Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

ĐÁNH GIÁ mức độ cảm NHIỄM một số LOẠI VIRUT ở đàn tôm sú (penaeus monodon fabricius, 1978) bố mẹ tại QUẢNG NAM và THỬ NGHIỆM một số BIÊN PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN sự lây NHIỄM VIRUT từ tôm mẹ SANG đàn ấu TRÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 66 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ



ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CẢM NHIỄM MỘT SỐ LOẠI VIRUT Ở ĐÀN TÔM
SÚ( Penaeus monodon fabricius, 1978) BỐ MẸ TẠI QUẢNG NAM VÀ
THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIÊN PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN SỰ LÂY
NHIỄM VIRUT TỪ TÔM MẸ SANG ĐÀN ẤU TRÙNG


Học viên thực hiện: Hoàng Thị Kim yến
GVHD: PGS. TS Đỗ Thị Hòa










Nha trang, năm







Lời cam đoan








Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi thực
hiện trong khoá học cao học Nuôi trồng thuỷ sản 2004-2008. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả



Hoàng Thị Kim Yến















LỜI CÁM ƠN


Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô, các anh chị trường Đại học
Nha trang, Sở Thuỷ sản (Nay là Sở NN&PTNT Quảng Nam), Chi cục Thuỷ
sản, các trại sản xuất tôm sú giống tại Quảng Nam đã tạo điều kiện cho tôi
được tham gia khoá học và thực hiện đề tài này.
Sự biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin được dành cho cô giáo, Tiến sĩ Đỗ Thị
Hoà đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn này.
Tôi cũng gửi lời cám ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã
động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian vừa qua, đặc biệt là sự chia sẻ từ
gia đình nhỏ của tôi.













MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cám ơn ii
Mục lục iii
Thuật ngữ và các từ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình viii
MỞ ĐẦU 1
Phần 1
TỔNG QUAN
I. Tình hình nghiên cứu bệnh virus ở tôm he (Penaeus.sp) trên thế giới 3
1. Bệnh MBV 3
2. Bệnh virus đốm trắng 5
3. Bệnh gan tụy do Parvovirus 8
4. Bệnh đầu vàng (YHD) 9
II. Nghề nuôi tôm sú, bệnh và nghiên cứu bệnh virus trên tôm sú ở Việt Nam 10
1.Nghề sản xuất tôm sú giống và nuôi tôm thương phẩm ở Việt Nam 10
1.1. Nghề sản xuất tôm sú giống ở Việt Nam 10
1.2. Nuôi tôm thương phẩm tại Việt Nam 11
2. Nuôi tôm thương phẩm tại Quảng Nam 12
3. Các nghiên cứu về bệnh ở tôm sú nuôi tại Việt Nam…………………13
III. Một số nghiên cứu về biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm mầm
bệnh từ tôm bố mẹ sang đàn ấu trùng 16
Phần 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 18
1. Đối tượng nghiên cứu 18

2. Thời gian nghiên cứu 18
3. Địa điểm nghiên cứu 18
II. Sơ đồ khối nghiên cứu 19
III. Phương pháp nghiên cứu 20


III.1. Thu mẫu và các thông tin có liên quan 20
III.1.1. Thu mẫu 20
III.1.2. Thu thập các thông tin có liên quan đến hiện trạng nghề sản xuất tôm
sú giống ở Quảng Nam 20
III.1.3. Cố định mẫu 20
III.2. Các phương pháp nghiên cứu đã áp dụng 21
III.2.1 Phương pháp kiểm tra nhanh 21
III.2.2. Phương pháp kiểm tra phân tôm bố mẹ 21
III.2.3 Phương pháp mô bệnh học 21
III.2.4. Phương pháp PCR 23
III.3. Các phương pháp bố trí thí nghiệm áp dụng biện pháp ngăn chặn
sự lây nhiễm virus từ tôm mẹ sang đàn ấu trùng 25
III.4. Bố trí thí nghiệm để kiểm tra khả năng lây nhiễm virus MBV
của các tôm sú đực và cái khi nhốt chung nhau trong một dụng cụ 29
III.5. Phương pháp xử lý số liệu 30
III.5.1. Xác định tỷ lệ cảm nhiễm virus 30
III. 5.2. Xác định cường độ nhiễm 30
III.5.3. Phương pháp xử lý số liệu 31
Phần 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Hiện trạng nghề sản xuất tôm sú giống và mức độ cảm nhiễm virus
ở đàn postlarvae tôm sú sản xuất tại Quảng Nam 32
I.1. Hiện trạng nghề sản xuất tôm sú giống tại Quảng Nam 32
I.1.1. Thông tin chung 32

I.1.2 Tình hình sản xuất tôm sú giống tại Quảng Nam trong 10 năm 32
I.2. Mức độ cảm nhiễm các loại virus ở đàn postlarvae của tôm sú sản
xuất tại Quảng Nam 34
II. Mức độ cảm nhiễm virus WSSV, MBV, HPV ở đàn tôm sú bố mẹ
tại Quảng Nam 36
III. Kiểm tra mức độ cảm nhiễm virus MBV ở tôm sú bố mẹ bằng các
phương pháp khác nhau 39


IV. Kết quả thực nghiệm áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sự lây nhiễm virus
từ mẹ sang đàn ấu trùng 44
IV.1. Đánh giá hiệu quả của biện pháp kiểm tra WSSV ở tôm mẹ trước khi
cho tham gia sinh sản nhằm sản xuất ra đàn postlarvae không nhiễm virus
WSSV 44
IV.2. Hiệu quả các biện pháp ngăn ngừa sự lây nhiễm MBV từ tôm mẹ sang
đàn ấu trùng 44
IV.3. Thí nghiệm kiểm tra khả năng lây nhiễm virus MBV từ con tôm sú bố,
mẹ khi nhốt chung nhau trong một dụng cụ 50

Phần 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
I. Kết luận 52
II. Đề xuất ý kiến 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54




THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


NTTS Nuôi trồng thủy sản
PL Postlarvae
TLN Tỷ lệ nhiễm
SS Sinh sản
♂ Con đực
♀ Con cái
MG Malachite green



DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Tên bảng Trang

1 Số trại sản xuất tôm giống ở Việt Nam từ năm 2000 – 2006 11
2 Diện tích, sản lượng nuôi tôm ở Việt Nam 2000-2006 12
3 Diện tích, sản lượng nuôi tôm tại Quảng Nam từ 2000-2006 12
4 Tình hình sản xuất tôm sú giống tại Quảng Nam 33
5 Mức độ cảm nhiễm các loại virus ở đàn postlarvae của tôm
sú sản xuất tại Quảng Nam.
34
6 Tần số gặp nhiễm virus ở tôm ♂ và tôm ♀ đưa vào kiểm tra 37
7 Tỷ lệ cảm nhiễm (%) virus WSSV, MBV, HPV ở tôm sú bố
mẹ tại Quảng Nam
37
8 So sánh tỷ lệ nhiễm MBV trên tôm sú bố mẹ tại Quảng Nam
với hai phương pháp: mô bệnh học và soi phân
40

9 Sự cảm nhiễm WSSV của postlarvae ở các bể thí nghiệm 44
10 Kết quả của phương pháp kiểm tra phân tôm mẹ trước khi
cho tham gia sinh sản.
45
11 Mức độ nhiễm MBV của postlarvae trong thí nghiệm rửa
Nauplius bằng hóa chất
47
12 Kết quả thí nghiệm theo dõi sự lây nhiễm MBV theo trục
ngang giữa những con tôm sú bố, mẹ.
50














DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tên hình Trang
1 Sơ đồ khối nghiên cứu đề tài 19
2 Các bước tiến hành của phương pháp mô bệnh học 23
3 Các bước tiến hành của kỹ thuật PCR 25

4 Thí nghiệm kiểm tra WSSV trên tôm sú bố mẹ trước khi cho
tham gia sinh sản.
26
5 Thí nghiệm kiểm tra MBV trong phân tôm mẹ trước khi cho
tham gia sinh sản
27
6 Thí nghiệm rửa nauplius trước khi đưa vào ương nuôi 28
7 Thí nghiệm kiểm tra khả năng lây lan MBV theo trục ngang
giữa các con tôm bố, mẹ được nuôi chung trong một dụng cụ.
29
8, 9 Mô gan tôm mẹ bị nhiễm MBV (Tiêu bản nhuộm bằng H&E
độ phóng đại 400X
41
10 Phân tôm mẹ chứa thể ẩn MBV ( Soi trực tiếp dưới kính hiển
vi ở độ phóng đại 400X)
42
11 Phân tôm mẹ không chứa thể ẩn MBV (Soi trực tiếp dưới
kính hiển vi ở độ phóng đại 400X)
42
12,13

Mô gan tôm sú bố, mẹ bị nhiễm HPV (Tiêu bản nhuộm bằng
H&E ở độ phóng đại 400X)
43
14 Gan postlarvae của tôm sú bị nhiễm MBV (Mẫu gan được
nhuộm bằng MG và quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng
đại 400X)
49



Trang 1
MỞ ĐẦU

Ngành NTTS đang ngày càng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của Quốc gia, nó không chỉ mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước mà
còn góp phần đáng kể vào sự thành công của công tác giảm nghèo, làm thay
đổi đời sống dân cư các vùng miền núi và ven biển. Trong nuôi thuỷ sản, nuôi
tôm là một trong những nghề phát triển mạnh nhất. Khâu đầu tiên quyết định
sự tồn tại và phát triển của nghề nuôi tôm công nghiệp là sản xuất nhân tạo
tôm sú giống. Bắt đầu từ năm 1998, khi các nhà khoa học cho tôm sú đẻ nhân
tạo thành công tại miền Trung, thì nghề nuôi tôm mới thật sự phát triển và
phát triển rất nhanh. Hàng nghìn trại sản xuất tôm sú giống đã được xây dựng
dọc bờ biển miền Trung, nhiều hecta mặt nước ven biển được đưa vào nuôi
tôm thương phẩm. Tuy nhiên, dịch bệnh liên tiếp xảy ra đã làm cho năng suất,
sản lượng tôm giống và tôm thịt ở khu vực này giảm sút mạnh trong những
năm gần đây.
Yếu tố đầu tiên và quan trọng gây bệnh cho động vật thủy sản là sự có
mặt của tác nhân gây bệnh trong hệ thống nuôi thủy sản. Trong các trại giống
và ao nuôi thương phẩm, tác nhân gây bệnh là virus gây nhiều loại bệnh nguy
hiểm khác nhau. Có những virus gây tác hại cho ấu trùng tôm như virus
MBV, BMN, nhưng cũng có nhiều virus nhiễm vào tôm từ giai đoạn ấu trùng,
do lây nhiễm theo trục dọc – từ mẹ sang con, nhưng lại phát bệnh ở giai đoạn
tôm sú nuôi thương phẩm, như virus WSSV, YHV, HPV,…. Hầu hết các
virus gây bệnh ở tôm sú đều có thể lây nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp từ tôm
mẹ sang con. Do vậy, việc nghiên cứu để đánh giá mức độ và chủng loại virus
cảm nhiễm ở đàn tôm mẹ trong các trại tôm giống tại Quảng Nam và thử
nghiệm các biện pháp nhằm giảm thiểu sự lây nhiễm virus này từ mẹ sang
con, là giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng tôm sú giống sản xuất tại
địa phương và góp phần hạn chế dịch bệnh do virus gây ra ở các ao nuôi
thương phẩm.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, để hoàn thành chương trình đào tạo
thạc sĩ ngành nuôi trồng thủy sản, chúng tôi được nhà trường và khoa nuôi

Trang 2
trồng thủy sản cho phép thực hiện đề tài: “ Đánh giá mức độ cảm nhiễm một
số loại virus ở đàn tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) bố mẹ tại
Quảng Nam và thử nghiệm một số biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm
virus từ tôm mẹ sang đàn ấu trùng”. Đề tài được thực hiện với các nội dung
sau:
1. Tìm hiểu hiện trạng nghề sản xuất tôm sú và các loài virus cảm
nhiễm ở đàn postlarvae tôm sú sản xuất tại Quảng Nam.
2. Nghiên cứu sự cảm nhiễm virus WSSV, MBV, HPV trên đàn tôm sú
bố mẹ tại Quảng Nam.
3. Thử nghiệm một số biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm virus từ
tôm mẹ sang đàn ấu trùng.
Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng rằng kết quả thu
được sẽ là cơ sở khoa học cho các biện pháp kỹ thuật để các trại sản xuất tôm
sú giống của Quảng Nam có thể đưa ra thị trường đàn tôm sú giống khỏe
mạnh, không hoặc ít mang tác nhân gây bệnh nguy hiểm như virus, góp phần
giảm thiểu các bệnh dịch trong nuôi thương phẩm.

















