Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm SINH học SINH sản cá SỈNH GAI (onychostoma laticeps günther, 1868) tại KHU vực SÔNG GIĂNG NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.62 MB, 65 trang )











































BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TRẦN XUÂN QUANG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN
CÁ SỈNH GAI (Onychostoma laticeps Günther, 1868)
TẠI KHU VỰC SÔNG GIĂNG - NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Nha trang, tháng 10 năm 2010












































BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TRẦN XUÂN QUANG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN
CÁ SỈNH GAI (Onychostoma laticeps Günther, 1868)
TẠI KHU VỰC SÔNG GIĂNG - NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số : 60.62.70
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đình Mão
Nha trang, tháng 10 năm 2010
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên những kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả này chưa được dùng trong bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Tác giả


Trần Xuân Quang














ii


LỜI CÁM ƠN
Đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thành với sự giúp về tài chính của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua Chương trình Hỗ trợ ngành
thủy sản giai đoạn II (FSPS II) - Hợp phần Hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy
sản bền vững (SUDA);
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Đình Mão đã
định hướng, hướng dẫn trực tiếp và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt
thời gian thực hiện đề tài; Tôi xin cám ơn PGS. TS Hoàng Xuân Quang đã có
những lời khuyên chi tiết và bổ ích giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này;
Xin chân thành cám ơn Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Nghệ An, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Nghệ An đã động viên, tận tình
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học và thực hiện đề tài;
Xin cám ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Nha Trang, Khoa Nuôi
trồng thủy sản, Phòng Đào tạo đã tạo điều kiện để tôi được học tập, nghiên
cứu nâng cao trình độ trong suốt thời gian qua.
Lời cám ơn xin được gửi tới các thầy cô giáo đã giảng dạy, trang bị cho
tôi những kiến thức cơ bản, chuyên sâu, các phương pháp nghiên cứu khoa
học là hành trang rất quan trọng cho tôi trong thời gian tới;
Gia đình, bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ về tinh thần, vật chất
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi xin được bày
tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất.






iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 2
LỜI CÁM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I. TỔNG LUẬN 5
1.2. Một số đặc điểm về vùng nghiên cứu cá sỉnh gai: 8
1.2.1. Điều kiện tự nhiên 8
1.2.2. Nguồn lợi thủy sản của Nghệ An 10
1.2.3. Địa điểm nghiên cứu 12
1.3. Tình hình nghiên cứu về cá sỉnh gai trong nước và trên thế giới: 12
1.3.1. Định danh trong hệ thống phân loại: 12
1.3.2. Đặc điểm phân bố và tập tính sống: 13
1.3.3. Đặc điểm hình thái: 14
1.3.4. Đặc điểm dinh dưỡng: 15
1.3.5. Đặc điểm sinh trưởng: 16
1.3.6. Đặc điểm sinh sản: 17
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 18
2.2. Phương pháp thu thập số liệu 18

2.3. Phương pháp thu thập vật mẫu 19
2. 4. Phương pháp định loại 19
2.5. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh sản 19
2.5.1. Tuổi và kích thước thành thục lần đầu 19
2.5.2. Làm tiêu bản, nhuộm 20
2.5.3. Xác định các giai đoạn của tuyến sinh dục 20
iv


2.5.4. Hệ số thành thục 22
2.5.4. Sức sinh sản tuyệt đối 22
2.5.5. Sức sinh sản tương đối 23
2.5.6. Mùa vụ sinh sản 23
2.6. Phương pháp nghiên cứu dinh dưỡng 23
2.7. Mối tương quan chiều dài trọng lượng 24
2.8. Phương pháp xử lý số liệu: 24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
3.1. Đặc điểm hình thái 25
3.2. Sơ bộ về môi trường và tập tính sống 26
3.3. Tương quan chiều dài và trọng lượng của cá sỉnh gai 27
3.4. Đặc điểm dinh dưỡng của cá sỉnh gai 28
3.4.1. Cấu tạo cơ quan tiêu hóa 28
3.4.2. Thành phần thức ăn. 29
3.4.3. Tỷ lệ chiều dài ruột và chiều dài thân 29
3.4.4. Hệ số béo 30
3.5. Đặc điểm sinh sản của cá sỉnh gai 31
3.5.1. Xác định giới tính: 31
3.5.2. Tỷ lệ đực cái 33
3.5.3. Tuổi và kích thước thành thục lần đầu 34
3.5.4. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục 36

3.3.5. Sức sinh sản của cá sỉnh gai 45
3.3.6. Hệ số thành thục sinh dục 46
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 48
1. Kết luận 48
2. Đề xuất 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tần suất xuất hiện các nhóm kích thước của cá sỉnh gai 27
Bảng 3.2: Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa cá sỉnh gai 29
Bảng 3. 3: Tỷ lệ giữa chiều dài ruột trên chiều dài thân một số loài cá 30
Bảng 3.4: Tỷ lệ đực cái cá sỉnh gai qua các tháng thu mẫu 33
Bảng 3.5: Tỷ lệ đức cái cá sỉnh gai theo nhóm kích thước 33
Bảng 3.6: Tương quan thành thục của cá sỉnh gai theo kích thước 34
Bảng 3.7: Sức sinh sản của cá sỉnh gai theo nhóm kích thước 45
Bảng 3.8: Sức sinh sản của một số loài cá trong họ cá Chép 45
Bảng 3.9: Hệ số thành thục của cá sỉnh gai qua các tháng thu mẫu 46
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 3.1: Hình dạng bên ngoài cá sỉnh gai O. laticeps Günther, 1869 25
Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn tương quan chiều dài khối lượng cá sỉnh gai 27
Hình 3.3: Hình cơ quan tiêu hóa cá sỉnh gai 28
Hình 3.4: Đồ thị biểu thị hệ số béo Fulton và Clark của cá sỉnh gai 31
Hình 3.5: Cá sỉnh gai đực có kết hạch ở môi trên và vây hậu môn 32
Hình 3.6: Cá sỉnh gai cái 32
Hình 3.7: Đồ thị biểu diễn kích thước thành thục lần đầu 35
Hình 3.8: Tiêu bản tinh sào giai đoạn II 37
Hình 3.9: Tiêu bản tinh sào giai đoạn III 38
Hình 3.10: Tinh sào giai đoạn IV 38

