Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi hầu (crassostrea belcheri sowerby, 1871) thương phẩm ở tỉnh bà rịa –vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 83 trang )


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO




ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGHỀ NUÔI HẦU
(Crassostrea belcheri Sowerby, 1871) THƯƠNG PHẨM
Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU


LUẬN VĂN THẠC SỸ


Chuyên ngành: Nuôi trồng thuỷ sản
Mã số: 60. 62. 70




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ ANH TUẤN







Nha Trang - 2011

ii


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi. Các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực và chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Tác giả




Nguyễn Thị Phương Thảo


iii

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm và quý thầy cô Khoa Nuôi

trồng thuỷ sản và phòng đào tạo đại học và sau đại học – Trường đại học Nha Trang đã
tạo điều kiện để tôi được học tập, nghiên cứu và nâng cao trình độ trong thời gian qua.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Ngô Anh Tuấn đã định hướng, tận tình
giúp đỡ và có nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu hải sản, Ban lãnh đạo
Phân viện nghiên cứu hải sản, Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Uỷ
ban nhân dân xã Long Sơn – Thành phố Vũng Tàu, Cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho tôi trong thời gian làm luận văn. Xin được gửi
lời cảm ơn tới gia đình các hộ nuôi hầu đã thu xếp thời gian và cung cấp thông tin trong
luận văn này.
Xin cảm ơn các anh chị lớp Cao học Nuôi trồng thuỷ sản 2009 đã chia sẻ, giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Sau cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn này.
Nha Trang, tháng 3 năm 2011
Tác giả




Nguyễn Thị Phương Thảo





iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1. Tình hình nghiên cứu hầu trên thế giới 3
1.1.1 Hệ thống phân loại 3
1.1.1.1 Hầu Châu Âu ( Tên tiếng Anh: European Flat Oyster) 3
1.1.1.2. Hầu Bồ Đào Nha (Tên tiếng Anh:Portuguese Oyster) 4
1.1.1.3. Hầu Mỹ (Tên tiếng Anh: American Oyster) 4
1.1.1.4. Hầu California (Tên tiếng Anh Olympia oyster) 5
1.1.1.5. Hầu ống (Tên tiếng Anh: Pacific oyster, Pacific cupped oyster) 5
1.1.1.6. Hầu kumamoto (Tên tiếng Anh: Kumos oyster) 6
1.1.1.7. Hầu Slipper cupped (Hiutre creuse Chausson) 7
1.1.1.8. Hầu Châu Á 7
1.1.2. Sản lượng hầu thế giới và tình hình xuất nhập khẩu hầu 7
1.1.2.1. Các loài hầu nuôi chính trên thế giới 7
1.1.2.2. Sản lượng hầu thế giới 8
1.1.3. Đặc điểm sinh học của hầu 10
1.1.3.1. Đặc điểm phân bố 10
1.1.3.2. Phương thức sống 12
1.1.3.3. Thức ăn và phương thức bắt mồi 12
1.1.3.4. Đặc điểm sinh trưởng 13
1.1.3.5. Đặc điểm sinh sản 13
1.1.3.6. Địch hại và khả năng tự bảo vệ 14
1.1.4. Kỹ thuật nuôi hầu 14
1.1.4.1. Chọn bãi nuôi 14
1.1.4.2. Nguồn giống 14
1.1.4.3. Lấy giống và nuôi lớn 16
1.1.5. Quản lý, chăm sóc 18
1.1.6. Thu hoạch 19
1.2 Tình hình nghiên cứu hầu trong nước 19


v

1.2.1. Định loại loài hầu phân bố ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 19
1.2.2. Một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu 19
1.2.2.1. Đặc điểm hình thái 19
1.2.2.2. Đặc điểm dinh dưỡng 21
1.2.2.3. Đặc điểm sinh sản 22
1.2.3. Các hình thức nuôi hầu 23
1.2.4. Các công trình nghiên cứu về hầu 24
1.3. Một số khái niệm trong nghiên cứu 26
1.3.1. Hiệu quả kinh tế 26
1.3.2. Hiệu quả kỹ thuật 26
1.3.3. Hiệu quả xã hội 26
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1.Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp 29
2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp 29
2.2.3. Xử lý và phân tích số liệu 29
2.2.3.1 Xử lý số liệu. 29
2.2.3.2 Phân tích số liệu 29
2.2.4. Chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế - xã hội 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
3.1. Điều kiện tự nhiên ở Bà Rịa – Vũng Tàu có ảnh hưởng đến nghề nuôi hầu 31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 31
3.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến nghề nuôi hầu 34
3.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội của hộ nuôi hầu thương phẩm 35
3.2.1. Thông tin về chủ hộ nuôi hầu 35
3.2.2. Thông tin về hộ nuôi hầu 37

3.2.3. Điều kiện xã hội của của xã Long Sơn 38
3.3. Hiện trạng kỹ thuật nuôi hầu thương phẩm 39
3.3.1. Hình thức nuôi 39
3.3.2. Đặc điểm thiết bị nuôi 40
3.3.2.1. Hình thức nuôi giàn 40

vi

3.3.2.2. Hình thức nuôi bè 41
3.3.2.3. Hình thức nuôi lồng 42
3.3.3. Đặc điểm vùng nuôi 43
3.3.4. Hầu giống 44
3.3.5. Thời vụ nuôi hầu thương phẩm 44
3.3.6. Thức ăn 44
3.3.7. Quản lý và chăm sóc 45
3.3.8. Các loại bệnh thường gặp và vấn đề phòng trị bệnh cho hầu 45
3.3.9. Thu hoạch 45
3.3.10. Thị trường 45
3.3.11. Sự hỗ trợ và khuyến khích của chính quyền địa phương với hộ nuôi hầu 46
3.4. Kiến nghị và phương hướng phát triển của các hộ nuôi hầu 47
3.4.1. Khó khăn của các hộ khi nuôi hầu 47
3.4.2. Phương hướng phát triển của các hộ nuôi hầu 47
3.4.3. Kiến nghị của các hộ nuôi hầu 48
3.5. Kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội 49
3.5.1. Sản lượng, năng suất, giá thành và giá bán hầu thương phẩm 49
3.5.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hình thức nuôi hầu thương phẩm ở tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu 49
3.5.3. Hiệu quả về mặt xã hội 50
3.6. Giải pháp phát triển nghề nuôi hầu 51
3.6.1. Giải pháp kỹ thuật 51

3.6.2. Giải pháp khuyến ngư 51
3.6.3. Giải pháp về chính sách và quản lý 51
3.6.4. Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại 52
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 53
4.1. Kết luận 53
4.2. Đề xuất ý kiến 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC 60


