Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Ảnh hưởng của mật độ nuôi, loại thức ăn, khẩu phần và chế độ cho ăn lên sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (trachinotus blochii lacepede,1801) giống (24 cm) ương bằng giai đặt tron

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 83 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận văn
hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào

Tác giả luận văn

Thân Thị Hằng
ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Phòng
Đào tạo Đại học và Sau Đại học, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Trường Đại
học Nha Trang đã quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi làm việc trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô của trường Đại học Nha Trang đã trang bị
cho tôi những kiến thức quý báu.
Tôi xin cảm ơn PGS.TS. Đỗ Thị Hòa, người đã dìu dắt tôi trên con đường nghiên
cứu khoa học và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và viết
luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.

iii
MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii


Mục lục iii
Danh mục hình v
Danh mục bảng vii
Danh mục các chữ viết tắt viii

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình nuôi cá biển trên trên thế giới và trong nước 3
1.1.1.Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển trên thế giới 3
1.1.1.1. Tình hình chung 3
1.1.1.2. Sản xuất giống và nuôi cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) 5
1.1.2.Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển ở Việt Nam 7
1.2. Sơ lược một vài đặc điểm sinh học của đối tượng nghiên cứu 10
1.2.1. Vị trí phân loại 10
1.2.2. Đặc điểm phân bố 10
1.2.3. Đặc điểm hình thái 10
1.2.4. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng 11
1.2.5. Đặc điểm sinh sản 12
1.3. Kỹ thuật ương giống cá biển từ cỡ giống nhỏ lên cỡ giống lớn trong các hệ
thống nuôi khác nhau 13
1.3.1. Ương trong hệ thống bể hở và bể tuần hoàn nước 13
1.3.1.1. Hệ thống bể ương cá biển 13
1.3.1.2. Hệ thống bể nuôi tuần hoàn kín 14
1.3.1.3. Kỹ thuật ương cá trong ao đất 14
1.3.1.4. Ương bằng lồng trên biển 15
1.4. Một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng lên sinh trưởng và tỷ lệ sống trong
ương cá biển giống 16
1.4.1. Mật độ ương 16
1.4.2. Thức ăn và chế độ cho ăn trong ương nuôi cá biển giống 17
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 19

2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu của đề tài: 19
2.3. Nguyên vật liệu dùng nghiên cứu 19
iv
2.4. Bố trí các thí nghiệm sinh học 21
2.4.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và
mức độ phân đàn của cá chim vây vàng giai đoạn giống 3 - 4 cm 21
2.4.2.Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của loại thức ăn và khẩu phần lên sinh trưởng,
tỷ lệ sống và mức độ phân đàn của cá chim vây vàng giống cỡ 2 - 3 cm 22
2.4.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và
mức độ phân đàn của cá chim vây vàng giai đoạn giống 3 - 4 cm 23
2.5. Thu thập và phân tích số liệu 24
2.5.1. Công thức tính các chỉ tiêu về sinh trưởng 24
2.5.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 25
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
3.1. Ảnh hưởng của mật độ ương trong giai lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệ số phân
đàn và hệ số tiêu tốn thức ăn của cá chim vây vàng giống (giai đoạn từ 3 - 4 cm) 26
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và hệ số phân đàn của cá CVV 26
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ ương cá CVV bằng giai trong ao đất lên tỷ lệ sống,
năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn 29
3.2. Ảnh hưởng của loại thức ăn và khẩu phần ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, năng
suất và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá chim vây vàng giống cỡ 2 - 3 cm 31
3.2.1. Ảnh hưởng của loại thức ăn và khẩu phần ăn lên sinh trưởng và hệ số phân
đàn của cá CVV 31
3.2.2. Ảnh hưởng của loại thức ăn và khẩu phần ăn lên tỷ lệ sống, năng suất và hệ
số tiêu tốn thức ăn của cá CVV giống 35
3.3. Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sinh trưởng, hệ số phân đàn, tỷ lệ sống,
năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn của cá chim vây vàng giống (cỡ 3,0 – 4,0 cm) ương
bằng giai trong ao đất 38
3.3.1. Ảnh hưởng của cách cho ăn lên sinh trưởng và hệ số phân đàn của cá CVV cỡ
3,0 – 4,0 cm, ương bằng giai trong ao đất 38

3.3.2. Ảnh hưởng của cách cho ăn lên tỷ lệ sống, năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn
của cá CVV nuôi bằng giai trong ao đất 41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 44
KẾT LUẬN: 44
ĐỀ XUẤT Ý KIẾN: 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 45
TÀI LIỆU TIẾNG ANH 46
v

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Hình dạng bên ngoài của cá chim vây vàng 11
Hình 2.1 : Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 19
Hình 2.2 : Một số hình ảnh về vật liệu dùng cho nghiên cứu 20
Hình 2.3: Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của 21
Hình 2.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của loại thức ăn và khẩu phần ăn lên sinh
trưởng, tỷ lệ sống của cá CVV 23
Hình 2.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của chế độ cho ăn 24
Hình 3.1: Sinh trưởng khối lượng của cá chim vây vàng ương bằng giai trong ao đất ở
các mật độ khác nhau trong 4 tuần thí nghiệm 28
Hình 3.2: Sinh trưởng chiều dài của cá chim vây vàng ương bằng giai trong ao đất ở
các mật độ khác nhau trong 4 tuần thí nghiệm 28
Hình 3.3: Hệ số phân đàn theo chiều dài của cá chim vây vàng ương bằng giai trong ao
đất ở các mật độ khác nhau trong 4 tuần thí nghiệm 28
Hình 3.4: Tỷ lệ sống của cá chim vây vàng ương bằng giai trong ao đất ở các mật độ
khác nhau trong 4 tuần thí nghiệm 30
Hình 3.5: Năng suất của cá chim vây vàng ương bằng giai trong ao đất ở các mật độ
khác nhau trong 4 tuần thí nghiệm 30
Hình 3.6: Sinh trưởng khối lượng của cá chim vây vàng ương bằng giai trong ao đất ở

các mức khẩu phần ăn khác nhau trong 4 tuần thí nghiệm 32
Hình 3.7: Sinh trưởng chiều dài của cá chim vây vàng ương bằng giai trong ao đất ở
các mức khẩu phần ăn khác nhau trong 4 tuần thí nghiệm 32
Hình 3.8: Sinh trưởng khối lượng của cá chim vây vàng ương bằng giai trong ao đất ở
các loại thức ăn khác nhau trong 4 tuần thí nghiệm 34
Hình 3.9: Sinh trưởng chiều dài của cá chim vây vàng ương bằng giai trong ao đất ở
các loại thức ăn khác nhau trong 4 tuần thí nghiệm 35
Hình 3.10: Tỷ lệ sống của cá chim vây vàng ương bằng giai trong ao đất ở các loại
thức ăn và khẩu phần khác nhau trong 4 tuần thí nghiệm 37
Hình 3.11: Năng suất của cá chim vây vàng ương bằng giai trong ao đất ở các mức
khẩu phần ăn khác nhau trong 4 tuần thí nghiệm 37

vi
Hình 3.12: Sinh trưởng khối lượng của cá thí nghiệm ở các chế độ cho ăn khác nhau
(2, 4 và 6 lần/ngày) trong 4 tuần nuôi 40
Hình 3.13: Sinh trưởng về chiều dài thân của cá thí nghiệm ở các chế độ cho ăn khác
nhau (2, 4 và 6 lần/ngày) trong 4 lần nuôi 41
Hình 3.14: Hệ số phân đàn theo chiều dài (CV
L
%) của cá chim vây vàng khi ương
trong giai ở các chế độ cho ăn khác nhau (2, 4 và 6 lần/ngày) trong 4 tuần
nuôi 41
Hình 3.15: Tỷ lệ sống của cá chim vây vàng khi ương trong giai ở các chế độ cho ăn
khác nhau (2, 4 và 6 lần/ngày) trong 4 tuần nuôi 42
Hình 3.16: Năng suất nuôi của cá chim vây vàng khi ương trong giai ở các chế độ cho
ăn khác nhau (2, 4 và 6 lần/ngày) trong 4 tuần nuôi 43


vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thí nghiệm ảnh hưởng của loại thức ăn và khẩu phần lên sinh trưởng và tỷ
lệ sống của cá chim vây vàng giống ương bằng giai đặt trong ao đất. 22
Bảng 3.1: Sinh trưởng và hệ số phân đàn (CV
L
%) trung bình của cá chim vây vàng giống
(cỡ 3 - 4 cm) ở các mật độ khác nhau (số liệu biểu thị là TB ± SE, n = 3) 26
Bảng 3.2: Tỷ lệ sống, năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của cá CVV giống
ương ở các mật độ khác nhau. (số liệu biểu thị là TB ± SE, n = 3) 29
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu sinh trưởng và hệ số phân đàn của cá CVV khi ương ở loại
thức ăn và khẩu phần ăn khác nhau (số liệu trong bảng là TB ± SE) 33
Bảng 3.4: Tỷ lệ sống, năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của cá CVV khi ương bằng
loại thức ăn và khẩu phần ăn khác nhau (số liệu trong bảng là TB ± SE) 36
Bảng 3.5: Sinh trưởng và hệ số phân đàn của cá chim vây vàng giống nuôi với mật độ
400 con/m
3
, bằng thức ăn Inve ở khẩu phần 8 % khối lượng thân với các chế
độ cho ăn khác nhau (số liệu biểu thị là TB ± SE, n = 3) 39
Bảng 3.6: Tỷ lệ sống, năng suất, hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của cá CVV giống ở các
chế độ cho ăn khác nhau sau 4 tuần (số liệu biểu thị là TB ± SE, n = 3) 42


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BW: khối lượng cá
CV
L

: hệ số phân đàn chiều dài
DFC: lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày
FCR: Feed Conversion Ratio
(hệ số tiêu tốn thức ăn)
CVV: chim vây vàng
UP: thức ăn tôm up
Inve: thức ăn inve
TL: chiều dài toàn thân
FAO: Food Agricultural Organization
(Tổ chức Nông lương Thế giới)
SGR: Specific Growth Rate
(tốc độ sinh trưởng đặc trưng ngày)

SR: tỷ lệ sống
TB: trung bình
SE: sai số chuẩn
ppt: phần ngàn
ppm: phần triệu
CTV: cộng tác viên



1

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản đã đóng góp một vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Và thực tế đã được FAO đánh giá là
một trong những hoạt động hiệu quả nhất trong công cuộc xoá đói giảm nghèo tại Việt
Nam. Chính phủ Việt Nam đặt chỉ tiêu phấn đấu cho năm 2010 là sản xuất được

200.000 tấn cá biển, trong đó nhu cầu con giống lên khoảng 400 triệu con với các đối
tượng nuôi chính là cá mú (Epinephelus spp), cá chẽm (Lates calcarifer), cá giò
(Rachycentron canadum) và cá hồng (Lutjanus spp). Những loài cá này đã và đang
được nuôi với quy mô nhỏ, bằng lồng trên biển, hoặc trong các ao nước lợ, mặn ở các
tỉnh ven biển của Việt Nam. Tuy nhiên, sản lượng cá biển nuôi hiện nay chỉ mới đạt
được khoảng 1,8 % (3.510 tấn) so với mục tiêu đề ra. Các nhà quản lý cho rằng
nguyên nhân chủ yếu là do thiếu con giống nên hiệu quả sản xuất không cao. Do vậy,
việc tìm kiếm, nghiên cứu để đưa thêm các đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế và
xuất khẩu vào nuôi ở Việt Nam là một hướng đi cần thiết đã và đang được các nhà
khoa học về nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam quan tâm [8].
Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) hay còn gọi là cá sòng
mũi hếch, tên tiếng Anh là snub-nose pompano thuộc họ cá khế Carangidae, bộ cá
vược Perciformes, lớp cá xương Osteichthyes, ngành động vật có dây sống Chordata,
là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế ở khu vực thuộc Thái Bình Dương, Đại Tây Dương
và Ấn Độ Dương. Đối tượng này lần đầu tiên được nghiên cứu sản xuất giống thành
công ở Đài Loan vào những năm 1989 và hiện đang được nuôi thương phẩm ở nhiều
nước như Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, [32]. Các thông
tin về ương giống và nuôi thương phẩm các loài thuộc giống cá chim như Trachinotus
blochii, T. carolinus, T. ovatus ở các mô hình nuôi khác nhau như nuôi ao, lồng hoặc
nuôi ghép với tôm, nuôi trong các thủy vực nước lợ hoặc nước mặn đã được nhiều tác
giả trên thế giới nghiên cứu và công bố [23, 37].
Từ năm 2008 đến nay, loài cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) đã và đang
được nuôi thử nghiệm và đã thu được thành công bước đầu trong khâu sinh sản nhân
tạo, ương giống và nuôi thương phẩm ở Nha Trang, Khánh Hòa. Tuy nhiên, còn nhiều
2
vấn đề đang được nghiên cứu tiếp tục về đối tượng cá này để có một quy trình sản xuất
giống ổn đinh, hiệu quả phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết và nguồn thức ăn hiện
có ở địa phương. Đặc biệt là khâu ương giống lớn (từ 2-3 cm lên 8-10 cm) để thả ra
lồng trên biển là khâu kỹ thuật khó thực hiện trong các bể xi măng tại trại giống và
việc thử nghiệm sử dụng các ao nước mặn lợ để ương giống lớn là một giải pháp được

các nhà khoa học đặt ra, nhằm đảm bảo tỷ lệ sống cao và chất lượng con giống tốt
cung cấp cho thị trường nuôi cá biển thương phẩm. Ngoài ra, nghiên cứu tìm ra mật độ
ương nuôi, loại thức ăn, khẩu phần cho ăn và cách cho ăn thích hợp cho các giai đoạn
ương giống này cũng là các nội dung rất cần thiết.
Xuất phát từ tình hình thực tế đã nêu ra ở trên và để hoàn thành chương trình đào
tạo thạc sỹ ngành nuôi trồng thủy sản, tôi đã nhận được quyết định phân công thực
hiện đề tài luận văn tốt nghiệp với tiêu đề: “Ảnh hưởng của mật độ nuôi, loại thức
ăn, khẩu phần và chế độ cho ăn lên sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống của cá
chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) giống (2-4 cm) ương bằng
giai đặt trong ao đất”.
Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu này góp phần cung cấp thông tin mới cho những
nghiên cứu phát triển công nghệ ương cá biển bằng giai đặt trong ao đất.
Mục tiêu của đề tài: xác định sự ảnh hưởng của mật độ ương nuôi, loại thức ăn,
khẩu phần và cách cho ăn lên kết quả ương giống cá chim vây vàng bằng giai đặt trong
ao đất.
Để thực hiện mục tiêu của nghiên cứu này, đề tài thực hiện các nội dụng sau:
1. Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và mức độ phân đàn của
cá ương.
2. Ảnh hưởng của loại thức ăn và khẩu phần lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả
sử dụng thức ăn của cá chim vây vàng ương.
3. Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và mức độ phân đàn của
cá chim vây vàng giống.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong bố trí thí nghiệm, xử lý, phân tích số liệu và
viết luận văn, nhưng báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, tác giả
luận văn mong muốn nhận được sự góp ý của các thầy cô và đồng nghiệp để luận văn
được hoàn thiện.
3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Tình hình nuôi cá biển trên trên thế giới và trong nước
1.1.1. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển trên thế giới
1.1.1.1. Tình hình chung
Nghề nuôi cá biển trên thế giới bắt đầu phát triển từ những năm 1970, sản lượng
cá nước mặn, nước lợ nuôi năm 2004 là 4.299.000 tấn đạt giá trị 13.297 triệu USD
chiếm 9,5 % tổng sản lượng và 21 % về giá trị động vật thủy sản nuôi. Trong đó chiếm
ưu thế là các loài cá nước lạnh như cá hồi, cá tráp và cá chẽm châu Âu, chỉ tính riêng
nhóm cá hồi (salmon, trout, smelt) đã chiếm 1.978.109 tấn (năm 2002 là 1.791.061
tấn). Mặc dù vậy nhóm cá nước ấm như cá mú, cá chẽm, cá giò và cá cam cũng chiếm
sản lượng đáng kể [15].
Nhóm cá nước ấm như cá mú, cá chẽm, cá cam, cá tráp, cá hồng, cá chim,
được nuôi chủ yếu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Trung Quốc, Đài Loan,
Nhật Bản và một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Sản lượng cá biển ở châu Á-
Thái Bình Dương tăng trưởng trung bình 10 % /năm trong 10 năm trở lại đây và năm
2005 đạt 1.143.719 tấn, giá trị 4,1 tỷ USD. Trong đó nước có sản lượng cá biển lớn
nhất là Trung Quốc với 659.000 tấn, đạt 662 triệu USD/năm, tiếp theo là Nhật Bản với
256.000 tấn, Indonesia đạt 19.000 tấn. Mặc dù sản lượng cá biển nuôi không lớn,
nhưng Đài Loan lại là nước có nền công nghiệp sản xuất giống cá biển hàng đầu châu
Á, nước này đã sản xuất được con giống nhân tạo của trên 90 % trong tổng số hơn 60
loài cá biển nuôi, nguồn cá giống này chủ yếu được xuất khẩu sang các nước như
Malaysia, Singapo, Úc và Việt Nam. Nhìn chung, nuôi cá biển ở khu vực châu Á-Thái
Bình Dương thường phát triển với quy mô nhỏ và tập trung vào những đối tượng có
giá trị kinh tế như cá mú, cá chẽm, cá giò. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi với quy mô
nhỏ thường ảnh hưởng đến tính bền vững của nghề nuôi do nguồn giống nhân tạo
thiếu, nhiều loài vẫn sử dụng giống thu gom từ tự nhiên, thức ăn sử dụng chủ yếu vẫn
là cá tạp, thức ăn tổng hợp được sử dụng rất hạn chế, đặc biệt là các trang trại quy mô
nhỏ, nên ảnh hưởng lớn đến môi trường vùng ven bờ [30].
Nhật Bản là một trong những quốc gia có nghề nuôi cá biển lâu đời ở châu Á.
Các đối tượng nuôi chính là cá cam (Seriola quinqueradiata), cá tráp đỏ (Pagrus
major) với sản lượng năm 1997 lần lượt cho 2 loài này là 138.376 tấn và 80.903 tấn

