Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.1 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGÔ VĂN ĐẠT
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ ĐÁNH
GIÁ HIỆU
QUẢ KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA NGHỀ NUÔI TÔM
CHÂN TRẮNG
(Penaeus vannamei Boon, 1931) QUY MÔ NHỎ TẠI
MÓNG CÁI -
QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nha Trang, 2010
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGÔ VĂN ĐẠT
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA NGHỀ NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG
(Penaeus vannamei Boon, 1931) QUY MÔ NHỎ TẠI MÓNG CÁI -
QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Nuôi trồng thuỷ sản
Mã số: 60.62.70
Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Anh Tuấn
Nha Trang, 2010
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của thầy giáo TS Ngô Anh Tuấn. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong


luận văn này là trung thực và chưa được công bố hay bảo vệ trong một học vị nào.
Tác giả luận văn
Ngô Văn Đạt
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tới ban Giám hiệu trường Đại học Nha Trang,
Phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học, Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản cùng quý các thầy
cô trong và ngoài Trường đã giảng dạy và tạo điều kiện để tôi được học tập, nghiên
cứu trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cám ơn Chương trình hỗ trợ phát triển ngành Thủy sản giai
đoạn II (FSPSII), Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi Thủy sản tỉnh Quảng Ninh,
Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện tốt nhất
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn thạc sĩ nuôi trồng thủy sản!
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS Ngô Anh Tuấn, người
đã định hướng và tận tình chỉ dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Lời cảm ơn xin được gửi tới các Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê Thành phố
Móng Cái và Ủy Ban nhân dân các xã, phường: Vạn Ninh, Trà Cổ, Hải Hoà, Hải
Xuân, Ninh Dương, Bình Ngọc, Hải Yên, Hải Tiến, Hải Đông, Quảng Nghĩa đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập. Xin được gửi lời cảm ơn tới các hộ
gia đình đã sắp xếp thời gian và cung cấp thông tin trong luận văn này!
Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình cùng các bạn đồng nghiệp đã đóng góp
những ý kiến chia sẻ, ủng hộ và động viên tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Nha Trang, ngày 10 tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn
Ngô Văn Đạt
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT vii
MỞ ĐẦU 1
Cơ sở khoa học và thực tiễn 1
Ý nghĩa của đề tài 2
Mục tiêu nghiên cứu 2
Nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tình hình nuôi tôm chân trắng trên thế giới 3
2.2 Tình hình nuôi tôm chân trắng tại Việt Nam 8
2.3 Tình hình nuôi tôm chân trắng và một số vấn đề kinh tế xã hội Quảng Ninh 12
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 18
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 18
2.1.2. Thời gian và đối tượng nghiên cứu 18
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 18
2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp 19
2.2.1.2. Thu số liệu sơ cấp 19
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 19
2.2.2.1. Xử lý số liệu 19
2.2.2.2. Phân tích số liệu 19
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
3.1. ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU 22
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 22
3.1.1.1. Vị trí địa lý 22
3.1.1.2. Khí hậu 22
iv
3.1.1.3. Địa hình và đất đai 22

3.1.1.4. Hệ thống sông ngòi 23
3.1.1.5. Đặc điểm thuỷ triều 23
3.1.1.6. Các tài nguyên thiên nhiên 24
3.1.2. Kinh tế - xã hội 27
3.1.2.1. Giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản Móng Cái 27
3.1.2.2. Dân số và lực lượng lao động 27
3.1.2.3. Cơ cấu kinh tế 28
3.1.2.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng 31
3.2. HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG TẠI MÓNG CÁI 32
3.2.1. Tình hình chung 32
3.2.1.1. Diện tích 32
3.2.1.2. Sản lượng 33
3.2.1.3. Năng suất 34
3.2.1.4. Khả năng cung ứng con giống 36
3.2.1.5. Dịch bệnh 37
3.2.1.6. Cơ cấu mùa vụ nuôi 37
3.2.2. Hiện trạng nuôi tôm chân trắng ở cấp hộ 39
3.2.2.1. Hệ thống ao nuôi 39
3.2.2.2. Hệ thống cấp thoát nước 40
3.2.2.3. Phương thức nuôi 41
3.2.2.4. Cải tạo ao 41
3.2.2.5. Vôi và việc sử dụng vôi trong nuôi tôm 41
3.2.2.6. Nguồn giống, cỡ giống thả và, mật độ nuôi 42
3.2.2.7. Thức ăn 43
3.2.2.8. Thuốc, hoá chất sử dụng 43
3.2.2.9. Quản lý chăm sóc ao nuôi 44
3.2.2.10. Các bệnh thường gặp 44
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NGHỀ NUÔI TÔM CHÂN
TRẮNG QUY MÔ NHỎ TẠI MÓNG CÁI - QUẢNG NINH 45
3.3.1. Thông tin chung về chủ hộ 45

3.3.1.1. Số nhân khẩu, năm kinh nghiệm 45
v
3.3.1.2. Thông tin về độ tuổi 45
3.3.1.3. Thông tin về giới tính 46
3.3.1.4. Trình độ văn hoá, học vấn và chuyên môn của hộ nuôi 46
3.3.1.5. Đất đai của hộ nuôi 47
3.3.2. Những khó khăn thường gặp, kiến nghị và hướng phát triển của hộ nuôi .48
3.3.2.1. Những khó khăn thường gặp của các hộ nuôi tôm chân trắng 48
3.3.2.2. Kiến nghị của hộ nuôi 50
3.3.2.3. Hướng phát triển của hộ nuôi 51
3.3.3. Kết quả kinh tế trong nuôi tôm chân trắng quy mô nhỏ tại Móng Cái 51
3.3.3.1. Các khoản chi phí trong nuôi tôm 51
3.3.3.2. Doanh thu từ hoạt động nuôi tôm chân trắng 54
3.3.3.3. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 55
3.3.4. Hiệu quả xã hội 55
3.3.4.1. Đánh giá về lao động 55
3.3.4.2. Đánh giá về môi trường 56
3.3.4.3. Một số vấn đề khác 57
3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM CHÂN
TRẮNG BỀN VỮNG TẠI MÓNG CÁI 57
3.4.1. Giải pháp về chất lượng con giống 57
3.4.2. Mật độ nuôi 58
3.4.3. Ao chứa, xử lý nước 58
3.4.4. Vấn đề vốn 58
3.4.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 59
3.4.6. Công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền 59
3.4.7. Quy hoạch vùng nuôi 59
3.4.8. Kiểm soát, hạn chế dịch bệnh nâng cao chất lượng sản phẩm nuôi 60
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 61
4.1. Kết luận 61