Hình 3.11: Tiêu bản tinh sào giai đoạn IV 39
Hình 3.12: Tiêu bản tinh sào giai đoạn V 39
Hình 3.13: Tiêu bản buồng trứng giai đoạn II 40
Hình 3.14. Buồng trứng giai đoạn III 41
Hình 3.15: Tiêu bản buồng trứng giai đoạn III 41
Hình 3.16: Buồng trứng giai đoạn IV 42
Hình 3.17: Tiêu bản buồng trứng giai đoạn IV 43
vi


Hình 3.18: Tiêu bản buồng trứng giai đoạn V 43
Hình 3.19. Tiêu bản buồng trứng giai đoạn VI 44
Hình 3.20: Đồ thị biến động hệ số thành thục của cá sỉnh gai 46

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Lt : Chiều dài thân tính từ mút mõm đến hết vây đuôi
Lr : Chiều dài ruột
K : Hệ số thành thục
Sss tuyệt đối : Sức sinh sản tuyệt đối
Sss tương đối : Sức sinh sản tương đối
Q : Độ béo Fullton
Q
o
: Độ béo Clark
TB : Trung bình
Wg : Khối lượng toàn thân
W
o
: Khối lượng đã bỏ nội quan

W
tsd
: Khối lượng tuyến sinh dục
3


MỞ ĐẦU
Nghệ An được xem là địa phương có nguồn lợi cá tự nhiên phong phú.
Các loài cá ở đây đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản lượng cá tự
nhiên, thuần hoá để nuôi và làm tăng sự đa dạng sinh học các loài thuỷ sinh.
Nguồn lợi cá nước ngọt của Nghệ An khá đa dạng, phân bố tự nhiên dọc
theo các hệ thống sông suối. Khu hệ cá sông Lam gồm có 157 loài và phân
loài thuộc 52 họ và phân họ nằm trong 17 bộ. Khu hệ cá sông Lam cũng rất đa
dạng về sinh thái học, có nhiều loài có kích thước lớn trên 30kg như cá ghé, cá
bọp, cá măng; nhiều loài kích thước nhỏ nhưng mật độ lớn như cá đục, cá
mương, cá chiệc; những loài được nhân dân tuyển chọn làm cá nuôi truyền
thống như cá chép, cá mè, cá trôi; có những loài cá quí như cá chình; có nhiều
loài có thể làm cá cảnh và cá làm đồ dùng dạy học như cá ép, cá ngần; có
những loài cá có giá trị trên thị trường xuất khẩu như cá trê, lươn; nhiều loại
ăn thực vật phù du hay thực vật thượng đẳng như cá mè, cá bóp, cá ních, có
chuỗi thức ăn ngắn nên hiệu suất sinh học cao.
Những năm gần đây, việc gia tăng các phương tiện khai thác, số lượng
người đánh bắt cá tăng và trình độ khai thác của nhân dân được nâng lên đã
dẫn đến hiện tượng nguồn lợi bị suy giảm trên hầu hết các vực nước tự nhiên,
khai thác quá khả năng khôi phục của các quần thể cá đã làm giảm sút sản
lượng cá tự nhiên. Dưới áp lực khai thác đó, một số loài cá đã bị tiêu diệt,
nhiều loại cá khác trở nên khan hiếm, khó bắt gặp và đang ở trong tình trạng
báo động mức V và E (Vulnerable và Endangred). Trong đó có loài cá sỉnh gai
(Onychostoma laticeps Günther,1896) được ghi trong sách đỏ Việt nam với
mức độ có nguy cơ bị tuyệt diệt loại V.

Do vậy việc nghiên cứu sự phân bố, các đặc điểm sinh học, tình hình
khai thác, đánh giá các tác động bất lợi và đề xuất các giải pháp bảo vệ, tái tạo
nguồn lợi các loài cá ở hệ thống sông Nghệ An là hết sức cần thiết.
4


Xuất phát từ nhu cầu khoa học và thực tiễn, được sự đồng ý của Khoa
Nuôi trồng Thuỷ Sản Trường Đại Học Nha Trang. Tôi chọn thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá sỉnh gai (Onychostoma
laticeps Günther, 1869) ở lưu vực sông Giăng - Nghệ An”. Bước đầu xây
dựng cơ sở khoa học bảo tồn và phát triển nguồn lợi loài cá này đồng thời làm
cơ sở để nghiên cứu sản xuất giống phục vụ cho mục tiêu đa dạng hóa đối
tương nuôi ở Nghệ An.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Việc nghiên cứu về các đặc điểm sinh học dinh dưỡng, sinh sản, sinh
trưởng của cá sỉnh gai tạo cơ sở để nghiên cứu sâu hơn việc gia hóa, sinh sản
nhân tạo, nuôi thương phẩm cá Sỉnh gai, góp phần đa dạng hóa đối tương
nuôi, duy trì và phát triển nguồn lợi, bảo vệ quỹ gen, bảo tồn đa dạng sinh học
ở hệ thống sông Nghệ An nói riêng và Việt nam nói chung.
- Mục tiêu
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá sỉnh gai trên lưu
vực sông Giăng – Nghệ An và đề xuất các biện pháp duy trì và phát triển
nguồn lợi cá sỉnh gai ở Nghệ An.
- Nội dung nghiên cứu chính:
Tuổi, kích thước và khối lượng thành thục;
Đặc điểm sinh học của tế bào sinh dục;
Hệ số thành thục và sức sinh sản;
Mùa sinh sản trong năm;
Một số chỉ tiêu về đặc điểm dinh dưỡng;
Một số chỉ tiêu về sinh trưởng.



