Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu phân lập một số chủng vi khuẩn bacillus spp từ đầm nuôi tôm tại hải phòng làm nguồn nguyên liệu sản xuất probiotic trong nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.71 MB, 80 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG








PHẠM THỊ HIỀN HÒA







NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN BACILLUS SPP
TỪ ĐẦM NUÔI TÔM TẠI HẢI PHÒNG LÀM NGUỒN NGUYÊN LIỆU
SẢN XUẤT PROBIOTIC TRONG NƯỚC










LUẬN VĂN THẠC SĨ

















Nha Trang – 2011



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG








Phạm Thị Hiền Hòa






NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN BACILLUS SPP
TỪ ĐẦM NUÔI TÔM TẠI HẢI PHÒNG LÀM NGUỒN NGUYÊN LIỆU
SẢN XUẤT PROBIOTIC TRONG NƯỚC




Chuyên ngành: NTTS


Mã số: 60 62 70





LUẬN VĂN THẠC SĨ






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
: TS. Nguyễn Hữu Dũng







Nha Trang - 2011



i





Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận
văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Ký tên





















ii


Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng tới thầy hướng dẫn Ts.
Nguyễn Hữu Dũng- Khoa NTTS - Trường Đại học Thủy sản Nha Trang, đã định
hướng và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Xin cảm ơn chân thành Ban Giám Hiệu nhà trường, Pgs. Ts. Lại Văn Hùng -
Trưởng khoa NTTS - Trường Đại học Thủy sản Nha Trang đã tạo điều kiện và giúp đỡ
tôi trong thời gian tham gia khóa học.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh Đạo Viện, các cán bộ thuộc phòng Nghiên cứu
Công nghệ Sinh học Biển, phòng Nghiên cứu Công nghệ Sau thu hoạch - Viện Nghiên
cứu Hải Sản đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian thực hiện luận văn. Lời cảm ơn chân

thành tới Ts. Nguyễn Văn Nguyên đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa học này
Lời cảm ơn sâu sắc tới mẹ tôi đã luôn khích lệ và động viên tinh thần tôi tham
gia khóa học này. Xin bày tỏ lời cảm ơn đặc biệt tới chồng và hai con gái tôi, đây là
nguồn động viên và giúp đỡ lớn lao để tôi có thể hoàn thành bản luận văn. Chân thành
cảm ơn tới các thành viên khác trong gia đình đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Một lần nữa, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.


Tác giả



Phạm Thị Hiền Hòa









iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình NTTS trên thế giới 3
1.1.1. Sản lượng NTTS 3
1.1.2. Diện tích NTTS 5

1.2. Tình hình NTTS tại Việt Nam 6
1.2.1. Sản lượng NTTS 6
1.2.2 Diện tích NTTS 7
1.3. Tình trạng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh trong NTTS 9
1.3.1. Tình trạng ô nhiễm môi trường trong NTTS 9
1.3.2. Tình trạng dịch bệnh trong NTTS 10
1.4. Các bệnh thường gặp trong nuôi trồng thủy sản 11
1.4.1. Các nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp trong nuôi trồng thủy sản 11
1.4.2. Bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio spp. (Vibriosis) 12
1.4.2.1. Một số đặc điểm phân loại Vibrio 12
1.4.2.2. Vibriosis trên đối tượng thủy sản 13
1.4.2.3. Các biện pháp phòng trị bệnh Vibriosis trên đối tượng NTTS 14
1.5. Probiotic và các vi sinh vật được sử dụng làm chế phẩm probiotic 15
1.5.1. Khái niệm về probiotic 16
1.5.2. Cơ chế hoạt động của các nhóm vi sinh vật probitic 16
1.5.3. Một số nhóm vi sinh vật probiotic 18
1.5.4. Một số đặc điểm sinh học của chi Bacillus ứng dụng làm chế phẩm
probiotic 19
1.5.3.1. Đặc điểm sinh học tế bào 19
1.5.3.2. Đặc tính probiotic của chi Bacillus 20
1.6. Ứng dụng của probiotic trong NTTS 20
1.6.1. Ứng dụng probiotic trong NTTS trên thế giới 20
1.6.2. Ứng dụng probiotic trong NTTS ở Việt Nam 22
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 26
2.2. Vật liệu nghiên cứu 26
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: 26
2.2.2. Các môi trường nuôi cấy vi khuẩn 26
2.2.3. Một số thuốc thử và hóa chất dùng trong phản ứng sinh hóa, sinh lý 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu 26

2.3.1. Phương pháp thu mẫu 26


iv

2.3.2. Phương pháp xử lý mẫu 27
2.3.3. Phương pháp phân lập, chọn lọc, tinh sạch và giữ giống vi khuẩn Bacillus
spp 27
2.4. Xác định khả năng ức chế Vibrio spp gây bệnh 27
2.4.1. Cô lập chủng vi khuẩn Vibrio alginolyticus và V. parahaemolyticus. 28
2.4.2. Ức chế vi khuẩn Vibrio alginolyticus và V. parahaemolyticus 28
2.4.3. Đồng nuôi cấy trong nước biển 28
2.5. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng sinh trưởng và phát triển của các chủng vi
khuẩn phân lập từ vùng nuôi tôm có khả năng ức chế Vibrio gây bệnh 29
2.6. Phân loại và định danh vi khuẩn 29
2.7. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu 31
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
3.1. Phân lập và lựa chọn một số chủng vi khuẩn Bacillus spp ruột tôm sú và bùn
đáy đầm nuôi tôm sú tại Hải Phòng 33
3.2. Khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn phân lập với vi khuẩn gây bệnh
tôm sú Vibrio spp 34
3.2.1. Cô lập vi khuẩn V. alginolyticus và V. parahaemolyticus 34
3.2.2. Ức chế vi khuẩn V. alginolyticus và V. parahaemolyticus thể hiện bằng
vòng tròn kháng khuẩn 37
3.2.3. Ức chế sự phát triển của vi khuẩn V. alginolyticus và V. parahaemolyticus
trong môi trường lỏng 39
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của chủng vi khuẩn phân lập 41
3.4. Một số đặc điểm sinh lý, sinh hóa và hình thái vi khuẩn phân lập 44
3.5. Phân tích trình tự gen 16S rDNA và xây dựng cây phát sinh chủng loại của
chủng vi khuẩn phân lập 46

