Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học chủng quần và nguồn lợi của cá đù đầu to (pennahia macrocephalus, tang, 1937) ở vùng đánh cá chung vịnh bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 75 trang )



.









MAI CÔNG NHUẬN




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CHỦNG QUẦN VÀ
NGUỒN LỢI CÁ ĐÙ ĐẦU TO (PENNAHIA MACROCEPHALUS, TANG
1937) Ở VÙNG ĐÁNH CÁ CHUNG VỊNH BẮC BỘ






LUẬN VĂN THẠC SỸ





















Hải phòng – tháng 9 năm 2011
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY SẢN NHA TRANG
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN





.








MAI CÔNG NHUẬN



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CHỦNG QUẦN VÀ
NGUỒN LỢI CÁ ĐÙ ĐẦU TO (PENNAHIA MACROCEPHALUS, TANG
1937) Ở VÙNG ĐÁNH CÁ CHUNG VỊNH BẮC BỘ





LUẬN VĂN THẠC SỸ



Chuyên nghành : Nuôi trồng thủy sản
Mã số : 60 62 70
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Văn Khương
















Hải phòng - tháng 9 năm 2011



TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY SẢN NHA TRANG
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

i

i

Lời cam đoan



Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi thông tin trích dẫn trong luận văn này được chỉ rõ nguồn
gốc. Số liệu sử dụng để thực hiện luận văn này đã được sự đồng ý của ông giám đốc dự
án Việt – Trung, lãnh đạo Viện nghiên cứu Hải sản.


Hải phòng, ngày 14 tháng 6 năm 2011
T¸c gi¶ luËn v¨n



Mai Công Nhuận



ii

ii

Lời cảm ơn




Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS. TS Đỗ Văn Khương – Nguyên
Viện trưởng viện nghiên cứu Hải sản, người hướng dẫn khoa học đã đã giúp đỡ tôi tận
tình và hiểu quả trong thời gian thực hiện luận văn này.
Tôi xìn bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu Hải sản,
Trường đại học Nha Trang, ban giám đốc dự án Việt – Trung đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ để tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến và sự giúp đỡ tận tình của TS.
Nguyễn Khắc Bát, Thạc sỹ Nguyễn Viết Nghĩa, Thạc sỹ Vũ Việt Hà cho sự thành
công của luận văn này.
Với tình cảm sâu sắc nhất, cho tôi được gửi tới toàn thể cán bộ nhân viên phòng
nghiên cứu Nguồn lợi Hải sản – Viện nghiên cứu Hải sản trong thời gian nghiên cứu từ
những chuyến đi biển dài ngày thu thập số liệu, phân tích và sử lý số liệu trong phòng thí

nghiệm và hoàn thành luận văn.
Lời cảm ơn chân thành xin được gửi tới các bạn bè đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp
đỡ, chia sẻ cùng tôi trong thời gian thực hiện đề tài.


Hải Phòng, ngày 14 tháng 6 năm 2011
Tác giả luận văn




Mai Công Nhuận
iii

iii

Mục lục

Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
3
1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
8
Chương 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1. Tài liệu nghiên cứu
11

2.2 Phương pháp nghiên cứu
13
2.2.1 Phương pháp thu mẫu
13
2.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
14
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
3.1. Một số đặc điểm sinh học
20
3.1.1. Thành phần chiều dài
20
3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng
23
3.1.3. Sinh sản
30
3.1.4. Hệ số chết
36
3.1.5. Tuổi và chiều dài đánh bắt thích hợp
37
3.2. Hiện trạng khai thác
37
3.2.1. Biến động năng suất khai thác (kg/h)
37
3.2.2 Mật độ phân bố - CPUA (tấn/km
2
)
42
3.2.3 Trữ lượng (tấn)
44
3.2.4. Trữ lượng quần đàn cá bố mẹ (SSB)

48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 50
Kết Luận
50
Kiến nghị
51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
Tài liệu tiếng Việt
52
Tài liệu tiếng Anh
53
Phụ lục 1
iv

iv


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

a: Hệ số dị hóa trong phương trình tương quan chiều dài – khối lượng
A: Vây hậu môn
b: Hệ số đồng hóa trong phương trình tương quan chiều dài – khối lượng
CPUE: Sản lượng trên một đơn vị cường lực khai thác (Catch Per Unit of Effort)
CPUA: Mật độ phân bố (Catch Per Unit of Area)
D: Vây lưng
E: Hệ số khai thác (Exploitation)
F: Hệ số chết do khai thác (Fishing mortality coefficient)
K: Hệ số sinh trưởng (Growth coefficient)
L∞: Chiều dài lý thuyết cá có thể đạt được (Length infinity or asymptotic
length)

P: Vây ngực
Lm50: Chiều dài 50% số cá thể trong quần đàn lần đầu tiên tham gia sinh sản
(Mean length at sexual maturity)
M: Hệ số chết tự nhiên (Natural moratality coefficient)
to: Tuổi lý thuyết chiều dài của cá bằng 0 (the theoretical age zero length)
tm: Tuổi đánh bắt hợp lý
TL: Chiều dài toàn thân (Total length)
SL: Chiều dài tiêu chuẩn (Standard length)
V: Vây bụng
W: Khối lượng (Weight)
Z: Hệ số chết chung (Total mortality coefficient)
Ø’: Chỉ số sinh trưởng


v

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thời gian và nguồn số liệu thu thập sử dụng thực hiện luận văn 12

Bảng 2.2: Số lượng mẫu vật được thu thập và phân tích sử dụng trong luận văn 12

Bảng 3.1: Chiều dài trung bình của cá đù đầu to bắt gặp trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ
qua các chuyến điều tra 21
Bảng 3.2: Tham số trong phương trình tương quan chiều dài khối lượng của cá đù đầu to trong
vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ. 25

Bảng 3.3: Tuổi và chiều dài của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ xác định

theo các phương pháp khác nhau 27

Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ
27

Bảng 3.5: Các tham số trong phương trình sinh trưởng von Bertalanfly của cá đù đầu to tại một
số vùng biển khác. 30

Bảng 3.6: Sức sinh sản của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ 33

Bảng 3.7: Chiều dài Lm50 của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ qua các năm
(2008 – 2010) 34

Bảng 3.8: Năng suất khai thác (kg/h) của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ
qua tháng điều tra. 38

