BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TRƯƠNG THỊ BÍCH HỒNG
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, ƯƠNG
NÂNG CẤP TÔM HÙM BÔNG (Panulirus
ornatus Fabricius, 1798) VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG
NGUỒN LỢI TÔM HÙM GIỐNG Ở
VÙNG BIỂN KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nha Trang, năm 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TRƯƠNG THỊ BÍCH HỒNG
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, ƯƠNG NÂNG CẤP
TÔM HÙM BÔNG (Panulirus ornatus Fabricius, 1798) VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG NGUỒN
LỢI TÔM HÙM GIỐNG Ở VÙNG BIỂN KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Nuôi trồng Thủy sản
Mã số : 60 62 70
Người hướng dẫn khoa học : PGS – TS. Nguyễn Đình Mão
Nha Trang, năm 2010
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ một công trình khoa học nào.
Tác giả
Trương Thị Bích Hồng
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn, tác giả
đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của nhiều cơ quan, tập thể, các nhà khoa
học và bạn bè đồng nghiệp.
Trước hết xin trân trọng cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học
Nha Trang, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Ban điều hành dự án SRV2701, Phòng
Đào tạo Đại học – sau Đại học cùng quý thầy cô trực tiếp giảng dạy trong
những năm học vừa qua.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy hướng dẫn, PGS-TS Nguyễn Đình Mão
về sự hướng dẫn tận tình, động viên và những lời khuyên quý báu trong suốt
thời gian tôi thực hiện đề tài.
Cám ơn TS- Võ Văn Nha (Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III) đã
giúp đỡ và cho nhiều ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn bè đồng nghiệp thuộc Bô
môn Cơ sở Sinh học Nghề cá, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học
Nha Trang luôn sẵn lòng giúp đỡ tôi trong khi tiến hành thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn tới Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng
kinh tế các huyện, UBND các xã, phường và ngư dân khai thác, ương nâng
cấp tôm hùm giống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng, là lời cảm ơn đến gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi rất
nhiều trong suốt thời gian học tập cũng như nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tác giả
Trương Thị Bích Hồng
iii
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời cam đoan………………………………………………………………….i
Lời cảm ơn………………………………… ……………………………….ii
Mục Lục…………………………………………………………………… iii
Danh mục các bảng………………………………………………………… Vi
Danh mục hình ………………………………………………… Vii
Danh mục các chữ viết tắt Viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Đặc điểm phân bố của tôm hùm 3
1.1.1 Phân bố của tôm hùm trên thế giới 4
1.1.2 Phân bố của tôm hùm ở Viêt Nam 4
1.2 Tình hình khai thác và nuôi tôm hùm trên thế giới và Việt Nam 6
1.2.1 Tình hình khai thác và nuôi tôm hùm trên thế giới 6
1.2.2 Tình hình khai thác và nuôi tôm hùm ở Việt Nam 9
1.3 Nghiên cứu về khai thác và ương nâng cấp tôm hùm giống ở Việt Nam 10
1.3.1 Sự hình thành và phát triển nghề khai thác tôm giống 10
1.3.2 Tình hình ương nâng cấp tôm hùm giống 11
1.3.3 Những nghiên cứu về hiện trạng khai thác tôm hùm giống 12
1.4 Điều kiện tự nhiên ở vùng biển Khánh Hòa có ảnh hưởng tới nghề khai
thác và ương nâng cấp tôm hùm giống 14
1.4.1 Điều kiện tự nhiên 14
1.4.1.1 Vị trí địa lý 14
1.4.1.2 Khí hậu 14
1.4.1.3 Địa hình đáy biển 15
1.4.1.4 Đặc điểm thủy văn 15
1.4.2 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới hoạt động khai thác và ương
tôm hùm giống 16
1.4.2.1 Thuận lợi 16
1.4.2.2 Khó khăn 17
iv
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 18
2.1.1 Thời gian nghiên cứu 18
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 18
2.2 Đối tượng nghiên cứu 18
