BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ĐÀO THỊ LIÊN
BIẾN ĐỘNG TRỨNG CÁ, CÁ CON MỘT SỐ HỌ ƯU THẾ
TRONG VÙNG ĐÁNH CÁ CHUNG VIỆT NAM – TRUNG
QUỐC THUỘC VỊNH BẮC BỘ GIAI ĐOẠN 2008 -2010 VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60 62 70
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐÀO MẠNH SƠN
:
Nha Trang - 2011
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn chưa được sử dụng để bảo vệ một học
vị nào. Các số liệu hoàn toàn là số liệu gốc, đảm bảo tính chính xác. Số liệu sử dụng
được sự đồng ý của ông giám đốc Dự án Việt Trung và lãnh đạo Viện Nghiên Cứu Hải Sản.
Học Viên
Đào Thị Liên
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô khoa Nuôi trồng thủy sản
Trường Đại Học Nha Trang nói riêng và các thầy cô của Trường nói chung đã dạy dỗ
và dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Đào Mạnh Sơn – người hướng dẫn khoa học, đã
tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn Ông giám đốc Dự án Việt Trung, Lãnh đạo Viện Nghiên Cứu
Hải Sản, Cử Nhân Đỗ Văn Nguyên, và toàn thể cán bộ phòng Nghiên Cứu Nguồn Lợi
Hải Sản đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè luôn ở bên động viên, giúp đỡ tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học Viên
Đào Thị Liên
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. 3
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 6
Chương 2: TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.1. Tài liệu, đối tượng và vùng nghiên cứu 10
2.2. Nội dung nghiên cứu 10
2.3. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu 12
2.3.1. Phương pháp thu mẫu 12
2.3.2. Phân tích mẫu 12
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 13
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 15
3.1. Đặc điểm nhận dạng TCCC một số họ chiếm ưu thế 15
3.1.1. Họ cá khế Caragidae 15
3.1.2. Họ cá trích Clupeidae 15
3.1.3. Họ cá trỏng Engraulidae 17
3.1.4. Họ cá phèn Mullidae 18
3.1.5. Họ cá mối Synodontidae 19
3.1.6. Họ cá hố Trichiuridae 20
3.2. Biến động TCCC một số họ chiếm ưu thế 22
3.2.1. Biến động về số lượng 22
3.2.2. Biến động về phân bố mật độ 25
3.3. Các giải pháp bảo vệ TCCC 31
3.4. Thảo luận 33
iv
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38
1. Kết luận 38
2. Kiến nghị 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TCCC : Trứng cá, cá con.
TC : Trứng cá.
CC : Cá con
ĐB : Đông Bắc
TN : Tây Nam
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc trưng hình thái trứng cá của năm loài thuộc họ cá Mối 20
Bảng 3.2. Số lượng TCCC một số họ cá theo loại lưới 24
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ trạm vị nghiên cứu 11
Hình 2.2. Các giai đoạn phát triển từ trứng cá tới cá con 14
Hình 3.1. Hình ảnh họ cá Khế 15
Hình 3.2. Hình ảnh một số TC họ cá Trích 16
Hình 3.3. Hình ảnh cá con họ cá Trích 17
Hình 3.4. Hình ảnh TC họ cá Trỏng 18
Hình 3.5. Hình ảnh CC họ cá Trỏng 19
Hình 3.6. Hình ảnh cá con họ cá Phèn 19
Hình 3.7. Hình ảnh TC họ cá Mối 21
Hình 3.8. Hình ảnh TC họ cá Hố 21
Hình 3.9. Biến động trứng cá của 4 họ ưu thế theo năm 22
Hình 3.10. Biến động CC của 4 họ theo năm 22
Hình 3.11. Biến động TC theo mùa gió 23
Hình 3.12. Biến động CC theo mùa gió 23
Hình 3.13. Phân bố mật độ CC họ cá Khế mùa gió Đông Bắc 25
Hình 3.14. Phân bố mật độ CC họ cá Khế mùa gió Tây Nam 25
Hình 3.15. Phân bố mật độ CC họ cá Phèn mùa gió Đông Bắc 26
Hình 3.16. Phân bố mật độ CC họ cá Phèn mùa gió Tây Nam 26
Hình 3.17. Phân bố TC họ cá Mối mùa gió Đông Bắc 27
Hình 3.18. Phân bố TC họ cá Mối mùa gió Tây Nam 27
Hình 3.19. Phân bố TC họ cá Trích mùa gió Đông Bắc 28
Hình 3.20. Phân bố TC họ cá Trích mùa gió Tây Nam 28
Hình 3.21. Phân bố CC họ cá Trích mùa gió Đông Bắc 28
Hình 3.22. Phân bố CC họ cá Trích mùa gió Tây Nam 28
Hình 3.23. Phân bố mật độ TC họ cá Trỏng mùa gió Đông Bắc 29
Hình 3.24. Phân bố mật độ TC họ cá Trỏng mùa gió Tây Nam 29
Hình 3.25. Phân bố CC họ cá Trỏng mùa gió Đông Bắc 29
Hình 3.26. Phân bố CC họ cá Trỏng mùa gió Tây Nam 29
Hình 3.27. Phân bố TC họ cá Hố mùa gió Đông Bắc 30
Hình 3.28. Phân bố TC họ cá Hố mùa gió Tây Nam 30
viii
Hình 3.29. Phân bố mật độ CC họ cá Khế ở vùng đánh cá chung mùa gió Đông
Bắc và Tây Nam giai đoạn 2006 -2007 34
Hình 3.30. Phân bố mật độ TCCC họ cá Trích ở vùng đánh cá chung mùa gió
Tây Nam giai đoạn 2006 -2007 35
Hình 3.31. Phân bố mật độ CC họ cá Mối ở vùng đánh cá chung mùa gió Đông
Bắc và Tây Nam giai đoạn 2006 -2007 35
Hình 3.32. Phân bố mật độ TCCC họ cá Trỏng mùa gió Đông Bắc ở vùng đánh
cá chung giai đoạn 2006-2007 36
Hình 3.33. Phân bố mật độ TCCC họ cá Trỏng ở vùng đánh cá chung mùa gió
Tây Nam giai đoạn 2006- 2007 36
Hình 3.34. Phân bố mật độ TC họ cá Hố ở vùng đánh cá chung mùa gióĐông
Bắc và Tây Nam giai đoạn 2006 -2007 37
1
MỞ ĐẦU
Nước ta có bờ biển dài trên 3200 km đường biển với hơn 10000 loài sinh vật
biển cư trú trong 20 kiểu hệ sinh thái khác nhau. Hiện tại nguồn lợi thuỷ sản nước ta
đang bị suy giảm nghiêm trọng: năng suất đánh bắt của các loài hải sản nói chung và
của các loài cá thường gặp có sự suy giảm đáng kể [4] do áp lực khai thác tăng, đặc
biệt là vùng ven bờ. Chất lượng nguồn lợi có xu hướng giảm biểu hiện ở năng suất
đánh bắt và tỉ lệ sản lượng của các họ hải sản có giá trị thương phẩm thấp, thay vào đó
năng suất đánh bắt và tỷ lệ sản lượng của nhóm cá tạp tăng lên [4].
Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu về Trứng cá –cá con đã và đang
chiếm một vị trí quan trọng trong ngư loại học. Đây là giai đoạn phát triển sớm trong
vòng đời của các loài cá, chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện môi trường như: nhiệt
độ, sóng, gió, dòng chảy, thuỷ triều. Nghiên cứu thành phần loài, phân bố, số lượng
Trứng cá – cá con nhằm xác định mùa vụ và bãi đẻ của một số loài cá, tìm hiểu về khu
vực sinh trưởng tập trung của đàn cá con và thời điểm xuất hiện là cơ sở để khai thác
cá hợp lý, góp phần vào bảo vệ nguồn lợi thủy sản [32]. Ngoài ra, thông qua nghiên
cứu cá bột về các mối quan hệ với môi trường sống và dinh dưỡng mà tìm ra quy luật
sinh trưởng, mức chết, sự di cư ở các giai đoạn đầu tiên trong chu trình sống của cá
[27]. Nghiên cứu Trứng cá – cá con còn giúp tính toán nguồn lợi bổ sung của nhiều
loài cá nhất là các loài cá kinh tế.
Ở nước ta nghiên cứu Trứng cá – cá con cũng được tiến hành từ rất sớm vào
những năm 1959 -1965 trong chương trình điều tra tổng hợp vịnh Bắc Bộ của Việt
Nam -Trung Quốc [32]. Từ đó đến nay, có rất nhiều công trình, đề tài, dự án nghiên
cứu có đề cập đến Trứng cá – cá con ở vùng biển này. Các nghiên cứu chủ yếu đề cập
đến thành phần loài, phân bố, mô tả đặc điểm hình thái của một số loài, nhóm loài….
Các công trình còn chưa đồng bộ, thời gian rời rạc , chưa đánh giá được sự biến động
về thành phần họ, phân bố, số lượng Trứng cá – cá con chiếm ưu thế trong từng giai
đoạn, từng vùng biển khác nhau.
Từ năm 2006 đến nay trong khuôn khổ dự án điều tra liên hợp Việt Trung,
Trứng cá – cá con được đưa vào điều tra thu mẫu định kỳ. Nghiên cứu chủ yếu tập
trung vào phân tích thành phần loài, họ bắt gặp trong mẫu điều tra. Trong 2 năm 2006
2
-2007, thực hiện 04 chuyến/ năm bằng tàu nghiên cứu Biển Đông. Từ năm 2008 -
2010, thực hiện 02 chuyến/ năm bằng tàu BV 9262 TS.
Từ thực tế trên, đề tài “Biến động trứng cá – cá con một số họ ưu thế trong
vùng đánh cá chung Việt Nam - Trung Quốc thuộc Vịnh Bắc Bộ giai đoạn 2008 -2010
và đề xuất các giải pháp bảo vệ”. được thực hiện.
Đề tài gồm các ba nội dung cơ bản: Đặc điểm nhận dạng một số TCCC của 6
họ ưu thế, Biến động TCCC một số họ và đề xuất các giải pháp bảo vệ.
Đề tài góp phần đánh giá sự biến động TCCC một số họ chiếm ưu thế trong
vùng đánh cá chung giai đoạn 2008 – 2010, thống kê, nghiên cứu và cập nhật được xu
hướng biến động và sự thay đổi thành phần họ của một số họ chiếm ưu thế. Từ đó đưa
ra các bãi đẻ, tính toán thời gian và mùa vụ khai thác hợp lý, góp phần bảo vệ và tái
tạo nguồn lợi cá biển nói riêng và nguồn lợi thuỷ sản nói chung.