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các loài hầu nuôi chính và sản lượng 7
Bảng 1.2: Sản lượng hầu lớn Thái Bình Dương qua các năm 8
Bảng 1.3: Sản lượng hầu thu được ở các quốc gia từ 1978 – 1983 9
Bảng 1.4: Vùng phân bố của các loài hầu trên thế giới 11
Bảng 3.1: Độ tuổi của người nuôi hầu……………………………………………………35
Bảng 3.2: Trình độ văn hóa của chủ hộ nuôi hầu 36
Bảng 3.3: Trình độ chuyên môn của chủ hộ 36
Bảng 3.4: Trình độ chuyên ngành học của chủ hộ 37
Bảng 3.5: Phân bố lao động trong gia đình hộ nuôi hầu 37
Bảng 3.6: Diễn biến các hình thức nuôi hầu qua các năm 39
Bảng 3.7: Các loại giàn nuôi hầu 40
Bảng 3.8: Các loại bè nuôi hầu 41
Bảng 3.9: So sánh các ưu điểm và nhược điểm của các hình thức nuôi 43
Bảng 3.10: Diện tích nuôi hầu qua các năm (Đơn vị tính: m
2
) 43
Bảng 3.11: Thị trường tiêu thụ sản phẩm hầu thương phẩm 46

Bảng 3.12: Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương với nghề nuôi hầu thương phẩm 46
Bảng 3.13: Khó khăn gặp phải trong nuôi hầu hiện nay 47
Bảng 3.14: Phương hướng phát triển của hộ nuôi hầu 48
Bảng 3.15: Một số kiến nghị của hộ nuôi 48
Bảng 3. 16: Sản lượng, năng suất, giá thánh và giá bán hầu thương phẩm 49
Bảng 3.17: Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của 1ha nuôi hầu 50

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ vị trí triển khai đề tài 28
Hình 2. 2: Nội dung nghiên cứu của đề tài 28
Hình 3.1: Diễn biến các hình thức nuôi hầu qua các năm……………………………… 39
Hình 3.2: Cấu trúc giàn nuôi hầu 40
Hình 3.3: Cấu trúc bè nuôi hầu 42
Hình 3.4: Cấu trúc lồng nuôi hầu 42

1
MỞ ĐẦU

Toàn thế giới có 32 nước nuôi hầu thương phẩm với tổng sản lượng khoảng 4 triệu
tấn (năm 2000), trong đó riêng các loài hầu biển - đối tượng được nuôi phổ biến đã đạt tới
3,9 triệu tấn. Ở hầu hết các nước phát triển, nghề nuôi hầu thương phẩm rất được coi
trọng và đạt sản lượng cao: Nhật Bản 221.000 tấn; Hàn Quốc 209.000 tấn; Pháp 33.000
tấn/năm Hiện tại, Trung Quốc vẫn là nước đứng đầu thế giới về hầu nuôi thương phẩm
với 3,3 triệu tấn (năm 2000).
Theo báo cáo của FAO, nghề nuôi hầu đầu tư thấp, kỹ thuật đơn giản, không phải
cho ăn, quy mô đa dạng, sức sinh sản lớn là yếu tố quan trọng để sản xuất giống đại trà.
Ngoài ra hầu có giá trị đặc biệt quan trọng trong hệ sinh thái thuỷ vực, nó có tác dụng làm
sạch môi trường nước tốt.
Hầu Crassostrea belcheri là đối tượng nuôi chính của ngư dân ở xã Long Sơn của
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong nhiều năm qua. Theo các nhà nghiên cứu, nguồn dinh dưỡng

có trong con hầu ở Long Sơn được đánh giá là cao nhất Việt Nam: thịt hầu có 57% protit,
7-11% lipid, 19-30% gluxit, ngoài ra còn chứa nhiều vitamin A, B1, B2, D và E và so với
nhiều nước như Úc, Canada, Mỹ, Pháp… thì ở Việt Nam rất thuận lợi để phát triển nuôi
hầu vì chu kỳ đời hầu ở các nước này khoảng 3 năm còn ở Việt Nam chỉ khoảng 10 – 12
tháng.
Xã Long Sơn có điều kiện rất lớn để phát triển nghề nuôi hầu, nhưng sản lượng
hầu thu hoạch trong năm qua chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Sản
lượng hầu nuôi ở đây chưa đủ lớn để có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu sang các nước
khác. Thị trường tiêu thụ hầu chủ yếu vẫn là các nhà hàng và các chợ trong và ngoài tỉnh,
giá bán còn khá rẻ so với các loại khác. Nguyên nhân của tình trạng chậm phát triển nghề
nuôi hầu ở Long Sơn là do thiếu sự quản lý chặt chẽ, để có thể phát triển nuôi hầu bền
vững. Tình trạng phát triển tự phát đã làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. Người nuôi
không đăng ký khu vực nuôi cũng như diện tích nuôi, nên dễ nảy sinh dịch bệnh.
Bên cạnh đó người nuôi chưa hiểu rõ đặc điểm sinh học của hầu, trình độ kỹ thuật
còn thấp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên khi môi trường thay đổi bất thường, dịch bệnh

2
xảy ra họ chưa có biện pháp khắc phục. Do đó, việc thực hiện đề tài “Điều tra hiện trạng
kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi hầu (Crassostrea
belcheri Sowerby, 1871) thương phẩm ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” là rất cần thiết.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu có thể đề xuất các cơ sở khoa học cho việc xây dựng
một mô hình nuôi phù hợp với điều kiện ngư dân, nhằm góp phần nâng cao thu nhập và
giảm thiểu rủi ro trong nghề nuôi hầu.
- Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu các thông số kỹ thuật về nuôi hầu và các giải
pháp khắc phục khó khăn trong nuôi hầu hiện nay ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng thời
đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi hầu mang lại cho người nuôi.
- Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Đề tài thực hiện nhằm bổ
sung, hoàn thiện phương pháp điều tra và xử lý các số liệu trong thống kê kinh tế, đồng
thời đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội nghề nuôi hầu cho tỉnh.
Cơ sở để xây dựng qui hoạch phát triển nuôi hầu, tránh tác động tiêu cực về môi

trường sinh thái, bảo đảm tính ổn định lâu dài khi mở rộng diện tích nuôi hầu.
- Nội dung nghiên cứu:
1) Điều tra hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi hầu thương phẩm ở tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu qua các chỉ tiêu: đặc điểm vùng nuôi, mùa vụ nuôi, hình thức nuôi, đặc điểm thiết bị
nuôi, chăm sóc và quản lý, thu hoạch.
2) Đánh giá hiệu quả kinh tế và xã hội của nghề nuôi hầu thông qua các chỉ tiêu:
năng suất và sản lượng, tổng chi phí, tổng thu nhập, giá thành, lợi nhuận.
3) Đề xuất một số giải pháp: giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp
khuyến ngư.







