Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm DINH DƯỠNG , SINH sản của sá SÙNG (sipunculus robustus kerstein, 1865) tại VÙNG TRIỀU VEN BIỂN CAM RANH – KHÁNH hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
oOo
NGUYỄN VĂN THANH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG , SINH SẢN
CỦA SÁ SÙNG (Sipunculus robustus Kerstein, 1865)
TẠI VÙNG TRIỀU VEN BIỂN CAM RANH – KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGÔ ANH TUẤN
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cám ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Nguyễn Văn Thanh
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các tổ chức trong và ngoài nước :
− Trường đại học Nha Trang – Tp Nha Trang
− Ban quản lý Dự án hợp phần hỗ trợ phát triển nuôi truồng thủy sản
bền vững (SUDA)
− Phòng thực tập sinh lý-sinh thái - Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản trường
Đại học Nha Trang
− Lãnh đạo Chi cục Thú y cùng toàn thể các đồng nghiệp
đã ủng hộ và giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa học này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Ngô Anh Tuấn đã dìu dắt tôi trên
con đường nghiên cứu khoa học, trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo trong suốt
quá trình thực hiện đề tài và viết luận văn.


Xin cảm ơn sinh viên Hoàng Thị Hồng và các sinh viên khác đã giúp đỡ tôi
thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, kích lệ tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Nha Trang, ngày 20 tháng 9 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Văn Thanh
iii
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3
1.1.
Tình hình nghiên cứu sá sùng trên thế giới 3
1.1.1. Nghiên cứu về hệ thống khóa phân loại 3
1.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm phân bố 5
1.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng 5
1.1.4. Nghiên cứu về đặc điểm sinh sản 6
1.2.
1.3.
Tình hình nghiên cứu sá sùng trong nước 6
Vai trò của acid amin và giá trị dinh dưỡng của sá sùng 8
1.3.1. Vai trò của acid amin trong cơ thể 8
1.3.1. Giá trị dinh dưỡng của một số loài sá sùng 9
1.4.
Điều kiện tự nhiên vùng triều ven biển Khánh Hòa 9

1.4.1. Vị trí địa lý 9
1.4.2. Khí hậu và thuỷ văn 10
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1.
2.2.
2.3.
Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 11
Sơ đồ nội dung nghiên cứu 12
Phương pháp thu và phân tích mẫu 13
2.3.1. Phương pháp thu mẫu 13
2.3.2. Phương pháp phân tích mẫu môi trường 13
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng 14
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng 15
2.3.4.1. Phương pháp nghiên cứu hoạt động bắt mồi 15
2.3.4.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa 15
iv
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh sản 15
2.3.5.1. Đánh giá các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục 15
2.3.5.2. Tỷ lệ đực cái 16
2.3.5.3. Kích thước thành thục lần đầu 16
2.3.5.4. Sức sinh sản 16
2.3.5.5. Mùa vụ sinh sản 17
2.4.
Phân tích số liệu 17
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1. Các yếu tố môi trường trong thời gian điều tra 18
3.2. Đặc điểm sinh trưởng của sá sùng 24
3.2.1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của sá sùng 24
3.2.2. Đặc điểm cấu tạo trong của Sá sùng 25
3.2.2.1. Thành cơ thể 25

3.2.2.2. Khoang cơ thể 26
3.2.2.3. Cơ co vòi 27
3.2.2.4. Hệ tiêu hóa 27
3.2.2.5. Hệ bài tiết 29
3.2.2.6. Hệ thần kinh 29
3.2.2.7. Tuyến sinh dục 30
3.2.3. Kích thước và khối lượng của sá sùng trong thời gian nghiên cứu 30
3.2.4. Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của sá sùng 32
3.3. Đặc điểm dinh dưỡng 33
3.3.1. Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa 33
3.3.2. Hoạt động bắt mồi của sá sùng 37
3.4. Đặc điểm sinh sản 37
3.4.1. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục 37
3.4.1.1. Giai đoạn I 38
3.4.1.2. Giai đoạn II (đang phát triển, tiền thành thục): 38
3.4.1.3. Giai đoạn III (giai đoạn thành thục): 40
3.4.1.4. Giai đoạn IV: 41
3.4.2. Giới tính và tỉ lệ đực cái 42
v
3.4.3. Kích thước thành thục lần đầu 45
3.4.4. Sức sinh sản 47
3.4.5. Mùa vụ sinh sản 49
3.4.5.1. Mùa vụ sinh sản 49
3.4.5.2. Hệ số thành thục sinh dục (GSI) 51
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 54
4.1. KẾT LUẬN 54
4.1.1. Vị trí phân loại 54
4.1.2. Môi trường sống 54
4.1.3. Đặc điểm sinh trưởng 54
4.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 54

