Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp sử dụng hợp lý các nghề khai thác thủy sản trên vùng bãi triều ven biển huyện giao thủy tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 103 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG






ĐINH VĂN TRÁNG




“NGHIÊN C
ỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ
CÁC NGHỀ KHAI THÁC THỦY SẢN TR
ÊN VÙNG BÃI
TRIỀU VEN BIỂN HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH”




LUẬN VĂN THẠC SỸ




Chuyên ngành: Công nghệ Khai thác
Mã số: 60.62.80
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sỹ - Thái Văn Ngạn








Nha Trang, tháng 08 năm 2008





2

LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Đồng thời tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Nha Trang, ngày 31 tháng 8 năm 2008
Tác giả



Đinh Văn Tráng





3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Thái Văn Ngạn- Giảng viên
cao cấp Trường Đại học Nha Trang, là người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Văn Động, TS Thái Văn
Ngạn, TS Hoàng Hoa Hồng, TS Phan Trọng Huyến, Trường Đại học Nha
Trang, đã giúp đỡ tôi trong việc xây dựng và hoàn thiện đề cương nghiên cứu.
Cảm ơn sự giúp đỡ của các cơ quan đơn vị : Khoa Khai thác trường Đại học
Nha Trang, Viện Qui hoạch Kinh tế Thủy sản, Sở Thủy sản tỉnh Nam Định,
Sở Khoa học & Công nghệ, Chi cục Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
tỉnh Nam Định, Trạm Khí tượng thủy văn Văn Lý, Hải Hậu - Nam Định,
Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Phòng Thủy sản huyện Giao Thủy, UBND huyện
Giao Thủy, UBND xã Giao Hải, Giao Xuân huyện Giao Thủy đã giúp cho sự
thành công của đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả!
Nam Định, ngày 31 tháng 8 năm 2008
Tác giả



Đinh Văn Tráng










4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 2
LỜI CẢM ƠN 3
MỤC LỤC 4
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG 6
DANH MỤC CÁC HÌNH 7
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC 8
MỞ ĐẦU 9
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
12
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng bãi triều huyện Giao Thủy
12
1.2.Tình hình kinh tế -xã hội huyện Giao Thủy và 2 xã Giao Hải, Giao
Xuân
18
1.3. Các kết quả nghiên cứu liên quan đến vùng bãi triều huyện Giao
Thủy
20
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
27
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

27
2.2. Tài liệu nghiên cứu
27
2.3. Nội dung nghiên cứu
28
2.4. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu
29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
32
3.1. Kết quả khảo sát tầu thuyền và lao động khai thác thủy sản tại vùng
bãi triều huyện Giao Thủy
32
3.2. Kết quả khảo sát các nghề khai thác thủy sản tại vùng bãi triều huyện
Giao Thủy
35
3.3. Một số tác động đến nguồn lợi thủy sản ở vùng bãi triều huyện Giao
Thủy
55
3.4. Nhận xét
58
3.5. Giải pháp sử dụng hợp lý các nghề khai thác thủy sản tại vùng bãi
triều huyện Giao Thủy
59
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 71





5

CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

BQ : Bình quân
CV : Công suất của tàu tính bằng mã lực
2a : Kích thước mắt lưới tính bằng mi ni mét
h : Giờ
PGS : Phó giáo sư
TS : Tiến sỹ
UBND : Ủy ban nhân dân
N : Hướng Bắc
NE : Hướng Đông Bắc
E : Hướng Đông
SE : Hướng Đông Nam
S : Hướng Nam
SW : Hướng Tây Nam
W : Hướng Tây
TB : Trung Bình
NW : Hướng Tây Bắc
GDP : Tổng thu nhập quốc dân
ĐVĐ : Động vật đáy
GX : Giáp xác
TM : Thân mềm
GNT : Giun nhiều tơ
RNM : Rừng ngập mặn
NĐ : Nghị định
QĐ : Quyết định
CP : Chính phủ
BNN : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BTS : Bộ Thủy sản
CT : Chỉ thị
TT : Thông tư










6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng Trang

Bảng 1 : Tốc độ gió trung bình theo hướng gió trong các tháng tại Văn Lý

14
Bảng 2: Nước dâng trong bão ven bờ Vịnh Bắc Bộ 16
Bảng 3: Tần suất sóng trạm Hòn Dáu (1961 - 1981) 17
Bảng 4: Độ cao sóng lớn nhất Trạm Văn Lý 17
Bảng 5: Cơ cấu tàu thuyền và lao động khai thác thủy sản của hai xã Giao
Hải, Giao Xuân
32
Bảng 6: Thông số cơ bản của tàu thuyền khai thác thủy sản tại 2 xã Giao
Hải, Giao Xuân (Phân theo vật liệu vỏ tầu và chiều dài tầu)

33
Bảng 7: Thông số cơ bản của tầu thuyền khai thác thủy sản tại 2 xã Giao
Hải, Giao Xuân (phân theo vật liệu vỏ tầu và công suất máy)
33
Bảng 8: Cơ cấu nghề khai thác thủy sản trên vùng bãi triều của 2 xã Giao
Hải, Giao Xuân huyện Giao Thủy
34
Bảng 9: Thông số tầu thuyền nghề lưới rê ở bãi triều huyện Giao Thủy 36
Bảng 10: Thông số cơ bản và giá trị 1 cheo lưới rê 37
Bảng 11: Các giá trị trung bình của một số thông số cơ bản nghề lưới rê 38
Bảng 12: Giá trị đầu tư vỏ tầu, máy và lưới theo giá trị hiện tại 39
Bảng 13: Cơ cấu đầu tư bình quân cho 1 đơn vị thuyền nghề lưới rê 40
Bảng 14: Thông số tầu thuyền nghề giã đơn 42
Bảng 15: Các giá trị trung bình của một số thông số cơ bản nghề giã đơn 44
Bảng 16: Cơ cấu đầu tư bình quân cho 1 đơn vị thuyền nghề giã đơn 45
Bảng 17: Các giá trị trung bình của một số thông số cơ bản nghề đáy 48
Bảng 18: Cơ cấu đầu tư bình quân cho 1 đơn vị thuyền nghề đáy 49
Bảng 19: So sánh số tầu thuyền nghề lưới rê ở bãi triều huyện Giao Thủy