3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu hầu trên thế giới
1.1.1 Hệ thống phân loại
Ngành: Mollusca
Lớp : Bivalvia
Lớp phụ: Pteriomorphia
Bộ: Ostreoida
Họ: Ostreidae
Giống: Crassostrea
Ostrea
Saccostrea
Trên thế giới đại diện những loài sau: [45]

1.1.1.1 Hầu Châu Âu ( Tên tiếng Anh: European Flat Oyster)
Tên khoa học Ostrea edulis, có hình dạng thuôn oval hay dạng trái lê tương đối
đẹp. Vỏ thô, bề mặt nhám, có dạng tròn trịa, kích thước tương đối đều hơn loài hầu Bồ
Đào Nha. Hai mảnh vỏ có hình dạng khác nhau, không đều : vỏ bên trái cong và bám vào
vật bám, trong khi đó vỏ bên phải phẳng có viền nhám, được dùng như nắp đậy. Mặt
trong của cả hai vỏ đều mịn và óng ánh, màu trắng hay xanh nhạt pha xám. Hai vỏ được
giữ lại với nhau bằng một sợi gân co giãn được. Bên ngoài vỏ có màu trắng đục, vàng
nhạt hay kem vỏ trái có những rãnh hướng tâm màu nâu nhạt hay xanh nhạt. Thịt có màu
từ kem đến xám nhạt, vị hơi mặn, khá chắc. Hầu Châu Âu có thể lớn trên 20 cm và sống
đến 20 tuổi Ostrea edulis phân bố từ ven biển Na Uy xuống đến Maroc, qua Địa trung
hải vào đến Biển Đen.
Tại Châu Âu có khá nhiều địa phương đã trở thành nổi tiếng do các loài hầu sinh
sản tại chỗ như hầu 'natives' ở Anh và Belons de Bretagne ở Pháp.
Tại Anh, vùng Colchester ở Essex, có đặc điểm địa chất của London với những lớp
đất sét trải dài khắp vùng hạ lưu, cửa sông, là nơi sinh sản của loài hầu nổi tiếng Pyfleet.
Vùng duyên hải Pháp, Bỉ và Hà Lan dọc Đại tây dương là nơi cư ngụ của một số loài hầu
nổi tiếng, và vùng biển phía Nam Ái Nhĩ Lan là một trong những vùng sản xuất hầu quan

4
trọng nhất Châu Âu. Tại Pháp tuy Ostrea edulis chỉ chiếm 1/10 tổng sản lượng hầu nhưng
lại cung cấp các loại nổi tiếng như Belons de Bretagne (giá đến 80 USD mỗi dozen).
Cũng tại Pháp, giống hầu phẳng của vùng Cancale (trong Vịnh Morbihan) đã hầu như
biến mất do dịch bệnh Bonamia.
Trong khoảng thời gian 50 năm qua, sản lượng hầu Châu Âu đã sụt giảm rất nhiều,
từ con số 30 ngàn tấn (1961) xuống còn chừng 6-7 ngàn tấn (2003 - 2005), trong đó Tây
Ban Nha chiếm 67% (4.500 tấn) và Pháp chiếm 24 % (1.600 tấn), số còn lại là Anh,
Ireland. Tại Hoa Kỳ, hầu Châu Âu được nuôi rất hạn chế, mỗi năm khoảng 300.000 con.
Hiện nay số lượng hầu Châu Âu được nuôi trên thế giới chỉ chiếm 0,2 % tổng số lượng
các loại hầu [45].
1.1.1.2. Hầu Bồ Đào Nha (Tên tiếng Anh:Portuguese Oyster)

Tên khoa học Crassostrea angulata, nguồn gốc tại Bồ đào Nha, Tây Ban Nha và
Maroc (hiện nay được các nhà khoa học xếp chung với hầu Pacific). Tại Châu Âu, hầu có
kích thước tối đa chừng 17 cm, vỏ ngoài màu trắng đục, hay nâu, một mảnh vỏ cong rất
rõ. Hầu Bồ đào Nha phát triển nhanh, có khả năng chống bệnh cao, được đưa vào nuôi rất
nhiều tại Anh và Pháp.
Tại Pháp giống hầu này được gọi là Huitres creuses, chiếm gần như trọn thị trường
hầu. Một số giống rất được ưa chuộng như fine de clair của vùng Marennes-Oleron, thịt
ngon và ngọt do được nuôi trong điều kiện môi trường đặc biệt [45].
1.1.1.3. Hầu Mỹ (Tên tiếng Anh: American Oyster)
Tên khoa học Crassostrea virginica, lớn hơn hầu Châu Âu, nhưng chỉ lớn bằng
hầu Bồ Đào Nha. Kích thước tối đa chừng 25 cm, trung bình từ 8 - 18 cm. Vỏ ngoài thô -
nhám, nặng, thường màu xám nhạt. Hầu Mỹ phân bố dọc ven biển Đại Tây dương: từ
New Brunswich (Canada) xuống đến Vịnh Mexico. Loài hầu này sinh sản khá mạnh: một
con hầu có thể đẻ đến 500.000 trứng. Những người Châu Âu đến định cư tại vùng Bắc
Mỹ đã rất ngạc nhiên trước sự quá dồi dào của hầu, khai thác quá dễ, quá rẻ. Nhưng từ
đầu thế kỷ 19, số lượng hầu bắt đầu sụt giảm: năm 1895, sản lượng thu hoạch lên đến 170

5
triệu cân Anh (lbs), đến năm 1920 còn 100 triệu và rồi còn 50 triệu năm 1950. Tổng sản
lượng đánh bắt theo FAO khoảng 120.000 tấn (năm 2006), và nuôi khoảng 60.000 tấn.
Hầu Mỹ được bán trên thị trường dưới nhiều tên khác nhau, thường liên hệ đến địa
phương đánh bắt hay nuôi. Một số giống nổi tiếng như hầu Cape (từ vùng Cape Cod, đặc
biệt là từ Wellfleet, Chatham, và Wareham); từ Long Island (như Blue Point, Gardiners
Bay, Robbins Island) và từ vùng Vịnh Chesapeake (như Chiconteague). Nhiều khi hầu
được di chuyển từ những vùng nuôi vô danh đến những vùng nổi tiếng và chỉ nuôi thêm
vài tháng rồi đưa ra thị trường.
Hầu Cape được đánh giá là rất ngon có lẽ vì được nuôi trong vùng nước khá lạnh
của miền Bắc, hầu phải mất đến 5 năm để trưởng thành so với hầu nuôi tại Chesapeake
chỉ mất 3 năm, nơi nước có độ mặn cao hơn. Hầu Cape lớn chậm nên tạo thành chùm,
đám nhỏ hơn 45.