4.1.5. Đặc điểm sinh sản 55
4.2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC 62
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ điểm thu mẫu. 11
Hình 3.1: Thành phần chất đáy tính theo tỉ lệ % theo thời gian 19
Hình 3.2: Một số loài tảo có trong môi trường trầm tích 21
Hình 3.3: Một số loài tảo có trong môi trường nước 23
Hình 3.4: Cấu tạo bên ngoài của sá sùng 24
Hình 3.5: Cấu tạo thành cơ thể ở khoang thân 25
Hình 3.6: Cấu tạo thành cơ thể ở khoang xúc tu 25
Hình 3.7: Khoang xúc tu của sá sùng 26
Hình 3.8: Khoang thân của sá sùng 27
Hình 3.9: Cơ co vòi của sá sùng 27
Hình 3.10: Cấu tạo hệ tiêu hóa của sá sùng. 28
Hình 3.11: Cấu tạo đĩa miệng của sá sùng 28
Hình 3.12: Tiền thận của sá sùng 29
Hình 3.13: Dây thần kinh của Sá sùng 29
Hình 3.14: Cấu tạo tuyến sinh dục của sá sùng 30
Bảng 3.5: Chiều dài và khối lượng sá sùng trong thời gian nghiên cứu 31
Hình 3.15: Tương quan giữa chiều dài và khối lượng toàn thân của sá sùng 32
Hình 3.16: Tỉ lệ % các thành phần trong hệ tiêu hóa của sá sùng 34
Hình 3.17: Một số loài tảo có trong hệ tiêu hóa của sá sùng 36
Hình 3.18: Tuyến sinh dục giai đoạn I 38
Hình 3.19: Tuyến sinh dục sá sùng đực giai đoạn II 39
Hình 3.20: Tuyến sinh dục sá sùng cái giai đoạn II 39
Hình 3.21: Tuyến sinh dục sá sùng đực giai đoạn III 40
Hình 3.22: Tuyến sinh dục sá sùng cái giai đoạn III 41

Hình 3.23: Tuyến sinh dục sá sùng đực giai đoạn IV 41
Hình 3.24: Tuyến sinh dục sá sùng cái giai đoạn IV 42
Hình 3.25: Màu sắc tuyến sinh dục 43
Hình 3. 26: Cấu trúc giới tính của sá sùng qua các tháng. 44
Hình 3.27 : Cấu trúc giới tính của sá sùng trong 6 tháng. 44
Hình 3.28: Tỉ lệ thành thục sinh dục của sá sùng theo nhóm kích thước. 46
Hình 3.29: Các giai đoạn khác nhau của trứng sá sùng trong một cơ thể 48
Hình 3.30: Mối tương quan giữa sức sinh sản tuyệt đối và khối lượng toàn thân 49
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các yếu tố môi trường qua các tháng điều tra 18
Bảng 3.2: Kết quả phân tích chất đáy tại các điểm thu mẫu trong tháng 19
Bảng 3.3: Thành phần các loài tảo có trong môi trường đáy trong 6 tháng 20
Bảng 3.4: Thành phần các loài tảo trong môi trường nước qua 6 tháng 22
Bảng 3.6: Tỉ lệ các thành phần có trong hệ tiêu hóa của sá sùng 33
Bảng 3.7: Các loài tảo có trong hệ tiêu hóa của sá sùng trong 6 tháng 35
Bảng 3.8 : Biến động tỷ lệ đực, cái trong 6 tháng 43
Bảng 3.9: Tỉ lệ thành thục sinh dục của sá sùng theo nhóm kích thước 45
Bảng 3.10: Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối trung bình của
Sipunculus robustus 47
Bảng 3.11: Tỷ lệ các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của sá sùng 49
Hình 3.31 : Tỷ lệ Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục trong 6 tháng. 50
Bảng 3.12: GSI của sá sùng Sipunculus robustus đực theo tháng 52
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. W: Khối lượng toàn thân.
2. Wk: khối lượng toàn thân không nội tạng
3. Wtsd: Khối lượng tuyến sinh dục
4. STT: Số thứ tự
5. NCKH: Nghiên cứu khoa học

6. KXĐ: không xác định giới tính
7. ♂: Con đực
8. ♀: Con cái
9. KH & CN: Khoa học và công nghệ
10. TTSD: Thành thục sinh dục
11. GTNN: Giá trị nhỏ nhất
12. GTLN: Giá trị lớn nhất
13. TB: Trung bình
14. ĐLC: Độ lệch chuẩn
15. GSI: Hệ số thành thục sinh dục
16. GĐ I: Giai đoạn I
17. GĐ II: Giai đoạn II
18. GĐ III: Giai đoạn III
19. GĐ IV: Giai đoạn IV
1
MỞ ĐẦU
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển dài và đẹp nhất Việt
Nam. Đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài
khoảng 385 km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200
đảo lớn, nhỏ ven bờ và các đảo san hô của quần đảo Trường Sa. Với nguồn lợi sinh
vật sống ở vùng triều rất đa dạng và phong phú, đây là một tiềm năng lớn phục vụ
cho việc phát triển thủy sản ven biển của tỉnh. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây,
việc khai thác quá mức cũng như hiện tượng ô nhiễm môi trường đã có ảnh hưởng
đến số lượng và sản lượng các loài sinh vật sống ở vùng bãi triều. Một trong số các
loài đó là loài sá sùng. Đây là loài có giá trị dinh dưỡng cao (Nguyễn Thụy Dạ Thảo
và cộng sự - 2004) phục vụ cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Do đó, những năm gần
đây, do giá trị và nhu cầu của thị trường đối với sá sùng tăng cao, dẫn đến hiện
tượng khai thác quá mức dẫn đến nguồn lợi sá sùng giảm sút nghiêm trọng, bên cạnh
đó hiện tượng ô nhiễm vùng biển ven bờ ở Khánh Hòa cũng là một trong những tác
nhân có ảnh hưởng đến sản lượng của loài nay. Trước tình trạng nguồn lợi sá sùng