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
4. 1. Kết luận 53
4.2. Kiến nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC









v


BẢNG CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

NTTS Nuôi trồng thủy sản
GHCP Giới hạn cho phép
FAO Food and Agriculture Organization - Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc
WHO World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới
RQ Risk Quote - Chỉ số tai biến
MPN Most probable number: Mật độ vi khuẩn
WSSV White Spot Syndrome Virus: Bệnh virút đốm trắng
YHV Yellow Head Virus: Bệnh virút đầu vàng
MBV Baculovirus Monodon: Bệnh virút trên tôm
HPV Hepatopancreatic Parvovirus Disease: Bệnh gan tụy
VNN viral nervous necrosis- VNN: Bệnh hoại tử thần kinh











vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Sản lượng NTTS thế giới trong các năm 2004 - 2009 (triệu tấn) 3
Bảng 2: Các nước có sản lượng NTTS cao nhất thế giới 4
Bảng 3: Diện tích ao nuôi nước ngọt và nước lợ tại một số nước trên thế giới 6
Bảng 4: Một số loài vi khuẩn được sử dụng làm probiotic 19
Bảng 5: Khả năng cô lập vi khuẩn V. alginolyticus và V. parahaemolyticus của các
chủng vi khuẩn phân lập từ ruột tôm và bùn đáy đầm nuôi tôm 37
Bảng 6: Đường kính vòng ức chế của các chủng phân lập đối với vi khuẩn Vibrio
alginolyticus và V. parahaemolyticus 38
Bảng 7: Kết quả ức chế chủng vi khuẩn Vibrio spp của các chủng vi khuẩn phân lập
(theo tỷ lệ %) 40
Bảng 8: Một số đặc điểm sinh lý, sinh hóa và hình thái tế bào của các chủng vi khuẩn
phân lập được 45
















vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 : Cơ cấu sản lượng và giá trị của một số nhóm loài được nuôi trồng trên thế
giới 5
Hình 2: Chọn lọc chủng vi khuẩn Bacillus spp bằng phản ứng catalase 33
Hình 3: Đĩa thạch NA nuôi cấy chung vi khuẩn V. parahaemolyticus (đường cấy
ngang) với chủng QKR2 phân lập từ ruột tôm sú (đường cấy dọc) khi mới cấy
(A), sau 24h (B) và sau 48h (C) 34
Hình 4: Đĩa thạch NA nuôi cấy chung vi khuẩn V. alginolyticus (đường cấy ngang)
với chủng QKR2 phân lập từ ruột tôm sú (đường cấy dọc) khi mới cấy (A),
sau 24h (B) và sau 48h (C). 35
Hình 5: Các đĩa thạch NA nuôi cấy chung chủng QKR2 phân lập từ ruột tôm sú
(đường cấy dọc) với vi khuẩn V. parahaemolyticus (hàng trên, đường cấy
ngang), hoặc V. alginolyticus (hàng dưới, đường cấy ngang) với khi mới cấy
(A, D), sau 24h (B, E) và sau 48h (C,F) 35
Hình 6: Các đĩa thạch NA nuôi cấy chung chủng QKB7 phân lập từ bùn đáy đầm nuôi
tôm sú (đường cấy dọc) với vi khuẩn V. parahaemolyticus (hàng trên, đường
cấy ngang), hoặc V. alginolyticus (hàng dưới, đường cấy ngang) với khi mới

cấy (A, D), sau 24h (B, E) và sau 48h (C,F). 36
Hình 7: Đĩa thạch cấy V. alginolyticus (A) và V. parahaemolyticus (B) có đặt các đĩa
giấy đường kính 10mm thấm dung dịch vi khuẩn phân lập từ ruột tôm sú
(QKR2, QKR3) và bùn đáy ao nuôi (QKB7) sau 24 giờ nuôi cấy 38
Hình 8: Số lượng khuẩn lạc V. alginolyticus và V. parahaemolyticus trong dịch đồng
nuôi cấy với chủng QKR3 theo thời gian 40
Hình 9: Số lượng khuẩn lạc V. alginolyticus và V. parahaemolyticus trong dịch đồng
nuôi cấy với chủng QKR2 theo thời gian 40
Hình 10: Số lượng khuẩn lạc V. alginolyticus và V. parahaemolyticus trong dịch đồng
nuôi cấy với chủng QKB7 theo thời gian 40
Hình 11: Số lượng khuẩn lạc V. alginolyticus và V. parahaemolyticus, chủng QKR3,
QKR2 và QKB7 nuôi cấy riêng (chủng đối chứng) theo thời gian 40
Hình 12 : Chu kỳ sinh trưởng của chủng vi khuẩn QKR2, QKR3 và QKB7 42
Hình 13: Ảnh hưởng của nồng độ muối đến sự sinh trưởng của chủng QKR2 42
Hình 14: Ảnh hưởng của nồng độ muối đến sự sinh trưởng của chủng QKR3. 42


viii

Hình 15: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của chủng QKR2. 42
Hình 16: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của chủng QKR3. 42
Hình 17: Ảnh hưởng của pH đến sự sinh trưởng của chủng QKR2 43
Hình 18: Ảnh hưởng của pH đến sự sinh trưởng của chủng QKR3 43
Hình 19: Ảnh hưởng của nồng độ muối đến sự sinh trưởng của chủng QKB7 43
Hình 20: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của chủng QKB7 43
Hình 21: Ảnh hưởng của pH đến sự sinh trưởng của chủng QKB7 43
Hình 22: Hình thái khuẩn lạc (A) và tế bào nhuộm Gram (B) của chủng QKR2. 44
Hình 23: Hình thái khuẩn lạc (A) và tế bào nhuộm Gram (B) của chủng QKR3. 44
Hình 24: Hình thái khuẩn lạc (A) và tế bào nhuộm Gram (B) của chủng QKB7. 45
Hình 25: Sản phẩm PCR của các chủng vi khuẩn phân lập trên gel agarose 1% 47

Hình 26: Cây phát sinh chủng loại của chủng QKR2 và các loài có quan hệ họ hàng
gần 48
Hình 27: Cây phát sinh chủng loại của chủng QKR3 và các loài có quan hệ họ hàng
gần 49
Hình 28: Cây phát sinh chủng loại của chủng QKB7 và các loài có quan hệ họ hàng
gần 50
















1

MỞ ĐẦU
Nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam đang là một trong những nghề phát triển nhanh
và mạnh nhất. Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch đồng bộ và phát triển quá nhanh trong 5
- 6 năm gần đây, dịch bệnh đã xảy ra ở một số khu vực nuôi thủy sản tập trung hoặc
nuôi công nghiệp với tần suất khá thường xuyên.
Nhiều loài vi khuẩn thuộc các chi Vibrio, Pseudomonas, nấm và một số vi sinh