2.3 Phương pháp nghiên cứu 20
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 20
2.3.1.1 Số liệu thứ cấp 20
2.3.1.2 Số liệu sơ cấp 20
2.3.2 Hoạt động điều tra phỏng vấn 20
2.3.2.1 Chọn hộ điều tra phỏng vấn 20
2.3.2.2 Sơ đồ khối hoạt động điều tra 22
2.3.3 Phương pháp xử lí và phân tích số liệu 24
2.3.3.1 Xử lí số liệu 24
2.3.3.2 Phân tích số liệu 24
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
3.1 Hiện trạng khai thác tôm hùm giống 25
3.1.1. Những thông tin chung về ngư dân làm nghề khai thác 25
3.1.1.1 Cấu trúc độ tuổi của ngư dân khai thác tôm hùm giống 25
3.1.1.2 Trình độ học vấn của ngư dân khai thác tôm hùm giống 26
3.1.1.3 Kinh nghiệm khai thác giống tôm hùm 27
3.1.2. Hiện trạng kỹ thuật khai thác tôm hùm giống 28
3.1.2.1 Địa điểm và vị trí khai thác 28
3.1.2.2 Ngư cụ và phương thức khai thác 28
3.1.3 Mùa vụ khai thác 37
3.1. 4 Cường độ và thời gian khai thác 38
3.1.5 Thành phần loài và kích cỡ tôm hùm khai thác được 39
3.1.5.1 Thành phần loài 39
3.1.5.2 Kích cỡ tôm hùm khai thác 39
3.1.6 Số lượng con giống khai thác được 40
3.1.6.1 Số lượng con giống khai thác trên một tàu 40
3.1.6.2 Số lượng con giống khai thác được trên 100 bẫy 42
3.1.6.3 Lặn Bắt 43
v
3.2 Hiện trạng ương nâng cấp tôm hùm giống 44
3.2.1. Những thông tin về chủ hộ ương tôm 44
3.2.1.1 Cấu trúc tuổi của chủ hộ 44
3.2.1.2 Trình độ học vấn của người ương nâng cấp tôm hùm giống 45
3.2.1.3 Trình độ chuyên môn của người ương nâng cấp tôm hùm giống 45
3.2.1.4 Thời gian làm nghề ương nâng cấp tôm hùm giống 46
3.2.2. Hiện trạng ương nâng cấp tôm hùm giống 47
3.2.2.1 Địa điểm ương nâng cấp 47
3.2.2.2 Hệ thống lồng ương 48
3.2.2.3 Tôm giống 50
3.2.2.4 Mật độ thả 52
3.2.2.5 Mùa vụ và thời gian ương nâng cấp 53
3.2.2.6 Quản lý và chăm sóc tôm ương 53
3.2.2.7 Bệnh và cách phòng trị bệnh cho tôm giống 56
3.2.2.8 Tỷ lệ sống của tôm giống 57
3.3 Đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý nguồn tôm hùm giống 59
3.3.1 Sự tác động của khai thác giống đến nguồn lợi tôm hùm 59
3.3.1.1 Hình thức khai thác 59
3.3.1.2 Cường độ khai thác 60
3.3.1.3 Thành phần loài và kích cỡ tôm khai thác 60
3.3.2 Sự tác động của quá trình ương nâng cấp đến nguồn lợi tôm hùm 61
3.3.3 Đề xuất giải pháp sử dụng bền vững nguồn giống tôm hùm 62
3.3.3.1 Giải pháp về kỹ thuật 62
3.3.3.2 Giải pháp về quản lý 64
Chương 4 KẾT KUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
I Kết luận 66
1. Hiện trạng khai thác 66
2 Hiện trạng ương nâng cấp tôm hùm giống 67
II Kiến nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Tổng số con giống tôm hùm bông và tôm hùm đá khai thác được của
các tỉnh Miền Trung từ năm 2005-2008……………….…………………… 11
Bảng 2.1 Địa điểm điều tra …… ………………………………………… 18
Bảng 2.2 Vùng nghiên cứu và phân bố số mẫu điều tra hộ khai thác tôm
hùm giống … …… ……………………………………….…………… 21
Bảng 2.3 Vùng nghiên cứu và phân bố số mẫu điều tra hộ chuyên ương
nâng cấp…………… ……………………………… …………… …….21
Bảng 3.1 Phân bố độ tuổi của ngư dân khai thác tôm hùm giống …….…….25
Bảng 3.2 Năm kinh nghiệm khai thác tôm hùm giống …………………… 27
Bảng 3.3 Tỷ lệ phần trăm các hình thức khai thác tôm hùm tại các địa phương
trong tỉnh Khánh Hòa (năm 2009-2010)…………….………………… ….28
Bảng 3.4 Tần số bắt gặp hộ khai thác mành và phân bố tàu khai thác tôm hùm
giống theo diện tích lưới (m
2
)………………………………… ……………. 29
Bảng 3.5 Tần số bắt gặp các hộ khai thác bằng bẫy và số lượng bẫy trung bình
của mỗi hộ ở các vùng khai thác chính ………… ………………… …… 36
Bảng 3.6 Tần số bắt gặp các hình thức khai thác và số ngày khai thác tôm hùm
giống/tháng theo mỗi hình thức khai thác …………………………….…… 38
Bảng 3.7 Trung bình số lượng tôm hùm giống khai thác được/thuyền/năm tại
mỗi vùng biển từ 2007 – 2010 41
Bảng 3.8 Bình quân số lượng tôm giống khai thác/100 bẫy/năm tại các vùng
biển khác nhau………………………………………………………… …….43