Bảng 3.9: Mật độ phân bố (tấn/km
2
) của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ qua
tháng điều tra 43

Bảng 3.10: Trữ lượng ước tính tức thời của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ
qua các chuyến điều tra 45

Bảng 3.11: Biến động trữ lượng quần đàn các bố mẹ của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung
vịnh Bắc Bộ. giai đoạn 2008 – 2010. 48















vi

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 : Cá đù đầu to Pennahia macrocephalus (Tang, 1937)
3
Hình 1. 2. Bản đồ phân bố địa lý của cá đù đầu to Pennahia macrocephalus (Fish base, 2004)
4
Hình 2.1: Vùng nghiên cứu và sơ đồ trạm thu mẫu các chuyến điều tra……………………… 11
Hình 3.1: Phân bố tần xuất chiều dài của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ qua
các tháng điều tra, giai đoạn 2008-2010……… ………………………………….………
… 20
Hình 3.2: Biến động chiều dài trung bình của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc
Bộ qua các tháng điều tra.
21
Hình 3. 3: Biến động chiều dài trung bình và chiều dài Lmax của cá đù đầu to trong vùng đánh
cá chung vịnh Bắc Bộ, giai đoạn 2008 - 2010

22
Hình 3. 4: Phân bố nhóm chiều dài bị đánh bắt của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh
Bắc Bộ trong thời gian nghiên cứu (2008 -2010)
23
Hình 3. 5: Tương quan chiều dài khối lượng của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc
Bộ
24
Hình 3. 6: Tương quan tuyến tính logarit chiều dài thân và khối lượng cở thể của cá đù đầu to
trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ
25
Hình 3.7: Tốc độ tăng trưởng theo chiều dài của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc
Bộ
28
Hình 3. 8: Đường cong sinh trưởng của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ
29
Hình 3. 9: Tỷ lệ cá đực và cá cái của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ
31
Hình 3.10: Tỷ lệ thành thục của của cá đù đầu to giống đực (M) và giống cái (F) trong mùa sinh
sản ở vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ.
31
Hình 3.11: Tỷ lệ thành thục của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ qua các
tháng điều tra
32
Hình 3.12: Tương quan tuyến tính giữa sức sinh sản tuyệt đối với khối lượng cơ thể của cá đù
đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ
33
Hình 3.13: Chiều dài Lm50 của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ qua các năm
điều tra
35
Hình 3.14: Hệ số chết tổng số (Z) của cá đù đầu to tròn vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ

36
Hình 3.15: Biến động năng suất đánh bắt của cá đù đầu to ở vùng đánh các chung vịnh Bắc Bộ
qua các năm và qua các chuyến điều tra.
39
vii

vii

Hình 3. 16: Biến động năng suất đánh bắt của cá đù đầu to ở vùng đánh các chung vịnh Bắc Bộ
theo mùa gió
39
Hình 3.17: Phân bố CPUE (kg/h) của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ qua
các chuyến điều tra năm 2008
40
Hình 3.18: Phân bố CPUE (kg/h) của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ qua
các chuyến điều tra năm 2009
41
Hình 3.19: Phân bố CPUE (kg/h) của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ qua
các chuyến điều tra năm 2010
42
Hình 3.20: Biến động mật độ phân bố (tấn/km
2
) của cá đù đầu to ở vùng đánh các chung vịnh
Bắc Bộ qua các năm và qua các chuyến điều tra.
44
Hình 3.21: Biến động mật độ phân bố (tấn/km
2
) của cá đù đầu to ở vùng đánh các chung vịnh
Bắc Bộ theo các mùa gió
44

Hình 3. 22: Trữ lượng (tấn) và độ phong phú (số cá thể) cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung
vịnh Bắc Bộ qua các tháng điều tra
47
Hình 3.23: Biến động trữ lượng quần đàn cá bố mẹ của cá đù trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc
Bộ.
49





1

MỞ ĐẦU
Nguồn lợi Hải sản có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người.

Tổng
sản lượng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong năm 2009 khoảng 995,5 tấn, với giá
trị ngoại tệ khoảng 3,6 tỷ USD [18]. Theo thống kê của FAO năm 2000 [23], nghề cá
thế giới đã đạt sản lượng cao nhất là 100,3 triệu tấn vào năm 1989 nhưng đến năm
1999 sản lượng giảm xuống còn 84,1 triệu tấn. Năm 2010 tổng sản lượng thủy sản đạt
147 triệu tấn, tăng 1,3 % so với năm 2009. Trong đó, sản lượng khai thác duy trì xu
hướng giảm nhẹ từ 90 triệu tấn xuống 89 triệu tấn trong khi cường lực khai thác ngày
càng tăng lên [17]. Điều đó chứng tỏ con người đã và đang tác động trực tiếp mạnh mẽ
đến nguồn lợi Hải sản thông qua các hoạt động khai thác. Mặt khác, do không có các
biện pháp quản lý bảo vệ nguồn lợi hợp lý nên sản lượng của nhiều loài cá kinh tế đã
bị giảm sút, nhiều loài đã và đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các cấp độ khác nhau [1].
Nghề cá biển Việt Nam là nghề cá có quy mô nhỏ, đa loài, đa nghề, hoạt động
tự do, tự phát. Cường lực khai thác gia tăng liên tục trong những năm gần đây dẫn đến
năng suất khai thác và chất lượng nguồn lợi ngày càng suy giảm, các loài cá có giá trị

kinh tế ngày một ít đi trong khi thành phần các loài cá tạp lại tăng lên [16]. Trước thực
trạng chất lượng nguồn lợi hải sản ngày càng suy giảm, việc nghiên cứu hiện trạng, xu
hướng biến động nguồn lợi của các loài hải sản là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa
hàng đầu trong việc bảo vệ và sử dụng nguồn lợi bền vững. Hiện nay, có rất nhiều các
cách tiếp cận, các phương pháp, các mô hình khác nhau trong việc đánh giá nguồn lợi
hải sản. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, tìm hiểu quy luật phân bố và biến động sản
lượng khai thác là công việc rất quan trọng không thể thiếu trong các mô hình đánh giá
nguồn lợi. Đánh giá nguồn lợi thông qua các chỉ số sinh học đã và đang được rất nhiều
các nhà nghiên cứu sinh học nghề cá quan tâm hiện nay. Song song với việc đánh giá
nguồn lợi dựa vào sản lượng khai thác từ các chuyến điều tra kết hợp với việc đánh giá
nguồn lợi thông qua các chỉ số sinh học sẽ giúp cho công việc đánh giá nguồn lợi có
thêm độ chính xác và hiệu quả hơn.
Cá đù đầu to (Pennahia macrocephalus) là một trong những loài