Trang 3

Phần 1
TỔNG LUẬN
I. Tình hình nghiên cứu bệnh virus ở tôm sú (Penaeus.
Monodon ) trên thế giới:
Tôm sú (Penaeus monodon) được nuôi phổ biến ở rất nhiều quốc gia
trên thế giới, tập trung nhiều ở khu vực Châu Á và Nam Mỹ. Đây chính là đối
tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Trên tôm sú nuôi có thể bị nhiễm nhiều loại
tác nhân gây bệnh khác nhau: virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Trong đó
virus luôn là tác nhân có thể gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm khác nhau.
Một số bệnh virus thường gặp trên tôm sú:
1. Bệnh Monodon Type baculovirus (MBV):
Khi nói đến bệnh do virus gây ra cho tôm he nuôi, không thể không nói
đến bệnh MBV. Bệnh MBV có thể tìm thấy trong hầu hết các thông báo bệnh
tôm ở các nước trên thế giới. MBV có mặt trong phần lớn các trang trại nuôi
tôm ở Châu Á như: Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Singapore, Thái Lan,
Indonesia … và có thể cảm nhiễm trên nhiều loài tôm khác nhau: P.
monodon, P. merguiensis, P. indicus, P. semisulcatus, P. penicillatus,
P.vanamei… Tuy nhiên chỉ có tôm sú (P.monodon) thường bị nhiễm cao và
phổ biến nhất.
Virus MBV có thể cảm nhiễm ở các giai đoạn khác nhau của tôm nuôi
và bắt đầu từ giai đoạn zoea 2. Dấu hiệu chính của bệnh thể hiện đặc thù nhất
ở giai đoạn postlarvae, khi tôm bị nhiễm MBV nhẹ, các dấu hiệu lâm sàng

không rõ ràng, khi bị nhiễm nặng, tôm có dấu hiệu yếu, bỏ ăn, bơi lội lờ đờ,
cơ thể đổi màu xanh lơ hay xanh đen, sinh trưởng chậm, chuyển giai đoạn
không đồng đều [23].
Tôm thịt khi bị nhiễm MBV, thường chết rải rác, cơ thể có màu đen tối,
kém ăn, còi cọc, chậm lớn, chu kì lột xác kéo dài, mang và bề mặt cơ thể bị
cảm nhiễm rất nhiều các tác nhân cơ hội như: vi khuẩn dạng sợi, động vật đơn

Trang 4
bào (protozoa), tảo đơn hay đa bào và các tác nhân khác, sau 3 đến 4 tháng
nuôi, tôm vẫn có kích thước rất nhỏ, người ta thường gọi là “tôm kim”. Ngoài
ra nhiều tác giả còn cho rằng, MBV có thể làm cơ thể tôm yếu đi và mẫm cảm
hơn với các mầm bệnh nguy hiểm khác như vi khuẩn vibrio, virus đốm trắng,
gây tỷ lệ chết cao trong quần đàn.
Tôm sú bố mẹ cũng có thể nhiễm MBV, nhưng tác hại trên tôm mẹ
không rõ ràng. Nhìn hình thức bên ngoài rất khó xác định tôm mẹ có nhiễm
MBV hay không, nên nguy cơ đưa tôm mẹ có MBV (+) vào tham gia sinh sản
nhân tạo trong các trại giống là rất cao. Các con tôm mẹ có MBV (+) chắc
chắn sẽ tạo ra những đàn postlarvae bị dương tính với MBV. Mức độ nhiễm
MBV nặng hay nhẹ của tôm mẹ, có quan hệ chặt chẽ với mức độ nhiễm MBV
cao hay thấp ở đàn tôm ấu trùng.
Năm 1999, Liao đã thông báo rằng quần đàn tôm mẹ bắt từ biển của
Đài Loan, năm 1987 nhiễm MBV 33%, đến năm 1989 nhiễm 100%, thường
gặp nhiễm 85%. Natividad 1992, cho biết ở Philippines đến năm 1992 rất khó
tìm được một đàn postlarvae của tôm sú không nhiễm MBV [3].
Tại Việt Nam, phòng bệnh học của Trung tâm nghiên cứu thuỷ sản III,
đã phát hiện 30/54 (chiếm tỷ lệ 68%) mẫu kiểm tra tôm bố mẹ nhiễm MBV,
với mẫu postlarvae bị nhiễm là 40,5% (nguồn VietNamNet, cập nhật
05/12/2003).
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ nhiễm MBV và tác hại của
bệnh này đối với điều kiện sống của tôm, Chanratchakool (1994) đã cho rằng:

Những đàn tôm bị nhiễm MBV nếu được sống trong môi trường thuận lợi và
ổn định, thì hầu như tác hại không đáng kể, nhưng khi gặp điều kiện môi
trường không ổn định, tôm bị stress thì có thể kích thích MBV tăng cường
mức độ cảm nhiễm và gây ra dịch bệnh [18].
MBV còn có thể lây lan theo trục ngang. Nếu tôm mẹ (+) với MBV
nhưng trứng và giai đoạn nauplius lại (-) với virus này. Điều này cho thấy
không có sự lây nhiễm MBV theo trục dọc như đúng với nghĩa của từ này.
Tuy vậy, virus từ tôm mẹ được thải ra bể đẻ, theo phân rồi cảm nhiễm vào
đàn ấu trùng qua con đường tiêu hóa, khi ấu trùng sử dụng thức ăn từ môi

