Long, Nha Trang).
Thực hiện chiến lược định hướng phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, vừa qua, Tổng cục Du lịch đã tiếp tục thực hiện Chương trình kích cầu du lịch

năm 2010 mang tên “Việt Nam - Điểm đến của bạn”, với mục tiêu đạt được 4,2 triệu
lượt khách quốc tế và 27-28 triệu lượt khách nội địa.
Chương trình kích cầu du lịch 2010 có 7 nội dung chính trong đó có 3 nội dung
hoàn toàn mới đó là: Phát động chiến dịch bán hàng giảm giá "Impressive Vietnam
Grand Sale 2010" vào mùa thấp điểm; Phát động chiến dịch xúc tiến tại chỗ đối với
khách du lịch đã đến Việt Nam với khẩu hiệu “Việt Nam thân thiện chào đón bạn”;
phát động chiến dịch hướng về cội nguồn giành cho Việt kiều. Bốn nội dung còn lại
đã được ngành du lịch triển khai trong thời gian qua và năm nay tiếp tục được tập
trung đẩy mạnh đó là: chương trình đẩy mạnh thu hút khách quốc tế; tiếp tục đẩy
mạnh chương trình du lịch nội địa nhân dịp các sự kiện lớn của dân tộc và các sự kiện
của ngành du lịch; đẩy mạnh các hoạt động xây dựng, phát triển sản phẩm và nâng
cao chất lượng dịch vụ; và đẩy mạnh chiến dịch bình chọn cho Vịnh Hạ Long.
Cùng với xu hướng phát triển của Ngành, Du lịch Khánh Hòa đã và đang từng
bước đi lên theo những định hướng sáng tạo từ Chương trình phát triển Du lịch của
Tỉnh ủy khóa XIII. Chính vì vậy, để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2010, có
tầm nhìn đến năm 2020, tỉnh đã không ngừng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát
triển du lịch đối với các khu du lịch trong tỉnh, đồng thời tiến hành đầu tư và thu hút
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch; xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Nha
Trang - Khánh Hòa; thực hiện đa dạng hóa các loại hình du lịch, gắn kết hoạt động du
2

lịch với các hoạt động văn hóa và các lễ hội truyền thống; triển khai các biện pháp
bảo đảm an ninh trật tự và vệ sinh môi trường du lịch; chú trọng đào tạo nguồn nhân
lực du lịch; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước trong hoạt
động du lịch
Với những nỗ lực trên, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế
thế giới, nhưng du lịch Khánh Hòa vẫn có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ: lượng khách
du lịch đến Nha Trang tăng hằng năm từ 13% đến 25%, doanh thu năm 2009 ước đạt
1.567 tỉ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2005 và tăng 15,8% so với năm 2008.
Đến nay, Khánh Hòa đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về du lịch do Đại hội

Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010
của tỉnh đã đề ra. Phấn đấu đến cuối năm 2010 thu hút 1,76 triệu lượt khách lưu trú,
doanh thu đạt trên 1.750 tỉ đồng và đến năm 2015 đạt 2,3 triệu lượt khách, trong đó
có 880.000 lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 3.000 tỉ đồng
Thực tiễn phát triển du lịch trong những năm qua cho thấy không thể phát triển
du lịch nếu chỉ trông chờ vào điều kiện tự nhiên và thế mạnh cảnh quan thiên nhiên.
Để du lịch trở thành ngành công nghiệp không khói, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền có
những định hướng đúng đắn, sáng tạo làm chỗ dựa tin cậy cho doanh nghiệp đầu tư,
phát triển.
Theo khảo sát của Viện nghiên cứu xu hướng tương lai Kairos Future
International và Ducoral Vaccine tại Thụy Điển đã đưa ra một số dự báo khuynh
hướng du khách cho năm 2010 và những năm sắp tới: khuynh hướng 1: đi du lịch xa;
khuynh hướng 2: những trải nghiệm độc đáo; khuynh hướng 3: du lịch thân thiện với
môi trường; khuynh hướng 4: chăm sóc sức khỏe; khuynh hướng 5: cho cuộc sống
thêm phong phú.
Từ những nghiên cứu khảo sát khuynh hướng đi du lịch của du khách, những
người có trách nhiệm trong ngành du lịch nên quan tâm hơn đến những khuynh
hướng của du khách cũng như tìm hiểu họ thích gì, ghét gì vì muốn chiều lòng
“Thượng đế” thì cũng cần phải biết ý “Thượng đế”!. Từ đó, chúng ta có thể chủ động
trong việc thiết kế các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, đa dạng và phù hợp hơn với
sở thích của khách quốc tế cũng như khách nội địa. Tuy nhiên, theo ý kiến một
chuyên gia du lịch, không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước, việc đầu tư vào các sản
phẩm giải trí riêng lẻ như trung tâm thể thao, biểu diễn văn hóa, thậm chí cả sân golf
thường không có lời. Mà phải có các sản phẩm giải trí được tổ chức tốt, liên kết tốt
với các dịch vụ du lịch khác mới tạo được sức hấp dẫn lớn hơn cho ngành du lịch.
3

Điều tra thường niên của Hiệp hội Các đại lý lữ hành Anh (Association of
British Travel Agents - ABTA) cũng cho thấy nhu cầu đối với những điểm đến mạo
hiểm với những trải nghiệm khác biệt sẽ tăng trong năm tới.