có sản lượng

khai thác cao bằng nghề lưới kéo đơn trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ. Sản
lượng khai thác của cá đù đầu to chiếm từ 5 % đến 10 % trong tổng sản lượng khai
thác của các chuyến điều tra [7]. Tuy nhiên, những nghiên cứu về đặc điểm sinh học
2

của loài cá này gần như chưa được thực hiện ở Việt Nam. Trên cơ sở dữ liệu thu thập
bởi dự án “Điều tra liên hợp Việt – Trung đánh giá nguồn lợi Hải sản trong vùng đánh
cá chung vịnh Bắc Bộ” chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh
học chủng quần và nguồn lợi của cá Đù đầu to (Pennahia macrocephalus, Tang,
1937) ở Vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ”.
Mục tiêu cụ thể của đề tài: Bổ sung thông tin cơ bản

về đặc điểm sinh học của loài
cá đù đầu to phục vụ cho công tác đánh giá nguồn lợi loài cá này ở Vùng đánh cá

chung vịnh Bắc Bộ.
Nội dung thực hiện của đề tài:
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học: Phân bố và biến động tần suất chiều
dài, các tham số chủng quần, đặc điểm sinh sản của cá đù đầu to ở vùng đánh cá
chung vịnh Bắc Bộ để có thêm cơ sở làm đầu vào cho các mô hình đánh giá
nguồn lợi
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố, biến động năng suất đánh bắt, mật độ phân bố
(theo mùa, theo thời gian) của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ.


3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Họ cá đù (Scienidae) là một trong những họ cá đáy có số lượng thành phần loài
tương đối phong phú với 38 loài đã được thống kê. Trong đó, giống cá đù (Pennahia)
có số lượng loài phong phú nhất với 5 loài đã được xác định [49].
- Vị trí phân loại của loài cá đù đầu to (Pennahia macrocephalus):
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Sciaenidae
Giống: Pennahia
Loài: Pennahia macrocephalus (Tang, 1937)
Tên tiếng Anh: Big-head panhha croaker
Tên tiếng Việt: Cá Đù đầu to
Tên đồng danh: Argyrosomus macrocephalus (Tang, 1937)
Pennahia macrocephala (Tang, 1937)
Pseudorsciaena macrocephalus (Tang, 1937)
Pennahia ovata (Sasaki, 1996)



Hình 1.1 : Cá đù đầu to Pennahia macrocephalus (Tang, 1937)
Cá đù đầu to (Pennahia macrocephalus) được Tang, 1937 lần đầu tiên mô tả
xác định và đặt tên trong hệ thống phân loại. Một số đặc điểm hình thái bên ngoài và
các chỉ tiêu đo đếm được xác định như: D XI,26-29; A II,7; P 16-18; V 5; Số đường
4

bên 49-51cái. Cơ thể thuôn dài, mặt lưng và mặt bụng hơi cong, đầu to, vòm miệng
rộng, hàm trên và hàm dưới nhô ra bằng nhau, có nhiều hàng răng to nhỏ không liên
tục trên hai hàm, lược mang trên và lược mang dưới từ 18-19 cái; Khởi điểm của gốc
vây ngực bằng khởi điểm gốc vây lưng và ngay sau lắp mang. Vây lưng màu nâu nhạt
viền ngoài màu nâu sẫm, vây đuôi màu vàng nhạt, vây hậu môn và vây ngực màu
trong suốt. Bóng hơi hình củ cà rốt. Đối với các loài trong họ cá đù (Sciaenidae) hình
dạng và đặc điểm trên bóng hơi là một đặc điểm quan trọng để phân loại giữa các loài [45].
Theo FAO (1995) và Fish base (2004). Cá đù đầu to (Pennahia macrocephalus)
thuộc họ cá đù (Sciaenidae) phân bố rất hẹp ở khu vực Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương:
Từ Đài Loan đến miền nam Trung Quốc, ngoài khơi vùng biển Sarawak, miền đông
của bán đảo Mã Lai và phía nam vùng biển Nhật Bản. Ở Việt Nam cá đù đầu to phân
bố ven biển từ vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ đến vùng biển Đông Tây Nam Bộ nhưng chúng
phân bố tập trung chủ yếu ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, khu vực giữa và cửa vịnh. Cá đù
đầu to là loài cá đáy phân bố chủ yếu ở khu vực đáy bùn, bùn cát, sống tập chung theo
đàn. Phân bố ở khu vực ven bờ trong dải độ sâu < 100 m chủ yếu ở độ sâu 40 – 60 m.
Thức ăn của chúng chủ yếu là các loại động vật cỡ nhỏ như cá và giáp xác. Ngư cụ
khai thác chủ yếu của loài cá này là lưới kéo đáy và câu vàng. Chiều dài lớn nhất bắt
gặp của loài là 23 cm (SL), phổ biến bắt gặp trong nhóm chiều dài từ 16 - 18 cm
(SL)[50].

Nguồn Fishbase 2004
Hình 1. 2.