4

đạt giá trị 147,5 và 82,7 tỷ yên. Trong đó cá cam là đối tượng nuôi truyền thống ở
Nhật Bản, trước đây nguồn giống chủ yếu lấy từ tự nhiên và cho ăn bằng cá tạp, nhưng
nay đã được thay thế dần bằng nguồn giống nhân tạo và cho ăn bằng thức ăn tổng hợp.
Gần đây, một đối tượng cá có giá trị kinh tế cao là cá ngừ vây xanh Thunnus thynnus,
một đối tượng đang được quan tâm nghiên cứu phát triển nuôi tại Nhật Bản với quy
mô lớn [36].
Trung Quốc là nước có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đứng đầu thế giới, sản
lượng cá biển năm 2000 là 426.957 tấn, chiếm 4 % tổng sản lượng thuỷ sản nuôi của
thế giới [42]. Kỹ thuật sản xuất giống cá biển nhân tạo ở Trung Quốc bắt đầu từ những
năm 1950 và phát triển mạnh vào những năm 1980. Tính đến năm 2000, Trung Quốc
đã sản xuất thành công con giống nhân tạo của 54 loài thuộc 24 họ cá biển với số
lượng lớn đáp ứng cho nhu cầu nuôi thương phẩm. Số lượng sản xuất hàng năm
khoảng 10 tỷ con giống cá biển các loại và tập trung chủ yếu vào các loài có giá trị
kinh tế như cá mú (Epinephelus spp), cá hồng (Lutjanus spp), yellowfin puffer
(Takifugu xanthopterus), large yellow croaker (Pseudosciaena crocea), Japanese sea
perch (Lateolabrax japonicus), Japanese flounder (Paralichthys olivaceus) cá đù đỏ
(Sciaenops ocellatus), cá tráp đỏ (Pagrus major), cá chẽm (Lates calcarifer), cá đối
(Mugil cephalus), cá măng (Chanos chanos) [19].
Nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Đài Loan xuất hiện cách đây trên 300 năm, tuy nhiên
công nghiệp sản xuất giống cá biển ở đây chỉ thực sự phát triển trong khoảng trên 30
năm trở về trước, đặc biệt là vào những năm 1990, nguồn giống cá biển sản xuất nhân
tạo không những cung cấp đủ cho nhu cầu nuôi trong nước mà còn xuất khẩu sang các
nước khác trong khu vực. Tính đến năm 1998, có khoảng 64 loài cá biển được nuôi ở
Đài Loan, trong đó 90 % số loài đã được sản xuất giống nhân tạo thành công với số
lượng 642.558.000 con giống với 604 trại sản xuất. Trong đó, nhóm cá mú
(Epinephelus spp) có 2.338.000 con, nhóm cá hồng (Lutjanus spp) 48.600.000 con, cá
đù đỏ (Sciaenops ocellatus) 30.000.000 con, nhóm cá tráp (Acanthopagrus spp,
Pagrus major, Sparus sarba) 26.500.000 con, cá chẽm (Lates calcarifer) 10.000.000

con, cá giò (Rachycentron canadum) 1.500.000, cá măng (Chanos chanos)
412.000.000 con và các loài khác là 111.620.000 con [41]. Để hạn chế những tác động
bất lợi lên môi trường từ việc mở rộng diện tích và các hình thức nuôi trong ao, Đài
Loan đã tập trung phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển. Tính đến năm 2000 có
5

khoảng 1.500 lồng nuôi với kích cỡ khác nhau được đặt nuôi ở ven biển và ngoài khơi,
trong đó trên 80 % số lồng được sử dụng để nuôi cá giò. Sản lượng cá biển năm 1990
chỉ đạt 103 tấn và đến năm 1998 tăng gấp 26 lần đạt 2.673 tấn, trong đó cá giò chiếm
½ sản lượng với 1.500 tấn [33]. Với tốc độ phát triển như vậy, nghề nuôi cá biển ở Đài
Loan đang có triển vọng trở thành nguồn thu ngoại tệ chính của nghề nuôi thuỷ sản
nước này.
Trong khi đó, ở Indonesia lại tập trung phát triển công nghệ sản xuất giống và
nuôi thương phẩm các đối tượng cá biển có giá trị kinh tế cao như cá mú cọp (E.
fuscoguttatus) và cá mú chuột chromileptesaltivelis. Nguồn giống cá mú sản xuất ra
hàng năm không những đủ cung cấp cho nhu cầu nuôi trong nước mà còn xuất khẩu
sang các nước khác trong khu vực, sản lượng cá mú nuôi năm 2000 đạt 7.670 tấn [34].
Nhóm cá nước lạnh như cá hồi, cá tráp, cá chẽm châu Âu, cá bơn, cá tuyết,
được nuôi nhiều ở các nước châu Âu và châu Mỹ như Nauy, Chi Lê, Canada, Trong
đó cá hồi Đại Tây Dương chiếm sản lượng chủ yếu. Đối với nhóm cá này thường được
nuôi với quy mô lớn, nguồn giống được sản xuất nhân tạo, sử dụng hoàn toàn thức ăn
công nghiệp, công nghệ nuôi hiện đại nên năng suất rất cao.
1.1.1.2. Sản xuất giống và nuôi cá chim vây vàng (Trachinotus blochii)
Cá chim vây vàng (CVV) đã được sản xuất giống đầu tiên tại Đài Loan vào năm
1989 (Yeh và CTV), sau đó công nghệ sản xuất giống lan rộng ra nhiều nước như
Trung Quốc, Indonesia và một số nước khác. Mặc dù cá chim vây vàng được coi là đối
tượng khá dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao và là đối tượng nuôi quan trọng ở nhiều nước
như Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia, Singapo, nhưng sản lượng cá chim
vây vàng nuôi trên thế giới lại chiếm tỷ lệ không đáng kể [15, 41].
Hiện nay, các loài thuộc giống cá chim (Trachinotus) được nuôi khá phổ biến ở

