Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện bình đại, tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 103 trang )

- 1 -
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Vài chục năm trở lại đây nuôi tôm là một trong những nghề phát triển mạnh,
nhiều loại tôm có giá trị kinh tế cao đã được đưa vào nuôi với nhiều hình thức khác
nhau: nuôi quảng canh, bán thâm canh và thâm canh. Tại một số quốc gia Châu Á,
Châu Mỹ, nghề nuôi tôm phát triển ở trình độ cao, thu hút một lực lượng lớn các
nhà đầu tư, các cán bộ nghiên cứu và người lao động. Trong thực tế, nghề nuôi tôm
đã mang lại lợi nhuận khá cao cho các quốc gia này (Trần Văn Vỹ và ctv, 1995).
Việt Nam với hơn 3.600 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa
sông, lạch và hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển. Trong nội địa hệ thống sông ngòi
kênh rạch chằng chịt và các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã tạo nên một tiềm năng
lớn về diện tích nuôi trồng thủy sản; trong đó có 1.700.000 ha để phát triển nuôi
nước ngọt, lợ, mặn đặc biệt là phát triển nuôi tôm (Bộ Thủy sản, 1999).
Nghề nuôi trồng thủy sản ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long trong những
năm gần đây phát triển mạnh mẽ cả về diện tích và năng suất nuôi. Đặc biệt, nuôi
tôm chiếm vị trí quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, góp phần đáng kể về chuyển
đổi cơ cấu kinh tế các vùng nông thôn ven biển, giải quyết công ăn việc làm cho
hàng ngàn lao động, nâng cao thu nhập cho người dân vùng ven biển, tăng tích lũy
ngoại tệ cho nhà nước và thay đổi bộ mặt nông thôn.
Tỉnh Bến Tre là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với hệ
thống sông ngòi nội địa chằng chịt được bắt nguồn từ hệ thống sông Mêkông đổ ra
biển Đông thông qua bốn cửa sông lớn Cổ Chiên, Ba Lai, Hàm Luông và Cửa Đại,
với tổng chiều dài hơn 382 km kết hợp với 65 km bờ biển; thiên nhiên ưu đãi đã tạo
thành cho Bến Tre hơn 60.000 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản ở cả 3
vùng sinh thái mặn, lợ, ngọt và vùng biển đặc quyền gần 20.000 km
2
với hằng trăm
giống loài thủy sản đa dạng phong phú.
- 2 -
Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên như trên nghề nuôi trồng thủy sản của


Bến Tre đã có bước phát triển khá mạnh trong thời gian vừa qua, điển hình nhất là
nghề nuôi tôm sú. Từ cuối những năm 1980, nghề nuôi tôm sú đã bắt đầu phát triển
tại 03 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Tại đây người dân bắt đầu nuôi bằng
hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến. Khi nghề nuôi tôm sú phát triển, đời
sống người dân 03 huyện biển có bước cải tiến rất đáng kể: đã giải quyết được tình
trạng thất nghiệp, góp phần tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho người dân.
Những vùng đất hoang hoá, đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả được người dân
mạnh dạn đầu tư chuyển sang nuôi tôm sú.
Theo thời gian nghề nuôi tôm sú được người dân nâng dần mức đầu tư, từ
nuôi quảng canh truyền thống đến nuôi quảng canh cải tiến. Năm 1999 khi Sở Thủy
sản Bến Tre phối hợp với Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II thực hiện thành
công đề tài nuôi tôm sú công nghiệp tại xã Thạnh Phước-huyện Bình Đại, nghề nuôi
tôm sú thâm canh mới bắt đầu phát triển mạnh tại huyện Bình Đại và cả tỉnh Bến Tre.
Nghề nuôi tôm sú phát triển tại 03 huyện biển đã làm thay đổi lớn bộ mặt
nông thôn vùng ven biển, đời sống vật chất của người dân tăng lên rõ rệt, nhà cửa
khang trang đổi mới. Bên cạnh đó còn kéo theo các ngành nghề khác phát triển như
dịch vụ, vận chuyển hàng hoá… đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 30.000
lao động vùng nông thôn ven biển nghèo khó trước đây.
Bến Tre đã hình thành rõ nét vùng nuôi tôm sú thâm canh tập trung thuộc
các xã Bình Thới, Định Trung, Thạnh Trị, Đại Hòa Lộc, Thạnh Phước, ngành sản
xuất này đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Bình Đại từ nguồn thu
hoạch tôm sú thương phẩm và các dịch vụ thương mại, vận chuyển hỗ trợ cho vùng
nuôi chiếm 80% tổng giá trị sản xuất của địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi do nghề nuôi tôm sú thâm canh đem lại,
sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi tôm sú thâm canh nói riêng cũng như nghề
nuôi tôm ven biển nói chung trong tỉnh đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề liên quan
đến năng suất nuôi tôm cần được làm rõ dưới giác độ nghiên cứu nhằm giúp các
nhà hoạch định chính sách tìm ra các giải pháp phối hợp.
- 3 -
Từ các hội nghị nuôi hàng năm tại tỉnh Bến Tre đã tổng kết các vấn đề liên

quan đến hoạt động nuôi tôm tại tỉnh như sau:
- Môi trường nước vùng ven biển bị ô nhiễm do chất thải nuôi trồng thủy
sản, nhất là nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp phát triển một cách tự phát và
không được kiểm soát. Do điều kiện tự nhiên của ĐBSCL nói chung và tỉnh Bến
Tre nói riêng, đặc biệt là huyện Bình Đại, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong
những năm tới sẽ làm cho môi trường đất chịu sự tác động của quá trình phèn hóa
và mặn hóa. Các hoạt động sản xuất như phát triển hệ thống thủy lợi, đào ao, đầm
nuôi thủy sản không hợp lý sẽ làm cho chất sinh phèn được đưa lên mặt đất hay tiếp
xúc với oxy và bị oxy hóa hình thành tầng phèn. Thủy triều biển Đông tiếp tục tác
động lên các vùng đất thấp, gây nhiễm mặn cục bộ tại một số khu vực. Việc canh
tác không theo quy hoạch như dẫn nước mặn vào vùng ngọt hóa để nuôi trồng Thủy
sản làm phá vỡ cấu trúc và suy thoái nguồn tài nguyên đất. Các hoạt động khai thác
nước ngầm quá mức giới hạn và không theo quy hoạch làm cho mực nước ngầm bị
hạ thấp hơn mức cân bằng, tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập, gây mặn hóa,
làm cho tài nguyên đất bị suy thoái. Những năm gần đây, thời tiết diễn biến ngày
càng bất thường, xâm nhập mặn vào mùa khô hết sức phức tạp.
- Kết quả quan trắc nước biển ven bờ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bến Tre hàng năm cho thấy, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước biển khá cao, từ
46 mg đến 500 mg/lít, vượt tiêu chuẩn Việt Nam cho chất lượng nước bãi tắm từ
1,84 đến 20 lần. Nước biển ven bờ tại các huyện Ba Tri, Thạnh Phú và Bình Đại
mặc dù chưa bị ô nhiễm hữu cơ, thể hiện qua giá trị BOD5 vẫn nằm trong giới hạn
cho phép. Tuy nhiên, nước biển ven bờ vào đầu mùa khô đã bị ô nhiễm bởi chất
dinh dưỡng thể hiện qua giá trị Amoniac vượt tiêu chuẩn cho phép và có giá trị dao
động từ 0,11 mg đến 2,42 mg/lít. Nước biển ven bờ của tỉnh cũng bị ô nhiễm vi sinh
với giá trị tổng Coliform biến thiên từ 1.500 MPN đến 240.000 MPN/100 ml, vượt
tiêu chuẩn Việt Nam 5.943 – 1.995 từ 1,5 đến 240 lần.
Http://www.bentretv.org.vn/news/index.php?Mode
- 4 -
- Từ vấn đề ô nhiễm môi trường nuôi đã kéo theo dịch bệnh do một số xã và
vùng nuôi chưa thật sự quan tâm đến việc quản lý vùng nuôi, chưa kiên quyết trong

