Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

NGHIÊN cứu kết hợp PHƯƠNG PHÁP ủ XI lô TRONG CÔNG NGHỆ sản XUẤT CHITIN – CHITOSANTỪ PHẾ LIỆU đầu vỏ tôm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGÔ THANH LĨNH

NGHIÊN CỨU KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP Ủ XI LÔ
TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHITIN –
CHITOSAN TỪ PHẾ LIỆU ĐẦU VỎ TƠM

Chun ngành: Cơng nghệ sau thu hoạch
Mã số: 60.54.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Trang Sĩ Trung

Nha Trang -2009


ii

LỜI CAM KẾT

Luận văn Thạc sỹ khoa học này được tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của Tiến sỹ Trang Sĩ Trung, khoa chế biến, Trường Đại học Nha Trang,
Việt Nam.
Những kết quả thực nghiệm của chúng tôi thu được trong luận văn Thạc
sỹ khoa học này là hồn tồn mới và chưa được ai cơng bố chính thức. Tơi xin
cam đoan đây là sự thật và hồn tồn chịu trách nhiệm với những kết quả mình


đã công bố.

Nha Trang, ngày 30 tháng 10 năm 2009
Tác giả thực hiện

Ngô Thanh Lĩnh


iii

LỜI CẢM ƠN

Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến:
- Thầy TS. Trang Sĩ Trung, Bộ mơn Hóa - vi sinh- Khoa chế biến - Trường
Đại học Nha Trang đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
- Thạc sỹ Nguyễn Cơng Minh, Bộ mơn Hóa - vi sinh - Khoa chế biến Trường Đại học Nha Trang đã trợ giúp tơi trong việc thực hiện các phép phân
tích và xử lý kết quả.
- Tồn thể thầy, cơ Viện cơng nghệ sinh học & mơi trường, Bộ mơn hóa
sinh – vi sinh thực phẩm – Khoa chế biến - Trường Đại học Nha Trang tạo điều
kiện thuận lợi cho tơi trong q trình triển khai.
- Ban giám đốc và cán bộ, nhân viên Sở Nông nghiệp & Phát triển nơng
thơn tỉnh Cà Mau đã chia sẻ khó khăn và động viên tơi trong suốt q trình học
tập và thực hiện đề tài.
- Ba mẹ, các anh chị và vợ đã luôn động viên, không ngừng ủng hộ tôi.
- Cùng các bạn hữu, đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ và cùng tơi chia sẻ
những khó khăn để hồn thành luận văn này.
Tôi mãi mãi ghi nhận sự giúp đỡ q báu của q thầy, cơ, đồng nghiệp và
bạn hữu.



iv

MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM KẾT.............................................................................................................. II
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................III
MỤC LỤC.....................................................................................................................IV
DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT.......................................................................... VII
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................VIII
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................IX
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ PHẾ LIỆU TÔM ................................................................3
1.1.1. Giới thiệu chung về phế liệu tơm ............................................................3
1.1.2. Thành phần, tính chất phế liệu tôm .........................................................3
1.1.3. Sản lượng phế liệu tôm ..............................................................................5
1.2. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHITINCHITOSAN TỪ PHẾ LIỆU TƠM...........................................................................7
1.2.1. Tình hình nghiên cứu .................................................................................7
1.2.2. Tình hình sản xuất thực tế ở Việt Nam ..................................................13
1.3. TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP Ủ XI LÔ ....................................................16
1.3.1. Tổng quan .................................................................................................16
1.3.2. Cơ sở lý thuyết ủ xi lơ bằng acid............................................................18
1.3.2.1. Vai trị acid ........................................................................................18
1.3.2.2. Enzyme ..............................................................................................21
1.3.2.3. Quá trình ủ lên men lactic ...............................................................21
1.3.3. Điều kiện ủ xi lô .......................................................................................23
1.3.4. Các hư hỏng thường xảy ra trong q trình ủ xi lơ .............................25
1.4. TỔNG QUAN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÁCH PROTEIN, KHỐNG

TRONG Q TRÌNH SẢN XUẤT CHITIN.......................................................27
1.4.1. Phương pháp vật lý ................................................................................27
1.4.2. Phương pháp hóa học ..............................................................................27


v

1.4.3. Phương pháp sinh học .............................................................................29
1.5. TÍNH CHẤT VỀ CHITIN, CHITOSAN VÀ ỨNG DỤNG ........................29
1.5.1. Khái quát chung về chitin - chitosan......................................................29
1.5.2 Cấu tạo và tính chất của chitin – chitosan ...............................................30
1.5.2.1. Công thức cấu tạo của cellulose, chitin và chitosan.....................30
1.5.2.2.Tính chất của chitin, chitosan ..........................................................30
1.5.2.3. Ứng dụng chitosan............................................................................31
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................34
2.1.VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ..............................................................................34
2.1.1. Ngun liệu đầu vỏ tơm...........................................................................34
2.1.2. Dụng cụ, hóa chất .....................................................................................34
2.1.2.1. Dụng cụ..............................................................................................34
2.1.2.2. Hóa chất sử dụng ..............................................................................35
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................35
2.2.1. Phương pháp thu mẫu ..............................................................................35
2.2.2. Phương pháp phân tích ............................................................................35
2.2.3. Bố trí thí nghiệm tổng quát .....................................................................36
2.2.4. Xác định loại acid, đường, thời gian ủ xi lơ..........................................37
2.2.4.1. Xác định loại acid thích hợp ...........................................................37
2.2.4.2. Xác định tỷ lệ acid/phế liệu thích hợp ...........................................38
2.2.4.3. Xác định tỷ lệ rỉ đường/phế liệu thích hợp....................................40
2.2.4.4. Xác định thời gian thích hợp cho q trình ủ xi lơ.......................40
2.2.4.5. Xác định điều kiện tối ưu cho công đoạn ủ xilô ...........................41