4.2. Đề xuất ý kiến 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1: Phân bổ phiếu điều tra theo xã/phường 19
Bảng 3. 1: Giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản Móng Cái 27
Bảng 3. 2: Dân số và số hộ dân của TP Móng Cái 27
Bảng 3. 3: Diện tích tôm chân trắng bị thiệt hại do dịch bệnh từ 2003 đến 2009 37
Bảng 3. 4: Kết quả nuôi tôm chân trắng vụ Xuân Hè ở Móng Cái 2003 – 2009 38
Bảng 3. 5: Kết quả nuôi tôm chân trắng vụ Thu Đông ở Móng Cái 2003 – 2009 38
Bảng 3. 6: Trình độ văn hoá và học vấn của các chủ hộ nuôi tôm 47
Bảng 3. 7: Những khó khăn gặp phải trong nuôi tôm chân trắng hiện nay 48
Bảng 3. 8: Kiến nghị của hộ nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái 50
Bảng 3. 9: Hướng phát triển của các hộ nuôi tôm chân trắng 51
Bảng 3. 10: Chi phí trung bình của một hộ nuôi tôm chân trắng 52
Bảng 3. 11: Doanh thu từ hoạt động nuôi tôm chân trắng 54
Bảng 3. 12: Lợi nhuận trong nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái 55
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. 1: Diễn biến sản lượng tôm chân trắng nuôi trên thế giới 2001 – 2007 4
Biểu đồ 1. 2: Diễn biến giá trị tôm chân trắng thế giới 2001 - 2007 4
Biểu đồ 1. 3: Diễn biến diện tích nuôi tôm chân trắng cả nước 2003 - 2009 9
Biểu đồ 1. 4: Diện tích nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ninh từ 2005 – 2009 13
Biểu đồ 1. 5: Sản lượng tôm nuôi tại tỉnh Quảng Ninh từ 2005 – 2009 13
Biểu đồ 3. 1: Diện tích tôm chân trắng nuôi ở Móng Cái từ 2003 - 2009 32
Biểu đồ 3. 2: Diện tích nuôi tôm chân trắng năm 2009 theo các xã, phường 33
Biểu đồ 3. 3: Sản lượng tôm nuôi ở Móng Cái từ 2003 - 2009 34
Biểu đồ 3. 4: Năng suất tôm chân trắng vụ Xuân hè và Thu đông tại Móng Cái 34
Biểu đồ 3. 5: Năng suất tôm bình quân từ 2003 - 2009 35
Biểu đồ 3. 6: Số lượng giống tôm chân trắng thả nuôi tại Móng Cái từ 2003 - 2009 36

Biểu đồ 3. 7: Sản lượng tôm chân trắng vụ Xuân hè và Thu đông từ 2003 - 2009 38
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT
Chữ viết tắt
BTC
Ctv
DS
DT
ĐVT
ĐBSCL
FAO
GDP
HPV
HQ
IHHNV
KTXH
Max
Min
NN&PTNT
NSBQ
NTTS
PL
SL
TB
TC
TP
Tr.đ
TSCĐ
TSV
USD

WSSV
WTO
YHV
Diễn giải nghĩa
Bán thâm canh
cộng tác viên
Dân số
Diện tích
Đơn vị tính
Đồng bằng Sông Cửu Long
Tổ chức Lương thực - Nông nghiệp của Liên hiệp Quốc
Thu nhập quốc nội bình quân
Bệnh Parvovirus gan tuỵ tôm he
Hiệu quả
Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu ở tôm he
Kinh tế xã hội
Giá trị lớn nhất
Giá trị nhỏ nhất
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Năng suất bình quân
Nuôi trồng thuỷ sản
Post Larvae
Sản lượng
Trung bình
Thâm canh
Thành phố
Triệu đồng
Tài sản cố định
Hội chứng bệnh virus taura trên tôm chân trắng
Đô la Mỹ

Hội chứng bệnh đốm trắng
Tổ chức thương mại thế giới
Bệnh đầu vàng
1
MỞ ĐẦU
Cơ sở khoa học và thực tiễn
Tôm chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931 hoặc Litopenaeus vannamei)
có nguồn gốc từ Nam Mỹ, không phân bố tự nhiên ở vùng biển các nước châu Á. So
với tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng có nhiều ưu việt: tốc độ sinh trưởng
nhanh [63], có thể nuôi mật độ cao do có đặc tính phân bố đều trong cột nước; Tôm
chân trắng có tỷ lệ sống và sinh trưởng tốt hơn nhiều lần so với tôm sú ngay cả trong
điều kiện độ mặn biến động lớn; có khả năng chịu được nhiệt độ thấp (<15oC) [82],
đặc biệt tôm chân trắng cũng đòi hỏi thức ăn có hàm lượng protein thấp hơn tôm sú
nên ngày càng được phát triển nuôi rộng [77].
Là đối tượng tôm nuôi được nhập nội vào Việt Nam năm 2001 [58] nhưng tôm
chân trắng hiện đang được nuôi rộng rãi tại các tỉnh ven biển nước ta. Trong giai đoạn
từ năm 2007 đến 2009, diện tích nuôi tôm chân trắng đặc biệt phát triển nhanh trên
phạm vi cả nước, từ 4.002 ha tăng lên 16.611 ha. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây,
nghề nuôi tôm chân trắng tại Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn do ô
nhiễm môi trường, dịch bệnh và con giống kém chất lượng [21].
Quảng Ninh là tỉnh có nghề nuôi tôm chân trắng phát triển khá sớm, với hình
thức nuôi chủ yếu là bán thâm canh và thâm canh năng suất cao. Theo thống kê của
Cục nuôi trồng Thuỷ sản, tính đến năm 2009 diện tích nuôi tôm chân trắng của Quảng
Ninh là 4.050 ha, chiếm 24,4% diện tích nuôi tôm chân trắng cả nước và đồng thời là
tỉnh có diện tích nuôi tôm chân trắng lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, việc mở rộng diện
tích nuôi tương đối nhanh, trong khi trình độ kỹ thuật, khả năng đáp ứng con giống, cơ
sở hạ tầng và đặc biệt là vấn đề quy hoạch vùng nuôi, quản lý môi trường và dịch bệnh
còn nhiều bất cập, nghề nuôi tôm chân trắng đang bộc lộ tính thiếu bền vững [20].
Với câu hỏi nghiên cứu đặt ra là Hiện trạng nghề nuôi tôm chân trắng quy mô
nhỏ tại Quảng Ninh đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội như thế nào? Và nhằm có một cái

