Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng tôm sú giống (penaeus monodon fabricius, 1798) sản xuất tại công ty TNHH tư vấn thủy sản huy thuận – tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 91 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất
cứ công trình khoa học nào khác.

Tác giả luận văn


Nguyễn Trọng Huy
ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản, Phòng
Đào tạo Đại học và Sau Đại học Trường Đại học Nha Trang đã quan tâm giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện cho tôi làm việc trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Hữu Dũng đã dìu dắt tôi trên
con đường nghiên cứu khoa học, trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo trong suốt quá
trình thực hiện đề tài và viết luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài.

iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i


LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm sinh học của tôm sú 3
1.1.1. Vị trí phân loại 3
1.1.2. Phân bố 3
1.1.3. Chu kỳ sống 4
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 5
1.1.5. Hoạt động sinh sản 6
1.2. Tình hình nuôi tôm và vấn đề dịch bệnh trên tôm nuôi ở Việt Nam và thế giới. 6
1.2.1. Sự phát triển nghề nuôi tôm thế giới và tại Việt Nam 6
1.2.1.1. Sự phát triển nghề nuôi tôm thế giới 6
1.2.1.2 Sự phát triển nghề nuôi tôm ở Việt Nam 7
1.2.2. Tình hình dịch bệnh trong nghề nuôi tôm thương phẩm 10
1.2.2.1 Các loại bệnh nghiêm trọng đối với nghề nuôi tôm thế giới 10
1.2.2.2. Tình hình dịch bệnh trong nghề nuôi tôm sú tại Việt nam 10
1.2.2.3 Bệnh do Monodon Baculovirus (MBV) 13
1.3. Vấn đề quản lý chất lượng tôm giống phục vụ nuôi tôm thương phẩm 20
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản của tôm bố mẹ 22
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
iv

2.1 Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu 27
2.2. Phương pháp thu thập số liệu 27
2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm 27
2.3.1. Sơ đồ khối hoạt động nghiên cứu 27

2.3.2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản của tôm mẹ tại Công ty
Huy Thuận 28
2.3.3. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhiễm MBV trên tôm mẹ sử dụng
trong sản xuất tôm giống tại Công ty Huy Thuận 28
2.3.4. Xác định mối quan hệ giữa cảm nhiễm MBV trên tôm mẹ và trên đàn ấu trùng
của chúng tại Công ty Huy Thuận 29
2.3.5. Xác định hiệu quả của việc sử dụng hóa chất để rửa ấu trùng nauplius trong việc
giảm thiểu mức độ cảm nhiễm MBV 30
2.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu thí nghiệm 31
2.4.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường 31
2.4.2. Xác định mức độ cảm nhiễm MBV 31
2.4.2.1. Trên tôm mẹ 31
2.4.2.2. Trên Postlarvae 31
2.5. Chế độ chăm sóc và quản lý 32
2.5.1. Nguồn nước thí nghiệm 32
2.6. Xác định các chỉ tiêu sinh học 33
2.7. Phương pháp xử lý số liệu 34
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình và kỹ thuật sản xuất tôm sú giống Công ty
Huy Thuận 35
3.1.1. Sơ lược điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre nói chung và huyện Bình Đại 35
3.1.2. Hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh 38
3.1.3. Qui trình sản xuất tôm sú giống 40
3.1.3.1. Vị trí và mặt bằng xây dựng trại sản xuất: Có những ưu điểm sau: 40
v

3.1.3.2. Nguồn nước phục vụ cho trại tôm giống 41
3.1.3.3. Kỹ thuật nuôi thuần dưỡng tôm bố mẹ cho đẻ 41
3.1.3.4. Kỹ thuật nuôi ấu trùng 43
3.1.3.5. Quản lý bệnh trong trại tôm giống 46

3.1.3.6. Kết quả sản xuất tôm giống tại trại giống của Công ty Huy Thuận. 48
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản của tôm mẹ tại Công ty Huy
Thuận 48
3.2.1. Quan hệ giữa nguồn gốc với chất lượng sinh sản của tôm mẹ 49
3.2.2. Quan hệ giữa kích thước với chất lượng sinh sản của tôm mẹ 51
3.3. Mức độ cảm nhiễm MBV trên đàn tôm mẹ tại Công ty Huy Thuận và các nhân tố
ảnh hưởng 52
3.3.1. Mối quan hệ giữa nguồn gốc với mức độ cảm nhiễm MBV trên tôm mẹ 53
3.3.2. Quan hệ giữa kích cỡ và mức độ cảm nhiễm MBV của tôm mẹ. 55
3.3.3. Quan hệ giữa mùa vụ và mức độ cảm nhiễm MBV trên tôm mẹ 56
3.3.4 Quan hệ chế độ nuôi thuần dưỡng với mức độ cảm nhiễm MBV tôm mẹ 57
3.3.4.1 Ảnh hưởng của mật độ nuôi thuần dưỡng 57
3.3.4.2 Ảnh hưởng của kỹ thuật ghép tinh đến mức độ cảm nhiễm MBV tôm mẹ 59
3.4. Quan hệ về mức độ cảm nhiễm MBV giữa tôm mẹ và postlarvae của chúng 60
3.5. Hiệu quả của việc rửa ấu trùng Nauplius bằng Iodine và/hoặc Formalin trong việc
giảm thiểu mức độ cảm nhiễm MBV trên postlarvae 62
3.5.1. Ảnh hưởng của Iodine và Formalin đến tỷ lệ sống và tốc độ phát triển của ấu
trùng tôm sú ương nuôi tại Công ty Huy Thuận. 63
3.5.2. Hiệu quả của việc rửa ấu trùng Nauplius bằng Iodine và/hoặc Formalin trong
việc giảm thiểu mức độ cảm nhiễm MBV trên tôm giống. 65
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 68
Kết luận 68
Đề xuất ý kiến 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.2.1.2. Kết quả sản xuất tôm he giống ở nước ta 9
Bảng 1.2.2.3. Tình hình nhiễm bệnh trên tôm sú giống ở Việt Nam năm 2001-2002 .16