công tác kiểm tra xử lý vi phạm nên việc xả thải mầm bệnh và bơm bùn đáy ao ra
môi trường tự nhiên còn tồn tại khá phổ biến; từ đó mầm bệnh đốm trắng ngoài môi
trường tự nhiên luôn tồn tại ở mức cao và dịch bệnh xảy ra hàng năm.
- Ý thức quản lý cộng đồng của một số người dân chưa cao, một số hộ nuôi
thả giống tôm sú không đúng lịch thời vụ, khi tôm nuôi bị bệnh chết lại xả thải mầm
bệnh chưa qua xử lý ra môi trường tự nhiên làm lây lan cho các ao nuôi thả giống
trong chính vụ.
- Hệ thống công trình nuôi của đa số các cơ sở, hộ nuôi chưa đảm bảo được
điều kiện an toàn vệ sinh thú y thủy sản như chưa có ao xử lý nước thải, không có
ao chứa bùn… gây khó khăn trong công tác kiểm soát môi trường, dịch bệnh.
- Về chất lượng giống, mặc dù công tác quản lý giống trên địa bàn tỉnh khá
tốt nhưng do thả giống vào thời điểm tập trung nên thiếu con giống có chất lượng
tốt để người dân mua thả nuôi. Việc quản lý đàn tôm bố mẹ chưa được kiểm soát
chặt chẽ nên chất lượng con giống được sản xuất ra không cao.
- Giá thành sản phẩm ngày càng tăng qua các năm do giá thức ăn, thuốc hoá
chất, công lao động ngày càng tăng. Giá bán nguyên liệu có xu hướng ngày càng
giảm nên mức lợi nhuận trên 1kg tôm sú sản xuất ra ngày càng thấp đi, cùng với
vấn đề rủi ro do dịch bệnh làm cho nghề nuôi tôm sú của tỉnh Bến Tre gặp nhiều
khó khăn hơn.
- Chất lượng và kích cỡ tôm thương phẩm: Do diện tích nuôi tôm sú ngày
càng phát triển cùng với việc quản lý môi trường chưa đồng bộ và chặt chẽ nên chất
lượng sản phẩm sản xuất ra có giá trị không cao, không đáp ứng tốt các yêu cầu của
nhà nhập khẩu như: tôm nuôi có hiện tượng sâu đuôi, kích cỡ không đồng đều,
màu sắc vỏ nhợt nhạt…
- 5 -
- Việc gia nhập WTO tạo ra sức cạnh tranh, thị trường xuất khẩu tôm sú ngày
càng khó khăn hơn so với các nước có ngành nuôi tôm sú phát triển, các rào cản về
kỹ thuật ngày càng cao làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của nghề nuôi tôm sú.
Trước những thực trạng trên, việc tìm ra những nhân tố chính ảnh hưởng đến
năng suất trong nghề nuôi tôm sú thâm canh huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre trong thời

gian qua là một nghiên cứu cần thiết. Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất
tôm sú nuôi thâm canh tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre” sẽ góp phần đưa ra một số
đề xuất cho công tác quy hoạch vùng nuôi tôm sú thâm canh một cách hợp lý, đảm
bảo cho sự phát triển nghề này tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre ổn định và bền vững.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục tiêu
Mục tiêu chung:
Điều tra thực trạng nghề nuôi tôm sú thâm canh nhằm xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre.
Mục tiêu cụ thể:
1- Đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm sú tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre.
(Giai đoạn 2005 – 2007)
2- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại
huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre.
3- Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao năng suất của hoạt động nuôi tôm
sú thâm canh tại địa phương nghiên cứu.
1.2.2 Ý nghĩa của đề tài
Những kết luận của đề tài sẽ là một tài liệu tư vấn cho Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, tham mưu cho Tỉnh Ủy và UBND Tỉnh Bến Tre đề ra chiến
- 6 -
lược phát triển ngành nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm
2020.
- Là bộ tài liệu cho huyện Bình Đại định hướng, đề ra các giải pháp quản lý
và đầu tư nghề nuôi tôm sú thâm canh cho những năm tiếp theo đảm bảo phát triển
bền vững nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế địa phương.
- Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể hữu ích cho những hộ nuôi tôm trong
việc đầu tư và phát triển công việc nuôi của mình.
- Kết quả nghiên cứu hy vọng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên
cứu tiếp theo và có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên ngành Kinh tế
thủy sản.

