Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu chuyển đổi giới tính cá rô đồng (anabas testudineusbloch, 1972) bằng phương pháp ngâm và cho ăn hormone diethylstilbestroltại trại thực nghiệm ninh phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



TÔ MINH THẢO



NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH CÁ RÔ ĐỒNG
(Anabas testudineus Bloch, 1972) BẰNG PHƯƠNG PHÁP
NGÂM VÀ CHO ĂN HORMONE Diethylstilbestrol
TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM NINH PHỤNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGHÀNH: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 60 62 70


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ ANH TU
ẤN



Nha Trang - 2011

i
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi trong khuôn khổ của đề tài “Nghiên cứu chuyển đổi giới tính cá rô đồng
(Anabas testudineus Bloch, 1972) bằng phương pháp ngâm và cho ăn Hormone
Diethylstibestrol tại trại thực nghiệm Ninh Phụng” và các kết quả này chưa được
dùng cho bất cứ công trình khoa học nào khác.
Tác giả


Tô Minh Thảo
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Trại thực nghiệm phục vụ đào tạo,
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản nước ngọt
trường Đại học Nha Trang (Ninh Phụng, Ninh Hòa, Khánh Hòa). Đã quan tâm giúp
đỡ và tạo điều kiện tốt nhất về tinh thần và cơ sở vật chất để tôi thực hiện hoàn
thành tốt đề tài.
Trước hết tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, ban chủ nhiệm khoa Nuôi Trồng
Thủy Sản, phòng quản lý và đào tạo sau Đại Học - Trường Đại học Nha Trang và
các thầy cô đã tận tình giảng dạy tôi trong những năm qua.
Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân. Qua đây, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến các tổ chức, cá nhân đó.
Tôi xin cảm ơn đến TS. Ngô Anh Tuấn – Phó trưởng khoa NTTS - giảng
viên hướng dẫn, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi hoàn thành đợt thực tập này.
Xin cảm ơn đến thầy cô, anh chị bộ môn nước ngọt và bộ môn bệnh học thủy
sản đã hướng dẫn giúp tôi trong quá trình làm đề tài.
Xin cảm ơn đến Ths. Bùi Thanh Tuấn, Chị Nhâm và anh em trong trại đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp 48 NT-2, 49 NT- 1,2; 49 MT, 49 BH,
đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong trong quá trình làm đề tài.

Cảm ơn các anh, chị và các bạn lớp Cao học 2009 đã cùng tôi đoàn kết, gắn
bó vượt qua một chặng đường dài học tập.

Tôi kính gởi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và những người thân đã động
viên giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để đạt được sự
thành công như hôm nay.
Nha trang, năm 2011
Sinh viên thực hiện

Tô Minh Thảo
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá rô đồng. 3
1.1.1. Đặc điểm phân loại và hình thái cấu tạo.
3
1.1.2. Đặc điểm phân bố.
4
1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng.
4
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
5
1.2. Đặc điểm sinh sản 5

1.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất giống trên thế giới và ở Việt Nam. 7
1.3.1. Những nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi thương phẩm ở Việt
Nam.
7
1.3.2. Những nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá rô đồng
trên thế giới.
8
1.4. Tình hình nghiên cứu chuyển đổi giới tính trong nước và trên thế giới 9
1.4.1. Tình hình nghiên cứu chuyển đổi giới tính trong nước.
9
1.4.2. Tình hình nghiên cứu chuyển giới tính trên thế giới.
11
1.5. Phương pháp chuyển đổi giới tính. 12
1.5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi giới tính cá rô đồng
13
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 14
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu.
14
2.1.2 Thời gian nghiên cứu.
14
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu.
14
2.2 Phương pháp nghiên cứu 15
2.3 Vật liệu và điều kiện cơ sở thí nghiệm 15
iv
2.4. Kỹ thuật sinh sản. 16
2.4.1. Tuyển chọn cá bố mẹ
16
2.4.2 Kích dục tố dung cho sinh sản.

17
2.4.3. Cách tiêm kích dục tố.
17
2.5. Kỹ thuật cho đẻ và ấp trứng cá 18
2.6. Bố trí thí nghiệm 18
2.6.1 Thí nghiệm xử lý cá bằng phương pháp ngâm Hormone Diethylstilbestrol.
19
2.6.2 Thí nghiệm xử lý cá bằng phương pháp cho ăn Hormone Diethylstilbestrol
19
2.7. Chăm sóc và quản lý 20
2.8. phương pháp xác định các yếu tố môi trường. 20
2.9. Phương pháp kiểm tra giới tính cá. 20
2.10. Phương pháp xác định các chỉ tiêu trong thí nghiệm. 21
2.11. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 22
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
3.1. Các yếu tố môi trường trong thời gian ngâm, nhiệt độ (
0
C), pH, oxy 23
3.2. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên quá trình cái hóa bằng phương pháp ngâm 24
3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tỷ lệ sống, tỷ lệ cái và cái hóa bằng
phương pháp ngâm ngày thứ 9.
25
3.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tỷ lệ sống, tỷ lệ cái và cái hóa bằng
phương pháp ngâm ngày 12.
26
3.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tỷ lệ sống, tỷ lệ cái và cái hóa bằng
phương pháp ngâm ngày 15.
26
3.3. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên hiệu suất cái hóa bằng phương pháp ngâm. 28
3.4. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tốc độ tăng trưởng của phương pháp ngâm 29