nhiều nước trên thế giới, vì chúng có giá trị kinh tế cao và nguồn giống cung cấp khá
chủ động, ví dụ loài Trachinotus carolinus được nuôi nhiều ở các nước Bắc Trung Mỹ,
đặc biệt là ở Mỹ [27]; loài Trachinotus ovatus được nuôi bằng nhiều hình thức như
nuôi lồng, ao đất. Nhiều nghiên cứu về nuôi thương phẩm các loài cá chim thuộc giống
Trachinotus đã được công bố. Ở Mỹ cá chim Trachinotus carolinus được nuôi từ năm
1952 trong ao đất với năng suất 270-438 kg/ha, trong 133 ngày nuôi. Thức ăn để nuôi
cá này chủ yếu là cá tạp tự đánh bắt. Lazo và cộng sự (1998) đã nghiên cứu ảnh hưởng
của hàm lượng protein từ 35-45 % lên sinh trưởng của cá chim Trachinotus carolinus
6

cho thấy hàm lượng protein thích hợp trong thức ăn cho cá chim là 45 % [23]. Tương
tự, nghiên cứu của Tatuman & cộng sự (2004) cũng cho rằng hàm lượng protein tối
thiểu cho cá chim Trachinotus carolinus sinh trưởng nhanh nhất là 45 % [37].
Theo Chou (1997), cá chim vây vàng là đối tượng nuôi chính ở Singapore với
nguồn cá bột được nhập từ Đài Loan và thức ăn cho cá chim vây vàng chủ yếu vẫn là
cá tạp. Thouard (1989) thí nghiệm nuôi loài cá chim Trachinotus goodie bằng lồng ở
Pháp bằng thức ăn công nghiệp và cá tạp. Cỡ cá thả 15 g, thức ăn công nghiệp với hàm
lượng đạm 50 % đã được sử dụng trong thí nghiệm này để nuôi cá sau 5 tháng, khối
lượng cá nuôi đã đạt 300 g/con, trong khi lồng cá nuôi bằng cá tạp chỉ đạt khối lượng
260 g/con và tỷ lệ sống từ 83-90 % [12, 38].
Pin Lan (2007) & ctv đã thử nghiệm ương giống loài cá chim vây vàng cỡ 4,9-
6,7 g, bằng lồng trên biển với mật độ 222 con/m
3
, với thức ăn công nghiệp dạng viên
có hàm lượng protein 47 % và lipid 15 %, sau 30 ngày ương cá đạt cỡ 14,4-26,5 g, tỷ
lệ sống 90 %, năng suất 2,8-5,3 kg cá giống/m
3
, hệ số FCR từ 0,89-1,86; sau đó các tác
giả này lại thử nghiệm nuôi thương phẩm với cỡ giống 19-26 g và cá được thả nuôi
trong các lồng có thể tích 100 m

3
với mật độ 96 con/m
3
, cá được cho ăn bằng thức ăn
công nghiệp (protein 43 % và lipid 12 %), sau 146 ngày nuôi cá đạt cỡ từ 577-640
g/con, tỷ lệ sống 99,2-99,5 %, năng suất đạt 54,6-61,3 kg/m
3
, hệ số FCR từ 2,43-2,76
[29] .
Cá chim vây vàng là loài nuôi phổ biến ở Đài Loan. Năm 1986, Lâm Liệt Đường
đã thu gom 126 con cá chim vây vàng với kích cỡ khác nhau đưa vào nuôi chung. Đến
năm 1989, tác giả này bắt đầu thực nghiệm cho loài cá này sinh sản nhân tạo, qua 5 lần
tiêm kích dục tố và có 4 lần cho đẻ thành công, tổng số lượng trứng thu được trên 900
vạn, tỷ lệ thụ tinh 55,5 %, qua nhiều hình thức thực nghiệm ương nuôi cuối cùng thu
được 38,6 vạn giống kích cỡ 2-3 cm. Đây là lần đầu tiên cá chim vây vàng được cho
sinh sản nhân tạo thành công trên thế giới. Đến năm 1997, Đài Loan đã có 20 trại sản
xuất giống cá chim vây vàng với sản lượng giống đạt 38 triệu để phục vụ cho nhu cầu
nuôi trong nước và xuất khẩu. Tính đến năm 2001 nước này đã sản xuất được giống
nhân tạo của 45/60 loài cá biển nuôi, trong đó có một số loài thuộc giống cá chim như
Trachinotus blochii, T. falcatus và T. ovatus [25, 41].
Năm 1993, Trung tâm chuyển giao công nghệ trường Đại học Trung Sơn kết hợp
với Trạm nghiên cứu giống thuỷ sản Quảng Đông-Trung Quốc nghiên cứu cho sinh
7

sản nhân tạo thành công cá chim vây vàng trên quy mô nhỏ và ương nuôi ấu trùng
trong bể xi măng. Năm 1998, trung tâm kết hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn
giống Thuỷ sản Thắng Lợi-Hải Nam-Trung Quốc nghiên cứu thành công sản xuất
giống nhân tạo trên quy mô lớn và đã tiến hành ương nuôi ấu trùng trong ao đất [21].
Ở Indonesia, trước đây cá chim vây vàng được nuôi thương phẩm với con giống
nhập từ Đài Loan. Từ nguồn cá nuôi thương phẩm này, Trung tâm phát triển biển

Batam đã tuyển chọn được đàn cá bố mẹ và nuôi vỗ bằng lồng với tỷ lệ đực : cái là
1:1, thức ăn sử dụng là cá tạp kết hợp với mực và thức ăn công nghiệp có bổ sung
vitamin E, C, B, cho ăn từ 3-5 % khối lượng thân. Hiện nay các nhà khoa học này
đã cho sinh sản nhân tạo thành công bằng cách tiêm kích dục tố HCG 250 IU kết hợp
với Fibrogen 50 IU, tỷ lệ nở của trứng đạt từ 60-70 %. Ấu trùng được đưa vào ương
trong các bể xi măng có thể tích 10 m
3
với mật độ từ 10-15 ấu trùng/L, thức ăn sử
dụng là tảo đơn bào (Nannochloropsis sp), luân trùng, nauplius của artemia và thức ăn
tổng hợp. Sau 35 ngày ương, cá nuôi đã đạt cỡ 3,0-3,5 cm, tỷ lệ sống từ 20-25 % và
vấn đề khó khăn hiện nay của nhóm tác giả này là mật độ ương thấp và tỷ lệ dị hình ở
cá giống vẫn cao (5 %) [21].
1.1.2. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển ở Việt Nam
Ở nước ta, nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và
đã được FAO đánh giá là một trong những hoạt động hiệu quả giúp xóa đói giảm
nghèo. Năm 2005, sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước đạt 1.437.350 tấn, chủ yếu là
cá nước ngọt và tôm nước lợ, trong đó sản lượng cá biển và cá ước lợ chỉ là : 57.739
tấn. Mặc dù vậy, Việt Nam là một quốc gia có điều kện rất thuận lợi để phát triển nghề
nuôi cá biển như; có nhiều loài cá nước lợ, mặn phân bố, trong đó có nhiều loài có giá
trị kinh tế cao đã được phát triển nuôi như cá mú, cá chẽm, cá tráp, cá hồng, cá giò và
cá măng; diện tích mặt nước tiềm năng dùng cho nuôi cá nước lợ, mặn phong phú và
đa dạng, giúp người nuôi có thể phát triển nuôi lồng bè, nuôi đăng hoặc nuôi ao. Do
vậy, các nhà quản lý thủy sản của Việt Nam đặt chỉ tiêu phấn đấu cho năm 2010 phải
sản xuất được 200.000 tấn cá biển. Tuy nhiên, đến năm 2005, sản lượng nuôi cá biển ở
nước ta mới chỉ đạt được khoảng 1,8 % (3.510 tấn) so với mục tiêu đề ra, nguyên nhân
chủ yếu là do thiếu con giống, công nghệ nuôi lạc hậu và khó khăn về thị trường [8].
Nghề nuôi cá biển ở Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu vào những năm 1990 khi một
số nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số loài cá biển bước đầu
8