- Riêng đối với tác giả, đây là nghiên cứu đầu tay, vì vậy sau khi hoàn tất
nghiên cứu này sẽ có nhiều bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, làm
nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo.
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu
Với những mục tiêu đặt ra, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính,
kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng trên cơ sở thu thập dữ liệu từ bảng
câu hỏi điều tra các chủ hộ nuôi tôm.
a) Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp
Để đánh giá tiềm năng nghề nuôi tôm sú thâm canh tại huyện Bình Đại tỉnh
Bến Tre, tác giả sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn (hoặc Bộ Thủy sản trước đây), Sở Thủy sản tỉnh Bến Tre (nay là Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn), Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện
Bình Đại và các sách báo xuất bản có liên quan. Bên cạnh đó tác giả còn tham khảo
- 7 -
những nghiên cứu của các tác giả khác, các cơ quan trong nước đã được công bố trên
các tạp chí chuyên ngành về thủy sản, các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước.
Nguồn tài liệu này được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu những vấn đề mang tính hệ
thống và tổng quan về kinh tế, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nghề nuôi tôm sú
thâm canh của Việt Nam nói chung và huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre nói riêng.
Thu thập dữ liệu sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp có được từ kết quả điều tra về hiện trạng nghề nuôi tôm
sú thâm canh, mức độ đầu tư, trình độ sản xuất, doanh thu, những khó khăn, phương
hướng phát triển cũng như những ý kiến của các chủ trại nuôi tôm sú thâm canh tại
huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre.
Quy trình thực hiện điều tra
Xác định đơn vị điều tra: liên hệ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến
Tre, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Đại, Trung tâm Khuyến
ngư Bến Tre, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Bến Tre nhằm thu thập dữ liệu về

số lượng hộ nuôi tôm sú thâm canh trên địa bàn. Tiếp theo xác định vùng lấy mẫu,
phân bổ mẫu cho từng vùng và thực hiện điều tra cụ thể từng mẫu đã được xác định.
Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu
Dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện có phân tầng theo địa bàn, dựa trên
danh sách hộ gia đình nuôi tôm sú thâm canh tại huyện Bình Đại của Phòng Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Bình Đại. Số lượng mẫu được xác định là 50
quan sát (quy tắc số đơn vị mẫu phải lớn hơn số biến trong mô hình cộng thêm 30).
b) Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính
bằng cách phỏng vấn sâu các chuyên gia trong lĩnh vực nuôi tôm sú thâm canh (cán
- 8 -
bộ kỹ thuật của các trại nuôi, phòng Khuyến ngư của huyện….) và các hộ trực tiếp
tham gia nuôi tôm để nắm được sơ bộ về quy trình nuôi cũng như tình hình nuôi
tôm sú thâm canh hiện nay. Trên cơ sở đó xem xét, điều chỉnh lại bảng câu hỏi cho
phù hợp với mô hình nghiên cứu đề nghị.
Nghiên cứu chính thức
Dùng phương pháp phân tích định lượng: hoàn thiện bảng câu hỏi để thu
thập dữ liệu sau đó dùng phương pháp thống kê mô tả, mô hình hồi quy để phân tích
số liệu. Bảng câu hỏi sau khi hoàn thiện sẽ được trực tiếp phỏng vấn các chủ hộ
nuôi để thu thập dữ liệu. Các phương pháp định lượng cụ thể bao gồm:
Phương pháp thống kê mô tả: So sánh các nhóm liên quan nhằm làm nổi bật
những đặc trưng của mỗi nhóm về các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch
của mẫu nghiên cứu.
Lập mô hình hồi quy: Thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến
năng suất tôm sú nuôi thâm canh, từ đó tìm ra các nhân tố tác động có ý nghĩa đến
năng suất nuôi tôm.
1.3.2 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Năng suất tôm sú nuôi thâm canh của các cơ sở (trang trại)
hay hộ dân nuôi tôm sú thâm canh.

Phạm vi nghiên cứu: Người nghiên cứu chọn huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre là địa
bàn nghiên cứu vấn đề này, vì huyện Bình Đại có số diện tích nuôi tôm thâm canh
khá lớn trong toàn tỉnh (khoảng 70%), có thể là vùng đại diện cho hoạt động nuôi
tôm thâm canh trong toàn tỉnh.
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành vào cuối tháng 9 năm 2008.

- 9 -
1.4 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:






























Hình 1.1: Thiết kế nghiên cứu của đề tài
Xác định nội dung nghiên cứu

Tổng quan lý thuyết

Mô hình nghiên cứu
đề nghị
Thảo luận nhóm
Thiết kế bảng phỏng vấn
Điều tra thử
Hiệu chỉnh bảng phỏng vấn
Điều tra diện rộng
Phân tích dữ liệu, kiểm định giả
thiết bằng mô hình hồi quy
Kết quả và thảo luận kết quả
Kết luận và kiến nghị
- 10 -
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT
Thuật ngữ năng suất lần đầu tiên được nói đến trong bài báo của Quesnay
vào năm 1766. Nhưng đến hơn một thế kỷ sau, năm 1883, nó mới được định nghĩa
như “Khả năng sản xuất”. Vào thời kỳ này người ta chưa nói đến nhiều về năng suất

và vai trò của nó. Những năm đầu của thế kỷ XX, khái niệm năng suất mới được đề
cập một cách chính xác hơn. Theo định nghĩa kỹ thuật và truyền thống, khái niệm
năng suất được hiểu khá đơn giản là một mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào.
Nếu đầu ra lớn hơn đạt được từ một lượng đầu vào giống nhau hoặc với đầu ra
giống nhau từ một đầu vào nhỏ hơn thì có thể nói rằng năng suất cao hơn. Từ đó
đến nay khái niệm này được khẳng định, phát triển nhiều dưới dạng khác nhau phụ
thuộc vào góc độ và mục đích xem xét, đánh giá trong bối cảnh cụ thể của từng
nước và theo quan điểm của từng tác giả.
Những năm gần đây, khái niệm năng suất lại được bàn luận sôi nổi, nó được
hoàn thiện bổ sung thêm những nội dung mới cho thích ứng với tình hình phát triển
kinh tế - xã hội và những thay đổi của môi trường kinh doanh hiện nay, mà trong đó
có thể cần chú ý một số định nghĩa:
Theo từ điển Oxford: “năng suất là tính hiệu quả của hoạt động sản xuất
được đo bằng việc so sánh giữa khối lượng sản xuất ra trong một khoảng thời gian
hoặc nguồn lực được sử dụng để tạo ra nó”.
Theo từ điển kinh tế học hiện đại của MIT (Mỹ): “năng suất là đầu ra trên
một đơn vị đầu vào được sử dụng. Tăng năng suất xuất phát từ tăng tính hiệu quả
của các bộ phận vốn, lao động. Cần thiết phải tăng năng suất bằng đầu ra thực tế.
Nhưng rất ít khi tách riêng biệt được năng suất của nguồn vốn và lao động”.
Trong tình hình cách tiếp cận năng suất đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với
tình hình mới, hội nghị ủy ban năng suất của Hội đồng năng suất Châu Âu ở Roma
năm 1959 đưa ra định nghĩa có tính thuyết phục như sau: “Tổng quát mà nói, năng
suất là một trạng thái tư duy. Nó là một thái độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì
đang tồn tại. Có một sự chắc chắn rằng ngày hôm nay con người có thể làm việc tốt
hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Hơn nữa nó đòi hỏi những
- 11 -
cố gắng không ngừng nghỉ để thích ứng với các hoạt động kinh tế trong điều kiện
luôn thay đổi, luôn ứng dụng những lý thuyết và phương pháp mới. Đó là một sự tin
tưởng chắc chắn trong quá trình tiến triển của loài người”.
Ngoài ra còn có một số định nghĩa về năng suất khác như:

Năng suất là nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng các nguồn lực (tức là
làm thế nào để gia tăng số lượng và chất lượng của hàng hóa và dịch vụ được sản
xuất và giao đến nơi khách hàng yêu cầu với giá thành thấp nhất).
Năng suất là sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đáp ứng các yêu cầu của
khách hàng và cổ đông (tức là tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua việc
thỏa mãn ở mức cao nhất sự hài lòng của khách hàng với giá thành thấp nhất ở mức
có thể).
Các định nghĩa trên được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau
với mục đích định hướng vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các
định nghĩa trên chỉ bàn về định tính, không đi sâu vào vấn đề định lượng của năng
suất nên có phần trừu tượng và không thể sử dụng để so sánh năng suất giữa các
doanh nghiệp ở các ngành khác nhau, hay các doanh nghiệp trong cùng ngành
nhưng có qui mô sản xuất, vốn, trình độ công nghệ, quản lý khác nhau.
Các định nghĩa về định lượng của năng suất như:
- Trong một đơn vị thời gian,
Năng suất = Tổng lợi ích mang lại cho khách hàng / Giá trị của nguồn
lực sử dụng (1)
- Trong một đơn vị thời gian,
Năng suất = Xuất lượng / Nhập lượng (2)
Có nhiều phương pháp đo lường năng suất khác nhau, mỗi phương pháp đều
có các ưu nhược điểm riêng. Ví dụ, nếu dựa vào các định nghĩa trên để đo lường
năng suất thì sử dụng công thức (2) sẽ thuận lợi hơn so với sử dụng công thức (1) vì
các giá trị xuất lượng và nhập lượng có thể dễ dàng thu được từ các báo cáo tài
chánh và sản xuất của doanh nghiệp.

Theo tài liệu dịch của Vũ Trọng Hùng (1995), năng suất là thước đo xuất
lượng được tạo ra từ một nhập lượng nhất định. Năng suất là thước đo mức độ kết
- 12 -
hợp tốt các lực lượng sản xuất để tạo ra các kết quả mong muốn. Ích lợi của năng
suất cao được mọi người thừa nhận là bao gồm khả năng tạo ra một số lượng lớn

sản phẩm với nguồn lực ít hơn để có khả năng duy trì hay giảm giá bán và cải thiện
mức sống của chúng ta.
Xét riêng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đã có nhiều nghiên cứu để định
nghĩa năng suất sinh học. Tuy nhiên, dù cho các khái niệm có khác nhau đến đâu,
thực chất vẫn chứa đựng một nội dung cơ bản là để biểu hiện độ tăng khối lượng
chất sống dưới dạng các sinh vật trong một khoảng thời gian nào đó, trong một đơn
vị không gian nào đó của môi trường nước.
Thông thường, năng suất sinh học được chia thành năng suất sinh học sơ cấp
và năng suất sinh học thứ cấp. Trong phạm vi đề tài này, ta xét đến năng suất sinh
học thứ cấp.
Năng suất sinh học thứ cấp: được tính bằng khối lượng vật chất tươi hoặc
khô, trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích tầng nước, hay diện tích nền đáy trong
một đơn vị thời gian.
Năng suất sinh học thứ cấp phụ thuộc vào thành phần, sinh trưởng và phát
triển của động vật trong vực nước. Điều này phụ thuộc vào hàng loạt những nhân tố
sinh thái học: cơ sở thức ăn, nhiệt độ…(Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Trọng
Nho,1983).
2.2 TỔNG QUAN HÌNH THỨC VÀ QUY TRÌNH NUÔI TÔM SÚ
2.2.1 Những hình thức nuôi tôm sú thương phẩm hiện có tại Việt Nam
Hiện nay có 3 hình thức nuôi phổ biến là: nuôi quảng canh truyền thống và
quảng canh cải tiến, nuôi bán thâm canh và thâm canh. Việc lựa chọn hình thức
nuôi tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, năng lực đầu tư, trình độ quản
lý của người nuôi ở từng địa phương. Có thể biểu diễn sự phụ thuộc các hình thức
nuôi vào đầu tư của con người theo sơ đồ sau:





- 13 -


Hình 2.1: Sự phụ thuộc các hình thức nuôi vào đầu tư của con người
(Tacon, 1988)
Nuôi quảng canh truyền thống và quảng canh cải tiến:
Nuôi quảng canh là loại hình nuôi truyền thống, phụ thuộc vào tự nhiên, diện
tích ao thường lớn từ vài ha đến vài chục ha và độ sâu mức nước thường nông từ 0.5
– 1m. Các ao đầm nuôi được lấy đầy nước khi nước triều lên mang theo thức ăn và
nguồn giống tự nhiên. Giống và thức ăn hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Nếu thả thêm giống thì rất ít, khoảng 1 – 2 con/m
2
. Các ao nuôi được thu hoạch theo
phương pháp thu tỉa.
Loại hình nuôi quảng canh tích cực hơn được gọi là nuôi quảng canh cải tiến.
Chọn các ao nuôi có diện tích nhỏ, thường khoảng 1 đến vài ha, mật độ thả giống từ
1 – 5 con/m
2
, có bổ sung thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự tạo. Năng suất đạt từ
300 – 800 kg/ha/năm.
Nuôi bán thâm canh:
Nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi phù hợp với điều kiện của nền kinh tế
hiện nay của nước ta, đồng thời phù hợp với trình độ và khả năng quản lý của nhiều
người nuôi tôm sú. Do vậy hình thức nuôi này ngày càng phát triển.
Hình thức này nuôi bằng giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp là chủ yếu.
Các ao nuôi bán thâm canh thường xây dựng ở vùng cao triều. Diện tích ao nuôi từ
0.5 – 1.5 ha. Hệ thống ao đìa được đầu tư nhất định để chủ động cung cấp nguồn
nước, xử lý và khống chế môi trường như hệ thống máy bơm, máy sục khí, độ sâu
mức nước từ 1,2 – 1,4 m. Mật độ giống thả 10 – 15 con/m
2
. Năng suất đạt từ 1 -5
tấn/ha/năm.