3.4.1. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tốc độ tăng trưởng khi ngâm ở ngày thứ 9.
30
3.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tốc độ tăng trưởng khi ngâm ở ngày 12.
31
3.4.3. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tốc độ tăng trưởng khi ngâm ở ngày 15.
31
3.5. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên quá trình cái hóa bằng phương pháp cho ăn 32
3.5.1. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tỷ lệ sống, tỷ lệ cái và cái hóa bằng
phương pháp cho ăn ở ngày thứ 6.
33
3.5.2. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tỷ lệ sống, tỷ lệ cái và cái hóa bằng
phương pháp cho ăn ở ngày thứ 9.
34
v
3.5.3. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tỷ lệ sống, tỷ lệ cái và cái hóa bằng
phương pháp cho ăn ở ngày 12.
34
3.6. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên hiệu suất cái hóa của phương pháp cho ăn 36
3.7. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tốc độ tăng trưởng sau khi ương 90 của
phương pháp cho ăn. 37
3.7.1. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tốc độ tăng trưởng khi cho ăn ở ngày thứ 6.
.38
3.7.2. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tốc độ tăng trưởng khi cho ăn ở ngày thứ 9.
.38
3.7.3. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tốc độ tăng trưởng khi cho ăn ở ngày 12.
39
3.8. So sánh hiệu quả đổi giới tính cá rô đồng bằng phương pháp ngâm và cho ăn
Hormone DES. 40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Khi phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày cá người ta thấy có: 5
Bảng 1.2: Tuổi thành thục của cá rô đồng 6
Bảng 1.3: Mùa vụ sinh sản của cá rô đồng ngoài tự nhiên 6
Bảng 1.4 : Sức sinh sản tuyệt đối của cá rô đồng 7
Bảng 2.1. Vật liệu và điều kiện thí nghiệm 16
Bảng 3.1. các yếu tố môi trường trong thời gian ngâm. 23
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên quá trình cái hóa bằng pp ngâm. 24
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tỷ lệ sống sau khi ương và tỷ lệ cái sau khi
ngâm ở nồng độ DES 6 mg/l 28
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của nồng độ DES lên hiệu suất cái hóa bằng phương pháp
ngâm 28
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tốc độ tăng trưởng sau khi ương 90
ngày của phương pháp ngâm. 29
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của nồng độ DES lên quá trình cái hóa bằng phương pháp cho
ăn. 32
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tỷ lệ sống sau khi ương và tỷ lệ cá cái
trung bình nồng độ DES ở 80 mg/kg thức ăn 35
Bảng 3.8: Ảnh hưởng nồng độ DES lên hiệu suất cái hóa phương pháp cho ăn 36
Bảng 3.9: Ảnh hưởng nồng độ DES lên tốc độ tăng trưởng sau khi ương 90 ngày
của phương pháp cho ăn 37
Bảng 3.10: So sánh hiệu quả đổi giới tính cá rô đồng giữa hai phương pháp ngâm và
cho ăn Hormone DES 41
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 15
Hình 2.2: Giải phẩu cá bố (a) và cá mẹ (b) kiểm tra độ thành thục của cá 17

Hình 2.3: Cá bố mẹ tham gia sinh sản 17
Hình 2.4: Hormone dùng cho sinh sản 18
Hình 2.5: Tiêm kích dục tố cho cá 18
Hình 2.6: Cá rô đồng bắt cặp sinh sản 18
Hình 2.7: Giai ương nuôi thí nghiệm 20
Hình 2.8: Bể thí nghiệm ngâm Hormone 20
Hình 3.1: Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tỷ lệ sống, tỷ lệ cái và cái hóa bằng
phương pháp ngâm ở ngày thứ 9 25
Hình 3.2: Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tỷ lệ sống, tỷ lệ cái và cái hóa bằng
phương pháp ngâm ở ngày 12 26
Hình 3.3: Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tỷ lệ sống, tỷ lệ cái và cái hóa bằng
phương pháp ngâm ở ngày 15 27
Hình 3.4. Ảnh hưởng nồng độ DES lên hiệu suất cái hóa của phương pháp ngâm 29
Hình 3.5 Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tốc độ tăng trưởng khi ngâm ở ngày thứ 9 30
Hình 3.6. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tốc độ tăng trưởng khi ngâm ở ngày 12. 31
Hình 3.7. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tốc độ tăng trưởng khi ngâm ở ngày 15 31
Hình 3.8. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tỷ lệ sống, tỷ lệ cái và cái hóa bằng
phương pháp cho ăn ở ngày thứ 9 33
Hình 3.9. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tỷ lệ sống, tỷ lệ cái và cái hóa bằng
phương pháp cho ăn ở ngày thứ 9 34
Hình 3.10. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tỷ lệ sống, tỷ lệ cái và cái hóa bằng
phương pháp cho ăn ở ngày thứ 12 35
Hình 3.11: Ảnh hưởng nồng độ DES lên hiệu suất cái hóa phương pháp cho ăn. 36
Hình 3.12: Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tốc độ tăng trưởng khi cho ăn ở
ngày thứ 6 38
Hình 3.13. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tốc độ tăng trưởng khi cho ăn ở
ngày 9. 38
Hình 3.14. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tốc độ tăng trưởng khi cho ăn ở
ngày 12. 39
viii

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
ĐC: Đối chứng
TLS: Tỷ lệ sống
HSCH: Hiệu suất cái hóa
TB ± SE: Trung bình ± sai số chuẩn
DES: Diethylstibestrol – Hormone sinh dục cái
MT: 17 α-Methyltestoteron – Hormone sinh dục đực
LH-RHa: Luteinizing Hormone – Releasing Hormone analog – hormone kích thích
sinh sản
1

MỞ ĐẦU
Cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch,1792) là một loài cá bản địa của Việt
Nam, rất được ưa chuộng trong và ngoài nước, có những ưu điểm nổi trội hơn cho
nuôi thương phẩm. Chúng chịu đựng tốt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường,
ít bị bệnh tật, có thể nuôi với mật độ dày, chăm sóc dễ dàng, thức ăn đơn giản và
cho năng suất cao. Đặc biệt thịt cá rô đồng có thể chế biến được nhiều món ăn ngon.
Khi sản xuất giống thành công (Nguyễn Thành Trung, 1999) thì cá rô đồng được
xác định là đối tượng chiến lược của ngành thủy sản được nuôi khá phổ biến trên cả
nước, nhiều nhất là ở các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long như: Hậu Giang, An
Giang, Đồng Tháp, Bến Tre…
Cá rô đồng có thịt thơm ngon, có giá trị thương phẩm cao, là loài cá sống trong
môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới, chúng sống khắp thủy vực như: ao đìa, đầm
lầy, mương vườn, ruộng lúa…Chúng phân bố ở nhiều nơi trên thế giới: Trung
Quốc, Việt Nam , Lào, Thái Lan, Campuchia… Khả năng thích nghi với môi trường
sống rất rộng, đặc biệt ở những nơi có oxy thấp, chúng có khả năng hô hấp khí trời
bằng cơ quan hô hấp phụ.
Trong thời gian qua đối với nghề nuôi thương phẩm cá rô đồng có sự chênh
lệch về kích thước rất lớn giữa cá đực và cá cái, lúc thu hoạch cá cái có thể đạt khối
lượng 60 – 100 g/con, còn cá đực chỉ đạt kích thước bằng 1/2 đến 1/3 thể trọng của