1.1.1.4. Hầu California (Tên tiếng Anh Olympia oyster)
Tên khoa học Ostrea lurida, là một loài hầu đặc trưng của địa phương, phân bố từ
Alaska xuống đến Baja, California nhưng tập trung nhiều nhất tại Oregon và Washington.
Do khai thác quá mức và ngộ độc do môi sinh bị ô nhiễm nên loài này gần như bị tuyệt
chủng vào năm 1950. Sau đó nhờ các chương trình tái tạo môi sinh nên số lượng hầu này
dần dần phát triển trở lại. Ostrea lurida tương đối nhỏ: từ 4 - 5 cm, vỏ thuôn tròn màu
xám đậm. Thịt ngọt nhưng hơi chát, hiện được nuôi tại vùng Netarts Bay (Oregon), sản
lượng hàng năm khoảng 500.000 con [45].
1.1.1.5. Hầu ống (Tên tiếng Anh: Pacific oyster, Pacific cupped oyster)
Tên khoa học Crassostrea gigas. Đây là loài hầu lớn nhất, dài tối đa chừng 30 cm
(tuy có những mẫu đặc biệt dài đến 40 cm), trung bình 8 - 15cm. Trong thiên nhiên hầu
Pacific có vò dạng thuôn dài, không đều, màu trắng nhạt có nhiều vệt và đốm tím. Vỏ bên
trong màu trắng. Phân bố khá rộng từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Siberia, Úc, Mỹ và Canada…
Giống từ Nhật Bản được du nhập đưa đến vùng ven biển Hoa Kỳ từ 1919, được nuôi từ
Alaska xuống đến Baja California. Tại Châu Âu: Hầu Pacific được đưa về nuôi trong
vùng biển từ phía nam Bán đảo Anh đến Bồ Đào Nha. Hầu Pacific thay đổi giới tính rất

6
bất thường và tuỳ mùa. Sinh sản tuỳ nhiệt độ của nước biển: mỗi lần đẻ từ 50 đến 100
triệu trứng
Hầu Pacific là loài hầu được nuôi rất nhiều tại Hoa Kỳ và hầu nuôi có hình dạng
thay đổi tuỳ theo địa phương sản xuất: hầu tại Samish Bay có vỏ to, hình quạt; tại Hood
canal nhỏ hơn và thuôn hơn; tại Puget Sound hầu to nhất, thịt dầy và dai rất được ưa
chuộng tại Hồng Kông và các thị trường Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc. Hầu Pacific
thịt đậm và ngọt, giống Puget Sound và Willapa có thêm vị của các loài rong biển mà
chúng dùng lảm thực phẩm Đây là loài hầu được tiêu thụ nhiều nhất tại Hoa Kỳ. Sản
lượng đánh bắt lên đến 32.000 tấn (năm 2006): Hàn Quốc chiếm 11.000 tấn, Hoa Kỳ 600
tấn. Sản lượng nuôi trên toàn thế giới khoảng 4.800 tấn.
Tại vùng Tây Bắc Hoa Kỳ, Pacific hầu được nuôi và sinh sản rất mạnh dọc bờ biển
Tiểu bang Washington, nhất là trong vùng Vịnh Quilcene và Dabob. Hai công ty nuôi hầu

lớn nhất thế giới: Coast Seafoods và Taylor United đều có những trại nuôi trong vùng
này. Họ nuôi ấu trùng trong phòng thí nghiệm và sau đó chuyển sang các trại rộng hàng
ngàn acres tại vùng thủy triều lên xuống, sản xuất mỗi năm hàng triệu con hầu. Riêng
Công ty Delia's Broadspit, chỉ nuôi đặc biệt một số hầu tại vài địa điểm trong vùng nước
chọn lọc rất trong sạch, tạo một giống hầu thượng hạng, thịt rất ngon, thơm và ngọt khi ăn
sống…[45]
1.1.1.6. Hầu kumamoto (Tên tiếng Anh: Kumos oyster)
Tên khoa học Crassostrea sikamea. Loại hầu này được xem là ngon nhất trên thị
trường ẩm thực. Hầu có nguồn gốc tại Vịnh Ariake (Kumamoto) trong vùng phía Nam
của đảo Kyushu (Nhật). Loài này không mấy được ưa chuộng tại bản xứ vì tương đối nhỏ,
người Nhật thích loài C. gigas to hơn.
Hầu kumamoto từ năm 1989 được xem như bị tuyệt chủng tại nơi chúng xuất phát,
hiện nay những chủng nguyên giống chỉ còn tìm thấy tại Hoa Kỳ trong các vùng Vịnh
Tomales, Puget Sound Hầu Kumamoto có vị ngọt, thơm ngon hơn các loài hầu khác, thịt
dai và chắc quanh năm, ăn tươi rất ngon, giá tương đối đắt (1 con khoảng 4 - 5 USD). Sản
lượng năm 1997 khoảng 3 triệu con [45].

7
1.1.1.7. Hầu Slipper cupped (Hiutre creuse Chausson)
Tên khoa học Crassostrea iredalei. Đây là loài hầu chỉ gặp tại quần đảo
Philippines và ven biển Malaysia. Lớn chừng 15 cm, trung bình 8 cm, vỏ hình dạng thay
đổi từ bầu dục đến thuôn hay gần như tam giác, màu xám nhạt hay trắng bẩn. Thịt màu
kem nhạt, vị ngọt. Loài này có thể sống bám vào các vật cứng nơi cửa sông nước lợ. Đây
là loài hầu thương mại quan trọng của Philippines, được nuôi tại nhiều nơi, sản lượng
chừng 16.000 tấn (năm 2006) [45].
1.1.1.8. Hầu Châu Á
Tại Châu Á cũng có một số loài hầu đáng chú ý. Riêng tại Việt Nam và Trung
Quốc loài thông dụng nhất là Ostrea rivularis (Hầu cửa sông tại Việt Nam; Mẫu hệ tại
Trung Quốc). O. rivularis có kích thước khoảng 15 - 25 cm, dạng thuôn dài hay tam giác.
Mặt ngoài của vò màu vảng đậm, có nhiều lớp vân cong xếp như ngói lợp mái. Mặt trong

của vò màu trắng, vàng nhạt, óng ánh. Thịt mềm, ngọt, màu trắng hồng. Tại Việt Nam,
Hầu sông phân bố tại các vùng duyên hải miền Bắc như Quảng Ninh, Thanh Hóa trong
vùng nước lợ cửa sông, bám vào các rạng đá ngẩm, dải san hô 45.
1.1.2. Sản lượng hầu thế giới và tình hình xuất nhập khẩu hầu
1.1.2.1. Các loài hầu nuôi chính trên thế giới
Có tới 12 loài hầu khác nhau được nuôi ở khắp các châu lục, nhưng chỉ có 4 -5 loài
có sản lượng cao [23]
Bảng 1.1: Các loài hầu nuôi chính và sản lượng
Loài Sản lượng (Đơn vị tính: 1000 tấn)
Hầu lớn Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) 3.600
Hầu châu Mỹ (Crassostrea virginica) 59
Hầu khác (Crassostrea spp) 25
Hầu Philippin (Crassostrea iredalei) 19