2.2.5. Xác định nồng độ acid khử khoáng........................................................43
2.2.6. Đánh giá nước thải ...................................................................................43
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU.................................................................43
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................45
3.1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NGUYÊN LIỆU ....................................45
3.2.1. Ảnh hưởng của loại acid..........................................................................45
3.2.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ acid /phế liệu.........................................................47
3.2.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ rỉ đường/phế liệu ..................................................48


vi

3.2.4. Ảnh hưởng của thời gian ủ......................................................................49
3.2.5. Xác định chế độ tối ưu cho công đoạn ủ xi lô ......................................50
3.3. KHẢ NĂNG KHỬ PROTEIN BẰNG ENZYME ALCALSAE ................53
3.4. ẢNH HƯỞNG NỒNG ĐỘ ACID ĐẾN KHẢ NĂNG KHỬ KHOÁNG...53
3.5. THU HỒI DỊCH Ủ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ......................55
3.5.1. Thu hồi dịch ủ ...........................................................................................55
3.5.2. Đánh giá chất lượng dịch ủ và đề xuất sử dụng....................................55
3.6. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHITIN, CHITOSAN ...................................57
3.7. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƯỚC THẢI CỦA QUI TRÌNH
Ủ XI LƠ VÀ PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC ĐANG SỬ DỤNG.........................60
3.8. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HIỆU QUẢ KINH TẾ...................................................61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ........................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................67


vii

DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT


Kí hiệu viết tắt

Diễn giải

BCP

Bán chế phẩm sau khi ủ xilô

DD

Độ deacetyl

ĐC

Đối chứng

VSV

Vi sinh vật

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

SS

Chất rắn lơ lửng

BOD


Nhu cầu oxy sinh học

COD

Nhu cầu oxy hóa học

∑P

Phospho tổng

∑N

Ni tơ tổng

BHT

Butylate hydroxytoluene


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Nội dung

Trang


1.1. Thành phần đầu và vỏ phế liệu tôm .....................................................................3
1.2. Sản lượng đầu vỏ tôm tỉnh cà mau năm 2005-2006-2007-2008.......................6
1.3. Thành phần gần đúng của đầu tơm ủ xi lơ .........................................................18
1.4. Một số lồi vi khuẩn lactic được tìm thấy trong thành phần ủ .......................22
1.5. Hàm lượng protein của phế liệu tôm trước và sau khi ép................................27
2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tối ưu acid, rỉ đường, thời gian...................................42
3.1. Các thành phần hóa học cơ bản của phế liệu tôm .............................................45
3.8. Hiệu suất khử protein theo tỷ lệ acid, đường, thời gian...................................51
3.11. Hàm lượng protein, khống, ẩm cịn lại khi sử dụng enzyme.......................53
3.13. Chất lượng của dịch ủ thu được ........................................................................55
3.14. Thành phần và hàm lượng acid amin của dịch ủ ............................................56
3.15. Chất lượng vi sinh của dịch ủ xi lô...................................................................57
3.16. Chất lượng cơ bản của chitin.............................................................................58
3.17. Chất lượng cơ bản của chitosan ........................................................................58
3.19. Kết quả cân bằng vật chất qui trình tối ưu sản xuất chitin, chitosan.................61
3.20. Chi phí thực nghiệm sản phẩm chitosan ..........................................................61
3.21. Chi phí thực nghiệm sản phẩm 1kg chitosan 1 ...............................................62
3.22. Chi phí thực nghiệm sản phẩm chitosan 2.......................................................62


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình

Nội dung

Trang


1. Cấu tạo hóa học của cellulose, chitin và chitosan ...............................................30
2. Nguyên liệu đầu vỏ tôm sú .....................................................................................34
3.1. Sự biến đổi pH theo loại acid ..............................................................................46
3.2. Hiệu suất khử protein và khử khoáng theo loại acid ........................................46
3.3. Hiệu suất khử protein và khử khoáng theo tỷ lệ acid .......................................47
3.4. Hiệu suất khử protein và khử khoáng theo tỷ lệ rỉ đường ...............................48
3.5. Hiệu suất khử protein và khử khoáng theo thời gian ủ ....................................49
3.6. Sự biến đổi pH trong q trình ủ xi lơ................................................................50
3.7. Đồ thị mặt đáp ứng của q trình ủ xi lơ............................................................52
3.8. Khử khoáng bằng HCl..........................................................................................54
3.9. Khử khoáng bằng acid lactic ...............................................................................54
3.10. Dịch ủ xi lô ..........................................................................................................55
3.11. Sản phẩm chitin 1 (a), chitin 2 (b) ..................................................................59
3.12. Sản phẩm chitosan 1 (a), chitosan 2 (b) ..............................................................59
3.13. So sánh các chỉ tiêu môi trường cơ bản của nước thải của qui trình ủ xi lơ
và qui trình hóa học theo TCVN.................................................................................60


1

MỞ ĐẦU

Ngành chế biến thủy sản xuất khẩu được đánh giá là ngành kinh tế mũi
nhọn của cả nước, hàng năm ngành đã đóng góp kim ngạch xuất khẩu đáng kể,
năm 2008 kim ngạch xuất khẩu 4,5 tỷ USD. Riêng năm 2008 chế biến tôm đông
lạnh xuất khẩu đạt 190.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD (tăng 7,7%
so với cùng kỳ) với khối lượng xuất khẩu 191.550 tấn (tăng 18,8% so với cùng
kỳ) [1]. Vì thế, có thể thấy rằng mặt hàng tôm là mặt hàng chiến lược của ngành
chế biến thủy sản xuất khẩu. Song song với vấn đề trên thì hàng năm trên lĩnh
vực này cũng thải ra trên 200.000 tấn phế liệu đầu, vỏ tôm (sản lượng tôm