cá cái. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sản xuất được đàn cá rô đồng toàn cái phục vụ
cho nghề nuôi ngày càng phát triển, tuy nhiên còn nhiều gặp trở ngại do việc biệt
hóa giới tính ở cá rô đồng rất phức tạp và có nhiều yếu tố chi phối.
Đây cũng là lý do để nhiều nhà sản xuất giống cá nước ngọt quan tâm, làm sao
để sản xuất giống cá rô đồng toàn cá cái để nuôi thương phẩm.
Nếu sản xuất giống cá rô đồng toàn cái hoặc đại đa số là cá cái thì sẽ mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn cho nghề nuôi thương phẩm cá rô đồng ở nước ta. Vì vậy,
việc nghiên cứu ứng dụng quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá rô đồng
đơn tính cái là cần thiết. Để đáp ứng cho nhu cầu của người nuôi ngay tại địa
phương (tỉnh Khánh Hòa) nói riêng và ở các tỉnh lân cận nói chung có ý nghĩa thực
tiễn rất lớn.
2
Được sự giúp đỡ của Bộ Môn Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt – Khoa Nuôi
Trồng Thủy Sản – Trường Đại học Nha Trang, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu
chuyển đổi giới tính cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1972) bằng phương
pháp ngâm và cho ăn Hormone Diethylstilbestrol tại trại thực nghiệm Ninh
Phụng”.
Mục tiêu của đề tài:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố (tuổi cá, nồng độ Hormone DES,
thời gian ngâm và cho ăn) đến hiệu quả chuyển đổi giới tính cá rô đồng (Anabas
testudineus Bloch, 1972).
- Tìm ra phương pháp ngâm hoặc cho ăn Hormone DES để chuyển giới tính
cao nhất.
Nôi dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ ngâm Hormone Diethylstilbestrol (2, 4, 6
mg/l) lên quá trình chuyển đổi giới tính cá rô đồng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ cho ăn Hormone Diethylstilbestrol (40,
60, 80 mg/kg thức ăn) lên quá trình chuyển đổi giới tính cá rô đồng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian ngâm và cho ăn Hormone
Diethylstibestrol lên quá trình chuyển đổi giới tính cá rô đồng.

Ảnh hưởng của nồng độ Hormone Diethylstilbestrol lên tốc độ sinh trưởng và
tỷ lệ sống của cá rô đồng.
Ý nghĩa của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài cung cấp những số liệu khoa học đầy đủ, đóng góp
những hiểu biết về nghiên cứu chuyển đổi giới tính cá rô đồng toàn cái để phục vụ
cho nghề nuôi ngày càng phát triển.
- Ý nghĩa thực tiễn: kết quả của đề tài sẽ giúp khắc phục được con giống hiện
nay, giúp người nuôi lựa chọn được con giống lớn nhanh, đạt kích cỡ đồng đều khi
nuôi thương phẩm. Đề tài thành công sẽ tạo ra thêm một đối tượng nuôi mới có giá
trị kinh tế, góp phần giải quyết những khó khăn về con giống trong các trại sản xuất
giống hiện nay.



3


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá rô đồng.
1.1.1. Đặc điểm phân loại và hình thái cấu tạo.
 Vị trí phân loại.
Cá rô đồng có hệ thống phân loại như sau:
Lớp cá xương: Osteichthyes
Bộ cá vược: Perciformes
Bộ phụ : Anabantoidei
Họ: Anabantoidae
Giống: Anabas
Loài: Anabas testudineus Bloch, 1792
Tên địa phương: Cá rô đồng

Tên tiếng Anh: Climbing Perch

Hình 1.1. Ảnh cá rô đồng
 Hình thái cấu tạo.
Cá rô đồng có thân hình bầu dục, kéo dài, dẹp bên về phía sau. Đầu lớn,
rộng, chiều dài đầu bằng chiều cao thân. Miệng cận trên, chẻ sau, mõm ngắn, đầu
mõm tròn. Mắt lớn, miệng có răng chắc, sắc, nhọn, xếp thành dãy trên hai hàm, Mỗi
bên đầu có 2 lỗ mũi, nắp mang cứng, rìa nắp mang có răng cưa giúp cho cá di
chuyển trên cạn dễ dàng. Toàn thân phủ vẩy lược. Vây lưng có 17 – 18 tia vây
4
cứng, vây hậu môn có 8 – 9 tia vây cứng. Vây bụng và vây hậu môn dài, vây đuôi
hơi tròn (Yakupitiyage và ctv, 1998).
Theo Thiraphan (1962), cá rô đồng con có các sọc sẫm màu nằm vắt ngang
thân và đuôi, đầu cũng có các sọc chạy dài từ mắt đến nắp mang. Cá nhỏ luôn có
một đốm rộng sậm ở phần đuôi và một đốm nhỏ hơn ở phần thân và xương nắp
mang. Ở cá lớn, các vây có màu nâu. Cá rô đồng có cơ quan hô hấp phụ nằm trên
cung mang thứ nhất, gọi là mê lộ, chính cơ quan này giúp cho cá rô đồng sống được
trong môi trường thiếu oxy trong một thời gian dài nhờ hô hấp khí trời.
1.1.2. Đặc điểm phân bố.
Cá rô đồng là loài cá nước ngọt và là loài phân bố tự nhiên ở Châu Á, cá có
thể sống và phân bố ở các thủy vực như: Ao, hồ, kênh, mương, ruộng lúa, đầm
lầy…Trên thế giới, cá rô đồng phân bố rộng chủ yếu ở miền Nam Trung Quốc, Việt
Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Ấn Độ và Châu Đại Dương
(Pavdin,1963). Ở Việt Nam, cá rô đồng phân bố khắp nơi và khắp các địa hình thủy
vực nước ngọt, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đỗ Trung và ctv,
(1997), Yakapitiyage, (1998). Theo Mai Đình Yên (1978, 1979, 1983) ở Nam Bộ
trong họ cá rô có 4 giống cá, nhưng giống Anabas chỉ có một loài duy nhất là
Anabas testudineus.
Do có cơ quan hô hấp phụ ở trên mang nên cá có thể sống ở mật độ cao và
việc vận chuyển cá được dễ dàng. Mặt khác cá có thể sống trong điều kiện khắc