Thức ăn tự
nhiên
Mật độ nuôi
Thức ăn
nhân tạo
Nuôi quảng canh cải tiến
Nuôi bán thâm canh
Nuôi thâm canh
Mức độ quản lý
Khả năng xuất
hiện bệnh
- 14 -
Nuôi thâm canh:
Nuôi thâm canh là hình thức có đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật, đồng
thời đòi hỏi người sản xuất phải có trình độ kỹ thuật tương đối cao và có nhiều kinh
nghiệm thực tiễn về nuôi tôm thương phẩm. Cụ thể nuôi thâm canh là hình thức con
người hoàn toàn kiểm soát các yếu tố môi trường, thức ăn, sinh trưởng… phù hợp
với từng giai đoạn phát triển của tôm trong suốt chu kỳ nuôi. Diện tích ao nuôi
thường khoảng 0,5 ha, mật độ thả giống khoảng > 30 con/m
2
, có đủ thiết bị điều
khiển môi trường ao nuôi, năng suất thu hoạch > 8 tấn/ha/vụ.
Trong ba hình thức nuôi kể trên, nuôi thâm canh thu được lợi nhuận cao,
kích cỡ tôm thương phẩm thu được đồng đều. Người nuôi có thể chủ động trong tất
cả các thao tác nên nếu người nuôi đủ vốn đầu tư thì hình thức nuôi thâm canh là
lựa chọn có hiệu quả cao.
Hiện nay hoạt động nuôi tôm sú tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre nói riêng và
cả nước nói chung có ba hình thức: thâm canh, quảng canh và bán thâm canh.
Người nghiên cứu chọn hình thức nuôi thâm canh là đối tượng nghiên cứu của đề

tài vì lý do: Thứ nhất: tính trên tổng số sản lượng do nghề nuôi tôm tạo ra trong toàn
tỉnh Bến Tre thì sản lượng do hoạt động nuôi thâm canh tạo ra là 74% trong tổng
sản lượng tôm của tỉnh. Thứ hai: hình thức nuôi tôm này chịu sự tác động nhiều
nhất của con người thông qua kỹ thuật, quản lý và vốn; có nghĩa là con người có thể
điều chỉnh hành vi của mình nhằm mục đích tăng năng suất.
2.2.2 Đặc điểm kỹ thuật nghề nuôi tôm sú thâm canh
Tìm hiểu đặc điểm kỹ thuật nghề nuôi tôm sú thâm canh sẽ là cơ sở cho việc
xây dựng một mô hình quản lý, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi
tôm. Dưới đây là quy trình nuôi tôm sú thâm canh phổ biến nhất hiện nay.
Loại tôm được người nghiên cứu quan sát trong đề tài có tên khoa học là:
Penaeus monodon - do Fabricius (1798) đặt tên; tên thường gọi là tôm sú (tiếng
Anh là Black tiger shrimp).




- 15 -
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NUÔI TÔM
Chọn địa điểm
- Điều kiện đất
- Điều kiện nước
- Điều kiện kinh tế xã hội
Thiết kế công trình
- phù hợp với điều kiện thực tế
- phù hợp với quy trình kỹ thuật

Xây dựng công trình
- Đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
- Vận hành hiệu quả


CHUẨN BỊ AO NUÔI
Cải tạo ao
- Cải tạo đáy ao
- Chỉnh sửa cống thoát
- Chỉnh sửa bờ, trãi bạt
- Chỉnh sửa rào chắn
Lắp đặt trang thiết bị
- Lắp quạt máy, sục khí
- Chỉnh sửa cầu, sàn kiểm tra
tôm và môi trường

Chuẩn bị nước
- Lấy nước
- Xử lý nước
- Gây màu nước

CHỌN VÀ THẢ GIỐNG
Chọn giống
- Chọn cảm quan
- Kiểm tra bằng gây sốc
- Kiểm tra bằng pp PCR
Vận chuyển giống
- Kiểm tra số lượng
- Đóng gói
- Vận chuyển
Thả giống
- Thuần hóa nhiệt độ
- Thuần hóa độ mặn
- Xác định mật độ thả


CHĂM SÓC TÔM NUÔI
Quản lý việc cho tôm ăn
- Cho ăn tháng đầu tiên
- Cho ăn sau tháng đầu tiên
- Phương pháp kiểm tra
việc đánh giá bắt mồi của
tôm
Quản lý môi trường ao nuôi
- Phương pháp kiểm tra đánh giá
các thông số thủy lý, thủy hóa,
thủy sinh
- Giải pháp điều chỉnh các yếu tố
thủy lý, thủy hóa, thủy sinh
Quản lý sức khỏe tôm
- Kiểm tra hoạt động tôm
- Kiểm tra các dấu hiệu
bệnh ở tôm
- Giải pháp phòng trị
bệnh

THU HOẠCH
- Thăm dò thị trường
- Kiểm tra chất lượng tôm trong ao và giải pháp cải thiện chất lượng tôm
- Thu hoạch  bảo quản  bán sản phẩm.

Hình 2.2: Sơ đồ Quy trình nuôi tôm sú thâm canh

- 16 -
2.2.2.1. Vị trí lựa chọn và xây dựng công trình nuôi
a) Vị trí lựa chọn

Chọn địa hình nuôi tôm sú thâm canh phù hợp là một khâu quan trọng và cần
xác định một cách cẩn thận trước khi xây dựng ao nuôi. Địa điểm nuôi phải được
nghiên cứu kỹ về môi trường tự nhiên và xã hội. Khi lựa chọn cần chú ý tới các yếu
tố có liên quan sau:
Về mặt địa hình: vùng nuôi phù hợp nhất nằm ở các trung triều hoặc cao
triều, có thể phơi khô đáy ao khi cải tạo và thuộc vùng quy hoạch nuôi trồng thủy
sản; tránh vùng có bão lụt, mưa nhiều, nhiệt độ thay đổi đột ngột.
Đất xây dựng ao phải là đất thịt hoặc đất thịt pha cát, ít mùn bã hữu cơ, kết
cấu chặt, giữ được nước. Nguồn nước chủ động (thay nước theo thủy triều hay dùng
máy bơm), không bị ô nhiễm công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt, PH nước thích
hợp 7.5 – 8.5, độ mặn phù hợp nhất từ 5 – 30 S
o
/
oo
, độ kiềm từ 80 mg CaCO
3
/lít trở
lên. Ao nuôi phải có nguồn nước ngọt để bổ sung khi cần thiết. Nên chọn địa điểm
giao thông thuận lợi, gần nguồn điện, gần nơi cung cấp các dịch vụ cho nghề nuôi
tôm sú, an ninh trật tự tốt và trình độ học vấn đảm bảo nguồn nhân lực cho phát
triển nuôi tôm…
b) Xây dựng công trình nuôi
Công trình nuôi thiết kế đúng sẽ giúp ích nhiều cho việc quản lý chất lượng
nước, cho ăn, thu hoạch, thu gom và tẩy dọn chất thải.
Ao nuôi
Có diện tích từ 3000 - 5000m
2
. Hình dạng ao thường là hình vuông, nếu là
hình chữ nhật thì tỉ lệ chiều dài/ chiều rộng không quá lớn, ao càng ít góc cạnh càng
tốt. Đáy ao bằng phẳng, đầm nén chặt, độ dốc nghiêng về cống tháo. Cao trình đáy