Bản đồ phân bố địa lý của cá đù đầu to Pennahia macrocephalus (Fish
base, 2004)
Trên thế giới, cá đù đầu to cũng được nghiên cứu rất sớm ở một số nước. Theo
Fishbase 2004 các công trình nghiên cứu của cá đù đầu to chủ yếu ở khu vực biển
5

Đông, vùng biển Đông Nam Châu Á và vùng biển lân cận đặc biệt ở các nước Trung
Quốc và Nhật Bản, sau đó là các nước ở vùng biển thuộc Ấn Độ Dương. Một số dẫn
liệu về đặc điểm sinh học của loài cá này như tần suất chiều dài, cấu trúc thành phần
tuổi, đặc điểm dinh dưỡng, đặc điểm sinh sản của một số tác giả như Matsubata - Nhật
Bản, Lai & Lui - Trung Quốc đã được công bố trên Fishbase 2004.
Ở Trung Quốc, Tang (1937) đã nghiên cứu về đặc điểm phân loại của các loài
cá đù thuộc giống Pennahia trong họ Sciaenidae. Đặc biệt, tác giả đã nghiên sâu sự
khác nhau về đặc điểm hình thái của cá đù đầu to đối với một số loài khác thuộc giống
cá đù ở vùng biển nam Trung Hoa [45].
Ở Trung Quốc, Yan Yunrong và ctv đã nghiên cứu về cấu trúc thành phần tuổi
của cá đù đầu to, mối tương quan về chiều dài thân và khối lượng cơ thể, mối tương
quan giữa khối lượng nhĩ thạch và tuổi của cá đù đầu to trên 222 mẫu vật được phân
tích ở vùng biển Nam Trung Hoa. Bằng phương pháp đọc tuổi trên nhĩ thạch tác giả
xác định được tuổi tối đa của loài cá này là 6 tuổi tương ứng với chiều dài 23 cm (SL)
và khối lượng nhĩ thạch là 709 mg. [48]
Chan Wuu, Uung Bathia and De Carlsson nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng
của loài cá này. Kết quả chỉ ra rằng cá đù đầu to là loài cá dữ ăn tạp, thức ăn chủ yếu
của chúng là động thực vật và giáp xác nhỏ. Cá đù đầu to thuộc nhóm động vật có bậc
dinh dưỡng cao là 4,08 [21].
Liu Shufeng và ctv đã tiến hành nghiên cứu kiểm chứng 30 loài nằm trong 19
giống trong họ cá đù ở vùng biển Trung Quốc bằng phương pháp điện di AND để so
sánh với kết quả phân tích hình thái học của các công bố trước đây. Kết quả chỉ ra
rằng: Có 2 loài cá đù trong giống Collichthys là Collichthys lucidus và C. niveatus; 2
loài trong giống Pennahia là P. anea và Argyrosomus japonicus kết quả phân tích

AND cho thấy sự khác biệt di truyền giữa các loài này chưa đạt đến cấp độ loài. Do
đó, tác giả kiến nghị không nên tách riêng các loài này thành các loài khác nhau nên
gộp chúng lại thành một loài hoặc gọi chúng là các loài đồng danh [32].
Cấu trúc tuổi và sinh trưởng của loài cá đù vây bạc Pennahia pawak ở vùng
biển vịnh Bắc Bộ được Yan Yunong và nnk nghiên cứu trong tổng số 626 mẫu vật thu
bằng nghề kéo đáy, nghề câu vàng và nghề lưới rê từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 5
năm 2009. Tuổi của loài cá này được xác định qua việc đọc tuổi trên vảy cá, các vòng
sáng và vòng tối trên vảy thể hiện thành vòng năm của loài cá này tương đối rõ qua
6

quá trình tích lũy thức ăn. Tác giả giải thích cho quá trình này như sau: Từ tháng 4 đến
tháng 8 xác định là mùa đẻ của loài cá này việc tích lũy thức ăn ít hơn thể hiện trên các
vòng tối. Sau mùa sinh sản bắt đầu từ tháng 9 tháng 10 quá trình tích lũy năng lượng
bắt đầu tăng thể hiện qua các vòng sáng trên vảy. Các tham số trong phương trình sinh
trường von Bertalanffy của loài cá này được tác giả đưa ra: L∞ = 220 mm; k = 0,58; to
= 0,905. Tác giả cho rằng, cá đù vây bạc ở vùng biển vịnh Bắc Bộ tăng trưởng nhanh ở
< 3 tuổi sau đó tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm xuống. Để bảo vệ nguồn lợi loài
cá này tác giả đưa ra kiến nghị về chiều dài cơ thể khai thác hợp lý của loài là 146 mm
tương ứng với cá đạt 2 tuổi [47].
Ở Đài Loan, Tzung-Weisai đã thực hiện nghiên cứu một số đặc điểm sinh học
của cá đù đầu to trên tổng số 895 mẫu cá thể thu thập từ tháng 5 năm 2007 đến tháng 1
năm 2009. Kết quả đã xác định được cấu trúc thành phần tuổi của loài cá này bằng
phương pháp đọc tuổi trên nhĩ thạch, phân bố tần suất nhóm chiều dài và các tham số
chủng quần (to, k, L∞) trong phương trình sinh trưởng von Bertalanffy của cá đù đầu
to ở vùng biển Tây Nam Đài Loan cũng đã được công bố trong báo cáo này [46].
Takahiko và nnk nghiên cứu tuổi và sinh trưởng của loài cá đù bạc (Pennahia
argentata) ở vùng biển Nam Ariake - Nhật Bản trên 381 mẫu nhĩ thạch thu bằng nghề
lưới kéo đáy từ năm 2001 đến năm 2002. Nghiên cứu đã chỉ ra sự khác nhau có ý
nghĩa giữa giống đực và giống cái về mối tương quan giữa chiều dài cơ thể và khối
lượng nhĩ thạch của loài cá này: Phương trình tương quan của giống đực (M): TL =

147R
0,575
, R
2
= 0,95; Giống cái (F): TL = 148R
0,618
, R
2
= 0,94. Các tham số (L∞; k; to)
trong phương trình sinh trưởng của von Bertalanffy riêng cho từng giống cũng được
trình bày trong báo cáo: Lt = 294*(1-e
-0,36*(1+1,21)
) đối với giống đực (M); Lt = 312*(1-
e
-0,38*(1+0,87)
) đối với giống cái. Tuổi lớn nhất của loài cá này được xác định là 6 tuổi.
Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh trong 2 năm đầu. Tốc độ tăng trưởng của cá cái nhanh
hơn so với cá đực, kết quả này được kiểm chứng qua việc phân tích ANOVA với mức
99% độ tin cậy [44].
Ở Nhật Bản, Jinn-Pyng Ueng và cộng tác viên tiến hành thí nghiệm nghiên cứu
rất thú vị về khả năng phát ra sóng siêu âm của loài cá đù Nhật (Argyrosomus
japonicus) trong mùa sinh sản. Thí nghiệm tiến hành trên 46 cá thể cái và 40 cá thể
đực nuôi trong các bể riêng biệt có kích thước (10 x 6 x 1.2 m). Kết quả chỉ ra rằng,
đến mùa sinh sản cá bố mẹ phát ra sóng âm thanh, cường độ sóng âm thanh của cá thể
7

đực phát ra mạnh hơn cá thể cái trong giai đoạn tiền sinh sản nhưng trong giai đoạn
sinh sản thì cá thể cái phát ra sóng siêu âm có cường độ lớn hơn cá thể đực. Kết quả
cũng chỉ ra sóng âm thanh phát ra từ cơ quan bóng hơi của cá. Thí nghiệm này có ý
nghĩa trong việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo loài cá này trong tương lai [28].