thành công, so với các nước khác trong khu vực thì nghề nuôi cá biển ở nước ta phát
triển tương đối muộn. Các đối tượng nuôi chính là cá mú (Epinephelus spp), cá chẽm
(Lates calcarifer), cá giò (Rachycentron canadum), và thường được nuôi với quy
mô nhỏ bằng lồng trên biển hoặc trong các ao nước lợ, mặn. Năm 1999, cả nước có
346 lồng nuôi cá biển với sản lượng 52 tấn. Đến năm 2005, nhờ công nghệ sản xuất
giống cá chẽm đã thành công và hoàn toàn chủ động về con giống nên số lồng nuôi đã
tăng lên đạt 16.319 lồng, với sản lượng 3.510 tấn. Các tỉnh nuôi cá biển chính ở Việt
Nam là Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu. Hiện nay,
bên cạnh kiểu lồng nuôi truyền thống (cỡ 27-100 m
3
), đã có một số doanh nghiệp trong
và ngoaì nước đầu tư nuôi cá lồng với quy mô công nghiệp tại các tỉnh Quảng Ninh,
Khánh Hòa và Bà Rịa-Vũng Tàu, các lồng nổi cỡ lớn với thể tích từ vài trăm đến hàng
ngàn m
3
(kiểu lồng Nauy), khung lồng làm bằng nhựạ HDPE có thể chịu được sóng
gió cấp 9-10, kiểu lồng này thường được dùng để nuôi cá giò, cá đù đỏ, cá hồng Mỹ,
sử dụng thức ăn công nghiệp. Với công nghệ tiên tiến này đã mở ra hướng mới cho
việc phát triển nuôi cá lồng trên biển với quy mô lớn ở nước ta.
Loài cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) là đối tượng cá biển có giá trị kinh
tế cao và khá thích hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu ở Việt Nam. Do vậy, trong vài
năm gần đây, các nhà khoa học Việt Nam đã nhập con giống của loài cá này từ Đài
Loan và Trung Quốc để nuôi thử nghiệm ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và Khánh
Hòa. Sau thời gian nuôi khoảng 10-12 tháng, với thức ăn là cá tạp, cá nuôi đã đạt cỡ
thương phẩm 800-1.000 g/con.
Theo Lê Xân (2005), Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 đã có công trình
nghiên cứu nhằm tạo đàn cá bố mẹ cho 5 loài cá biển có giá trị kinh tế, trong đó có loài
cá chim vây vàng. Các nhà khoa học này đã thông báo rằng, sau 6 tháng nuôi cá chim
vây vàng bằng thức ăn công nghiệp proconco và bằng cá tạp, cá nuôi đã có khối lượng
tăng từ 22 g/con lên 450 g/con, trong khi đó nghiệm thức nuôi bằng cá tạp chậm lớn

hơn có ý nghĩa so với dùng thức ăn tổng hợp trong thí nghiệm này [10]. Cũng tác giả
này, năm 2007 đã thông báo rằng, cá chim vây vàng được nuôi bằng lồng có thể tích
20 m
3
với 3 mật độ lần lượt là: 300, 460 và 600 con/lồng đã đạt tỷ lệ sống cuối từ 58-
68 % và khối lượng cá nuôi đạt 461-470 g/con. Đồng thời, Lê Xân cũng cho biết mật
độ nuôi càng cao thì tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng thấp và tỷ lệ phân đàn cao hơn so
với mật độ thấp [10] .
9

Thái Thanh Bình & cộng sự, 2008 cũng cho biết rằng, khi dùng con giống của cá
chim vây vàng sản xuất tại Việt Nam để nuôi trong ao đất tại Quảng Ninh với mật độ
từ 1,5-2,5 con/m
2
, nuôi bằng thức ăn tổng hợp do Trung Quốc sản xuất đã cho tỷ lệ
sống rất cao, 95-96 % và đạt khối lượng 257-261 g/con sau 3 tháng nuôi. Từ kết quả
này, các tác giả cho rằng con giống sản xuất tại địa phương có ưu thế hơn về sức sống
nên tỷ lệ sống trong nuôi cho kết quả cao hơn [1].

Để nghề nuôi cá biển, đặc biệt là nuôi cá chim vây vàng phát triển ở Việt Nam,
ngoài việc đòi hỏi số lượng lớn về con giống, thì kích thước con giống cũng phải đủ
lớn (6-8 cm) để phục vụ cho nuôi thương phẩm trong ao hoặc lồng bè. Theo Schipp
1996, cho rằng việc ương cá bột đến cỡ giống lớn trong trại sản xuất giống rất tốn kém
và khó khănTrong khi đó, việc sử dụng hệ thống giai đặt trong ao để ương cá biển có
nhiều thuận lợi như; (1) mật độ ương cao, hạn chế địch hại; (2) dễ dàng quản lý thức
ăn, kích cỡ cá và dịch bệnh; (3) vận hành đơn giản và cần ít nhân công; (4) tận dụng
được thức ăn tự nhiên khi ương cá giai đoạn nhỏ và (5) hạn chế tác động xấu lên môi
trường. Ngoài ra, hệ thống này cũng đã thử nghiệm thành công trên các đối tượng khác
như cá giò, cá hồng và cá mú. So với các hệ thống ương giống cá biển khác, như ương
bằng lồng, bể, mương nổi và ao đất thì chi phí đầu tư cho kỹ thuật ương cá bằng giai

đặt trong ao tương đối thấp hơn và hiệu quả cũng cao hơn [31].
Như vậy, nuôi cá biển ở Việt Nam những năm gần đây đã phát triển khá nhanh và
đạt được những kết quả về kinh tế và xã hội, mặc dù con giống nhân tạo của một số loài
cá biển như cá chẽm, cá mú, cá giò và cá hồng Mỹ, cá hồng bạc và cá chim vây vàng đã
được sản xuất, nhưng số lượng con giống hàng hóa vẫn rất hạn chế, chưa đáp ứng đủ
cho nhu cầu con giống của người nuôi cá thương phẩm. Trong khi đó, nguồn con giống
thu từ nhiên không đảm bảo về số lượng và chất lượng, con giống nhập từ các nước
ngoài về Việt Nam thì giá cao, tỷ lệ sống khi ương nuôi thấp do môi trường nuôi thay
đổi. Do vậy, để nghề nuôi cá biển phát triển bền vững và đạt được những chỉ tiêu đề ra
của chính phủ, thì bên cạnh việc mở rộng thị trường, chúng ta cần tập trung nghiên cứu
phát triển sản xuất thức ăn công nghiệp thay thế cho cá tạp, cải tiến công nghệ nuôi
thương phẩm và sản xuất giống, đặc biệt là khâu kỹ thuật ương giống lớn nhằm đáp ứng
đủ nhu cầu con giống cho người nuôi là rất cần thiết.


10

1.2. Sơ lược một vài đặc điểm sinh học của đối tượng nghiên cứu
1.2.1. Vị trí phân loại
(Theo nguồn trang web của FishBase) cá chim vây vàng có hệ thống phân loại
như sau:
Ngành: Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Carangidae
Giống: Trachinotus
Loài: Trachinotus blochii Lacepede,1801
1.2.2. Đặc điểm phân bố
Cá chim vây vàng được tìm thấy nhiều ở vùng biển mở thuộc Thái Bình Dương,
Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Tại khu vực châu Á cá chim vây vàng phân bố ở