Bảng 1. 3. Kết quả sản xuất tôm sú giống ở Bến Tre 22
Bảng 3.1.3.5 . Nồng độ dung dịch Treflan phòng nấm trong trại giống 46
Bảng 3.1.3.6. Hiệu quả sản xuất giống qua các năm tại Công ty Huy Thuận 48
Bảng 3.2.1: Ảnh hưởng của nguồn gốc đến hiệu quả sinh sản của tôm mẹ tại Công ty
Huy Thuận 49
Bảng 3.2.2: Quan hệ giữa kích cỡ tôm mẹ biển khơi với chất lượng sinh sản 51
Bảng 3.3.1: Mức độ nhiễm MBV trên tôm mẹ đánh bắt từ biển khơi và từ đầm nuôi. 53
Bảng 3.3.2: Mức độ cảm nhiễm MBV trên tôm mẹ biển khơi theo nhóm khối lượng. 55
Bảng 3.3.3: Mức độ cảm nhiễm MBV trên tôm mẹ theo tháng đánh bắt. 56
Bảng 3.3.4.1: Quan hệ giữa mật độ nuôi thuần dưỡng với mức độ cảm nhiễm MBV
trên tôm mẹ 58
Bảng 3.3.4.2: Ảnh hưởng của kỹ thuật ghép tinh đến cảm nhiễm MBV trên tôm mẹ .59
Bảng 3.4: Cảm nhiễm MBV trên tôm mẹ và postlarvae của chúng ở giai đoạn PL
9
60
Bảng 3.5.1: Ảnh hưởng của các chất diệt khuẩn đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống
của ấu trùng 64
Bảng 3.5.2: Mức độ cảm nhiễm MBV trên các giai đoạn Postlarvae sản xuất từ
Nauplius của tôm mẹ nhiễm MBV được rửa bằng nước biển sạch có bổ sung Iodine
và/hoặc Formalin 65

vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.1: Hình thái tôm sú 3
Hình 1.1.2: Bản đồ phân bố địa lý của tôm sú 4
Hình 1.1.3. Sơ đồ vòng đời tôm sú theo Motoh (1985) 5
Hình 1.2.1.1: Sản lượng tôm biển nuôi trên thế giới 7
Hình 1.2.1.2. Biến động sản lượng tôm nuôi cả nước, ĐBSCL và Bến Tre 9
Hình 2.3.2: Sơ đồ nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản

của tôm mẹ tại Công ty Huy Thuận 28
Hình 2.3.3: Sơ đồ nghiên cứu xác định cảm nhiễm MBV trên tôm mẹ tại Công ty Huy
Thuận và các nhân tố ảnh hưởng 29
Hình 2.3.4. Sơ đồ bố trí thực nghiệm xác định mối quan hệ về mức độ cảm nhiễm
MBV giữa tôm mẹ và postlarvae của chúng tại Công ty Huy Thuận 29
Hình 2.3.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định hiệu quả rửa ấu trùng bằng Formalin và /
hoặc Iodine nhằm hạn chế cảm nhiễm MBV trên postlarvae 30
Hình 2.5.1: Sơ đồ xử lý nguồn nước thí nghiệm 32
Hình 2.5.2. Hệ thống bể nuôi tôm bố mẹ 32
Hình 2.5.3. Hệ thống bể nuôi ấu trùng 33
Hình 3.1.1: Bản đồ địa lý tỉnh Bến Tre và vị trí Trung tâm sản xuất giống Huy Thuận
35
Hình 3.1.2.: Sơ đồ ban quản lý công ty Huy Thuận 39
Hình 3.1.2.: Sơ đồ hệ thống quản lý trại sản xuất giống công ty Huy Thuận 39
Hình 3.1.3.1: Quy mô trại sản xuất giống công ty Huy Thuận 40
Hình 3.3. Thể vùi (mũi tên) lẫn trong phân của tôm mẹ nhiễm MBV quan sát dưới
kính hiển vi quang học 53
Hình 3.4: Tế bào gan tụy của ấu trùng chứa thể vùi MBV 60


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Công ty Huy Thuận: Công ty TNHH Tư vấn Thủy sản Huy Thuận.
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long.
F Formalin
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food and
Agriculture Organization.
HPV Parvovirus gây bệnh trên gan tụy (Hepatopancreatic Parvovirus).

I Iodine
IHHNV Virus gây hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô dưới vỏ (Infectious
Hypodermal and Hematopoietic Necrosis Virus).
MBV Virus gây bệnh còi trên tôm sú (Monodon Baculovirus)
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
PL Tôm ở giai đoạn hậu ấu trùng (Postlarvae)
TSV Virus gây hội chứng Taura (Taura Syndrom Virus).
WSSV Virus gây hội chứng đốm trắng (White Spot Syndrome Virus)
YHV Virus gây bệnh đầu vàng (Yellow Head Virus ).


1

MỞ ĐẦU
Bến Tre là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có hệ thống
sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài hơn 382 km thuộc hệ thống sông Mêkông, đổ
ra biển Đông thông qua bốn cửa sông lớn: Cổ Chiên, Ba Lai, Hàm Luông và Cửa Đại,
cùng với 65 km bờ biển. Thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho Bến Tre hơn 60.000ha mặt
nước có khả năng nuôi trồng thủy sản ở cả 3 vùng sinh thái mặn, lợ, ngọt và vùng biển
đặc quyền gần 20.000km
2
với hàng trăm loài thủy sản có giá trị kinh tế cao.
Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên như trên, trong thời gian qua, ngành
nuôi trồng thủy sản Bến Tre đã phát triển mạnh mẽ, điển hình nhất là nghề nuôi tôm
sú. Cuối những năm 1980, nghề nuôi tôm sú đã bắt đầu hình thành tại 3 huyện: Bình
Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Người dân bắt đầu nuôi tôm sú bằng hình thức quảng canh,
quảng canh cải tiến. Nhờ nuôi tôm sú mà đời sống người dân 3 huyện ven biển nói trên
đã được cải thiện rất đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người ở huyện Bình Đại đã
tăng nhanh từ 4.080.000 đồng/người vào năm 2000 lên đến 10.760.000 đồng/người
vào năm 2007. Nghề nuôi tôm sú đã góp phần tạo thêm việc làm mới, giải quyết được

tình trạng thất nghiệp và xoá đói giảm nghèo cho người dân. Nhiều vùng đất hoang
hoá, đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả được người dân mạnh dạn đầu tư chuyển
sang nuôi tôm sú.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây nghề nuôi tôm sú ở Bến Tre nói riêng và
Việt Nam nói chung gặp khó khăn về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và đặc biệt tôm
thương phẩm sinh trưởng rất chậm, thời gian nuôi kéo dài dẫn đến hiệu quả kinh tế của
người nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh không cao. Vì vậy, diện tích nuôi tôm
ngày càng giảm, sản lượng tôm nuôi không đáp ứng được chất lượng và số lượng cho
các nhà máy chế biến thủy sản phục vụ xuất khẩu. Trong 6 tháng đầu năm 2008, tổng
diện tích nuôi thủy sản tỉnh Bến Tre khoảng 40.050 ha; trong đó, diện tích nuôi tôm sú
thâm canh, bán thâm canh khoảng 4.690 ha, giảm 6,14% diện tích so cùng kỳ của năm
2007 [24].
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình hình trên là do địa phương
chưa chủ động được hoàn toàn trong việc sản xuất tôm giống để phục vụ nhu cầu nuôi
tôm trong tỉnh. Mặt khác, chất lượng con giống sản xuất tại chỗ cũng như tôm giống
nhập từ các tỉnh khác ngày càng giảm sút, số đàn tôm giống bị hủy do nhiễm virus
MBV ngày càng cao, gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi và nền kinh tế nói chung.
2

Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất tôm sú giống tại Bến Tre,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng
tôm sú giống (Penaeus monodon Fabricius, 1798) sản xuất tại Công ty TNHH Tư
vấn Thủy sản Huy Thuận – tỉnh Bến Tre”
Đề tài được thực hiện với những nội dung sau
1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất tôm sú giống tại Công ty
TNHH tư vấn thủy sản Huy Thuận.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản của tôm mẹ tại Công ty
TNHH tư vấn thủy sản Huy Thuận.
3. Xác định nhân tố ảnh hưởng đến mức độ cảm nhiễm MBV trên tôm giống
trong quá trình sản xuất tôm giống nhân tạo tại Công ty TNHH tư vấn thủy

sản Huy Thuận.
4. Hiệu quả của việc sử dụng hóa chất để rửa ấu trùng nauplius trong việc giảm
thiểu mức độ cảm nhiễm MBV.
Đề tài, ngoài ý nghĩa là xác định một số các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
cảm nhiễm MBV và hiệu quả sản xuất tôm sú giống, còn đưa ra các giải pháp kỹ thuật
nhằm hạn chế các nguồn lây lan mầm bệnh MBV trong trại sản xuất tôm sú giống ở
Bến Tre và đề ra các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng của tôm giống.












3


CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm sinh học của tôm sú
1.1.1. Vị trí phân loại
Tôm sú là loài có khối lượng lớn nhất trong họ tôm he [12]. Theo Barnes (1987)
(dẫn bởi Thạch Thanh và cộng sự, 2005)[21], tôm sú được định loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ : Antennata
Lớp: Crustacea

Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Penaeus
Loài: P. monodon, Fabricius 1798

Hình 1.1.1: Hình thái tôm sú
1.1.2. Phân bố
Phân bố địa lý
Phạm vi phân bố địa lý của tôm sú khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật
Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Racek -
1955, Holthuis và Rosa - 1965, Motoh - 1981, 1985) Nhìn chung, tôm sú phân bố từ
kinh độ 30 độ kinh Đông đến 155 độ kinh Đông, từ vĩ độ 35 độ vĩ Bắc tới 35 độ vĩ
4

Nam. Tập trung ở các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaixia, Philippines
và Việt Nam [12, 21].
Hình 1.1.2: Bản đồ phân bố địa lý của tôm sú











Phân bố sinh thái
Tôm bột (Post-larvae), tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập

tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ. Khi trưởng thành, tôm di chuyển xa
bờ, độ sâu cao nhất đến 162m, đáy bùn và cát [17].
1.1.3. Chu kỳ sống
Tôm sú từ 6 - 10 tháng tuổi đã có thể tham gia sinh sản (Nguyễn Thanh Phương
et al. 1999; Phạm Văn Tình, 2004) [16]. Vòng đời của tôm sú được chia ra làm các
giai đoạn: phôi, ấu trùng, hậu ấu trùng, tôm giống, tôm tiền trưởng thành và trưởng
thành .
Giai đoạn phôi: giai đoạn này bắt đầu từ khi trứng thụ tinh và phân cắt thành 2,
4, 8, 16, 32, 64 tế bào, phôi dâu, phôi nang, phôi vị đến khi nở. Thời gian hoàn tất giai
đoạn này khoảng 12 đến 15 giờ tùy thuộc nhiệt độ.
Giai đoạn nauplius: Chia làm 6 giai đoạn phụ (N
1
- N
6
) kéo dài 2 đến 3 ngày.
Giai đoạn zoea: Chia làm 3 giai đoạn phụ (Z
1
-Z
3
) kéo dài 4 - 5 ngày.
Giai đoạn mysis: Chia làm 3 giai đoạn phụ (M
1
-M
3
) kéo dài 3 - 4 ngày.
Hình 1.1.2: Bản đồ phân bố địa lý của tôm sú
5


Hình 1.1.3. Sơ đồ vòng đời tôm sú theo Motoh (1985)

Trong sản xuất tôm giống nhân tạo, hầu hết các giai đoạn ấu trùng mất khoảng 9 -
10 ngày, sau đó biến thái sang giai đoạn hậu ấu trùng (post-larvae). Giai đoạn này tôm
bám thành bể, sống đáy, có hình dạng giống như tôm trưởng thành. Sau 5 - 6 tuần, hậu
ấu trùng phát triển thành tôm ấu niên (juvenile).
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm sú là loài động vật ăn tạp nhưng thiên về ăn động vật. Ngoài tự nhiên tôm
tích cực bắt mồi vào ban đêm, vào kỳ nước cường, lúc thủy triều lên. Tính ăn của tôm
thay đổi theo giai đoạn phát triển. Tôm có thể ăn thịt lẫn nhau khi lột xác hoặc thiếu
thức ăn.
Giai đoạn Nauplius: tôm dinh dưỡng bằng noãn hoàng, chưa ăn thức ăn ngoài.
Giai đoạn Zoea: ấu trùng ăn lọc, thức ăn là thực vật nổi, chủ yếu là tảo silic.
Giai đoạn Mysis: thức ăn chủ yếu là động vật nổi như luân trùng (Branchionus
plicatilis), ấu trùng copepod, ấu trùng Artemia, ấu trùng động vật thân mềm…
Giai đoạn Post – larvae: thức ăn là động vật nổi như Brachionus plicatilis,
Cladocera, Artemia, Copepoda, ấu trùng của giáp xác, của động vật thân mềm…
Thời kỳ ấu niên đến trưởng thành: tôm ăn tạp, thiên về thức ăn động vật. Thức
ăn của tôm là các động vật khác như giáp xác, động vật thân mềm, giun nhiều tơ, cá
Hình 1.1.3. Sơ đồ vòng đời tôm sú theo Motoh (1985)
C

A SÔNG
VEN BI

N BI

N KHƠI

6

nhỏ, một số loài rong tảo, mùn xác hưu cơ, xác động vật, thực vật chết, thân hạt thực