5


CHƯƠNG I. TỔNG LUẬN
1.1. Nguồn lợi thuỷ sản và nghề cá nước ngọt ở Việt Nam:
Lãnh thổ Việt Nam được chia thành 9 vùng sinh thái với 33 tiểu vùng
(Le Quy An et al.,1995) do sự phân hóa cao của lãnh thổ, về điều kiện khí hậu
thủy văn và sự tồn tại của các nhóm loài động thực vật đặc trưng: Vùng núi
phía Bắc và Trung tâm Bắc; Vùng trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ; Vùng
Đồng bằng sông Hồng; Vùng Trung bộ; Vùng cao nguyên Trung bộ; Vùng
Đông nam bộ; Vùng châu thổ Nam bộ; Thành phố hà Nội; Thành phố Hồ Chí
Minh [15].
Thành phần nguồn lợi thủy sản nước ta khá đa dạng, gồm nhiều nhóm
đối tượng như cá, giáp xác, thân mềm. Trong đó cá đóng vai trò quan trọng
bậc nhất, phân bố ở các sông, suối, ao hồ từ miền núi, trung du đến đồng bằng,
các hệ đầm phá ven biển và các thủy vực thuộc các hải đảo thềm lục địa.
Theo kết quả hiện có, số lượng các loài động vật và tảo đơn bào (trừ vi
sinh vật và thực vật bậc cao) sống trong các thủy vực nội địa có trên 2.740 loài
và dưới loài, trong đó tảo đơn bào và khuẩn Lam (Cyanophyta) có 1.403 loài
và dưới loài, giáp xác (Crustacea) 292 loài, trùng bánh xe (Rôtatria) là 109
loài, giun nhiều tơ (Polychaeta) là 30 loài, giun ít tơ (Oligochaeta) là 47 loài,
đỉa (Hyrudinae) là 9 loài, thân mềm (Mollusca) là 147 loài, động vật nguyên
sinh (Protozoa) là 157 loài và cá nước ngọt (Pisces) là 547 loài. Thực vật bậc
cao khá đa dạng, có thể từ vài chục loài đến vài ba trăm loài [15].
Nhìn chung, các nghiên cứu về thành phần loài thực vật, động vật tập
trung ở vùng đồng bằng. Nhiều ngọn nguồn sông suối, nơi giàu các loài đặc
hữu còn chưa được khảo sát đầy đủ. Hơn nữa, nhiều nhóm loài còn chưa được
nghiên cứu sâu. Ngay số lượng các loài cá nước ngọt cũng không dừng ở 546

loài. Theo công bố của Nguyễn Văn Hảo (2000, 2005), riêng họ cá Chép
(Cyprinidae) thống trị trong thủy vực nước ngọt đã có trên 300 loài và phân
loài, còn số lượng cá trong thủy vực nội địa, gồm những loài cá nước ngọt
6


điển hình và những loài cá có nguồn gốc biển thích ứng với môi trường nước
lợ, nước ngọt ở vùng thấp hạ lưu các sông lên đến 1.027 loài thuộc 427 giống,
98 họ của 22 bộ cá, gồm 79 loài đặc hữu của 32 giống thuộc 8 phân họ, trong
đó có 2 giống và 40 loài được ghi nhận là những loài mới cho khoa học.
Theo Nguyễn Văn Hảo (2000, 2005), 1.027 loài cá nội địa đã được giám
định tên, phân bố như sau: Khu vực Cao-Bắc-Lạng có 104 loài (chiếm 10,12%
toàn khu hệ), khu vực Việt Bắc 226 loài (22,0%), khu vực Tây Bắc 192 loài
(18,7%), trong đó riêng khu Điện Biên Phủ 110 loài (10,7%), khu vực đồng
bằng Bắc bộ 316 loài (30,77%), khu vực Bắc Trung bộ 372 loài (36,22%), khu
vực Nam Trung bộ 251 loài (24,44%), khu vực Tây Nguyên 189 loài
(18,40%), khu vực Đông Nam bộ 277 loài (26,97%) và khu vực đồng bằng
sông Cửu Long 388 loài (37,78%) [15] .
Cá nước ngọt được khai thác trong các sông suối, đầm, hồ, ao, ruộng và
đầm phá ven biển. Trong khoảng thời gian 15 năm (1981 - 1995) sản lượng cá
đánh bắt được dao động từ 26 đến gần 33%, trung bình là 30,11% tổng sản
lượng khai thác chung của cả nước (934.708 tấn). Đến năm 2005, giá trị đó
giảm đi đáng kể, chỉ đạt 185.700 tấn (chiếm 9,3 % tổng sản lượng cá khai
thác) và trong 5 năm lại đây (2001 - 2005) sản lượng cá nội địa giảm so với
năm 2000 là 22% với tốc độ giảm trung bình gần 6,6%/năm (Nguyễn Xuân Lý
và nnk., 2005) [15].
Nuôi trồng thủy sản ở nước ta nói chung hay nuôi nước ngọt nói riêng
đang phát triển theo hướng đa dạng hoá đối tượng và đa dạng hoá các loại
hình nuôi thả, song so với các nước trên thế giới, tập đoàn nuôi còn nghèo,
mặc dù số lượng các đối tượng nuôi trồng có thể lên đến 100-150 loài. Trong

khi đó, tính đến năm 1999, Pháp đã đưa vào nuôi 52 loài, Đài Loan nuôi 49
loài, Mỹ 32 loài, Trung Quốc 26 loài, chúng đều là những loài có sản lượng
cao đáng kể (FAO – Yearbook, 1999).
7