Hiện nay, ở nhiều nước, các tour du lịch đại chúng theo những chương trình
tham quan ngắm cảnh chung chung đang dần nhường chỗ cho loại hình du lịch
chuyên biệt như du lịch thiên nhiên, du lịch thể thao… Để bắt kịp xu hướng này, các
nước phải dựa vào lợi thế của mình để đa dạng hóa sản phẩm.
Trong đó, du lịch bụi xuyên Việt (xe máy, xe đạp) là xu hướng của du khách
thích khám phá, mạo hiểm do rẻ tiền, thú vị, lại học được nhiều điều từ thực tế và có
thể chủ động điểm đến theo ý mình. Đặc biệt với du lịch bụi, chúng ta có thể khám
phá các điểm vùng sâu vùng xa mà ôtô khó có thể đến được.
Hấp dẫn, độc đáo và đầy lôi cuốn, các tour du lịch khám phá và mạo hiểm đang
dần trở thành một loại hình du lịch được yêu thích. Hình thức này ngày càng được
các bạn trẻ ưa chuộng, thu hút một số lượng đông đảo khách du lịch quốc tế. Tuy
nhiên, loại hình này có lẽ vẫn cần có một "cú hích" để phát triển.
Có thể thấy, trong những năm trở lại đây, việc cho phép tổ chức những đoàn du
lịch môtô phân khối lớn vào Việt Nam đang mở ra những cơ hội rất lớn trong việc thu
hút một số lượng lớn khách quốc tế đến nước ta tham gia loại hình du lịch này; nhất
là các đoàn khách đi qua ngả đường bộ Campuchia, Thái Lan, Lào và Trung Quốc
theo các hành trình xuyên Á, dọc sông Mekong và hành lang kinh tế Đông - Tây.
Điều này cho thấy xu hướng sử dụng xe máy vào du lịch cũng đang rất được ưu
chuộng và hấp dẫn đối với khách quốc tế. Tuy nhiên, loại hình dịch vụ này chưa phổ
biến ở Việt Nam, riêng ở Nha Trang - Khánh Hòa nó chỉ đang tồn tại dưới dạng manh
múm, nhỏ lẻ và mạng tính tự phát.
Xuất phát từ thực tế trên, người viết đã chọn đề tài “Nghiên cứu khám phá các
yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ DRIVER-HODL-GUIDE (DHG) của
khách du lịch nước ngoài tại Nha Trang” cho khóa luận tốt nghiệp. Dịch vụ DHG là
sự “Phá cách” trong việc tạo ra dịch vụ mới nhằm thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu
cầu của khách nước ngoài trong tương lai.
1.2. Giới thiệu và mô tả dịch vụ Driver - Hold - Guide
 Giới thiệu dịch vụ
Driver - Hold - Guide là một loại hình dịch vụ sử dụng phương tiện xe gắn máy
làm phương tiện phục v ụ chính, nhằm giúp du khách nước ngoài có được sự thuận

4

tiện hơn trong việc khám phá các điểm đến đồng thời có thể dễ dàng hơn trong việc
đi lại, ăn uống, học hỏi và tìm hiểu văn hóa của con người Việt.