nguyên liệu khai thác biển và nuôi trồng cả nước năm 2006: 463.200 tấn, năm
2007: 498.200 tấn, năm 2008:510.000 tấn) [1], dẫn đến sự tồn tại nhiều vấn đề
bất cập cần phải giải quyết về ô nhiễm môi trường. Nếu chúng ta giải quyết tốt
vấn đề này sẽ làm gia tăng giá trị sử dụng của nguyên liệu, ngược lại sẽ gây ô
nhiễm môi trường một cách trầm trọng hơn, tác động xấu đến phát triển bền vững
ngành thủy sản.
Theo các tài liệu thì thành phần của protein trong đầu tôm chiếm khoảng
10% trọng lượng tươi và như thế cứ sản xuất được 1kg chitin thì sẽ thu hồi từ 1,5
đến 2 kg protein. Nếu không thu hồi lượng protein này thì gây lãng phí rất lớn
trong công nghệ sản xuất chitin, chitosan cũng là nguyên nhân chính gây ơ nhiễm
mơi trường. Hiện nay, đa số các cơ sở sản xuất chitin-chitosan đều sử dụng công
nghệ chế biến hóa học, sử dụng nhiều hóa chất và chưa có một hệ thống xử lý
nước thải đạt tiêu chuẩn, dẫn đến nhiều cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ngày càng
trầm trọng. Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu là do hàm lượng chất lơ lửng,
trong đó chủ yếu là dư lượng hóa chất và các chất có nguồn gốc từ protein, gây
khó khăn trong q trình xử lý. Vì vậy, nếu chúng ta thu hồi được protein sẽ tận
dụng được nguồn chất dinh dưỡng trong phế liệu vỏ tôm để chế biến thức ăn cho
gia súc, gia cầm, nâng cao được giá trị của nguyên liệu mà còn có tác dụng giảm
tải rất lớn cho q trình xử lý nước thải, hạn chế sự ô nhiễm môi trường do việc
sử dụng một lượng lớn hoá chất (HCl, NaOH) gây ra. Mặc khác, hiện nay cũng
đã có nhiều nghiên cứu thành công việc ứng dụng sinh học trong chế biến chitin-


2

chitosan. Tuy nhiên việc ứng dụng trong thực tế sản xuất qui mơ cơng nghiệp gặp
nhiều khó khăn, do chi phí sản xuất cao, thời gian kéo dài, các yêu cầu kỹ thuật
khó thực hiện với qui mơ lớn…
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu kết hợp
phương pháp ủ xilô trong công nghệ sản xuất chitin - chitosan từ phế liệu đầu

vỏ tôm” . Nhằm nâng cao hiệu quả qui trình sản xuất chitin, khắc phục một số
nhược điểm của phương pháp hóa học và sinh học hiện nay. Đề tài do thầy TS.
Trang Sĩ Trung hướng dẫn.
Tính mới của đề tài : Sử dụng acid hữu cơ ở nồng độ thấp nhằm ức chế
hoạt động của vi sinh vật gây thối, tạo môi trường thuận lợi để enzyme hoạt
động, rút ngắn thời gian khử protein, khoáng sản xuất chitin – chitosan và thu hồi
dịch ủ là cơng trình hồn tồn mới ở Việt Nam.
Khả năng áp dụng của đề tài: Thành công của đề tài trên qui mơ phịng
thí nghiệm là cơ sở để triển khai thực nghiệm trên qui mô lớn tại doanh nghiệp
sản xuất D-Glucosamin của Cty TNHH Kim Hồng- tỉnh Cà Mau, với mục đích
tận dụng nguồn protein từ đầu vỏ tơm, hạn chế việc sử dụng hố chất và các tác
động đến môi trường. Thành công của đề tài sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu sâu
hơn về lĩnh vực này.

Nha Trang, ngày 30 tháng 10 năm 2009


3

Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ PHẾ LIỆU TÔM
1.1.1. Giới thiệu chung về phế liệu tôm [5]
Phế liệu tôm chủ yếu là đầu, vỏ và đi tơm, ngồi ra cịn có phần thịt vụn
do bóc nõn khơng đúng qui trình kỹ thuật. Tuỳ thuộc vào từng lồi, sản phẩm chế
biến khác nhau mà lượng phế liệu tôm thu được khác nhau.
1.1.2. Thành phần, tính chất phế liệu tơm [5], [8]
Trong thành phần phế liệu tôm, phần đầu thường chiếm khoảng 3545%
trọng lượng của tôm nguyên liệu, phần vỏ chiếm 1015%. Tuy vậy, tỷ lệ này còn
phụ thuộc vào giống loài, giai đoạn sinh trưởng.

Thành phần chiếm tỉ lệ đáng kể trong đầu, vỏ tôm là chitin, protein, canxi
cacbonat, sắc tố,…và tỷ lệ giữa các thành phần này là không ổn định, chúng thay
đổi theo đặc điểm sinh thái, sinh lý, lồi,… Thành phần chitin và protein trong vỏ
tơm tươi tương ứng là 4,5% và 8,05%; trong vỏ tôm khô là 11 – 27,5% và 23,25 –
53%.
Hàm lượng chitin, protein, khống và carotenoid trong phế liệu vỏ tơm
thay đổi rất rộng phụ thuộc vào điều kiện bảo quản cũng như phụ thuộc vào loài,
trạng thái dinh dưỡng, chu kỳ sinh sản. Vỏ giáp xác chứa chủ yếu là protein (30 –
40%), khoáng (30 – 50%), chitin (13 – 42%).
Theo Mayer (1986), thành phần hóa học của phế liệu tơm như sau.
Bảng 1.1: Thành phần đầu và vỏ phế liệu tôm (%)[5]
Phế liệu

Protein

Chitin

Lipid

Tro

Calci

Phospho

Đầu

53,5

11,1


8,9

22,6

7,2

1,68

Vỏ

22,8

27,2

0,4

11,7

11,1

3,16

- Protein: Trong phế liệu tôm thường là loại protein khơng hịa tan, do đó
khó trích ly khỏi vỏ, nó tồn tại dưới hai dạng:
+ Dạng tự do: Tồn tại trong các cơ quan nội tạng và các cơ gắn ở phần vỏ.
+ Dạng phức tạp: Liên kết với chitin, CaCO3 như một phần thống nhất của

vỏ tôm.