nhìn tổng quát, đánh giá đúng mức về hiện trạng và vai trò của nuôi tôm chân trắng
quy mô nhỏ, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Điều tra hiện trạng kỹ thuật và
đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi tôm chân trắng quy mô nhỏ tại
Móng Cái - Quảng Ninh
2
Ý nghĩa của đề tài
Thành công của đề tài sẽ góp phần cho các nghiên cứu về quy hoạch vùng nuôi,
định hướng chiến lược phát triển nuôi tôm chân trắng tại Quảng Ninh.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Điều tra thực trạng nghề nuôi tôm chân trắng quy mô nhỏ nhằm đánh giá hiệu
quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm chân trắng tại thành phố Móng Cái - tỉnh
Quảng Ninh.
Mục tiêu cụ thể:
• Đánh giá được hiện trạng của việc nuôi tôm chân trắng quy mô nhỏ tại Móng
Cái - Quảng Ninh.
• Đánh giá được hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi tôm chân trắng tại Móng
Cái - Quảng Ninh.
• Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển các mô hình nuôi tôm chân trắng quy
mô nhỏ tại Móng Cái - Quảng Ninh.
Nội dung nghiên cứu
• Điều tra hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi tôm chân trắng quy mô nhỏ tại Móng Cái
- Quảng Ninh.

Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi tôm chân trắng tại
Móng Cái - Quảng Ninh

Đề xuất biện pháp phát triển bền vững nuôi tôm chân trắng.
3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tình hình nuôi tôm chân trắng trên thế giới
Tôm chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931 hoặc Litopenaeus vannamei)
phân bố tự nhiên ở vùng tây Thái Bình Dương của châu Mỹ La tinh từ phía nam Peru đến
phía bắc Mexico nơi có nhiệt độ trung bình 200C. Chúng có tên thường dùng trong các tài
liệu nước ngoài là: pacific white shrimp, West Coast white shrimp, Camaron blanc,
langostino; Tổ chức FAO thường dùng trong tài liệu của mình là: Whiteleg shrimp,
Crevette pattes blanches, Camaron patiblanco. Trong tài liệu của Việt Nam viết bằng tiếng
anh là Whiteleg shrimp [55]. Từ những thập niên 70 - 80 thế kỷ XX tôm chân trắng được
nuôi ở Hawaii, phía nam Caroline, Texas và ở phía nam Brazil [29], sau đó được nuôi mở
rộng sang các quốc gia khác, đặc biệt phát triển mạnh ở các nước châu Á. Các nước nuôi
nhiều tôm chân trắng hiện nay là Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia, Malaixia, Philippin,
Êcuađo, Mêhicô, Panama, Hundurat, Braxin, Mỹ, Columbia [97,75,80].
Do có khả năng kháng bệnh cao nên loài tôm này đã được phát triển nuôi mạnh
ở châu Mỹ từ cuối thập kỷ 80, nhưng đến năm 1989 dịch bệnh IHHNV bùng phát trên
tôm chân trắng ở các nước Nam Mỹ, gây thiệt hại lớn cho các quốc gia này [82,83]. Tới
những năm 90 tôm chân trắng đã chiếm ưu thế với trên 70% tổng sản lượng tôm nuôi tại
các quốc gia châu Mỹ. Cũng trong thập kỷ 90 ngành nuôi tôm chân trắng ở châu Mỹ
phải trải qua hai đợt dịch bệnh đó là dịch Taura và đại dịch đốm trắng, trong đó hội
chứng Taura đã gây thiệt hại cho ngành nuôi tôm chân trắng ở châu Mỹ Latinh trong
thập niên 1999 khoảng 1 - 1,3 tỷ USD [70]; Ecuador thiệt hại khoảng 30% sản lượng
tôm chân trắng nuôi năm 1992 [73]. Tới năm 2002, tình hình nuôi tôm chân trắng ở
châu Mỹ dần ổn định trở lại và đã đem lại sản lượng đạt 213.000 tấn [70].
Ở châu Á, tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) được đưa vào nuôi trên cơ sở
thử nghiệm vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước [23], đến năm 1996 L.vannamei
được nhập vào Châu Á để nuôi thương phẩm, bắt đầu là tại Trung Quốc đại lục, Đài
Loan và sau đó được mở rộng tới các quốc gia khác [25]. Tổng sản lượng tôm chân
trắng năm 2002 của châu Á đạt xấp xỉ 316.000 tấn. Năm 2003, chỉ tính riêng quốc gia
Trung Quốc sản lượng tôm chân trắng là 605.259 tấn [4, 64]. Đến năm 2004 tôm chân
trắng đã trở thành đối tượng nuôi phổ biến ở những quốc gia châu Á và đã đưa tổng sản
lượng tôm chân trắng thế giới tăng lên nhanh chóng, đạt 1.297.935 tấn. Đến năm 2006