Trong Nuôi trồng thủy sản, tốc độ sản lượng tăng nhanh là dựa vào kỹ
thuật nuôi ngày một cải thiện, công nghệ sản xuất con giống ngày một tiến bộ
và các cơ sở sản xuất giống ngày một gia tăng, mặc dù dịch bệnh thương hay
bùng phát, chất lượng con giống nhiều cơ sở chưa đảm bảo tiêu chuẩn ngành
và những rủi ro gây ra bởi sự biến động của điều kiện thời tiết khí hậu và sự cố
môi trường còn là những thách thức to lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản [15].
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt đã chủ động sản xuất nguồn giống nhờ
phương pháp dục đẻ nhân tạo và cho cá đẻ nhân tạo, không còn phụ thuộc vào
nguồn giống tự nhiên vớt trên sông. Hầu như các tỉnh đồng bằng cũng như
một số tỉnh miền núi đã có trại sản xuất giống cho hầu hết các đối tượng thông
thường như cá mè, trắm, trôi, [15].
Những thuỷ vực miền núi và trung du phân bố trong các vùng Đông Bắc,
Tây Bắc, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên với diện tích chung 88,2 nghìn ha,
chiếm 9,3% diện tích mặt nước Nuôi trồng thủy sản nội địa cả nước (Tổng cục
Thống kê, 2003), trong đó diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất tập
trung ở Đông bắc Bắc Bộ (39,6 nghìn ha) và Bắc Trung Bộ (38,4 nghìn ha)
Các loài cá sông suối là những đối tượng có tầm quan trọng nhất trong
các thuỷ vực trung du và miền núi. Theo Nguyễn Văn Hảo (2005), khu vực
Việt Bắc có 226 loài (22% khu hệ cá nội địa), Tây Bắc 192 loài (18,7%), trong
đó, riêng khu Điện Biên Phủ 110 loài (10,7%); Bắc Trung bộ 372 loài
(36,22%), Tây Nguyên 189 loài (18,40%).
Nhìn chung, các loài cá thuộc khu vực miền núi thường là những loài có
kích thước nhỏ, song một số loài có kích thước khá lớn như các đại diện của
Bagridae, Cyprinidae (cá Lăng, cá Anh vũ, cá Bỗng ). Cá sống trong sông

suối là những loài ưa oxy (Oxyphil), chủ yếu ăn Periphyton, côn trùng và ấu
trùng côn trùng sống trong nước, giun, ốc, cá cỡ nhỏ; nhiều loài ăn tạp, trong
thành phần thức ăn của chúng gồm mảnh vụn thực vật, nhưng thiên về thức ăn
động vật, một vài loài ăn cả thực vật bậc cao (cá Bỗng). Hầu hết các loài đều
8


đẻ trứng vùi ở đáy (Psammophil, pelophil, agrilophil) hay bám vào giá thể
hoặc thực vật thủy sinh (Littophi, phytophil), thậm chí đẻ trứng vào xoang áo
thân mềm (Ostracophil) [15].
Nghề đánh cá ở các sông suối miền núi thường là những nghề mang
truyền thống địa phương, đơn giản và lạc hậu. Những phương tiện đánh bắt
huỷ diệt như sử dụng thuốc nổ, hoá chất, kích điện hiện nay cũng được du
nhập vào, trở thành nhân tố nguy hại đối với đa dạng sinh học và nguồn lợi
thủy sản.
Nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh miền núi được đẩy mạnh trong vài thập
niên qua không chỉ bổ sung nguồn đạm động vật, nâng cao đời sống, trực tiếp
tham gia xoá đói giảm nghèo cho các cộng đồng dân cư miền núi mà còn nâng
cao tỷ trọng thủy sản trong cơ cấu của nền kinh tế địa phương. Nuôi trồng
thủy sản ở các tỉnh miền núi ngày càng được coi trọng và phát triển nhờ vào
sự tuyển chọn các đối tượng nuôi thích hợp, sự phát triển của công nghệ sản
xuất giống và khả năng vận chuyển giống để cung cấp cho các tỉnh miền núi,
Nuôi trồng thủy sản ở đây được triển khai trên các ao hồ, sông suối với
phương thức nuôi nước tĩnh hay nước chảy. Sản lượng chung tuy chưa cao,
nhưng đã đem lại những lợi ích thực sự, nhiều nơi còn tạo ra hàng hóa thủy
sản có giá trị giao lưu trong nước và cho xuất khẩu.[15]
1.2. Một số đặc điểm về vùng nghiên cứu cá sỉnh gai:
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí, địa hình
Tỉnh Nghệ An thuộc khu vực bắc trung bộ Việt Nam, toạ độ địa lý từ

18
o
33'10" đến 19
o
24'43" vĩ độ Bắc và từ 103
o
52'53" đến 105
o
45'50" kinh độ
Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,13 km. Phía
Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên dài 92,6 km. Phía Tây giáp nước bạn
9


Lào với đường biên dài 419 km. Phía Đông giáp với biển Đông với bờ biển
dài 82 km.
Diện tích đất tự nhiên 1.648.729 ha. Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự
nhiên của toàn tỉnh.[24]
- Khí hậu, thời tiết
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của
gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông
Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).[24]
- Sông ngòi:
Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung
bình là 0,7 km/km
2
. Sông lớn nhất là sông Cả (với tổng số chi lưu có chiều dài
từ 10km trở lên là 132 sông) có chiều dài 532km, riêng trên đất Nghệ An dài
316km, diện tích lưu vực 27.200km
2

(ở Nghệ An là 17.730km
2
) đổ ra biển ở
Cửa hội. Mùa lũ trên dòng chính sông Cả từ tháng 7- 11. Lượng dòng chảy
mùa lũ chiếm 65- 75% dòng chảy cả năm, tháng có lượng dòng chảy lớn nhất
là tháng 11 ( chiếm 20% dòng chảy cả năm). Cường suất lũ lên tương đối lớn,
khoảng 30cm/h ở trung lưu và 10cm/h ở hạ lưu, biên độ mực nước lớn nhất
trong năm khoảng 10m. Mùa cạn kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.
Lượng dòng chảy chiếm 25-35 % lượng dòng chảy cả năm. Điểm nổi bật của
địa hình thuộc hệ thống sông Cả là địa hình núi thấp, đồng bằng chỉ chiếm
13% tổng diện tích. Độ cao bình quân toàn lưu vực 290m, địa hình thấp dần từ
tây bắc xuống đông nam.[24], [22]
Ngoài ra còn một số hệ thống sông khác như: Sông Cấm (đổ ra biển qua
Cửa Lò) gồm hệ thống 3 sông, trong đó sông chính là sông Cấm dài 52 km.
Tổng diện tích lưu vực là 184 km
2
, chiều dài lưu vực là 31 km;Sông Bùng (đổ
ra biển ở cửa lạch Vạn) có 5 phụ lưu cấp I và 1 phụ lưu cấp II với tổng diện
tích lưu vực là 753 km
2
, chiều dài sông 48 Km, chiều dài lưu vực 35 Km;
Sông Hoàng mai ( đổ ra biển ở cửa lạch Cờn) có chiều dài khoảng 35,5km,
10


chiều dài lưu vực là 38 km, diện tích lưu vực 365 km
2
; Sông ông Độ (đổ ra
biển ở cửa Lạch Quèn) có chiều dài 21 Km, diện tích lưu vực là 114 km
2