4

- Chitin: Tồn tại dưới dạng liên kết với protein, khoáng, và những hợp
chất hữu cơ khác, chủ yếu là CaCO3 là thành phần chính cấu tạo nên vỏ tơm.
Chính sự liên kết này đã gây khó khăn trong việc tách chiết và tinh chế.
- Canxi: Trong thành phần vỏ, đầu tơm có chứa 1 lượng lớn muối vơ cơ,
chủ yếu là cacbonat canxi (CaCO3).
- Astaxanthin: Là sắc tố chủ yếu trong vỏ tôm, astaxanthin là dẫn xuất của
caroten, thường ở dạng liên kết với acid béo (ester hóa) hay với protein tạo nên
một phức hợp chặt chẽ có màu xanh đặc trưng cho tôm. Khi liên kết này bị phá
vỡ thì astaxanthin dễ dàng bị oxy hóa thành astaxin.
Ngồi các thành phần kể trên, trong vỏ tơm cịn có các thành phần khác
như: Nước, lipid, phospho, enzyme …
- Lipid: Chứa một lượng đáng kể, chủ yếu gồm các acid béo chưa no bão
hòa như eicosapentaenoic (EPA), decosahexaenoic (DHA). Đây là những acid
béo rất có lợi cho sức khỏe con người và có nhiều ứng dụng khác trong y học.
- Enzyme: Trong phế liệu tơm cũng có chứa một số loại enzyme, theo tạp
chí Khoa học và Cơng nghệ Thủy sản (số 05/1993) thì hoạt độ enzyme của
protease của đầu tôm khoảng 6,5 đơn vị hoạt độ/g tươi. Trong đầu tơm có chứa
enzyme tiêu hóa chymotrypsin, được sử dụng trong điều trị bệnh ung thư. Một
vài loại enzyme khác có mặt trong phế liệu tôm như alkaline phosphatase, -Nacetyl glucosaminse, chitinase cũng được ứng dụng nhiều trong thực tế.
Từ thành phần, tính chất nguồn phế liệu đầu, vỏ tơm, nhận thấy đây là
nguồn nguyên liệu phong phú không chỉ sản xuất chitin-chitosan mà còn chứa
một lượng protein, astaxanthin và các acid béo khơng no có lợi cho cơ thể cần
được thu hồi.
Do đó, cần có chế độ xử lý thích hợp đối với nguồn phế liệu đầu, vỏ tôm
để thu được thành phẩm có chất lượng cao, như việc tách phần lớn protein và
khoáng trước khi sản xuất chitin, chitosan bằng q trình ủ xi lơ chẳng hạn. Bên
cạnh, cịn tận dụng làm thức ăn cho chăn ni. Từ đó, vừa góp phần nâng cao

hiệu quả kinh tế, vừa giảm đựơc sự ô nhiễm môi trường do nguồn phế liệu tôm
thải ra, bảo vệ môi trường đưa ngành thủy sản phát triển bền vững.


5

1.1.3. Sản lượng phế liệu tôm [1]
* Theo thống kê của Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
(FAO) thì sản lượng tơm trên thế giới khoảng trên dưới 4 triệu tấn /năm. Hầu hết
sản lượng tôm trên thế giới từ các nước đang phát triển như: Thái Lan, Việt Nam,
Trung Quốc, Ecudo, Malaysia, Ấn Độ, và Indonexia. Theo đó đã tạo ra một
lượng phế liệu tơm rất lớn, ước tính có khoảng 1,6-2 triệu tấn/năm.
* Năm 2008 Việt Nam đứng hàng đầu thế giới về nuôi tôm sú, tôm sú là
đối tượng nuôi rất quan trọng trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến xuất khẩu ở
nước ta (chủ yếu tập trung ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trên 90% sản
lượng). Theo Bộ Thủy Sản (2008), tổng sản lượng tơm ni 392.000 tấn, trong
đó tơm sú khoảng 360.000 tấn. Cùng với việc tăng sản lượng tôm sú xuất khẩu sẽ
là sự gia tăng lượng phế liệu đầu, vỏ tôm.
* Vài nét về chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Cà Mau [2]
Đến tháng 9/2009 toàn tỉnh có 27 doanh nghiệp chế biến thủy sản với 35
xí nghiệp trực thuộc. Tổng cơng suất chế biến 172.700 tấn/năm; trong đó:
- Chế biến tơm đơng lạnh 140.000 tấn
- Chế biến chả cá, surimi 10.200 tấn
- Chế biến bột cá 22.500 tấn
Năm 2008 tổng sản lượng chế biến 85.740 tấn, tôm đông 69.600 tấn, riêng
tôm sú chiếm 80% tổng lượng tôm đông, kim ngạch xuất khẩu 651,8 triệu USD
(chiếm trên ½ kim ngạch xuất khẩu tơm cả nước). Để nắm rỏ biến động của
lượng nguyên liệu đầu, vỏ tôm, tôi đã tiến hành điều tra từng tháng qua các năm
tại tỉnh Cà Mau, thể hiện ở Bảng 1.2.