không nên thấp hơn các ao lân cận, xung quanh ao có hệ thống lưới ngăn cua, còng,
địch hại từ ngoài xâm nhập vào trong ao.
Ao chứa (ao lắng)
Ao lắng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát môi trường ao nuôi và dự
trữ nước để cung cấp cho ao nuôi khi chất lượng nước trong ao nuôi không ổn định
hoặc những nơi có nguồn nước mang tính thời vụ cao. Diện tích ao chứa khoảng 25
– 30 % diện tích ao nuôi.
- 17 -
Ao xử lý nước thải
Ao xử lý nước thải dùng để xử lý nước và bùn của đáy ao trước khi đưa ra
bên ngoài. Ao này có diện tích từ 10 – 20% diện tích ao nuôi.
Dưới đây là sơ đồ bố trí ao nuôi tôm tại một trang trại hoặc nông hộ:











Hình 2.3: Sơ đồ bố trí ao nuôi tôm tại một trang trại hoặc nông hộ
Các hệ thống khác (bờ, đê, cống, mương cấp và thoát nước)
Bờ ao phải đủ cao để ngăn chặn lũ lụt trong mùa mưa hoặc khi nước triều lên
cao nhất. Tốt nhất mỗi ao nên có 2 cống, cống cấp và thoát nước đặt ở 2 bờ đối
diện. Mương cấp thoát nước riêng biệt.
Các dụng cụ cần thiết cho nuôi tôm
Bao gồm máy quạt nước, máy sục khí, máy bơm nước, các dụng cụ đo môi

trường như máy đo pH, máy đo độ mặn (salinity refractometer), nên có kính hiển vi
nhằm chẩn đoán những bệnh thông thường của tôm sú.
2.2.2.2. Chuẩn bị ao nuôi
Chuẩn bị ao nuôi là khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi tôm sú thương
phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng của vụ nuôi. Mục đích chính
của việc chuẩn bị ao là tạo cho nền đáy sạch và chất lượng nước ban đầu tốt, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh môi trường nước ao trong suốt vụ nuôi.
Chuẩn bị ao bao gồm các bước sau: cải tạo ao, diệt tạp, bón phân gây màu nước.

Ao nuôi tôm

Máy
quạt
nước

hướng
dòng
chảy
Ao
chứa
nước
và xử

nước
Ao xử lý nước thải
- 18 -
2.2.2.3. Thả giống
Tiêu chuẩn chọn tôm giống
Tôm đều cỡ, râu và bộ phụ đầy đủ, không có chất bẩn bám. Tôm P
15

thường
có kích thước 13 -15mm trở lên hoặc cỡ lớn hơn 2 -3 cm. Tôm không dị hình, chủy
và bộ phụ không bị ăn mòn, có màu hơi xám hoặc nâu đen.
Mật độ thả
Ở vùng Duyên hải miền Nam Trung Bộ thường thả 20 -25 con/m
2
, cỡ 2 - 3
cm hoặc 30 - 40 con/m
2
để đạt năng suất cao.
Tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre
mật độ thả tôm sú thâm canh thường 40 – 50 con/m
2
.

2.2.2.4. Chăm sóc và quản lý:
Thức ăn
Loại thức ăn thường sử dụng là thức ăn công nghiệp có chất lượng cao, bảo
đảm hàm lượng đạm thô 30 - 40%. Thường cho ăn 4 – 6 lần/ngày tùy thuộc vào
kích cỡ của tôm. Lượng thức ăn trong ngày có thể phân chia theo tỉ lệ hoặc chia đều
cho các lần cho ăn tùy thuộc vào hoạt động ăn mồi của tôm và điều kiện thời tiết.
Quản lý môi trường ao nuôi
Quản lý môi trường ao nuôi thực chất là điều kiển các yếu tố môi trường dao
động trong khoảng giới hạn giá trị tối ưu cho vật nuôi. Các yếu tố thích hợp cho tôm
nuôi được thể hiện ở sơ đồ sau: (Sơ đồ 4)











- 19 -


























Hình 2.4: Sơ đồ điều khiển môi trường ao nuôi tôm sú
(Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006)




Năng suất và
dự kiến chất
lượng tôm
thu hoạch
Điều kiện tự nhiên
Tính chất địa
hình
-Nguồn nước
mặn, ngọt
-Vùng cửa sông,
bãi tri
ều

Tính chất thổ
nhưỡng
-PH, hữu cơ
trong đáy
-Thành phần cơ
học đáy…
Thời tiết khí hậu
-Thuận lợi
-Không thuận lợi
Khoảng cách tới

nguồn tôm giống
Môi trường
sinh vật: Tảo,
rong và sinh
vật sống
cùng

Môi trường
vô sinh ánh
sáng, O
2
, t
0
,
PH, NH
3
,
H
2
S,
Tác động của con người (điều khiển)
Thức ăn nhân
tạo