,
chiều dài của lưu vực 14,7 km; Sông Dừa đổ ra cửa lạch Thơi có diện tích lưu
vực là 140 km
2
, dài 27 km, chiều dài lưu vực của sông là 17,5 km. [24]
- Biển, bờ biển
Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40 m trở vào nói chung đáy
biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát.
Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao.
Bờ biển Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa sông, lạch đổ ra biển và
thông với vịnh như Lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi (thuộc Quỳnh Lưu), lạch
Vạn (thuộc Diễn Châu), Cửa Lò, Cửa Hội (thuộc Cửa Lò), trung bình cứ 14
km bờ biển có 01 cửa lạch, nên nó cũng bị ảnh hưởng nguồn nước từ đại
dương xâm nhập vào hàng năm [24].
1.2.2. Nguồn lợi thủy sản của Nghệ An
Nghệ An được xem là địa phương có nguồn lợi cá tự nhiên phong phú.
Các loài cá ở đây đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản lượng cá tự
nhiên, thuần hoá để nuôi và làm tăng sự đa dạng sinh học các loài thuỷ sinh.
Tài nguyên biển Nghệ An được đánh giá là khá phong phú, theo các tài
liệu nghiên cứu, nguồn lợi hải sản khu vực biển Nghệ An có trên 267 loài cá
thuộc 91 họ, trong đó có 62 loài có giá trị kinh tế cao, có thể chia thành 2
nhóm sau: Nhóm gần bờ có 121 loài chiếm 45,3% (trong đó cá nổi có 20 loài
bằng 7,5%, cá đáy và gần đáy 101 loài, tương ứng 37,8%). Nhóm xa bờ 146
loài chiếm 54,7% (trong đó cá nổi 39 loài bằng 14,6%, cá đáy và gần đáy 107
loài bằng 40,1%). Trữ lượng cá biển trên 80.000 tấn, trong đó cá xa bờ khoảng
50.000 tấn chiếm gần 62,0%, cho phép khai thác từ 30.000-35.000 tấn, có
nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá chim; cá thu; cá hồng, nục Có 20
loài tôm thuộc 8 giống và 6 họ trong đó có tôm he, tôm rảo, tôm bộp, tôm
11



vàng, tôm sắt, tôm đất, tôm sú và tôm hùm. Trữ lượng 610 - 680 tấn, phân bố
tại các bãi tôm chính như: Bãi tôm từ cửa Lạch Bạng đến Lạch Quèn (huyện
Quỳnh Lưu): 250 ÷ 300 tấn. Bãi tôm Diễn Châu: 360÷380 tấn, trong đó tôm
he từ 100÷150 tấn. Tôm hùm là loại tôm có giá trị xuất khẩu cao, có trữ lượng
từ 20÷25 tấn, tập trung tại các vùng rạn đá ven các đảo và các vùng có đá
ngầm trong vùng biển. Nguồn lợi mực cũng mang lại giá trị kinh tế cao cho
nghề khai thác của tỉnh. Mực phân bố khắp vùng biển và khá đa dạng về thành
phần loài, nhưng qua thực tế khai thác chỉ có một số nhóm loài đạt sản lượng
cao (mực cơm, mực ống và mực nang). Khả năng khai thác mực ở vùng biển
Nghệ An khoảng 1.200÷1.500 tấn/năm (Viện NCHS,1998; UBND tỉnh Nghệ
An, 2006). Mặt khác, Nghệ An nằm trong khu vực Vịnh Bắc Bộ, nơi có nghề
cá phát triển lâu đời với nhiều ngư trường trọng điểm như Bạch Long Vỹ, Cô
tô, Hòn Mê, Hòn Mát Tổng trữ lượng hải sản khu vực Vịnh Bắc Bộ (phần
biển Việt Nam) khoảng 543.269 tấn, khả năng khai thác khoảng 256.308 tấn
(Chu Tiến Vĩnh, 2006). [24]
Nguồn lợi cá nước ngọt của Nghệ An khá phong phú, phân bố tự nhiên
dọc theo các hệ thống sông suối. Khu hệ cá sông Lam gồm có 157 loài và
phân loài thuộc 52 họ và phân họ nằm trong 17 bộ. Khu hệ cá sông Lam cũng
rất đa dạng về sinh thái học, có nhiều loài có kích thước lớn trên 30kg như cá
ghé, cá bọp, cá măng,… ; nhiều loài tuy kích thước nhỏ nhưng mật độ lớn như
cá đục, cá mương, cá chiệc; có những loài được nhân dân tuyển chọn làm cá
nuôi truyền thống như cá chép, cá mè, cá trôi; có những loài cá quí như cá
chình; có những loài cá có ý nghĩa phòng dịch do ăn bò gậy như cá rô, cá cờ,
cá sóc; có nhiều loài có thể làm cá cảnh và cá làm đồ dùng dạy học như cá ép,
cá ngần; có những loài cá có giá trị trên thị trường xuất khẩu như cá trê, lươn;
nhiều loại ăn thực vật phù du hay thực vật thượng đẳng như cá mè, cá bóp, cá
ních, có chuỗi thức ăn ngắn nên hiệu suất sinh học cao. [20]
Những năm gần đây, việc gia tăng các phương tiện khai thác, số lượng
người đánh bắt cá tăng và trình độ khai thác của nhân dân được nâng lên đã