3
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
Nghiên cứu TCCC được bắt đầu từ cuối những năm 1800 và liên tục phát triển
cả về chiều rộng và chiều sâu. Vào năm 1865, Sars.G.O người Nauy đầu tiên nghiên
cứu về trứng cá – cá con đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cá Gadus
morhua từ giai đoạn trứng, cá bột, tới cá hương và cá trưởng thành. Năm 1882, 1884,
1895 Vitor Hensen xây dựng hệ thống phân loại trứng cá, ông cũng thiết kế loại lưới
đặc biệt để thu thập mẫu trứng cá biển. Đến thế kỷ 20, cùng với sự ra đời của các loại
tàu khảo sát lớn và sự cải tiến về lưới thu mẫu, các nghiên cứu về TCCC được tiến
hành rộng hơn.Vào năm 1904, 1909, Ehrenbaum.E đã xuất bản hai cuốn sách tổng hợp
những nghiên cứu về TCCC, và trở thành tài liệu để phân loại các giai đoạn sớm của
cá biển ở vùng đông bắc Đại Tây Dương. Cùng thời điểm năm 1903 -1904,
Petersen.C.G.J đã miêu tả giai đoạn sớm của một số loài thuộc họ Gobiidae, còn
Schmidt.J nghiên cứu về giống cá Gadus. J.Schmidt còn sử dụng đặc điểm vây lưng và
vây hậu môn để kiểm tra lại mỗi nhóm phân loại, ông cũng là người có những công
trình nghiên cứu rất sâu về cá chình Châu Âu vào những năm 1906, 1909, 1911, 1912,
1923, 1924, 1927, 1931, 1932 [32]. Năm 1913, Weber.M và De Beaufort.M.F khi
nghiên cứu hình thái phân loại các loài cá ở quần đảo Indo – Australia, đã mô tả sơ
lược một mẫu cá bột loài cá mối vện Saurus variegatus, cá con loài cá mối đầu to
Saurus myops và cá mối nhẳng Saurida gracilis [62]. Ở Châu Âu và Liên Xô (cũ) đã
có nhiều công trình nghiên cứu về TCCC, như Becker.V.E (1964, 1965), Belyanina.T.
N. (1974, 1977), Rass.T.S (1972), Gorbunova, N.N (1965, 1972, 1974, 1977),
Karmopskaja, E.X (1964, 1965, 1972, 1990), Mukhacheva, V.A (1964, 1972, 1974),
Parin, N.V (1964, 1972, 1974)…[32].
Năm 1935, Norman.J.K đã nghiên cứu và phân loại 6 loài thuộc họ cá mối
(Synodontidae) hiện đang lưu giữ ở Viện Bảo tàng Tự nhiên Luân Đôn, trong đó chỉ
có một mẫu cá bột loài Saurida gracilis dài 13 mm, còn lại là những mẫu cá con có
chiều dài lớn hơn 40 mm [58]. Delsman.H.C (1938) đã mô tả TCCC của hai loài cá ở
vùng biển Java (Indonexia) chưa khẳng định loài [41]. Ngày nay, căn cứ vào mô tả
của ông, ta có thể phân loại chúng là cá mối thường (Saurida tumbil) và Mối vện
(Synodus variegatus). Nair. R. V (1952) nghiên cứu hình thái trứng, cá bột, mùa vụ
4
xuất hiện của loài cá mối thường ở vùng biển Madras (đông India). Đây cũng là nội
dung được Vijayaraghavan P. nêu trong luận văn Tiến sĩ vào năm 1957 [27].
Năm 1959, Kuthalingam M.D.K. đã tiến hành thụ tinh nhân tạo và ương nuôi,
theo dõi các giai đoạn phát triển từ sau khi thụ tinh đến khi cá bột dài 26 mm của loài
cá mối thường [50]. Ở Đài Loan Lưu Huyền Phát và Đống Dật Tu (Liu F.H. and Tung
I.H, 1959) nghiên cứu sinh thái đẻ trứng, bãi đẻ, thời gian và mùa vụ đẻ trứng của loài
cá mối thường ở eo biển nước này [52].
Từ năm 1951 -1968 có nghiên cứu của Jones.S. (1951-1952), Gorbunova.N.N.
(1963-1965), Bensam.P. (1968) ở vùng nước Ấn Độ Dương. Indonexia có nghiên cứu
của Delsman.H.C. (1921-1938) với các nghiên cứu về TCCC của một số giống ở biển
Java (Indonesia) như Clupea, Dorosoma, Engraulis, Pellona, Stolephorus, Cybium,
Septibinna,… [34, 35, 36, 37, 38, 39, 40,43]. Ở Nhật Bản có nghiên cứu của
Kamiya.T. (1916-1922), Uchida.K. (1958), Mito.S. (1960-1963). Năm 1966, Mito.S.
có công trình nghiên cứu tóm tắt về trứng cá và cá bột của vùng biển Nhật Bản [53,
54]. Ở Philippin có nghiên cứu của Wade.C.B. (1949-1951), Duray.M.N. (1990).
Nghiên cứu của Bensam.P. (1965-1968, 1971, 1973) chủ yếu mô tả đặc điểm hình thái
TC –CC theo từng giai đoạn phát triển. Năm 1981, ông cũng công bố báo cáo mang
tính chất tổng hợp “Những vấn đề về mặt phân loại học trong việc định dạng TCCC
của cá Trích ở vùng biển Ấn Độ Dương” [34].
Ở Trung Quốc có nghiên cứu của Viên Vĩnh Cơ (1963); Trương Hiếu Uy
(1965), Thành Khánh Thái (1962)…. Nghiên cứu của Thành Khánh Thái chỉ ra mùa
vụ đẻ trứng của cá mối vây lưng dài ở vùng biển Trung Quốc từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau [66]. Năm 1980, Rudometkina G. P nghiên cứu các đặc trưng của 2 loài cá
mối ở gần bờ phía tây Châu Phi [27]. Nghiên cứu trứng và cá bột cá mối vạch ở vùng
biển Ả rập được thực hiện bởi Fursa. T. I vào năm 1982[42].
