MỘT SỐ ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM - CHI NHÁNH CÀ MAU
3.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
TỈNH CÀ MAU.
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên.
Cà Mau là tỉnh thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, nằm về phía cực Nam
của Việt Nam, hình dạng giống chữ V, như một bán đảo có 3 mặt giáp với biển. Phía
Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam
giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với vịnh Thái Lan. Diện tích tự nhiên 5.211 km
2
, địa
hình bằng phẳng thuần nhất là đồng bằng, đất đai phì nhiêu, sông ngòi chằng chịt. Hàng
năm ở phía Tây vùng Mũi Cà Mau bồi ra biển trên 50 mét. Ngoài biển có đảo Hòn
Khoai, Hòn Chuối, Hòn Bương và Hòn Đá Bạc. Khí hậu Cà Mau ôn hoà thuộc vùng
cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, không bị ảnh hưởng của lũ
và ít có bão.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.
* Khái quát tình hình kinh tế - xã hội:
Năm 2006, tình hình kinh - tế xã hội tiếp tục ổn định và phát triển; cơ cấu kinh tế
đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, lĩnh vực văn hóa xã
hội có tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng, an ninh được tăng cường
và giữ vững. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 11,8%, trong đó ngư-nông-lâm
nghiệp tăng 10,1%, công nghiệp-xây dựng tăng 11,4%, dịch vụ tăng 15%; GDP bình
quân đầu người tương đương 640 USD.
Kinh tế thủy sản phát triển tương đối khá cả về sản lượng nuôi trồng, khai thác
biển, chế biến và xuất khẩu. Tổng sản lượng thuỷ sản đạt 274.600 tấn, tăng 5,6%; trong
đó khai thác sông biển 138.000 tấn, tương đương so với năm trước.
Sản xuất nông nghiệp, do chủ động chuẩn bị tốt khâu lúa giống, vật tư nông
nghiệp, tăng cường công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật nên tiến độ làm đất, xuống
giống các trà lúa đúng theo lịch thời vụ. Diện tích gieo trồng lúa cả năm tăng 5,4%; khả
năng sản lượng lúa đạt 390.000 tấn, tăng 11%. Diện tích trồng rau màu, cây ăn trái, cây
mía cũng tăng khá do giá cả và tiêu thụ thuận lợi nên đã khuyến khích nhiều hộ nông
dân tăng gia sản xuất.
Lĩnh vực thương mại phát triển khá, hàng hoá phong phú, đáp ứng yêu cầu tiêu
dùng và sản xuất kinh doanh. Tuy giá cả có biến động tăng ở một số mặt hàng, nhưng
được quản lý khá tốt nên không để xảy ra khan hiếm hàng hoá và tăng giá đột biến, tạo
thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, sức mua bán trong xã hội tăng. Tổng mức
lưu chuyển hàng hóa xã hội đạt 21.000 tỷ đồng; trong đó bán lẻ 9.000 tỷ đồng, tăng
19%; chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.
* Đơn vị hành chánh:
Địa giới hành chính được chia thành 8 huyện và 1 thành phố; có 97 xã, phường,
thị trấn; 860 ấp, khóm. Thành phố Cà Mau là trung tâm tỉnh lỵ nằm trên trục quốc lộ IA
và quốc lộ 63 có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế, quốc phòng.
* Dân số:
Dân số Cà Mau có 1.200.000 người, phân bố tương đối đều, mật độ trung bình
230 người/km
2
, người Kinh chiếm 97% dân số, còn lại là người Khơmer, người Hoa và
một số dân tộc ít người khác. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60%, đa số là lao
động trẻ, cần cù, có thể đáp ứng nhu cầu cho nhiều lĩnh vực
* Lao động:
Số người trong độ tuổi lao động là 730.000 người, chiếm 60% dân số; trong đó
lực lượng lao động hoạt động trong nền kinh tế có 610.000 người, chiếm 50,83% dân số
và chiếm 83,56% lao động trong độ tuổi. Lao động giản đơn chiếm 82% lực lượng lao
động.
3.2. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH CÀ MAU.