ngày càng giảm sút nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, cần phải có những
đánh giá về sản lượng, giải pháp bảo vệ nguồn lợi hợp lý, sử dụng bền vững. Để góp
phần giải quyết vấn đề nói trên tôi tiến hành đề tài: “Nghiên Cứu Đặc Điểm Dinh
Dưỡng, Sinh Sản Của Sá Sùng (Sipunculus robustus Keferstein, 1865)Tại Vùng
Triều Ven Biển Cam Ranh - Khánh Hòa”.
1. Mục tiêu
− Thu được các dẫn liệu về đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của sá sùng ở
vùng triều ven biển Cam Ranh - Khánh Hòa nhằm đề xuất các biện pháp duy trì và
bảo vệ nguồn lợi sá sùng
2. Nội dung nghiên cứu
− Nghiên cứu về hình thái cấu tạo của loài sá sùng ở vùng triều ven biển Cam
Ranh - Khánh Hòa.
− Nghiên cứu đặc điểm sinh dinh dưỡng của loài sá sùng.
− Nghiên cứu đặc điểm sinh sản của loài sá sùng.
2
3. Ý nghĩa của đề tài.
o Luận văn là tài liệu bổ sung những kiến thức khoa học về đặc điểm dinh
dưỡng và đặc điểm sinh sản của sá sùng. Một loài có giá trị kinh tế, làm cơ sở khoa học
cho các nghiên cứu tiếp theo về sinh sản nhân tạo loài sá sùng phục vụ cho nhu cầu
nghiên cứu khoa học và triển khai nuôi thương phẩm, giảm áp lực khai thác tự nhiên.
3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1.
Tình hình nghiên cứu sá sùng trên thế giới
Sá sùng là một loài thuộc ngành Sipuncula (sá sùng hay sâu đất), tiếng Hán gọi
là “sa sùng” (nghĩa là trùng đất) là một ngành có khoảng 144-350 loài (theo ước tính
từ các nguồn khác nhau). Về phân loại, đến nay dường như đã được các nhà khoa
học phân tích và phân loại chi tiết, rõ ràng như sau: giới: Animalia, phân giới:
Metazoa, siêu ngành: Lophotrochozoa, ngành: Sipuncula, trong đó, từng lớp phân ra
nhiều bộ và họ khác nhau:

• Lớp Sipunculidea
o Bộ Sipunculiformes
-
Họ Sipunculidae
o Bộ Golfingiiformes
-
-
-
Họ Golfingiidae
Họ Phascolionidae
Họ Themistidae
• Lớp Phascolosomatidea
o Bộ Phascolosomatiformes
-
Họ Phascolosomatidae
o Bộ Aspidosiphoniformes
-
Họ Aspidosiphonidae
1.1.1. Nghiên cứu về hệ thống khóa phân loại
Năm 1767, Linnaeus đã nghiên cứu và mô tả loài sá sùng, đặt loài này vào
nhóm Vermes Intestina đây là những loài có cơ thể giống giun đất [45]. Nhưng đến
4
năm 1816, Lamarck đã tiến hành nghiên cứu và tách ra khỏi nhóm Vermes Intestina.
Từ đây sá sùng được công nhận là một nhóm riêng [42].
Năm 1847, Quatrefages đưa ra tên “Gephyrea”, có nghĩa là “Cầu nối” đại
diện cho nhóm ngành Sipuncula, Echiuran và Priapulid [47]. Ông cho rằng chúng là
nhóm chuyển tiếp giữa ngành giun đốt và ngành da gai. Tuy nhiên, năm 1959,
Hyman cho rằng cái tên “Gephyrea” không thể hiện hết được đặc trưng của nhóm
này vì Sipuncula là ngành phát triển cao hơn hai ngành còn lại [38]. Đến năm 1965,
Stephen đã đưa ra cái tên “Sipuncula” đặt cho ngành này và đã được nhiều nhà phân

loại học chấp nhận [56].
Từ nguồn dữ liệu cấu trúc gen có thể thấy chúng có mối quan hệ với ngành
giun đốt [22]. Kết hợp phân tích cấu trúc phân tử với hình thái học cho thấy, chúng
có mối quan hệ với nhuyễn thể [32, 59].
Vị trí phân loại của một số giống trong ngành Sipuncula đã được công bố
rộng rãi trong nhiều tài liệu như giống Phascolopsis, Sipunculus, Phascolosoma và
Golfngia [24]. Đến năm 1994, Cutler dựa vào kết quả phân tích cấu trúc phân tử
rARN 18S, rARN 28S và DNA H3 histone của 24 loài trong ngành Sipuncula để
phân loại 13 loài trong tổng số 17 loài đã công bố [25]. Nguồn dữ liệu cũng được
tổng hợp từ tất cả nhóm ngành khác như giun đốt, nhuyễn thể và da gai để làm cơ sở
phân loại ngành Sipuncula chính xác hơn [32,59]. Năm 2004, Ruppert,E và R Fox
đã xác định được khoảng 350 loài sống ở biển, chui rúc trong đáy cát, bùn, hoặc
trong vỏ rỗng của các vật khác [53].
Theo hệ thống phân loại của Gibbs, Cutler và Rice, ngành Sâu đất
(Sipuncula) được chia thành 2 lớp Sipunculidea và Phascolosomatidea dựa trên trật
tự sắp xếp của các xúc tu bao quanh miệng tại đầu vòi [25,32,38]. Các xúc tu của
lớp Sipunculidea bao quanh trung tâm miệng thành vành biên (đại diện là sá sùng -
Sipunculus nudus), trong khi đó các xúc tu của lớp Phascolosomatidea hình thành
lên hình cung ở phía sau miệng, không bao quanh miệng (đại diện là sâm đất –
Phascolosoma arcuatum).
5
1.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm phân bố
Theo Culter, khu vực phân bố của lớp sá sùng (Sipunculidea) nói chung là rất
rộng, từ vùng biển nhiệt đới cho đến nam cực, từ vùng triều cho đến vùng biển sâu
tập trung nhiều nhất ở khu vực Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Biển Đông, các
nước có loài này phân bố là Andaman, Úc, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia,
Malaysia, Philippine và Việt Nam [23, 26, 29, 30].
Đa số các loài trong giống Phascolosoma phân bố rộng từ vùng ôn đới, cận
nhiệt đới và nhiệt đới ở vùng triều, dưới triều trong nền đáy trong rừng ngập mặn.
Loài Phascolosoma arcuatum sống ở vùng triều, nền đáy sét bùn và bùn bùn sét,