Ở Ấn Độ, Jayasankay năm 1995 nghiên cứu và đưa một số dẫn liệu về tham số
sinh trưởng và hế số chết, tuổi đánh bắt hợp lý của hai loài cá đù là: Cá đù đuôi bằng
(Pennahia macrophthmus) và cá đù nanh (Nibea maculata) ở vùng biển phía Đông Ấn
Độ. Nhóm chiều dài ước tính cho 1 năm tuổi, 2 năm tuổi và 3 năm tuổi tương ứng là
173 mm; 216 mm và 228 đối với loài Pennahia macrophthamus và 193 mm; 253 mm
và 273 mm đối với loài Nibea maculata. Hệ số chết tổng số (Z) của loài cá đù
Pennahia macrophthamus dao động trong khoảng 2.7 – 5.8 và của loài Nibea
maculata dao động trong khoảng 3,35 – 5,91. Hệ số chết tự nhiên (M) trong khoảng
1,84 – 2,38 và 1,66 – 2,70 tương ứng cho hai loài Pennahia macrophthamus và Nibea
maculate. Nhóm chiều dài và tuổi bị khai thác lần đầu tiên là 97 mm ứng với 0,35 tuổi
đối với loài Pennahia macrophthamus và 124 mm tương ứng 0,48 tuổi đối với loài
Nibea maculata. Năng suất đánh bắt cao nhất của loài Pennahia macrophthamus là ở
0,45 tuổi và đối với loài Nibea maculate là 0,6 tuổi [26].
Công trình nghiên cứu của Sushant Kumar Chakraborty về đánh giá biến động
nguồn lợi, một số đặc điểm sinh hoc, các tham số sinh trưởng của loài cá đù đuôi bằng
(Pennahia macrophthamus) ở vịnh Bom Bay - Ấn Độ từ năm 1985 đến năm 1992
được công bố vào năm 1996 trên tạp chí khoa học biển Ấn Độ: Trữ lượng nguồn lợi
loài cá này ước tính khoảng 61 tấn, nhóm chiều dài bắt gặp trong thời gian nghiên cứu
từ 82 mm – 249 mm; L∞ = 260 mm; k=1,2; Z = 3,24; M = 2,8; F = 0,4; E = 0,3; Ø’ =
2,91. Tác giả cũng so sánh các tham số này với kết quả nghiên cứu của một số nước
xung quanh khu vực Châu Á: Ở vịnh Manila (Philipphin) L∞ = 265 mm; k=1,4; Z =
5,55; M = 2,3; E = 0,58; Ø’ = 2,99. Ở Malaysia L∞ = 342 mm; k=0,4; Z = 10,26; M =
5,5; F = 0,4; E = 0,84; Ø’= 2,67. Đánh giá biến động nguồn lợi loài cá này, dựa vào số
liệu tần xuất chiều dài và áp dụng mô hình Thompson & Ben tác giả cho rằng với
cường lực khai thác hiện tại ở vịnh Bom Bay đối với loài cá này là ở mức cho phép
không ảnh hưởng đến việc suy giảm nguồn lợi. Tuy nhiên, tác giả cũng đưa ra giả định
nếu tiếp tục gia tăng cường lực khai thác lên gấp 2 lần thì sản lượng khai thác cũng chỉ
8

tăng 12 %. Do đó, tác giả khuyến cáo cần phải có biện pháp tích cực trong công tác

bảo vệ nguồn lợi loài cá này trong vịnh Bom Bay, Ấn Độ [43].
Jennifer Margaret Brash and Sean T. Fennessy từ năm 1989 đến năm 1992
nghiên cứu về cấu trúc tuổi và đăc điểm sinh trưởng của loài cá đù (Otolithes ruber) ở
vùng biển KwaZulu-Natal của Nam Phi. Kết quả nghiên cứu của tác giả về xác định
cấu trúc tuổi và sinh trưởng của loài cá này dựa vào việc phân tích 288 mẫu nhĩ thạch
của các nhóm chiều dài từ 84 mm – 485 mm. Số lượng cá giống đực bắt gặp rất ít. Do
đó, các tham số trong phương trình sinh trưởng von Bertalanffy chung cho cả hai
giống như sau: Lt = 419 mm TL (1-e-0.31 (t+0.96)) [27].
1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Các công trình nghiên cứu về các loài cá đáy ở vùng biển vịnh Bắc Bộ cũng đã
được nghiên cứu rất nhiều và khá sớm từ những năm 50 của thế kỷ trước như: Chương
trình điều tra Viêt Xô (1962 – 1964), chương trình điều tra Việt Trung (1959 – 1962),
gần đây là một số các đề tài dự án cấp bộ, cấp nhà nước cũng được thực hiện thường
xuyên như: Đề tài điều tra nguồn lợi cá đáy ở vùng biển Việt Nam [14]; Dự án đánh
giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam giai đoạn I (1996 - 2000), giai đoạn II (2000 –
2005); Dự án điều tra liên hợp Việt – Trung đánh giá nguồn lợi Hải sản trong vùng
đánh chung vịnh Bắc Bộ giai đoạn I (2005-2007). Các công trình nghiên cứu tập trung
chủ yếu vào nghiên cứu đặc điểm phân bố, đánh giá nguồn lợi, đặc điểm sinh trưởng,
đặc điểm dinh dưỡng, đặc điểm sinh sản của một số các loài cá có giá trị kinh tế.
Trong giai đoạn 1960 – 1965 cũng đã có một số nghiên cứu về đặc điểm sinh
học của các loài cá ở vịnh Bắc Bộ như công trình của Trương Nhân Thu (1960); Bùi
Đình Chung (1962, 1963); Phạm Thược (1963); Lê Đăng Phan (1966). Các công trình
đáng chú ý là: “ Sơ bộ thống kê một số loài cá kinh tế ở vùng biển vịnh Bắc Bộ” của
Bùi Đình Chung (1964) nêu một số đặc điểm sinh học của 18 loài kinh tế ở vùng biển
Việt Nam [2]; Công trình nghiên cứu về thành phần các loài cá kinh tế ở vùng biển
vịnh Bắc Bộ của Nguyễn Phi Đính và ctv được thực hiện trong những năm của thập
niên 1970 [11]. Gần đây là các nghiên cứu của Phạm Thược (1991); Chu Tiến Vĩnh
(2002); Chephala (2004) về đặc điểm sinh học của một số loài cá có giá trị kinh tế ở
vùng biển này [5, 6].