63





7

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình Trang
Hình 1: Bản đồ tỉnh Nam Định 13

Hình 2: Biểu đồ cơ cấu thuyền nghề trên vùng bãi triều 34
Hình 3: Bản đồ ngư trường bãi triều huyện Giao Thủy 35
Hình 4: Tầu thuyền làm nghề lưới rê tại bãi triều huyện Giao Thủy 36
Hình 5 : Bản vẽ khai triển 1 cheo lưới rê 37
Hình 6: Lưới rê ở bãi triều huyện Giao Thủy 38
Hình 7: Biểu đồ cơ cấu đầu tư tầu thuyền nghề lưới rê 40
Hình 8: Tầu thuyền làm nghề giã đơn tại bãi triều huyện Giao Thủy 43
Hình 9: Lưới kéo đơn tại bãi triều huyện Giao Thủy 43
Hình 10: Biểu đồ cơ cấu đầu tư cho 1 đơn vị thuyền nghề giã đơn 45
Hình 11: Nghề lưới đáy tại vùng bãi triều huyện Giao Thủy 47
Hình 12: Cấu tạo lưới đáy cọc tại vùng bãi triều huyện Giao Thủy 48
Hình 13: Biểu đồ cơ cấu đầu tư 1 đơn vị thuyền nghề đáy 49
Hình 14: Nghề te thủ công tại bãi triều huyện Giao Thủy 50
Hình 15: Bàn nạo khai thác ngao tại bãi triều huyện Giao Thủy 52
Hình 16: Bàn cào khai thác ngao, don, dắt tại bãi triều huyện Giao Thủy

52
Hình 17: Khai thác ngao, don, dắt bằng bàn cào trên bãi triều huyện
Giao Thủy
53
Hình 18: Khai thác ngao bằng bàn nạo trên bãi triều huyện Giao Thủy 54
Hình 19: Bãi nuôi ngao tại vùng triều huyện Giao Thủy 55





8

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Tên phụ lục Trang

Phụ lục 1: Thống kê tầu thuyền khai thác hải sản xã Giao Hải, Giao
Xuân – Huyện Giao Thủy
71
Phụ lục 2: Bảng thống kê số liệu điều tra thông số kỹ thuật nghề lưới
rê xã Giao Hải, Giao Xuân – Huyện Giao Thủy
80
Phụ lục 3: Bảng thống kê số liệu điều tra về kinh tế nghề lưới rê xã
Giao Hải, Giao Xuân – Huyện Giao Thủy
84
Phụ lục 4: Bảng thống kê điều tra thông số kỹ thuật nghề giã đơn xã
Giao Hải, Giao Xuân – huyện Giao Thủy
88
Phụ lục 5: Bảng thống kê số liệu điều tra kinh tế nghề lưới giã đơn
xã Giao Hải, Giao Xuân – Huyện Giao Thủy
90
Phụ lục 6: Bảng thống kê số liệu điều tra thông số kỹ thuật nghề đáy
xã Giao Hải, Giao Xuân – Huyện Giao Thủy
92
Phụ lục 7: Bảng thống kê số liệu điều tra kinh tế nghề lưới đáy xã
Giao Hải, Giao Xuân – Huyện Giao Thủy
94
Phụ lục 8: Thống kê điều tra lao động khai thác thủy sản trên vùng
bãi triều huyện Giao Thủy
96
Phụ lục 9: Biểu thống kê phân tích mẫu nguồn lợi của nghề lưới rê
98
Phụ lục 10: Biểu thống kê phân tích mẫu nguồn lợi của nghề giã đơn


99
Phụ lục 11: Biểu thống kê phân tích mẫu nguồn lợi của nghề đáy
100
Phụ lục 12: Phiếu điều tra phân tích mẫu nguồn lợi các nghề tại
vùng bãi triều ven biển huyện Giao Thủy
101
Phụ lục 13: Phiếu điều tra khảo sát nghề khai thác ở khu vực bãi
triều huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định
102
Phụ lục 14: Phiếu điều tra lao động khai thác thủy sản ở khu vực bãi
triều huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định
103





9

LỜI NÓI ĐẦU
Trên phạm vi toàn cầu, các vùng bãi triều (bãi bồi ngập nước) ven biển
thường có quy mô rộng lớn, đại diện cho bãi triều thuộc nhóm đất ngập nước
châu thổ ven biển (coast delta). Đây là một kiểu hệ sinh thái có các đặc trưng
riêng về môi trường, dự trữ tài nguyên, cho nên phải có quan điểm về phương
thức sử dụng phù hợp. Các bãi triều còn là khu vực tiềm năng cho các hoạt
động phát triển, nhất là đối với các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản,
bảo tồn tự nhiên v.v…
Vấn đề nghiên cứu sử dụng hợp lý và có hiệu quả các vùng đất ngập
nước đã được các quốc gia đặt ra từ rất sớm, gắn liền với lịch sử khai khẩn
của loài người. Nhiều mô hình khai thác châu thổ nói chung và vùng bãi triều

ven biển nói riêng đã được thực thi và tổng kết. Các mô hình này có những
điểm chung, nhưng có nhiều nét đặc thù riêng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế
- xã hội, tập quán khai thác, nhu cầu thị trường của từng vùng. Do sự tiến bộ
của khoa học – kỹ thuật, các mô hình sử dụng vùng bãi triều châu thổ đã có
những thay đổi linh hoạt, đáp ứng kịp thời nhu cầu khai thác tài nguyên và
mục đích tăng trưởng kinh tế của cộng đồng cư dân.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế cần thiết phải thay đổi mô hình sử
dụng bãi triều ven biển không chỉ vào mục đích làm muối, khai thác mà còn
chuyển sang nuôi trồng thủy sản với hiệu quả kinh tế cao. Phương thức khai
thác các vùng bãi triều ven biển một cách ồ ạt trong vòng hơn mười năm trở
lại đây đã gây ra những hậu quả trước mắt và lâu dài, ảnh hưởng tới mục tiêu
phát triển bền vững và sinh kế của cộng đồng địa phương. Vì vậy, gần đây các
nguyên tắc sử dụng hợp lý và khôn khéo các vùng bãi triều ven biển nói riêng
và đất ngập nước nói chung đã được các tổ chức quốc tế nêu ra và được nhiều
quốc gia hưởng ứng áp dụng có hiệu quả.