vật mục nát, thảm thực vật đáy…[17].
1.1.5. Hoạt động sinh sản
Tôm đẻ trứng vào ban đêm từ 20 giờ đến 3 giờ sáng ngày hôm sau [12]. Trong
tự nhiên tôm thường đẻ một lần trong mỗi chu kỳ lột xác, trong điều kiện nuôi vỗ tôm
có thể đẻ nhiều lần (có thể đến 6 lần). Tùy loài, kích cỡ và tình trạng sinh lý mà tôm có
sức sinh sản khác nhau. Đối với những loài tôm có kích cỡ lớn như thuộc giống
Penaeus, sức sinh sản từ 100.000-1.200.000 trứng/con (thường 150-300g/con đối với
tôm sú). Trong điều kiện nuôi sức sinh sản của các loài này thường từ 50.000-300.000
trứng/con [16].
1.2. Tình hình nuôi tôm và vấn đề dịch bệnh trên tôm nuôi ở Việt Nam và thế
giới.
1.2.1. Sự phát triển nghề nuôi tôm thế giới và tại Việt Nam
1.2.1.1. Sự phát triển nghề nuôi tôm thế giới
Nghề nuôi tôm biển phát triển nhanh trong vòng hơn hai thập niên trở lại đây.
Vào năm 1970 thế giới chỉ có 15 quốc gia ở châu Á nuôi tôm biển, đến năm 1985 đã
có 35 nước tham gia phát triển nuôi tôm. Ngày nay, có 62 nước phát triển nuôi tôm
biển ở các châu lục: Á , Mỹ, Úc, Phi, và ngay cả châu Âu. Tuy nhiên nuôi tôm biển
vẫn chỉ tập trung ở hai khu vực chính là các nước châu Á và các nước châu Mỹ. Châu
Á là nơi bắt đầu công nghiệp nuôi tôm, hiện vẫn là nơi đóng góp sản lượng nhiều nhất.
Vào năm 2001 sản lượng tôm châu Á chiếm 84,13 %, kế đến là châu Mỹ chiếm 15%
và khoảng còn lại chưa đầy 1% là của các vùng khác (Yap, 2003).
Có 17 loài tôm biển được cho là có thể nuôi được, trong đó có 4 loài nuôi
chính hiện nay là tôm sú Penaeus monodon, tôm thẻ chân trắng Littopenaeu vannamei,
tôm he Trung Quốc P. chinensis, và tôm he Nhật Bản P. japonicus. Sản lượng tôm
nuôi thế giới đã đạt 1 triệu tấn vào năm 1998 đến năm 2001 gần đạt 1,3 triệu tấn và
vẫn tăng đều (Hình 1.2.1.1).
7


Hình 1.2.1.1: Sản lượng tôm biển nuôi trên thế giới

Sự phát triển nuôi tôm quá nhanh và thiếu kiểm soát đã dẫn đến tình trạng dịch
bệnh xuất hiện tại hầu hết những vùng nuôi tôm trên thế giới. Dịch bệnh đã và đang
tác động xấu đến sự bền vững của công nghiệp này.
1.2.1.2 Sự phát triển nghề nuôi tôm ở Việt Nam
Việt Nam có 3260 km bờ biển có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều môi trường
sống ven biển khác nhau như cửa sông, vịnh, đầm phá, biển hở , có khoảng 2 triệu ha
đất ven biển thấp và nhiễm mặn. Nghề nuôi thuỷ sản ven biển nước ta đã có lịch sử lâu
đời với hình thức nuôi tổng hợp nhiều đối tượng: tôm, cá, cua, rong câu chỉ vàng .
Từ những năm 1970 ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam đều tồn tại hình thức
nuôi tôm quảng canh. Theo Trần Văn Nhường & Bùi Thị Thu Hà (2005), diện tích
nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ này đạt khoảng 70.000 ha. Ở Miền Bắc,
trước năm 1975 có khoảng 15.000 ha nuôi tôm nước lợ. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm
Việt Nam thực sự phát triển từ sau năm 1987 và nuôi tôm thương phẩm phát triển
mạnh vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Các yếu tố quan trọng chi phối
sự phát triển ngành nuôi tôm trong thời kỳ này gồm: du nhập và cải tiến thành công
công nghệ sản xuất giống tôm nhân tạo, công nghệ nuôi tôm thương phẩm, nhu cầu
tôm trên thị trường thế giới tăng cao và các chính sách đổi mới kinh tế của nhà
nước[23].
Giai đoạn 1989-1998, công nghệ sản xuất nhân tạo giống tôm sú ở nước ta bắt
đầu ổn định và được triển khai có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất. Năm 1998, toàn
0
400.000
800.000
1.200.000
1.600.000
2.000.000
1963
1967
1971
1975

1979
1983
1987
1991
1995
1999
2003
Năm
Tấn
Hình 1.2.1.1: Sản lượng tôm biển nuôi trên thế giới
( Nguồn: FAO, FISHStat Plus ver 2,3)
8

quốc đã có 2.125 cơ sở sản xuất tôm giống, và đã sản xuất được 3,4 tỷ PL
15
đáp ứng
nhu cầu nuôi tôm cho các tỉnh miền Trung, miền Nam và một phần cho các tỉnh miền
Bắc.
Vào các năm 1994-1995, sự phát triển của nghề nuôi tôm ở Việt Nam có phần
chững lại do gặp phải dịch bệnh tôm. Sự bùng nổ của nghề nuôi tôm thương phẩm
được đánh dấu vào năm 2000, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số: 09/2000/NQ-CP
ngày 15/6/2000 (Nghị quyết 09) cho phép chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa,
làm muối năng suất thấp, và các vùng đất hoang hoá sang nuôi trồng thuỷ sản. Chỉ
trong vòng 1 năm sau khi Nghị quyết 09 được ban hành, đã có 235.000 ha gồm
232.000 ha ruộng lúa, 1.900 ha ruộng muối và 1.200 ha diện tích đất hoang hoá ngập
mặn được chuyển đổi thành ao nuôi tôm. Do vậy, diện tích nuôi tôm đã tăng nhanh từ
250.000 ha năm 2000 lên đến 540.000 ha năm 2003 [1].
Trước khi công nghệ sản xuất giống tôm biển thành công, nghề nuôi tôm biển
Việt Nam đã tồn tại theo phương thức quảng canh: tôm giống và thức ăn chủ yếu dựa
vào tự nhiên. Từ đầu thập niên 1990 giống tôm biển được sản xuất nhân tạo đại trà góp

phần thúc đẩy nghề nuôi tôm Việt Nam chuyển dần sang hình thức nuôi quảng canh
cải tiến: mật độ thả giống 1-5 con/m
2
và bổ sung thức ăn chế biến. Khi con giống
được sản xuất dồi dào hơn thì phương thức nuôi bán thâm canh trở nên thịnh hành,
mật độ thả giống 5-10 con/m
2
, sử dụng thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn viên. Việc
nhập khẩu thức ăn công nghiệp cho tôm và sau đó xây dựng những nhà máy chế biến
thức ăn cho tôm tại Việt Nam đã thúc đẩy nghề nuôi tôm biển phát triển lên hình thức
nuôi thâm canh: tôm giống thả nuôi với mật độ trên 25 con/m
2
và hoàn toàn dùng thức
ăn viên.
Thực hiện nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính phủ về một số chủ trương
và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và
quyết định số 224/1999/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về Chương trình Phát
triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) thời kỳ 1999-2010, thời gian qua NTTS đã không
ngừng phát triển. Sản lượng tôm nuôi nước lợ năm 2005 đạt 324.680 tấn gấp 5,1 lần
sản lượng tôm nuôi nước lợ năm 1999 (sản lượng tôm nuôi năm 1999 là 363.664 tấn).
Năm 1999 lượng tôm giống sản xuất được là 7,8 tỷ P
15
. Năm 2005 lượng tôm giống
sản xuất được gấp 4 lần năm 1999 với sản lượng 28,8 tỷ P
15.
Nguồn giống này đã cung
cấp phần lớn cho nhu cầu nuôi tôm thương phẩm trong cả nước. Việc sản xuất tôm
9

giống thành công đã góp phần quan trọng vào việc giảm đáng kể áp lực thiếu giống và

giảm giá tôm giống [19].
Bảng 1.2.1.2. Kết quả sản xuất tôm he giống ở nước ta [13, 19, 23]
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Số trại sản xuất giống 2.936 3.777 4.774 5.017 5.094 4.281
Sản lượng postlarvae (triệu con) 10,750