trong rừng ngập mặn [11, 24]. Chúng sống tập trung ở vùng triều giữa và triều cao,
vùng cửa sông, rừng ngập mặn ven biển. Sá sùng chỉ tập trung ở vùng triều có nền
đáy cát hoặc cát bùn [26]. Theo Cutler thì khu vực phân bố của giống sá sùng rất
rộng, tập trung nhiều ở khu vực Madagascar, Senegal, Châu đại dương, Indonesia,
Ấn Độ, Philipin, Thái Lan, Trung và Nam Mỹ. Tuy nhiên sự phân bố theo đới triều
chưa được các tác giả đề cập tới [8, 24, 32].
1.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng.
Những nghiên cứu về tập tính dinh dưỡng của loài Sá sùng còn rất hạn chế.
Theo Edmonds, chúng ăn lọc và hút vào bụng mùn bã hữu cơ cùng một lượng cát ở
xung quanh nơi chúng sống. Tuy nhiên, chúng chỉ tiêu hóa mùn bã hữu cơ có trong
nền đáy mà không tiêu hóa tất cả [29].
Năm 1995, Rice đã nghiên cứu chức năng của các rãnh trên cơ thể trong quá
trình trao đổi khí của sá sùng [44,53]. Mỗi rãnh nằm dưới bề mặt của thành cơ thể
được tạo bởi các bó cơ dọc có nhiệm vụ lưu chuyển dịch thể xoang và nhân tố vận
chuyển oxy (Hemerythrocytes) chỉ trong vòng vài µm. Dịch thể xoang lưu chuyển từ
phần vòi đến phần cuối thân mất khoảng 0,7 mm/s nhờ các lông mao nằm trên các
rãnh này. Thể tích của các rãnh chiếm khoảng 8 % tổng thể tích của cơ thể sá sùng.
Năm 2004, Richard Fox đã kết luận rằng các xúc tu ở đĩa miệng có thể là bề
mặt hô hấp đóng vai trò quan nhất, đồng thời toàn bộ cơ thể có thể hô hấp được khi
nó vùi mình trong cát, bùn [54].
6
Sá sùng không có hệ thống mạch máu. Xúc tu và khoang cơ thể đóng vai trò
như một hệ tuần hoàn cung cấp oxy. Oxy được kết hợp với Hemerythrocytes trong
khoang xúc tu rồi dịch chuyển xuống khoang thân nhờ lông mao và cơ mang bụng.
Từ khoang thân, oxy được vận chuyển đến các mô [43, 54].
1.1.4. Nghiên cứu về đặc điểm sinh sản
Hiện nay, có rất ít tài liệu nghiên cứu về đặc điểm sinh sản của sá sùng. Hầu
hết các loài Sipunculan sinh sản hữu tính. Chỉ có loài Nephasoma minutum là sinh
sản lưỡng tính. Tuyến sinh dục thường được nhìn thấy trong thời kỳ sinh sản
[29,30]. Năm 2000, Edmonds đã nghiên cứu về đặc điểm sinh sản của loài sá sùng