Năm 1986, Victor.B.C đã ước tính thời gian sinh trưởng của giai đoạn cá con
của 100 loài thuộc họ Labridae ở cả Thái Bình Dương và Đại Tây Dương dựa trên
phương pháp đọc tuổi bằng nhĩ thạch. Nghiên cứu cho thấy thời kỳ tăng trưởng này
khác nhau ngay cả trong cùng một loài, nhất là các loài có pha sinh trưởng kéo dài
[61]. Năm 1989, Victor sử dụng phương pháp này để ước tính tuổi của họ
Pomacentridae.
5
Lĩnh vực TCCC có nội dung nghiên cứu khá đa dạng. Tuy đa số hướng nghiên
cứu tập trung vào việc mô tả đặc điểm hình thái và đặc trưng phân bố, song vẫn có
nhiều công trình đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của TCCC. Nhiều
nhất phải kể đến các nghiên cứu về tác động của nhiệt độ và độ mặn, hai yếu tố được
coi là quyết định đối với tỷ lệ tử vong của TCCC. Bên cạnh đó còn có các nhân tố môi
trường khác như dòng chảy, mật độ chlorophyl, tia phóng xạ, mối quan hệ dinh dưỡng,
thuỷ triều, thời gian ngày- đêm, … cũng có mối quan hệ mật thiết với TCCC [32].
Năm 1962, Nakia.Z. có báo cáo: “Nghiên cứu các yếu tố môi trường ảnh
hưởng tới sự thụ tinh và phát triển của trứng cá Trích - số liệu định lượng trứng”
(1962); “Biến động số lượng của TCCC cá Trích từ 1949 - 1951” (1962); “Ảnh hưởng
của độ mặn tới giai đoạn phát triển sớm của cá Trích” (1966) [55, 56, 57]. Các nhà
khoa học Nhật Bản cũng tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường tới
giai đoạn sớm của cá Sòng Nhật (Trachurus japonicus) ở vùng biển phía Đông Trung
Quốc. Nghiên cứu TCCC phục vụ cho việc sản xuất cá giống của các loài cá thương
phẩm cũng rất phát triển ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan từ những năm 70 của thế kỷ 20.
Sự phân bố và biến động thành phần loài của TCCC theo sự biến đổi của các
yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ muối, độ đục, hàm lượng chlorophyl trong vùng
nước ven bờ biển Andaman của Thái Lan đã được nghiên cứu bởi Janekarn Vudhichai
(1993). Kết quả nghiên cứu còn cho thấy: thành phần loài cá bột của nhóm tầng sát
đáy đa dạng hơn nhóm tầng mặt và tầng giữa [47].
Tổng kết từ nhiều công trình nghiên cứu về cá con, năm 2005 Wilfredo L.
Campos đã chia cá con thành 18 nhóm theo hình dạng cơ thể, độ dài ống ruột, đặc
điểm vây lưng, độ cao thân, đầu, sắc tố trên cơ thể, số lượng đốt cơ….[63]. Tác giả
cũng đưa ra những hạn chế như nhiều loài có hình dạng tương đối giống nhau, trong
cùng một họ nhưng đặc điểm hình thái khác nhau, đặc điểm cá bột khác với cá trưởng thành.
Đánh giá hiện trạng TCCC là lĩnh vực nghiên cứu mang tính thực tiễn và phục
vụ trực tiếp nhất cho các nhà quản lý, làm cơ sở cho việc quy hoạch và phát triển bền
vững nguồn lợi thuỷ sản. Tuy nhiên, việc ước tính lượng bổ sung và trữ lượng cá từ
TCCC hiện nay đang gặp khó khăn về số liệu và phương pháp nghiên cứu. Thời gian
gần đây, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc sử dụng các phần mềm và trang
thiết bị phòng thí nghiệm trở nên thuận lợi và đáng tin cậy hơn. Nhiều nước đã ứng
6
dụng phương pháp ước tính trữ lượng trứng được sinh ra trong thời gian một ngày, để
ước tính sinh khối và giám sát xu hướng thay đổi mật độ của đàn cá như Anh, Na-uy,
Nam Phi [32].
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu biển ở nước ta được tiến hành từ rất sớm. Trong giai đoạn từ 1925 -
1935, Pháp đã thực hiện nhiều chuyến khảo sát. Ngoài ra còn có các tàu thăm dò và
khai thác hải sản của Nhật (1927 -1935) và Đài Loan (1935 -1936) [32].
Công trình nghiên cứu đầu tiên về TCCC được C. Dawydoff tiến hành năm
1937 ở vịnh Nha Trang đã xác định nhịp điệu di cư thẳng đứng ngày đêm của cá bột.
Năm 1959-1960 chương trình hợp tác Việt – Trung đã điều tra tổng hợp tại vịnh Bắc
Bộ liên tục trong 13 tháng. Kết quả xác định được 125.492 trứng cá và 17.131 cá con,
thuộc 38 họ 27 giống và 44 loài [32]. Năm 1960 -1961 đoàn hợp tác Việt - Xô đã tổ
chức thăm dò khảo sát toàn diện Vịnh Bắc Bộ. Ngoài số liệu thu thập về TC- CC, đoàn
đã bố trí thí nghiệm thụ tinh nhân tạo và nghiên cứu phát triển giai đoạn đầu của 20
loài cá [32]. Viện Nghiên cứu Hải sản (Hải Phòng) đã tổ chức khảo sát vùng biển phía
tây vịnh Bắc Bộ từ Cát Bà đến Hà Tĩnh trong các năm 1962, 1963 và 1965 [32]. Năm
1970 -1971, Viện nghiên cứu biển đã tiến hành khảo sát ở 3 cửa sông lớn: Ba Lạt,
Ninh Cơ và Cửa Đáy. Năm 1971-1972 đã tiến hành khảo sát vùng biển Quảng Ninh -
Hải Phòng. Các tác giả đã phân loại TC –CC và chỉ ra sự liên quan của các điều kiện
môi trường như: nhiệt độ, độ mặn, dòng hải lưu… tới TCCC [32].