10

Vùng bãi triều ven biển huyện Giao Thủy thuộc tỉnh Nam Định, phía
Đông và Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Bình, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện
Hải Hậu và huyện Xuân Trường, phía Đông Nam giáp vịnh Bắc bộ. Đây
chính là khu bãi triều cửa sông ven biển điển hình nhất về hệ sinh thái đất
ngập nước ven biển không những đối với tỉnh Nam Định mà đối với cả miền
bắc Việt Nam. Vùng bãi triều có trên 500 loại động vật thuỷ sinh, trong đó có
nhiều loại có giá trị kinh tế như: tôm, cua bể, rong câu chỉ vàng, đặc biệt có
trên 1.000 ha sân ngao, vạng đem lại thu nhập khá cao cho ngư dân ven biển.
Sản lượng khai thác thuỷ sản hàng năm là 5.000 - 7.000 tấn. Tuy nhiên những

năm gần đây ngày càng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn phá hoại sự đa dang sinh
học và hệ sinh thái độc đáo ở khu vực này, làm suy giảm nguồn lợi thủy sản,
do hậu quả của việc quây vùng nuôi tôm; khai thác nguồn lợi thủy sản bừa bãi
một cách tự phát. Chính quyền địa phương đã có những hoạt động tích cực
nhằm hạn chế tình trạng này, nhưng kết quả đạt được còn rất khiêm tốn.
Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Nam Định lần thứ XVII đã đề ra
phương hướng phát triển kinh tế thuỷ sản giai đoạn 2006 - 2010 là:
" Tiếp tục khai thác tốt các tiềm năng về lao động, đất đai và nguồn lợi
biển… phát triển kinh tế thuỷ sản trên các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế
biến xuất khẩu và hậu cần dịch vụ. Tập trung phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ
sản theo hướng sản xuất hàng hoá, đảm bảo có hiệu quả cao và bền vững.
Cùng với nuôi trồng thuỷ sản, tiếp tục tăng cường năng lực và hiệu quả khai
thác hải sản, phát triển hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản.
Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, giá trị xuất khẩu, tạo việc làm tăng
thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, kết hợp kinh tế với an
ninh, quốc phòng".




11

Trong đó, khai thác hải sản ven bờ theo hướng : Ổn định khai thác hải
sản ven bờ, hướng dẫn cho ngư dân chuyển đổi cơ cấu nghề, phát triển đóng
mới thay thế dần các phương tiện tàu thuyền nhỏ công suất dưới 20 CV.
Trước tình trạng khai thác vùng ven biển này một cách tự phát, thiếu bền
vững và có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, vấn đề đặt ra là phải cần
có sự đánh giá một cách đầy đủ thực trạng khai thác, để có cơ sở tìm ra các
giải pháp sử dụng hợp lý các nghề khai thác thuỷ sản nhằm đảm bảo sự phát
triển bền vững. Đây là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách vừa mang ý

nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần thực hiện chủ trương của tỉnh trong
thời gian tới. Để giải quyết những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“ Nghiên cứu một số giải pháp sử dụng hợp lý các nghề khai thác thủy sản
trên vùng bãi triều ven biển huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định “. Mục đích
xây dựng được các giải pháp sử dụng hợp lý các nghề khai thác trong vùng
triều huyện Giao Thủy, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đời sống cư dân, bảo
đảm sự phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản . Đề tài được thực hiện với các
nội dung:
- Khảo sát thực trạng các nghề khai thác nguồn lợi thủy sản hiện có trên
vùng triều ở địa phương.
- Phân tích và đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý các nghề khai
thác ở vùng bãi triều một cách có hiệu quả, bền vững và ổn định đời sống lâu
dài của ngư dân.









12

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG BÃI TRIỀU HUYỆN GIAO THỦY
1.1.1. Vị trí địa lý
Giao thủy là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Nam Định, phía Bắc
giáp với hai huyện Tiền Hải và Kiến Xương của tỉnh Thái Bình, phía Tây tiếp

giáp với huyện Xuân Trường, phía Tây Nam là huyện Hải Hậu. Bờ biển bị
chia cắt bởi các cửa sông lớn: cửa Ba Lạt (sông Hồng) ở phía Bắc, cửa Hà
Lạn (sông Sò) ở phía Nam và cửa sông Vọp. Vùng bãi triều thuộc huyện Giao
Thủy gồm có 2 phần: phần bãi bồi ngập nước diện tích 12.000 ha là bãi bồi
cửa sông ven biển điển hình nhất về hệ sinh thái đất ngập nước của châu thổ
sông Hồng. Hàng năm các con sông đã đem ra một lượng lớn phù sa (khoảng
50 triệu tấn) bồi đắp cho các khu vực bãi bồi thuộc huyện Giao Thủy, lấn ra
phía biển thêm hàng trăm mét đất và phần vùng nước ven biển bao quanh
vùng bãi bồi.
Về tiềm năng kinh tế biển, theo đánh giá của các nhà khoa học, vùng
biển bãi triều Giao Thủy có tiềm năng đa dạng sinh học cao. Tổng sản lượng
khai thác thủy sản biển hàng năm từ 5.000 - 7.000 tấn (không tính sản lượng
ngao nuôi được nhập giống từ miền Nam). Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân
Thủy với diện tích 7.680 ha nằm ở phía Bắc của Giao Thủy và xen kẽ giữa
chúng là bãi ngập triều. Cồn Ngạn là cồn cát lớn nhất, trên đó chủ yếu là các
đầm nuôi trồng thủy sản và hầu hết có rừng ngập mặn bao phủ. Cồn Lu gồm
một bãi cát rộng lớn, cùng các bãi triều lầy và một diện tích nhỏ các đầm nuôi
thủy sản. Cồn Xanh là cồn nhỏ nhất có lớp cát mỏng và vẫn đang tiếp tục bồi
đắp do phù xa từ sông Hồng đem lại. Cồn Xanh và Cồn Lu thường bị ngập
khi thủy triều lên.Trong khu vực nghiên cứu nơi cao nhất có độ cao tuyệt đối
là 3m, còn vùng biển có độ sâu từ 6 - 20 m.