16000 19.053

25.170

26.000

28.800

Thành tựu của công nghệ sản xuất tôm giống nhân tạo, các chính sách khuyến
khích phát triển NTTS của Chính phủ, nhu cầu thị trường thế giới và trong nước ngày
càng cao cùng với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, đã thúc đẩy nghề nuôi tôm Việt
Nam nói chung và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm khu vực Bến Tre,
phát triển nhanh chóng cả về diện tích, mức độ thâm canh lẫn sản lượng (Hình
1.2.1.2).
Hình 1.2.1. 2. Biến động sản lượng tôm nuôi cả nước , ĐBSCL và Bến Tre
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực do sự phát triển của nghề nuôi
tôm mang lại đối với đời sông kinh tế xã hội ở các cộng đồng dân cư nghèo ven biển,
sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi tôm ở Việt Nam đã và đang đặt ra những vấn
đề môi trường bức xúc trước mắt và lâu dài, bao gồm suy thoái rừng ngập mặn, mất
cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường và sự phát triển của dịch bệnh. Trong những
năm gần đây nhiều vùng nuôi tôm sú ở các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ liên tục bị
dịch bệnh với tỷ lệ diện tích thiệt hại rất cao. Dịch bệnh tôm thường xuyên xảy ra là
Hình 1.2.1.2. Biến động sản lượng tôm nuôi cả nước, ĐBSCL và Bến Tre
0

50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
400000
450000
Tấn
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
Tỷ trọng
Cả nước
55316 49749 49298 54884 57452 93503 154911 186216 237880 281816 327194 354514 386596
ĐBSCL
47121 39652 38133 39382 41400 68995 118432 142909 182221 222643 265761 286837 315435
Bến Tre
5300 5446 5580 4603 5167 5827 8024 11454 13698 19398 25090 23446 25166
ĐBSCL/ cả nước
85% 80% 77% 72% 72% 74% 76% 77% 77% 79% 81% 81% 82%
Bến Tre/ĐBSCL

11% 14% 15% 12% 12% 8% 7% 8% 8% 9% 9% 8% 8%
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
10

mối đe doạ với cộng đồng mà sinh kế chính là nuôi trồng thuỷ sản. Đã có những nơi ao
nuôi tôm bị bỏ hoang ngày một nhiều.
1.2.2. Tình hình dịch bệnh trong nghề nuôi tôm thương phẩm
1.2.2.1 Các loại bệnh nghiêm trọng đối với nghề nuôi tôm thế giới
Trong những bệnh truyền nhiễm, vi khuẩn và virus hoặc là tác nhân sơ cấp
hoặc là tác nhân cơ hội. Chúng đã gây ra những tổn thất rất nặng nề đối với vật nuôi.
Tuy nhiên hiện nay bệnh virus mới chính là nỗi ám ảnh triền miên cho những nhà nuôi
tôm, mặc dù những loài virus này không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người nhưng
những thiệt hại mà nó mang lại đã làm suy yếu thực sự nền công nghiệp nuôi tôm trên
thế giới. Năm 1988, Lightner đã liệt kê 6 loại bệnh virus trên tôm he. Năm 1993 ông
đã liệt kê được 11 loại, cho đến bây giờ có trên 20 loại virus khác gây bệnh trên các
loài tôm he nuôi và rất nhiều loại virus tiềm ẩn vẫn chưa được biết đến [44].
Tuy nhiên, sự hiểu biết cơ bản của chúng ta về bệnh tôm vẫn còn rất khiêm
tốn. Một số loài virus, đặc biệt 6 loài virus dưới đây rất phổ biến và gây thiệt hại
nhiều đến năng suất và sản lượng của nghề nuôi tôm Châu Á:
 TSV (Taura Syndrom Virus - Virus gây hội chứng Taura).
 MBV (Monodon type Baculovirus - Virus gây bệnh còi trên tôm sú ).
 HPV (Hepatopancreatic Parvovirus - Parvovirus gây bệnh trên gan tụy).
 IHHNV (Infectious Hypodermal and Hematopoietic Necrosis Virus – Virus
gây hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô dưới vỏ).
 YHV (Yellow Head Virus - Virus gây bệnh đầu vàng).
 WSSV (White Spot Syndrome Virus - Virus gây hội chứng đốm trắng) [31].
Trong 6 loại virus trên thì virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV) là bệnh tôm
nguy hiểm nhất, gây thiệt hại cho nghề nuôi tôm Châu Á ít nhất là 9 tỷ USD kể từ năm
1993 đến nay [ 31].
1.2.2.2. Tình hình dịch bệnh trong nghề nuôi tôm sú tại Việt nam

Cùng với sự phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, Việt nam đã từng bước hình
thành được một hệ thống các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và cung ứng dịch vụ về chẩn
đoán, tư vấn dịch bệnh trên các loài động vật thuỷ sản mà chủ yếu là bệnh tôm. Các
phòng thí nghiệm với trang thiết bị khá hiện đại, đủ sức tiếp cận với các thành tựu trên
thế giới và tiếp nhận các công nghệ mới trong chẩn đoán, xét nghiệm và phòng trị
bệnh.
11