Trang 5
trường ngoài. Do vậy, đến giai đoạn zoea 2, ấu trùng của các con tôm mẹ (+)
với MBV mới thể hiện kết quả (+) với virus này [14,16].
Ngày nay, bệnh MBV đã và đang được nghiên cứu ở nhiều quốc gia,
hàng loạt các thông báo về kết quả nghiên cứu đã được công bố. Các phương
pháp chuẩn đoán sự nhiễm MBV trên tôm ở mức độ hiện đại như: phương
pháp dùng kính hiển vi điện tử, phương pháp thăm dò gen, phương pháp kiểm
tra kháng thể của virus. Ngoài ra với MBV, do đặc tính của nhóm virus có tồn
tại thể ẩn, nên phương pháp nhuộm màu gan tôm ép tươi bằng malachite
green và phương pháp mô học, cho phép chẩn đoán chính xác sự cảm nhiễm
của MBV trong các tế bào gan tụy của tôm, thông qua việc phát hiện sự tồn
tại của các thể ẩn trong mẫu nghiên cứu. Tuy vậy, hai phương pháp này dù
sao cũng còn một số hạn chế đó là không thể phát hiện chính xác khi tôm bị
nhiễm virus ở giai đoạn đầu tiên, chưa hình thành thể ẩn (occulusion body).
Nhưng phương pháp này phù hợp cho việc nghiên cứu bệnh MBV ở các
phòng thí nghiệm thô sơ của các quốc gia nghèo (D.lighner, 1996) [23].
2. Bệnh virus đốm trắng (White spot Baculovirus-WSBV):
Virus này có nhiều tên gọi khác nhau: WSBV (White spot Baculovirus-
Bệnh đốm trắng do Baculovirus), WSSV (White spot syndrome- Hội chứng
đốm trắng) hay SEMBV (Systemic Ectodemal and Mesodermal Baculovirus).

Đây là loại virus có độc lực lớn, hầu hết các loài tôm he đều có thể
nhiễm bệnh này. Các thông báo ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho
thấy, tôm sú (Penaeus monodon) và tôm he Nhật Bản (P. japonicus) chịu tác
hại rất lớn về bệnh này [3].
Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và phân tử của virus cho thấy,
virus đốm trắng cũng là virus chứa ADN, bộ gen mạch đôi dạng vòng, có
dạng hình que hai đầu tròn, kích thước lớn 300x100nm. Dựa trên sự phân tích
gen và hình thái học của virus này mà Wang el al (1995) và Wongteerasirpaya
et al (1995) đã phân loại virus WSSV thuộc nhóm Baculovirus không hình
thành thể ẩn. Tuy vậy, kỹ thuật phân tích trình tự ADN của WSSV những
năm gần đây đã không ủng hộ luận điểm cho rằng, tác nhân gây bệnh đốm

Trang 6
trắng ở tôm he là Baculovirus, mà họ cho rằng là một loại virus mới có axit
nucleic là DNA thuộc họ Nimaviridae (Van Hulten, 2001) [3].
Tôm he bị bệnh đốm trắng, thường thể hiện dấu hiệu khả năng tiêu thụ
thức ăn giảm sút rõ ràng, cá biệt có trường hợp tăng cường độ bắt mồi hơn
bình thường, sau vài ngày mới có hiện tượng bỏ ăn. Tôm bệnh có thể chuyển
sang màu hồng đỏ. Hiện tượng tôm chết có thể xảy ra ngay sau đó, tỷ lệ chết
cao, có thể tới 90-100% trong vòng 3-7 ngày.
Khi tôm bị bệnh WSSV, trong mô của một số cơ quan như mang, dạ
dày, biểu mô dưới vỏ kitin, cơ quan tạo máu … có những biến đổi đặc thù.
Những tế bào bị nhiễm virus thể hiện sự hơi phình to của nhân tế bào, trong
đó chứa duy nhất một thể vùi (Inclusion bodies), hình cầu, hoặc hình trứng
bắt màu hồng tím của Hematoxylin. Khi bệnh nặng, các thể vùi thường chiếm
hết thể tích của nhân tế bào phình to.
Sự lan truyền của WSSV theo cả hai trục ngang và dọc, nhưng lây
nhiễm rất mạnh theo trục ngang. Virus này có thể lây nhiễm trên hầu hết các
loại giáp xác. Người ta đã phát hiện virus này tồn tại trong tuyến sinh dục của
tôm mẹ, nên có thể lây nhiễm trực tiếp từ mẹ sang đàn ấu trùng [3].

Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học của WSSV cho thấy, virus
đốm trắng không tồn tại trong môi trường nước quá 3-4 ngày, do đó giáp xác
hoang dã được xem như là vật trung gian truyền bệnh qua các mùa vụ. Như
vậy con đường nguy hiểm nhất truyền bệnh vào ao nuôi là những loài tôm
hoang dã và các loài giáp xác khác mang mầm bệnh [13].
Sự bùng phát của bệnh WSSV ở tôm nuôi, phụ thuộc rất nhiều vào khí
hậu thời tiết và môi trường ao nuôi. Những nhân tố có thể gây sốc (stress) cho
tôm nuôi: mật độ nuôi cao, các chỉ số môi trường như nhiệt độ, pH, độ mặn,
N-NH
3
của nước ao có sự biến động lớn vượt ra ngoài ngưỡng sinh thái thích
hợp của tôm, đều có thể là điều kiện cho sự bùng phát của bệnh. Vào mùa có
nhiệt độ thấp, từ tháng 10-11 năm trước kéo dài đến tháng 2-3 năm sau, thì
bệnh thường xảy ra hơn [3]. Các nhà khoa học ở Thái Lan còn cho rằng sản
phẩm dư thừa của các hoạt động nông nghiệp như hoá chất, thuốc trừ sâu…
cũng rất nguy hiểm đối với tôm, là yếu tố thuận lợi cho sự bùng nổ dịch bệnh.

Trang 7
Do vậy, việc phát hiện các chất này trong ao nuôi tôm ngay cả ở mức độ thấp
nhất cũng có tác dụng trong việc phòng ngừa bệnh [21].
Hiện nay chưa có bất cứ một loại thuốc hay hoá chất nào có thể trị được
bệnh đốm trắng, cũng như chưa có nghiên cứu nào xác định được rằng, đã có
văcxin phòng ngừa được bệnh đốm trắng. Khi phát hiện được bệnh, tốt nhất là
thu hoạch ngay để giảm bớt thiệt hại.
Tuy nhiên, trở ngại của việc quản lý bệnh đốm trắng trong ao nuôi tôm
là không phải lúc nào dấu hiệu bệnh lý của bệnh đốm trắng xuất hiện trên cơ
thể tôm cũng có nghĩa là tôm bị nhiễm virus đốm trắng. Có một hội chứng
dịch bệnh khác xảy ra với dấu hiệu bệnh lý tương tự như bệnh đốm trắng
được phát hiện và báo cáo, đó là “Hội chứng đốm trắng do vi khuẩn”
(Bacterial white spot Syndrom – BWSS) (Wang el al 1999, 2000), cho kết