đạt trên 2.090.935 tấn [87]. Sản lượng tôm chân trắng của Thái Lan là 500.000 tấn
4
(2006) và 700.000 tấn (2007). Theo FAO năm 2007, 85% sản lượng tôm chân trắng
nuôi thế giới tập trung ở các nước Đông Nam Á [4].
Qua các năm phát triển nuôi sản lượng tôm chân trắng trên thế giới không ngừng
tăng, đến nay đã trở thành đối tượng nuôi phổ biến đưa tổng sản lượng tôm chân trắng
tăng từ 267.953 tấn năm 2001 lên 2.296.630 tấn vào năm 2007 (chiếm 80% sản lượng
tôm nuôi) đứng đầu sản lượng tôm nuôi thế giới [68].
2500000
2000000
1500000
1000000
Sản lượng (tấn)
473449
982663
1297935
1647405
2090935
2296630
50000
0
0
267953
Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Nguồn: Fao 2007. Fishery and Aquaculture Statistics)
Biểu đồ 1. 1: Diễn biến sản lượng tôm chân trắng nuôi trên thế giới 2001 – 2007
Thống kê của tổ chức FAO [68] qua các năm cho thấy giá trị tôm chân trắng nuôi
trên thế giới có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với thời gian. Năm 1999 đạt 954.308 USD, tới
năm 2001 đạt 1.451.039 USD và đạt giá trị 8.815.854 USD vào năm 2007 với tốc độ

tăng trưởng bình quân15%/năm. So sánh giá trị thu được giữa các đối tượng thuỷ hải
sản nuôi thì tôm chân trắng tạo ra giá trị cao nhất [65].
Giá trị (USD)
10000000
9000000
8000000
7000000
6000000
5000000
4000000
3000000
2000000
1000000
0
1451039
228407
6
3433640
4484169
5857430
7720509
8815854
Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
(Nguồn: Fao 2007, Fishery and Aquaculture Statistics)
Biểu đồ 1. 2: Diễn biến giá trị tôm chân trắng thế giới 2001 - 2007
5
Mặc dù tôm chân trắng không phải là loài tôm bản địa ở các nước trong khu vực
châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, …song các quốc gia này cũng đã có rất
nhiều tiến bộ trong lĩnh vực phát triển công nghệ, kỹ thuật nuôi và đạt được những

thành tựu đáng kể như thu được sản lượng, năng suất cao, ổn định và đang hướng tới
sản xuất các sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường hơn:
Tại Indonesia Tôm chân trắng đã được nuôi lần đầu tiên từ năm 1999, nhưng cho
tới năm 2001 Indonesia mới chính thức cho phép nhập khẩu nuôi, trong thời gian này
tôm chân trắng cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về bệnh dịch, môi trường và thị
trường. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển nuôi tôm chân trắng, song
sản lượng từ nuôi tôm chân trắng của Indonesia vẫn không ngừng tăng lên qua các
năm. Năm 1999 đạt 48.222 tấn, 50.274 tấn (2000 ); 57.700 tấn (2001) và đạt 56.370
tấn vào năm 2003 [78]. Năm 2004 tôm chân trắng ở Indonesia đạt 87.337 tấn chiếm
dưới 15% tổng sản lượng tôm nuôi của Indonesia cho đến năm 2008 sản lượng tôm
chân trắng của Indonesia đạt khoảng 300.000 tấn và nước này đặt mục tiêu sẽ đạt mức
sản lượng tương đương với Thái Lan trong tương lai không xa [90].
Thái Lan cũng là quốc gia nuôi tôm chân trắng khá sớm trong khu vực. Từ năm
1999 tôm chân trắng được đưa vào nuôi và đến năm 2002 Thái lan đã chính thức ban
hành quy định về nhập khẩu tôm chân trắng. Sản lượng tôm chân trắng từ nuôi trồng
tăng rất nhanh từ năm 2002 với khoảng 30.000 tấn đã tăng lên 170.000 tấn năm 2003
và 300.000 tấn năm 2004, chiếm khoảng 80% tổng sản lượng tôm biển nuôi [78]. Tới
năm 2006, sản lượng tôm chân trắng của Thái Lan chiếm 98% tổng sản lượng tôm
nuôi của cả nước [94]. Sau nhiều năm nuôi tôm chân trắng trên cơ sở thử nghiệm, Thái
Lan hiện nay đã kiểm soát được quy trình kỹ thuật nuôi tôm chân trắng. họ đã nuôi
thành công tôm chân trắng cỡ lớn, chất lượng ổn định. Tôm chân trắng cũng có ưu thế
vượt trội về năng suất, đạt 25 - 30 tấn/ha/vụ [93].
Năm 1996 tôm chân trắng chính thức được nhập vào nuôi ở quy mô thương mại
tại Trung Quốc và Đài Loan [23] và cho đến năm 2000, tôm chân trắng nhanh chóng
trở thành một đối tượng nuôi phổ biến ở cả 2 loại hình mặt nước: ngọt và lợ, bắt đầu
một thời kỳ mới cho nghề nuôi tôm chân trắng ở quốc gia này với sự mở rộng và phát
triển nhanh chóng của diện tích và sản lượng. Công nghệ và hình thức nuôi tôm chân
trắng của Trung Quốc cũng có những thay đổi đáng kể theo các giai đoạn tương ứng
trải qua giai đoạn bị ảnh hưởng của bệnh dịch công nghệ nuôi đã được cải tiến và thay
6