12


dẫn đến nguồn lợi bị suy giảm trên hầu hết các vực nước tự nhiên, khai thác
quá khả năng khôi phục của các quần thể cá đã làm giảm sút sản lượng cá tự
nhiên và là nguyên nhân chính dẫn đến nguồi lợi cá tự nhiên đang dần bị cạn
kiệt. Dưới áp lực khai thác đó, một số loài cá đã bị tiêu diệt, nhiều loại cá khác
trở nên khan hiếm, khó bắt gặp và đang ở trong tình trạng báo động mức V và
E (Vulnerable và Endangred). Trong đó có loài cá sỉnh gai (Onychostoma
laticeps Gunther,1896) được ghi trong sách đỏ Việt nam với mức độ có nguy
cơ bị tuyệt diệt mức V. [13]
1.2.3. Địa điểm nghiên cứu
Sông Giăng là phụ lưu cấp I của Sông Cả (tên khác: Sông Lam, Ngàn
Cả), bắt nguồn từ vùng núi Cao Vều (cao 1.343 m), chảy theo hướng tây bắc -
đông nam, qua các huyện Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương tỉnh Nghệ An,
nhập vào bờ phải Sông Cả tại La Mạc. Dài 77 km, diện tích lưu vực 1.050
km
2
, cao trung bình 492 m, độ dốc trung bình 17,2%; mật độ sông suối 0,5
km/km
2
. Tổng lượng nước năm 0,93 km
3
ứng với lưu lượng nước trung bình
năm 28 m
3
/s. [22]
Sông Giăng rất đa dạng về thành phần động thực vật thủy sinh, có nhiều
loài có giá trị kinh tế như cá sỉnh, cá lăng, cá ngạnh, Sông Giăng chảy qua
Vườn Quốc gia Pù Mát là một kho tàng về các nguồn gen hoang dã, quý hiếm,

là một trong số ít khu bảo tồn đa dạng sinh học lớn nhất nước ta.[44]
1.3. Tình hình nghiên cứu về cá sỉnh gai trong nước và trên thế giới:
1.3.1. Định danh trong hệ thống phân loại:
Theo Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân (2001) [6], cá sỉnh gai được định
danh như sau:
Tổng bộ cá chép CYPRINIMORPHA
Bộ cá chép CYPRINIFORMES
13


Họ Cá chép Cyprinidae
Phân họ cá Bỗng Barbinae
Giống cá sỉnh Varicorhinus Rüppell, 1836
Phân giống cá sỉnh Onychostoma Günther, 1869
Loài Onychostoma. laticeps Gunther,1869.
Tên chính thức Varicorhinus. (Onychostoma.) laticeps Gunther,1869
Tên đồng vật: Onychostoma. laticeps Gunther,1869 Am. Mus. Zool. St.
Peterbuorg part 1:211,Pl.1, (Giang tô – Trung quốc); Ling, 1933. Lingn. Sci.
Jour. Canton Vol. 12, 2, p. 203 (Kansu, S-zechwan, Kweichow); Chevey &
Lemasson, 1937, p. 33, fig. 13; Nichols, 1943 Fishes of China Nat. Hist.
Centr. Asia, Vol. 9, p. 119; Trương Xuân Lâm, 1959 Trung Quốc hệ thống Lý
loại chí, trang 51, hình 43. Tứ Xuyên, Vân Nam – Trung Quốc); Mai Đình
Yên, 1978 Cá nước ngọt các tỉnh phía bắc Việt Nam, trang 40÷42, hình 16;
Nguyễn Văn Hảo 1993 Ngư loại học tập II, trang 131-132, hình 70.
Type danh pháp Varicorhinus. (Onychostoma) laticeps Gunther,1869
Tên tiếng Việt: cá sỉnh, cá phao, cá sỉnh gai
Tên tiếng Thái: Pa Khỉnh
Tên tiếng Tày: Pia Lon
Tên tiếng H’Mong: Rề Dớ
1.3.2. Đặc điểm phân bố và tập tính sống:

Trong nước: Cá sỉnh gai sống chủ yếu ở các sông suối thuộc trung lưu và
thượng lưu các sông lớn ở các tỉnh phía Bắc như hệ thống sông Hồng (sông
Đà, sông Thao, sông Lô, sông Gấm), sông Kỳ cùng, sông Cầu, sông Thương,
sông Mã, sông Lam. Giới hạn phân bố thấp nhất về phía Nam của cá sỉnh gai
là tỉnh Quảng Nam (sông Trà khúc) (Nguyễn Hữu Dực, 1997). [6]
14


Trên thế giới: Trung Quốc (Giang Tô, Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam)
Cá sỉnh gai sống ở tầng giữa và tầng đáy, thích sống nơi nước trong,
nước chảy và đáy đá có nhiều cát sỏi đá. Cá sống thành từng đàn, thích ngược
nước và sâu trong ngòi để kiếm ăn. Mùa đông ra sông và tới các vực sâu tránh
rét. [6],[25]
1.3.3. Đặc điểm hình thái:
Thân dài, hơi thon, dẹp bên. Viền lưng hình thoi, từ mõm đến khởi đầu
vây điểm vây lưng là đường xiên thẳng sau đó giảm dần theo đường thẳng.
Viền bụng hình cung nông. Bụng tròn. Cán đuôi thót. Đầu ngắn, tầy hơi vểnh
lên. Trước mũi có rãnh nông làm cho mõm thấp và nhô cao. Da mõm và môi
trên phân cách bằng rãnh sâu. Da mõm chỉ trùm vào thân môi trên, còn ở phía
trên của môi hở hoàn toàn. Mút mõm kết hạch nhỏ. Lỗ mũi ở phía trên đường
viền của mắt. Lỗ mũi tới mút mõm bằng tới góc miệng. Mỗi bên mõm có một
rãnh nông đi xuống phía góc hàm kéo thẳng thành rãnh cằm và quặt theo hàm
dưới tạo thành rãnh sau môi. Hai rãnh này tương đương nhau, rất ngắn chỉ
bằng ¼ đường kính mắt. Cằm phằng và hơi ngắn. Không có râu. Miệng dưới,
rộng ngang, chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng đầu ở đó. Môi trên và môi dưới
liền nhau ở góc miệng. Hàm dưới phủ chất sừng sắc cạnh và màu nâu. Rãnh
sau môi dưới chỉ hạn chế ở góc miệng. Mắt tròn to, nằm phía trên đường trục
và hơi thiên về phía trước của đầu. Khoảng cách hai mắt rộng, hơi bằng. Đỉnh
đầu nhẵn. Lỗ mang rộng, màng mang liền với eo mang. Eo mang chỉ rộng
bằng ¾ đường kính mắt.