Một vài giai đoạn phát triển, sự sinh sản và phân bố của cá Ngừ con ở Vịnh Bắc
Bộ, đã được Nguyễn Anh (1963) thể hiện tương đối rõ. Tác giả đã đưa ra hình vẽ các
loài cá Ngừ con, sơ đồ phân bố, sinh sản, sơ đồ các điều kiện môi trường như nhiệt độ,
độ mặn, dòng chảy, mật độ sinh vật phù du…[32]. Song kết quả còn rất sơ sài. Sau đó,
Nguyễn Hữu Phụng đã công bố các tài liệu về phân loại cá con bộ cá trích
Clupeiformes (1973), họ cá Ngần Salagidae (1973), bộ cá Cháo Elopiformes (1974),
loài cá lưỡi búa Mene maculata (1976), trứng giống cá cơm Stolephorus (1978) và họ
cá mối Synodontidae (1980) [18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 26]. Năm 1974, Đào Tất Kim
công bố nghiên cứu về hình thái cá tuyết vây đen Bregmaceros atsipinni [8].
Các nhà khoa học nước ngoài cũng có những công trình nghiên cứu về TC –CC
7
ở vùng biển nước ta như nghiên cứu của Kuronuma.K và Yamashita.M về cá bột cá
măng biển (1962) [57], Thành Khánh Thái (1962) về mùa vụ sinh sản của cá mối dài
Saurida elongata ở vịnh Bắc Bộ vào tháng 2 đến tháng 4 [65]. Năm 1965,
Gorbunova.N.N. về mùa vụ sinh sản của họ cá thu Scombridae, họ cá hố Trichiuridae
ở vịnh Bắc Bộ , Kovalevskaya.N.V. với trứng cá, cá con của bộ cá Nhái Beloniformes
ở vịnh Bắc Bộ (1965), Belyanina.T.N. với cá bột của cá Sơn đá Holocentridae ở vịnh
Bắc Bộ, biển Đông (1974) [48, 33].
Năm 1965, Zvjagina O.A. xác định được trứng của 4 loài cá mối: cá mối
thường, cá mối đầu to, cá mối dài, cá mối vện và cá bột của 3 loài: cá mối đầu to, cá
mối vạch, cá mối vện ở vịnh Bắc Bộ . Tiếp tục thụ tinh nhân tạo và ương nuôi cá mối
đầu to và cá mối thường, quan sát hình thái, đặc điểm của các giai đoạn phát triển, mối
quan hệ giữa mùa vụ đẻ trứng với các yếu tố môi trường như nhiệt độ và độ mặn [64].
Tiếp tục hướng nghiên cứu, Nguyễn Phi Đính, Trần Nho Xy, Hoàng Phi (1971)
đề cập đến thời kì đẻ trứng của loài cá mối vạch và cá mối vây lưng dài ở vịnh Bắc Bộ
[3]. Năm 1975-1976, Đỗ Văn Nguyên và Hồ Thanh Hải đã tiến hành nghiên cứu
TCCC ở vùng biển ven bờ phía Tây vịnh Bắc Bộ, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Cửa
Sót (Hà Tĩnh). Kết quả thu được 28.777 trứng cá và 7299 cá bột. Các tác giả đã bước
đầu đưa ra thành phần và biến động số lượng của TCCC trong vùng nghiên cứu, và
ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự xuất hiện của TCCC [10]. Nguyễn
Khắc Hường công bố thành phần giống, loài và một số đặc điểm của họ cá mối ở miền
Bắc Việt Nam vào năm 1977 [7].
Ương nuôi và theo dõi sự phát triển phôi của họ cá Mối (Synodontidae) đã được
Hoàng Phi (1978-1979) tiến hành tại Viện Hải dương học Nha Trang. Tác giả đã mô tả
chi tiết về đặc điểm hình thái và thời gian phát triển của phôi. Bước đầu xác định được
trứng và cá bột của loài cá mối đầu to, cá mối thường, cá mối vạch, cá mối vện và cá
mối dài [17]. Năm 1978-1980, Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện Đề tài “Điều tra
tổng hợp vùng biển Thuận Hải - Minh Hải” trong đó có thu mẫu TCCC. Bước đầu các
tác giả đã xác định thành phần loài, bãi đẻ và mùa vụ sinh sản của một số loài hải sản
[13]. Với số lượng mẫu thu được rất lớn, nhưng các tác giả không phân chia theo các
giai đoạn phát triển của cá thể, miêu tả rất ít số lượng cá thể bắt gặp, đặc biệt hiện nay
mẫu không còn lưu giữ.
8
Năm 1991, Nguyễn Hữu Phụng công bố một số dẫn liệu về sinh thái cá bột họ
cá mối ở Vịnh Bắc Bộ [29]. Cũng trong năm 1991, các nghiên cứu về TCCC ở vùng
biển Việt Nam được tổng kết. Kết quả cho thấy, ở vùng biển Việt Nam thành phần
TCCC rất phong phú. Đã xác định được 102 họ cá thuộc 19 bộ. TCCC xuất hiện quanh
năm, nhiều loài có thời gian xuất hiện rất dài, nhưng phổ biển và tập trung chủ yếu từ
tháng 4 - 6 và tháng 10 - 12, có khi cả năm. Số lượng TCCC nhiều hơn cả là ở vùng
biển Đông-Tây Nam Bộ (nhất là ở phía Nam cửa sông Hậu và Côn Đảo, Nam Vũng
Tàu và ven bờ Phan Thiết), vịnh Bắc Bộ (nhất là ở ven bờ Tây Bắc vịnh, xung quanh
đảo Bạch Long Vĩ, Tây Nam đảo Hải Nam), vùng biển dọc miền Trung không có vùng
phân bố tập trung rõ rệt. [30].