Sơ đồ 1.1: Sơ đồ mô tả dịch vụ Driver - Hold - Guide
 Mô tả dịch vụ Driver Hold Guide
Khách nước ngoài (gồm các cá nhân hoặc một đoàn nhỏ khoảng 10 người) có nhu
cầu khám phá các điểm du lịch tại địa phương bằng phương tiện xe gắn máy sẽ liên hệ
với DHG để được tư vấn hỗ trợ về điểm đến, giá cả, ăn uống, ngủ nghỉ Khách có thể
liên hệ trực tiếp, qua điện thoại hoặc đăng ký trực tuyến tại trang web của công ty.
Sau khi chọn tour, các tài xế kiêm hướng dẫn viên sẽ đưa khách đến các điểm
tham quan bằng xe gắn máy. Các tài xế được xem là người bạn đồng hành cùng du
khách khám phá địa phương. Khách có thể đến công ty hoặc được đưa đón tận nơi. Giá
cước được tính theo số km đã được quy ước trong bảng giá thông qua đồng hồ điện tử
gắn theo xe. Khách sẽ ăn uống và nghỉ ngơi tại nhà dân nếu có thêm nhu cầu. Với
những nhóm khách đoàn, DHG có thêm dịch vụ tổ chức trò chơi giải trí tăng thêm tính
hấp dẫn của tour. Khách cũng có thể tự sử dụng xe gắn máy thông qua sự hướng dẫn
của công ty. Điểm đến ban đầu là những điểm tham quan trong thành phố, và những
điểm ngoại thành. Tiến đến là các điểm đến của các tỉnh thành kế cận, và xa hơn nữa
là tổ chức các chuyến đi xuyên Việt.
Các bác tài được trang bị đầy đủ những vật dụng và được huấn luyện những kỹ
năng cần thiết cho suốt chuyến hành trình. Mỗi lái xe có một mã số riêng và được
phân công ở vị trí nhất định trong thành phố. Khi đón, trả khách họ đều phải liên lạc

về cho tổng đài.
Hi vọng mô hình kinh doanh “Phá cách” khá mạo hiểm và mới lạ dành cho du
khách nước ngoài sẽ thành công trên thị trường Nha Trang.
KHÁCH
DU LỊCH
ĐIỂM
THAM QUAN

DRIVER-HOLD-GUIDE

-

Phương tiện: Xe gắn máy
- Hướng dẫn viên: Tài xế
- Giá: Tính theo km
- Dịch vụ kèm theo: Tư vấn,
chăm sóc khách hàng, người
bạn đồng hành, trò chơi, đưa
đón khách tận nơi…
-

Khách nước ngoài
- Khách Việt
- Cá nhân
- Đoàn nhỏ (khoảng
10 người)
-

Các điểm tham
quan nội thành,

ngoại thành.
- Tour xuyên tỉnh
5

 Tình hình hoạt động của dịch vụ cho thuê xe
Thực tế cho thấy vẫn có nhiều mô hình xe ôm tập hợp lại với nhau thành tổ chức
để tổ chức, phân chia công việc, và quản lý. Hình thức này thường thấy tại các bến xe
hoặc chợ, hay ở một địa điểm nào đó thuận tiện, mát mẻ như nhóm xe ôm ở Đà Lạt
chuyên vận chuyển khách du lịch nước ngoài đi tham quan các tuyến điểm ở trong
thành phố cũng như đến các tuyến điểm của các tỉnh thành lân cận Nha Trang, Đắc
Lắc, Phan Thiết… có cả website www.dalat-easyrider.com.vn. Và hiện nay, loại hình
hoạt động này dần xuất hiện ở Nha Trang, điển hình là đội xe ôm VIP (easyrider, đặt
tại 2D đường biệt thự Nha Trang). Tuy nhiên, theo tìm hiểu của người viết dịch vụ
này tại Nha Trang có khá nhiều vấn đề bất cập cũng như khó quản lý trong hoạt động
của nó. Sự lẫn lộn trong các lái xe của văn phòng tour và những lái xe bên ngoài,
cách tính giá, cách tiếp cận khách để cung cấp dịch vụ đã và đang gây ra khá nhiều sự
phản cảm đối với khách du lịch khi sử dụng dịch vụ.
Bên cạnh đó, mô hình công ty taxi 2 bánh cũng đã sớm xuất hiện tại Hà nội như
công ty Havina Moto, công ty xe ôm đầu tiên tại Việt Nam được thành lập từ cách
đây 3 năm. Tuy nhiên, công ty này cũng không hoạt động nữa với lý do “khó quản lý
các bác lái xe ôm”. Hiện nay tại Hà Nội vẫn còn một công ty taxi 2 bánh đó là công
ty cổ phần Hiền Linh với mô hình dịch vụ xe máy chở khách có gắn đồng hồ tính tiền
Cokbi. Cuối tháng 7 năm 2007, Cokbi đã có mặt tại Ga Hà Nội nhưng sau hơn 1
tháng hợp tác, Cokbi đã chính thức rút khỏi địa điểm này.
Trong khi mô hình taxi 2 bánh gặp nhiều khó khăn ở phía Bắc, loại hình vận
chuyển này lại sống tốt ở phía Nam. Công ty TNHH Khánh Duy với mô hình Omoto
taxi đã gặt hái những thành công đáng kể. Hiện nay công ty tuyển chọn cộng tác viên là
sinh viên và cung cấp các dịch vụ chủ yếu là đưa đón học sinh, chuyển phát nhanh và
giao hàng. Ngoài ra công ty cũng khai thác dịch vụ quảng cáo trên tấm chắn gió. Có thể
đây là những yếu tố giúp cho Omoto Taxi có thể duy trì và phát triển kinh doanh.