và có kết quả như sau: Sipuncula là loài đơn tính; các giao tử được sinh ra trong lớp
lót thể khoang và chúng sẽ được giải phóng vào thể khoang để thuần thục. Các giao
tử này sau đó được đưa vào hệ bài tiết (gọi là nguyên thận quản hay hậu đơn thận)
để giải phóng vào môi trường nước. Quá trình thụ tinh ở Sipuncula diễn ra ngoài cơ
thể. Khi các giao tử đực và giao tử cái đã thành thục gặp nhau, chúng hợp lại để tạo
thành hợp tử. Hợp tử sau đó phát triển qua giai đoạn ấu trùng trochophore (ấu trùng
dạng bánh xe) trong khoang 72h, sau đó đến giai đoạn ấu trùng biến thái (ấu trùng
pelagospheric), chúng có khả năng dinh dưỡng ngoài [36, 43, 44, 49, 50].
1.2.
Tình hình nghiên cứu sá sùng trong nước
Ở vùng biển Việt Nam hiện đã biết 21 loài của ngành sá sùng [45]. Thường
gặp là các giống Phascolosoma, Sipunculus và Siphonosoma ở vùng thủy triều và
dưới triều. Trong vùng đá san hô thường gặp các loài trong chi Aspidosophon,
Cloeosophon và Lithacrosiphon, trong đó loài Aspidosiphon steenstrupii là loài phá
hoại rạn san hô. Một số loài được dùng làm thực phẩm như sâu đất Phascolosoma
arcuatum có mật độ cao trong bùn ở vùng ngập mặn và sá sùng Sipunculus nudus
sống ở vùng triều, dưới triều trong nền đáy [11, 4].
Năm 1961, song song với việc nghiên cứu tính chất đặc thù của vùng triều vịnh
Bắc Bộ, đoàn khảo sát liên hợp Việt Xô do Gurjanova đứng đầu đã nghiên cứu về
sinh vật vùng triều miền bắc Việt Nam [8]. Trong báo cáo khoa học của đoàn, loài
7
sá sùng được ghi nhận là phân bố ở khu trung triều và hạ triều trên các bãi cát Cồn
Bé và Chương Cả (thuộc Quảng Ninh).
Vào thời gian từ 1970-1990, nhiều cuộc khảo sát về động vật đáy được tiến
hành trong khuôn khổ các đề tài điều tra nghiên cứu về đa dạng sinh học, các hệ sinh
thái vùng triều, rừng ngập mặn, nhờ vậy mà ngành sá sùng cũng đã được tìm hiểu
thêm. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trên cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả
sự phân bố chung của ngành sá sùng (Sipuncula) mà chưa có nghiên cứu sâu nào về
phân loại học cho riêng loài sá sùng (Sipunculus nudus).
Theo Đỗ Văn Nhượng, ở nước ta đã phát hiện thấy sá sùng phân bố rải rác ở

vùng triều ven biển, ven đảo thuộc các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh và thành
phố Hồ Chí Minh, nhưng tập trung chủ yếu ở một số huyện đảo như Tiên Yên, Ba
Chẽ, Vân Đồn (Quảng Ninh) và Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) [10].
Một số nghiên cứu khác tập trung nghiên cứu về danh pháp và vị trí phân loại
của ngành sâu đất như Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Đỗ Văn Nhượng [2, 15, 10].
Tuy nhiên, những nghiên cứu này vẫn chưa đi sâu mà chỉ mang tính chất khái quát.
Trong chương trình hợp tác giữa Viện Sinh học Biển Viễn Đông (Nga) với
Viện Hải Dương học Nha Trang, dựa trên mẫu vật thu được tại nhiều khu vực khác
nhau trên vùng ven biển giáp ranh giữa Việt Nam và Trung Hoa đã phát hiện được
19 loài sá sùng thuộc 8 giống 4 họ, một số loài phân bố ở vùng biển Việt Nam, trong
đó có loài sá sùng [8]. Trong nghiên cứu để quản lý nguồn lợi đất ngập nước ở
Quảng Ninh có đề cập đến vấn đề khai thác và giá trị kinh tế của sá sùng [4].
Năm 2003–2004, Viện Nghiên cứu Hải sản đã tiến hành khảo sát đa dạng sinh
học nhóm động vật đáy vùng triều khu vực Quảng Ninh, kết quả nghiên cứu cho
thấy sá sùng là một trong những đối tượng có giá trị kinh tế cao, mang lại hiệu quả
kinh tế khá lớn cho ngư dân ven biển và hiện đang được khai thác mạnh [7].
Gần đây nhất, một nhóm các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên TP Hồ Chí Minh đã tiến hành phân tích các thành phần sinh hoá của loài sá
sùng, tìm thấy trong thịt của loài này có chứa 17 nguyên tố khoáng, 8 loại axít amin
không thay thế và 10 loại axít amin thay thế rất cần thiết cho cơ thể con người [14].
Năm 2005, Ths. Nguyễn Quang Hùng – Viện nghiên cứu hải sản với sự tài trợ
của dự án SUMA đã thực hiện đề tài “ Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc quản lý
8
khai thác nguồn lợi sá sùng (Sipunculus nudus) tại một số khu vực ven biển tỉnh
Quảng Ninh” [4].
Năm 2008, Bùi Quang Nghị nghiên cứu và đánh giá đa dạng sinh học và nguồn
lợi sinh vật ở vùng cửa sông ven biển tỉnh Bến Tre, qua đó xây dựng các giải pháp
quản lý, khai thác hợp lý loài sâm đất [11].
1.3.
Vai trò của acid amin và giá trị dinh dưỡng của sá sùng