Từ năm 1990 dịch bệnh đã xuất hiện trên tôm nuôi và bắt đầu gây những thiệt
hại đáng kể. Một số công trình nghiên cứu về bệnh của các tác giả được công bố như:
năm 1991, Nguyễn Trọng Nho và ctv với đề tài : “Bước đầu nghiên cứu một số bệnh
tôm Sú ở Khánh Hoà”, năm 1994 Đỗ Thị Hoà và ctv với đề tài : “Nghiên cứu một số
bệnh trên tôm Sú nuôi ở miền Trung Việt Nam”; Hà Ký, Nguyễn Văn Thành và Bùi
Quang Tề (1992) với “Chẩn đoán và phòng trị bệnh cho cá, tôm”…Tuy nhiên đây chỉ
là nghiên cứu bước đầu có tính chất phát hiện bệnh. Tác nhân gây bệnh được chú ý
vẫn là vi khuẩn, nấm và nguyên sinh động vật, lúc này bệnh do virus vẫn chưa được
đầu tư nghiên cứu.
Năm 1996, Nguyễn Việt Thắng và các cộng sự thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thủy sản II đã thực hiện đề tài tìm hiểu nguyên nhân gây chết tôm ở đồng bằng
sông Cửu Long, và rút ra nhận xét cuối cùng: Tôm Sú nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long
bị chết do 2-3 loại virus khác nhau, trong đó vi khuẩn chỉ là tác nhân cơ hội. Tuy nhiên
tác giả vẫn chưa xác định được lọai virus nào thực chất tham gia vào dịch bệnh [20].
Năm 1998, Đỗ Thị Hoà đã có thông báo về dấu hiệu mô học của bệnh đốm
trắng khi phân tích mẫu tôm bệnh thu từ Ninh Thuận, Khánh Hoà. Năm 2003, trong
báo cáo đề tài “Nghiên cứu bệnh đốm trắng (SEMBV) trên tôm Sú (P. monodon) nuôi
ở tỉnh Khánh Hoà”. Đỗ Thị Hoà cũng đã nêu lên được các nhân tố nguy cơ gây bùng
phát bệnh đốm trắng, đó là: pH, độ mặn, hàm lượng NH
3
-N.
Lý Thị Thanh Loan (2003) cũng đã thông báo kết quả nghiên cứu về tác nhân

gây bệnh trên các loài tôm he nuôi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có
hai loại virus gây bệnh cho tôm là MBV và WSSV. Tỉ lệ nhiễm mầm bệnh WSSV
tương quan với yếu tố DO trong môi trường ao nuôi, tỉ lệ nhiễm và tần số xuất hiện
cao nhất trong mùa mưa và thời điểm giao mùa cuối mùa mưa đầu mùa khô[11].
Kết quả kiểm tra bệnh đốm trắng và tình hình dịch bệnh trên tôm Sú nuôi ở
khu vực Nam Bộ của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II năm 2003 cũng đã cho
thấy: tỉ lệ nhiễm virus đốm trắng trên tôm giống năm 2001 là 8,5%, năm 2002 là 8,8%
và năm 2003 là 2,6%. Tuy nhiên thiệt hại do bệnh đốm trắng gây ra ở tôm Sú nuôi
thương phẩm lại rất lớn. Trong điều kiện không xảy ra dịch tôm chết trên diện rộng thì
tỉ lệ nhiễm virus đốm trắng ở mức dưới 30% , tuy nhiên ở đợt khảo sát tháng 10/2003
tỉ lệ nhiễm virus tăng rất cao đạt 91-100% trên mẫu tôm bệnh thu từ vùng nuôi thuộc
tỉnh Cà Mau và Kiên Giang [1].
12

Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003), trong tổng số 1037 mẫu phân tích
bằng kỹ thuật PCR tại Đại học Cần Thơ từ tháng 10/2001- 5/2003, tỷ lệ nhiễm virus
đốm trắng (WSSV) là 13,1%. Tỷ lệ cao nhất vào tháng 2/2002 là 37,7%, tháng
11/2003 là 28%. Tôm có nguồn gốc Nam Trung bộ là 15,2% và Tây Nam bộ là 8%.
Nhận định của Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản 2 (Nguyễn Văn Hảo và CTV,
2002, 2003) tôm nuôi thương phẩm ở giai đoạn 1-2 tháng tuổi thường hay nhiễm bệnh
WSSV, bệnh phát triển mạnh vào tháng 2 - 3, tháng 7 - 9 và tháng 11. Theo Lý thị
Thanh Loan (2003) mầm bệnh WSSV có tỷ lệ nhiễm cao và tần số xuất hiện cao nhất
vào mùa mưa và thời điểm giao mùa cuối mùa mưa đầu mùa khô [16].
Theo Bùi Quang Tề (2003) kết qủa phân tích PCR trên 145 mẫu tôm sú và tôm
chân trắng nuôi ở các tỉnh ven biển miển Bắc (Quảng Ninh, Hải phòng, Nam định,
Thanh hoá, Hà Tĩnh) và Postlarvae đưa từ Quảng Nam và Đà Nẵng chuyển ra Bắc. Kết
quả tỷ lệ nhiễm WSSV của tôm post từ miền Trung là 23,8%; Tôm sú nuôi thương
phẩm ở phía Bắc là 26,92%; tôm chân trắng là 13,33% [3].
Ngay vụ 1 năm 2004, báo cáo của Bộ Thủy sản cho biết tại 15 tỉnh duyên hải
Nam trung bộ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có 33.563 ha tôm nuôi (chiếm

10,36%) diện tích tôm nuôi thả bị nhiễm bệnh đốm trắng, tập trung nhiều nhất ở các
tỉnh Sóc trăng: 13.954 ha, và Trà Vinh: 6.415 ha. Đến nay, bệnh đốm trắng thường
xuyên xuất hiện trong các khu vực nuôi tôm ở các vùng ven biển Việt nam, hầu hết các
tỉnh khi phong trào nuôi tôm phát triển mạnh sau 3 - 5 năm bắt đầu bùng nổ dịch bệnh
đốm trắng và gây chết hàng loạt và gây tổn thất lớn cho nghề nuôi tôm. Mùa vụ xuất
hiện là mùa xuân đầu hè hoặc sau mùa mưa đầu mùa khô, khi thời tiết biến đổi nhiều
như nhiệt độ biến thiên lớn, độ phì dưỡng cao [27].
Hội chứng đốm trắng do virus là loại bệnh tôm nguy hiểm nhất khu vực châu Á
cũng như Việt nam, và hầu như chưa có biện pháp chữa trị hữu hiệu. Hiện nay các
nghiên cứu và thực tiễn sản xuất tập trung vào hướng tìm các giải pháp phòng bệnh và
hạn chế sự bùng nổ của đại dịch đốm trắng trong các vùng nuôi tôm.
Bên cạnh những thiệt hại do bệnh đốm trắng, trở ngại lớn cho sự phát triển nghề
nuôi tôm thương phẩm Việt Nam nói chung và ở Bến Tre nói riêng trong những năm
gần đây là tình trạng tốc độ sinh trưởng của tôm nuôi ngày càng thấp khiến thời gian
nuôi kéo dài và hệ số tiêu tốn thức ăn ngày càng cao. Hội chứng tôm còi khiến lợi
nhuận thu được từ nghề nuôi tôm ngày càng suy giảm, cùng với thiệt hại do dịch bệnh
13

bùng phát thường xuyên, rủi ro của nghề nuôi tôm ở Bến Tre ngày càng cao. Theo
nhiều nhà nghiên cứu, hội chứng tôm sinh trưởng chậm do nhiều nguyên nhân, trong
đó nguồn tôm giống nhiễm MBV (Monodon Baculovirus) được xem là nguyên nhân
quan trọng nhất.
1.2.2.3 Bệnh do Monodon Baculovirus (MBV)
Monodon baculovirus (MBV) được mô tả đầu tiên bởi Lightner và Redman
(1981) từ tôm sú nuôi ở Đài Loan. Các bệnh tựa MBV (MBV-like baculoviruses)
cũng đã được thông báo trên nhiều loài tôm he khác như P. merguiensis, P.
penicillatus, P. plebejus, P. esculentus, P. semisulcatus, P. kerathurus và P. vannamei
ở hầu khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ có nghề nuôi tôm he [25]. Chen và CTV
(1989) cũng đã thông báo bệnh do MBV-like virus trên tôm rảo Metapenaeus ensis
nuôi ở Đài Loan [29].