13


Hình 1: Bản đồ tỉnh Nam Định
1.1.2. Đặc điểm thời tiết và chế độ thủy văn của huyện Giao Thủy

1.1.2.1. Chế độ gió
Vùng ven biển Giao Thủy nằm trong dải ven biển tây vịnh Bắc Bộ, vừa
chịu ảnh hưởng của hoàn lưu khí quyển và chế độ gió chung của khu vực, vừa
có những nét riêng về các đặc trưng khí hậu, thời tiết.
Đặc điểm chung cơ bản của khí hậu vùng biển ven bờ vịnh Bắc Bộ là
nhiệt đới nóng ẩm (do nằm trong vùng nhiệt đới cận chí tuyến bắc). Do sự
hoạt động và chi phối của hoàn lưu khí quyển phát triển theo mùa nên khí hậu
bị phân hóa thành hai mùa rõ rệt : Mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) xuất hiện
gió mùa Tây Nam, thời tiết nóng ẩm (nhiệt độ trung bình thường trên 25
o
C)
và mưa nhiều kéo dài (lượng mưa tháng trên 100mm), thường xuất hiện bão,




14

áp thấp nhiệt đới, dông Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3), trùng với gió
mùa Đông-Bắc, trời rét lạnh (nhiệt độ trung bình dưới 20
0
C), ít mưa (lượng
mưa thường dưới 100mm). Thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thời
tiết ôn hòa hơn, nhưng ưu thế vẫn thuộc về hệ thống thời tiết mùa hạ. Phân bố
tốc độ gió trung bình theo các hướng trong năm được thống kê trong bảng 1
Bảng 1: Tốc độ gió trung bình (m/s) theo hướng gió trong các tháng tại
Văn Lý
Tháng
N NE E SE S SW W TB
1 3,2 4,4 5,0 3,7 4,0 3,0 0 3,7

2 3,2 4,5 4,9 39, 4,3 2,5 2,0 3,4
3 3,1 4,8 3,5 3,6 3,3 4,0 1,0 3,7
4 2,9 4,6 4,5 4,2 4,5 2,6 2,2 3,5
5 3,8 4,6 4,9 4,7 5,5 4,0 2,8 3,6
6 3,2 4,0 4,4 4,5 5,8 3,8 2,7 2,3
7 3,0 4,5 4,4 5,4 5,9 4,2 4,0 4,2
8 3,0 3,8 4,7 4,6 5,2 3,6 2,3 3,1
9 3,7 4,7 5,3 5,3 4,8 2,2 2,4 3,8
10 3,8 5,6 4,8 4,5 5,0 1,7 1,8 3,8
11 3,5 4,1 4,8 4,5 5,0 1,7 1,8 3,8
12 3,3 4,8 4,9 3,4 3,4 2,6 0 3,8
( Nguồn số liệu: Trạm Khí tượng thủy văn Văn Lý, Hải Hậu - Nam Định )
Vùng biển ven bờ Giao Thuỷ có địa hình tương đối bằng phẳng, đường
bờ uốn lượn và bị chia cắt các cửa sông, phía Bắc gồm các cồn cát lớn chắn
phía ngoài, trong đó Cồn Xanh và Cồn Lu thường bị ngập nước khi thuỷ triều
lên. Khu vực có địa hình thấp và bằng phẳng nên gió có thể phát triển theo
nhiều hướng khác nhau. Mùa hè, gió hướng Nam, Đông Nam thịnh hành, phát
triển mạnh vào các tháng 5 - 8, đạt tần suất lớn nhất 60% vào tháng 7, tốc độ
trung bình vào hướng này đạt 4,5 - 5,9 m/s. Mùa đông, từ tháng 10 - 12 gió
Bắc, Đông và Đông - Bắc thịnh hành.




15

1.1.2.2. Chế độ mưa, độ ẩm và nhiệt độ không khí.
Lượng mưa: khu vực huyện Giao Thủy có đặc điểm chế độ mưa chung
của dải ven biển Bắc Bộ. Trung bình năm trên toàn dải ven bờ vịnh Bắc Bộ
đạt 2020 mm với 143 ngày có mưa. Lượng mưa thay đổi theo mùa, mùa mưa

từ tháng 5 đến tháng 10 có tổng số lượng mưa là 1720 mm chiếm 85% tổng
lượng mưa năm. Lượng mưa trung bình các tháng đạt 200 - 230mm, với số
ngày mưa trên 10 ngày mỗi tháng. Mùa khô từ tháng 11đến tháng 4 năm sau,
lượng mưa chỉ đạt 297mm. Lượng mưa tháng dao động từ 30 - 70mm. Mưa ít
nhất rơi vào tháng 12 và tháng 1, mưa nhiều nhất vào tháng 7, 8, 9.
Độ ẩm không khí trung bình năm 82%, cao nhất là 88% (tháng 4) và thấp
nhất là 75% (tháng 1).
Nhiệt độ không khí trung bình năm khu vực Giao Thủy - Hải Hậu cao
hơn vùng phía Bắc, đạt 23,5
0
C tại Văn Lý. Nhiệt độ thay đổi theo mùa, mùa
đông nhiệt độ trung bình 20
0
C có khi nhiệt độ xuống thấp đến 10
0
C và kéo dài
từ 5 - 7 ngày. Mùa hè nhiệt độ trung bình từ 27 - 28
0
C, có khi đến 35 - 36
0
C
và kéo dài nhiều giờ trong ngày.
1.1.2.3. Bão và nước dâng do bão.
Hàng năm, trên toàn dải Bắc Bộ phải chịu khoảng 3 - 5 cơn bão. Nếu chỉ
xét trong vòng 34 năm trở lại đây, số cơn bão đổ bộ vào bờ biển tỉnh Nam
Định chiếm 17,5% và bình quân 3 năm lại xuất hiện một cơn bão cấp 12. Tốc
độ gió cực đại trong hầu hết các cơn bão đều đạt trên 20 m/s, có cơn đạt trên
40 m/s. Kèm theo bão là mưa lớn kéo dài từ 6 đến 7 ngày, lượng mưa trên
200 mm.
Quá trình đổ bộ của bão vào vùng bờ biển thường làm cho mực nước