Vây lưng có khởi điểm trước khởi điểm vây bụng, gần mút mõm hơn gốc
vây đuôi, viền sau lõm sâu. Tia đơn cuối vây lưng gốc to cứng, mút mềm, phía
sau có răng cưa chắcvà chiều cao tương đương hoặc nhỏ hơn chiều dài đầu.
Vây ngực nhọn, dài hơn chiều dài đầu, mút cách vây bụng 6 vẩy. Vây bụng có
khởi điểm tương ứng tia phân nhánh thứ 2 vây lưng hoặc vẩy đường bên thứ
16, ở giữa mút mõm và gốc vây đuôi, mút sau cách vây hậu môn 3 vẩy. Vây
15


hậu môn có khởi điểm gần gốc vây đuôi hơn khởi điểm vây bụng, mút nhọn
tương đương chiều dài đầu. Vây đuôi phân thùy sâu, 2 thùy tương đương nhau
và mút nhọn.
Vẩy vừa phải. Gốc vây lưng có một hàng vẩy bao phát triển. Gốc vây
hậu môn có một hàng vẩy bao kém phát triển. Gốc vây bụng có vẩy nách nhỏ,
dài, mút không nhọn, dài bằng 2/3 chiều dài vây bụng.
Màu sắc: Lưng xám, bụng màu trắng nhạt hoặc da cam. Các vẩy có viền
mép đậm hơn. Các vây xám. [6]
1.3.4. Đặc điểm dinh dưỡng:
Tập tính bắt mồi: Cá sỉnh gai kiếm ăn cả ban ngày và ban đêm, ở
những nơi nước trong. Cá kiếm ăn mạnh vào ban ngày và đi theo đàn (kiếm
ăn mạnh nhất vào những ngày trời nắng) [25]
Cá sỉnh gai dinh dưỡng bằng các loại tảo bám nhờ có môi sừng sắc để
gặm và ăn các mảnh vụn hữu cơ lắng đọng là chủ yếu. Trong ống tiêu hóa của
cá còn gặp một số loài động vật nhỏ thuộc Crustaceae (Cyclops,
Ostrracoda ), ấu trùng côn trùng. Cá còn ăn vẩn cặn hữu cơ, nguyên sinh
động vật và ấu trùng giáp xác [6]
Theo Võ Văn Phú (2008) [9], thành phần thức ăn của cá sỉnh gai rất đa
dạng gồm 33 loại, địa diện cho 5 nhóm khác nhau, bao gồm các ngành tảo,
động vật không xương sống nước ngọt và mùn bã hữu cơ. Có thể nói cá sỉnh
gai là loài ăn tạp, thành phần thức ăn có cả thực vật lẫn động vật. Trong ssó

những loại thức ăn phân tích được, các ngành tảo chiếm ưu thế hơn về số
lượng loại thức ăn với 74,02%, còn động vật chỉ chiếm 22,8% cho thấy cá sỉnh
gai thích ăn thực vật hơn động vật. Trong số các nhóm thức ăn trên thì
Bacillariophycophyta chiếm tỷ lệ cao nhất (41,56%), có lẽ đây là thành phần
thức ăn chính của cá sỉnh gai. Cá có kích thước nhỏ bắt mồi chủ yếu là những
loại tảo, rất ít loại thức ăn động vật, nhóm cá kích thước lớn ngoài thức ăn là
16


tảo còn sử dụng các loại động vật không xương sống nước ngọt khác làm thức
ăn nhiều hơn so với cá nhỏ. Có thê rnói phổ thức ăn của cá sỉnh gai được mở
rộng dần theo sự phát triển của cá thể, đặc điểm này phù hợp với các loài cá đa
thực. Cá có kích thước lớn thường mở rộng phổ thức ăn để đảm bảo nguồn
thức ăn cho những cá nhỏ, hạn chế sự cạnh tranh trong loài.
Theo Ngô Sỹ Vân (2005) [25], Cá sỉnh gai có cấu tạo miệng, hàm dưới
phủ chất sừng (chất kitin) sắc cạnh có thể thích hợp cho việc gặm và ăn các
loài thực vật sống bám. Cá có chiều dài ruột gấp gần 3 lần chiều dài thân.
Thành phần thức ăn trong ruột của cá sỉnh gai gồm: tảo Khuê Bacillariophyta
chiếm ưu thế về số lượng loài, tảo Lục Chlorophyta, vi khuẩn Lam
Cyanobacteria, tảo Mắt Euglenophyta, ấu trùng côn trùng, động vật phù du:
loài Nauplius và Copepoda . Ngoài ra còn gặp một số loài động vật nhỏ thuộc
Crustaceae (Cyclops, Ostrracoda ), ấu trùng côn trùng, nguyên sinh động vật,
ấu trùng giáp xác và mùn bã hữu cơ.
1.3.5. Đặc điểm sinh trưởng:
Cá cỡ nặng nhất có thể tới 2 kg. Cá khai thác được tập trung chủ yếu cỡ
200 ÷ 500 g. Tuổi cá thể hiện trên vẩy bằng những đường cắt chéo các vòng
khâu. Cá 1 năm dài 130 mm, 2 năm dài 170 mm, 3 năm dài 242 mm. [6]
Theo Ngô Sỹ Vân (2005) [25], Cá sỉnh gai thường thu được có kích
thước từ 74 ÷ 378 mm, khối lượng từ 4 ÷ 778 g, trong đó các cá thể có kích
thước dưới 170 mm chiếm đa số. Đây là nhóm cá thể có tốc độ tăng trưởng

nhanh và chưa thành thục sinh dục. Tốc độ tăng trưởng của cá sỉnh gai tăng
nhanh trong năm đầu (đạt 15,8 cm). Năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng chiều
dài giảm, năm thứ hai đạt 5,3 cm, năm thứ ba đạt 4 cm và năm thứ tư đạt 3 cm.
So với năm thứ nhất thì tốc độ tăng trưởng năm thứ hai đạt 36,25%; năm thứ
ba đạt 28,73% và năm thứ tư đạt 29,07%. Sinh trưởng chiều dài có liên quan
đến sự biến động của độ béo Fulton và độ béo Clark. Độ béo của cá sỉnh gai
17