đổi để quản lý môi trường ao nuôi tốt hơn, nhằm hạn chế dịch bệnh. Ngoài ra các quốc
gia khác cũng đang phát triển nuôi tôm chân trắng như Malaysia, Ấn độ, Philippin,
Tuy nhiên, các quốc gia châu Á này vẫn luôn cảnh giác với các vấn đề về môi trường,
dịch bệnh, con giống, thức ăn,…và thực tế nhiều nước đã và đang phải đối phó, giải
quyết những vấn đề đó nhằm xây dựng và phát triển lĩnh vực sản xuất, nuôi tôm chân
trắng bền vững.
Cùng với nghề nuôi tôm chân trắng phát triển một cách nhanh chóng, hoạt động
chế biến tôm chân trắng trên thế giới cũng đạt mức khá cao. Nếu như năm 1993, tổng
sản lượng tôm chân trắng chế biến của thế giới chỉ đạt 109.397 tấn thì đến năm 2003
con số này là 723.858 tấn, trong đó châu Á đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng
trưởng này. Những quốc gia có sản lượng tôm chân trắng chế biến lớn nhất phải kể đến
là Trung Quốc, Thái Lan, Brazil và Ecuador [80]. Mặc dù tôm chân trắng mang lại hiệu
quả cao cả về mặt kinh tế và xã hội trên toàn cầu, song để đạt được điều này nhiều quốc
gia đã phải đối mặt với không ít khó khăn các vấn đề về môi trường nuôi, thiên tai và
bệnh dịch. Đặc biệt, những năm 90 của thế kỷ trước, khi tôm sạch bệnh (SPF) chưa ra
đời, bệnh dịch đã tràn lan gây thất thu nghiêm trọng [29].
Trước năm 2000-2002, nhiều nước châu Á đã tìm cách hạn chế phát triển nuôi
tôm chân trắng do lo sợ lây bệnh cho tôm sú. Nhưng sau đó, lợi nhuận cao và những
ưu điểm rõ ràng nên các nước đều phát triển nuôi tôm chân trắng tự phát và rồi mới
chính thức cho phép. Một số bệnh nguy hiểm chủ yếu đã gây thiệt hại lớn đối với tôm
chân trắng như: Hội chứng Taura (TSV), bệnh được phát hiện đầu tiên tại các trại nuôi
tôm chân trắng dọc bờ sông Taura (Ecuador) năm 1992, tại Peru năm 1993; Colombia,
Honduraz, El Salvadoz, Hawaii, Florida and Brazil năm 1994; Mexico, Texas, và Nam
Carolina năm 1995-96 [61,72] và tại một số nước vùng Châu Á như Trung Quốc năm
1999; Đài Loan, Thái Lan và Indonesia năm 2003; Malaysia và Việt Nam năm 2004
[69]. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu (IHHNV) được phát hiện đầu tiên trên tôm chân
trắng tại khu vực Châu Mỹ năm 1981, ở Châu Á-Thái Bình Dương bệnh đã xuất hiện
tại Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Philippine, Thái Lan, Malaysia, và Indonexia
[65]. Bệnh đốm trắng cũng đã gây thiệt hại cho nghề nuôi tôm khu vực Châu Á từ
những năm 1992 và khu vực Châu Mỹ La Tinh từ những năm 1999. Tôm chân trắng

nuôi ở Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Thái lan đều đã phát hiện bị bệnh đốm trắng
7
và gây thiệt hại không nhỏ. Bệnh đốm trắng xuất hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển
của tôm, đặc biệt giai đoạn PL 50-70, tỷ lệ tử vong lên tới 90-100%.
Tôm chân trắng được nuôi trên phạm vi rộng, đơn vị đầu tư nuôi có thể là
doanh nghiệp (tổ chức), hoặc hộ gia đình. Đây là loài tôm nuôi có nhiều đặc điểm ưu
việt và khác với một số loài tôm nuôi khác, có thể phát triển tốt trong điều kiện mật độ
cao, thời gian nuôi ngắn, có khả năng chống chịu với bệnh tật, có tỷ lệ sống cao và cho
năng suất cao, nên công nghệ nuôi tôm chân trắng ở hầu hết các quốc gia chủ yếu
được nuôi theo hình thức bán thâm canh hoặc thâm canh để thuận lợi cho công tác
quản lý, chăm sóc và tăng hiệu quả canh tác, chỉ có một số ít nuôi tôm chân trắng theo
hình thức quảng canh cải tiến mà bản chất của công nghệ này là nuôi sinh thái hoặc
nuôi hữu cơ. Tuỳ theo các cơ sở nuôi có thể là công ty, hoặc hộ gia đình mà có quy mô
nuôi lớn, vừa, nhỏ khác nhau [22].
Nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ có lịch sử lâu dài ở một số vùng của châu Á,
châu Phi, phía nam sa mạc Sahara và Mỹ Latinh. Tuy nhiên ở châu Á đã phải đối mặt
với nhiều vấn đề phức tạp: khó khăn trong việc truyền tải thông tin khoa học công
nghệ cho nông dân, nhiều ao nuôi bỏ hoang hoặc không được quản lý, năng suất thấp,
các dự án phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản cho các hộ nghèo được trợ giúp từ
bên ngoài thường chậm và cuối cùng dừng lại [88].
Ở Thái Lan, nuôi tôm chân trắng quy mô nhỏ chủ yếu theo hình thức bán thâm
canh và thâm canh, mỗi trang trại có từ hai đến ba ao. Trong đó những ao nuôi bán thâm
canh thường có kích cỡ trung bình 0,50-1,0 ha/ao, còn những ao nuôi thâm canh có kích
cỡ trung bình 0,2-1,0 ha/ao. Đây là kích cỡ phù hợp để việc quản lý ao nuôi có hiệu quả
và giảm được chi phí đầu tư ban đầu. Theo thống kê của Văn phòng quốc gia Thái Lan
cho thấy 37% hộ nuôi tôm là ở quy mô nhỏ với diện tích nuôi nhỏ hơn 0,8 ha, 28% có
diện tích từ 0,8 - 1,6 ha, 24% là 1,6 - 4,8 ha và trên 4,8 ha chiếm 11% [78].
Ở Indonesia nuôi tôm chân trắng bán thâm canh và thâm canh được tiến hành ở
cả 3 dạng quy mô: nhỏ, vừa và quy mô lớn. Quy mô nhỏ với diện tích trang trại trung
bình khoảng 5 ha/trang trại. Mỗi trang trại trung bình chỉ có 3 ao và đa số được quản