8
Như vậy, có thể thấy ngay được rằng hầu nuôi hiện nay chỉ tập trung chủ yếu vào
loài hầu lớn Thái Bình Dương, với sản lượng cao chiếm tỷ lệ 98% sản lượng hầu nói
chung.
Tuy có nguồn gốc ở vùng Tây – Bắc Thái Bình Dương nhưng đến nay hầu lớn
Thái Bình Dương đã được nuôi nhân tạo ở khoảng 30 nước trên thế giới và cho sản lượng
qua các năm như sau: [23]
Bảng 1.2: Sản lượng hầu lớn Thái Bình Dương qua các năm
Năm Sản lượng hầu lớn Thái Bình Dương
(Đơn vị tính: 1000 tấn)
1991 1.190
1995 2.925
1997 2.974
1998 3.438
1999 3.600
Sau gần 1 thập kỷ, sản lượng nuôi hầu Thái Bình Dương tăng lên gấp 3 lần, là mức

tăng rất cao trong nuôi trồng thủy sản. Điều đáng ghi nhớ là hiện nay hầu lớn Thái Bình
Dương đang dẫn đầu danh sách các loài thủy sản có sản lượng cao nhất của thế giới. Cách
đây 3 – 4 năm sản lượng hầu lớn Thái Bình Dương còn đứng thứ hai sau sản lượng cá mè
trắng nhưng đến nay đã vươn lên vị trí thứ nhất.
Tuy hầu lớn Thái Bình Dương có sản lượng lớn như vậy nhưng về giá trị lại không
cao. Giá trung bình của hầu lớn Thái Bình Dương chỉ có 0,95 đôla/kg (cả vỏ), trong khi
đó hầu Châu Âu (Ostaea edulis) có giá 4,5 đôla/kg và hầu Úc giá là 3,1 đôla/kg [23].
1.1.2.2. Sản lượng hầu thế giới
Hầu phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mặc dù hầu có khả năng
thích nghi với điều kiện nuôi nhưng nghề nuôi hầu chỉ phát triển ở vài quốc gia vùng
nhiệt đới. Sản lượng hầu thu được chủ yếu là khai thác từ tự nhiên. Các loài hầu hiện nay

9
được nuôi và khai thác bao gồm ba giống chính: Ostrea, Crassostrea, Saccostrea. Sản
lượng hầu chủ yếu thu được từ nhóm Crassostrea .
Bảng 1.3: Sản lượng hầu thu được ở các quốc gia từ 1978 – 1983
Quốc gia Loài 1978 1979 1980 1981 1982 1983
Kenya Ostrea sp. 1

3

1

1

2


Mexico Ostrea sp.
Crassostrea virginica

1.740

33.591

2.495

36.059

2.606

41.303

4.244

37.706

4.509

30.397

3.294

32.723

Cuba C. rhizophorae 2.100

2.700

2.012


2.525

2.577

2.370

Venezuela C. rhizophorae 803

0

16

575

1.240

755

Dominican C. rhizophorae 43

5

1

2

13

13


Columbia Crassostrea sp. 49

56

52

56

53

19

Senegal Crassostrea sp. 123

92

149

136

124

124

Sierra Leone Crassostrea sp. 1.092

950

980


940

900

900

Brazil Crassostrea sp. 377

135

178

149

212

400

Indonesia Crassostrea sp. 186

912

605

573

1.981

1.866


Thailand Crassostrea sp. 221

562

5.410

7.856

3.690

3.477

Tổng

40.326

43.959

53.313

54.763

45.708

45.991

Sản phẩm hầu tăng nhanh từ 420.000 tấn năm 1950 lên 4.300.000 tấn năm 2000.
Sự tăng lên này chủ yếu là do tăng sản lượng nuôi trồng với sự tăng trưởng từ 572.000 tấn
năm 1970 lên 4 triệu tấn năm 2000. 93,2% tổng sản lượng hầu là từ nuôi trồng. Năm
2000, hầu Pacific (Crassostrea gigas) là đối tượng nuôi chính với sản lượng trên 3,9 triệu

tấn, tiếp theo là hầu muỗng (Crassostrea spp.) 25.400 tấn, hầu Mỹ (Crassostrea
virginica) 15.000 tấn, (Crassostrea iredalei) 14.000 tấn, hầu Châu Âu (Ostrea edulis)
5.900 tấn và hầu Sydney (Saccostrea commercialis) 5.600 tấn. Năm 2000, sản lượng hầu
Mỹ giảm mạnh từ 57.500 tấn năm 1999 còn 15.000 tấn [18].
Xuất khẩu hầu thế giới tăng từ 12.400 tấn, giá trị 32,6 triệu đôla năm 1976 lên
47.500 tấn, giá trị 196,8 triệu tấn năm 2000. 64,4% tổng sản phẩm hầu xuất khẩu ở dạng
tươi sống, ướp lạnh và 22,3% dạng đông lạnh, 11,5% dạng đồ hộp.

10
Hàn Quốc là nước dẫn đầu về xuất khẩu hầu với 46,9% tổng sản lượng và 65,8%
tổng giá trị xuất khẩu hầu năm 2000. 44% hầu xuất khẩu ở dạng đông lạnh, 29,8% dạng
tươi sống, ướp lạnh, 24,5% dạng đóng hộp và 3,2% dạng khô. Các nước xuất khẩu chính
năm 2000 là Pháp (5.300 tấn; 13,9 triệu đôla), Trung Quốc (6.500 tấn; 10,4 triệu đôla),
Canada (2.300 tấn; 7,9 triệu đôla), Mỹ (1.500 tấn; 7,3 triệu đôla), New Zealand (1.000
tấn; 4,4 triệu đôla) và Hà Lan (2.700 tấn; 4,3 triệu đôla). Xuất khẩu hầu của Mỹ đạt gần
1.800 tấn; 8,3 triệu đôla.
Nhật Bản là nước dẫn đầu về nhập khẩu hầu với sản lượng hầu nhập tăng từ 5.000
tấn; 23,1 triệu đôla năm 1988 đến 15.900 tấn; 94 triệu đôla năm 2000. Tiếp theo là Mỹ
(9.400 tấn; 42,5 triệu đôla), Trung Quốc và Hồng Kông (3.600 tấn; 19,8 triệu đôla), Italy
(4.300 tấn; 7,5 triệu đôla), Bỉ (1.700 tấn; 5,1 triệu đôla), Singapore (900 tấn; 5 triệu đôla)
và Pháp (2.400 tấn; 4,0 triệu đôla). Hàn Quốc là nước cung cấp hầu chính cho thị trường
Nhật Bản với 13.900 tấn, tiếp theo là Trung Quốc (560 tấn), New Zealand (200 tấn),
Chile (140 tấn), và Mỹ (98 tấn). Các nước cung cấp chính cho thị trường Mỹ gồm Hàn
Quốc (65,2%, 5.450 tấn), Canada (1.600 tấn) và Trung Quốc (1.010 tấn). Theo truyền
thống, hầu Atlantic (Crassostrea virginica), hầu Pacific (Crassostrea gigas), hầu dẹt
(Ostrea edulis) được ưa chuộng hơn các loài khác. Ở Châu Âu, đặc biệt là Pháp hầu được
xem là sản phẩm cao cấp, sử dụng chỉ vào dịp Lễ Giáng Sinh và năm mới. Ở Pháp, Bỉ,
Thuỵ Sĩ hầu chủ yếu tiêu thụ ở nhà hàng và thành phố lớn. Hầu Pacific (Crassostrea
gigas) là sản phẩm chính ở Châu Âu và Pháp là nước cung cấp chủ yếu với số lượng
khoảng 5.800 tấn. Tiếp theo là Hà lan và Ireland. Các nước nhập khẩu chính là Italy và Bỉ

[18].
1.1.3. Đặc điểm sinh học của hầu
1.1.3.1. Đặc điểm phân bố
Hầu phân bố rộng trên toàn thế giới, nhưng đa số tập trung ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Vùng phân bố của các loài được trình bày theo bảng 1.4 [32].