quả âm tính với virus WSSV bằng phương pháp PCR. Bệnh đốm trắng do vi
khuẩn ít gây thiệt hại như dịch bệnh đốm trắng do virus, mặc dù đôi khi nó
làm giảm khả năng lột xác và tăng trưởng. Khi tôm bị bệnh cũng xuất hiện
các đốm trắng ở giáp đầu ngực, khắp cơ thể và thấy được rất rõ khi lột vỏ tôm
ra khỏi cơ thể. Các đốm trắng này dày đặc như trong hội chứng dịch bệnh
đốm trắng do virus. Dưới kính hiển vi điện tử, những đốm thương tổn hiện rõ
ràng trông giống như cây địa y màu nâu nhạt, có mép viền quanh, ở giữa là lỗ
nhỏ hình thành do bị ăn mòn. Dấu hiệu bệnh lý này cũng giống như giai đoạn
sớm của dịch bệnh đốm trắng do virus, nên không thể dựa vào đó để làm căn
cứ chẩn đoán bệnh đặc thù. Suốt giai đoạn sớm của quá trình nhiễm bệnh, tôm
vẫn ăn và hoạt động bình thường, các đốm trắng có thể mất đi. Tuy nhiên
trong giai đoạn này, tôm sẽ tăng trưởng chậm và chết với một tỷ lệ thấp
(Wang el al, 2000). Vi khuẩn gây bệnh đốm trắng chỉ ở trên bề mặt cơ thể
tôm, lây nhiễm thông thường qua môi trường nước nuôi trong ao. Mặc dù
vậy, điều này vẫn chưa được chứng minh bằng các nghiên cứu thực nghiệm
về lây nhiễm. Trước đây, người ta dùng phương pháp mô học để phân biệt hai
loại bệnh này. Ngày nay, người ta kết hợp với phương pháp PCR để chuẩn
đoán bệnh.

Trang 8
Ý nghĩa của mối quan hệ phức tạp này là nên xác định tôm nuôi có bị
nhiễm virus hay không trước khi thu hoạch khẩn cấp. Mối quan hệ giữa virus
và dấu hiệu bệnh vẫn còn đang được tiếp tục nghiên cứu [29].
3. Bệnh gan tụy do Parvovirus (Hepatopancreatic parvovirus disease
– HPV)
HPV được xem là một virus đặc thù của tôm he Châu Á, Châu Phi,
Châu Úc, bởi nó được phát hiện ở Châu Á và tất cả thông báo về tôm nhiễm
HPV đều xuất phát từ khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Đến nay, loài virus
này đã xuất hiện trên phạm vi toàn thế giới.
Một số loài tôm he có thể bị nhiễm loại bệnh này, trong đó các loài chủ

đạo được nuôi nhiều nơi trên thế giới: P.monodon, P. Japonicus, P.
merguiensis, P. vannamei, P. indicus [3].
Theo Donald V. Lighner (1996), khi nghiên cứu mức độ nhiễm HPV
của 4 trại giống ở Singapore, cho thấy mức độ nhiễm rất cao (>50%) gặp ở
hai trại sản xuất postlarvae bằng cách cho tôm mẹ sinh sản trong điều kiện
nhân tạo. Ngược lại, mức độ nhiễm rất thấp ở hai trại ương tôm vớt giống từ
tự nhiên theo thủy triều (<15%). Điều đó cho thấy HPV chủ yếu lây truyền
theo trục dọc từ bố mẹ sang con. HPV có lây nhiễm treo trục ngang, từ con
này sang con khác nhưng không phải là chủ yếu.
Khi tôm bị nhiễm HPV có một số dấu hiệu riêng biệt: gan teo, có màu
trắng nhợt, sinh trưởng chậm, kém ăn, giảm hoạt động và tăng sinh vật cơ hội
bám trên mang và trên cơ thể, làm đục cơ [3].
Tác hại của virus HPV tới tôm nuôi rất khác nhau từ các nguồn tài liệu.
Có thông báo cho rằng HPV có thể gây chết ở giai đoạn tôm ấu niên
(Juvenile), với tỷ lệ chết tích lũy có thể lên 50-100% trong một tháng đầu ở ao
nuôi tôm thịt. Lại có thông báo cho rằng, HPV có tác hại gây hiện tượng còi,
chậm lớn ở tôm nuôi, có mối quan hệ chặc chẽ giữa mức độ nhiễm HPV và
sinh trưởng của tôm ở những tháng đầu trong ao nuôi tôm thịt. Ngày nay,
người ta biết rằng HPV và MBV là virus gây bệnh trên gan tụy, phổ biến ở
các loài tôm he nuôi, không hoặc ít gây chết tôm nhưng làm tôm chậm lớn,
trong đó HPV gây bệnh chậm lớn nặng hơn MBV[25].

Trang 9
Khi kiểm tra mức độ cảm nhiễm MBV bằng phương pháp mô học với
thuốc nhuộm Hematoxylin và Eosin cũng phát hiện được một số thể vùi rất
đặc thù của HPV. Đặc biệt trong vài năm gần đây tại Việt Nam xuất hiện hội
chứng teo gan xảy ra ở tôm sú thương phẩm vào mùa có nhiệt độ cao, có một
vài mẫu trong số nhiều mẫu tôm bị bệnh teo gan đã thu được, cho thấy sự
nhiễm HPV ở cường độ cao. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu tiếp theo.
Người ta có nhiều phương pháp để chuẩn đoán chính xác sự nhiễm