biển dâng cao, gây nên quá trình phá hủy bờ, đe dọa hệ thống đê kè và hệ
thống công trình ven biển.




16

Bảng 2: Nước dâng trong bão ven bờ vịnh Bắc Bộ

Tên cơn bão đổ bộ Nước dâng tại cửa
Ba Lạt (cm)
Nước dâng tại cửa
Đáy (cm)
Rose (1968) 150 cm 150 cm
Alice (1975) 170 cm 170 cm
Nancy (1982) 155 cm 180 cm
Cecil (1985) 160 cm 190 cm
( Nguồn số liệu: Trạm Khí tượng thủy văn Văn Lý, Hải Hậu - Nam Định)
Nếu khi bão đổ bộ trùng với kỳ nước thủy triều dâng thì hiệu ứng mực
nước biển dâng cao gấp từ 2 - 3 lần các giá trị thu được ở trên, gây nguy hiểm
lớn cho vùng đất và dân cư ven biển.
1.1.2.4. Chế độ thủy triều
Dải ven bờ biển tỉnh Nam Định có chế độ nhật triều khá điển hình, với
hầu hết số ngày trong tháng là nhật triều, bán nhật triều chỉ xuất hiện 2 - 3
ngày trong kỳ nước kém (kỳ nước thủy triều kiệt). Dọc theo ven bờ Bắc Bộ,
càng xuống phía nam, tính chất nhật triều càng kém thuần nhất hơn và biên độ
triều cực đại cũng giảm.
1.1.2.5. Chế độ sóng :
Sóng ở vùng biển tỉnh Nam Định mang đặc điểm chung của chế độ sóng

vùng ven bờ vịnh Bắc Bộ. Vùng bờ biển vịnh Bắc Bộ nói chung chịu tác động
của hầu hết các loại sóng từ ngoài khơi truyền vào theo các hướng khác nhau.
Chế độ sóng phụ thuộc chủ yếu vào chế độ gió thay đổi theo mùa. Có
thể hình dung bức tranh chế độ sóng ngoài khơi qua các số liệu nhiều năm
(1961 đến 1981) tại khu vực đặc trưng là trạm Hòn Dáu ở bảng 5






17

Bảng 3: Tần suất sóng trạm Hòn Dấu (1961 - 1981)

Khoảng độ
cao (m)
N NE E SE S SW W NW

Tổng
Lặng
0,5 – 1
1 – 2
2 – 3
3 - 4
5.14

1.54

0.06


5.44

1.81

0.06


15.84

7.80
0.24
0.09

18.68

6.60
0.37
0.04

6.02

6.52

0.27

0.03


1.65


2.14

0.01

0.03


0.87

0.08

0.01

0.04


0.87

0.08

0.01

0.04

18.17
53.89
26.57
1.03
0.26

Bảng 4: Độ cao sóng lớn nhất trạm Văn Lý.
Tháng
Đặc
trưng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11

12

Năm

H(m) 2.5

2.0

2.3

2.0

2.0

2.0

4.0

2.5

4.5


3.3

2.3

2.5

4.5
Hướng

E E SE

E E E SE

SE

E E E NE

E
( Nguồn số liệu: Trạm Khí tượng thủy văn Văn Lý, Hải Hậu - Nam Định )
Ngoài ra, biên độ triều lớn nhất của biển Nam Định tạo điều kiện mở
rộng đới sóng vỗ bờ trong vùng bãi triều thoải và khá bằng phẳng. Đặc biệt
khi có triều cường, sóng có điều kiện phát triển và truyền vào bờ, có khi vỗ
sát ngay chân đê, kè gây tác động trực tiếp lên các tuyến đê và doi cát cửa
sông.
1.1.2.6. Chế độ dòng chảy:
Dòng chảy ở vùng biển Nam Định là tổng hợp của dòng chảy triều, dòng
chảy sóng ven bờ, dòng chảy gió Nhìn chung dòng chảy có giá trị vận tốc
khá lớn, thường nằm trong khoảng 0,4 m/s đến 1,0 m/s. Hướng dòng chảy
thường song song với đường bờ, trừ các khu vực cửa sông hướng dòng chảy
thay đổi phụ thuộc vào các luồng lạch chính. Khu vực triều lên, khi triều lên

dòng chảy thường có hướng từ Bắc, Đông Bắc, khi triều xuống dòng chảy có
hướng ngược lại.