11
Bảng 1.4: Vùng phân bố của các loài hầu trên thế giới
Loài Vùng phân bố Nuôi Khai thác tự
nhiên
Ostrea equestris Vịnh Mexico x
O. iridescens Vịnh California đến Peru x
O. palmula Vịnh California đến Ecudor x x
O. stentina Bồ Đào Nha và Angola
O. folium Úc đến Malaysia; Morroco đến Gabon x
O. megadon Vịnh California đến miền Nam Peru x
O. nomades Nam Thái Bình Dương; Bắc Úc
O. trapezina Bắc Úc
Crassostrea virginica Bờ biển từ Mexico đến Venezuela x
C. rhizophorae Quần đảo Antiles, Tây Indies; Từ
Venezuela đến Brazil
x x
C. paraibanensis Đông Bắc Brazil x
C. brasiliana Brazil x x
C. corteziensis Vịnh California đến Panama x x
C. fischeri Baja California đến Ecuador x
C. columbiensis Baja California đến Chile x
C. gasar Senegal đến Angola x

C. madrasensis Đông nam Ấn Độ đến ven biển Nam
Trung Hoa
x
C. arickensis Nam Nhật Bản đến Pakistan x x
C. gryphoides Ven biển Tây Ấn Độ x
C. tulipa Senegal đến Angola x
C.iredalei Philippines x
C. belcheri Ven biển Nam Trung Quốc x
Saccostrea cucultata Vùng Ấn Độ Tây Thái Bình Dương x x
S. commercialis Phía nam nước Úc đến Thái Lan x

12
S. lugubris Nam Trung Hoa đến New Guinea x
S. echinata Philippines, Indonesia, các đảo Tây
Thái Bình Dương
x x
S. malabonensis Philippines x
S. palmipes Philippines x
S. tuberculata Phía tây nước Úc, Philippines x
S. manilai Philippines x
Hầu phân bố theo độ sâu từ trung triều đến độ sâu 10 m (so với 0 hải đồ). Chúng
phân bố ở các thủy vực có nồng độ mặn từ 5 – 35 ‰.
1.1.3.2. Phương thức sống
Ở giai đoạn ấu trùng chúng sống phù du. Ấu trùng hầu có khả năng bơi lội nhờ vào
hoạt động của vành tiêm mao hay đĩa bơi. Ở giai đoạn trưởng thành hầu sống bám trên
các giá thể (sống cố định) trong suốt đời sống của chúng [29].
1.1.3.3. Thức ăn và phương thức bắt mồi
Thức ăn của ấu trùng bao gồm vi khuẩn, sinh vật nhỏ, tảo Silic (Criptomonas,
Platymonas, Monas) hoặc trùng roi có kích thước 10 µm hoặc nhỏ hơn. Ấu trùng cũng có
thể sử dụng vật chất hòa tan trong nước và những hạt vật chất hữu cơ. Giai đoạn trưởng

thành thức ăn chủ yếu là thực vật phù du và mùn bã hữu cơ. Các loài tảo thường gặp là
tảo silic như: Melosira, Coscinodiscus, Cyclotella, Skeletonema, Navicula…
Phương thức bắt mồi của hầu là thụ động theo hình thức lọc. Hầu bắt mồi trong
quá trình hô hấp nhờ vào cấu tạo đặc biệt của mang. Khi hô hấp nước có thức ăn đi qua bề
mặt mang, các hạt thức ăn sẽ dính vào các tiêm mao trên bờ mặt mang nhờ vào dịch nhờn
được tiết ra từ tiêm mao. Hạt thức ăn kích thước nhỏ sẽ bị dính vào các dịch nhờn và bị
tiêm mao cuốn thành viên sau đó chuyển dần về phía miệng, còn các hạt thức ăn quá lớn
tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nước cuốn đi khỏi bề mặt mang sau đó tập trung ở
mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài. Mặc dù hầu bắt mồi thụ động nhưng với cách
bắt mồi này chúng có thể chọn lọc theo kích thước của hạt thức ăn. Quá trình chọn lọc
được thực hiện 4 lần theo phương thức trên: lần thứ nhất xảy ra trên bề mặt mang; lần thứ

13
hai xảy ra trên mương vận chuyển; lần thứ ba xảy ra trên xúc biện; lần thứ tư xảy ra tại
manh nang chọn lọc thức ăn. Thức ăn sau khi được chọn lọc bởi manh nang chọn lọc
được đưa trở lại dạ dày để tiêu hóa. Tại dạ dày thức ăn bị tiêu hóa một phần bởi các men
Amylase, Bylyrase, Glycogenase và Rennet do mang tinh cá tiết ra. Sau đó thức ăn được
chuyển đến manh tiêu hóa, tại đây thức ăn tiếp tục được tiêu hóa bởi cá men Amylase,
Lactase, Glycogenase, Lipase, Maltase, Protase. Hạt thức ăn không thích hợp được đẩy
thẳng xuống ruột và ra ngoài qua hậu môn [31].
1.1.3.4. Đặc điểm sinh trưởng
Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của hầu. Ở
vùng nhiệt đới có nhiệt độ ấm áp nên tốc độ sinh trưởng của hầu rất nhanh và quá trình
sinh trưởng diễn ra quanh năm. Ở vùng ôn đới hầu có sinh trưởng thì chỉ diễn ra trong
mùa xuân - hè và mùa thu – đông hoặc gần như không sinh trưởng. Sự sinh trưởng của
hầu khác nhau tùy theo loài và vùng phân bố do điều kiện môi trường nước của từng vùng
khác nhau và do đặc tính riêng của từng loài. Một đặc điểm nổi bật của hầu vùng nhiệt đới
là sinh trưởng rất nhanh trong 6 – 12 tháng đầu tiên sau đó chậm dần [46].
1.1.3.5. Đặc điểm sinh sản
- Giới tính: có hiện tượng thay đổi giới tính ở hầu. Trên cùng cơ thể có lúc mang

tính đực, có lúc mang tính cái và cũng có khi lưỡng tính. Tỷ lệ lưỡng tính trong quần thể
thường thấp.
- Phương thức sinh sản: tùy theo loài mà hình thức sinh sản khác nhau. Nhóm
Crassostrea và Saccostrea thì đẻ trứng và tinh trùng ra môi trường nước, quá trình thụ tinh
và phát triển ấu trùng diễn ra trong nước. Đối với nhóm Ostrea thì quá trình thụ tinh và
phát triển ấu trùng diễn ra bên trong xoang màng áo của cá thể mẹ đến giai đoạn diện bàn
hoặc muộn hơn mới ra khỏi cơ thể mẹ.
- Mùa vụ sinh sản: ở vùng nhiệt đới sau một năm đã thành thục và tham gia sinh
sản. Mùa vụ sinh sản xảy ra quanh năm nhưng tập trung từ tháng 4 – tháng 6. Mùa vụ
sinh sản ở vùng nhiệt đới thường ít tập trung và kéo dài hơn so với vùng ôn đới. Tác nhân