nghiệt của môi trường như: Nước dơ bẩn giàu vật chất hữu cơ, diện tích nhỏ, thiếu
Oxy, pH thấp (3,5) do đó có thể nuôi trong bể xi măng, ao hồ nhỏ… và nuôi với
mật độ cao
1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng.
Cá rô đồng có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm. Trong tự nhiên cá 1 năm
tuổi đạt (50 – 80) g. Kích thước tối đa (300 – 400) g/con, thường gặp (50 – 100)
g/con. Trong điều kiện ao nuôi sử dụng thức ăn chế biến với thức ăn viên hàm
lượng đạm (28 – 30)% cá có thể đạt (60 – 100) g/con, có con đạt 150 g. Cá đực
thường có khối lượng nhỏ hơn cá cái cùng lứa (Phạm Văn Khánh & ctv, 1999).
Theo nghiên cứu của Shinsuke Morioka và ctv, (1998) cá rô đồng mới nở đạt
kích thước trung bình 1,9 ± 0,1 mm, cá đạt 8,7 ±1,3 mm ở 19 ngày. Sau khi ương 35
5
ngày cá đạt 18,4 ± 2,1 mm, ở giai đoạn đầu cá có tốc độ tăng trưởng tương đối
nhanh (trích theo Đặng Khánh Hồng và Nguyễn Tường Anh, 2006).
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá rô đồng là loài cá ăn tạp, phàm ăn thiên về động vật. Qua một số nghiên
cứu cho thấy ống tiêu hóa ngắn, tỷ lệ chiều dài của ống tiêu hóa so với chiều dài của
thân cá là (0,76 – 1,06) cm. Cá có răng sắc, chắc xếp thành dãy trên 2 hàm. Nargis
và Hossain, 1987 (trích theo Đặng Khánh Hồng và Nguyễn Tường Anh, 2006).
Bảng 1.1: Khi phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày cá người ta thấy có:
Thành phần Tỷ lệ thức ăn (%)
Giáp xác 19
Nhuyễn thể 6
Thực vật vụn 46
Côn trùng 3,5
Cá 9,5
Vật chất ít tiêu hóa 16

pH dạ dày 5,9 – 6,5 (Pandrey và ctv, 1992) cá rất tích cực tìm mồi và phàm
ăn, ở giai đoạn còn nhỏ thức ăn chủ yếu là động thực vật phù du. Ở giai đoạn cá

giống nếu thiếu thức ăn những con cá lớn sẽ ăn cá nhỏ hoặc trong đàn có cá con
chết sẽ bị những con còn sống ăn thịt. Vì vậy, trong quá trình ương nuôi phân cỡ cá
là việc làm rất quan trọng (trích theo Đặng Khánh Hồng, 2006).
Sau khi cá nở 2 – 3 ngày, cá dinh dưỡng bằng khối noãn hoàng. Khi hết noãn
hoàng cá sử dụng thức ăn bên ngoài, chủ yếu là động vật phù du cỡ nhỏ (Rotifer),
ấu trùng của động vật phù du và một ít thực vật Khi cá lớn, cá có thể ăn các loại
tôm, tép, cá con, côn trùng… và các loại thực vật như: lúa, gạo, hạt cỏ…kể cả phân
động vật và mùn bã hữu cơ. Khi thiếu thức ăn chúng có thể ăn lẫn nhau. Tính ăn
động vật của cá thể hiện ở 8 - 10 ngày tuổi trở đi
1.2. Đặc điểm sinh sản.
 Tập tính sinh sản.
Cá rô đồng là loài nhỏ nhưng dễ thành thục, có thể sinh sản nhiều lần trong
năm. Cá đẻ rộ vào mùa mưa, đặc biệt là vào những ngày mưa to, nước lớn cá
thường tập trung thành đàn theo nhau ngược dòng nước tìm bãi sinh sản và bắt cặp
đẻ. Bãi đẻ của cá rô đồng thường là những nơi mới ngập nước có độ sâu từ 30 - 40
6
cm. Cá không có tập tính giữ và ấp trứng, không có tập tính bảo vệ con (Đàm Bá
Long, 2005).
 Tuổi thành thục
Tuổi thành thục của cá được tính từ lúc cá nở tới khi cá thành thục lần đầu
tiên tham gia sinh sản trong vòng đời của chúng.
Mỗi loài cá có tuổi thành thục khác nhau và thay đổi theo từng điều kiện cụ
thể: Môi trường sống, chế độ dinh dưỡng v.v…
Theo nghiên cứu của một số tác giả thì tuổi thành thục của cá rô đồng được
trình bày ở bảng.
Bảng 1.2: Tuổi thành thục của cá rô đồng
TT Tuổi trưởng
thành
(tháng tuổi)
Kích cỡ

(cm)
Tác giả nghiên cứu
1 12 12 Mai Đình Yên, 1983
2 5 - 6 8 -10 Potong Kam, 1983
3 10 12 - 13 Trần Thị Trang, 2001
4 10 13 – 13,8 Nguyễn Ngọc Phúc, 2000

 Mùa vụ sinh sản
Trong điều kiện nuôi, cá rô đồng có thể đẻ nhiều lần trong năm. Ngoài tự
nhiên cá sinh sản vào mùa mưa, khi thành thục cá bố mẹ di chuyển từ nơi sinh sống
đến nơi vừa ngập nước sau cơn mưa đầu mùa và ngược dòng để tìm bãi đẻ, trứng cá
rô đồng thuộc loại trứng trôi nổi, cá không có tập tính giữ và ấp trứng.
Bảng 1.3: Mùa vụ sinh sản của cá rô đồng ngoài tự nhiên
TT Mùa vụ sinh sản
(tháng âm lịch)
Tác giả nghiên cứu
1 4 – 6 Bộ Thủy Sản, 1996
2 5 – 7 Phạm Văn Khánh, 1999
3 4 – 5 Trần Thị Trang, 2001
4 5 – 6 Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993

 Sức sinh sản
Sức sinh sản của cá thay đổi theo kích thước, khối lượng và tuổi của cá. Cá
có kích thước lớn thì có sức sinh sản lớn, sức sinh sản của cá cũng thay đổi theo
7
vùng nước mà nó phân bố, thay đổi theo tập tính sinh sản. Trong điều kiện nuôi tốt,
sức sinh sản tuyệt đối cao hơn so với ngoài tự nhiên (Nguyễn Thành Trung, 1999).
Bảng 1.4 : Sức sinh sản tuyệt đối của cá rô đồng
STT


Khối lượng cá cái
(g/con)
Lượng trứng
(trứng/con
x
10
3
)