vật khác là tác nhân gây bệnh trên cá, giáp xác, nhuyễn thể. Khi động vật thủy sản bị
nhiễm bệnh thường phải dùng một số loại kháng sinh như tetracycline, streptomycin,
rifampicin, oxytetraxycline để điều trị. Những loại kháng sinh này nếu sử dụng trong
giai đoạn sản xuất giống thường làm cho ấu trùng chậm lớn, còi cọc, các giai đoạn
biến thái xảy ra không đều, dẫn đến tỷ lệ sống của ấu trùng thấp. Nếu sử dụng kháng
sinh trong quá trình nuôi thương phẩm dẫn đến hiện tượng tích lũy kháng sinh trong
sản phẩm sau thu hoạch làm giảm chất lượng, chi phí sản xuất tăng trong khi giá trị
sản phẩm giảm. Việc lạm dụng kháng sinh trong nghề nuôi hiện nay khá phổ biến nên
hiện tượng kháng kháng sinh của nhiều chủng vi khuẩn đang là vấn đề hết sức nan
giải. Liệu pháp vắc-xin còn mới mẻ ở Việt Nam và cũng không có đủ loại vắc-xin để
phòng chống các bệnh phổ biến trên đối tượng nuôi. Vì vậy, việc sản xuất giống cũng
như nuôi thương phẩm gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao sức đề kháng cho vật
nuôi.
Một xu hướng mới hiện nay được áp dụng nhằm ngăn ngừa dịch bệnh với nhiều
đối tượng nuôi là việc sử dụng chế phẩm men vi sinh sống (probiotics) nhằm giúp
động vật thủy sản có khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn đồng thời cải tạo được môi
trường nuôi, từ đó động vật thủy sản sẽ có khả năng chống chịu bệnh tật và áp lực môi
trường tốt hơn.
Xu hướng nghiên cứu phân lập một số vi khuẩn có tiềm năng sử dụng là
probiotic trong NTTS đang là một hướng nghiên cứu mới, được phát triển ở thế giới từ
những năm 1990. Ở Việt Nam, mặc dù nghề NTTS đã phát triển từ khá lâu nhưng
hướng nghiên cứu này còn rất mới mẻ, chưa có nhiều nghiên cứu lựa chọn các chủng
vi khuẩn từ vùng nuôi để dùng làm chế phẩm probiotic phù hợp với điều kiện thực tiễn
NTTS Việt Nam. Do đó, để có cơ sở phát triển các chế phẩm probiotic trong nước có
giá thành hạ, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu Việt Nam, chúng tôi lựa
chọn đề tài tốt nghiệp “Nghiên cứu phân lập một số chủng vi khuẩn Bacillus spp từ


2


đầm nuôi tôm tại Hải Phòng làm nguồn nguyên liệu sản xuất probiotic trong
nước”.
Mục tiêu của đề tài là phân lập được một số chủng vi khuẩn Bacillus spp có tiềm
năng sử dụng như là vi khuẩn probiotic với mục đích là cơ sở tạo nguồn vi khuẩn để
sản xuất chế phẩm probiotic trong nước.
Nội dung nghiên cứu của đề tài:
- Phân lập một số chủng vi khuẩn Bacillus và lựa chọn ngẫu nhiên một số
chủng phân lập được;
- Đánh giá khả năng đối kháng với chủng vi khuẩn gây bệnh thường gặp
trên tôm là Vibrio algilyticus và V. parahaemolyticus theo 3 cách: cấy
vuông góc, đĩa giấy và đồng nuôi cấy;
- Đặc điểm sinh thái của chủng vi khuẩn lựa chọn (t
0
C, pH và % NaCl)
- Định danh vi khuẩn lựa chọn dựa trên đặc điểm sinh hóa, sinh lý và so
sánh trình tự gen 16S rDNA.





















3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình NTTS trên thế giới
1.1.1. Sản lượng NTTS
Tổng sản lượng khai thác và NTTS trên toàn thế giới đạt khoảng 142 triệu tấn
vào năm 2008 trong đó sản lượng từ NTTS (bao gồm cả nước ngọt và nước mặn) vào
khoảng 52 triệu tấn, chiếm 46% tổng sản lượng. Bảng 1 cho thấy sản lượng từ NTTS
liên tục tăng từ năm 2004 đến 2009 [47].
Bảng 1: Sản lượng NTTS thế giới trong các năm 2004 - 2009 (triệu tấn)
(Nguồn: FAO, 2010)
2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm

Nước ngọt
25,2

26,8

28,7

30,7

32,9


35,0

Biển
16,7

17,5

18,6

19,2

19,7

20,1

Tổng nuôi trồng
41,9

44,3

47,4

49,9

52,5

55,1

Ghi chú: không bao gồm sản lượng rong biển, số liệu ước tính tạm thời
NTTS vẫn là một ngành sản xuất thực phẩm động vật tăng nhanh nhất, lượng

cung cấp thực phẩm bình quân tính trên đầu người từ năm 1970 là 0,7kg/ người cho
đến năm 2008 là 7,8kg/người, tăng bình quân hàng năm 6,6%. Nếu không tính đến sản
lượng rong biển, sản lượng từ NTTS chỉ đạt dưới một triệu tấn trong những năm đầu
1950 đã tăng lên 52,5 triệu tấn vào năm 2008, đạt tổng giá trị là 98,4 tỉ đô la Mỹ [47].
Sản lượng từ NTTS chủ yếu làm nguồn cung cấp thực phẩm cho con người.
Trên toàn thế giới đã tăng từ 42,6% (năm 2006) lến đến 45,7% (năm 2008) sản lượng
từ NTTS làm thực phẩm. Riêng Trung Quốc, lượng thực phẩm thủy hải sản trong năm
1970 chỉ chiếm 23,6% và tăng lên đến 80,2% trong năm 2008. Riêng các nước còn lại,
lượng thực phẩm thủy hải sản cũng tăng từ 4,8% trong năm 1970 lên 26,7% trong năm
2008. Mặc dù nghề NTTS có thể có truyền thống lâu đời ở một số nước, nhưng nhìn
chung trên toàn thế giới thì đây còn là một nghề non trẻ, mới được phát triển nhanh
trong khoảng 50 năm qua [47].
NTTS chủ yếu phát triển ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chiếm 89% về
giá trị sản lượng và 79% về giá trị kinh tế. Trong đó, phải kể đến Trung Quốc là quốc
gia rất mạnh về NTTS, chiếm 62% tổng sản lượng toàn cầu và 52% tổng giá trị. Tỷ lệ
tăng trưởng trung bình về sản lượng trên toàn thế giới giữa năm 2006 và năm 2008 là
5,3% [47].



4

Bảng 2: Các nước có sản lượng NTTS cao nhất thế giới
(Nguồn: FAO, 2010)
Sản lượng Tỷ lệ phát triển trung bình hàng năm
1990 2000 2008 1990-2000 2000-2008 1990-2008
Quốc gia
(nghìn tấn) (phần trăm)
Trung Quốc 6 482