6

Bảng 1.2. Sản lượng đầu vỏ tôm tỉnh Cà Mau năm 2005-2006-2007-2008
Loại ngun

Năm

Năm

Năm

Năm

liệu tơm

Tháng

2005

2006

2007

2008

- Tơ m sú

950,089


1,126,381

1,303,407

1,060,320

Thẻ, chì

689,352

546,026

582,594

368,160

1,639,441

1,672,407

1,886,001

1,428,480

- Tơ m sú

947,547

1,087,072


923,339

907,600

Thẻ, chì

649,809

787,454

368,838

649,120

Tổng

1,597,356

1,874,526

1,292,177

1,556,720

- Tơ m sú

1,141,716

1,463,435


1,751,293

1,099,440

Thẻ, chì

837,414

1,064,918

657,267

1,179,280

Tổng

1,979,130

2,528,352

2,408,560

2,278,720

- Tơ m sú

1,064,343

1,490,257


1,565,595

1,348,600

Thẻ, chì

1,019,389

1,063,021

677,119

903,200

Tổng

2,083,732

2,553,278

2,242,714

2,251,800

- Tơ m sú

1,123,382

1,456,627


2,096,151

1,983,200

Thẻ, chì

1,097,994

1,661,252

835,158

1,485,600

Tổng

2,221,376

3,117,879

2,931,309

3,468,800

- Tơ m sú

01

1,429,215


1,702,779

1,559,358

1,764,560

Tổng
02

03

04

05

06

1,902,618

2,104,635

2,499,648

2,414,640

Thẻ, chì

1,036,937

1,215,978


922,169

877,360

2,939,555

3,320,614

3,421,818

3,292,000

2,577,198

2,267,852

2,633,061

2,914,320

Thẻ, chì

684,003

1,052,254

676,301

860,960


3,261,201

3,320,106

3,309,362

3,775,280

2,288,833

1,974,526

2,521,845

2,612,000

Thẻ, chì

738,403

775,606

545,970

1,253,600

Tổng

3,027,236


2,750,132

3,067,815

3,865,600

- Tơ m sú

1,726,822

1,434,339

2,476,542

2,684,720

Thẻ, chì

897,190

1,569,386

817,321

977,600

Tổng

2,624,012


3,003,725

3,293,863

3,662,320

- Tơ m sú

1,628,000

1,341,560

1,907,977

1,854,160

Thẻ, chì

747,165

969,133

462,130

1,623,280

Tổng

2,375,165


2,310,693

2,370,108

3,477,440

- Tơ m sú

1,698,282

1,244,882

1,183,421

1,310,120

Thẻ, chì

796,954

942,603

440,196

686,960

2,495,235

2,187,485


1,623,618

1,997,080

- Tơm sú

18,478,045

18,694,344

22,421,638

21,953,680

Thẻ, chì

10,478,635

12,913,552

7,942,417

11,771,200

Tổng

12

2,670,640


- Tơ m sú

11

906,080

2,516,711

Tổng

10

957,353

2,968,699

- Tơ m sú

09

1,265,920

2,713,240

Tổng
08

1,284,025


- Tơ m sú
07

Thẻ, chì
Tổng

28,956,680

31,607,896

30,364,055

33,724,880

Tổng
CẢ NĂ M

Nguồn: Điều tra các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau tháng 2/2009


7

Qua điều tra số liệu thực tế trên cho thấy sản lượng phế liệu đầu, vỏ tơm rất
lớn và có quanh năm, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất chitin, chitosan hiện nay,
nguồn phế liệu trên đã đem về một nguồn ngoại tệ đáng kể cho tỉnh.
* Hiện trạng chế biến chitin tỉnh Cà Mau
- Hiện tồn tỉnh có 11 công ty, doanh nghiệp chế biến đầu, vỏ tôm, sản
phẩm chính là chitin, sản phẩm chitin này có độ tinh thấp. Chủ yếu bán cho
Trung Quốc và các doanh nghiệp chế biến chitosan tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong 11 doanh nghiệp trên chỉ có 2 Cơng ty chế biến từ đầu vỏ tôm thành sản

phẩm D-Glucosamin hydride là Cty TNHH Kim Hồng và Cty TNHH kỹ nghệ
sinh hóa Quốc Thành – Việt Trung.
- Qui trình sản xuất theo phương pháp hóa học sử dụng NaOH, HCl.
- Trong những năm gần đây các cơ sở sản xuất chitin đã gây ô nhiễm đến
môi trường rất trầm trọng, gây bức xúc đến người dân, khiến người dân biểu tình
dẫn đến việc đập phá một số cơ sở trên, UBND tỉnh Cà Mau đã thành lập đoàn
kiểm tra liên ngành để xử lý, nhưng vẫn chưa đạt được kết quả (Báo cáo kết quả
thanh tra môi trường năm 2008).
1.2. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT
CHITIN-CHITOSAN TỪ PHẾ LIỆU TƠM
1.2.1. Tình hình nghiên cứu
- Hiện nay, đi đầu trong lĩnh vực này là Nhật và Mỹ đã sản xuất theo thứ
tự là 600 tấn/năm và 400 tấn/năm chitosan. Ngồi ra cịn có các nước như Trung
Quốc, Ấn Ðộ, Pháp cũng sản xuất sản phẩm này nhưng với số lượng thấp
(khoảng 2 tấn/năm). Sản xuất chitin, chitosan có thể thực hiện bằng một số quy
trình, theo tài liệu nước ngồi có hai phương pháp chính để sản xuất đó là
phương pháp hóa học và phương pháp sinh học. Phương pháp hóa học được
nghiên cứu bởi một số cơng trình của nước ngồi và trong nước, tuy nhiên vẫn
cần phải nghiên cứu hoàn thiện để đưa ra quy trình có chất lượng chitin, chitosan
và hiệu quả kinh tế cao. Phương pháp sinh học chưa có cơng trình nào cơng bố
và nhất là việc kết hợp giữa phương pháp sinh học với hóa học sẽ cho chất lượng
sản phẩm cao hơn.


8

- Một số nghiên cứu sinh học sản xuất chitin
+ Takeda và Abe (1962), Shimahara và et al (1982) [32] đã loại protein
bằng vi khuẩn phân giải protein hay enzyme. Dưới tác dụng của enzyme thủy
phân, protein bị phân giải thành các acid amin hòa tan trong nước. Những tác