Nha Trang hiện nay đã xuất hiện dịch vụ sử dụng xe gắn máy phục vụ khách
du lịch nước ngoài nhưng chỉ ở mức độ nhỏ lẻ và mang tính tự phát. Chính vì vậy,
đề tài nghiên cứu đánh giá nhu cầu xe gắn máy vào phục vụ khách du lịch ở thành
phố Nha Trang vẫn là một đề tài khá mới mẻ mà người viết hi vọng với những kết
quả nghiên cứu đạt được sẽ là một trong những cơ sở hữu ích giúp các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch có thể xem xét, bổ sung nhằm đa dạng hóa các loại hình
dịch vụ của mình.

6

Bảng 1-1 : Thông tin về công ty Havina Moto
Ngành nghề
kinh doanh chủ yếu
Máy in, máy photo, máy Fax; tổng đài điện thoại, Panasonic,
Toshiba, máy chiếu, HP, LG, Xerox, SAMSUNG,
COMPAQ, Dell, Lenovo chuyên cung cấp máy vi tính của
các hãng nổi tiếng thế giới như: IBM, Nec, Ricoh, Hitachi
Dịch vụ Taxi Moto - Havina Moto - Xe ôm.
Sản phẩm
kinh doanh chủ yếu
Máy in, HP, máy fax, TOSHIBA, NEC, máy photocopy
,
tổng đài điện thoại, Panasonic, máy chiếu, Dell, LG,
XEROX, SAMSUNG, COMPAQ, Lenovo chuyên cung c
ấp
máy vi tính của các hãng nổi tiếng thế giới như: IBM
,
Ricoh, Hitachi Dịch vụ Taxi Moto - Havina Moto - Xe ôm.

Loại hình doanh nghiệp


Công ty Cổ phần
Cách thức kinh doanh Dịch vụ, thương mại
Nơi đăng ký Việt Nam
Thời gian thành lập 0000
Địa điểm kinh doanh
P202 Nhà 222D Ngõ 260 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội

Bảng 1-2 : Thông tin về công ty Hiền Linh
Tên dịch vụ: Dịch vụ xe ôm taxi Cokbi
Nhà cung cấp: Công ty TNHH Hiền Linh
Địa chỉ: Số 7, ngách 3/40, ngõ 40, Thái Hà, Hà Nội
Điện thoại liên lạc: (84)04.2626364
Mã dịch vụ: SVA0004
Bảng 1-3. : Thông tin về công ty Khánh Duy
Tên dịch vụ: Dịch vụ xe ôm
Nhà cung cấp: Công ty TNHH Khánh Duy
Địa chỉ: Phường 21, cư xá phú lâm A; Phường 12, quận 6 TP.HCM
Điện thoại liên lạc: (08) 54.06.07.07
Mã số thuế: 0305003728

7

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
 Câu hỏi nghiên cứu
- Liệu khách nước ngoài có nhu cầu về dịch vụ DHG hay không?
- Và nhu cầu đó trong thực tế như thế nào (nhiều hay ít, có những nhu cầu nào khác
nếu sử dụng dịch vụ)
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ DHG của du khách?
 Mục tiêu tổng quát

Tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ Driver - Hold - Guide và khám phá các yếu tố
chính ảnh hưởng đến ý định sử dụng loại hình dịch vụ Driver - Hold - Guide của
khách nước ngoài ở Nha Trang.
 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu mục đích đi du lịch của khách nước ngoài ở Nha Trang
- Tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ DHG của khách nước ngoài khi đến Nha Trang
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ DHG
- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện dịch vụ DHG phù hợp hơn với du khách
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
- Điều tra ý định sử dụng dịch vụ của khách nước ngoài đến Nha Trang
- Điều tra ý kiến của các bác tài xe ôm đang phục vụ khách nước ngoài
- Tham khảo ý kiến chuyên môn của các chuyên gia trong lĩnh vực lữ hành
 Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng điều tra
 Khách nước ngoài đến Nha Trang
 Các bác tài xe ôm
 Tham khảo vài ý kiến của các chuyên gia
- Địa điểm: Thành phố Nha Trang
- Thời gian: 12 tuần (12/3 - 12/6)
8