21 522

32 736 1

2,7

5,4

9,4

Ấn Độ 1 017

1 943

3 479

6,7

7,6

7,1

Việt Nam 160

499

2 462

12,0


22,1

16,4

Indonesia
500
789

1 690

4,7

10,0

7,0

Thái Lan
292
738

1 374

9,7

8,1

9,0

Băng-la-dét
193

657

1 006

13,1

5,5

9,6

Nauy
151
491

844

12,6

7,0

10,0

Chilê
32
392

843

28,3


10,1

19,8

Philippin
380
394

741

0,4

8,2

3,8

Nhật Bản 8
04
763

732

–0,5

–0,5

–0,5

Ai Cập
62

340

694

18,6

9,3

14,4

Myanma
7
99

675

30,2

27,1

28,8

Hoa Kỳ
315
456

500

3,8


1,2

2,6

Hàn Quốc
377
293

474

–2,5

6,2

1,3


Trên
thế giới, Châu Á cho sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất, chiếm 89%
tổng sản lượng và 77% tổng giá trị sản phẩm thủy sản nuôi trồng thế giới năm 2006.
Năm 2006, tổng sản lượng NTTS thế giới là 51 triệu tấn và sản lượng khai thác là 92
triệu tấn. Trong số này, Trung Quốc chiếm 66,7% tổng sản lượng nuôi, các nước Châu
Á khác chiếm 22,8%, và các nước khác còn lại ở Châu Âu, Châu Mỹ, Úc,… chiếm
10,5%. Nghề NTTS nội địa tiếp tục đóng góp chính cho nghề nuôi thủy sản nói chung,
với hơn 61% sản lượng và 53% tổng giá trị sản phẩm nuôi trồng. Nuôi thủy sản nước
ngọt chiếm 58% sản lượng và 48% giá trị, nuôi biển chiếm 34% sản lượng và 36% giá
trị. Trong khi đó, nuôi nước lợ với tỷ lệ sản lượng thấp 8% nhưng cho tỷ lệ giá trị đến
16% do nuôi chủ yếu các loài tôm có giá trị cao. Cơ cấu nhóm loài nuôi cho thấy, năm
2006, cá nước ngọt cho sản lượng cao nhất là 27,8 triệu tấn, đạt giá trị 29,5 triệu USD;
động vật thân mềm và rong biển cho sản lượng và giá trị tương đương nhau. Trong khi

đó, giáp xác có sản lượng chỉ 4,5 triệu tấn nhưng đạt giá trị đến 17,95 triệu USD
[46,47].


5


(
Nguồn: FAO, 2009
)


(
Nguồn: FAO, 2009
)

Hình 1 : Cơ cấu sản lượng và giá trị của một số nhóm loài được nuôi trồng trên thế giới


Đối tượng NTTS rất phong phú. Theo Pillay, đã có 465 loài thực vật thủy sinh
- rong tảo là đối tượng nuôi trồng [86]. FAO đã liệt kê 107 loài cá, 21 loài giáp xác và
43 loài nhuyễn thễ được nuôi từ năm 1994 [43]. Số lượng này chắc chắn được tăng lên
hàng năm. Tuy nhiên, tùy từng nơi với mục đích nuôi khác nhau mà đối tượng nuôi
cũng khác nhau. Châu Á, Trung Quốc và Nam Á nuôi chủ yếu là các loài cá chép,
trong khi Đông Á nuôi chủ yếu các loài cá biển có giá trị cao. Vùng Châu Mỹ la tinh
và Caribê, nuôi chủ yếu cá hồi và tôm; Vùng Bắc Mỹ nuôi chủ yếu cá hồi đại dương
[45].
Một số loài thủy sản quan trọng được nuôi gồm cá hồi Đại Tây Dương, cá
chẽm, cá mè hoa, cá chình Châu Âu, cá chình Nhật Bản, cá hồi vân, cá rô phi vằn, tôm
càng xanh, tôm sú, tôm he chân trắng, hầu Mỹ, hầu Thái Bình Dương, rong mứt, rong

bẹ, rong sụn v.v [127].

1.1.2. Diện tích NTTS
Số liệu thống kê từ các báo cáo tổng quan các nước trên thế giới về diện tích ao
nuôi nước ngọt và nước mặn tại một số nước của FAO cho biết Trung Quốc là nước có
diện tích lớn nhất với 5.583.276 ha ao nuôi thủy sản nước ngọt và 676.184 ha nước lợ
[44].






6

Bảng 3: Diện tích ao nuôi nước ngọt và nước lợ tại một số nước trên thế giới
(Nguồn: FAO, 2005)














Theo số liệu tổng hợp của Verdegem (từ thống kê năm 2004 của FAO) cho biết
trên thế giới có khoảng 8.750.000 ha ao nuôi nước ngọt và 2.333.000 ha ao nuôi nước
lợ đang được sử dụng [118].
Sản lượng thủy sản thu được từ các nguồn nuôi nước ngọt chiếm 59,9% tổng
sản lượng và 56% tổng giá trị. Sản lượng thủy sản từ nuôi biển chiếm 32,3% tổng sản
lượng và 30,7% tổng giá trị. NTTS biển đóng góp nhiều loài có giá trị cao như nhóm
cá có vây, giáp xác và bào ngư đồng thời nhiều nhóm loài cũng đem lại sản lượng cao
như hầu, điệp, ngao, sò… NTTS từ nước lợ chiếm 7,7% về sản lượng và 13,3% về giá
trị [46].
1.2. Tình hình NTTS tại Việt Nam
1.2.1. Sản lượng NTTS
Việt Nam trong thập niên 1990 và 3 năm đầu của thế kỷ 21, sản lượng thủy sản
nuôi trồng có tốc độ tăng trưởng rất cao, vượt xa tốc độ tăng trưởng của khai thác.
Trong thập niên cuối của thế kỷ trước, Việt Nam đã trở thành một trong 10 nước có
sản lượng cá nuôi lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản,
Thái Lan, Banglađesh.

Ở Việt Nam, nghề nuôi thủy sản cũng phát triển rất năng động. Nghề nuôi thủy
sản truyền thống bắt đầu từ thập niên 1960, tuy nhiên trong vòng 10 năm nay, nghề
nuôi thủy sản có tốc độ phát triển rất nhanh chóng. Theo thống kê của Bộ Thủy sản
trong năm 1999 cả nước có tổng cộng trên 524.619 ha NTTS, đạt sản lượng 480.767
tấn [3]. Năm 2005, cả nước có gần 1.000.000 ha nuôi thủy sản, đạt sản lượng
Tên nước Diện tích ao nuôi
nước ngọt (ha)
Diện tích ao nuôi
nước lợ (ha)
Trung Quốc 5.583.276