Tác giả nghiên cứu
1 50 10 - 20 Mai Đình Yên, 1983
2 40 12 - 16 Phạm Văn Khánh, 1999
3 21 – 60 12 - 15 Nguyễn Văn Kiểm, 1999
4 90 – 100 90 – 130 Bộ Thủy Sản, 1996

1.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất giống trên thế giới và ở Việt Nam.
1.3.1. Những nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi thương phẩm ở Việt Nam.
Dẫn liệu ban đầu cho thấy ở Đồng bằng sông cửu Long nói riêng và Việt
Nam nói chung giống Anabas chỉ có một loài duy nhất là cá rô đồng (Anabas
testudineus Block, 1792). Mai Đình Yên và ctv (1978, 1979) đã mô tả một số đặc
điểm sinh học, sinh sản và hình thái phân loại của đối tượng này. Cá rô đồng là loài
cá phân bố rộng trong các loại hình thủy vực nước ngọt vùng nhiệt đới như Thái
Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam (Phạm Văn Khánh và ctv, 1999).
Nguyễn Thành Trung, (1999) đã nghiên cứu cho đẻ thành công cá rô đồng và
có thể cung cấp khá chủ động nguồn cá giống cho nhu cầu nuôi thương phẩm ở
nước ta. Hormone sử dụng kích thích cá rô đồng sinh sản gồm: LRHa + Dom với
các liều lượng tùy thuộc vào mức độ thành thục sinh dục của cá bố mẹ nuôi vỗ dao
động từ 60 - 80 µg/kg cá cái và liều lượng Hormone kích thích sinh sản dùng cho cá
đực thường bằng 1/3 liều dùng cho cá cái (Phạm Văn Khánh, 1999). Kết quả nghiên
cứu sử dụng các loại Hormone khác nhau để kích thích và ương nuôi cá rô đồng của

Nguyễn Văn Triều và Dương Nhật Long (2001) đã kết luận “Cá rô đồng có thể
thành thục tốt sau từ 50 - 60 ngày nuôi vỗ, liều lượng chất kích thích sinh sản như
não thùy thể cá chép (8 mg/kg cá cái); HCG (3.000 UI/kg cá cái) và LRHa (50
µg/kg cá cái) dùng kích thích cá rô đồng sinh sản, cho tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao
nhất”. (Đặng Khánh Hồng và Nguyễn Tường Anh, 2006) đã nghiên cứu sản xuất
con giống cá rô đồng toàn cái và thu được kết quả khả quan từ (59,12% - 78,95%).
Đàm Bá Long (2005) nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm
cho đẻ nhân tạo cá rô đồng tại Khánh Hòa đã kết luận: Cá rô đồng thành thục ngoài
8
tự nhiên có khối lượng trung bình 26,89 g/con ở cá cái và 16,16 g ở cá đực. Mùa
sinh sản của cá rô đồng ngoài tự nhiên kéo dài quanh năm, hệ số thành thục sinh
dục của cá cái đạt (6,27 ± 2,34%) và ở cá đực là (1,09 ± 0,24%), sức sinh sản tuyệt
đối là (16.016 ± 3.767) trứng/cá cái. Cá nuôi vỗ trong giai với mật độ 0,5 – 1 kg/m
3

thành thục sau 20 - 25 ngày nuôi, thời gian nuôi tái phát là từ 12 - 15 ngày, tỷ lệ
thành thục đạt 95,24% ở cá đực và 76,50% ở cá cái. Với liều lượng 50 µg LRHa + 5
mg Dom/kg cá cái, những cá cái đẻ trong bể xi măng có thời gian hiệu ứng kích dục
tố dao động từ 7
h
- 7
h
30

. Sức sinh sản thực tế của cá rô đồng thành thục ngoài tự
nhiên là 935 trứng/g cá cái sai khác có ý nghĩa (P< 0,05) trong khi đó sức sinh sản
thực tế của cá rô đồng thành thục trong điều kiện nhân tạo đạt 807 trứng/g cá cái.
Cá rô đồng thành thục ngoài tự nhiên cũng cho các chỉ tiêu; tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở
của trứng cao hơn cá rô đồng thành thục trong điều kiện nhân tạo.
Thí nghiệm nuôi thâm canh cá rô đồng bằng thức ăn viên với các hàm lượng

đạm khác nhau. Mật độ thả nuôi là 25 con/m
2
, thức ăn viên gồm 3 loại có hàm
lượng đạm khác nhau (23%, 26%, 32%). Kết quả thí nghiệm cho thấy trong quá
trình nuôi, các yếu tố môi trường được ghi nhận là thích hợp cho sự phát triển của
cá rô đồng. Tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá sau 4,5 tháng nuôi không khác
nhau về ý nghĩa thống kê (P>0,05) và khối lượng cá đạt (54 – 56) g/con khi kết thúc
thí nghiệm. Thức ăn viên thích hợp cho từng giai đoạn như sau: 2 tháng đầu nên cho
ăn thức ăn 32% đạm, tháng thứ 3 là 26% đạm và cho ăn 23% đạm cho thời gian còn
lại (trích theo Đặng Khánh Hồng, 2006)
Theo Lê Văn Tính, (2003) kết quả nuôi cá rô đồng trong ao tại Long An đã
đạt 102 - 123kg/100m
2
với mật độ 40 con/m
2
, năng suất nuôi cá rô đồng trong ao
đất bằng thức ăn viên có hàm lượng đạm 30% là 75 kg/100m
2
, mức lợi nhuận thu
được đạt 6,7 triệu đồng/100m
2
. Thí nghiệm nuôi cá rô đồng trong lồng ở các mật độ
khác nhau (50, 100, 150, 200 con/m
3
) sử dụng thức ăn tự chế, tốc độ tăng trưởng
của cá sau 150 ngày nuôi rất thấp, trung bình đạt 20 g/con.
1.3.2. Những nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá rô đồng
trên thế giới.
Cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch,1792) được coi là đối tượng phân bố
tự nhiên ở châu Á, phân bố ở vùng xích đạo, sống chủ yếu ở các thủy vực nước