nhân này tuy không làm ảnh hưởng đến chitin nhưng việc loại hồn tồn protein
khó có thể đạt được.
+ Rao và Stevens (2005) [33b] đã sản xuất được chitin bằng cách ủ xi lô
đầu và vỏ tôm với Lactobacillus plantarum 541. Hiệu suất thu hồi chitin từ đầu
và vỏ tôm là 4,5% và 13% với đầu tôm đã khử được 83% protein và 88%
khoáng, khử được 66% protein và 63% khoáng từ vỏ tôm.
+ Kết quả nghiên cứu của Rao và Stevens (2005a) [32] đã chỉ ra rằng có
thể khử được khống và protein từ đầu, vỏ tơm phế liệu bằng cách ủ xi lô với L.
plantarum 541 và A6 ở nồng độ muối 2%. Khi ủ xi lô đầu, vỏ tôm phế liệu sử
dụng chủng L. plantarum 541 khử được 81,4% khống, 59,8% protein; trong khi
đó L. plantarum A6 khử được, 5% khoáng và 52,2% protein.
+ Gần đây trường Đại học Thủy sản [12] đã có những nghiên cứu về việc
sử dụng hai enzyme phân giải protein chymotripsin và papain để khử protein trong
vỏ tôm. Tuy nhiên những kết quả nghiên cứu này chưa được công bố cụ thể.
+ Theo Simpson và et al (1994) [35] thì chitosan cũng có thể được tạo ra
từ chitin bằng cách sử dụng những enzyme vi sinh vật. Có thể khử gốc acetyl
trong chitin bằng cách ủ xi lô Phycomyces blakesleeanus và Mucor rouxii,
Absidia coerulea. Những vi sinh vật có khả năng sinh ra enzyme deacetylase
như: Aspergillus niger, Mucor meehei, Phycomycetes nitens, Rhizopus acetoinus,
Rhizopus microsporus,…
Một số qui trình sản xuất chitin - chitosan[ 14], [ 15], [ 3]
Hiện nay có hai phương pháp cơ bản để sản xuất chitin - chitosan là
phương pháp hóa học và phương pháp sinh học. Ngồi ra, có thể kết hợp giữa 2
phương pháp trên để sản xuất chitin - chitosan.


9

** Quy trình sản xuất chitin - chitosan theo phương pháp hóa học
gồm các bước cơ bản sau

Nguyên liệu  Xử lý acid (khử khoáng)  Xử lý kiềm (khử protein và
deacetyl)  Sản phẩm (có độ deacetyl khác nhau).
Nguyên liệu sau khi được rửa sạch, xử lý với acid HCl. Tùy theo thời gian
và nhiệt độ mà nồng độ HCl có thể thay đổi từ 8÷12%. Tỷ lệ dung dịch nguyên
liệu thay đổi từ 5÷10 lần (v/w). Sau khi xử lý yêu cầu hàm lượng tro <1,5%. Đối
với chitosan sử dụng trong y tế hàm lượng tro yêu cầu là < 0,03%.
Sau khi khử khoáng nguyên liệu được rửa sạch và tùy theo công nghệ xử
lý một hoặc hai lần NaOH mà ta thực hiện như sau:
+ Đối với quy trình xử lý NaOH một cơng đoạn: Nồng độ NaOH cũng tùy
theo nhiệt độ và thời gian mà có thể thay đổi từ 35÷70%. Tỷ lệ dung dịch/nguyên
liệu thay đổi từ 5÷10 lần (v/w).
+ Đối với quy trình xử lý NaOH hai cơng đoạn thì vỏ tơm sau khi khử
khoáng, rửa sạch đem xử lý NaOH ở nồng độ 2÷5% sau khi rửa sạch, phơi tẩy
màu thu đựoc chitin. Chitin thu được có thể đem bảo quản hay sử dụng để sản
xuất chitosan bằng cách xử lý NaOH đặc ở nồng độ 35÷70% tùy thuộc vào nhiệt
độ và thời gian xử lý. Sản phẩm thu được có các chỉ tiêu cơ bản sau:
Độ ẩm

: < 10%

Hàm lượng tro

: 1÷1,5%

Chất khơng hịa tan

: 20%

Độ nhớt


: 200 – 2.000 pcs

Độ deacetyl

: 50 - 95%

Hàm lượng protein

: âm tính.

* Ưu điểm:
Thời gian xử lý vỏ tơm để thu chitin nhanh: Theo tính toán để thu được
chitin thường mất khoảng 36-40 giờ, so với phương pháp sinh học thì phương
pháp hóa học nhanh hơn nhiều (thường xử lý bằng phương pháp sinh học mất
khoảng 192-360 giờ).


10

* Nhược điểm:
Giá thành cao do chi phí hóa chất để xử lí.
Sử dụng NaOH ở nồng độ cao sẽ ảnh hưởng đến độ nhớt của chitosan sau
này, cụ thể hơn là gây cắt mạch chitosan.
Lượng dịch thải ra trong q trình sản xuất có tính acid hoặc kiềm. Nước
này có tính ăn mịn cao, trực tiếp phá hủy mơi trường xung quanh khu vực thải.
Những tác động này đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến hệ sinh
thái. Ngồi ra, vẫn chưa có hướng để thu hồi các chất có giá trị trong dịch thải.
** Quy trình sản xuất chitin - chitosan theo phương pháp sinh học
bao gồm các bước cơ bản sau
Nguyên liệu  khử khoáng, khử protein và deacetyl  sản phẩm

chitosan.
Trong phương pháp sinh học chỉ khác tại công đoạn khử protein và
deacetyl khơng sử dụng hóa chất mà có thể sử dụng hệ vi khuẩn, nấm men hoặc
các enzyme để loại bỏ protein một cách triệt để. Việc deacetyl được thực hiện bởi
enzyme deacetylase. Sản phẩm chitosan thu được có chất lượng cao do khơng
ảnh hưởng nhiều bởi hóa chất.
* Ưu điểm:
Chất lượng sản phẩm thu được tốt hơn, do quá trình xử lý chỉ dùng acid
và kiềm nhẹ nên ít gây ô nhiễm môi trường hơn. Ngoài ra, protein sau quá trình ủ
có thể thu hồi làm bột dinh dưỡng, thức ăn cho gia súc, các chất khác như lipid,
các sắc tố khác cũng được thu hồi.
Giá thành rẻ ( rẻ hơn khoảng 10 lần so với phương pháp hóa học), do quá
trình xử lý lợi dụng sự lên men lactic của vi khuẩn để tách loại canxi, protein
trong phế liệu tơm, khơng dùng nhiều đến hóa chất. Chính vì thế các chi phí ban
đầu để đưa vào xử lý hầu như là rất ít, giá thành tính trên sản phẩm là rất thấp.
* Nhược điểm:
Thời gian xử lý lâu: Thời gian thường kéo dài từ 12 đến 21 ngày mới xử
lý xong một mẻ tùy vào các loại protein khác nhau.
Phương pháp sinh học khơng thể loại bỏ hồn tồn protein như phương
pháp hóa học. Sau khi khử protein bằng enzyme, phải khử protein cịn lại trong
đầu tơm bằng kiềm đặc.