1.5. Sơ bộ phương pháp nghiên cứu
 Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính. Trên cơ sở
tham khảo các tài liệu, bài báo và các công trình nghiên cứu liên quan, người nghiên
cứu sẽ thiết kế bản câu hỏi định tính phỏng vấn ý kiến chuyên gia và các bác tài có
nhiều năm kinh nghiệm phục vụ khách nước ngoài về loại hình dịch vụ này. Tiếp đến
người nghiên cứu sẽ thiết kế bản câu hỏi nghiên cứu định lượng để điều tra khách du
lịch người ngoài. Bản câu hỏi ban đầu sẽ được thử nghiệm khoảng 10 - 20 khách

thông qua việc trả lời cảm nhận về dịch vụ dưới dạng mô phỏng. Bản câu hỏi một lần
nữa được điều chỉnh nếu có những sai sót trong quá trình điều tra thử.
 Nghiên cứu chính thức
- Cách tiếp cận: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở tham
khảo các mô hình nghiên cứu tương tự, các giả thuyết được người nghiên cứu giả
định để thiết kế bản câu hỏi điều tra định lượng.
- Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp phỏng vấn, và sử dụng bản câu hỏi để thu thập
dữ liệu. Thu thập dữ liệu: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp .
- Chọn mẫu: Mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện
với đối tượng là các khách du lịch nước ngoài đến thăm Nha Trang vì điều kiện
thực tế không thể chọn mẫu xác suất được. Cỡ mẫu dự kiến: 200.
- Phân tích dữ liệu: Xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 17.0
- Tiến hành kiểm định thông qua các bước:
 Thống kê mô tả mẫu.
 Đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach
Alpha.
 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).
 Phân tích hồi quy đa biến.
- Size mẫu cũng bị giới hạn vì những hạn chế sau:
 Thời gian điều tra chính thức có hạn (khoảng 6 tuần).
 Số lượng người tham gia: 1 (sinh viên thực hiện đề tài)
 Kinh phí: tự túc
- Phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày kỹ hơn trong chương 3.
9

1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu là một trong những căn cứ hữu ích giúp các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch nhìn nhận đánh giá để mở rộng loại hình dịch vụ Driver - Hold - Guide,
giúp đa dạng hóa loại hình dịch vụ phục vụ khách nước ngoài đến thăm Nha Trang.
Driver - Hold - Guide nếu được đưa vào kinh doanh sẽ tạo điều kiện thuận lợi

cho khách nước ngoài trong việc đi lại tìm hiểu văn hóa, xã hội, ẩm thực, cuộc sống
của người dân địa phương…
Đồng thời, dịch vụ DHG ra đời sẽ là giải pháp tốt cho các cơ quan chức trách
thành phố Nha Trang trong việc cải thiện bộ mặt thành phố, đảm bảo trực tự an ninh xã
hội và thay đổi cách nhìn của du khách về hình ảnh thành phố, hình ảnh “xe thồ” một
loại phương tiện phổ biến ở Việt Nam.
1.7. Kết cấu đề tài
Kết cấu của đề tài được chia thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích dữ liệu và đánh giá kết quả thu được
Chương 5: Thảo luận và kiến nghị
10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Giới thiệu
Trong chương 1 người viết đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Ở
Chương 2 này sẽ giới thiệu các lý thuyết về hành vi tiêu dùng và các khái niệm có
liên quan như sản phẩm du lịch, khách hàng, phương tiện du lịch…Đồng thời, chúng
ta cũng sẽ đưa ra một mô hình lý thuyết được xây dựng và giả thuyết cho vấn đề
nghiên cứu. Chương 2 đề cập đến một vài vấn đề chính như sau:
2.2. Một vài khái niệm về vấn đề du lịch
2.2.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể
thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển
một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế
giới. Thuật ngữ “ du lịch” trở nên rất thông dụng. Nó bắt nguồn từ tiếng Pháp: “Tour”
nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “ tourist” là người đi dạo chơi.

Đầu tiên du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người
rời khỏi chỗ ở của mình trong một khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh
để nghỉ mát, giải trí, hay chữa bệnh. Ngày nay, người ta đã thống nhất rằng về cơ bản,
tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư
trú chính trị, tìm việc và xâm lược, đều mang ý nghĩ du lịch.
Du lịch không chỉ tạo nên sự vận động của hàng triệu, triệu người từ nơi này
sang nơi khác, mà còn đẻ ra nhiều hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với nó. Như
vậy du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép.
Một mặt, nó mang ý nghĩa thông thường của từ: việc đi lại của con người với
mục đích nghỉ ngơi, giải trí… Mặt khác, du lịch được nhìn nhận dưới một góc độ
khác như là hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) do
chính nó tạo ra.
Du lịch không còn là hiện tượng lẻ loi, đặc quyền của cá nhân hay nhóm người
nào đó. Ngày nay nó mang tính phổ biến và tính nhận thức với mục tiêu không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, củng cố hòa bình và hữu nghị
giữa các dân tộc.
11

Nội dung thứ hai của khái niệm du lịch là hệ quả của nội dung thứ nhất. Du lịch
là một hiện tượng kinh tế - xã hội thu hút hàng tỉ người trên thế giới. Bản chất kinh tế
của nó là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hóa phục vụ việc thỏa mãn nhu cầu vật
chất, tinh thần của khách.
Trong một số tài liệu công bố gần đây nhất, có người quan niệm du lịch bao hàm
3 mặt nội dung, song thực chất không khác gì hai nội dung trên, bởi vì nội dung đầu
được tách ra làm đôi. Theo I.I Pirôgiơnic (1985), thuật ngữ du lịch chuyển tải 3 nội
dung cơ bản:
- Cách thức sử dụng thời gian rảnh rỗi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
- Dạng chuyển cư đặc biệt
- Ngành kinh tế, một trong những ngành thuộc lĩnh vực phi sản xuất nhằm
phục vụ các nhu cầu văn hóa - xã hội của nhân dân.