14
chính kích thích đến quá trình thành thục và sinh sản của hầu là nhiệt độ, nồng độ muối và
thức ăn có trong môi trường.
1.1.3.6. Địch hại và khả năng tự bảo vệ
Địch hại của hầu bao gồm cả yếu tố vô sinh (độ mặn, nhiễm bẩn, độc tố, lũ lụt…)
và yếu tố hữu sinh bao gồm các sinh vật cạnh tranh vật bám (Balanus, Anomia…), sinh
vật ăn thịt (Rapana, Thais, sao biển…), sinh vật đục khoét (Teredo, Bankia…), sinh vật
ký sinh (Myticola, Polydora…) và các loài tảo gây nên hiện tượng triểu đỏ (Ceratium,
Peridium…)
Hầu có khả năng tự bảo vệ nhờ vào vỏ, khi gặp kẻ thù chúng khép vỏ lại. Ngoài ra
chúng còn có khả năng chống lại các dị vật (cát, sỏi), khi dị vật rơi vào cơ thể màng áo sẽ
tiết ra chất xà cừ bao lấy dị vật [9].
1.1.4. Kỹ thuật nuôi hầu
1.1.4.1. Chọn bãi nuôi
Khi chọn bãi nuôi hầu cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Độ sâu và đặc điểm nền đáy.
- Các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho hầu, đặc biệt là độ mặn,
độ trong… không bị nhiễm bẩn, không có nước ngọt đổ ra trực tiếp.
- Dòng chảy và độ cao của thủy triều.

- Nguồn nước có đầy đủ thức ăn.
- Địch hại.
- Ít sóng gió, ít tàu bè qua lại, giao thông thuận lợi.
1.1.4.2. Nguồn giống
- Giống tự nhiên:
Trước khi lấy giống cần thực hiện bước dự báo nguồn giống. Có thể dự báo giống
dựa vào tỷ lệ thành thục của bố mẹ thành phần và số lượng ấu trùng phù du trên bãi.

15
+ Xác định tỷ lệ thành thục: định kỳ theo dõi tỷ lệ thành thục của bố mẹ bằng cách
quan sát tế bào sinh dục của hầu bố mẹ. Khi thành thục sinh dục, trứng có hình bầu dục
hay hình quả lê, các hạt trứng tách rời, tinh trùng bắt đầu cử động khi cho vào nước. Xác
định tỷ lệ thành thục chúng ta có thể dự đoán được mùa vụ sinh sản của bố mẹ. Cách này
không xác định chính xác thời gian lấy giống nên phải kết hợp với phương pháp theo dõi
thành phần số lượng của ấu trùng phù du.
+ Theo dõi thành phần và số lượng của ấu trùng phù du: trong mùa sinh sản của
hầu, chúng ta phải thường xuyên theo dõi thành phần (tỷ lệ các giai đoạn phát triển) của
ấu trùng phù du trên bãi. Khi biết được thành phần của ấu trùng ta sẽ biết được chính xác
thời gian lấy giống. Đồng thời với việc xác định thành phần chúng ta cần định lượng ấu
trùng có trong môi trường để có thể xác định thời gian cần thiết để lấy giống.
- Giống nhân tạo:
Sản xuất giống có thể xem là một giải pháp hoàn hảo để cung cấp giống một cách
chủ động, nhưng đòi hỏi phải đầu tư rất lớn về phương tiện, nhân lực. Ở Bắc Mỹ và Châu
Âu chỉ có vài trại kinh doanh sản xuất giống là có thể tồn tại (sản xuất có hiệu quả) trong
số rất nhiều trại. Tất cả các trại giống đang hoạt động đều sản xuất giống các loài ôn đới.
Điều khiển quá trình sinh sản của các loài vùng nhiệt đới không dễ giàng như các loài
vùng ôn đới. Điều kiện cần thiết cho sinh sản là nhiệt độ, ở những thủy vực ôn đới mùa vụ
sinh sản phụ thuộc sự gia tăng nhiệt độ vào mùa xuân, cực điểm của sự chín của tuyến
sinh dục khi nhiệt độ nước đạt mức ngưỡng sinh sản. Nhiệt độ thích hợp cũng cần cho sự
phát triển của ấu trùng. Riêng nhiệt độ ở vùng Đông Nam Á thì thường không phải là yếu

tố kích thích sinh sản, nhưng sự tăng của nhiệt độ (trong khoảng thích hợp) thì tuyến sinh
dục sẽ chín. Chính vì thế tăng nhiệt độ là một biện pháp kích thích sinh sản trong sản xuất
giống nhân tạo.
Sự kích thích sinh sản nhân tạo được thực hiện ở phòng thí nghiệm hoặc trại giống
nơi có thể điều khiển chính xác các kích thích sinh sản như nhiệt độ hay hóa chất. Kích
thích nhiệt bằng cách nâng nhiệt độ lên từ 3 – 5
0
C so với nhiệt độ nuôi. Có thể kích thích
sinh sản bằng những hóa chất khác nhau như Ammonium hydroxide (NH
4
OH), serotonin
(5-HT)… hoặc những chất trích từ sản phẩm sinh dục. Việc dùng serotonin trong các trại

16
giống gần đây cho thấy có hiệu quả cao hơn các hóa chất khác. Những kích thích tố từ sản
phẩm sinh dục không chỉ có tác dụng đối với một loài mà còn có tác dụng với nhiều loài
thân mềm khác. Chất tiết từ sản phẩm sinh dục sẽ kích thích động vật thân mềm sinh sản
khi chúng hấp thu được trong quá trình bắt mồi. Khi một vài cá thể sinh sản, sản phẩm
sinh dục của chúng sẽ kích thích các cá thể khác trong quần thể sinh sản một cách đồng
loạt. Cách này đã được ứng dụng để kích thích sinh sản nhân tạo hầu trên một diện tích
rộng lớn.
Ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ là nhân tố tương đối ổn định, trong khi độ mặn biến
động cao. Sự biến động độ mặn được xem là nhân tố kích thích sinh sản của các loài thân
mềm nhiệt đới. Cho nên thay đổi độ mặn cũng kích thích một số loài động vật thân mềm
nhiệt đới sinh sản.
Sau khi bố mẹ sinh sản, vớt bố mẹ ra khỏi bể và chuyển trứng và tinh trùng sang bể
thụ tinh (nếu cho cả thể đực và cái sinh sản riêng), hoặc chuyển trực tiếp sang bể ương ấu
trùng. Môi trường bể ương cần duy trì nhiệt độ từ 25 – 28
0
C, độ mặn thì tùy theo loài mà