Năm 1999, Nguyễn Thị Thu đã tiến hành nghiên cứu về nguồn giống cá ở hệ
đầm phá Tam Giang -Cầu Hai. Nghiên cứu đã chỉ ra thành phần, số lượng cá con và
các yếu tố ảnh hưởng đên sự phân bố và biến động số lượng cá bột như nhiệt độ, pH,
độ mặn [31].
Shadrin và cộng sự (2000) nghiên cứu giai đoạn đầu sự phát triển của cá ở vùng
biển Đông[59]. Năm 2003, Shadrin M.A, Pavlov S.D, Astakhov A.D, Novikov. G.G
đã công bố atlas về trứng cá, cá con một số họ ở vùng biển phía bắc Việt Nam. Nghiên
cứu đã chỉ ra đặc điểm hình thái của trứng cá, cá con của 11 bộ, 30 họ và một số loài
bắt gặp [60]. Đây là nguồn tài liệu quý phục vụ cho công tác nghiên cứu về TCCC.
Năm 2004 -2005, Đề tài KC.CB.01.14 “Nghiên cứu trữ lượng và khả năng khai
thác cá nổi nhỏ (chủ yếu là cá Trích, cá Nục, cá Cơm, cá Bạc má ) ở vùng biển Việt
Nam”, bước đầu đã xác định nơi tập trung, thành phần loài và số lượng của TCCC
[15]. Đây là điều kiện thuận lợi rất quan trọng, giúp cho Đề tài bổ sung thêm nguồn số
liệu, mở rộng phạm vi nghiên cứu và có cái nhìn tổng quát hơn về đối tượng TCCC ở
vùng biển nghiên cứu.
Nguyễn Khắc Bát và các chuyên gia Nga (2006) đã xác định một số nguyên
nhân chính gây tử vong đối với trứng cá và cá con ở vịnh Nha Trang (Khánh Hoà),
Quảng Bình và đảo Cát Bà (Hải Phòng). Nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng lớn của nhân
tố nhiệt độ và độ mặn tới tỷ lệ tử vong của trứng cá. Ngoài ra còn có yếu tố nhiễm kí
sinh và địch hại là các loài cá nổi ở khu vực phân bố trứng [2].
Năm 2006-2007, Dự án “Điều tra liên hợp Việt - Trung đánh giá nguồn lợi hải
9
sản trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ” đã được triển khai. TCCC cũng là một đối
tượng được tiến hành nghiên cứu. Bước đầu đã xác định xu thế phân bố TCCC ở khu
vực phía Bắc thường cao hơn khu vực phía Nam vùng biển nghiên cứu; khu vực đẻ
trứng chính là vùng biển phía Nam và Tây Nam đảo Bạch Long Vỹ, vùng biến sát với
đường ranh giới phía biển Trung Quốc, từ vĩ độ 19
0
00 trở lên phía Bắc và vùng biến
sát với đường ranh giới phía biển Việt Nam, khu vực ngang với đảo Hòn Mê [16].
Trong hai năm 2007 và 2008, Viện Nghiên cứu Hải sản tiến hành đề tài “Đánh
giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ trứng cá cá con và ấu trùng tôm tôm
con ở vùng biển ven bờ Đông Tây Nam Bộ” đã đánh giá được hiện trạng thành phần
loài, phân bố mật độ của trứng cá cá con và ấu trùng tôm tôm con . Đề tài đã xác định
được 185 loài thuộc 125 giống và 88 họ. Thành phần loài bắt gặp phong phú nhất ở
các họ cá trỏng – Engraulidae (15 loài), cá bống trắng - Gobiidae (11 loài), cá khế -
Carangidae (10 loài), cá sơn - Apogonidae (8loài), cá liệt – Leiognathidae, cá mối
Synodontidae (7 loài) Với trứng cá mới xác định được 17 họ . TCCC phân bố chủ
yếu ở vùng ven bờ Bình Thuận, từ Vũng Tàu đến Bạc Liêu và quanh các đảo Nam Du
và phía đông đảo Phú Quốc. Mật độ TCCC cao nhất bắt gặp ở tầng thẳng đứng, sau đó
là tầng mặt, thấp nhất là tầng đáy [5].
Năm 2008 -2010, Dự án “ Điều tra liên hợp Việt – Trung đánh giá nguồn lợi hải
sản trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ ” tiếp tục điều tra nguồn lợi TCCC.
Nhìn chung các nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung vào đặc điểm hình
thái, thành phần của cả vùng nghiên cứu, và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố mà
chưa đánh giá được sự biến động của một số họ chiếm ưu thế, xu hướng và các giải
pháp.
10
Chương 2: TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tài liệu, đối tượng và vùng nghiên cứu
- Tài liệu nghiên cứu
Sử dụng tài liệu, mẫu vật của dự án Việt Trung thu thập trong 3 năm từ 2008 -
2010. Mỗi năm tiến hành thu 2 chuyến đại diện cho 2 mùa gió: gió mùa Tây Nam
(chuyến tháng 4) và gió mùa Đông Bắc (chuyến tháng 10). Mẫu được thu thập trong
các chuyến khảo sát tổng hợp.