18

Dòng chảy vùng ven bờ thường không đồng nhất với dòng chảy ngoài
khơi về hướng cũng như về tốc độ. Dòng chảy ven bờ chủ yếu hình thành do
dòng triều và sóng vùng ven bờ. Tuy tốc độ không lớn nhưng có vai trò quan
trọng trong việc vận chuyển và phân phối bồi tích trong khu vực.
Tóm lại: Vùng biển ven bờ Giao Thủy có chế độ khí hậu, hải văn phức
tạp đặc trưng bởi sự phân hóa mạnh các yếu tố khí hậu, hải văn và thủy văn
theo các mùa trong năm. Trong quy hoạch, khai thác các bãi triều ven biển
trong khu vực cần xem xét đến các chế độ động lực phức tạp của khu vực
biến động mạnh theo không gian và thời gian.
1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIAO THỦY VÀ 2 XÃ GIAO
HẢI, GIAO XUÂN Ở VÙNG TRIỀU.
Dân số toàn huyện Giao Thủy tính đến năm 2007 là 207.401 người, tổng
nguồn lao động là 111.200 người. (tính cả số người trên và dưới độ tuổi lao
động đang làm việc) với khoảng gần 5.000 lao động thường xuyên và không
thường xuyên khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản. Lao động đã được bố trí
trong các ngành kinh tế là 84.791 người, chiếm 92,7%, còn khoảng 6.640
người chưa có việc làm chiếm 7,3%. Đây là nguồn lao động dồi dào có thể bố
trí trong phát triển thuỷ sản.
Những năm qua, kinh tế của huyện Giao thuỷ phát triển tương đối toàn
diện và vững chắc, nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân 6,5 %/năm, các nhóm
ngành công nghiệp - xây dựng - dịch vụ tăng nhanh. Trong nhóm ngành nông,
lâm, thuỷ sản, ngành thuỷ sản có tốc độ tăng cao hơn so với mức bình quân.

Sản xuất nông nghiệp có nhịp độ tăng trưởng bình quân 3,01%, cơ cấu
ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng dần chăn nuôi
và dịch vụ.




19

Thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng bình quân 17,8%/năm, cơ cấu ngành
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, giảm tỷ trọng khai thác.
Công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng 4,1 %/năm.
Dịch vụ, du lịch đang phát triển mạnh, thu hút được nhiều lao động, vốn
đầu tư đang từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng cho vui chơi, giải trí.
Cơ sở hậu cần phục vụ cho khai thác: Giao Thuỷ có 3 tổ hợp đóng mới
và sửa chữa tầu thuyền có công suất từ 75 CV trở xuống tại thị trấn Quất
Lâm. Toàn huyện có 4 bến cá cửa sông Sò, cống số 8, cống số 9, cống số 10
là nơi neo đậu của tầu thuyền về nhập hải sản, chuẩn bị hậu cần hoặc tránh
bão gió.
Trình độ học vấn và những cơ hội tiếp cận với khoa học và công nghệ
mới trong khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản còn nhiều bất cập. Cơ sở hạ
tầng phục vụ cho nghề cá còn thiếu và mất cân đối, vì thế việc quy hoạch để
phát triển nghề cá bền vững hiệu quả là rất cần thiết.
Xã Giao Hải: Tổng diện tích tự nhiên toàn xã: 555,11 hecta, trong đó đất
sản xuất nông nghiệp là 411,57 ha, diện tích sản xuất nông nghiệp bình quân
1,37 sào/khẩu. Hàng năm sản xuất khoảng 6.600 tấn thóc.
Dân số toàn xã có 6.918 người, trong đó lao động trong các ngành kinh
tế là 4.000 người: lao động sản xuất nông nghiệp 3.000 người; lao đông khai
thác thuỷ sản 969 người và một số lao động buôn bán nhỏ.
Xã Giao Xuân: Tổng diện tích tự nhiên toàn xã: 704,67 hecta, trong đó

đất sản xuất nông nghiệp là 535,01 ha. Hàng năm sản xuất khoảng 5.500 đến
5.600 tấn thóc. Ngành sản xuất chính của xã là nông nghiệp.
Dân số toàn xã có 9.075 người, trong đó lao động trong các ngành kinh
tế là 3.912 người. Lao động sản xuất nông nghiệp 3.200 người, lao động khai
thác thủy sản 554 người và một số lao động buôn bán nhỏ




20

Nhìn chung, kinh tế - xã hội của huyện Giao Thuỷ có nhiều thuận lợi
cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có thuỷ sản, vùng ven biển
của huyện là vùng bãi bồi có điều kiện phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đây là
một thuận lợi lớn cho phát triển thuỷ sản của địa phương. Hệ thống cơ sở hạ
tầng của huyện tương đối hoàn chỉnh với hệ thống đường liên tỉnh, liên
huyện, liên xã và liên thôn, điện lưới quốc gia đã về đến 100% số xã trong
huyện, thuỷ lợi đã đáp ứng cơ bản cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
Giao Thuỷ là một huyện có tiềm năng trong khai thác, nuôi trồng hải
sản. Nghề nuôi thủy sản mặn lợ hiện nay chủ yếu nuôi các đối tượng như tôm
sú, cua, vạng… với diện tích chỉ sau diện tích trồng lúa của huyện. Đa số
người dân vùng ven biển đều muốn chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp bấp
bênh sang nuôi trồng thuỷ sản cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao vì người
dân đã thấy được hiệu quả kinh tế của việc nuôi trồng thuỷ sản so với sản xuất
nông nghiệp.
1.3.CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VÙNG BÃI TRIỀU
HUYỆN GIAO THỦY
Qua điều tra, trong các năm qua đã có những đề tài nghiên cứu của các
cơ quan nghiên cứu khoa học Trung ương, địa phương và các đề tài hợp tác
với cơ quan khoa học nước ngoài tiến hành nghiên cứu các vấn đề liên quan

đến vùng bãi triều huyện Giao Thủy đó là:
- Việc điều tra nghiên cứu thủy sinh vật vùng cửa sông ven biển miền
Bắc nói chung được tiến hành đầu tiên vào khoảng những năm 1960 - 1961.
Lúc đó, các nhà Sinh vật học Nga do Gurjanova đứng đầu đã cùng các nhà
khoa học nước ta nghiên cứu vùng triều bờ tây vịnh Bắc Bộ. Công trình hợp
tác này đi sâu nghiên cứu đặc trưng sinh học, sinh thái học của vùng triều bờ
tây vịnh Bắc Bộ, đồng thời đề xuất phương hướng sử dụng vùng triều vào