Xem xét du lịch một cách toàn diện hơn thì cần phải cân nhắc tất cả các chủ thể
tham gia vào hoạt động du lịch mới có thể khái niệm và hiểu được bản chất của du lịch
một cách đầy đủ. Các chủ thể đó bao gồm:
- Khách du lịch
- Các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ du lịch
- Chính quyền sở tại
Tuy nhiên, khái niệm du lịch có thể được xác định như sau: Du lịch là dạng hoạt
động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên
ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh
thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ
những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa (I.I Pirôgionic, 1985).
2.2.2. Sản phẩm du lịch
2.2.2.1. Khái niệm sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung
ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất
kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó. Như vậy sản
phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vô hình (dịch vụ) để cung
cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du
lịch. Chúng ta có thể tóm tắt như sau:
12

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hóa du lịch.
2.2.2.2. Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch
Nội dung cơ cấu của sản phẩm du lịch rất phong phú, đa dạng, liên quan tới rất
nhiều ngành nghề và có thể phân ra các thành phần chủ yếu sau:
 Sản phẩm cốt lõi
Sản phẩm cốt lõi là những thành phần tạo lực hút đối với du khách, có thể được
xác định như đặc điểm cốt yếu tạo động lực cho du khách đến tham quan thành phố. Ví
dụ về những sản phẩm chính của thành phố có thể mang lại cho nhu khách như thắng
cảnh du lịch, tổ chức văn hóa, địa điểm lịch sử, khu vui chơi giải trí, các sự kiện thể

thao, và những cơ hội mua sắm độc đáo.
Bao gồm các điểm du lịch, các tuyến du lịch để thỏa mãn cho nhu cầu tham quan,
thưởng ngoạn của du khách, đó là những cảnh quan thiên nhiên đẹp nổi tiếng, các kỳ
quan, các di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử mang đậm nét đặc sắc văn hóa
của các quốc gia, các vùng…
 Sản phẩm hỗ trợ
Sản phẩm hỗ trợ là những dịch vụ và những sản phẩm đi kèm làm cho chuyến đi
được hào hứng, nhưng tự nó không đủ để đi du lịch.
Cơ sở du lịch bao gồm mạng lưới cơ sở lưu trú như khách sạn, làng du lịch để
phục vụ cho nhu cầu lưu trú của du khách, cửa hàng phục vụ ăn uống, cơ sở kỹ
thuật
phục vụ cho nhu cầu giải trí của du khách, hệ thống các phương tiện vận
chuyển
nhằm phục vụ cho việc đi lại của du khách.
 Sản phẩm bổ sung
Sản phẩm bổ sung (cơ sở du lịch) là điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch.
Đây được xem là hạt nhân của sản phẩm du lịch bởi lẽ việc thực hiện nhu cầu chi tiêu
du lịch của du khách không tách rời các loại dịch vụ mà nhà kinh doanh du lịch cung
cấp. Đó là môi trường vật chất của thành phố bao gồm đường đi, hè phố, công viên, tòa
nhà và các cửa hàng mặt tiền, sự thân thiện của người dân và vấn đề an toàn.
2.2.2.3. Những đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch chủ yếu thỏa mãn nhu cầu thứ yếu cao cấp của du khách. Do đó
nhu cầu du lịch chỉ được đặt ra khi người ta có thời gian nhàn rỗi, có thu nhập cao.
Người ta sẽ đi du lịch nhiều hơn nếu thu nhập tăng và ngược lại họ sẽ cắt giảm nếu thu
nhập bị giảm xuống.
13