Nhật Bản, Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Đây là loài cá ăn nổi, ưa
hoạt động sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng mặt ở vùng biển ấm. Giai đoạn cá giống
chúng thường sống thành đàn quanh các vũng, vịnh và cửa sông, nơi có chất đáy là cát
hoặc cát bùn, đến cỡ trưởng thành cá di cư ra sống độc lập ở ngoài khơi xa bờ quanh
các rạn san hô, đá ngầm có độ sâu từ 7 m nước trở lại. Đây cũng là loài rộng muối, có
thể sống được ở độ mặn từ 3-33 ppm, nhu cầu oxy hòa tan trên 2,5 mg O
2
/L. Mặc dù là
loài ăn mồi thiên về động vật, song trong quá trình nuôi cá chim vây vàng lại không
xảy ra hiện tượng ăn thịt đồng loại, có thể nuôi được với mật độ cao, cá cũng sử dụng
tốt các các loại thức ăn công nghiệp, tốc độ sinh trưởng nhanh và là loài có giá trị kinh
tế cao (giá bán từ 4-6 USD/kg) nên đã trở thành đối tượng nuôi hấp dẫn ở nhiều nước
thuộc châu Á-Thái Bình Dương [5, 21, 29].
1.2.3. Đặc điểm hình thái
Cơ thể cá chim vây vàng hơi tròn, cao, dẹp, lưng cong hình vòng cung, trên
đường bên vẩy sắp xếp khoảng 135-136 cái, chiều dài so với chiều cao gấp khoảng
1,6-1,7 lần, so với chiều cao đầu 3,5-4 lần, cuống đuôi của loài cá này ngắn và dẹp,
đầu nhỏ, chiều cao đầu lớn hơn chiều dài, môi tù về phía trước, lỗ mũi mỗi bên có 2
cái ở gần nhau, lỗ mũi trước nhỏ hình tròn, lỗ mũi sau to hình bầu dục.
Miệng nhỏ xiên, xương hàm bên lồi, hàm trên và hàm dưới có răng nhỏ hình
lông, răng phía sau dần thoái hóa, lưỡi không có răng, rìa phía trước xương nắp mang
11

hình cung tương đối to, rìa sau cong. Bộ phận đầu không có vẩy, cơ thể có nhiều vẩy
tròn nhỏ dính dưới da. Vây lưng thứ hai và vây hậu môn có vẩy, phía trước đường bên
hình cung cong tròn tương đối lớn, trên đường bên vẩy không có gờ, vây lưng thứ nhất
hướng về phía trước, gai bằng và có 5-6 gai ngắn. Cá giống giữa các gai có màng liền
nhau, vây lưng thứ 2 có 1 gai và 19-20 tia vây, phần trước của vây kéo dài như hình
lưỡi liềm. Vây ngực của loài cá này tương đối ngắn, vây đuôi có hình trăng lưỡi liềm,
vây hâụ môn có 1 gai và 17-18 tia vây, phía trước có hai vây ngắn, cũng có dạng hình

lưỡi liềm. Ruột uốn cong 3 lần (chiều dài ruột/chiều dài cá=0-8). Lưng mầu tro bạc,
bụng mầu ánh bạc, mình không có vây đen, vây lưng mầu vàng ánh bạc, rìa vây mầu
tro đen, vây hậu môn mầu ánh bạc vàng, vây đuôi mầu vàng tro.

Hình 1.1: Hình dạng bên ngoài của cá chim vây vàng
(Trachinotus blochii Lacepede, 1801)
1.2.4. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
Cá chim vây vàng ăn tạp thiên về động vật, cường độ bắt mồi của cá mạnh, đặc
biệt là lúc chiều tối. Thức ăn ưa thích của cá trưởng thành ngoài tự nhiên là các loài
động vật thân mềm như mực, hai mảnh vỏ và giáp xác. Giai đoạn nhỏ thức ăn chủ yếu
là động vật phù du như luân trùng, Copepod, khi cá lớn hơn bắt đầu ăn được các loài
tôm, cá nhỏ và mảnh vụn hữu cơ. Trong điều kiện nuôi, ở giai đoạn cá con, ngoài sinh
vật phù du (tảo, luân trùng và ấu trùng Artemia), người ta còn sử dụng các loại thức ăn
tổng hợp khi cá đạt cỡ 15 mm trở đi, giai đoạn nuôi thương phẩm cá cũng sử dụng tốt
các loại thức ăn công nghiệp hoặc cá tạp.
Cá chim vây vàng là loài có tốc độ sinh trưởng nhanh, kích thước cơ thể lớn nhất
bắt gặp ngoài tự nhiên là 3.400 g/con. Cá sinh trưởng chậm ở giai đoạn đầu và tăng
nhanh sau khi đạt cỡ 50 g trở lên, nhưng tốc độ sinh trưởng lại chậm lại khi cá đạt cỡ
trên 1.000 g, cá con 1 ngày tuổi có chiều dài 2 mm, sau 35 ngày nuôi đạt cỡ 34 mm.
Cỡ cá 4,9-6,7 g nuôi bằng thức ăn công ngiệp có hàm lượng protein 47 % và lipid 15
12

%, sau 1 tháng cá đạt chiều dài 14,4-26,5 g. Trong nuôi thương phẩm bằng lồng trên
biển, cá giống cỡ 19-26 g cho ăn bằng thức ăn công nghiệp hàm lượng protein 43 %,
sau 5 tháng nuôi cá đạt khối lượng từ 608-610 g/con. Trường hợp nuôi bằng cá tạp,
sau 10-12 tháng nuôi từ cỡ 10-15 g cá có thể đạt 800-1.000 g. Tùy thuộc vào điều kiện
nuôi (chế độ dinh dưỡng, môi trường đặc biệt là nhiệt độ nước) sau 2-3 năm nuôi, cá
sẽ đạt cỡ trưởng thành (1.600-2.000 g) và một số con có thể thành thục để tham gia
sinh sản [21].
1.2.5. Đặc điểm sinh sản

Mùa vụ sinh sản ngoài tự nhiên của cá chim vây vàng ở vùng địa lý khác nhau là
khác nhau. Ví dụ, ở Trung Quốc mùa vụ sinh sản từ tháng 4 đến tháng 9, trong khi tại
Đài Loan lại có thể cho cá sinh sản nhân tạo từ tháng 3 đến tháng 10. Quá trình sinh
sản của cá chim vây vàng không tuân theo chu kỳ trăng hàng tháng như nhiều loài cá
khác [21].
Tuổi và kích thước thành thục lần đầu của cá chim vây vàng ngoài tự nhiên
tương đối lớn, cá thành thục ở tuổi 7
+
-8
+
, tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhân tạo cá có
thể thành thục sớm hơn. Theo Juniyanto và cộng sự, 2008, trong điều kiện nuôi nhốt
cá đạt được thành thục và trở thành cá bố mẹ trong khoảng 3 năm, khi đó khối lượng
cơ thể đạt từ 1,8-2,5 kg. Thực tế cho thấy cá chim vây vàng nuôi lồng bằng thức ăn
công nghiệp tại vùng biển Khánh Hòa có tuổi thành thục sớm hơn (khoảng 15-16
tháng nuôi) và kích cỡ cũng nhỏ hơn (từ 1,5-1,7 kg). Như vậy, tuổi và kích thước
thành thục của cá chim vây vàng đã phụ thuộc rất lớn vào vùng địa lý và các điều kiện
nuôi khác. So với nhiều loài cá biển khác như cá mú, cá chẽm, cá măng, cá chim
Florida, sức sinh sản của cá chim vây vàng thấp hơn các loài cá khác. Sức sinh sản
tuyệt đối của cá chim vây vàng thường dao động từ 400.000-600.000 trứng/cá cái, khi
cá bố mẹ được kích thích sinh sản bằng hormone thì số lượng trứng của mỗi đợt đẻ
thường chiếm khoảng 60-70 % lượng trứng trong buồng trứng. Trứng của cá chim vây
vàng là loại trứng nổi, sau khi được thụ tinh, trứng sẽ nổi trong môi trường nước nhờ
giọt dầu, đường kính trứng sau khi trương nước khoảng 0.80-0.85 mm, những trứng
không được thụ tinh sẽ chìm xuống đáy và chết [21].
Cá bột 1 ngày tuổi của cá chim vây vàng có chiều dài thân 2,8 mm, sau 35 ngày
nuôi đạt cỡ 34 mm, lúc này sự hình thành sắc tố không đồng loạt; mắt, ống tiêu hóa,
huyệt và vây đuôi trong suốt. Ba ngày sau khi nở, noãn hoàng đã được sử dụng hết và
13