676.184


Bangladesh 151.000

203.071

Cu Ba 11.424

1.383

Ai Cập 64.100


Hungary 28.000


Ấn Độ 850.000


Indonesia 97.821

480.762

Nepal 6.000


Tổng
6.832.621

1.361.400




7

1.437.356 tấn, trong đó, sản lượng nuôi thủy sản nước lợ - măn là 546.716 tấn, sản
lượng nuôi nước ngọt đạt 890.650 tấn [3]. Năm 2008, tổng sản lượng NTTS tại Việt
Nam đạt 2.448.000 tấn, tăng 15% so với năm 2007. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng
năm 2009 ước tính đạt 2.569,9 nghìn tấn, tăng 4,2% so với năm trước, chủ yếu do các
địa phương tiếp tục chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi trồng theo hướng kết hợp đa
canh, đa con. Bên cạnh đó, mô hình nuôi thuỷ sản lồng, bè tiếp tục phát triển, đặc biệt
là nuôi lồng, bè trên biển ở các tỉnh: Kiên Giang, Quảng Nam, Ninh Thuận, Phú Yên,
Hải Phòng.
Hiện nay, đối tượng nuôi và mô hình nuôi thủy sản ở Việt Nam khá phong phú.
Tuy nhiên, chủ lực nhất vẫn là nuôi cá tra thâm canh ở vùng nước ngọt và nuôi tôm ở
vùng nước lợ ven biển. Đặc biệt, năm 2008, sản lượng nuôi cá tra và basa đạt trên
1.200.00 tấn và sản lượng tôm nuôi đạt 380.680 tấn, cá biển đạt 3.510 tấn, nhuyễn thể
đạt 114.570 tấn, rong biển đạt 20.260 tấn, tôm nước ngọt đạt 6.400 tấn, cá nước ngọt
và một số loài khác đạt 255.272 tấn, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ đô la Mỹ
[126]. Một số loài nuôi thủy sản quan trọng đang được nuôi rộng rãi tại một số tỉnh
thành là cá nước ngọt nhập nội (cá rô phi, cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, các loài cá trôi
Ấn Độ, trê phi ), cá nước ngọt bản địa (mè vinh, thát lát, bống tượng, cá rô, cá lóc, cá
sặc ), cá da trơn (tra, basa), cá biển (cá chẽm, bống mú, cá kèo, cá chình, cá giò ),
giáp xác (tôm sú, tôm chân trắng, tôm càng xanh, cua biển, tôm hùm ), nhuyễn thể
(nghêu, sò, tu hài, ốc hương, ngọc trai, hầu ), và rong biển (rong sụn, rong câu ).
Các đối tượng nuôi được phát triển trên cả nước, tùy vào từng địa phương mà phát
triển nuôi nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn .
Tính đến hết ngày 10/12/2010 tổng sản lượng giống sản xuất cá tra cả nước đạt
2,359 tỷ con, sản lượng cá thu hoạch đạt 1.140.390 tấn, xuất khẩu đạt 538,2 nghìn tấn,
đạt giá trị 1,15 tỷ USD, tăng 6,6% về khối lượng và 2,4% về giá trị. Nuôi tôm nước lợ
đạt 469.893 tấn, trong đó tôm sú đạt 333.174 tấn, tôm chân trắng đạt 136.719 tấn
[126].

1.2.2 Diện tích NTTS
NTTS là một ngành được phát triển nhanh và mạnh trong khoảng 2 thập kỷ trở
lại đây cả về sản lượng và diện tích. Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài
3260km với 12 đầm phá, 112 cửa sông, nhiều eo biển, vũng vịnh. Tổng diện tích mặt


8

nước tự nhiên khoảng 1.700.000 ha trong đó bao gồm 120.000 ha là các ao nhỏ, hồ,
kênh rạch; 340.000 ha là các hồ chứa lớn; 580.000 ha là các ruộng lúa có thể NTTS và
660.000 ha là các vùng triều [1]. Theo thống kê có khoảng 300.000 đến 400.000 ha các
eo biển, vũng vịnh, đầm phá nằm dọc theo bờ biển có thể sử dụng NTTS nhưng chưa
được quy hoạch hoàn thiện [1]. Hiện nay, tổng số loài nuôi nước ngọt là 544 loài, nuôi
nước lợ và mặn là 186 loài.
Với tiềm năng mặt nước rất phong phú và đa dạng, các hình thức và thủy vực
nuôi trên cả nước được chia thành nuôi nước ngọt (nuôi ao, nuôi lồng), nuôi ven biển
(nuôi ao, đầm, lồng).
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền
đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003, trên cả nước
đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi thuỷ sản [126].
Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha. Đồng bằng sông
Cửu Long có diện tích NTTS lớn nhất nước, tốc độ cũng tăng nhanh nhất so với các
vùng miền khác trong cả nước. Gần đây, mô hình nuôi cá tra ao đã đạt đến diện tích
trên dưới 6.000 ha, với sản lượng xuất khẩu đạt gần 600.000 tấn trong năm 2008 (gấp
3 lần sản lượng tôm xuất khẩu) [126].
Diện tích nuôi tôm sú năm 2009 ước tính đạt 549,1 nghìn ha, giảm 10,7% so
với năm trước, một số diện tích nuôi tôm sú đã chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân
trắng cho năng suất và thu nhập cao hơn. Đến nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng
năm nay ước tính đạt 13,5 nghìn ha, tăng 75,5% so với năm 2008; sản lượng đạt 63
nghìn tấn, gấp trên 2 lần. Tính chung số lồng bè nuôi thuỷ sản năm 2009 của cả nước

đạt 98,4 nghìn chiếc, tăng 12,6 nghìn chiếc (tăng 14,7%) so với năm 2008 [126].
Diện tích NTTS 6 tháng đầu năm 2010 đạt 972.5 nghìn ha, tăng 3,2% so với
cùng kỳ năm trước, bao gồm 312 nghìn ha nuôi cá (3,749 ha cá tra), tăng 8% và 623.5
nghìn ha nuôi tôm, tăng 3%. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 70% - 75% diện tích và
sản lượng nuôi trồng, tập trung chủ yếu vào cá tra, basa, tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
Trong đó, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ là các tỉnh có sản lượng lớn về cá tra và Cà
Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng có thế mạnh về tôm. Thống kê đến 10/12/2010, diện tích
nuôi cá tra và basa đạt 5.400 ha, diện tích nuôi tôm sú đạt 613.718 ha, diện tích nuôi
tôm he chân trắng 25.397 ha [126]
.


9

1.3. Tình trạng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh trong NTTS
1.3.1. Tình trạng ô nhiễm môi trường trong NTTS
Bên cạnh sự bùng phát về sản lượng và diện tích nuôi, ngành NTTS trên cả
nước, đặc biệt là ở những khu vực nuôi thủy sản tập trung hiện đang phải đối mặt với
sự ô nhiễm môi trường. NTTS đã có những tác động đến môi trường, làm suy thoái
chất lượng môi trường ở ven biển hoặc nguồn nước mặt nội địa. Khi nguồn nước đã bị
ô nhiễm lại được sử dụng để NTTS dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng
trở nên trầm trọng, khó xử lý. Hơn nữa, do thói quen của những người dân NTTS là sử
dụng thức ăn sống nhiều, nước thải ra không qua xử lý nên dễ dẫn đến ô nhiễm cả
vùng nuôi, lan truyền bệnh tật cho động vật thủy sản.

Tham khảo số liệu từ Trung tâm Quốc gia Quan trắc, Cảnh báo Môi trường
Biển - Viện Nghiên cứu Hải sản thuộc hoạt động quan trắc chất lượng môi trường một
số vùng nuôi biển trong thời gian tháng 9 - 10/2008 như sau:
Khu vực nuôi cá lồng bè Hải Phòng
Hàm lượng muối dinh dưỡng N-NO

2
-
: 0,009 - 0,142mg/l; N-NO
3
-
:0,050 -
0,403mg/l; N-NH
4
+
:0,003 - 0,069mg/l; P-PO
4
3-
: 0,014 - 0,041mg/l. Nước biển khu
vực nuôi cá lồng tại Bến Bèo, Tùng Gấu, gần cảng Cát Bà bị ô nhiễm với chỉ số tai
biến (RQ) dinh dưỡng = 0,76 ở mức nguy cơ tai biến môi trường, ô nhiễm nhất là N-
NO
2
-
với hàm lượng vượt GHCP 1,0 - 7,1 lần; mật độ Coliform tại Bến Bèo, Tùng Gấu
vượt GHCP 1,8 - 2,2 lần [12].
Khu vực nuôi ngao bãi triều ven biển Thái Bình - Nam Định
Muối dinh dưỡng N-NO
2
-
:0,078 - 0,204mg/l, N-NO
3
-
:0,054 - 0,505mg/l; N-
NH
4