9

Tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm sinh học cá đù đầu to về tần
xuất chiều dài, cấu trúc tuổi, các tham số chủng quần ở vùng biển Việt Nam nói chung
và vùng biển vịnh Bắc Bộ nói riêng cho đến nay chưa có. Các nghiên cứu về sinh học
của loài cá này chủ yếu được mô tả sơ bộ trong các báo cáo kỹ thuật chuyến điều tra,
báo cáo tổng kết các đề tài, dự án.
Trần Văn Cường đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá đù đầu to
trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bô từ năm 2006 – 2007. Mối tương quan giữa
chiều dài thân và khối lượng cơ thể, phân bố tần xuất chiều dài, chiều dài Lm50 cũng
đã được trình bày trong báo cáo này [19].
Bùi Thanh Hùng nghiên cứu về biến động một số yếu tố môi trường như nhiệt
độ, độ mặn ảnh hưởng đến sự phân bố và năng suất đánh bắt của cá đù đầu to trong
vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ. Tác giả kết luận, các yếu tố môi trường thay đổi
theo mùa có liên quan đến sự phân bố và ảnh hưởng đến sự biến động năng suất đánh
bắt của loài cá này trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ [4].
Nguyễn Văn Lục đã nghiên cứu và đề cập đến các vấn đề về phân bố và biến
động số lượng cá trong mối quan hệ với một số yếu tố đặc trưng của môi trường như
nhiệt độ, dòng chảy, độ mặn và một số đặc điểm sinh học như sinh trưởng, mức chết tự
nhiên, mức chết do khai thác, đặc trưng dinh dưỡng và cơ sở thức ăn cho một số loài
cá kinh tế có sản lượng cao ở vùng biển Đông Nam Bộ, trong đó có loài cá đỏ dạ thuộc
họ cá đù [12]
Nguyễn Nhật Thi và Nguyễn Văn Quân nghiên cứu về khu hệ cá rạn san hô ở
vùng biển Việt Nam đã công bố cá đù đầu to nằm trong danh sách các loài cá rạn san
hô bắt gặp ở vùng biển Việt Nam. Như vậy có thể thấy cá đù đầu to là loài cá có đặc
tính phân bố sinh thái tương đối rộng [34].
Cấu trúc tuổi của phần lớn các loài cá đáy ở vùng biển Việt Nam thường từ 3
đến 4 nhóm tuổi. Sản lượng khai thác chiếm ưu thế chủ yếu bắt gặp trong nhóm 1 và 2
tuổi [13]. Phương pháp xác định tuổi dựa trên các phần cứng như vảy, đá tai, tia vây
và các loại xương khác của cá ở vùng nhiệt đới đặc biệt khó khăn do các vòng năm

không thể hiện rõ như các nước vùng ôn đới. Tuy nhiên, nghiên cứu của Nguyễn Phi
Đính và ctv (1971) chỉ ra một số loài cá ở vùng biển Việt Nam như cá mối thường, cá
mối vạch, cá lượng có dấu hiệu vòng năm tương đối rõ [11]. Phần lớn các kết quả
nghiên cứu về tuổi cá từ trước đến nay chủ yếu được đọc trên vảy cá, việc sử dụng đá
10

tai, tia vây ngực, đã được thực hiện bởi một số tác giả chủ yếu để kiểm tra lại kết quả
đọc vảy hoặc trong trường hợp cá không có vảy, vảy dễ rụng hoặc vảy quá bé. Một số
tác giả đã có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về tuổi của cá như: Bùi Lai
(1985); Mai Đình Yên (1985); Nguyễn Phi Đính (1968) đã chỉ ra rằng, trên vảy và các
phần cứng khác của các loài cá ở Việt Nam có một số dạng vòng năm khác nhau và
các vòng phụ tùy theo mỗi loài, có những loài đồng thời có nhiều dạng vòng năm khác
nhau cùng thể hiện [3, 9, 10].
Đánh giá các tham số sinh trưởng chủ yếu áp dụng phương pháp von
Bertalanffy. Tuy nhiên, các tham số sinh trưởng của các loài khác nhau thì khác nhau
nhưng sự khác nhau của các tham số này ở mức độ nào theo vùng phân bố, theo mùa
và theo giới tính trong cùng một loài thì còn ít được nghiên cứu. Phần lớn các nghiên
cứu nếu có so sánh thì chỉ mới so sánh tốc độ sinh trưởng tuyệt đối theo mức tăng
trưởng hàng năm, ít khi sử dụng tham số sinh trưởng, đặc biệt là hệ số đặc trưng sinh
trưởng. Một số công trình nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này đã chỉ ra rằng, các
tham số sinh trưởng có sự khác nhau đáng kể theo vùng phân bố nhưng không khác
nhau nhiều về giới tính trong một loài [8].
Có thể nhận thấy, những công trình nghiên cứu về đối tượng này ở Việt Nam
còn rất hạn chế. Đặc biệt những nghiên cứu về sinh học chủng quần của loài cá này
gần như chưa được đề cập đến. Cá đù đầu to có ý nghĩa quan trọng đối với hệ sinh thái
ở vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ. Loài cá này luôn chiếm sản lượng khai thác tương
đối cao trong tổng sản lượng khai thác bằng nghề lưới kéo đáy ở vùng biển đánh cá
chung vịnh Bắc Bộ [7]. Do đó, việc tiến hành có nhiều hơn những nghiên cứu về loài
cá đù đầu to đặc biệt là những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, xác định các tham số
chủng quần của loài là rất cần thiết và quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng nguồn

lợi của loài cá này. Từ đó có cơ sở đề xuất những giải pháp cho việc quản lý bảo vệ và
khai thác nguồn lợi loài cá này trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ theo hướng
phát triển bền vững.
11