ngọt. Cá rô đồng là loài cá rất quan trọng ở khu vực động Nam châu Á, vì vậy việc
9
nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm trên đối tượng này đã và đang
được các quốc gia trong khu vực này hết sức quan tâm. Tuy nhiên trên thế giới chưa
có nhiều công trình nghiên cứu về đối tượng này, các công trình nghiên cứu bao
gồm hình thái, cấu tạo, phân loại, đặc điểm sinh học và sinh sản nhân tạo Khang,
1962 và rainboth, 1996. (trích theo Đàm Bá Long, 2005).
Về đặc điểm sinh học sinh sản, (Potongkam, 1971). đã nghiên cứu và tiến
hành mô tả các giai đoạn thành thục của tinh sào và noãn sào, sức sinh sản, đường
kính trứng, noãn hoàng của trứng. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá rô đồng
cho thấy; cá rô đồng là loài thích ứng rộng với điều kiện khí hậu nhiệt đới, vào mùa
khô thậm chí lúc thời tiết khô hạn cá cũng có thể sống chui rúc dưới bùn hay thoát
ra khỏi mặt nước để tìm thức ăn ở các vùng đất ẩm thấp.
Doolgindachabaporn (1994) đã thử nghiệm cho sinh sản thành công và nuôi
cá rô đồng trong ao, sử dụng phụ phẩm nông nghiệp và đạt năng suất khoảng 10
kg/100m
2
sau 3 tháng nuôi. Kết quả ương cá rô đồng của Doolgindachabaporn
(1994) cho thấy; sau 1,5 tháng đạt kết quả với tỷ lệ sống dao động từ (3,7 – 15,6)%
năng suất cá ương bình quân đạt 1653 kg cá giống/ha mặt nước ao nuôi. Theo nhận
định của Ray (1989) thì hệ số tiêu tốn thức ăn ở cá rô đồng có lẻ là cao so với các
loài cá nhiệt đới khác. Theo Mangklamanee (1986) thì cá rô đồng có tốc độ tăng
trưởng chậm khoảng 0,5 g/ngày khi nuôi trong ao với mật độ 10 - 15 con/m
2
và có
bổ sung thêm thức ăn. Thức ăn cung cấp cho cá nuôi trong 3 tháng đầu là thức ăn
viên công nghiệp có 28% đạm, khẩu phần ăn dao động từ 10 - 12% khối lượng thân
của đàn cá nuôi/ngày.
1.4. Tình hình nghiên cứu chuyển đổi giới tính trong nước và trên thế giới
1.4.1. Tình hình nghiên cứu chuyển đổi giới tính trong nước.

Ứng dụng các tiến bộ khoa học trong việc điều khiển giới tính các loài thuỷ
sản đã được áp dụng từ khá sớm. Một trong những lý do để các nhà khoa học tập
trung nghiên cứu, điều khiển giới tính các loài cá, tôm là do có sự khác biệt về tốc
độ tăng trưởng ở hai giới tính. Ví dụ như tôm Càng xanh toàn đực, cá Mè vinh toàn
cái, cá Bống tượng toàn đực, cá Rô phi toàn đực là những đối tượng được người
nuôi ưa chuộng hơn vì lớn nhanh hơn. Hay sử dụng Hormone để điều khiển giới
tính để có màu sắc như mong muốn cũng được áp dụng rộng rãi trên cá cảnh. Sử
dụng Hormom sinh dục đực hay cái để tạo cá bố mẹ cái XY hay đực XX cũng được
10
áp dụng nhiều, điển hình có thể kể đến việc cá cái XY ở Rô phi để tạo cá bố siêu
đực YY.
Nghiên cứu đổi giới tính đã được thực hiện trong nhiều năm qua. Công nghệ
sản xuất cá Rô phi đơn tính đực bằng MT đã được Viện nghiên cứu NTTS I ứng
dụng thành công từ năm 1997, sau đó công nghệ đã được chuyển giao cho khoảng
trên 20 địa phương trong cả nước. Thực nghiệm sản xuất cá rô đồng toàn cái thông
qua MT (Đặng Khánh Hồng, Đỗ Trung, Nguyễn Tường Anh, 2006) cũng cho kết
quả khả quan. Tuy nhiên để có được kết quả cao thì những khâu kỹ thuật như chất
lượng thức ăn, cách phối trộn, làm khô, bảo quản và bổ sung thêm Vitamin C đóng
vai trò quan trọng, quyết định đến tỷ lệ cá đực và tỷ lệ sống của cá được xử lý. Thử
nghiệm ngâm phôi cá rô phi trong MT (Nguyễn Anh Dũng, Lưu Thị Dung, 2010)
cho kết quả khả quan bằng phương pháp ngâm phôi ở 4 nồng độ Hormone MT khác
nhau là: (0,2; 0,4; 0,6; 0,8) mg/l, ở 4 thời gian khác nhau (24h, 48h, 72h, 96h) và
cho kết quả tỷ lệ đực là (74 – 84
%
). Nghiên cứu đực hóa cá hồi vân bằng phương
pháp ngâm và cho ăn Hormone MT (Đặng Xuân Trường, Nguyễn Tường Anh,
2010) với 3 nồng độ ngâm khác nhau (0,4; 0,8; 1) mg/l và với 3 hàm lượng cho ăn
khác nhau (2; 3; 4) mg/kg, tỷ lệ chuyển đổi giới tính chưa cao từ (54 – 67%). Ngoài
ra, việc sử dụng Hormone sinh dục cái để tạo cá cái XY ở rô phi từ đây tạo ra cá Rô
phi siêu đực phục vụ sản xuất cũng đã được Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

áp dụng. Với nhiệt độ được xác định trong khoảng 27-28
o
C, việc ngâm cá rô phi
non ở thời điểm 13 – 14 - 15 DPH (Day Post hatching – ngày sau khi nở) với các
mức nồng độ MT 1,2; 1,8 và 2,4 mg/l trong thời gian (3, 4 và 5) giờ đã thu được
trung bình 94,12% cá đực (trong đó tỷ lệ đực hóa 87,79%), tỷ lệ sống 98,39%, hiệu
suất đực hóa là 86%.
Khi sử dụng phương pháp cho ăn MT, lượng MT khó phân bố đều đến từng
cá thể và qua nhiều công đoạn chắc chắn làm hao hụt một lượng lớn MT, không
quản lý được lượng MT thừa. Đối với phương pháp ngâm, lượng MT được sử dụng
một cách chính xác, lượng MT sẽ đi vào bên trong cơ thể cá theo nguyên lý thẩm
thấu qua da, mang và các bộ phận khác một cách đồng đều giữa các cá thể. Lượng
MT còn thừa trong dung dịch ngâm có thể được thu lại và xử lý để không có ảnh
hưởng đến môi trường và sức khỏe con người
(trích theo Lê Văn Thắng, 1999).