tăng khi chiều dài cá tăng và đạt lớn nhất ở nhóm tuổi 5
+
, ngoài ra còn phụ
thuộc các mùa trong năm. Thường tháng 1-3 và tháng 8-9 cá béo nhất.
1.3.6. Đặc điểm sinh sản:
Cá thành thục vào năm thứ 2 (1
+
tuổi) có chiều dài 154mm, cá đẻ vào
mùa đông từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Sức sinh sản của cá không cao, Cá
dài 390 mm, nặng 575 g tuyến sinh dục giai đoạn IV, nặng 34 g, chứa 9.050
trứng. Trứng màu vàng, đường kính cỡ 1,8 mm, chiếm 77,6%, đường kính
1,15 mm chiếm 22,4%. Cá đẻ ở các bãi sỏi cát trong các ngòi, suối nước chảy
xiết. Trứng bám vào đáy đá và nở thành cá con. Trong mùa phát dục, cá đực
thường có các chấm sao màu trắng ở mõm và vây hậu môn [6], [7]
Theo Ngô Sỹ Vân (2005) [25], Tuổi phát dục của cá sỉnh gai ở tuổi 1
+

(Năm tuổi thứ 2) khi kích thước đạt 135÷174 mm khối lượng đạt 33,5÷44,5 g.
Hệ số thành thục của cá sỉnh gai ở giai đoạn IV-V của tuyến sinh duc giao
động từ 0,93- 2,87% trung bình đạt 1,81%% khối lượng cá bỏ nội quan. Sức
sinh sản tuyệt đối của cá sỉnh gai giao động 3.308÷13.447 trứng trung bình

đạt 8.272 trứng. Sức sinh sản tương đối trung bình 329,8 trứng/100g khối
lượng cơ thể. Mùa cá sỉnh gai sinh sản từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm
sau. Nơi cá sỉnh đẻ là những nơi nước trong, chảy xiết, đáy cát sỏi hoặc trên đá
ngầm, đá cuội ở sông Bành Trạch, ngòi Pó Lù và ngòi Cốc Tộc
Các nghiên cứu về cá sỉnh gai chỉ mới dừng lại ở phân loại và mô tả đơn
thuần trong các sách phân loại về khu hệ cá. Gần đây có một số công trình như
“Đánh giá nguồn lợi thuỷ sản hồ Ba Bể làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng
các qui định quản lí và tái tạo nguồn lợi”; Phan Nữ Phước Hồng (2004) với
“Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng và phân bố của một số loài cá có giá trị kinh
tế ở sông Hương, Thừa Thiên Huế”. Võ Văn Phú, Bùi Minh Thắng (2008) với
“đặc tính dinh dưỡng của cá sỉnh gai (Onychostoma laticeps Gunther, 1896)
tại hồ Phú Ninh và vùng phụ cận tỉnh Quãng Nam” bước đầu hình thành các
cơ sở khoa học về đặc điểm sinh học của cá sỉnh gai ở Việt Nam.
18


CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 5 năm 2010.
Các hoạt động thu mẫu cá được tiến hành trên Sông Giăng ở các huyện
Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương nơi thường xuất hiện cá sỉnh gai
(Onychostoma laticeps Günther,1869)


2.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu về đối tượng nghiên cứu, tình hình
kinh tế xã hội đưa ra trong luận văn được thu thập từ các tài liệu đã có của các
tác giả trong và ngoài nước.
- Thu thập số liệu sơ cấp thông qua các hoạt động điều tra phỏng vấn tại
địa bàn nghiên cứu.

Huyện Con Cuông
Huyện Anh Sơn
Huyện Thanh Chương
19


2.3. Phương pháp thu thập vật mẫu
Tiến hành thu mẫu trên lưu vực của khu hệ mua từ ngư dân khai thác
hoặc bến cá, chợ cá. Các mẫu thu sau khi thu mẫu được cân bằng cân điện tử
và đo chiều dài cá bằng thước đo có độ chính xác đến mm.
Tiến hành mổ cá ngay khi cá còn tươi để thu tuyến sinh dục. Cá được mổ
bụng theo hình vòng cung kéo dài từ hậu môn lên đến vây ngực. Sau đó lấy
tuyến sinh dục loại bỏ phần mỡ bám vào tuyến sinh dục và tất cả các phần
khác rửa sạch máu và cân tuyến sinh dục bằng cân điện tử. Tuyến sinh dục
được cố định bằng dung dịch Bouin, tuyến tiêu hóa và phần cơ thể còn lại
được bảo quản trong dung dịch formalin 10% hoặc cồn 70
o
, sau đó được
chuyển về phân tích tại Trạm kiểm dịch Thành phố Vinh - Chi cục Nuôi trồng
thủy sản Nghệ An. Mẫu tuyến sinh dục được cố định trong dung dịch Buoin
và tiến hành nhuộm, cắt lớp tại Khoa Giải phẫu bệnh - Bệnh viện Hữu nghị đa
khoa Nghệ An
2. 4. Phương pháp định loại
Phương pháp định loại dựa theo nguyên tắc phân loại động vật của
Mayer (1974).
Sử dụng định loại theo phương pháp hình thái của nhiều nhà ngư loại học
đang dùng ở Việt Nam và các nước lân cận, mà chủ yếu là theo Nguyễn Văn
Hảo, 2001, Cá nước ngọt Việt Nam, Tập 1, Họ cá Chép (Cyprinidae), NXB
Nông nghiệp.
2.5. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh sản

2.5.1. Tuổi và kích thước thành thục lần đầu
Tuổi cá được xác định bằng cách đếm các vòng sinh trưởng năm
biểu hiện trên vẩy theo hướng dẫn nghiên cứu của Pravdin, 1963[52].
Lấy từ mỗi con cá 5-10 vảy ở hai bên sườn phía trên đường bên cho vào

×