Chương 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tài liệu nghiên cứu
- Đối tượng và khu vực nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Cá đù đầu to Pennahia macrocephalus, Tang 1937
Khu vực và các trạm thu mẫu nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu là vùng biển
đánh cá chung vịnh Bắc Bộ, được xác định trong Hiệp định Hợp tác nghề cá ở vịnh
Bắc Bộ giữa Việt Nam - Trung Quốc giới hạn từ 17
0
28 - 20
0
00 N và 106
0
35 – 108
0
45
E với tổng diện tích khoảng 33.618 km
2
(hình 3). Các trạm nghiên cứu được thiết kế
theo các tuyến mặt cắt song song với đường vĩ tuyến, khoảng cách giữa các mặt cắt là
15 hải lý, trên mỗi mặt cắt đặt các trạm khảo sát cách nhau 30 hải lý. Các trạm nghiên
cứu được thiết kế so le nhau giữa các mặt cắt. Tổng số trạm nghiên cứu cố định cho
mỗi chuyến điều tra bên phía Việt Nam là 35 trạm và bên phía Trung Quốc là 30 trạm.
Sơ đồ các trạm vị nghiên cứu được trình bày ở hình 1.3.

Hình 2.1: Vùng nghiên cứu và sơ đồ trạm thu mẫu các chuyến điều tra

12


- Nguồn số liệu: Số liệu được thu thập từ 20 chuyến điều tra trong khuôn khổ dự án
liên hợp Việt Nam – Trung Quốc đánh giá nguồn lợi Hải sản vùng đánh cá chung vịnh
Bắc Bộ giai đoạn I (năm 2006-2007) và giai đoạn II (năm 2008 – 2010). Các chuyến
điều tra được thực hiện định kỳ vào các tháng 1, 4, 7 và tháng 10 đại diện cho bốn mùa
Đông – Xuân – Hạ - Thu hàng năm. Phía Trung Quốc thực hiện các chuyến điều tra
vào tháng 1 và tháng 7, phía Việt Nam thực hiện các chuyến điều tra vào tháng 4 và
tháng 10. Trong giai đoạn I hai bên thực hiện đồng thời trong các tháng điều tra.
Bảng 2.1: Thời gian và nguồn số liệu thu thập sử dụng thực hiện luận văn

Giai đoạn I Giai đoạn II
Nguồn số liệu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số liệu sản lượng

+ + + + +
Số liệu sinh học - - + + +
Ghi chú: (-) không thu, (+) có thu
Bảng 2.2: Số lượng mẫu vật được thu thập và phân tích sử dụng trong luận văn

Stt Nội dung Đơn vị Số lượng
1 Đo tần suất chiều dài cá thể 3.837

2 Đo tương quan chiều dài và khối lượng cá thể 3.009

3 Phân tích độ chín muồi tuyến sinh dục cá thể 2.855

4 Phân tích xác định tuổi ( vảy cá) cá thể 161


5 Xác định sức sinh sản cá thể 15

6 Đánh giá nguồn lợi mẻ lưới 236

- Tàu điều tra: Tàu điều tra bên phía Việt Nam sử dụng trong giai đoạn I (2006-2007)
là tàu Biển Đông với các thông số kỹ thuật: Chiều dài tàu 47,5 m; chiều cao 6,5 m;
công suất máy chính 1500 HP; máy đèn 250 HP. Tàu sử dụng trong giai đoạn II (2008-
2010) là tàu lưới kéo đáy đơn BV-9262 TS thuê của ngư dân. Các thông số kỹ thuật cơ
bản như sau: Vật liệu vỏ tàu: vỏ gỗ; Loại nghề: lưới kéo đáy đơn; Chiều dài tàu: 25,7
m; Chiều rộng: 6,85 m; Công suất máy chính: 640 CV; Công suất máy điện: 115 CV
(Phụ lục 17).
Tàu bên phía Trung Quốc sử dụng trong các chuyến điều tra là tàu lưới kéo đáy đơn
13

Bắc Ngư 60011, với các thông số kỹ thuật cơ bản như sau: Vật liệu vỏ tàu: vỏ thép;
Loại nghề: lưới kéo đáy đơn; Chiều dài tàu: 36,8m; Chiều rộng: 6,8m; Máy chính:
R6160ZC3-220HP và R6161ZC4-220HP.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu mẫu
+ Thu mẫu sản lượng
Quy trình thu mẫu được tiến hành theo tài liệu hướng dẫn của FAO [36]. Tại
mỗi trạm nghiên cứu tiến hành đánh một mẻ lưới, thời gian kéo lưới trung bình là 1
giờ và tối thiểu là 45 phút/mẻ. Trong biểu ghi kết quả đánh lưới thu đầy đủ các thông
tin về vị trí và thời gian thả lưới, thu lưới, điều kiện thời tiết Xác định loài cas đù
đầu to theo tài liệu của FAO [29].Tiến hành đếm số lượng cá thể và cân khối lượng
toàn bộ sản lượng của cá đù đầu to trong mỗi mẻ lưới ngay tại hiện trường sau khi thu lưới.
+ Thu mẫu sinh học
Sau khi kết thúc mẻ lưới, tiến hành phân tích một số các chỉ tiêu sinh học như
(Đo tần suất chiều dài, cân khối lượng, xác định độ chín muồi tuyến sinh dục) của cá