Sản phẩm du lịch bao gồm 4 đặc trưng sau:
 Tính vô hình
Sản phẩm du lịch về cơ bản là vô hình (không cụ thể). Thực ra nó là một kinh

nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể. Mặc dù trong cấu thành sản phẩm du lịch
có hàng hóa. Tuy nhiên sản phẩm du lịch là không cụ thể nên dễ dàng bị sao chép, bắt
chước (những chương trình du lịch, cách trang trí phòng đón tiếp…). Việc làm khác
biệt hóa sản phẩm mang tính cạnh tranh khó khăn hơn trong kinh doanh hàng hóa.
 Tính không đồng nhất
Do sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, vì vậy mà khách hàng không thể kiểm tra
chất lượng sản phẩm trước khi mua gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm. Do đó vấn
đề quảng cáo trong du lịch là rất quan trọng.
 Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra
chúng. Do đó không thể đưa sản phẩm du lịch đến khách hàng mà khách hàng phải tự
đến nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch.
 Tính mau hỏng và không dự trữ được
Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ như vận chuyển, lưu trú, ăn uống… Do đó về
cơ bản nó không thể tồn kho, dự trữ được và rất dễ hỏng.
Ngoài ra sản phẩm du lịch còn có một đặc điểm khác:
- Sản phẩm du lịch do nhiều nhà tham gia cung ứng
- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ
- Sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch.
2.2.3. Thực hiện phân tích sản phẩm du lịch
Sản phẩm cốt lõi được xác định như giá trị lợi ích chính yếu mà khách hàng nhận
được khi mua hàng. Sản phẩm hỗ trợ làm tăng giá trị của lợi ích chính yếu nhưng riêng
nó không tạo động cơ cho việc mua hàng. Sản phẩm bổ sung là gói tăng thêm quanh sản
phẩm cốt lõi và hỗ trợ.
2.2.3.1. Phân tích sản phẩm cốt lõi
Sau khi phân tích những ấn tượng đầu tiên thành phố mang lại cho du khách, bước
tiếp theo trong quá trình phân tích sản phẩm là phân tích sâu về sản phẩm chính, sản
14

phẩm bổ sung và sản phẩm gia tăng của thành phố. Một phần trong quá trình phân tích

sản phẩm cốt lõi, địa điểm lịch sử và đài tưởng niệm cần được phân tích về mọi điểm
có thể thu hút du khách. Nếu thuận tiện thì xem hoặc thi đấu thể thao cũng có thể được
xem là một thành phần của sản phẩm cốt lõi của thành phố. Hơn nữa việc phân tích các
doanh nghiệp bán lẻ và những sản phẩm mà họ bán là cần thiết, bởi vì việc có cơ hội
mua các sản phẩm độc đáo cũng là lý do để đến thăm thành phố.
Phân tích sản phẩm cốt lõi cần bao gồm cả những điểm du lịch địa phương. Đây là
những doanh nghiệp đã được lập với mục đích rất rõ là cung cấp giải trí cho du khách.
Tuy nhiên, các tổ chức phi lợi nhuận trong cộng đồng, bao gồm cả tổ chức nghệ thuật và
văn hóa, các trường đại học và cao đẳng, và ngay cả các nhà thờ, cũng được kết hợp, vì
đây cũng là những địa điểm và những sự kiện thu hút du khách.
Văn hóa, giải trí cũng là một phần sản phẩm cốt lõi của thành phố. Các cơ hội để
giải trí gồm đi xem phim, câu lạc bộ khiểu vũ, các quán bar hay các quán rượi. Những
địa điểm này có thể mang lại những hoạt động khác mà du khách có thể giải trí như hát
karaoke, và những lớp dạy khiêu vũ. Những địa điểm mà các loại hình giải trí này có thẻ
diễn ra là các khách sạn, nhà hàng, quán bar, hành lang các tòa nhà, các công viên và
ngay cả tiệm bán lẻ.
Bảng 2-1 : Câu hỏi cần trả lời khi phân tích sản phẩm cốt lõi của thành phố
Sản phẩm cốt lõi Câu hỏi
Địa điểm du lịch
Thành phố có những điểm hoạt động nào do lợi nhuận?
Nó sẽ thu hút kiểu người nào?
Tình trạng địa điểm du lịch đó có tốt không?
Nó có gắn liền với lối sống hay lợi ích hiện tại nào không?
Hình ảnh có thể cập nhật để thu hút nhiều du khách hơn không?
Văn hóa và những
điểm du lịch phi
lợi nhuận
Nhóm nhạc hay nhà hát nào thuộc thành phố?
Các công ty du lịch nào hoạt động trong thành phố của chúng ta?
Có nhóm nhạc nào biểu diễn chuyên nghiệp hay nghiệp dư ở địa

phương không?
Có nhóm văn hóa hay dân tộc nào có những hoạt động để du khách
tham gia không?
Có lễ hội ca nhạc, dân tộc có thể thu hút du khách không?
Chúng ta có các trường đại học hay cao đẳng trình diễn các vở kịch
hay buổi hoàn nhạc cho công chúng?
15