+
: 0,011 - 0,318mg/l; P-PO
4
3-
: 0,004 - 0,024mg/l. Mật độ Coliform dao động
trong khoảng 2 - 460MPN/100ml. Chỉ số RQ dinh dưỡng = 1,55 khu vực bị ảnh hưởng
tai biến môi trường, hàm lượng muối dinh dưỡng N-NO
2
-
vượt GHCP 3,9 - 10,2 lần,
N-NO
3
-
tại cửa Trà Lý vượt GHCP 1,1 lần [12].
Khu nuôi cá lồng bè tại Nghi Sơn - Tĩnh Gia (Thanh Hóa)
Hàm lượng N-NO
2
-
:0,027 - 0,028mg/l; N-NO
3
-
:0,065 - 0,068mg/l; N-
NH
4
+
: 0,118 - 0,137mg/l; P-PO
4
3-
: 0,014 - 0,020mg/l. Hàm lượng N-NO
2

-
vượt
GHCP 1,4 lần; mật độ Coliform cao hơn GHCP 1,2 - 2,4 lần [12].



10

Khu vực nuôi cá lồng bè, nuôi hầu và trai ngọc Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu)
Hàm lượng N-NO
2
-
:0,015 - 0,019mg/l; N-NO
3
-
:0,049 - 0,062mg/l; N-
NH
4
+
: 0,094 - 0,209mg/l; P-PO
4
3-
: 0,041- 0,130mg/l. Mật độ Coliform cao 1.014 -
1.280MPN/100ml. Hàm lượng ôxy hoà tan trong nước thấp (DO thấp hơn 5,0 mg/l tại
tầng đáy), chỉ số RQ N-NO
2
-
= 0,86: ở mức nguy cơ tai biến môi trường [12].
Khu vực nuôi nghêu Tân Thành - Gò Công Đông - Tiền Giang
Hàm lượng N-NO

2
-
:0,025 - 0,039mg/l; N-NO
3
-
:0,085 - 0,116mg/l; P-PO
4
3-
:
0,041 - 0,108mg/l. Mật độ Coliform 93 - 1.100MPN/100ml. RQ dinh dưỡng = 0,77:
môi trường nước ở mức nguy cơ tai biến môi trường, hàm lượng N-NO
2
-
cao vượt
GHCP 1,3 - 2,0 lần, khu vực Cửa Tiểu có hàm lượng P-PO
4
3-
cao hơn GHCP 1,1 lần
[12].
Như vậy, có thể thấy được tại một số vùng nuôi hải sản tập trung đã xảy ra tình
trạng ô nhiễm môi trường, trong đó chủ yếu là phì dưỡng, ô nhiễm dầu mỡ và ô nhiễm
vi sinh vật. Khi chất lượng nước NTTS bị ô nhiễm sẽ là tiền đề cho các mầm bệnh
phát triển, dẫn đễn khả năng bùng phát dịch bệnh là rất cao [12].
1.3.2. Tình trạng dịch bệnh trong NTTS
Bệnh là mọi sự thay đổi bất thường về cấu trúc, chức năng của cơ thể. Bệnh
chuyển thành dịch khi có trên 30% số cá thể trong quần thể bị mắc bệnh truyền nhiễm.
Tác nhân gây bệnh có thể do yếu tố nội sinh (bẩm sinh, di truyền, tuổi tác), ; do ngoại
sinh (vô sinh như dinh dưỡng, độc tố và hữu sinh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,
nấm, địch hại ) [9]. Dịch bệnh xuất hiện khi môi trường thuận lợi cho tác nhân gây
bệnh phát triển, bất lợi cho đối tượng nuôi, khi đối tượng nuôi có sức đề kháng yếu,

khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào môi trường nuôi với số lượng đủ lớn và độc
tính đủ mạnh để tác động đến vật chủ [9].
Những năm gần đây, dịch bệnh đã phát sinh trên diện rộng ở các loại cá, tôm
nuôi với diễn biến rất phức tạp gây nhiều thiệt hại đối với người NTTS. Dịch bệnh xảy
ra tất cả loại hình nuôi nước ngọt, mặn và lợ và trên nhiều đối tượng như cá tra, cá
basa, nhuyễn thể (ngao, tu hài, ốc hương…), cá biển (cá song, cá chẽm, cá bớp…) và
tôm các loại (tôm sú, tôm he chân trắng, tôm hùm…). Không chỉ các động vật nuôi
trong ao, đầm, lồng bè bị bệnh mà ngay cả từ con giống cũng có nguy cơ bị bệnh.


11

Theo báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2008 của Trung Tâm Tin học và Thống
kê thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cho thấy tình hình dịch bệnh xảy ra
trên một số đối tượng nuôi chính trên cả nước như sau:
- Đối với tôm sú : Tôm sú được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu,
Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang, với các hình thức nuôi thâm canh, bán
thâm canh và quảng canh cải tiến. Theo số liệu báo cáo đến nay diện tích tôm sú bị
bệnh là 75.253 ha, chiếm 21% tổng diện tích nuôi [20].
- Đối với tôm chân trắng : Diện tích nuôi tôm chân trắng chủ yếu được chuyển
từ diện tích nuôi tôm sú kém hiệu quả sang, tập trung ở các tỉnh Phú Yên, Quảng Ngãi,
Quảng Ninh Diện tích tôm chân trắng bị bệnh khoảng 470 ha, chiếm 3,7%. Tôm
chân trắng còn có nguy cơ nhiễm bệnh nguy hiểm là hội chứng Taura. Một số địa
phương như Nam Định, Nghệ An đã phát hiện bệnh Taura ở tôm chân trắng (xuất hiện
trên 28,4 ha tôm chân trắng của các huyện Nghĩa Hưng - Nam Định, làm chết 100%)
[20].
- Đối với tôm hùm : Vẫn còn hiện tượng tôm bị bệnh sữa xảy ra rải rác ở Cam
Ranh, Vạn Ninh, Ninh Hoà, Nha Trang (Khánh Hoà), Bình Thuận, Phú Yên, nhưng số
lượng tôm hao hụt không đáng kể [20].
- Đối với cá tra : bệnh chỉ xảy ra rải rác, xuất hiện nhiều nhất vào đầu mùa

nước đổ (cuối tháng 6). Các bệnh như bệnh đốm trắng ở gan, thận; bệnh trắng gan,
trắng mang; bệnh xuất huyết, lở loét, đốm đỏ, thường xuất hiện ở giai đoạn cá nhỏ
dưới 200 g/con, cá có trọng lượng trên 200 g/con có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp [20].
1.4. Các bệnh thường gặp trong nuôi trồng thủy sản
1.4.1. Các nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp trong nuôi trồng thủy sản
Bệnh trên đối tượng thủy sản được phân ra thành những nhóm sau: bệnh truyền
nhiễm (tác nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn, nấm…); bệnh ký sinh trùng (protozoa,
giun sán, giáp xác…), bệnh do yếu tố vô sinh (dinh dưỡng, môi trường, di truyền) [9].
Nhóm virus: nhóm sinh vật có kích thước rất nhỏ, cấu tạo tế bào đơn giản,
không có khả năng sinh sản trong môi trường tổng hợp nhưng khi tấn công được vào
tế bào vật chủ thì mức độ phân bào rất nhanh và phát tác rất mạnh, vì vậy dễ dàng tạo
thành dịch bệnh lớn và gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Hầu hết chưa tìm được
thuốc trị bệnh do virus gây ra, chủ yếu áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh chung để
hạn chế dịch bệnh [9].