đù đầu to ngay tại hiện trường đồng thời thu mẫu mang về phân tích trong phòng thí nghiệm
Đo chiều dài toàn thân (TL, Total Length) và cân khối lượng cá thể (BW, Body
Weight) theo hướng dẫn của FAO (1995). Đơn vị đo là chiều dài là mm và khối lượng
cá thể là gram
Xác định giới tính và độ chín muồi tuyến sinh dục theo thang 6 bậc của
Nikolsky (1963) [35]. Cá có độ chín muồi tuyến sinh dục từ giai đoạn IV trở lên được
coi là thành thục; từ giai đoạn III trở xuống coi là chưa thành thục. Thu mẫu tuyến sinh
dục ở những cá thể cái đã thành thục để xác định sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản
tương đối của cá Đù đầu to, lấy mẫu tại 3 vị trí của buồng trứng (đầu, giữa và cuối )
khối lượng khoảng 0,5 gram bảo quản bằng dung dich formol 10 - 15% mang về phân
tích trong phòng thí nghiệm
Thu mẫu vảy cá để xác định tuổi theo hướng dẫn của Stevenson and Campana
(1992). Mẫu vảy của cá được thu theo nhóm chiều dài (nhóm 1 cm) mỗi nhóm chiều
dài thu từ 5-10 mẫu. Vảy cá được lấy ở phía trên đường bên dưới gốc vây lưng thứ
14

nhất. Vảy cá được rửa sạch bằng nước cất, ghi nhãn với đầy đủ các thông tin (vị trí, mã
hiệu, thời gian, chiều dài cơ thể, giới tính…) sau đó bảo quản bằng cồn 70 % [22].
2.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
+ Phân bố tần suất chiều dài và chiều dài trung bình: Tần suất chiều dài của cá đù
đầu to được tổng hợp theo tháng điều tra. Chiều dài trung bình xác định riêng cho từng
tháng điều tra và chung cho cả năm theo phương pháp của Sparre & Venema
(1998)[39].

j
m
j
j
LF
n

X **
1
1

=
=


=
=
m
j
j
Fn
1
(1)
Trong đó:
X
là chiều dài trung bình (mm)
F
j
là số cá thể của nhóm chiều dài thứ j
L
j
là chiều dài của nhóm thứ j (cm)
n là tổng số cá thể của loài (cá thể),
m là số nhóm chiều dài.
+ Tương quan chiều dài - khối lượng (L-W)
Tương quan chiều dài khối lượng của cá Đù đầu to ước tính bằng phương pháp
hồi quy lặp (Iterative Non-linear Regression), theo phương trình tuyến tính sau [30]

W = a x L
b
(2)
Trong đó: W là khối lượng cá thể
L là chiều dài (mm) của cá thể
b là hệ số sinh trưởng
a là hệ số quan hệ (relative condition factor).
+ Ước tính các tham số sinh trưởng trong phương trình vonBertalanffy
Xác định các tham số trong phương trinh von Bertalanffy theo 2 phương pháp
trực tiếp và gián tiếp.
Đối với phương pháp trực tiếp, tham số L

, k được xác định bằng đồ thị Gulland
and Holt (1959) theo công thức (3) [25] và t
o
xác định bằng đồ thị Von Bertalanffy
theo công thức (4) [20].
15



Trong đó: ∆L/∆t là tốc độ sinh trưởng (cm/năm); là chiều dài trung bình của
hai nhóm tuổi liền kề (cm); t(L) là tuổi của cá ở chiều dài L (năm).
Phương pháp gián tiếp :Các tham số sinh trưởng được ước tính theo phương
pháp Powell-Wetherall (Bhattacharya, 1967; Powell, 1979; Sparre & Venema, 1998)
sử dụng phương trình von Bertalanffy
Lt = L


(

)
(
)
[
]
{
}
ttK- exp- 1
0

×
×
(5)
Trong đó: Lt là chiều dài của cá ở thời điểm t, L

là chiều dài lý thuyết tối đa cá
có thể đạt được, K là hằng số sinh trưởng, t
o
là tuổi lý thuyết khi cá có chiều dài và
khối lượng bằng 0
+ Ước tính Lm
50
Chiều dài Lm
50
là chiều dài ở đó có 50% số cá thể trong quần thể chín muồi
tuyến sinh dục và tham gia vào quần đàn sinh sản lần đầu. Lm
50
được tính bằng
phương pháp hồi quy phi tuyến tính lặptheo công thức của [51].


P =
( )
[ ]
{ }
Lm -Lt r - exp1
1
50
×+
(6)
Trong đó: Lm
50
là chiều dài 50 % cá thể tham gia vào sinh sản lần đầu
P là tỷ lệ số cá thể chín muồi tuyến sinh dục ở chiều dài Lt
R độ dốc của đường cong
Lt là chiều dài cá thể
+ Ước tính hệ số chết
Hệ số chết tổng số (Z) xác định theo phương trình đường cong sản lượng, dựa
vào thành phần chiều dài sử dụng phần mềm FiSAT II
(
)
( )







−=
∆ 2

*
,
,
ln
21
21
21
LL
tZC
LLt
LLC
(7)
Trong đó : Z là hệ số chết chung
16

C số lượng cá thể đánh bắt trong năm theo nhóm chiều dài
L
1
và L
2
là chiều dài nhóm kế tiếp
Hệ số chết tự nhiên (M) xác định theo công thức thực nghiệm của Pauly (1980)
ln M = - 0,0066 - 0,279*ln L

∞∞

+ 0,6543* ln (K) + 0,463*ln (T) (8)
Trong đó : M là hệ số chết tự nhiên
L∞ là chiều dài lý thuyết của cá có thể đạt được
K là hằng số sinh trưởng

T nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt
Hệ số khai thác E (F/Z):
( ) ( )
(
)
( ) ( )
L2NL1N
L2L1,C
L2L1,/ZL2L1,F

=
(9)
+ Ước tính tuổi và chiều dài đánh bắt thích hợp
Từ các tham số chủng quần, dựa vào phương pháp tính của Kutty and Oasim,
1986 [31] chúng tôi ước tính tuổi và chiều dài đánh bắt thích hợp



Trong đó : t
m
là tuổi đánh bắt thích hợp
M là hệ số chết tự nhiên
b là số mũ của phương trình tương quan chiều dài – khối lượng
k và t
o
trong phương trình sinh trưởng von Bertalanffy.
+ Xác định tuổi của cá :
Sử dụng 2 phương pháp để xác định tuổi cá đù đầu to :
Phương pháp xác định tuổi gián tiếp là phân tách thế hệ dựa vào phân bố tần
suất chiều dài theo phương pháp Lingking of mean chạy trên phần mền Fisat II. Các

thế hệ phân tách được coi là có ý nghĩa khi hệ số phân tách SI (Separation index) lơn hơn 2.
Phương pháp trực tiếp là đọc tuổi trên vảy của cá để kiểm tra lại tuổi cho các
thế hệ từ kết quả phân tách tần suất chiều dài. Phân tích và sử lý vảy trong phòng thí
M
bk
)(
M
totmek
+
=−
)10(

×