lý bởi một số người chung vốn với nhau. Những người chủ thực sự của trang trại nuôi
thường là người ở nơi khác. Đa số các trang trại nuôi bán thâm canh sẽ có một số diện
tích nuôi theo công nghệ thâm canh. Đối với quy mô vừa có diện tích ao khoảng 5-40
ha/trang trại. Các ao nuôi thâm canh trong trang trại thường được thả giống ở mật độ
8
trên 25 PL/m2 và quá trình nuôi đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ môi trường nước ao, mật
độ động vật phù du, thực vật phù du và lượng thức ăn để đảm bảo môi trường nuôi tối
ưu nhất nhằm giảm tối đa các yếu tố bất lợi cho động vật nuôi. Thức ăn công nghiệp
được sử dụng ngay sau khi thả giống và ban đêm có sục khí. Tuy nhiên, việc đầu tư
bài bản và khép kín từ khâu sản xuất và ương giống, cung ứng thức ăn và mua sắm
trang thiết bị cho các trang trại nuôi thâm canh và bán thâm canh thường chỉ được tiến
hành ở các trang trại quy mô vừa và lớn còn với các trang trại quy mô nhỏ ít có điều
kiện để đầu tư [61].
2.2 Tình hình nuôi tôm chân trắng tại Việt Nam
Tôm chân trắng là loài tôm he ngoại lai duy nhất được nhập vào Việt Nam,
lần đầu tiên nhập từ Đài Loan vào nuôi thử ở Bạc Liêu từ tháng 1 năm 2001. Năm
2003 diện tích tôm chân trắng cả nước đạt 691 ha [54], năm 2004 là 1.600 ha, sản
lượng đạt được khoảng 5.000 tấn [55], cho tới năm 2006 diện tích nuôi đối tượng này
đã đạt 5.446 ha [22]. Tôm chân trắng được nuôi ở một số địa phương, có nơi dân
nuôi tự phát [55]. Do đây là một đối tượng mới nhập vào Việt Nam nên Bộ Thuỷ Sản
đã chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất tôm chân trắng từ khâu giống đến nuôi
thương phẩm và tiến hành thực hiện nuôi khảo nghiệm. Đồng thời chưa cho phép
nuôi tôm chân trắng ở các tỉnh khu vực miền Đông Nam Bộ và ĐBSCL do lo ngại về
dịch bệnh, môi trường sinh thái và các vấn đề khác[8].
Mặc dù ngành thuỷ sản đang rất thận trọng trong việc phát triển các mô hình
nuôi tôm chân trắng vì sợ không kiểm soát được môi trường tự nhiên, nhưng khoảng
thời gian từ năm 2002 đến 2005, nhiều địa phương nuôi tôm chân trắng đã thu được
kết quả tốt như tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Nghệ An [54]. Đối với các tỉnh ven
biển miền Trung nói chung, nuôi tôm chân trắng vẫn hấp dẫn nông ngư dân, vì cho
năng suất cao [84]. Năm 2005 các tỉnh miền Trung nuôi tôm chân trắng trên diện tích

498 ha, đạt sản lượng 3.268 tấn, trong đó tỉnh Quảng Ngãi nuôi trên diện tích 180 ha
thu được sản lượng 1.905 tấn, Phú Yên thu nuôi trên 100 ha thu sản lượng 500 tấn
năng suất bình quân 5 tấn/ha/vụ [19] . Tới năm 2006, Bộ Thuỷ Sản đã cho phép nuôi
bổ sung tôm chân trắng tại các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Bình Thuận nhưng
vẫn cấm nuôi đối tượng này ở các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên trong
bối cảnh thế giới có nhiều biến động, thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi của Việt
Nam gặp nhiều khó khăn Ở trong nước, diện tích nuôi tôm sú bị nhiễm bệnh ngày
9
càng nhiều làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Do vậy đầu năm 2008, Bộ
NN&PTNT đã cho phép các tỉnh ở miền Đông Nam Bộ và ĐBSCL nuôi tôm chân
trắng theo hình thức từ bán thâm canh trở lên [6]. Đây là chủ trương nhằm đa dạng hoá
đối tượng nuôi và sản phẩm xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập của Bộ NN&PTNT
[93,96]. Tuy nhiên cũng có nhiều nơi nuôi tôm chân trắng không đạt hiệu quả kinh tế
hoặc hiệu quả kinh tế thấp đã làm cho hoạt động nuôi loài tôm này đã giảm hẳn như
Ninh Bình, Cà Mau [55,86].
Diện tích (ha)
18000
16000
14000
12000
10000
8000
6000
1598
5446
14895
16611
4
0
0

0
2
0
0
0
0
691
1600
4002
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm
Nguồn [22,54,55]
Biểu đồ 1. 3: Diễn biến diện tích nuôi tôm chân trắng cả nước 2003 - 2009
Kể từ khi du nhập tôm chân trắng vào nuôi thương phẩm tại Việt nam cho tới năm
2007 nuôi tôm chân trắng phát triển chủ yếu tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung [56].
Tuy nhiên, bước sang năm 2008 tôm chân trắng được phép nuôi trên phạm vi cả nước
[2,3] đã làm diện tích nuôi tôm chân trắng tăng lên nhanh chóng và đạt 16.611 ha vào
năm 2009 [21].
Tính trong năm 2009, Quảng Ninh là địa phương có diện tích thả nuôi tôm chân
trắng nhiều nhất cả nước với 4.050 ha, chiếm 24,4% diện tích tôm chân trắng cả nước.
Đứng thứ hai là tỉnh Phú Yên (1.596 ha), tiếp đến là các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận,
Long An, Quảng Ngãi, Quảng Bình và Quảng Nam [21,55,54].
Cùng với sự gia tăng về diện tích thì sản lượng nuôi cũng tăng từng năm. Tổng
sản lượng tôm chân trắng ở Việt Nam từ năm 2002 mới chỉ đạt khoảng 10.000 tấn, năm
2004 là 30.000 tấn nhưng sang năm 2008 đã đạt 73.590 tấn, tốc độ bình quân tăng
trưởng về sản lượng qua các năm đạt 15%/năm [56]. Trong năm 2009, Bình Thuận và
10
Phú Yên là hai tỉnh có sản lượng tôm chân trắng nhiều nhất với 6.590 và 6.196 tấn, tiếp
theo là các tỉnh Ninh Thuận: 4.774 tấn, Quảng Ngãi: 4.124 tấn, Quảng Nam và Bà Rịa -
Vũng Tàu mỗi tỉnh đạt hơn 3.000 tấn. Theo Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy
sản và nghề muối, tính cuối năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu được 670 tấn tôm he