Di tích hay tượng
đài lịch sử
Chúng ta có tượng đài hay nghĩa trang lịch sử nào nổi bật không?
Chúng ta có được biết đến do bất kỳ sự kiện lịch sử nào không?
Chúng ta có phải là quê hương của một người hay nhóm người nổi
tiếng (hay tai tiếng) nào không?
Chúng ta có bảo tàng lịch sử nào không?
Giải trí
Chúng ta có quang cảnh đời sống về đêm sôi nổi không?
Chúng ta có được biết đến nhờ một loại hình giải trí tiêu biểu nào
không?
Chúng ta có đưa ra những khu giải trí đa dạng nhắm đến từng
nhóm có lối sống riêng biệt không?
Chúng ta có khu giải trí phù hợp cho các gia đình không?
Thể thao
Chúng ta có đội thể thao lớn nhỏ nào không?
Chúng ta có đội thể thao nghiệp dư sôi nổi nào không?
Chúng ta có những hoạt động thể thao mà du khách có thể tham
gia không?
Những khu vực lân cận có được biết đến nhờ một loại hình thể
thao tiêu biểu nào không?
Mua sắm

Chúng ta có những cơ sở bán lẻ đang dạng không?
Chúng ta có những cơ sở bán lẻ đặc biệt nào không?
Chúng ta có tạo cơ hội cho du khách mua hàng thủ công trang trí
không?
Chúng ta có trung tâm mua sắm giảm giá nào không?
Chúng ta có cửa hàng đồ cổ hay hiệu sách bán sách cũ nào không?
2.2.3.2. Phân tích sản phẩm hỗ trợ
Bước tiếp theo trong quá trình phân tích sản phẩm là phân tích sản phẩm hỗ trợ của
thành phố. Một vài sản phẩm hỗ trợ rất độc đáo so với sản phẩm cốt lõi, trong khi tất cả
du khách đều cần những sản phẩm bổ sung khác.
Bảng 2-2 : Câu cần trả lời khi phân tích sản phẩm hỗ trợ
Sản phẩm phụ Câu hỏi
Các tour
và vật lưu niệm
Các sản phẩm nào phù hợp với sở thích đặc biệt của nhóm du
khách đến tham quan du lịch?
Quà lưu niệm chung của thành phố có được bán với nhiều giá cả
khác nhau?
16

Có tour nào thiết kế để đáp ứng cho từng nhóm du khách không?
Có những chuyến đi tham quan tổng quát để du khách làm quen
với khu vực đó không?
Nhà hàng
Chúng ta có các kiểu nhà hàng với thực đơn khác nhau không?
Những nhà hàng khác nhau này có phục vụ bữa ăn cho nhiều
phân khúc du khách khác nhau hay không?
Mức giá có phù hợp với khả năng du khách sẵn sàng trả không?
Cơ sở vật chất của nhà hàng có sạch sẽ và được giữ gìn cẩn thận
không?

Nhà hàng có nằm ở những vị trí thuận lợi không?
Nhà hàng có mở cửa đủ thời gian đáp ứng nhu cầu khách không?
Phòng cho thuê
Khách sạn có tiếp đón du khách niền nở không?
Giá cả có phù hợp với khả năng du khách sẵn sàng trả không?
Cơ sở vật chất của những phòng cho thuê có sạch sẽ không?
Vị trí chúng có thuận lợi không?
Giao thông
Có xe di chuyển từ sân bay, trạm xe buýt, hay khu vực giữa xe
đến trung tâm thành phố và khách sạn không?
Có xe di chuyển trong nội thành thành phố để du khách có thể đi
đến các địa điểm du lịch và sự kiện một cách dễ dàng không?
Những dịch vụ khác
Có nơi cho thuể xe hơi không?
Du khách có thể được sửa xe khẩn cấp không? Có dịch vụ y tế
khẩn cấp cho du khách không?
Du khách có thể tham quan các điểm tôn giáo thuận lợi?
Sự trợ giúp từ cảnh sát có kịp thời không?
Khách sạn có dịch vụ chăm sóc trẻ em không?
Có trung tâm hỗ trợ du khách không?

Một khi có những thông tin này, chúng ta cần phải phân tích để xác định có đủ số
lượng và loại hình cơ sở không. Hy vọng có đủ cơ sở để mang lại cho du khách các bữa
điểm tâm, trưa, tối, và ngay cả bữa ăn khuya, với nhiều lựa chọn về món ăn và giá cả.
Việc có hàng loạt món ăn với giá cả khác nhau rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu
cầu của nhiều nhóm khách. Ví dụ, một nhóm du khách thích thưởng thức những bữa ăn
thịnh soạn đắt tiền, nhưng cũng có những nơi điểm tâm không đắt để đưa cả nhà đến.
Những cơ sở thực phẩm có thể được phân tích về mặt độc đáo để có thể tiếp thị
cho du khách. Ví dụ, nếu thành phố có một số nhà hàng phục vụ cùng một kiểu thực

×