1.3.1. Vai trò của acid amin trong cơ thể
Protid là một trong những nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và thường
hiện diện bằng những chuỗi dài phân tử. Các đại phân tử protid sẽ biến thành acid
amin được hấp thu vào cơ thể dưới tác dụng của dịch tiêu hóa. Người ta đã phân loại
được nhiều acid amin khác nhau, những acid amin này sau khi được hấp thu sẽ giúp
cơ thể khỏe mạnh. Trong số này, có 18 loại cần thiết, trong đó có 8 loại được xem là
tối cần thiết: Aspartic acid, Threonine, Serine, Glutamic acid, Proline, Glycine,
Alanine, Valine, Methionine, Isoleucine Leucine, Phenyl alanine, Histidine Lysine,
Tyrosine, Arginine, Tryptophan, Cystine.[14]
Chúng tham dự vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể như tổng hợp các
chất dẫn truyền thần kinh, đổi mới các sợi cơ bắp và chỉ nên sử dụng với lượng vừa
phải, nhiều quá hoặc ít quá sẽ làm xáo trộn cơ thể, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Glutamic acid giữ vai trò quan trọng trong chuyển hóa tế bào thần kinh và não.
Thường được dùng trong các trường hợp suy nhược chức năng thần kinh, trẻ em
chậm phát triển cơ thể hoặc trí óc, rối loạn chức năng gan.
Kết hợp Arginine, Aspartate, Ornithine: Giúp giải độc gan, trung hòa lượng
ammoniac thừa trong cơ thể và góp phần hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, giải độc
gan, làm giảm cholesterol giúp ăn ngon, chống béo phì, không bị sạm da. Kết hợp L.
Cystine với dầu đậu nành cùng Lecithin: Sẽ tạo được tác dụng cộng hưởng vì
Lecithin vừa đồng thời giúp giải độc gan, vừa giúp tạo lập acetylcholine là chất dẫn
truyền thần kinh quan trọng, ngoài ra còn phụ trị tai biến mạch máu não. Việc giúp
dẫn truyền luồng thần kinh đóng một vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh ngoài
da vì ở da chứa đến 200.000 sợi thần kinh từ da đi đến não, tức mật độ dây thần kinh
9
vào khoảng 12 sợi/cm², chỉ sau mắt (1.000.000 sợi). Vì thế các hoạt động cũng như
bệnh lý của làn da luôn đặt dưới sự kiểm soát của hệ thần kinh. Việc dẫn truyền thần
kinh tốt sẽ tăng cường tác động trị bệnh[14].
1.3.1. Giá trị dinh dưỡng của một số loài sá sùng
Món ăn chế biến từ các loài sâu đất - sá sùng, người Trung Quốc hay gọi là
Thổ duẩn đống, người ta coi món sá sùng như một đặc sản vùng, nhất là khu vực Hạ

Môn tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Sá sùng chính là con trùn biển (hoặc sâu biển, sâu
cát, sâu đất, sá sùng, địa sâm,…). Sá sùng có nhiều giá trị dinh dưỡng: nhiều acid
amin glyxin, alanine, glutamin, taurine, khoáng chất.
Theo một nhóm nhà nghiên cứu của trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên
thành phố Hồ Chí Minh cho biết trong thịt của sá sùng có chứa 17 nguyên tố
khoáng, 8 loại acid amin không thay thế và 10 loại acid amin thay thế rất cần thiết
cho cơ thể con người [14]. Và cũng chính vì thế, hiện nay sá sùng đang là một trong
những đặc sản biển ở các khu du lịch tại Việt Nam.
Thịt sá sùng có hàm lượng protide cao, nhiều glutamate, hương vị thơm ngon,
nên được sử dụng làm thực phẩm và thuốc bổ dưỡng rất phổ biến trong cư dân vùng
biển. Họ thường dùng dưới dạng món ăn, vị thuốc.
1.4.
Điều kiện tự nhiên vùng triều ven biển Khánh Hòa
1.4.1. Vị trí địa lý
Vùng triều ven biển Cam Ranh hầu hết thuộc vịnh Cam Ranh. Với diện tích
vùng vịnh kín tới 60km² và độ sâu trung bình 18 - 20m nước, chỗ hẹp nhất khoảng
10km, rộng nhất 20km. Vịnh gần như khép kín bởi bán đảo Cam Ranh từ phía bắc
chạy phủ kín cả phía đông, phía tây. Phía nam vịnh là đất liền, chỉ mở ra một cửa
lớn. Vịnh Cam Ranh thuộc thị xã Cam Ranh, nằm ở phía Nam của tỉnh Khánh Hòa,
phía Bắc giáp Thành phố Nha Trang, huyện Cam Lâm và huyện Diên Khánh, phía
Tây giáp huyện Khánh Sơn, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Đông giáp biển,
có toạ độ 11048’16 đến 1209’44 vĩ độ Bắc, 108049’44 đến 109013’31 kinh Đông.
10
1.4.2. Khí hậu và thuỷ văn
Thị xã Cam Ranh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng
của đại dương và tiếp cận với vùng khô hạn ở tỉnh Ninh Thuận. Lượng mưa trung bình
nhiều năm ở Cam Ranh khoảng 900 ÷ 1100 mm, phân bố không đều, vùng núi phía
Tây Bắc có lượng mưa lớn hơn. Mùa mưa ở đây bắt đầu từ tháng 9 – 12, chiếm 78%
lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 1 – 8 với lượng mưa chiếm khoảng 22%. Số
ngày mưa trong năm dao động từ 100 – 115 ngày, lượng mưa ngày lớn nhất có khi lên

đến 471 mm (tháng 12/1986) ở vùng núi và 130 ÷ 150 mm ở vùng biển [5].
Nhiệt độ không khí trung bình là 270C ( cao nhất là 380C, thấp nhất là 190C).
Nhiệt độ nước biến động vào 2 mùa xuân hè. Gió Tây Bắc thường bắt đầu từ tháng 10
đến tháng 4 và gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10. Khi có gió mùa Tây Nam dao
động từ 29 – 320C, vào mùa thu đông có gió mùa Đông Bắc dao động từ 23 – 250C.
Tuy nhiên vào mùa này, có một số ngày có nhiệt độ dưới 230C nhưng không nhiều.
Chế độ thuỷ triều tại Cam Ranh là nhật triều không đều, hàng tháng có
khoảng 18 ÷ 20 ngày nhật triều, còn lại là bán nhật triều. Biên độ thuỷ triều kỳ nước
cường từ 1,2 ÷ 2,2 m và kỳ nước kém từ 0,5 ÷ 1 m.
11
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.
Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/12/2009 đến 01/06/2010
- Địa điểm thu mẫu: Vùng triều ven biển Cam Ranh - Khánh Hòa
- Địa điểm phân tích mẫu: phòng thực tập Sinh lý, Sinh thái - khoa Nuôi
trồng Thủy sản - trường Đại học Nha Trang
- Đối tượng nghiên cứu: loài sá sùng Sipunculus robustus Keferstein, 1865
Hệ thống khóa phân loại như sau [25]:
Ngành: Sipuncula Rafinesque, 1814
Lớp: Sipunculidea Gibbsy & Culter, 1987
Bộ: Sipunculiormes Gibbsy & Culter, 1987
Họ: Sipunculidae Gray, 1828
Giống: Sipunculus Linnaeus, 1767
Loài: Sipunculus robustus Keferstein, 1865
Hình 2.1: Sơ đồ điểm thu mẫu.
Điểm thu mẫu.
12
2.2.
Sơ đồ nội dung nghiên cứu