chân trắng, tương đương 1.400 tấn tôm nguyên liệu, đạt giá trị 3.361.652 USD [21].
Qua gần chục năm du nhập, phong trào nuôi tôm chân trắng đã và đang phát triển
mạnh mẽ cả về diện tích và sản lượng, kết quả khảo nghiệm của các cơ quan nghiên cứu
khoa học cho thấy tôm chân trắng có khả năng thích nghi khá tốt ở điều kiện khí hậu
Việt Nam. Tới nay, tôm chân trắng đã được nuôi ở 30 tỉnh thành ven biển trên cả nước
với loại hình rất đa dạng và tuỳ theo từng vùng miền: nuôi trên vùng đất cát (Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên) [19] hay nuôi tại các ao đầm nội địa. Nhưng xét về hình thức, nuôi tôm chân trắng
ở Việt Nam hiện nay phổ biến là mô hình nuôi công nghiệp với mật độ cao. Diện tích ao
nuôi phổ biến từ 2.000-5.000 m2/ao [54]. Vấn đề hiệu quả kinh tế và các khó khăn
thường gặp của các cơ sở nuôi tôm chân trắng cũng là tâm điểm của nhiều cuộc hội
nghị, hội thảo. Theo kết quả báo cáo khoa học đề tài đánh giá và phân tích cơ sở khoa
học của phát triển nuôi bền vững tôm chân trắng ở Việt Nam [26] cho thấy vốn đầu tư,
chất lượng con giống và kỹ thuật nuôi là khó khăn lớn nhất người nuôi gặp phải .
Đánh giá về trình độ công nghệ nuôi tôm ở Việt Nam so với các nước trong
khu vực như trung Quốc, Thái Lan, Indonesia Báo cáo của Cục NTTS (2009) cho
rằng, trình độ công nghệ nuôi tôm (bao gồm các tiêu chí như: cơ sở hạ tầng, thiết bị
công nghệ, quy trình công nghệ, nhân lực, hiệu quả kinh tế) của các địa phương mới ở
mức trung bình, và trung bình khá. Tuy nhiên, để nâng cao năng suất tôm nuôi, nhiều
diện tích nuôi tôm sú kém hiệu quả đã chuyển sang nuôi tôm chân trắng [22]. Từ
những thông tin trên cho thấy, tôm chân trắng đang dần trở thành đối tượng tôm nuôi
chủ lực xuất khẩu ở Việt Nam, điều này cũng phù hợp với nhu cầu phát triển của thị
trường trong khu vực và quốc tế.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tại các khu vực nuôi tôm chân trắng vẫn
luôn phải đối phó với những khó khăn trong việc quản lý môi trường, dịch bệnh. Bộ
Thuỷ Sản (trước đây) cảnh báo từ năm 2004 khi nuôi tôm chân trắng sẽ có thể mắc hội
chứng Taura và các bệnh thường gặp ở tôm sú như WSSV, YHV, MBV… và có thể lây
11
nhiễm sang đối tượng tôm nuôi khác sẽ làm thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất thuỷ sản
và môi trường tự nhiên [10].

Năm 2004, dịch bệnh đốm trắng trên tôm chân trắng đã xảy ra và gây chết tôm
hàng loạt ở nhiều địa phương như: Quảng Nam (20 ha), Bình Định (20 ha), Quảng
Ngãi (16 ha), Phú Yên (49 ha). Năm 2009 diện tích nuôi tôm chân trắng bị thiệt hại do
bệnh là 2.196 ha, chiếm 13,2% tổng diện tích nuôi tôm chân trắng của cả nước, cao
hơn 9,5% so với cùng kỳ năm 2008 (470 ha, chiếm 3,7%). Qua đó đã gây thiệt hại
khoảng 243 triệu con giống với giá trị khoảng 7 tỷ đồng. Trong đó Khánh Hòa và
Quảng Ninh là hai tỉnh bị thiệt hại nhiều nhất với 1.732 ha, chiếm 83,4 % tổng diện
tích nuôi tôm chân trắng bị bệnh trên cả nước [21].
Một trong những nguyên nhân phát sinh dịch bệnh là do việc nhập lậu tôm chân
trắng giống từ Trung Quốc đã vận chuyển và phát tán ra nhiều tỉnh trong cả nước. Các
nghiên cứu khoa học và thực tế sản xuất cũng cho thấy, nếu không được quản lý chặt
chẽ và kiểm soát nghiêm ngặt thì nguy cơ thiệt hại về kinh tế xã hội và môi trường rất
cao từ các hoạt động nuôi tôm chân trắng [55].
Nuôi tôm chân trắng ở Việt Nam hiện đang tồn tại nhiều quy mô khác nhau,
trong đó nuôi quy mô lớn thường gặp chủ yếu là các doanh nghiệp có thể là nhà nước
hoặc tư nhân. Ở quy mô này, việc đầu tư xây dựng công trình nuôi, trình độ tổ chức và
quản lý mang tính chất chuyên nghiệp. Chẳng hạn như các cơ sở sản xuất lớn ở Quảng
Ninh, Sóc Trăng, Bến Tre, Bạc Liêu, Kiên Giang đầu tư xây dựng khu nuôi vài chục đến
hàng trăm ha, qui họach, thiết kế bài bản, cách ly an toàn sinh học nên ít xảy ra dịch
bệnh, đạt năng suất nuôi cao và khá ổn định. Diện tích ao nuôi phổ biến từ 2.000-5.000
m2/ao, ao lót bạt hoặc đổ bê tông, có hệ thống cấp thoát nước riêng; có hệ thống ao lắng
và xử lý. Đối với cơ sở nuôi này, nguồn giống được thả nuôi thường có nguồn gốc xuất
xứ rõ ràng, con giống chất lượng. Mật độ tôm thả nuôi từ 120-150 con/m2, cỡ giống thả
PL10-12, nuôi 1-3 vụ/năm, kích cỡ tôm thu họach từ 40-80 con/kg, thời gian nuôi 3-3,5
tháng/vụ. Năng suất nuôi dao động từ 10-15 tấn/ha [54].
Đối với cơ sở nuôi quy mô nhỏ hiện nay thường là quy mô hộ gia đình, đa phần
bị hạn chế bởi việc thiếu tài chính và nhân lực để đầu tư sản xuất; hạn chế về kỹ thuật
nuôi, trình độ quản lý [19]. Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định và dễ bị ép giá
của các đầu nậu, nhất là trong trường hợp ao nuôi có sự cố về bệnh phải bán gấp. Công
tác kiểm dịch, kiểm tra chất lượng giống ít được chú trọng. Mật độ nuôi cao, dao động