21

mục đích nuôi trồng và khai thác thủy sản. Trong công trình này có trên 100
loài sinh vật vùng triều đã được đề cập đến.
- Vào thời gian 1964 - 1969, Tổng cục Thủy sản tiến hành điều tra
nguồn lợi đặc sản vùng triều từ Móng Cái đến Quảng Bình. Hàng loạt các bãi
đặc sản được thống kê với mọi quy mô diện tích, các mức trữ lượng khác
nhau đã được liệt kê ở từng tỉnh có biển. Riêng tỉnh Nam Định, các bãi hải
sản thân mềm gồm các loài don, dắt, sò lông, ngao và vọp có tổng diện tích
được tính là 2.900 ha tập trung ở Hải Hậu và Giao Thủy đã được đề cập đến.
- Năm 1969 - 1971, Viện Nghiên cứu biển Hải Phòng tiến hành một
cuộc điều tra nghiên cứu khá quy mô – điều tra nghiên cứu biển Nam Hà. Tại
đây, một số đề tài về sinh học đã được thực hiện như: “Điều tra thực vật nổi
vùng cửa sông”, “Điều tra động vật nổi vùng cửa sông”, “Điều tra nguồn lợi
sinh vật vùng triều và nguồn giống vùng cửa sông”, “Điều tra trứng cá, cá con
vùng cửa sông ”. Các đề tài đã tổ chức thu mẫu khép kín chu kỳ mùa và năm
về các mặt thành phần loài, sinh vật lượng cùng với sự biến đổi mùa, phân bố
không gian của các nhóm sinh vật từ cửa sông Hồng đến cửa sông Đáy. Kết
quả nghiên cứu đã cung cấp các tư liệu quý về tài nguyên sinh vật và nguồn

giống vùng ven biển và cửa sông tỉnh Nam Định và đã được công bố.
- Trong khuôn khổ đề tài nhà nước KT 03 - 08 “Điều tra nguồn lợi đặc
sản vùng ven bờ và ven đảo từ Móng Cái đến Hải Vân”, nguồn lợi động vật
thân mềm Nam Định đã được chú ý đánh giá về thành phần loài và trữ loài.
- Góp phần định hướng cho việc nghiên cứu phát triển và sử dụng bền
vững nguồn lợi sinh vật nói chung, nguồn lợi thủy sản nói riêng, hai cơ quan
nghiên cứu cấp bộ đã xuất bản hai chuyên khảo về biển và nguồn lợi thủy sản
bao gồm Chuyên khảo biển Việt Nam, tập IV “Nguồn lợi sinh vật và các hệ
sinh thái biển ” do Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia chủ
trì (1994) và nguồn lợi thủy sản Việt Nam do Bộ Thủy sản chủ trì (1996).




22

Theo tài liệu được công bố, hai loài động vật thân mềm ở Cồn Lu và Cồn
Ngạn (Giao Thủy) là Ngao và Vọp có diện tích phân bố là 1.000 và 1.400 ha
với trữ lượng tương ứng là 140 và 11.200 tấn. Tuy vậy, các số liệu đó đến nay
đã thay đổi rất nhiều.
- Năm 2005, UBND tỉnh Nam Định đã phối hợp với Viện Kinh tế và
Quy hoạch thủy sản thực hiện đề tài: Cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch chi
tiết sử dụng hợp lý vùng nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất muối ven biển
huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định. Đồng thời Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy
sản đã biên soạn Tổng quan nghề cá tỉnh Nam Định thuộc dự án đánh giá
nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam
- Bên cạnh các chương trình, đề tài cấp nhà nước, cấp bộ do các cơ quan
khoa học Trung ương thực hiện, tỉnh Nam Định cũng có các nghiên cứu
chuyên đề phục vụ cho nhu cầu cấp thiết của địa phương. Năm 1995, Chi cục
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã thực hiện đề tài điều tra nguồn lợi thủy sản vùng

ngập mặn Nam Hà tháng 11 năm 1995
- Là một tỉnh có nguồn lợi ngao và nghề nuôi ngao phát triển, năm 1998
Trung tâm khuyến ngư Nam Định đã tiến hành dự án “Điều tra nguồn lợi và
xây dựng dự án kinh tế kỹ thuật hỗ trợ ngư dân phát triển nuôi ngao trên vùng
triều Nam Định”. Dự án này đã nghiên cứu sự phân bố của nguồn lợi ngao,
đánh giá tình hình nuôi ngao, đề xuất một số kỹ thuật nuôi nhằm nâng cao
năng xuât, sản lượng nuôi.
Trong các kết quả nghiên cứu liên quan đến vùng bãi triều huyện Giao
Thủy phải kể đến kết quả của đề tài: “Cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch chi
tiết sử dụng hợp lý vùng nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất muối ven biển
huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định của Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản”.
Theo kết quả đã công bố, trong vùng bãi triều huyện Giao Thủy hiện biết 175
loài động vật đáy (ĐVĐ), 114 giống, 62 họ, 14 bộ, 4 lớp thuộc 4 ngành.




23

Trong thành phần loài ĐVĐ, giáp xác (GX) có số loài cao nhất, sau đến
thân mềm (TM), giun nhiều tơ (GNT) và tay cuốn
Các đối tượng kinh tế hầu hết nằm trong nhóm trai biển. Một số họ tuy
số loài ít nhưng lại có giá trị thực phẩm và có giá trị khai thác như: vọp, phi,
dắt, móng tay. Một số họ đa loài cũng tập trung nhiều loài có giá trị khai thác,
nuôi và xuất khẩu: sò lông, sò huyết, hầu sông, nghêu, ngao vân, ngao dầu…
Ngao là một trong các loài có giá trị kinh tế lớn của các tỉnh ven biển
miền Bắc như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Tại Giao Thuỷ, ngao phân
bố ở các khu triều trung và triều thấp của các bãi triều ven biển gần cửa sông
có chất đáy là cát mịn ít bùn ở Cồn Ngạn và Cồn Lu 10 năm về trước tại các
vùng ven bờ này chỉ gặp hai loài ngao: ngao vân và ngao dầu, ban đầu chúng