Nghiên Cứu Đặc Điểm Dinh Dưỡng, Sinh Sản Sá Sùng
(Sipunculus robustus Keferstein, 1865)Tại Vùng Triều Ven
Biển Cam Ranh - Khánh Hòa
Đặc điểm sinh dưỡng Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Hoạt
động bắt
mồi
Môi
trường
sống
Giới
tính,
tỉ lệ
Các giai
đoạn
phát
Mùa
vụ
sinh
Sức
sinh
sản
Kích
thước
thành
đực
cái
triển
tuyến

sinh dục
sản
thục sinh
dục lần
đầu
Thu thập và xử lý số liệu
Kết luận và đề xuất
13
2.3.
Phương pháp thu và phân tích mẫu
2.3.1. Phương pháp thu mẫu
− Thời gian thu mẫu từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 6 năm 2010. Mỗi tháng
thu mẫu 1 lần (số mẫu >30 mẫu), tại 1 khu vực thuộc vùng triều ven biển Cam Ranh
– Khánh Hòa (hình 2.1).
− Tại các điểm thu mẫu, dùng khung 0,5 m2 để xác định diện tích thu mẫu.
Dùng cuốc, xẻng để đào bới đến độ sâu 50 – 60 cm hoặc đến độ sâu không còn bắt
gặp sá sùng. Sử dụng phương pháp thu mẫu ngẫu nhiên.
− Thu chất đáy: dùng 02 ống sắt tròn ( một ống dài 80cm, một ống dài 70cm,
vát nhọn , đường kính 10cm), ấn sâu xuống cát từ 40 – 50cm để lấy chất đáy.
− Thu mẫu tảo: dùng bình nhựa có dung tích 1L, thu mẫu nước ở vị trí thu mẫu.
− Đo pH cát bùn bằng máy đo (Soil pH Tester)
− Đo pH nước bằng phương pháp so màu của Thái Lan.
− Đo độ mặn: bằng khúc xạ kế (Refractometer) có độ chính xác 1‰.
− Đo nhiệt độ: bằng nhiệt kế thủy ngân có độ chính xác 10C.
2.3.2. Phương pháp phân tích mẫu môi trường

Phân tích mẫu chất đáy bằng phương pháp sa lắng cơ học tại phòng thí
nghiệm của trường Đại học Nha Trang. Chất đáy thu về được trộn đều, lấy 100g và
thêm vào 200ml nước, khuấy mạnh cho đến khi chất đáy lơ lửng phân bố đều trong
nước. Sau đó chuyển dung dịch có ống đong dung tích 500ml, để lắng vài giờ. Các

thành phần chất đáy được xác định theo tỷ lệ % của các thành phần (cát, mùn bã hữu
cơ, ) trên tổng thể tích của chất đáy lắng đọng tại lòng ống đong [6].
− Mẫu chất đáy được trộn đều, lấy 100g và thêm vào 200ml nước, khuấy
mạnh cho đến khi chất đáy lơ lửng phân bố đều trong nước. Sau đó lấy 1ml dung
dịch lơ lửng để phân tích thành phần chất lơ lửng có trong môi trường chất đáy, Khi
phân tích có sử dụng tài liệu: “Phân loại tảo Silic phù du biển Việt Nam” của
Trương Ngọc An.
14

Mẫu nước sau khi thu về, được lọc bằng lưới lọc có mắt lưới 20µ, sau
đó quan sát và phân loại tảo có trong môi trường nước. Khi phân tích có sử dụng tài
liệu: “Phân loại tảo Silic phù du biển Việt Nam” của Trương Ngọc An.
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng
2.3.3.1. Phương pháp nghiên cứu hình thái cấu tạo
− Tìm hiểu đặc điểm hình thái cấu tạo theo phương pháp quan sát mô tả. Mẫu
sau khi thu thập được mang về phòng thí nghiệm, giải phẫu để mở xoang cơ thể để
tìm hiểu cấu tạo bên trong. Khi phân tích sử dụng tài liệu về động vật thân mềm của
Rupper và Barnes để so sánh và xác định các chỉ tiêu hình thái cấu tạo cơ thể [53].
2.3.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng
Sử dụng cân phân tích có độ chính xác đến 0,01g để cân khối lượng sá sùng.
Dùng thước kẹp với độ chính xác 0,1 mm để đo chiều dài và đường kính thân. Chiều
dài của sá sùng đo khi sá sùng đã co vòi hoàn toàn và đo từ đầu đến cuối của thân sá
sùng. Đường kính thân được xác định ở giữa thân của sá sùng.
Các thông số sinh trưởng của loài được tính toán và phân tích bao gồm: Mối
tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân của Sá sùng bằng phương pháp hồi
quy lặp, theo phương trình quan hệ của Michael King [41].
b
Trong đó: W: khối lượng(g)
L: Chiều dài của cá thể (cm)
b: Tham số sinh trưởng