Bệnh do MBV gây hại chủ yếu trên tôm sú chủ yếu trong giai đoạn hậu ấu
trùng (postlarvae) trong các trại sản xuất giống, mặc dù đã có vài thông báo về hiện
tượng tôm chết do MBV trên tôm ấu niên và tôm trưởng thành [41]. Tỷ lệ tử vong của
đàn postlarvae nhiễm bệnh có thể đạt đến 90% chủ yếu trong giai đoạn từ PL
16
đến
PL
25
[47]. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học Thái Lan, tuy tỷ lệ cảm nhiễm MBV
trong các đàn tôm giống ở Thái Lan rất cao nhưng lại không gây chết nghiêm trọng
tôm ở giai đoạn hậu ấu trùng nếu postlarvae được ương nuôi trong điều kiện môi
trường và chế độ dinh dưỡng tốt. Vấn đề là khi đưa các đàn tôm giống này ra ao nuôi
thương phẩm thì tôm sinh trưởng chậm và dễ cảm nhiễm các bệnh do các tác nhân
khác, đặc biệt là virus gây hội chứng đốm trắng [34].
Theo Lightner (1988), do tính chất của bệnh là cấp tính ở các giai đoạn ấu trùng
tôm nên ấu trùng tôm nhiễm MBV thường không thể hiện rõ rệt các dấu hiệu bệnh lý
bên ngoài, ngoại trừ hiện tượng tôm bỏ hoặc giảm bắt mồi và sự gia tăng sinh vật bám
trên mang và bề mặt cơ thể. Những cá thể nhiễm nặng có thể thể hiện gan tụy và ruột
giữa màu trắng đục [44].
Về tổ chức bệnh lý học, MBV hình thành nên các thể vùi (occlusion bodies - OB)
hình cầu bắt màu eosin trong nhân của các tế bào gan tụy. Các thể vùi này có thể nằm
rời rạc hoặc dính chùm lại với nhau. Có thể phát hiện sớm cảm nhiễm MBV trên tôm
bằng sự hiện diện của các tế bào có nhân bị phì đại, thể nhiễm sắc tập trung ở rìa và
hạch nhân dịch chuyển ra mép ngoài của nhân. Khi tôm nhiễm nặng các tế bào biểu
14

mô của phần trước ruột giữa cũng có thể bị cảm nhiễm [43]. Theo Brock và Lightner
(1990), kích thước nucleocapsid trung bình của MBV là 246 x 42 nm. Bệnh do MBV
trên tôm có thể chẩn đoán bằng kỹ thuật mô học với sự hiện diện của thể vùi bắt màu
eosin trong nhân tế bào gan tụy. Các thể vùi này có thể hiển thị trên mẫu ép gan tụy

nhuộm băng dung dịch malachite green 0,05% [25]. Ngoài ra, các phương pháp sinh
học phân tử cũng đã được phát triển nhằm phát hiện MBV với độ tin cậy cao hơn, đặc
biệt là kỹ thuật PCR [28].
MBV lây lan khi tôm nuốt phải virus tự do hoặc thể vùi khi ăn thịt đồng loại
nhiễm bệnh [47]. Nhiều tác giả cũng cho rằng virus có thể lây lan theo trục dọc từ bố
mẹ sang thế hệ con [26]. Thí nghiệm cảm nhiễm bệnh có thể tái hiện trên đàn tôm
postlarvae bằng cách ngâm tôm trong nước có MBV [47, 46], cho thấy rằng MBV có
thể tồn tại trong môi trường nước một thời gian nhất định nhờ đặc điểm bảo vệ virus
của thể vùi [35]. Brock và Lightner (1990) còn cho rằng tôm sú tự nhiên và các loài
giáp xác khác trong vùng phân bố dịch có thể là nguồn lưu giữ MBV trong tự nhiên
[25]. Liao (1992) thông báo rằng 33% tôm sú mẹ bắt từ biển của Đài Loan vào năm
1987 nhiễm MBV, tỷ lệ này tăng lên đến 100% vào năm 1989, phổ biến là 85%[39].
Ở nước ta, từ tháng 10 đến tháng 11 năm 1994, Bùi Quang Tề lần đầu tiên nghiên
cứu mức độ cảm nhiễm MBV trên tôm sú nuôi ở các tỉnh phía Nam. Kết quả cho thấy
tôm sú nuôi nhiễm MBV khá cao: tôm thịt nuôi ở Minh Hải tỷ lệ nhiễm từ 50-85,7%;
ở Sóc Trăng là 92,7%. Tôm giống ở Bà Rịa Vũng Tàu tỷ lệ nhiễm 5,5-31,2 %, tôm
giống ở Nha Trang 70-100%, tiếp theo từ tháng 11 năm 1994 tới tháng 7 năm 1995,
Đỗ Thị Hòa cũng nghiên cứu mức độ cảm nhiễm MBV trên tôm sú nuôi ở các tỉnh
Nam Trung Bộ, tỷ lệ nhiễm virus MBV trên ấu trùng tôm sú là 33,8%, trên tôm giống
là 52,5%, trên tôm thịt là 66,5% [2].
Năm 1995, sơ bộ điều tra bệnh tôm sú ở các tỉnh miền Bắc đã nhiễm MBV ở
các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng vì những tỉnh này lấy tôm sú từ Nha Trang.
Tôm postlarvae sản xuất từ miền Bắc ở Quảng Ninh và phía Nam ở Cà Mau, hầu hết
chúng đều nhiễm MBV [2].
Tại các tỉnh miền Trung có khoảng 70% bể postlarvae nhiễm MBV (+). Khi
đưa postlarvae xuống ao đất để ương thành tôm giống, tỷ lệ nhiễm MBV trên đàn
giống tăng cao, gần 90% ao ương nhiễm MBV. Tôm bố mẹ dùng trong các trại sản
xuất tôm sú giống ở miền Trung bị nhiễm MBV từ 60 – 70% [6].
15