HPV trên tôm he, đó là có thể dựa vào dấu hiệu bệnh lý, lý lịch nguồn gốc của
đàn tôm để chuẩn đoán. Trên lát cắt mô gan tụy, sự nhiễm HPV thể hiện bằng
sự tồn tại của một thể vùi (Inclusion body) trong nhân tế bào gan tụy phình to.
Nhuộm nhanh trên mô ép tươi gan tụy tôm với thuốc nhuộm giemsa, có khả
năng chuẩn đoán khá cao sự nhiễm HPV, nhưng chỉ ≤ 50% so với phương
pháp mô học khi tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm thấp [3].
4. Bệnh virus đầu vàng (Yellow head disease-YHV):
Dựa vào dấu hiệu tôm khi bị bệnh, người ta đã gọi bệnh này bằng một
số tên như: bệnh đầu vàng (Yellow head disease -YHD), bệnh vàng đầu do
virus (Yellow head virus disease – YHVD).
Những nghiên cứu trước đây cho rằng, gây bệnh YHV ở tôm he là
virus Rhabdovirus thuộc họ Rhabdovidae, có axit Nucleic là ARN. Nhưng
trong những nghiên cứu gần đây lại cho rằng YHV là một virus thuộc họ
Coronaviridae, có axit nucleic là sợi đơn ARN, có dạng hình que.
YHV có sự phân bố rộng, liên quan tới các quốc gia có nuôi tôm sú
(P.monodon), nhưng cho đến nay bệnh này mới được nghiên cứu ở Thái Lan
(P.J. Walker, 2000). Theo Lightner 1996, bệnh này xuất hiện ở Thái Lan năm
1990 trong các ao nuôi tôm thâm canh. Tuy vậy người ta còn cho rằng rất có
thể bệnh này đã xảy ra sớm hơn và gây ra dịch chết tôm nghiêm trọng ở Đài
Loan 1987-1989 [3].
Tôm bị bệnh YHV, thể hiện khả năng tiêu thụ thức ăn tăng lên trong
một vài ngày, sau đó một số lớn tôm trong ao dừng ăn. Ngày thứ nhất, một số
con lờ đờ hôn mê bơi trên tầng mặt gần bờ ao. Những con tôm này có phần
đầu ngực màu vàng. Sang ngày thứ hai, số tôm bị bệnh tăng lên. Từ ngày thứ

Trang 10
ba, từ khi dừng ăn hiện tượng chết bắt đầu và cuối cùng có thể chết 100% sau
7-10 ngày. Những con tôm nhiễm YHV đã hôn mê cho thấy màu sắc cơ thể
nhợt nhạt, giáp đầu ngực phồng lên và có màu vàng. Mang tôm bệnh có màu
trắng, vàng nhạt hay nâu và gan có màu vàng nhợt [3]. Ở Thái Lan, tôm lờ đờ

thu được ở ao bị bệnh đầu vàng nhưng không có biểu hiện màu vàng ở phần
đầu ngực, cho thấy cơ quan bạch huyết của tôm bệnh không bình thường, tế
bào nhân phình to, nhiễm sắc thể cô đặc. Các tế bào mô liên kết của gan tụy,
ruột giữa, mô tim, mô tạo máu cũng có dấu hiệu như trên.
YHV có thể cảm nhiễm ở tất cả các giai đoạn khác nhau của tôm sú:
tôm mẹ, tôm ấu trùng, hậu ấu trùng, tôm giống, tôm thịt. Nhưng bệnh thường
xảy ra và gây thiệt hại đối với tôm khoảng 2 tháng tuổi, trong điều kiện môi
trường xấu và ở những vùng có mật độ ao và trại sản xuất giống cao.
Virus này có thể lây nhiễm theo 2 trục: trục ngang và trục dọc. Sự lây
nhiễm theo trục ngang do tôm khỏe tiếp xúc với con tôm bị bệnh hoặc do hiện
tượng ăn thịt lẫn nhau giữa con tôm khỏe ăn con tôm bị bệnh.
II. NGHỀ NUÔI TÔM SÚ, BỆNH VÀ NGHIÊN CỨU BỆNH
VIRUS TRÊN TÔM SÚ Ở VIỆT NAM:
1. Nghề sản xuất tôm sú giống và nuôi tôm thương phẩm ở Việt
Nam:
1.1. Nghề sản xuất tôm sú giống ở Việt Nam:
Sự bứt phá của công nghệ sản xuất giống tôm nhân tạo đã tạo tiền đề và
có ảnh hưởng quyết định đến phát triển công nghiệp nuôi tôm ở Việt Nam.
Phạm Khánh Ly (1999) cho biết, vào những năm 70 của thế kỷ XX, Việt Nam
đã sản xuất thành công giống nhân tạo một số loài tôm như tôm he mùa
(Panaeus merguiensis), tôm he vằn (P. semisulcatus), tôm he Nhật Bản (P.
japonicus), nhưng việc ương nuôi vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đến thập kỷ
80, kỹ thuật sản xuất nhân tạo giống tôm sú, du nhập từ Nhật Bản, Đài Loan,
Thái Lan, được cải tiến và áp dụng thành công ở Việt Nam. Nơi phát triển sản
xuất giống tôm sú nhân tạo sớm nhất ở Việt Nam là vùng Nam Trung bộ, đặc
biệt là tỉnh Khánh Hoà. Từ Khánh Hoà, công nghệ sản xuất giống tôm sú
được chuyển giao cho các tỉnh khác như Đà Nẵng và các tỉnh phía Nam. Năm

Trang 11
1998, cả nước có 2.086 trại tôm giống và sản xuất được 6,6 tỷ tôm PL15. Đến

năm 2004, cả nước có hơn 5.500 trại tôm giống, nhưng vẫn tập trung chủ yếu
ở miền Trung và miền Nam với sản lượng đạt 26 tỷ tôm PL15.
Bảng 1: Số trại sản xuất tôm giống ở Việt Nam từ năm 2000 – 2006
(Nguồn Báo cáo của Bộ Thuỷ sản năm 2000- 2006)
Năm Chỉ tiêu
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Số trại giống