Thức ăn tự
nhiên
Bệnh tôm
Thức ăn
chế biến


Thức ăn
công
nghi
ệp

Thay nước

Sục khí

Bón vôi

Bón phân
Mầm bệnh
-Từ tôm
giống
-Từ môi
trường
Xây dựng
và cải tạo
ao
Chất
lượng

mật
độ
giống
thả
Thu hoạch
-Giá bán
-Cỡ tôm

-Sự cố trong
ao
- 20 -
Phòng và trị bệnh
Phòng bệnh bằng các biện pháp sau: chọn tôm giống có chất lượng cao, mật
độ nuôi vừa phải, cải tạo ao đìa tốt, cho ăn những thức ăn đảm bảo chất lượng và số
lượng, quản lý môi trường ao nuôi tốt.
Trị bệnh: hiện nay một số bệnh được chữa bằng hóa chất, các hóa chất này
phải không thuộc danh mục thuốc cấm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
đã ban hành.
2.2.2.5. Thu hoạch
Hiện nay người nuôi thường sử dụng lưới xung điện để thu hoạch tôm,
thường thu toàn bộ do cỡ tôm đồng đều. Thường thu hoạch tốt nhất vào thời điểm 4
tháng từ khi thả P
15
và 3 tháng kể từ khi ương. Thường cỡ thu hoạch là 25 -30
con/kg tùy theo mật độ thả ban đầu. Tuy nhiên xác định thời điểm thu hoạch tùy
thuộc vào tình trạng sức khỏe tôm sú và giá cả thị trường (Nguyễn Trọng Nho và
ctv, 2006).
2.3 TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Trên thế giới có nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật về sản
xuất tôm sú giống, tôm thương phẩm, các vấn đề về dinh dưỡng và phòng trừ bệnh
cho tôm nuôi. Một số tác giả đã đề cập đến những vấn đề kinh tế, xã hội có ảnh
hưởng đến nghề nuôi. Ví dụ như:
Phan Văn Hòa 2004, đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Huế, Đề tài sử dụng
hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm
nuôi theo các hình thức nuôi của các hộ nuôi tôm ở huyện Phú Vang tỉnh Thừa
Thiên Huế. Trên cơ sở đó, phân tích ảnh hưởng cận biên của các yếu tố đầu vào ảnh
hưởng đến năng suất tôm nuôi và xác định hiệu quả kinh tế của từng yếu tố đầu tư
theo từng hình thức nuôi cụ thể. Đề tài xác định được năng suất nuôi tôm tại vùng

nghiên cứu chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là thức ăn tươi, thức
ăn công nghiệp, vụ nuôi, con giống và công lao động. Thức ăn công nghiệp có ảnh
hưởng lớn nhất đến năng suất tôm của các hộ nuôi; thứ đến là biến thức ăn tươi, vụ
nuôi, hình thức nuôi và ảnh hưởng thấp nhất là công lao động.
Phạm Xuân Thủy (2004) đã thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình nuôi tôm
thâm canh tại Khánh Hòa” nhằm điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả
- 21 -
kinh tế của nghề nuôi tôm sú thương phẩm ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nhằm xác
định một số thông số kỹ thuật – kinh tế chủ yếu của ao nuôi tôm sú thâm canh. Lựa
chọn một số yếu tố cơ bản có mối quan hệ tuyến tính với năng suất nuôi tôm để xây
dựng mô hình nuôi tôm thâm canh bằng hàm thống kê toán học và nuôi tôm thực
nghiệm theo mô hình thâm canh tại Nha Trang – Khánh Hòa.
Mai Văn Xuân (2005) đã sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên
không lặp theo khoảng cách tổ xác định, sử dụng phương pháp nghiên cứu có sự
tham gia của người dân, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích riêng biệt
và phương pháp toán kinh tế để đánh giá thực trạng tình hình nuôi tôm vùng đầm
phá, huyện quảng điền. Đề tài đã vận dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế các hình thức nuôi tôm ở vùng
nghiên cứu. Trên cơ sở đó đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế nghề nuôi tôm của địa phương trong những năm tới.
Theo Lê Vũ Phương (2005) đã điều tra các mẫu ngẫu nhiên thông qua phỏng
vấn trực tiếp người nuôi tôm ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh nhằm khảo sát điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng nuôi tôm tại duyên hải. Phân tích dữ liệu
và xác định mối tương quan giữa yếu tố xã hội đến năng suất và hiệu quả của nghề
nuôi tôm tại địa bàn từ đó đánh giá tác động yếu tố kinh tế xã hội đến năng suất và
hiệu qủa của nghề nuôi tôm sú thương phẩm.
Lê Xuân Sinh và cộng sự (2006), nghiên cứu sử dụng bộ số liệu thứ cấp mang
tính chất tổng quan, số liệu sơ cấp dựa trên bộ câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn phỏng
vấn trực tiếp người nuôi. Bộ dữ liệu này được xử lý bằng phương pháp thống kê mô
tả, sử dụng phần mềm thống kê SPSS nhằm mô tả và phân tích tình hình hoạt động

cũng như hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cơ bản của các trại giống đồng bằng Sông Cửu
Long. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những biện pháp về kỹ thuật trong sản xuất
tôm giống, những kiến nghị với các cơ quan chức năng trong việc tăng cường
khuyến ngư cũng như quy hoạch lại các vùng nuôi. Tuy nhiên tác giả cũng chỉ mới
dừng lại ở việc đưa ra thông tin chung về trại sản xuất, những thông tin về mặt kỹ
thuật mà chưa đề cập nhiều đến các yếu tố về mặt kinh tế.
Hoàng Thu Thủy (2008) thực hiện đề tài đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề
nuôi tôm sú giống tại tỉnh Khánh Hòa. Đề tài đã xác định được một số nhân tố ảnh
- 22 -
hưởng đến hiệu quả kinh tế như chi phí đầu tư trung bình cho trại nuôi, các trang
thiết bị… và đưa ra một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả cho trại giống.
2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ
2.4.1 Các nhân tố tác động đến năng suất
Nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng để tìm ra những nhân tố có tác
động đến việc thay đổi năng suất của việc nuôi tôm sú thâm canh. Từ các mô hình
nghiên cứu sẽ rút ra kết luận về sự phù hợp của mô hình, phục vụ cho việc gợi ý các
kiến nghị nhằm nâng cao năng suất tôm nuôi.
Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả được đề cập ở mục 2.3, năng suất
nuôi tôm sú thâm canh chịu tác động của nhiều nhóm nhân tố khác nhau. Cơ bản có
các nhân tố sau ảnh hưởng đến năng suất nghề nuôi tôm sú thâm canh:
Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên gồm:
- Vị trí địa lý, khí hậu, hải văn biển, thủy quyển
- Đặc điểm về thời tiết
- Đặc điểm về mùa vụ
Nhóm nhân tố về đặc điểm kỹ thuật gồm:
- Nguồn gốc và chất lượng tôm sú giống
- Thức ăn cho tôm sú qua các giai đoạn nuôi khác nhau
- Mật độ nuôi tôm sú
- Xử lý và cải tạo môi trường
- Bệnh tôm

Nhóm nhân tố về lao động và quản lý gồm:
- Kinh nghiệm của người nuôi
- Trình độ kỹ thuật
- Đặc điểm về nhân công
Nhóm nhân tố về quản lý nhà nước gồm:
- Các dự án, chương trình quy hoạch
Nhóm nhân tố về thị trường gồm:
- Thị trường đầu vào
- Thị trường đầu ra
- 23 -
2.4.2 Mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của nghề nuôi
tôm sú
Từ những nhân tố ảnh hưởng trên, chúng ta có mô hình tổng quát sự tác động
của các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nghề nuôi tôm sú thâm canh:

















Hình 2.5: Mô hình lý thuyết tổng quát về các nhân tố ảnh hưởng đến năng
suất nghề nuôi tôm sú thâm canh