hạt dầu còn không đáng kể, ở giai đoạn này miệng mở ra và hàm bắt đầu cử động, ấu
trùng bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài [21].
1.3. Kỹ thuật ương giống cá biển từ cỡ giống nhỏ lên cỡ giống lớn trong các hệ
thống nuôi khác nhau
Cá chim vây vàng bột sau thời gian ương từ 30-40 ngày, đã đạt kích thước chiều
dài 2,5-3,8 cm và sau 80 ngày ương tiếp đã đạt cỡ 8,94 cm. Sau khi tập cho cá sử dụng
được thức ăn tổng hợp, phân cỡ cho đều và chuyển cá tới hệ thống ương bằng lồng
hoặc bằng ao để nuôi lên cỡ giống 8-10 cm, nhằm nâng cao hiệu quả của khâu kỹ thuật
ương cá giống cỡ lớn [18, 27]. Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại một số hệ thống
ương/nuôi cá biển chủ yếu như: ương trong các ao hở (open-ponds), ương bằng lồng
trên biển, ương trong ao đất và hệ thống ương tuần hoàn khép kín, mỗi hệ thống nuôi
này đều có những ưu và nhược điểm khác nhau về đầu tư, năng suất, chất lượng nước,
mức độ quản lý và hiệu quả kinh tế.
1.3.1. Ương trong hệ thống bể hở và bể tuần hoàn nước
1.3.1.1. Hệ thống bể ương cá biển
Hệ thống này thường được làm bằng xi măng, thể tích 5-10 m
3
hình tròn, chữ
nhật hoặc vuông, các yếu tố môi trường được kiểm soát chặt chẽ, hàm lượng oxy hòa
tan duy trì trên 4 ppm, độ mặn trong bể ương từ 28-31 ppt. Tùy thuộc vào loại thức ăn
sử dụng, đối tượng nuôi mà ương với mật độ và cách quản lý khác nhau.
Ở Indonesia, trước đây ấu trùng cá chim vây vàng được đưa vào ương trong các
bể xi măng có thể tích 10 m
3
với mật độ từ 10-15 ấu trùng/L, thức ăn sử dụng là tảo
đơn bào (Nannochloropsis sp), luân trùng, ấu trùng Artemia và thức ăn tổng hợp, sau
35 ngày ương cá đạt cỡ 3,0-3,5 cm, tỷ lệ sống từ 20-25 %. Hệ thống ương này đơn
giản dễ vận hành, thường ứng dụng ở quy mô sản xuất nhỏ và những nơi có nguồn
nước dồi dào. Tuy nhiên, ương ở bể xi măng thường mang lại hiệu quả thấp vì khó
tránh khỏi sự tích tụ chất thải, thức ăn thừa của cá trong bể nhanh làm cho môi trường

nước dễ bị ô nhiễm, thêm vào đó sự va chạm liên tục vào thành bể làm cá xây xát dễ bị
nhiễm bệnh vi khuẩn và vấn đề khó khăn hiện nay là mật độ ương thấp và tỷ lệ dị hình
ở cá giống vẫn cao, khoảng 5 % [21].
Ở Việt Nam, ấu trùng của cá chim vây vàng được ương trong bể xi măng với mật
độ từ 10-20 con/L, cho ăn bằng luân trùng và ấu trùng Copepoda nuôi từ ao, khi cá đạt
cỡ 7-10 ngày tuổi thì đưa ra ao ương thành cá giống lớn hơn. Kết quả cho thấy, tỷ lệ
14

sống từ ấu trùng lên cỡ cá hương đạt 31-35 %, từ cá hương lên cá giống là 50,0-62,5 %
[2]. Có một số cơ sở sản xuất đã ương cá 2 giai đoạn, giai đoạn đầu ương trong bể, khi
cá đạt kích cỡ 3-4 cm thì chuyển ra ao để ương tiếp thành giống lớn. Quy trình ương
cá này có tác dụng làm giảm giá thành con giống và nâng cao quy mô sản xuất. Tuy
nhiên, việc sử dụng thức ăn tươi sống nuôi trong ao làm thức ăn cho ấu trùng cá và
ương giống theo 2 giai đoạn cũng sẽ gặp khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh hoặc môi
trường nuôi khi thời tiết thay đổi và tỷ lệ sống của cá ương cũng sẽ không ổn định.
Mặt khác, công nghệ này cũng sẽ rất khó khi muốn áp dụng vào các trại sản xuất giống
cá biển mà không có hệ thống ao nuôi thức ăn và ương cá giống.
1.3.1.2 . Hệ thống bể nuôi tuần hoàn kín
Hệ thống bể nuôi tuần hoàn này gồm có các phần cơ bản như bể nuôi, bể lọc cơ
học, bơm nước, bể lọc sinh học, và bộ phận thu gom chất thải. Trước khi thả cũng như
trong quá trình ương cá, chất lượng nước (độ mặn, pH, nhiệt độ, amonia, oxy, …)
được kiểm soát rất chặt chẽ, đặc biệt là hàm lượng NH
3-
N và oxy hòa tan, quá trình
phân cỡ được tiến hành định kỳ 5-7 ngày/lần, tuy nhiên chi phí xây dựng và vận hành
hệ thống này rất tốn kém, người vận hành phải có trình độ kỹ thuật cao, và chỉ phù hợp
với các nước có công nghệ nuôi hiện đại.
1.3.1.3 . Kỹ thuật ương cá trong ao đất
Với hình thức ương cá này, cá được ương bằng lồng nổi, giai đặt trong ao hoặc
thả cá ương trực tiếp vào nuôi trong ao đất. Loại hình ương cá này đã được sử dụng

phổ biến ở các nước Đông Nam Á và Australia. Với hình thức thả giống ương trực tiếp
vào ao đất, ao ương thường có diện tích từ 500-2.000 m
2
, độ sâu mực nước trong ao từ
0,8-1,0 m và đáy ao bằng phẳng. Ao được cải tạo kỹ, nước lấy vào ao được lọc qua
lưới có kích thước 500 µm để loại đi các sinh vật hại. Cá được thả vào ao khi nguồn
thức ăn tự nhiên trong ao đã phát triển. Mặc dù hình thức nuôi này có chi phí sản xuất
thấp, kỹ thuật đơn giản và có thể kiểm soát được môi trường nuôi; nhưng rất khó khăn
để kiểm soát được thức ăn, kích cỡ, địch hại, tình trạng sức khỏe của cá và thu hoạch
[6, 31].
Hình thức ương bằng lồng nổi đặt trong ao đất, lồng được thiết kế giống như lồng
nổi nuôi trên biển, kích thước 2x2x1 m hoặc 3x3x1 m, kích thước mắt lưới từ 3-5 mm
tùy cỡ cá, mỗi bè có 4 ô lồng, ao chứa có thể sử dụng ao đang nuôi thương phẩm hoặc
ao ương riêng được cải tạo kỹ, máy quạt nước đặt cách lồng 15-20 m để tạo dòng
15

chảy. Cá cỡ 2, 5-3,0 cm thả nuôi với mật độ từ 600-1.500 con/m
3
, cho ăn bằng cá tạp
từ 40-100 % khối lượng thân hoặc thức ăn tổng hợp từ 6-13 % khối lượng thân, ngày
cho ăn từ 4-8 lần, định kỳ 7-10 ngày phân cỡ 1 lần sau thời gian ương 50-70 ngày cá
đạt cỡ 8-10 cm, tỷ lệ sống từ 65,8-69,0 %, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) với cá tạp
từ 3-10, còn với thức ăn tổng hợp thì FCR nhỏ hơn 1 [31, 11, 4]. Theo Gooley (2000),
khi nuôi cá bằng lồng nổi đặt trong ao, nếu hàm lượng oxy trong ao được duy trì ở
mức cao (>4 ppm) và công tác quản lý được thực hiện tốt thì năng suất có thể đạt tới
30 kg/m
3
. Hình thức nuôi này giúp người ta quản lý thức ăn, kích cỡ cá tốt hơn khi thả
cá trực tiếp ương trong ao, việc thu hoạch thực hiện dễ dàng và kiểm soát môi trường
thuận lợi hơn so với nuôi bằng lồng trên biển [16].