11

** Quy trình sản xuất chitin của Phân Viện Vật Lý Hà Nội

Vỏ tôm khô

Ngâm HCl 4%[ tỷ lệ 1W:2V, 24h, tphịng]


Rửa trung tính

Ngâm NaOH 2%[ 1W:3V, 3h, 90÷95C]

Rửa trung tính

Ngâm HCl 4%[ tỷ lệ 1W:2V, 24h, tphịng]

Rửa trung tính

Ngâm NaOH 2%[ tỷ lệ 1W:2V, 3h, 90÷95C]

Rửa trung tính

Ngâm HCl 4%[ tỷ lệ 1W:2V, 24h, tphịng]

Rửa trung tính

Sấy khơ

Chitin


12

- Nhận xét:
Từ quy trình, nhận thấy quá trình sản xuất chitin mất nhiều thời gian và
cồng kềnh. Tuy nhiên có ưu điểm là q trình khử khống và khử protein được
chia thành những khoảng ngắn để giảm được sự ảnh hưởng do tiếp xúc với hóa

chất nồng độ cao cho chất lượng chitin về sau.
Do thời gian kéo dài, màu sắc của chitin tạo thành xấu, lại không được
trắng do không được tẩy màu, chất lượng của chitin cũng khơng được tốt.
** Quy trình sản xuất chitin - chitosan của Đại Học Nha Trang
(GVC. Đỗ Minh Phụng)
- Nhận xét:
Quy trình tương đối đơn giản, cho chất lượng sản phẩm khá tốt, chitin có
màu sắc đẹp.
Tuy nhiên thời gian xử lý cịn dài, nồng độ hóa chất cịn cao, sử dụng
nhiều các chất oxy hóa, do đó dễ ảnh hưởng đến chất lượng và độ nhớt của sản
phẩm sau này.
- Sơ đồ quy trình:
Vỏ tơm khơ

Ngâm HCl 6N (tỷ lệ 1W : 2,5V, 48h, t phịng)

Rửa trung tính

Ngâm NaOH 8% ( tỷ lệ 1W : 1,5V; 2h, 100C)
Rửa trung tính

Tẩy màu (KMnO4 1%; Na2S2O3 1,5% trong môi trường H2 SO4 10%)
Chitin

Ngâm NaOH 40% (tỷ lệ 1W : 1V; 24h; 80C)

Chitosan


13


** Quy trình sản xuất chitin - chitosan của Trung tâm Chế biến - Đại học
Nha trang
- Nhận xét:
Quy trình của Trung tâm Chế biến có ưu điểm là khá đơn giản, khơng địi
hỏi máy móc thiết bị phức tạp, vì vậy dễ áp dụng trong sản xuất lớn.
Tuy nhiên thời gian sản xuất kéo dài, nồng độ hóa chất vẫn cịn cao. Trong
khi đó lượng nước thải trong q trình sản xuất là khá lớn, chất lượng protein và
astaxanthin là tương đối tốt. Do đó, có thể kết hợp phương pháp sinh học trong
quá trình đầu như là một bước tiền xử lý chẳng hạn, thì có thể giảm được lượng
hóa chất sử dụng và việc tận thu sản phẩm trong dịch thải ban đầu theo phương
pháp sinh học sẽ có chất lượng tốt hơn.
- Sơ đồ quy trình:
Ngun liệu


HCl 7%, 24h, 30C, tỷ lệ 1/5 (w/v)

Tách khoáng


NaOH 6%, 24h, 30C,
tỷ lệ 1/5(w/v)

Tách Protein

Chitin


NaOH 70%,72h,30C,

tỷ lệ 1/5(w/v)

Deacetyl

Chitosan

1.2.2. Tình hình sản xuất thực tế ở Việt Nam
Mặc dù có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về phương pháp sản
xuất chitin như hóa học, sinh học hoặc kết hợp hóa học và sinh học. Tuy nhiên
cho đến nay việc áp dụng các công nghệ sản xuất cải tiến gặp rất nhiều khó khăn,
qua khảo sát thực tế và các hội thảo về môi trường do các Bộ, Ngành tổ chức
(sản xuất chitin được đánh giá là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất)
việc áp dụng công nghệ cải tiến sản xuất chitin, nhằm hạn chế tác động xấu đến


14

mơi trường cho đến nay vẫn chưa có nơi nào trong nước áp dụng sản xuất với qui
mô công nghiệp.
Đồng bằng Sông Cửu Long là nơi tập trung lượng tôm lớn nhất của cả
nước (trên 90% sản lượng đầu vỏ tôm sú) nhưng tất cả các doanh nghiệp chế biến
chitin chỉ áp dụng qui trình sản xuất hóa học
Qui trình sản xuất chủ yếu
Nguyên liệu


HCl 10-15%, 24h, tỷ lệ 1/5 (w/v)

Tách khoáng



NaOH 8-10%, 12-:-24h,
tỷ lệ 1/5(w/v)

Tách Protein

Chitin
Từ thực tế trên, hiện nay vấn đề mơi trường được tồn xã hội quan tâm, nó
tác động rất lớn đến đời sống của cả cộng đồng, việc áp dụng qui trình sản xuất
như trên, qua thanh, kiểm tra hầu như toàn bộ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
chitin đều vi phạm đến mơi trường, kể cả các cơ sở có hệ thống xử lí nước thải
cũng xử lí khơng đạt tiêu chuẩn. Từ qui trình sản xuất và khảo sát thực tế, ta nhận
thấy tồn tại một số hạn chế:
- Sử dụng nhiều hóa chất.
- Ơ nhiễm nước, khơng khí nồng độ quá cao.
- Dư lượng hoá chất, đạm trong nước thải cao: Dư lượng NaOH, HCl, đạm
tổng số trong nước thải,..
- Lượng nước sử dụng nhiều.
- Chất lượng chitin thấp.
- Không tận dụng các thành phần có lợi khác ngồi chitin như protein,
astaxanthin,...
- Bố trí qui trình sản xuất khơng hợp lí, thao tác khơng đúng kỹ thuật,
khơng bảo hộ lao động và khám sức khỏe định kỳ cho công nhân, nên tác động
rất lớn đến sức khỏe người lao động....