12

Nhóm vi khuẩn: thường xuyên có mặt trong môi trường. Bệnh xuất hiện khi
kèm theo các yếu tố bất lợi khác như môi trường nhiễm bẩn, ấu trùng đã bị bệnh khác
như nấm, ký sinh trùng… Bệnh có thể gây chết hoặc làm cho ấu trùng chậm lớn, mức
độ thiệt hại tùy theo cường độ nhiễm. Có thể chữa khỏi bằng các loại thuốc, hóa chất.
Phần lớn hiệu quả điều trị không cao nhưng chi phí lớn [9].
Nấm: rất phổ biến trong sản xuất giống thủy sản, đặc biệt khi chất lượng nước
xấu, ô nhiễm hữu cơ. Mặc dù không gây dịch lớn, không gây chết hàng loạt nhưng
việc chữa trị dứt điểm rất khó và gây chết rải rác, tỉ lệ sống của ấu trùng rất thấp, ấu
trùng chậm lớn [9].
Nhóm ký sinh trùng: rất phổ biến trong sản xuất giống thủy sản, có thể gây chết
hàng loạt hoặc rải rác, ấu trùng chậm lớn. Mức độ gây thiệt hại về kinh tế không cao,
thường xử lý bằng các loại hóa chất chuyên trị nhưng khó dứt điểm, dễ tái phát [9].

Nhóm Riketsia và Clamydia: là nhóm trung gian giữa virus và vi khuẩn, hiện
nay ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về nhóm này. Tuy nhiên, bước đầu nghiên
cứu cho thấy nhóm này cũng gây bệnh trên giáp xác và cá ở tất cả các giai đoạn [9]
Nhóm yếu tố vô sinh cũng có thể gây bệnh ở các giai đoạn phát triển của vật
nuôi thủy sản bao gồm giai đoạn giống và thương phẩm [9].
Tùy theo từng nhóm loài (tôm, cá nước ngọt, cá biển, cua…) và môi trường
nuôi (nước mặn, nước ngọt, nước lợ) mà có những loại bệnh thường gặp Ví dụ như
đối với cá tra, cá basa nuôi ở vùng đồng bằng sông Mê Kông thì bệnh phổ biến và gây
nguy hiểm là bệnh gan thận mủ do nhóm vi khuẩn Edwardsiella spp. gây ra, bệnh
virus đốm trắng (WSBV), virus đầu vàng (YHV), bệnh MBV, bệnh gan tụy (HPV) là
những bệnh thường hay xảy ra trên tôm he, bệnh xuất huyết do virus xảy ra trên cá
chép, hoại tử thần kinh (VNN) ở cá; bệnh vibriosis do nhóm vi khuẩn Vibrio spp gây
ra trên nhiều đối tượng nuôi thủy sản, hội chứng lở loét ở cá, bệnh đục cơ của tôm
càng xanh… [9].
1.4.2. Bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio spp. (Vibriosis)
Vibriosis là tên gọi chung cho các bệnh do các loài vi khuẩn thuộc chi Vibrio
gây ra ở các loài động vật thủy sản.
1.4.2.1. Một số đặc điểm phân loại Vibrio
Vi khuẩn Vibrio phân bố rất phổ biến trong môi trường nước biển, vùng nước
lợ ven biển, phân bố ở các tầng nước khác nhau, có thể tìm thấy ngay cả trong trầm


13

tích đáy hoặc trên bề mặt của các sinh vật sống trong vùng nước đó. Theo nghiên cứu
của Đỗ Thị Hòa, ở Việt Nam cho thấy vi khuẩn Vibrio tồn tại rất phổ biến trong nước
biển, mật độ đặc biệt tăng cao vào những ngày có bão, gió mùa hoặc áp thấp nhiệt đới
[8]. Giống Vibrio thuộc họ Vibrionaceace, tế bào có dạng hình que hoặc hình dấu
phảy, kích thước tế bào 0,3-0,5x 1,4-2,6µm, bắt màu gram (-), đa phần có phản ứng
Oxidase (+), có khả năng oxy hóa và lên men trong môi trường O/F Glucose, không có

khả năng sinh H
2
S và mẫn cảm với Vibriostat (0/129). Hầu hết các loài của giống
Vibrio đều phân bố trong môi trường nước mặn, thích hợp ở 20 - 40
0
/
00
, có loài còn có
thể phát triển ở độ mặn 70
0
/
00
. Vibrio spp có thể mọc tốt trên môi trường chọn lọc
TCBS (Thiosulphate citrate bile salt agar). Dựa vào màu sắc của khuẩn lạc trên môi
trường nuôi cấy chọn lọc TCBS có thể chia thành 2 nhóm: nhóm có khuẩn lạc màu
vàng, có khả năng lên men đường sucrose và nhóm có khuẩn lạc màu xanh lá cây,
không có khả năng lên men đường sucrose [9].
1.4.2.2. Vibriosis trên đối tượng thủy sản
Vi khuẩn Vibrio spp có thể cảm nhiễm và gây nhiều bệnh khác nhau ở động vật
thủy sản nước mặn, đặc biệt là cá biển và giáp xác (tôm, cua). Theo nghiên cứu của
Austin, đã ghi nhận được 8 loài Vibrio là tác nhân gây bệnh cho cá biển, bao gồm V.
alginolyticus, V. anguillarum, V. carchariae, V. cholerae, V. damsela, V. ordalii, V.
salmonicida và V. vulnificus [24]. Những loài vi khuẩn này chủ yếu gây bệnh nhiễm
trùng máu biểu hiện bằng các vết lở loét trên da và tổn thương nội quan. Tác nhân gây
bệnh Vibriosis thường gặp là V. parahaemolyticus, V. harveyi, V. vulnificus, V.
splendidus, V. alginolyticus, V. anguilarum, V. damsela và V. cholerae [9, 38, 72, 74].
Bệnh Vibriosis bao gồm một số bệnh sau: bệnh phát sáng ở ấu trùng tôm, cua:
tác nhân gây bệnh là V. harveyi, V. vulnificus, và V. parahaemolyticus, [9]; bệnh hoại
tử cục bộ ở giáp xác (còn được gọi là bệnh vỏ, bệnh đốm nâu, đốm đen…) do vi khuẩn
V. alginolyticus, V. parahaemolyticus và V. ordalii gây ra [9]; bệnh xuất huyết lở loét