Với hình thức ương cá bằng giai đặt trong ao đất, giai được thiết kế giống như
lồng nổi nuôi trên biển và chỉ cần dùng một số cọc tre hoặc cây sắt cắm xuống ao để
cột giai. Hình thức này dễ làm, chi phí thấp hơn so với làm lồng nổi. Quản lý thức ăn,
kích cỡ cá tốt hơn so với ương cá trực tiếp trong ao, thu hoạch dễ dàng và kiểm soát
thuận lợi hơn so với nuôi lồng trên biển, tuy nhiên, chi phí sản xuất cho hình thức
ương nuôi này cao hơn so với nuôi trong ao.
1.3.1.4 . Ương bằng lồng trên biển
Pin Lan (2007) đã thử nghiệm ương giống cá chim vây vàng cỡ 4,9-6,7 g/con
bằng lồng trên biển với mật độ 222 con/m
3
, cho ăn bằng thức ăn công nghiệp dạng
viên có hàm lượng protein 47 % và lipid 15 %, sau 30 ngày ương cá đạt cỡ 14,4-26,5
g/con, tỷ lệ sống đạt 90 %, năng suất đạt 2,8-5,3 kg cá giống/m
3
và hệ số FCR dao
động từ 0,89-1,86; sau đó các tác giả này lại thử nghiệm nuôi thương phẩm với cỡ
giống 19-26 g/con và cá được thả nuôi trong các lồng có thể tích 100 m
3
với mật độ 96
con/m
3
, cá được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp (protein 43 % và lipid 12 %), sau
146 ngày nuôi cá đạt cỡ từ 577-640 g/con, tỷ lệ sống 99,2-99,5 %, năng suất đạt 54,6-
61,3 kg/m
3
, hệ số FCR từ 2,43-2,76 [29] .
Ưu điểm của kỹ thuật ương cá trong lồng lưới là có thể ương với mật độ ương
cao, tận dụng được điều kiện môi trường nước chảy tự nhiên, cá sống khỏe, lớn nhanh,
tiết kiệm được chi phí năng lượng, khắc phục được những nhược điểm mà ương trong
ao đất thường gặp phải, chi phí rẻ hơn so với kỹ thuật ương trong bể. Tuy nhiên, hình

thức ương cá này đã không tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên và chi phí tầu
thuyền đi lại cao hơn so với ương bằng giai đặt trong ao đất.
16

Như vậy, so với các hệ thống nuôi khác thì hệ thống ương/nuôi cá biển bằng giai
đặt trong ao đất có nhiều ưu điểm vượt trội về quản lý, vận hành và “thân thiện với
môi trường”.
1.4. Một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng lên sinh trưởng và tỷ lệ sống
trong ương cá biển giống
Khi ương cá trong giai, nếu ương với mật độ cao sẽ dẫn đến cạnh tranh về không
gian sống, thức ăn và cách cho ăn làm ảnh hưởng lên sinh trưởng, mức độ phân đàn và
tỷ lệ sống của cá. Ngoài ra, các yếu tố như dòng chảy, ánh sáng và bệnh cũng ảnh
hưởng lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hoạt động bắt mồi của cá ương.
1.4.1. Mật độ ương
Để tận dụng tối đa hiệu quả của hệ thống ương, người nuôi bắt buộc phải nâng
cao mật độ ương, điều này sẽ dẫn đến sự cạnh tranh về không gian sống và thức ăn, …
có thể làm cá tăng trưởng chậm, mức độ phân đàn cao, làm tăng mức độ nhạy cảm của
cá với các yếu tố môi trường, làm giảm khả năng đề kháng của cá với các loại bệnh
[17, 20]. Đã có một số nghiên cứu cho thấy, mật độ ương có ảnh hưởng lên tăng
trưởng, tỷ lệ sống của cá. Ly & CTV (2005) đã nghiên cứu trên loài cá mú chấm cam
(Epinephelus coioides) cỡ 10-16 g/con, nuôi ở các mật độ 260, 520 và 780 con/m
3

trong hệ thống bể tuần hoàn kín cho rằng, lượng thức ăn tiêu thụ giảm khi tăng mật độ
nuôi, nhưng không ảnh hưởng tới tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn
(FCR) [26].
Rowland & CTV., 2004 đã ương nuôi thử nghiệm loài cá Bidyanus bidyanus cỡ
2,3 g/con nuôi bể với các mật độ 50, 100, 200 con/m
3
và cũng đã kết luận rằng, mật độ

ương khác nhau như vậy cũng không ảnh hưởng tới mức độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và
FCR của đàn cá nuôi. Tuy vậy, khi nuôi với mật độ cao, cá bắt mồi mạnh hơn và năng
suất thu được cao hơn. Ngoài ra, khi nuôi với cùng mật độ, thì cá nuôi trong lồng lớn
nhanh hơn ở bể.
Hatziathanasius và cộng sự, 2002 đã thử nghiệm ương cá chẽm châu Âu
(Dicentrarchus labrax) từ cỡ 1,7 cm lên 2,1 cm với các mật độ: 5, 10, 15, 20 con/L.
Các tác giả thông báo rằng, khi tăng mật độ nuôi càng cao thì tỷ lệ sống càng giảm
[17]. Nguyễn Trọng Nho, 2004 cho rằng, cá chẽm mõm nhọn Psammoperca
waigiensis cỡ 30 - 40 mm ương ở mật độ từ 100-1.000 con/m
3
, tốc độ tăng trưởng và
tỷ lệ sống của cá giảm dần khi tăng mật độ nuôi [4]. Trong khi đó, cá chẽm châu Á
17

(Lates calcarifer) ương từ cỡ 1,7 cm lên cỡ 3,1 cm trong bể tuần hoàn nước, với các
mật độ 10-20 con/L lại cho thấy mật độ không ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá [35]. Qua đó thấy rằng, mức độ ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng
trưởng, tỷ lệ sống và FCR tùy thuộc vào giai đoạn phát triển, hệ thống nuôi và loài cá
nuôi và các mật độ dùng cho thử nghiệm.
1.4.2. Thức ăn và chế độ cho ăn trong ương nuôi cá biển giống
Đã có những nghiên cứu cho thấy rằng loại thức ăn và chế độ cho ăn đã ảnh
hưởng lên tăng trưởng, tỷ lệ sống, hệ số chuyển đổi thức ăn và mức độ phân đàn của
cá. Việc sử dụng thức ăn với chất lượng và kích cỡ phù hợp, cũng như chế độ cho ăn
hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả nuôi nhờ hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm chi phí thức
ăn và công lao động.
Loại thức ăn với chất lượng khác nhau thì mức độ ảnh hưởng lên cá ương cũng
cũng khác nhau. Khi dùng loại thức ăn có chất lượng cao thì hệ số thức ăn, mức độ
phân đàn và khẩu phần ăn thấp. Cá chẽm ương trong ao đất từ cỡ 20 mm lên 100 mm
được cho ăn bằng cá tạp thì khẩu phần ăn cao từ 40-100 % khối lượng thân [6]. Ngược
lại, nếu ương cá trong bể xi măng thì khẩu phần ăn lại thấp hơn (17-84 %) [9]. Khi

cho cá chẽm ương trong mương nổi ăn bằng thức ăn tôm Grobest với hàm lượng
protein 40-42 % thì khẩu phần ăn của cá dao động là 2-18 % [7]. Ngoài ra, khẩu phần
ăn còn phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ nước và chế độ cho ăn, nếu trong khoảng giới hạn
thích hợp, thì khi tăng nhiệt độ nước, khẩu phần ăn của cá cũng tăng; cho ăn nhiều
lần/ngày thì lượng thức ăn cũng tăng cao hơn [40]. Sử dụng thức ăn là cá tạp để ương
cá giống cho tốc độ tăng trưởng nhanh và chi phí thức ăn thấp, nhưng hệ số thức ăn
cao, dễ gây ô nhiễm môi trường, mức độ phân đàn cao là nguyên nhân làm giảm tỷ lệ
sống. Các nhà khoa học cho rằng, thức ăn là cá tạp chỉ phù hợp với mô hình ương cá ở
mật độ thấp.
Thức ăn Inve là thức ăn chất lượng cao, thành phần protein thô chiếm 55 %,
thường được sử dụng để ương cá biển ở giai đoạn cá hương trong các trại sản xuất cá
giống và được biết việc dùng loại thức ăn này để ương giống cho tỷ lệ sống cao, tăng
trưởng tốt và hạn chế ô nhiễm môi trường, song chi phí thức ăn lại quá cao (147.000
đồng/kg), nên không phù hợp để ương giống cỡ lớn. Đã có một số nghiên cứu sử dụng
thức cho tôm sú để ương cá biển cho kết quả khá tốt. Lưu Thế Phương (2006), ương cá
chẽm cỡ 2,0 cm trong mương nổi bằng thức ăn tôm Grobest (protein thô 40-42 %, giá

×