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các họ TCCC chiếm ưu thế trong các năm từ 2008 -
2010. Qua số liệu 2 năm 2008, 2009 đề tài đã chọn ra TC của 4 họ và CC của 4 họ làm
đối tượng nghiên cứu. Cụ thể:
+ Với trứng cá: Họ Clupeidae, Synodontidae, Trichiuridae, Engraulidae
+ Với cá con: Họ Mullidae, Clupeidae, Carangidae, Engraulidae
- Vùng nghiên cứu
Vùng đánh cá chung giữa Việt Nam –Trung Quốc thuộc vịnh Bắc Bộ từ 17
0
30
đến 20
0
01N đến 106
0
37 đến 108
0
30E, độ sâu dao động từ 31 đến 87 mét. Diện tích
vùng nghiên cứu là 33618 km
2
. Mẫu được tiến hành thu trên 35 trạm, bằng 2 loại lưới
tầng mặt và tầng thẳng đứng.
Các trạm nghiên cứu được bố trí song song với đường kinh tuyến và vĩ tuyến.
Hai trạm cách nhau ít nhất là 8 hải lý, nhiều nhất là 30 hải lý (hình 1).
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu biến động TCCC của một số họ chiếm ưu thế ở vùng đánh cá
chung Vịnh Bắc Bộ giai đoạn 2008 -2010. Cụ thể như sau:
Đặc điểm nhận dạng TCCC của họ: Carangidae, Clupeidae, Engraulidae,
Mullidae, Synodontidae, Trichiuridae.
Biến động số lượng, phân bố mật độ TCCC theo mùa gió, theo năm và theo loại
lưới thu mẫu.
Đề xuất các giải pháp bảo vệ TCCC.
11
Hình 2.1: Sơ đồ trạm vị nghiên cứu
12
2.3. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu
2.3.1. Phương pháp thu mẫu
- Mẫu được tiến hành thu bằng 2 loại lưới: lưới tầng mặt và lưới thẳng đứng.
+ Lưới tầng mặt: dùng để thu mẫu ở tầng nước từ 0,5 - 0 m. Miệng lưới hình chữ
nhật, kích thước 1m x 0,5 m. Diện tích miệng lưới 0,5 m
2
. Lưới được may bằng vải
lưới chuyên dùng, kích thước mắt lưới 450 µm. Lưới có dạng hình chóp cụt, chiều dài
tính từ miệng lưới đến ống đáy là 3 m. Khi tiến hành thu mẫu, lưới được thả cách mạn
tàu khoảng 40 m và buộc cố định vào mạn tàu. Cho tàu chạy từ từ theo hướng ngược
sóng với tốc độ 1mét/giây. Thời gian thu mẫu khoảng 7 -9 phút.
+ Lưới kéo thẳng đứng: Miệng lưới hình tròn, đường kính 0,5 m, diện tích miệng
lưới 0,2 m
2
. Vải lưới và thiết kế gần giống lưới tầng mặt.
Lưới được thả theo phương
thẳng đứng, sao cho miệng lưới cách đáy 2 mét và kéo từ từ lên trên mặt nước, với tốc
độ khoảng 1mét/giây
- Trình tự thu mẫu (theo quy trình thu mẫu trên biển năm 1978) [25]
• Đo độ sâu, quan sát chất đáy. Lưới được treo ở đầu cần trục.
• Khoá nắp ống đáy, điều chỉnh chỉ số của máy Flowmeter về số 0
• Thả lưới tuỳ theo tầng thu mẫu
• Lưới sau khi thu mẫu được cho lên khỏi mặt nước, treo lưới ngay ngắn. Tiến
hành rửa lưới bằng vòi phun nước, phun ở bên ngoài để dồn hết mẫu bên trong xuống
ống đáy. Rửa lưới và ống đáy nhiều lần, đảm bảo sạch mẫu.
• Mẫu được lấy từ khoá ống đáy, cho vào ống lọc bớt nước
• Mẫu thu được, đựng trong lọ nhựa có dung tích từ 500 -1000 ml và được bảo
quản trong dung dịch Formaline nồng độ từ 5 -7 % và được chuyển về phòng thí
nghiệm tiến hành phân tích.
2.3.2. Phân tích mẫu
- Các bước tiến hành phân tích mẫu:
+ TCCC được nhặt ra khỏi các sinh vật phù du và rác bẩn.
+ Tiến hành phân loại TCCC dưới kính hiển vi soi nổi có micromete để đo kích
thước của trứng cá, cá con. Trang thiết bị bao gồm kính giải phẫu Nikon SWZ 1000,
Kruss, Nikon E200.
+ Tách riêng từng họ, từng loài đã phân loại được vào từng ống nghiệm riêng
biệt có chứa formaline để lưu giữ mẫu.
13
- Tài liệu sử dụng để phân loại chủ yếu dựa vào tài liệu của các tác giả Nguyễn
Hữu Phụng (1971, 1973, 1976-1982, 1991, 1994), Deslman.H.C (1920 -1934, 1938),
Mito. S (1960, 1966), Zvjagina O.A (1965), Jeffrey M.Leis và Brooke M. Carson
Ewart (2000), A.M. Shadrin et al (2003)….
- Số lượng trứng cá –cá con được đếm và ghi vào biểu phân tích thành phần loài
(phụ lục).
- Mẫu TCCC được xác định dựa vào giai đoạn phát triển theo Rass T.S (1965).
Trong đó trứng cá được chia làm 4 giai đoạn (I, II, III, IV), cá con chia làm 3 giai đoạn
(cá bột, cá hương, cá giống) ( hình 2.2).
• Cá bột (larva): tính từ khi cá nở đến khi hình thành xong vây đuôi, trong đó
chia ra:
Cá bột trước (prelarva): cá còn túi noãn hoàng
Cá bột (larva): từ khi túi noãn hoàng biến mất đến khi hình thành xong
vây đuôi.