ở cá biển do vi khuẩn V. anguilarum, V. alginolyticus, V. parahaemolyticus, V.
damsela, V. ordalii … [24].
Ngoài ra, Vibrio spp. có thể tham gia vào các bệnh khác như gây bệnh đường
ruột, gây bệnh hoại tử gan ở giáp xác [9].
Vi khuẩn Vibrio phân bố rộng rãi trong môi trường nước mặn, lợ. Đại đa số các
loài Vibrio gây bệnh cho động vật thủy sản là các tác nhân gây bệnh cơ hội. Trong


14

điều kiện bình thường, chúng tồn tại trong môi trường nuôi thủy sản nhưng không gây
bệnh cho vật nuôi. Khi điều kiện sống có những thay đổi bất lợi như các yếu tố về khí
hậu, môi trường, dinh dưỡng… hoặc do mắc các bệnh khác gây trạng thái “stress”, làm
giảm sức đề kháng của vật nuôi, lúc đó vi khuẩn này sẽ vượt qua đáp ứng miễn dịch
của cơ thể vật chủ và gây bệnh. Theo Pitogo, bệnh vi khuẩn ở tôm nuôi luôn luôn xuất
hiện cùng với những quá trình bệnh lý khác hoặc phản ánh hậu quả của việc phá vỡ
cân bằng sinh thái trong bể hoặc ao nuôi [87]. Nghiên cứu của Chanratchakool cho
thấy, tôm nuôi trước khi cảm nhiễm bệnh vi khuẩn Vibrio đã có sự thay đổi từ màu sắc
tự nhiên sang màu đỏ, điều đó chứng tỏ là tôm nuôi bị “stress”. Sự suy giảm môi
trường từ ao nuôi tôm đóng một vai trò quan trọng trong việc gây “stress” của tôm dẫn
đến sự cảm nhiễm thứ phát của vi khuẩn Vibrio [37].
Vi khuẩn Vibrio xâm nhập vào các hệ thống NTTS theo một số con đường:
nguồn nước, dụng cụ dùng, tôm mẹ hoặc tôm giống, thức ăn, đặc biệt là thức ăn tươi
sống như artemia và có thể là đã phân bố sẵn trên thành bể hoặc dưới đáy ao [9].
1.4.2.3. Các biện pháp phòng trị bệnh Vibriosis trên đối tượng NTTS
Để phòng và trị bệnh Vibriosis, người ta thường sử dụng phối hợp kháng sinh
và hóa chất tùy theo giai đoạn phát triển của đối tượng nuôi. Có thể sử dụng hóa chất
diệt khuẩn như chlorine hoặc formandehyde. Đỗ Thị Hòa et al., đã đưa ra một số
phương pháp phòng bệnh như sau [9]:
+ Cần khử trùng dụng cụ, bể nuôi, ao và các vật dụng trước khi sản xuất hoặc

nuôi
+ Nguồn nước sử dụng trong sản xuất giống cần phải được khử trùng để tiêu
diệt các tác nhân gây bệnh trong đó có Vibrio.
+ Sử dụng các biện pháp cơ học để loại bỏ các chất hữu cơ lắng đáy, giảm thức
ăn dư thừa, thay nước, hạn chế hoặc không dùng thức ăn tươi sống khi nuôi thâm canh.
+ Có thể dùng các chế phẩm sinh học (probiotic) để cân bằng sinh thái trong hệ
thống nuôi và giảm thiểu lượng chất thải hữu cơ trong ao nuôi, kìm hãm sự phát triển
của Vibrio gây bệnh, tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi.
+ Có thể làm tăng hệ miễn dịch tự nhiên của đối tượng nuôi bằng cách bổ sung
vitamin C, A, E và β glucan, hạn chế dùng hóa dược trong NTTS.
Khi đã bị nhiễm bệnh Vibriosis, đối tượng nuôi cần được trị bệnh bằng kháng
sinh (nhóm được phép sử dụng theo danh mục) theo 2 hướng [9]:


15

+ Diệt vi khuẩn cảm nhiễm bên trong cơ thể bằng cách trộn kháng sinh vào
thức ăn như một số kháng sinh thuộc nhóm Sulfamid như: Sulfamethoxine, bactrim,
cotrim trong vòng 5 - 7 ngày, thuốc được trộn vào thức ăn với liều lượng 15 - 20g/kg
thức ăn; Oxonilic acid 25%: 2- 5g/kg thức ăn trong 5 - 7 ngày
+ Giảm mật độ vi khuẩn trong nước và cải thiện điều kiện môi trường nuôi
bằng một số biện pháp kỹ thuật: xifon đáy, thay nước đáy, dùng thuốc diệt khuẩn như
Benzalkonium chloride (BKC), Iodine … sau đó thay một phần nước trong ao.
Tuy nhiên, ở giai đoạn tiền và hậu ấu trùng, do sức chịu đựng của vật nuôi với
thuốc là rất kém và khi bệnh đã xảy ra cấp tính, phần lớn tôm trong bể ấp đã bỏ ăn do
vậy dùng thuốc khó khăn và ít có hiệu quả.
1.5. Probiotic và các vi sinh vật được sử dụng làm chế phẩm probiotic
Sự phát triển về quy mô và đa dạng loài trong NTTS đã đem lại sự tăng trưởng
vượt bậc về sản lượng nuôi trồng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sản
lượng nuôi tăng cao là do thay đổi phương thức nuôi, chủ yếu nuôi theo hình thức

thâm canh hoặc công nghiệp. Mật độ vật nuôi tăng cao trong mô hình nuôi thâm
canh/công nghiệp sẽ dẫn đến môi trường bị ô nhiễm và chất lượng môi trường trở nên
khó kiểm soát, vật nuôi dễ bị rơi vào trạng thái “stress”, các vấn đề liên quan đến bệnh
và sự suy giảm chất lượng môi trường thường xuyên xảy ra. Để phòng trừ, chữa bệnh,
các loại thuốc và hóa dược được đưa vào sử dụng. Thuốc và hóa dược sử dụng không
đúng liều lượng và phác đồ điều trị, tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh ngày càng
phổ biến nên hiện tượng kháng kháng sinh của nhiều chủng vi khuẩn đang là vấn đề
hết sức nan giải. Bên cạnh đó, kháng sinh còn tồn tại trong cơ thể tạo thành dư lượng
thuốc kháng sinh, làm chất lượng giống kém, tốc độ tăng trưởng của cua giống thấp
dẫn đến việc nuôi cua thương phẩm có hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy, việc sản xuất
giống, nuôi thương phẩm các loài thủy hải sản có chất lượng, nâng cao tỷ lệ sống
đang gặp nhiều khó khăn.
Yasuda và Taga chỉ ra rằng vi khuẩn không chỉ hữu hiệu cho thực phẩm mà còn
là chất ức chế vi khuẩn gây bệnh trên cá và là chất hoạt hóa quá trình tái tạo dinh
dưỡng [125]. Xu hướng mới hiện nay được áp dụng với nhiều đối tượng nuôi biển là
sử dụng chế phẩm probiotic gồm các nhóm vi khuẩn có ích, giúp hạn chế khả năng bị
vi khuẩn gây bệnh xâm nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường nước [25, 56, 65].

×