Kết quả nghiên cứu tỷ lệ cảm nhiễm WSSV và MBV trên ấu trùng tôm sú tại
Việt Nam từ tháng 12 năm 2001 đến giữa tháng 5 năm 2002, Đặng Hoàng Oanh và
cộng sự (2005) đã công bố tỷ lệ cảm nhiễm MBV trên ấu trùng tôm sú sản xuất tại
Việt Nam là 46,4% sau khi phân tích 388 mẫu bằng phương pháp kiểm tra nhanh bằng
xanh malachite và không có sự sai khác về tỷ lệ cảm nhiễm MBV giữa ấu trùng tôm sú
sản xuất từ các tỉnh Miền Trung và các tỉnh Miền Nam [32]
Theo Đỗ Thị Hòa và cộng sự (2004), mức độ cảm nhiễm MBV trên postlarvae
quan hệ không chặt với các tháng, các mùa vụ khác nhau trong năm. Nhận định này
được Đặng Thị Hoàng Oanh và cộng sự (2007) củng cố khi nghiên cứu tỷ lệ cảm
nhiễm tự nhiên của một số vi rút gây bệnh trên tôm sú bột thả nuôi ở một số tỉnh
ĐBSCL, tỷ lệ cảm nhiễm virus (WSSV, MBV, YHV và GAV) trên tôm sú giống dao
động qua các tháng thu mẫu và không theo qui luật nhất định [5]. Đàn postlarvae
thường xuyên mang mầm bệnh MBV, bệnh có xảy ra được hay không chịu ảnh hưởng
lớn vào điều kiện gây sốc do mật độ cao, môi trường biến động [6]. MBV thường xuất
hiện nhiều ở giai đoạn postlarvae liên quan đến điều kiện môi trường bất lợi và khi mẻ
sản xuất kiểm tra dương tính với MBV, nếu chất lượng nước được cả thiện mẻ
postlarvae có thể âm tính nếu kiểm tra sau đó vài ngày [33].
16

Bảng 1.2.2.3. Tình hình nhiễm bệnh trên tôm sú giống ở Việt Nam năm 2001-2002 [32]
WSSV(*) MBV (#) Nhiễm hỗn hợp
Vị trí thu mẫu

Mẻ PL
đã phân
tích
Số mẻ bốt
dương tính (%)

Mẻ PL

đã phân
tích
Số mẻ bốt dương
tính (%)

Các tỉnh miền Trung
Khánh Hòa 112 40 97 43 13
Ninh Thuận 44 2 40 19 0
Phan Thiết 53 6 53 25 9
Bình Thuận 29 4 29 10 2
Đà Nẵng 8 0 8 5 0
Vũng Tàu 10 2 10 3 2
Tổng 256
54 (21%; 95%
CI: 16,3-26,7%)
237
105 (44,3%; 95%
CI: 37,9-50,8%)
26 (10,1%: 95% CI: 6,9-14,7%)
Các tỉnh miền Nam
Sóc Trăng 14 2 14 9 3
Bạc Liêu 22 3 22 9 4
Trà Vinh 4 0 0 0 0
Kiên Giang 41 8 22 11 2
Cà Mau 8 1 8 1 1
Tổng 89
14 (15,7%; 95%
CI: 9,17-25,3%)
66
30 (46%; 95%

CI: 5,8-20,2%)
10 (11,2%; 95%
Các cơ sở ương ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Tổng 126
29 (23%; 95%
CI: 16,2-
31,5%)
85
45 (52,9%; 95%
CI: 41,9-63,8%)
9 (7,1%; 95% CI: 3,5-13,5%)
(*) WSSV Phát hiện bằng PCR, (#) MBV Phát hiện bằng mô học
17

Theo Đặng Thị Hoàng Oanh và cộng sự (2007), tỷ lệ cảm nhiễm tự nhiên vi rút
MBV trên tôm sú bột thả nuôi ở một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long là 39,4%.
Tôm Sú bột sản xuất tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ nhiễm các virus
(WSSV, MBV, YHV và GAV) cao hơn tôm giống nhập từ các tỉnh Trung và Nam
Trung bộ [5].
Với đặc điểm lây nhiễm nêu trên, biện pháp ngăn ngừa cảm nhiễm MBV trong các
trại sản xuất tôm giống là hạn chế tạp nhiễm và áp dụng biện pháp thanh trùng nghiêm
ngặt. Phải loại bỏ hết các cá thể nhiễm bệnh [41]; thanh trùng các dụng cụ và các bể
ương sau mỗi đợt sản xuất [53]; tách trứng ra khỏi phân tôm mẹ và rửa sạch bằng nước
biển vô trùng, dung dịch iodophore và / hoặc Formalin [31, 52], công bố rằng MBV có
thể bị bất hoạt khi xử lý bằng 1000 mg/l calcium hypochlorite trong 24 giờ.
Một số công trình nghiên cứu về khả năng chịu đựng của MBV với các điều
kiện môi trường và thuốc sát khuẩn đã được công bố. Theo Natividad (1992), MBV có
khả năng chịu đựng cao với thuốc sát trùng và tồn tại trong 6 –8 giờ với Iodine 15ppm,
Chlorine 10ppm virus vẫn có thể sống ở độ mặn 0 ppt và ở nhiệt độ 37
0

C, nhưng lại
kém chịu đựng với ánh sáng mặt trời, MBV sẽ mất khả năng cảm nhiễm sau 6–8 giờ
dưới cường độ ánh sáng mặt trời ở mức độ trung bình (trích dẫn bởi Đỗ Thị Hòa,
1996)[6]. Virus này có thể tồn tại ở 4
0
C trong vòng 24 giờ [47] và bất hoạt ở 60
0
C
trong vòng 30 phút (Jan Payntner, không công bố) [48]. Những nghiên cứu trên là
những cơ sở khoa học để có các biện pháp phòng trừ MBV.
Nghiên cứu sử dụng các chất sát khuẩn để hạn chế MBV trong trại giống đã
được thực hiện từ lâu, Formalin, Chlorine và Iodophore là những tác nhân hóa học
được sử dụng rất phổ biến để khử trùng trong trại giống [45].
Iodine là hóa chất có tính độc nhẹ đối với trứng cá và được biết đến như là tác
nhân diệt virus trong các trại sản xuất cá giống (McFadden, 1969; Amend và Piesch,
1972). Iodine được sử dụng rộng rãi để khử trùng trang thiết bị và xử lý bề mặt trứng
cá hồi (Lilvet và Landfald, 1995; Goldes và Mead, 1995). Dung dịch Iodine nồng độ
50 ppm đủ để vô hiệu hóa SJNNV (striped jack nervous necrosis virus) nếu phơi
nhiễm trong vòng 10 phút ở 20
0
C (Arimoto et al.,1995). MBV nhạy cảm với Iodine,
trong sản xuất giống tôm, Iodine được sử dụng phổ biến để rửa chân tay trước khi vào
các khu sản xuất, nó cũng được dùng xử lý bể ấp, trang thiết bị, … sau khi bệnh bùng
phát bằng cách ngâm [45].
Manisseri et al. (1999), đã nghiên cứu khả năng tiêu diệt MBV của Iodine. Các

×