2.936 3.777 4.768 5.017 5.594 5.017 4.863
Sản lư
ợng
(triệu con)
10.750 16.000 19.053 25.170 26.000 25.170 21.637
Số trại và sản lượng tôm giống ở Việt Nam tăng từ năm 2000 đến 2004,
nhưng bắt đầu giảm từ năm 2005. Nguyên nhân là do cung đã vượt quá cầu,
dịch bệnh trên tôm sú nuôi thương phẩm đã làm người nuôi thua lỗ kéo dài
không còn khả năng đầu tư, từ đó sản lượng tôm giống cũng giảm theo.
1.2. Nuôi tôm thương phẩm tại Việt Nam:
Nuôi tôm thương phẩm tại Việt Nam đã phát triển mạnh vào những năm
đầu thuộc thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Các yếu tố quan trọng chi phối sự phát
triển nghề nuôi tôm trong thời kỳ này gồm: du nhập và cải tiến thành công
công nghệ sản xuất giống tôm nhân tạo, công nghệ nuôi thương phẩm, nhu
cầu tôm thương phẩm trên thị trường thế giới tăng cao và các chính sách đổi
mới kinh tế của Chính phủ. Tuy nhiên, sự bùng nổ của nghề nuôi tôm thương
phẩm được đánh dấu vào năm 2000, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 09,
cho phép chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa, làm muối năng suất thấp,
đất hoang hoá sang nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích nuôi tôm đã tăng từ
250.000 ha năm 2000 lên đến trên 472.000 ha năm 2001 và trên 540.000 ha
năm 2003. Theo số liệu hiện có, Việt Nam là nước có diện tích nuôi tôm vào
loại lớn trên thế giới, vượt xa Inđônêxia, nước có diện tích nuôi tôm lớn nhất

vào năm 1996, khoảng 360.000 ha (Hanafi và T. Ahmad, 1999). Phần lớn
diện tích nuôi tôm ở Việt Nam tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, rải rác

Trang 12
dọc các cửa sông, kênh, rạch ven biển miền Trung và ở đồng bằng sông
Hồng, sông Thái Bình ở miền Bắc.
Bảng 2: Diện tích, sản lượng nuôi tôm ở Việt Nam 2000-2006
(Nguồn: báo cáo của Bộ Thuỷ sản năm 2000 - 2006 )
Năm Chỉ tiêu
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Diện tích (ha)

235.497

472.427

478.785

546.757

591.247

643.437

674.372

Sản lượng
(tấn)
103.845


162.713
193.973

237.880

290.132

340.862

387.265

Năng suất
(tấn/ha)
0,44 0,35 0,40 0,44 0,49 0,53 0,57
Song song với việc mở rộng diện tích, thì sản lượng, năng suất nuôi
tôm cũng tăng từ năm 2002 đến 2006, đạt khoảng 400 kg/ha năm 2002 và
tăng lên 570 kg/ha năm 2006. Nhìn chung, việc phát triển nuôi tôm ở Việt
Nam vừa diễn ra theo hướng mở rộng diện tích vừa gia tăng mức độ thâm
canh, nhưng nuôi tôm quảng canh cải tiến vẫn là hình thức chủ yếu, nên năng
suất tôm nuôi bình quân của Việt Nam vẫn còn rất thấp.
2. Nuôi tôm thương phẩm tại Quảng Nam:
Tại Quảng Nam, nuôi tôm thương phẩm phát triển từ năm 1998. Trải
qua hơn 10 năm, nghề nuôi tôm đã có những bước phát triển đáng kể cả về
diện tích, sản lượng.
Bảng 3: Diện tích, sản lượng nuôi tôm tại Quảng Nam từ 2000-2006
(Nguồn Báo cáo Sở Thủy sản Quảng Nam từ năm 2000-2006)
Năm Chỉ tiêu
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Diện tích
(ha)

1.541 1.541 1.925 2.326 2.386 2.500 2.332
Sản lượng
(tấn)
1.614 2.400 2.250 1.700 3.011 3.250 3.351
Năng suất
(tấn/ha)
1,05 1,58 1,17 0,73 1,26 1,3 1,43

Trang 13
Từ năm 2000-2006, tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không
ngừng gia tăng diện tích và sản lượng. Tuy nhiên diện tích nuôi tôm đã bắt
đầu giảm vào năm 2006. Nguyên nhân là do một số diện tích bị thu hồi để làm
khu du lịch, khu công nghiệp của tỉnh, nhưng cũng có một số diện tích bị bỏ
hoang do dịch bệnh liên tiếp, người dân thua lỗ không còn khả năng đầu tư.
Mặc dù diện tích, sản lượng tăng từ năm 2000-2005, song năng suất
nuôi không ổn định và thậm chí là giảm sút mạnh vào năm 2003. Nguyên
nhân là do vào năm 2003, người nuôi tăng mạnh mật độ từ 10 con/m
2
lên 20
con/m
2
, thả tôm giống trước lịch thời vụ, thời tiết không thuận lợi, trong khi
đó đầu tư cơ sở vật chất, công trình ao nuôi chưa tương xứng, trình độ quản lý
còn thấp kém, nên dẫn đến dịch bệnh đốm trắng xảy ra, lây lan nhanh, làm
sản lượng, năng suất nuôi giảm mạnh vào năm này.
Tại Quảng Nam, hình thức nuôi tôm chủ yếu vẫn là quảng canh cải
tiến, mật độ nuôi thưa (5-10 con/m
2
), trình độ kỹ thuật của người nuôi còn
thấp, nên so với các tỉnh miền Trung thì năng suất nuôi tôm của Quảng Nam

còn ở mức thấp. Năng suất nuôi tôm của Đà Nẵng là 1,65 tấn/ ha (năm 2003)
[13], của Khánh Hòa là 3 tấn/ha (báo cáo của Chi cục BVNLTS tỉnh Khánh
Hòa năm 2003).
3. Các nghiên cứu về bệnh ở tôm sú nuôi tại Việt Nam:
Câu hỏi “tại sao tôm chết?” bắt đầu được đưa ra từ năm 1994, khi đợt
dịch bệnh đầu tiên xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu long. Lúc ấy, nhiều vấn đề
còn rất bỡ ngỡ với cả người nông dân, nhà khoa học cũng như các nhà quản
lý. Đến nay đã hơn 10 năm, nghề NTTS đã có những bước tiến đáng kể. Hiểu
biết của nông dân đã khá đầy đủ về sinh học và kỹ thuật nuôi tôm sú. Tại các
tỉnh, nhà nước đã đầu tư phòng thí nghiệm để có thể giúp nông dân kiểm định,
phân tích môi trường, cũng như chuẩn đoán bệnh tôm. Thế nhưng tôm nuôi
vẫn có thời điểm chết hàng loạt. Đầu năm 2001 được coi là “đại dịch tôm sú”
ở Đồng bằng sông Cửu long. Tại các vùng mới chuyển đổi đã có 20.854 ha bị
thiệt hại, một số vùng ở Cà Mau thiệt hại tới 80% diện tích nuôi tôm (nguồn
VietnamNet cập nhật ngày 05/12/2003). Vụ đầu năm 2002, bệnh tôm lại tái
diễn ở Đồng bằng sông Cửu Long, nguyên nhân được xác định là do hạ tầng