2.4.3 Mô hình nghiên cứu đề nghị
Lê Vũ Phương (2005) cho rằng môi trường nước trong các ao đìa nuôi tôm
bao gồm tổng hợp các yếu tố: thủy lý, thủy hóa, thủy sinh vật. Việc nghiên cứu ảnh
hưởng các yếu tố môi trường trong các đìa nuôi tôm không ngoài mục đích là quản
lý, điều khiển nó thích hợp với sự sinh trưởng, phát triển của tôm để nâng cao năng suất và
sản lượng.
Tôm, cá là động vật máu lạnh vì vậy nó nhạy cảm với môi trường hơn động
vật máu nóng. Tăng sản lượng tôm, cá nuôi có nghĩa là tăng năng suất. Hậu quả
Đi
ều kiện tự nhi
ên


- Vị trí địa lý, khí hậu, hải

văn biển, thủy quyển
- Đặc điểm về thời tiết
- Đặc điểm về mùa vụ

Đ
ặc điểm kỹ thuật

- Nguồn gốc và chất
lượng tôm sú giống
- Thức ăn cho tôm sú
- Mật độ nuôi tôm sú
- Xử lý và cải tạo môi trường


- Bệnh tôm

Qu
ản lý nh
à nư
ớc

- Các dự án,
- Chương trình quy hoạch

Lao đ
ộng v
à qu
ản lý

- Kinh nghiệm của người nuôi

- Trình độ kỹ thuật
- Đặc điểm về nhân công

Th
ị tr
ư
ờng

- Thị trường đầu vào
- Thị trường đầu ra



NĂNG SUẤT NGHỀ NUÔI
TÔM SÚ THÂM CANH
- 24 -
nuôi thâm canh có thể là vấn đề dịch bệnh. Hệ sinh thái trong ao nuôi tôm công
nghiệp là hệ sinh thái nhân tạo, mật độ tôm nuôi luôn luôn cao nên khả năng nhiễm
bệnh không phải là nhỏ. Bệnh làm giảm tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống, năng suất và
sản lượng của tôm nuôi.
Môi trường xấu làm giảm sức khỏe tôm nuôi, tác nhân gây bệnh có điều kiện
tấn công gây bệnh và dịch bệnh có thể bùng phát. Môi trường phù hợp tôm nuôi
sinh trưởng tốt, khả năng kháng bệnh cao. Kết quả sẽ cho năng suất, sản lượng và
lợi nhuận cao trong kinh doanh.
Phạm Xuân Thủy (2004) cho biết việc cải tạo ao đìa (môi trường ) là một
trong những khâu quan trọng trong quy trình kỹ thuật nuôi tôm, có ảnh hưởng đến
năng suất sản lượng tôm nuôi.
Nguyễn Trọng Nho và ctv (2006), Phạm Xuân Thủy (2004) cho rằng sự
thành bại của vụ nuôi phụ thuộc rất nhiều vào con giống. Chất lượng giống ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng nuôi.
Ngoài ra, khi mật độ tăng thì năng suất nuôi sẽ tăng theo. Song khi mật độ
nuôi tăng quá mức cho phép của hình thức nuôi và khả năng điều khiển của người
nuôi sẽ làm giảm năng suất và sản lượng nuôi.
Các tác giả trên còn cho biết thức ăn tôm chiếm phần chính của giá thành sản
phẩm, nuôi thâm canh chi phí thức ăn chiếm 40 -50 % trong tổng chi phí sản xuất.
Do vậy sử dụng thức ăn đúng tiêu chuẩn sẽ cải thiện quá trình sản xuất, nâng cao
năng suất và lợi nhuận, đồng thời giảm tối thiểu ô nhiễm môi trường trại nuôi.
Theo Lê Vũ Phương (2005), nếu trình độ chuyên môn về nuôi trồng thủy sản
thấp, điều này phần nào làm hạn chế khả năng nhận thức, tư duy và ứng dụng khoa
học kỹ thuật mới từ các buổi tập huấn của cán bộ khuyến ngư, quản lý. Cho nên
trình độ chuyên môn của người nuôi có ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng tôm
nuôi.
Năng suất nuôi trồng thủy sản có thể được đo thông qua sản lượng trong một

chu kỳ sản xuất (Aiken & Waddy, Reproductive Biology, 1976 – dẫn theo Hoàng
Thu Thủy 2008). Dựa trên những chỉ tiêu đo lường năng suất trong nuôi trồng thủy
sản, nghiên cứu này sử dụng giá trị sản lượng tôm sú thương phẩm sau thu hoạch
trong một chu kỳ sản xuất để đo lường năng suất nghề nuôi tôm sú thâm canh.
- 25 -
Qua kết quả nghiên cứu của các tác giả trên, người nghiên cứu nhận thấy mô
hình thiếu hẳn hai yếu tố quan trọng:
Yếu tố 1: “Quản lý cộng đồng” của mỗi vùng nuôi – là sự hợp tác của các hộ
nuôi trong vùng để sử dụng và kiểm soát các nguồn lực chung dưới sự chỉ đạo của
ban quản lý vùng nuôi (do UBND huyện thành lập).
Yếu tố 2: “Cơ cấu vốn lưu động” của mỗi đơn vị và hộ nuôi – chính là tỷ lệ
vốn của chủ nuôi tôm tự bỏ ra trên tổng vốn lưu động trong một vụ nuôi.
Hai yếu tố này theo người nghiên cứu có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả
nuôi tôm sú thâm canh vì: với việc quản lý cộng đồng không hiệu quả sẽ gây ra trở
ngại trong việc sử dụng các nguồn lực chung, đặc biệt là nguồn nước. Đồng thời
làm ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến các đơn vị và hộ nuôi khác trong vùng.
Với vốn lưu động có cơ cấu vốn tự có cao, người dân có thể có nhiều cơ hội tiếp
cận với nguồn giống, hóa chất và dịch vụ chất lượng cao, có thể ảnh hưởng đến
năng suất nuôi.
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh được tác giả
nghiên cứu tách rời theo từng nhóm.
Nhóm nhân tố chủ yếu được nghiên cứu vẫn là nhóm nhân tố về đặc điểm
kỹ thuật và quản lý cộng đồng. Từ thực tế điều tra, khảo sát tại địa bàn nghiên cứu,
tác giả tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến năng suất tôm sú nuôi thâm
canh bao gồm: trình độ kỹ thuật của người nuôi, chất lượng tôm giống, mật độ nuôi,
thức ăn, môi trường, bệnh tôm sú, vốn lưu động, nhân tố quản lý như ý thức quản lý
cộng đồng và giả định các yếu tố khác có thể tác động đến mô hình là không đổi.
Mô hình được đề xuất sau khi thực hiện nghiên cứu sơ bộ tại địa bàn nghiên cứu.









×