chúng ta duy trì ở mức thích hợp và pH là 7,5. Khi ấu trùng phù du chữ D xuất hiện cần
cung cấp tảo để làm thức ăn cho ấu trùng và thay nước hàng ngày. Đến giai đoạn ấu trùng
bám cần phải cung cấp giá thể cho ấu trùng. Giá thể có thể là vỏ động vật thân mềm, lưới,
khay…kích thước khoảng 2 – 4 mm. Sau khi ấu trùng đã bám thì chuyển sang bể ương
lớn hơn [11].
1.1.4.3. Lấy giống và nuôi lớn
Hầu là loài sống bám nên giá thể thì rất cần thiết trong suốt quá trình sống của
chúng. Trong tự nhiên ấu trùng bám vào các loại giá thể khác nhau như vỏ động vật thân
mềm, đá, cọc… Tuy nhiên, khi không có giá thể cứng chúng cũng có thể bám vào rong
biển. Giá thể thích hợp là những giá thể có chứa calci như vỏ động vật thân mềm hoặc đá
vôi.
Vật liệu làm giá thể cho các loài sống bám như hầu thường là vỏ của động vật thân
mềm, ngoài ra có thể dùng dây thừng, tre, ống nhựa, gỗ hoặc sọ dừa và các loại vật liệu
khác. Sự lựa chọn giá thể tùy theo hình thức và quy mô nuôi. Giá thể dùng để nuôi treo

17
(bè, giàn) thì thường lớn và bền hơn giá thể dùng nuôi đáy. Giá thể thích hợp thì phải đạt
được một số tiêu chuẩn sau:
+ Giá rẻ và có thể cung cấp với số lượng lớn.
+ Rắn, hơi nhám, bề mặt sạch (màu sắc không quan trọng)
+ Khối lượng riêng vừa phải đảm bảo không quá nặng khi treo nhưng cũng phải đủ
nặng để không bị nổi.
+ Dễ dàng vận chuyển.
+ Diện tích bề mặt lớn nhất trên cùng một đơn vị thể tích.
+ Dòng nước phải chảy qua toàn bộ bề mặt của giá thể và đường kính của cọc phải
đủ lớn cho sinh trưởng của ấu trùng đến khi đạt cỡ thu hoạch.
+ Thích hợp cho cả nuôi treo hoặc nuôi đáy.
+ Ít tích tụ bùn trên mặt giá thể.
Lấy giống là một giai đoạn quan trọng nhưng nó chỉ là một giai đoạn ngắn trong
quá trình nuôi. Vì vậy tùy điều kiện cụ thể mà chọn giá thể sao cho thu được nhiều ấu

trùng nhất nhưng chi phí thấp nhất.
Có một số phương pháp lấy giống và nuôi lớn sau:
- Nuôi đáy: giá thể thường dùng trong phương pháp nuôi đáy là đá, sỏi, vỏ động
vật thân mềm… Giá thể được rải xuống nền đáy ở vùng triều hoặc dưới triều. Cách nuôi
này được áp dụng ở những nơi có nền đáy cứng, ít phù sa hay xác mùn bã hữu cơ.
- Phương pháp nuôi que, cọc: thường dùng các giá thể là cọc tre, gỗ hay bê tông…
phương pháp này áp dụng ở những nơi có nền đáy mềm, có nhiều phù sa và xác bã hữu
cơ.
- Phương pháp nuôi bằng giàn: vật bám là các khay, que hay các chuỗi giá thể làm
bằng các vật liệu khác nhau như: vỏ động vật thân mềm, gáo dừa, gỗ…Phương pháp này
áp dụng nơi có nhiều phù sa, xác mùn bã hữu cơ hay nhiều sinh vật địch hại sống đáy như
sao biển, ốc.
- Phương pháp nuôi bè: bè là một khung gỗ hoặc tre hoặc dây thừng kết nối lại với
nhau và được làm nổi bởi hệ thống phao. Bè được giữ cố định bằng bốn dây neo ở bốn
góc của bè. Các chuỗi giá thể được treo trên khung của bè, giá thể dùng trong nuôi bè
cũng tương tự như giá thể dùng trong cách nuôi bằng giàn [11].

18
1.1.5. Quản lý, chăm sóc
Quá trình quản lý, chăm sóc bao gồm san thưa và phòng trừ địch hại cho hầu.
Trong quá trình nuôi thì hầu lớn lên dần chúng ta phải san thưa bằng cách làm thưa các
chuỗi giá thể để đảm bảo điều kiện thức ăn cho hầu. Trong điều kiện môi trường bất lợi
chùng ta phải có biện pháp đề phòng hay di dời hầu đến bãi khác. Chú ý tiêu diệt các
sinh vật địch hại của hầu. Các sinh vật địch hại của hầu bao gồm:
- Sinh vật bám: sinh vật bám có thể làm chết hầu đặc biệt là giai đoạn giống, chúng cũng
làm giảm sinh trưởng và cạnh tranh giá thể với hầu làm giảm hiệu quả lấy giống. Sinh vật
bám thường ít gây hại đối với hệ thống nuôi ở vùng triều nhưng sẽ gây hại đối với hệ
thống nuôi ở vùng dưới triều. Sinh vật bám cũng ít gây hại ở vùng có nồng độ muối dao
động lớn bởi vì chúng là những sinh vật hẹp muối. Các sinh vật bám bao gồm: Hải miên
(Cliona), Ruột khoang, Thủy tức (Obelia), Giun ống (Polydora), Sun (Balanus), Vẹm

(Mytilus, Perna), động vật có đuôi sống (Halocynthia), rong (Ulva, Enteromorpha,
Laminaria) và vi khuẩn. Có thể khống chế các sinh vật bám bằng các biện pháp vật lý,
hóa học và sinh học. Phương pháp vật lý hiệu quả nhất là phơi các sinh vật dưới ánh nắng
mặt trời. Biện pháp hóa học là sử dụng một số hóa chất như Sulphat đồng 1 - 2% trong 1
giờ, tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều công sức và đắt tiền. Khi áp dụng biện pháp
sinh học chúng ta cần hiểu rõ chu kỳ sống, đặc điểm sinh thái, đặc biệt là mùa sinh sản
của các sinh vật bám. Khi biết được các đặc điểm trên chúng ta có thể chủ động lấy giống
trành những thời điễm xuất hiện nhiều sinh vật bám.
- Ký sinh trùng: bao gồm các nguyên sinh động vật (Mastigophora, Sarcodina), bào tử
trùng (Telasporea, Nematopsis), nhóm bào tử đơn bội (Minchinia nelsoni, Minchinia
costalis), nhóm tiểu bào tử (Chytridiopsis mytilovum), trùng tơ (Ancistrum), vi khuẩn
Vibrio,Virus, nấm (Perkinsus), bọt biển (Cliona), giun dẹp (Stylochus, Pseudostylochus),
sán lá (Busephalus, Gymnophallus), sán dây (Echeneibothrium, Tylocephalum), giun
tròn (Echinocephalus), giun đốt (Polydora), động vật thân mềm (Odostomia), giáp xác
(Mytilicola, Myicola, Ostrincola).

×