15

Hiện nay nhiều qui trình nghiên cứu cải tiến sản xuất chitin đã thành công
và hạn chế được ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng chitin…nhưng việc

triển khai vào sản xuất thực tế gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân:
- Luật bảo vệ mơi trường chưa hồn chỉnh và chế tài chưa nghiêm. Nên
các doanh nghiệp hám lợi, lách luật, xem nhẹ việc bảo vệ mơi trường.
- Qui trình sản xuất mất nhiều thời gian, sản lượng chế biến thấp, thao tác
kỹ thuật khó, chi phí sản xuất cịn cao,...
Nhìn chung các quy trình sản xuất chitin - chitosan hiện nay chủ yếu theo
phương pháp hóa học. Các hóa chất sử dụng (HCl, NaOH…) vừa độc hại lại ở
nồng độ cao, không những ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà còn ảnh
hưởng nhiều đến sức khỏe cộng đồng. Hay nói khác hơn vẫn chưa quan tâm đến
việc cân bằng giữa chất lượng sản phẩm chitin, chitosan với chất lượng sản
phẩm thu hồi, cũng như là môi trường sinh thái xung quanh.
Nếu có thể kết hợp với phương pháp sinh học để tách bớt protein, khoáng
trước khi sản xuất chitin, thì có thể giảm đi phần lớn lượng hóa chất sử dụng cần
thiết. Đồng thời tận thu các chất có giá trị trong dịch thải như protein,
astaxanthin,…sẽ cho chất lượng tốt hơn, do ít ảnh hưởng bởi nồng độ hóa chất cao.
Ngồi ra, khi kết hợp sử dụng với phương pháp sinh học, sẽ giải quyết
được vấn đề ô nhiễm mơi trường, do hạn chế bớt nồng độ hóa chất cịn lại trong
dịch thải sau q trình sản xuất. Từ đó, có thể mở ra một hướng mới trong việc
tận thu các chất có giá trị như protein, astaxanthin…cho ngành công nghiệp phế
liệu tôm, bên cạnh nền công nghiệp sản xuất chitin -chitosan.
Qua hiện trạng trên cho thấy nhiều tồn tại, bất cập của việc sản xuất
chitin hiện nay. Chúng ta cần phải có giải pháp cải thiện cơng nghệ, áp dụng sản
xuất sạch hơn...để giảm thiểu những tác động xấu, đồng thời cũng đem đến lợi
ích cho doanh nghiệp và cộng đồng (Luật bảo vệ môi trường cần phải hoàn
chỉnh hơn và chế tài cần nghiêm khắc, từ đó xử lí triệt để những cơ sở sản xuất
chitin bằng phương pháp hóa học gây ơ nhiễm mơi trường).


16


1.3. TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP Ủ XI LÔ
1.3.1. Tổng quan [4], [28], [26]
Ủ xi lô hay ủ chua thức ăn cho gia súc, động vật nuôi là phương pháp để
bảo quản nguyên liệu có từ lâu đời trong nhân dân. Thức ăn ủ xi lô là một dạng
thức ăn rất thiết yếu cho động vật ni trong nơng nghiệp. Nó là kết quả của q
trình acid hóa, mà thực chất là kết quả của sự lên men trong điều kiện yếm khí.
Trong nơng nghiệp, người ta sử dụng ủ xi lô cho nguyên liệu cây nông
nghiệp, cỏ tươi để làm thức ăn cho động vật ni: Trâu, bị, heo, gà…khi nguyên
liệu đã được thu hoạch, sơ chế, bảo quản đúng cách thì việc ủ xi lơ ít hoặc khơng
ảnh hưởng đến môi trường. Trong môi trường ủ, người ta thường bổ sung muối,
rỉ đường thích hợp, nồng độ acid để ức chế vi sinh vật gây thối, gây hư hỏng
nguyên liệu. Thức ăn ủ xi lơ, trong q trình ủ xi lơ cịn tạo thêm một số sản
phẩm có giá trị như chất thơm, vitamin, kháng sinh (Nizin, diplocacxin…)[19].
Do đó, kích thích cho gia súc, động vật ni ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, chóng
lớn, lên cân, và đồng thời kéo dài thời gian bảo quản hơn so với nguyên liệu tươi
ban đầu. Tiện lợi nhất của thức ăn ủ xi lô cho cỏ tươi, cây trồng thu hoạch theo
mùa vụ là có thể thực hiện ở mọi điều kiện của thời tiết. Bên cạnh đó, ta cịn áp
dụng ủ xi lơ cho các loại hạt ngũ cốc, hướng dương,…
Ngồi việc áp dụng ủ xi lô trên nguyên liệu thuộc cây nơng nghiệp, người
ta cịn áp dụng ủ xi lơ trên phế liệu cá, nội tạng bào ngư, phế liệu đầu vỏ tôm,.. để
sử dụng làm thức ăn cho động vật nuôi.
Cá ủ xi lô là thức ăn động vật dạng lỏng, có thể sử dụng cá nguyên liệu
hay phế liệu cá, với sự tham gia của enzyme nội tại trong bản thân nguyên liệu,
các thành phần acid hay vi khuẩn lactic bổ sung vào trong quá trình ủ. Một thử
nghiệm với cá ủ xi lô bắt đầu tại Thụy điển năm 1963, sử dụng acid chlohydric,
acid sunfuric, acid formic và rỉ đường (Tatterson and Windsor, 1974) [28], đã
cho kết quả là ức chế vi sinh vật gây thối, tăng khả năng phân giải protein,
khống.
Việc ủ xi lơ cho cá có thể thực hiện theo hai cách : Đó là ủ trực tiếp bằng
việc bổ sung acid vào, hay ủ cá nhờ quá trình lên men với sự tham gia của vi



×