• Cá hương (postlarva): tính từ khi hình thành xong vây đuôi cho đến hết giai
đoạn biến thái, có đầy đủ các vây, khi có hình dạng gần giống cá bố mẹ
• Cá con (Juvenile): có hình dạng giống cá trưởng thành, đã xuất hiện vẩy.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Mật độ TCCC của mỗi trạm nghiên cứu, cũng như của từng họ cá, loài cá
được tính theo số lượng cá thể/1000 m
3
nước biển.
N= 1000 n/V
Trong đó: N: Số lượng TCCC có trong 1000 m
3
nước biển
n: Số lượng TCCC có trong mẫu thu được
V: Lượng nước qua lưới (m
3
)
- Lượng nước qua lưới được chuyển đổi từ số vòng quay của thiết bị đo lưu
lượng nước qua lưới (flowmeter) theo công thức:
V = S * T [ (X :T)* 0,2324 + 0,0497]
Trong đó :
V : lượng nước qua lưới (m
3
)
S : diện tích miệng lưới (m
2
)
T: Thời gian kéo lưới (giây)
X: số vòng quay trên máy flowmeter.
14
- Sử dụng VIETFISHBASE để nhập số liệu về thành phần loài, sinh lượng.
- Sử dụng kính để chụp hình ảnh.
- Phần mềm Adobe Photoshop 7.0 chỉnh sửa hình ảnh.
- Phần mềm Exel và Statistaca tính toán số liệu.
- Phần mềm MapInfo để vẽ bản đồ phân bố.
Hình 2.2. : Các giai đoạn phát triển từ trứng cá tới cá con
(Nguồn Kelldan và ctv, 1984)
15
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm nhận dạng TCCC một số họ chiếm ưu thế
3.1.1. Họ cá khế Caragidae
Ở biển Việt Nam, họ cá khế có 62 loài, 17 giống , trong đó giống cá Nục
Decapterus thường có sản lượng cao nhất khi đánh bằng các loại nghề cá nổi như: lưới
vây, vó ánh sáng, lưới mành và bằng lưới kéo đáy [1].
Cá con họ cá khế có nhiều dạng, nhưng nhìn chung đều có hình dạng hơi dài,
dẹp hai bên. Chiều cao thân lớn nhất nằm ở ngay sau đầu. Hậu môn nằm ở nửa sau của
thân. Đầu to, miệng rộng, nắp mang có hai hàng gai rõ rệt [14]. Sắc tố trên lưng
thường thành hàng ở hai bên, có dạng hình phóng xạ, màu đen hoặc nâu. Khi lớn hơn
có 2 gai cứng tách ra nằm ở phía trước vây hậu môn.
Trong đợt thu mẫu chủ yếu phân loại đến họ. Một số cá có kích thước lớn có
thể nhận dạng để phân loại đến loài như Atule mate, Carangoides melalopteus,
Naucrates ductor, Selaroides leptolepis.
Hình 3.1. Hình ảnh họ cá Khế
3.1.2. Họ cá trích Clupeidae
TC thuộc họ cá trích thường có dạng hình cầu, màng trứng nhẵn trơn, không có
vật phụ bám vào. Đường kính dao động từ 1,0 – 2,5 mm. Những trứng lớn thường có
khe noãn hoàng lớn. Noãn hoàng đều có dạng hạt to đều đặn, sắp xếp kiểu mai rùa
(18). Noãn hoàng không chứa giọt dầu như loài cá lầm mắt mỡ Etrumeus micropus
(đường kính loài này là 1,23 – 1,35 mm), trứng cá mai Kowalla coval (đường kính
trứng từ 0,95 -1,1, đường kính noãn hoàng từ 0,9- 1,05), hoặc có chứa một giọt dầu
như trứng của loài cá đé Ilisha elongata (đường kính trứng loài này dao động từ 2,1 –
16
2,5 mm, đường kính giọt dầu 0,35 – 0,4 mm, trên giọt dầu có sắc tố đen), hoặc chưa
nhiều giọt dầu như trứng của loài cá mòi không răng Anodontostoma chacuda [53].
Trứng họ cá trích bắt gặp trong đợt thu mẫu này phân loại gồm: trứng cá trích
Sardinella spp chiếm 71,46 %, loài Kowalla coval chiếm 0,65% tổng số, Clupeidae chi
Hình 3.2. Hình ảnh một số TC họ cá Trích
CC đều có dạng thân nhỏ, dài, nửa trong suốt, đầu bé. Đầu và nắp mang không
có gai, có bóng bơi rõ rệt. Các vây đều không có tia cứng, chiều cao thân phía trước
hậu môn gần bằng nhau. Ruột dài, hậu môn nằm ở nửa sau của thân. Khoảng cách giữa
mút mõm và vây hậu môn chiếm khoảng 80% chiều dài thân [21]. Khởi điểm của gốc
vây hậu môn nằm sau điểm mút của gốc vây lưng theo chiều thẳng đứng qua thân. Số
lượng đốt cơ từ 39 -62, trong đó số lượng đó cơ phía sau hậu môn ít khoảng từ 6 -15
(thường từ 8 -10) [21]. Sắc tố đen phân bố ở thành ống ruột hay ở rìa dưới của thân
đuôi thành hàng. Dựa vào số lượng đốt cơ và sự phân bố sắc tố để phân loại đến loài.
Ví dụ số lượng đốt cơ nhiều từ 60 -62, sắc tố ít là loài Dussumieria, số lượng đốt cơ ít
M 34 +12 = 46 là loài cá mai Kowlla coval [21].
Với cá con, do kích thước cơ thể còn nhỏ, đặc điểm phân loại đến giống loài
chưa rõ ràng nên khi phân tích chỉ để dạng họ.