Trang 14
chưa được cải thiện, môi trường nuôi quá xấu. Năm 2003, 2004, Miền trung
bị thất bại nặng nề khi Khánh Hoà, Phú Yên, Quảng Nam, Ninh Thuận có
hàng nghìn ha tôm bị nhiễm bệnh. Nguyên nhân dẫn đến việc tôm chết hàng
loạt, được các ngành chức năng xác định là do thời tiết diễn biến phức tạp,
nguồn nước bị ô nhiễm nặng, con giống không đạt yêu cầu, người nuôi không
tuân thủ lịch thời vụ (nguồn Vietnamnet cập nhật ngày 03/4/2004).
Từ các đợt dịch bệnh tôm nuôi gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế
cho người dân, rất nhiều vấn đề được đặt ra cho các nhà khoa học thuỷ sản.
Để trả lời các câu hỏi của thực tiễn sản xuất đề ra, một số đề tài nghiên cứu về
bệnh tôm sú ở Việt Nam đã được tiến hành:
Công trình nghiên cứu của Hà Ký (1994-1995) Nghiên cứu một số
bệnh ở tôm và cá nuôi, trong đó có đề cập tới bệnh phát sáng ở ấu trùng tôm,

bệnh đen mang ở tôm thương phẩm, bệnh sinh vật bám và bệnh nấm ở ấu
trùng tôm sú.
Năm 1996, Nguyễn Việt Thắng với đề tài “Tìm hiểu nguyên nhân gây
chết tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long” đã rút ra nhận xét cuối cùng: Tôm sú
nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long bị chết do 2-3 loại virus khác nhau, trong
đó vi khuẩn chỉ là tác nhân cơ hội. Tuy nhiên tác giả vẫn chưa xác định được
loại virus nào thực chất tham gia vào dịch bệnh [11] .
Năm 1996, Đỗ Thị Hoà với đề tài “Nghiên cứu một số bệnh chủ yếu
trên tôm sú nuôi ở khu vực Nam trung bộ”, đã phát hiện một số bệnh do
nguyên sinh động vật, vi khuẩn, nấm và bệnh MBV trên tôm sú nuôi ở các
tỉnh thuộc khu vực này. Trong đề tài này, khi nghiên cứu mức độ ảnh hưởng
của MBV tới sức khoẻ của tôm nuôi, tác giả đã nhận định: khi môi trường ao
nuôi bị ô nhiễm do trình độ quản lý yếu, nuôi mật độ cao đã tạo điều kiện cho
các loại mầm bệnh trong môi trường ao nuôi phát triển và làm cho tôm bị sốc.
Chính điều kiện này đã kích thích sự phát triển và gây tác hại của MBV đã
cảm nhiễm ở gan tụy làm một số tế bào gan tôm bị phá huỷ, sức khoẻ tôm bị
yếu, tôm kém ăn, vận động chậm chạp, chu kỳ lột xác kéo dài. Đây là cơ hội
để các tác nhân thứ cấp như vi khuẩn, động vật đơn bào … cảm nhiễm trên
tôm và gây tác hại tổng hợp, trong đó MBV đóng vai trò nhất định [4].

Trang 15
Đề tài “Nghiên cứu bệnh Monodon Type Baculovirus (MBV) trên tôm
sú nuôi tại Khánh Hoà” của Đỗ Thị Hoà và ctv (1997-2000) cho thấy sự cảm
nhiễm phổ biến của virus này trên tôm sú ở Khánh Hoà và miền Trung Việt
Nam, cảnh báo sự suy giảm về chất lượng tôm giống sản xuất tại địa phương
do tác hại của virus này.
Với diện tích nuôi chiếm 70-80% so với cả nước, nghề nuôi tôm ở các
tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long cũng đã lao đao nhiều năm với dịch bệnh gây
chết hàng loạt xảy ra ở tôm thương phẩm. Đề tài “Nghiên cứu một số bệnh
nguy hiểm ở tôm sú và tìm hiểu các yếu tố nguy cơ để đưa ra các phương

pháp chuẩn đoán, phòng trị bệnh” của tác giả Nguyễn Văn Hảo và ctv (2000-
2003), đã đề xuất một số biện pháp phòng bệnh từ các giải pháp cải thiện môi
trường, xác định mùa vụ và tăng cường sức khoẻ tôm nuôi [3].
Lý Thị Thanh Loan (2003) cũng đã thông báo kết quả nghiên cứu về
tác nhân gây bệnh trên các loài tôm he nuôi ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
long, trong đó có tác hại của hai loại virus gây bệnh cho tôm là MBV và
WSSV. Tỷ lệ nhiễm mầm bệnh WSSV tương quan với yếu tố DO trong môi
trường ao nuôi, tỷ lệ nhiễm và tần số xuất hiện cao nhất trong mùa mưa và
thời điểm giao mùa cuối mùa mưa đầu mùa khô [5].
Đề tài “Nghiên cứu bệnh virus đốm trắng (WSSV) ở tôm sú
(P.monodon) và đề xuất các biện pháp phòng trị tại Khánh Hoà” của Đỗ Thị
Hoà và ctv (2000-2002) cho thấy tác hại, đặc điểm dịch tễ học và mức độ cảm
nhiễm của virus WSSV trên tôm sú nuôi tại Khánh Hoà. Đặc biệt tác giả cũng
thông báo về sự nhạy cảm của bệnh này dưới những tác động của các nhân tố
nguy cơ gây bùng phát bệnh này đó là pH, độ mặn, hàm lượng NH
3
-N [3].
Tại Đà Nẵng, năm 2004, báo cáo khoa học của đề tài : “ Điều tra một
số bệnh trên tôm sú giống ở Đà Nẵng và đề ra các biện pháp khắc phục” do
Đỗ Thiện Hải và ctv (Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Đà Nẵng) thực hiện,
cho thấy tôm sú bố mẹ tại Đà Nẵng có tỷ lệ nhiễm virus WSSV là 6,25% và
nhiễm MBV là 37,7% [1].
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh do virus gây ra trên tôm sú
ở Việt Nam, do đặc điểm địa lý và thực trạng nghề nuôi tôm sú của mỗi vùng

×