a: Tham số quan hệ
Tương quan chiều dài (L) – khối lượng (W): W = a × L
15
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng
2.3.4.1. Phương pháp nghiên cứu hoạt động bắt mồi
− Tìm hiểu hoạt động bắt mồi theo phương pháp quan sát mô tả. Trong trường
hợp có thể, quan sát tại điểm thu mẫu, mô tả lại hoặc sau khi thu mẫu, sá sùng được
giữ sống, tạo môi trường tương tự như môi trường tự nhiên trong một bể thủy tinh
có dung tích 50 lít, sau đó quan sát hoạt động bắt mồi của sá sùng và mô tả lại.
2.3.4.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa
− Thu mẫu sá sùng ngoài thực địa, mổ ra ngay, lấy phần ruột và dạ dày sá sùng
ngâm trong formaline nồng độ 5 %. Mẫu nghiên cứu thành phần thức ăn phải được
cố định bằng formaline ngay sau khi thu mẫu để thành phần thức ăn trong ruột chưa
kịp bị tiêu hóa hết. Mẫu được đưa về phòng thí nghiệm, lọc bỏ các thành phần của
hệ tiêu hóa, chỉ giữ lại các thành phần thức ăn của sá sùng. Sau đó sử dụng phương
pháp sa lắng để xác định tỉ lệ % của các thành phần có trong thức ăn của sá sùng.
− Sử dụng kính hiển vi quang học với độ phóng đại 10 x 10; 40 x 10 để quan
sát và phân tích thành phần thức ăn trong ruột sá sùng. Khi phân tích có sử dụng tài
liệu: “ Phân loại tảo Silic phù du biển Việt Nam” của Trương Ngọc An.
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh sản

Hàng tháng thu sá sùng tại các địa điểm thu mẫu. Tổng sổ 231 mẫu sá
sùng được thu thập trong 06 tháng tại vùng triều ven biển Cam Ranh. Mẫu được cố
định trong dung dịch formalin 5%. Chuyển về phòng thí nghiệm, rửa sạch và tiến
hành phân tích.
− Quan sát hình thái cấu tạo và phân biệt đực cái thông qua màu sắc và
tiêu bản cắt lát buồng trứng.
2.3.5.1. Đánh giá các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục

Được đánh giá theo thang 4 bậc theo Baron [21]. Trên cơ sở làm lát

cắt tiêu bản buồng trứng và tinh sào theo phương pháp của Sheckan và Hrapchack:
tuyến sinh dục được cố định formol 5%, loại bỏ nước bằng Etanol và làm sạch bằng
16
xylene. Sau đó đúc trong Parafin và cắt lát mỏng từ 4µm đến 6µm bằng máy cắt
Microtome. Nhuộm mẫu bằng Hematoxylin và Eosin. Quan sát tiêu bản bằng kính
hiển vi quang học với độ phóng đại từ 40 – 400 lần.
2.3.5.2. Tỷ lệ đực cái

Tỷ lệ đực cái của sá sùng được phân tích qua 06 lần thu mẫu ngẫu
nhiên với tổng số 231 cá thể theo kích thước và theo thời gian.
2.3.5.3. Kích thước thành thục lần đầu

Cỡ cá thể khi tuyến sinh dục thành thục lần đầu tiên được biểu diễn
bằng đồ thị trên đường cong của % cá thể đang thành thục, đã thành thục hoặc sau
khi đẻ theo chiều dài. Điểm trên đường cong mà tại đó 50% số cá thể thành thục
sinh dục được dùng làm chỉ số cho sự thành thục lần đầu. Hoặc dựa vào kích thước
nhỏ nhất mà ở đó tần số bắt gặp cá thể có tuyến sinh dục ở giai đoạn III (giai đoạn
thành thục sinh dục) đạt từ 50% trở lên [41].
2.3.5.4. Sức sinh sản
Sức sinh sản tuyệt đối (Fa)(số trứng/cá thể) được xác định bằng cách đếm số
lượng trứng ở giai đoạn thành thục.
Phương pháp đếm: sá sùng sau khi thu, được ngâm trong formol 5%, chuyển
về phòng thí nghiệm. Mổ một mẫu sá sùng, thu toàn bộ tuyến sinh dục có trong
xoang cơ thể, rửa sạch, và lọc bằng vợt lưới có kích thước mắt lưới nhỏ 20µm, để
cho nước ráo hết và đem cân khối lượng tuyến sinh dục. Sau đó, xác định đực cái
bằng kính hiển vi quang học. Trong trường hợp là cá thể cái, lấy 1g trứng đem pha
loãng với nước cất, tạo dung dịch huyền phù. Sử dụng buồng đếm động vật để đếm
số lượng trứng. Thao tác đếm trứng lặp lại ba lần, tính số lượng trứng trung bình/1g
mẫu. Tổng số trứng của cá thể được tính bằng tích của số lượng trứng có trong 1g
trứng nhân với khối lượng buồng trứng của cá thể đó.

a
Fa
= x Wt
n

×