12
từ 150-300 con/m2, cỡ giống thả PL8-10, kích cỡ tôm thu hoạch 100-150 con/kg, hệ số
thức ăn (FCR) 1,2-1,4. Năng suất nuôi không ổn định, có thể đạt đến 18-20 tấn/ha/vụ
nhưng nhiều khi mất trắng, năng suất bình quân năm dao động từ 3,5-5,5 tấn/ha [54].
Như vậy,nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ có thể được hiểu là các hệ thống nuôi
có mức đầu tư hạn chế về tài sản cũng như chi phí hoạt động, bao gồm ở đó phần lớn
là sử dụng lao động gia đình. Các hệ thống nuôi thuỷ sản quy mô nhỏ là nguồn sống
chủ yếu của người dân. Họ đã đã đầu tư phần tài sản, sinh kế đáng kể (về thời gian, lao
động, cơ sở hạ tầng và vốn) vào hệ thống nuôi tuy nhiên về phương diện quản lý chưa
được tổ chức một cách chuyên nghiệp, chính thức như một doanh nghiệp.
2.3 Tình hình nuôi tôm chân trắng và một số vấn đề kinh tế xã hội Quảng Ninh
* Tình hình nuôi tôm chân trắng ở tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc với 250 km bờ biển kéo dài từ Móng
Cái tới Yên Hưng, tạo ra hàng vạn ha diện tích vùng triều để phát triển nuôi trồng thuỷ
sản, đặc biệt là nuôi tôm vùng nước lợ.
Nghề nuôi tôm nước lợ ở tỉnh Quảng Ninh bắt đầu phát triển từ những năm 90
của thế kỷ trước. Tuy nhiên, hình thức chủ yếu là quảng canh và quảng cải tiến với đối
tượng nuôi chính là tôm Sú và tôm Rảo. Đến năm 2000 nghề nuôi tôm đã phát triển
mạnh trên địa bàn toàn Tỉnh. Cũng bắt đầu từ năm này đối tượng tôm chân trắng đã
được du nhập vào nuôi tự phát tại mô số hộ nuôi nhỏ ở khu vực Móng Cái sau đó tôm
chân trắng đã phát triển nhân rộng trong toàn tỉnh cho đến nay [20].
Trong khoảng thời gian từ năm 2002 - 2004, nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ninh
bước đầu có nhiều khởi sắc về năng suất, sản lượng, tuy nhiên cũng giống như nhiều
vùng nuôi tôm chân trắng trên cả nước, các cơ sở nuôi tại đây cũng gặp nhiều vấn đề
về vốn đầu tư, công nghệ kỹ thuật, hình thức nuôi, quy hoạch và thuỷ lợi cho vùng
nuôi, Năm 2002 tổng diện tích nuôi tôm chung toàn tỉnh là 9.821 ha, nuôi tôm chân
trắng lúc này mới chỉ khoảng trên 30 ha tập trung ở một số mô hình nuôi công nghiệp
với năng suất đạt từ 5 - 12 tấn/ha. Đến năm 2003, các mô hình nuôi tôm chân trắng
tiếp tục được phát triển nuôi mở rộng và cũng cho hiệu quả cao hơn với năng suất đạt
từ 8 - 12 tấn/ha. Cho tới năm 2004, toàn tỉnh đã thả nuôi tôm với diện tích là 11.300

ha, trong đó tôm chân trắng 1.067,9 ha, tập trung ở các huyện thị: Móng Cái (815,4
ha), Hải Hà (12 ha), Đầm Hà (90 ha), Vân Đồn (40 ha), Hoành Bồ (31 ha), Yên Hưng
(59,5 ha) và khoảng vài chục ha tại các huyện, thị khác như Cẩm Phả, Hạ Long.
13
Từ năm 2005 - 2009 là giai đoạn nghề nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ninh phát
triển nhanh trên phương diện diện tích.
14000
Diện tích (ha)
12000
11232
11500
10380 10542
10000
8000
9423
6000
4000
2400
3500
4000 4050
2000
0
1350
2005 2006 2007 2008 2009
Năm
Tổn
g
DT
tôm
nuô

i
Diện tích TCT
Nguồn [24,48, 49, 50, 51]
Biểu đồ 1. 4: Diện tích nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ninh từ 2005 – 2009
Qua việc tổng hợp số liệu báo cáo của ngành Thuỷ sản từ năm 2005 đến năm
2009 cho thấy diện tích nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ninh đã tăng lên rất nhanh so với
diện tích nuôi tôm chung. Nếu trong năm 2005 diện tích nuôi tôm chân trắng là 1.350 ha
chiếm 13,67% thì chỉ qua bốn năm, đến năm 2009 diện tích nuôi tôm chân trắng đã đạt
4.050 ha chiếm 42,9% diện tích tôm nuôi của toàn tỉnh. Việc diện tích tôm chân trắng
tăng nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn do đã có nhiều hộ nuôi tôm sú và nhiều
ruộng đất cấy lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang nuôi tôm chân trắng [20].
Song song với việc mở rộng diện tích, sản lượng tôm chân trắng nuôi cũng liên
tục tăng lên qua các năm.
S

n

l
ư

n
g

(
t

n
)
Tổng sản lượng tômnuôi Sản lượng TCT
8000

7000
6000
5000
4310
5300
6690 7000
6368
40
00
4340 4500
4772
3000
2000
2500
2670
1000
Năm
0
2005 2006 2007 2008 2009
Nguồn [24,48, 49, 50, 51]
Biểu đồ 1. 5: Sản lượng tôm nuôi tại tỉnh Quảng Ninh từ 2005 – 2009

×