11
1.4.2. Tình hình nghiên cứu chuyển giới tính trên thế giới.
Trong nhiều loài cá nuôi, cá cái thường tăng trưởng nhanh hơn cá đực và đạt
kích thước lớn hơn sau cùng thời gian nuôi. Ở một số loài, con đực thành thục trước
khi đạt kích thước thương phẩm cho nên kết quả khi thu hoạch là kích thước cá
không đồng đều dẫn đến năng suất bị giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận rất lớn
(Yakupitiyage, 1989).
Tại Thái Lan, Pongthana và ctv (1995, 1999) đã cho sinh sản cá mè vinh toàn
cái bằng phương pháp dùng mẫu sinh nhân tạo kết hợp với việc chuyển đổi giới tính
bằng Hormone sinh dục. Theo Pandian (1995) thì có thể thực hiện chuyển đổi giới
tính khoảng 47 loài cá, bằng 31 loại Hormone steroid khác nhau (16 androgen và
15 estrogen) trong đó phổ biến nhất là 17α-methyltestosteron và estradiol-17β (để
đực hoá hay cái hoá) bằng phương pháp cho ăn hoặc ngâm. Sự đáp ứng của một số
họ cá đối với chúng có thể xếp theo thứ tự sau: Cichlidae < Cyprinodondidae <

Anabantidae < Poecilidae < Salmonidae < Cyprinidae. Đối với những loài cá có
kích thước nhỏ và đẻ trứng thuộc họ cá rô Anabantidae và cá rô phi Cichlidae cần
liều thấp nhất (5 - 50 mg/kg thức ăn)
Nhiều tác giả các công trình điều khiển giới tính cá bằng các Hormone sinh
dục có những nhận xét chung rằng: Khi dùng liều càng cao thì tỷ lệ sống của cá
được xử lý càng thấp. Một hiện tượng có vẻ như nghịch lý là khi dùng các Hormone
sinh dục đực có khả năng thơm hóa (aromatizable) chẳng hạn, testosterone thì hiệu
quả đực hóa của thuốc chỉ tăng cùng với sự tăng của liều xử lý đến một giá trị nhất
định, vượt quá nó thì sự tăng liều thuốc đực hóa làm cho tỷ lệ cái tăng lên (Pandian
& Varadaraj, 1990).
Các phương pháp hữu dụng để sản xuất cá toàn cái gồm có phương pháp trực
tiếp và gián tiếp. Phương pháp xử lý trực tiếp chuyển thành cá cái cũng tương tự
như sản xuất cá toàn đực ở vài loài cá. Hiện nay, phương pháp để tạo ra cá toàn cái
hoặc toàn đực được sử dụng cho khoảng 35 giống khác nhau bao gồm: các họ cá
hồi Salmonidae, cá chép Cyprinidae, cá bảy màu Poecilidae, cá rô phi Cichlidae, cá
sặc Gouramies và nhóm cá lưỡi trâu Flatfishes. Cái hóa bằng phương pháp gián tiếp
rất được chú trọng vì những cá đưa ra nuôi thành cá thịt đã được chuyển giới tính
mà không bao giờ tiếp xúc với steroid.
12
1.5. Phương pháp chuyển đổi giới tính
 Phương pháp cái hóa gián tiếp: Bước đầu tiên của phương pháp này là đực
hoá cá con mang bộ nhiễm sắc thể của cá cái (XX) trong cùng đàn cá (gồm XX và
XY). Những cá đực mang bộ nhiễm sắc thể XX như thế được gọi là những “cá đực
mới” (neomales). Sau đó, sản xuất cá toàn cái bằng cách cho lai “cá đực mới” này
với cá cái bình thường và không có xử lý thuốc nữa. Để nhận biết những “con đực
mới” trong thế hệ F
1
được đực hoá này, phải kiểm tra giới tính đàn con F
2
của

chúng (Hunter và ctv, 1982, 1983; Bla´zquez và ctv, 1999). “Con đực mới” F
1
mang
nhiễm sắc thể XX có thế hệ F
2
về lý thuyết, phải đều là con cái (kiểu gen và kiểu
hình). Trong khi đó, con đực bình thường XY sẽ có đàn con gồm cả con cái và và
con đực. Khi dùng phương pháp này, đực hoá không phải là mục đích chính mà là
một bước quan trọng trong phương pháp cái hoá gián tiếp (trích theo Đặng Khánh
Hồng, 2006). Một số loài cá đã được cái hoá theo phương pháp này như cá Sóc
(Oryzias latipes) (Yamamoto, 1958), cá vàng (Carassius auratus) (Yamamoto and
Kajishima, 1969), cá hồi cầu vồng (Johnstone và ctv., 1979), cá hồi Đại Tây Dương
(Salmo salar) (Johnstone and Youngson, 1984), cá hồi (Oncorhynchus tshawytscha)
(Hunter và ctv, 1983), cá rô phi (Nile tilapia) (Mair và ctv., 1991), nhóm cá 7 màu
(Kavumpurath and Pandian, 1993), cá xiêm (Betta splendens) (Kavumpurath and
Pandian, 1994), cá Trê phi (Clarias lazera).
Mặc dù, giai đoạn đầu của phương pháp này tốn nhiều thời gian nhưng
phương pháp cái hoá gián tiếp này có ưu điểm là cá thương phẩm không bao giờ
tiếp xúc với steroid, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước
vì người ta cho rằng các Hormone steroid có thể gây ung thư. Phương pháp này
cũng đã được dùng trong sản xuất cá hồi (Oncorhynchus tshawytscha) ở Anh (Bye
and Lincoln, 1986) và cá hồi Chinook ở Canada (trích theo Đặng Xuân Trường,
2010)
 Cái hóa trực tiếp: Trong thực tế, phương pháp này đơn giản, thuận lợi khi
áp dụng và không tốn thời gian. Tuy nhiên, mặt hạn chế của phương pháp này là
mức độ thành công có thể thay đổi phụ thuộc vào thao tác và chăm sóc của người
kỹ thuật khi xử lý. Hơn nữa, cá xử lý theo cách này không thể đưa vào chương trình
sản xuất giống, vì phân nửa số cá cái được tạo ra là có kiểu gen con đực. Những con
13
cái XY này khi phối giống với con đực bình thường sẽ tạo ra thế hệ con với tỷ lệ