được khai thác tự nhiên chỉ để giải quyết nhu cầu thực phẩm thường ngày
nhưng sau khi được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chúng nhanh
chóng trở thành đối tượng nuôi rộng rãi và chỉ một thời gian ngắn nguồn
giống trở lên cạn kiệt.
Nhờ có nghề nuôi ngao nhiều tỷ phú ngao đã xuất hiện. Vì vậy để duy trì
nghề nuôi trong khi nguồn giống tự nhiên tại chỗ không đủ cung cấp các hộ
nuôi đã đưa giống ngao từ Bến Tre về thả. Loài ngao Bến Tre hay còn gọi là
ngao trắng đã mau chóng thích ứng với môi trường vùng nước ven bờ gần cửa
sông Nam Định và tiếp tục mang lại lợi nhuận to lớn cho các hộ nuôi
Bên cạnh các loài có lợi ích về mặt kinh tế, nhóm thân mềm còn có một
số loài khác gây hại cho kinh tế đó là các loài thuộc Hà bùn đục thuyền làm
hỏng vỏ các tàu thuyền bằng gỗ làm giảm tuổi sử dụng của các phương tiện,
gây tổn phí bảo dưỡng cho ngư dân và tiềm ẩn gây tai họa đắm thuyền.
Có 107 loài cá ghi nhận được trong vùng nghiên cứu thuộc 76 loài, 44
họ, 12 bộ. trung bình mỗi bộ có gần 3,5 họ, mỗi họ có 2,5 loài. Trong số 12




24

bộ, chỉ có 5 bộ có số loài ít nhất (1- 2 loài ): Bộ cá nhám đầu, Bộ cá gai, Bộ cá
nóc (1 loài), Bộ cá đèn lồng và bộ cá mú lan (2 loài). Có hai loài phân bố ở
vùng cửa sông ven bờ, các bộ còn lại số loài có ít nhất cũng đạt 4 loài.
Một số bộ có số loài rất cao như: bộ cá vược – 60 loài, bộ cá trích - 12
loài, hai bộ này có tới 23 họ, 49 giống, 72 loài, chiếm 67,3% tổng số loài, các
bộ khác có từ 4 - 7 loài.
Trong thành phần loài kể trên, căn cứ vào sự thích nghi phân bố theo độ
mặn, theo tầng nước có thể phân chia thành các nhóm sinh thái khác nhau.
Nếu dựa vào độ mặn, có nhóm cá nước ngọt, cá nước lợ cửa sông và cá ven

bờ; nếu dựa vào tập tính sống và bắt mồi có thể phân thành các nhóm cá nổi
và cá tầng đáy, tổng cộng có 5 nhóm sinh thái – dạng sống khác nhau, cụ thể:
- Nhóm cá nước ngọt – 1 loài : Cá chẽm
- Nhóm cá nước lợ cửa sông – 33 loài
- Nhóm cá ven bờ: 53 loài
- Nhóm cá nổi – 19 loài
- Cá đáy - 62 loài
Tuy vậy, các loài cá không chỉ có một thuộc tính thích nghi mà các
thuộc tính đó đan xen nhau nên hầu hết các loài có hai thuộc tính hoặc ven bờ
- đáy, hoặc ven bờ - nổi; lợ cửa sông – nổi, thậm chí một số ít loài có 3 thuộc
tính.
Trong thành phần loài của khu hệ có 52 loài (>50%) số loài cá có giá trị
kinh tế khác nhau. Chúng là đối tượng khai thác ở trên vùng triều, trong tầng
nước và là đối tượng nuôi trong các ao đầm nước lợ.
Vùng triều ven biển huyện Giao Thủy là khu bãi triều cửa sông ven biển
điển hình nhất về hệ sinh thái đất ngập nước ven biển nên đây là khu bãi đẻ và




25

sinh trưởng của các loài thủy sản. Chính vì vậy, tại đây có nguồn lợi giống
thủy sản phong phú và đa dạng. Theo kết quả của đề tài "Cơ sở khoa học phục
vụ quy hoạch chi tiết sử dụng hợp lý vùng nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất
muối ven biển huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định" của Viện kinh tế và quy
hoạch thủy sản ta có thể biết được thành phần và trữ lượng giống của 1 số loài
chủ yếu.
Trong đó có một số loài giống có giá trị như:
- Nguồn giống tôm.

Giống tôm phân bố cả trong tầng nước (giai đoạn sống phù du giống
nổi) lẫn trên đáy bùn mềm lân cận RNM hoặc ẩn mình dưới các khe hang, lá
mục trong rừng (hậu ấu trùng – con non, sống đáy). Đối với giống tôm rảo,
chúng di cư theo thuỷ triều lên các bãi triều kiếm ăn nhưng khi triều rút, một
bộ phận đáng kể sẽ ẩn mình trong lớp bùn bột mềm hoặc trong RNM, chờ khi
nước ngập bãi lần sau lại ra khỏi nơi trú ẩn kiếm mồi. Đây là tập tính của một
số loài tôm nước lợ thuộc giống tôm rảo (Metapenaeus). Vì lẽ đó, ở nhiều nơi
ven biển và đầm phá tôm rảo còn được mang thêm cái tên “tôm cỏ” hoặc
“tôm đất”. Trữ lượng tôm giống ở đáy: 20.000.000 con trong một kỳ nước
thuỷ triều.
- Nguồn giống cua
Cua cũng có tập tính hoạt động theo thuỷ triều, khi thuỷ triều rút chúng
sẽ di cư xuống vùng ngập nước ven các lạch triều nơi có chất đáy bùn bột
hoặc ở lại trong các thảm cỏ ngạn hoặc thảm RNM.
Trữ lượng cua giống: 600.000 con/kỳ nước thuỷ triều
- Nguồn giống ngao
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài "Cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch
chi tiết sử dụng hợp lý vùng nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất muối ven biển

×