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Do yêu cầu phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh Minh Hải(nay thuộc
tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu) và cùng với sự lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng Công
Thương Việt Nam trong phạm vi cả nước, ngày 14 tháng 7 năm 1988, Thống đốc Ngân
hàng Công Thương Việt Nam đã ra quyết định số 58/TCCB về việc thành lập chi
nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh Minh Hải và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 01
tháng 10 năm 1988. Sau khi tách tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu thì
chi nhánh Ngân hàng Công Thương Cà Mau chính thức được thành lập theo quyết định
số 15/NHCT – QĐ ngày 17 tháng 12 năm 1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân
hàng Công Thương Việt Nam.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau là một trong 76 chi nhánh
cấp I của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, có trụ sở đặc tại số 94 – Lý Thường Kiệt,
phường 7, thành phố Cà Mau. Với tên gọi là VIETINBANK CA MAU, là doanh nghiệp
quốc doanh kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, có đại diện pháp nhân, có con dấu riêng.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau là một trong những Ngân hàng
thương mại Nhà nước lớn của tỉnh và giữ một vị thế quan trọng trong hệ thống Ngân
hàng thương mại Nhà nước với chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân
hàng và góp phần quản lý lưu thông tiền tệ trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Trong 13 năm
hoạt động chi nhánh Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã có những bước trưởng thành
khá vững chắc. Mở rộng cho vay đối với các lĩnh vực kinh doanh, thành phần kinh tế.
Tạo mọi điều kiện cho các đơn vị cơ sở kinh tế có thêm nguồn vốn để mở rộng hoạt
động, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người tại địa phương.
GIÁM ĐỐC
Phó Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng KD
Phòng Giao dịch Phòng KD Đối ngoại
Phòng TT Ngân quỹPhòng Kế toán
PhòngKiểm soát Phòng Tổ chức hành chính
Phó Giám Đốc
3.2.2. Cơ cấu tổ chức.
Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã xây dựng một cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý hài hoà để phát huy tối đa nguồn lực và lợi thế của mình nhằm hoạt động có hiệu
quả.
Hình 3.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG CÀ MAU
3.2.3. Các loại hình hoạt động.
Để đáp ứng nhu cầu về sự phát triển của nền kinh tế thị trường đồng thời nhằm
đem lại lợi nhuận, Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã mở rộng và đa dạng hoá các
loại hình hoạt động cụ thể như sau:
- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ
chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
- Thực hiện các nghiệp vụ cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh, kinh doanh ngoại
tệ,….
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế,
các cà nhân có nhu cầu vay vốn.
- Các hoạt động dịch vụ: dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ thẻ, dịch
vụ thanh toán chuyển tiền và kiều hối, dịch vụ chi tiền mặt,…
- Các hoạt động khác.
3.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương
Cà Mau qua 3 năm (2005-2007).
Là 1 tỉnh còn nghèo, thế nhưng tốc độ phát triển của các tổ chức tín dụng trên địa
bàn rất nhanh, nhiều Ngân hàng ra đời dẫn đến áp lực cạnh tranh của Ngân hàng Công
Thương Cà Mau là rất lớn. Tuy vậy, với sự chỉ đạo sáng suốt của Ban Giám đốc và sự
nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh trong việc triển khai thực
hiện tốt các chủ trương, chính sách… mà trong 3 năm qua chi nhánh hoạt động rất có
hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau.
Bảng 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007).
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2006/2005 2007/2006
2005 2006 2007
Tuyệt
đối
Tương
đối(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Doanh thu 87.303 117.648 126.625 30.345 34,76 8.977 7,63
Chi phí 83.037 107.122 125.128 24.085 29,01 18.006 16,81
Lợi nhuận 4.266 10.526 1.497 6.260 146,74 -9.029 -85,78
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm ta thấy mức
lợi nhuận có sự tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 đạt 4.266 triệu
đồng, sang năm 2006 đạt 10.526 triệu đồng, tăng 6.260 triệu đồng, tương ứng 146,74%
so với năm 2005. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng
của chi phí; doanh thu tăng 30.345 triệu đồng, tương ứng 34,76% trong khi đó thì chi
phí tăng 24.085 triệu đồng, tương ứng 29,01%.
Tuy nhiên, bước sang năm 2007 thì tình hình có sự biến đổi khác đi đó là sự giảm
đột ngột của lợi nhuận, chỉ đạt 1.497 triệu đồng, giảm 9.029 triệu đồng, tương ứng