giới tính thay đổi rất lớn nghiêng về hướng tỷ lệ đực khá cao.
1.5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi giới tính cá rô đồng
Có sự khác nhau đang kể trong thử nghiệm sử dụng Hormone (DES) chuyển
đổi giới tính cá rô đồng bởi nhiều tác giả khác nhau.
Phương pháp cho cá ăn thức ăn trộn Hormone, có nhiều yếu tố là giảm tiềm
năng chuyển đổi giới tính của DES đó là nhiệt độ thay đổi quá thấp hay quá cao và
do ảnh hưởng của sự phát triển không đồng đều của cá mới nở. Sau thời gian xử lý
Hormone khoảng 3 ngày, những cá bột trội hơn đòi hỏi lượng thức ăn nhiều hơn, do
đó sử dụng lượng Hormone nhiều hơn con khác, dẫn đến là ảnh hưởng đến chuyển
đổi giới tính của quần đàn. Như vậy phương pháp cho cá ăn DES bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố như: độ tuổi của cá, thời gian xử lý và nhiệt độ môi trường.
Phương pháp ngâm trong dung dịch Hormone DES với nồng độ thích hợp,
ảnh hưởng của Hormone đồng đều lên các cá thể ở độ tuổi biến đổi giới tính dễ
thích nghi nhất của cá rô đồng, thời gian xử lý ngắn, hạn chế được ảnh hưởng của
nồng độ Hormone. Sau xử lý Hormone cá được nuôi trong ao sinh trưởng phát triển
tốt, mặt khác giảm chi phí đáng kể về nhân công và Hormone. Khi xác định độ tuổi
biến đổi giới tính mạnh mẽ nhất trong mối tương quan với nhiệt độ môi trường và
cỡ cá, cho phép khai thác cá con trong ao nuôi cá rô đồng sinh sản đưa vào xử lý
Hormone tạo quần đàn cá rô đồng với số lượng lớn, bỏ qua các quá trình phức tạp.







14
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu.
Trại thực nghiệm phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ nuôi trồng thủy sản nước ngọt trường Đại học Nha Trang (Ninh Phụng, Ninh
Hòa, Khánh Hòa).
2.1.2 Thời gian nghiên cứu.
Ngày 13 tháng 3 năm 2010 đến ngày 20 tháng 5 năm 2011
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792).
15
2.2 Phương pháp nghiên cứu.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm ngâm và cho ăn và ngâm Hormone

















Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
2.3 Vật liệu và điều kiện cơ sở thí nghiệm

Trại thực nghiệm Nịnh Phụng. Đây là cơ sở được trường Đại học Nha Trang
đầu tư nâng cấp trang thiết bị hiện đại, ao nuôi vỗ cá bố mẹ, ao ương giống đạt tiêu
chuẩn đảm bảo thực hiện đề tài. Trại được nhận đàn cá bố mẹ từ trại Minh Đức, có
nguồn gốc từ ao nuôi dự bị cá bố mẹ ở xã Lạc An, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Cá đã thích nghi và phát triển tốt tại cơ sở, đến nay đã cho thế hệ con có chất
lượng tốt để sản xuất giống phục vụ cho phong trào nuôi cá thịt ở địa phương.
T/n ngâm Hormone (DES) trên cá rô
đồng Sau khi nở 9, 12, 15, ngày tuổi
Nghiên cứu phương pháp cho ăn và
ngâm Hormone

Diethylstibestrol

- Xác định tỷ lệ chuyển đổi giới tính.
- Xác định tốc độ sinh trưởng
- Xác định tỷ lệ sống
- Kiểm tra các yếu tố môi trường.
- So sánh hiệu quả sử dụng Hormone DES
giữa 2 phương pháp ngâm và cho ăn
Thu th
ập, phân tích v
à x
ử lý số liệu

K
ết luận

T/n cho ăn Hormone (DES) trên cá rô
đồng Sau khi nở 6, 9, 12 ngày tuổi
4

mg/lít
ĐC
6
mg/lít
2
mg/lít
80
mg/kg
60
mg/kg
40
mg/kg
16
Bảng 2.1. Vật liệu và điều kiện thí nghiệm
Tên vật liệu Chủng loại và số lượng
Hormone Hormone Diethylstibestrol (DES)
Bể thí nghiệm 20 bể Composit, thể tích 0,5m
3

Thể tích nước thí nghiệm 200 lít
Giai thí nghiệm 60 giai làm bằng vải the
Số lần lặp lại ở mổi lô thí nghiệm 3 lần
Giai ương cá từ 1 đến 3 tháng tuổi 40 giai bằng lưới mịn, mắt lưới 100 × 100
ô/dm
2

Thể tích nước nuôi 0,8m
3

Số lượng mẫu cá trong mỗi bể thí

nghiệm (n)
1000 con/bể thí nghiệm
Số lượng mẫu cá trong mỗi giai thí
nghiệm (n)
4000 con/giai thí nghiệm
Tần suất ngâm Hormone 1 lần
Mật độ ngâm 5 con/l
Thời gian ngâm 3 ngày
Mật độ thả nuôi 5 con/l (giảm dần theo sự phát triển của cá)
Thức ăn cá giống Thức ăn công nghiệp Cargil của Mỹ, kích cỡ
khác nhau phù hợp với miệng cá
Thức ăn cá bột “Milkfish” của (sản phẩm thương mại của
Công ty Thịnh Phát, Thành phố Hồ Chí
Minh)
Thời gian cho ăn thức ăn trộn (DES) 21 ngày
Số lần cho ăn 5 lần/ngày (sau khi xử lý Hormone s
ố lần cho
ăn giảm xuống 2 – 4 lần/ngày)
Cồn Etanol 96%

2.4. Kỹ thuật sinh sản (theo NguyểnThành Trung, 1999).
2.4.1. Tuyển chọn cá bố mẹ
Trước hết cá được tuyển chọn cho tham gia sinh sản phải là những con cá
khỏe mạnh, không bị bệnh, xây xác, không dị hình, không mất nhớt để tuyển chọn
cá cho tham gia sinh sản:


 Cá cái: Khối lượng (60 – 100) g/con, kích thước (10 – 12) cm/con. Khi
mang trứng bụng cá cái sẽ phình to, lỗ sinh dục lồi, có màu hồng, khi dùng tay vuốt
nhẹ phần bụng có cảm giác mềm đều, thì ta tiến hành cho tham gia sinh sản.

×