Bảng 3.9 Phân bố độ tuổi của chủ hộ ương nâng cấp tôm hùm giống…… 44
Bảng 3.10 Nguồn tôm giống đưa vào ương nâng cấp…………………… …50
Bảng 3.11 Khó khăn trong quá trình mua giống ………………….…… 51
Bảng 3.12 Mật độ thả ương nâng cấp tôm hùm giống tại Khánh Hòa …… 52
Bảng 3.13 Số lần cho ăn trong ngày ……………………….……………… 54
Bảng 3.14 Thời điểm bắt đầu cho ăn sau khi thả ương………………….… 55
Bảng 3.15 Tần suất gặp các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của con giống 58
Bảng 3.16 Tỷ lệ sống của tôm ương từ nguồn giống khác nhau………… 58
vii
DANH MỤC HÌNH
Tên hình Trang
Hình 1.1: Sản lượng tôm hùm thương phẩm của một số nước trên thế giới từ
1992 – 2004…………………………………………………………….… 6
Hình 1.2: Sản lượng khai thác của một số loài tôm hùm chính từ 1982-2006 7
Hình 2.1: Vị trí điều tra …………………… ………………………….… 19
Hình 2.2: Sơ đồ khối hoạt động điều tra khai thác tôm hùm giống ……… 22
Hình 2.3: Sơ đồ khối hoạt động điều tra ương nâng cấp tôm hùm giống……23
Hình 3.1: Trình độ văn hóa của chủ hộ khai thác tôm giống… ………… 26
Hình 3.2: Tàu, mành sử dụng cho khai thác tôm hùm giống …………….….31
Hình 3. 3: Các loại bẫy: A bẫy mút, B bẫy đá, C bẫy lưới trủ túm, D bẫy lưới
trủ mành 34
Hình 3.4: Mùa vụ khai thác tôm giống theo các hình thức khai thác ……… 37
Hình 3.5: A Cỡ tôm “trắng”, B cỡ tôm đen “tôm bọ cạp” …….…………….40
Hình 3.6: Bình quân số lượng tôm giống khai thác/tàu tại các vùng biển khác
nhau từ năm 2007 - 2010 42
Hình 3.7: Trình độ học vấn của chủ hộ ương nâng cấp tôm hùm giống 45
Hình 3.8: Trình độ chuyên môn của hộ ương nâng cấp tôm hùm giống … 46
Hình 3.9: Số năm kinh nghiệm ương nâng cấp tôm hùm giống… …………47
Hình 3.10: Bè ương tôm giống (A), lồng tròn treo trên bè ương (B)……… 50
Hình 3.11: Mùa vụ ương nâng cấp tôm hùm giống tại Khánh Hòa năm 2010 53
Hình 3.12: Chuẩn bị thức ăn (A), chia thức ăn cho từng lồng ương (B)… 54
Hình 3.13: Vệ sinh lồng ương (A) và vệ sinh giai ương (B)……………. … 56
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FAO: (Food and Agriculture Organization) tổ chức Lương Thực và
Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc
CV : (Cheval – Vapeur) Sức ngựa
UBND: Ủy ban nhân dân
g : Gram
ha : Hetta
% : Phần trăm
‰ : Phần ngàn
1
MỞ ĐẦU
Việt Nam có 3260 km bờ biển, trải dài 13 vĩ độ từ 8
o
23
’
N đến 21
o
39
’
N
với diện tích thềm lục địa khoảng 1.000.000 km
2
. Biển Đông mang nhiều nét
đại dương điển hình và nằm kế cận với quần đảo Ấn Độ-Mã Lai, một trong
nhưng trung tâm phát sinh và phát tán cổ xưa và lớn nhất của động vật biển
trên thế giới. Do đó, hải sản ở vùng biển Việt Nam rất đa dạng và phong phú,
trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao [1].
Một trong những loại hải đặc sản có giá trị kinh tế cao và được nhiều
người ưa chuộng là tôm hùm. Chúng phân bố chủ yếu trong các ghềnh đá, rạn
san hô ven biển miền trung, nhất là vùng ven bờ từ Bình Định đến Bình Thuận
và xung quanh các đảo [26].
Vào thập niên 80 của thế kỷ XX, sản lượng khai thác tôm hùm đạt từ
500-700 tấn/năm. Kích cỡ tôm thương phẩm lớn: 5-10 kg/con (tôm hùm bông),
3-5 kg/con (tôm hùm xanh) và 1-2 kg/con (tôm hùm sỏi). Tuy nhiên, những
năm sau đó sản lượng khai thác tôm hùm giảm đi rất nhanh và kích thước tôm
thương phẩm cũng giảm đi nhiều [26]. Việc khai thác quá mức và không hợp lý
đã làm cho nguồn lợi tôm hùm suy giảm nghiêm trọng.
Kích cỡ của tôm hùm khai thác ngoài tự nhiên vào những năm cuối thế
kỷ XX nhỏ hơn nhiều so với cỡ tôm xuất khẩu. Tôm khai thác được phải bán
với giá thấp, nhiều ngư dân đã thả tôm vào lồng nuôi đạt kích thước xuất khẩu
mới bán. Do vậy, nghề nuôi tôm hùm lồng được hình thành và phát triển đến
ngày nay.
Kích thước con giống tôm hùm đưa vào nuôi lồng ngày càng nhỏ đi.
Ban đầu, khi nghề nuôi tôm hùm lồng mới hình thành, ngư dân chỉ thả nuôi
con giống có kích thước trung bình hoặc nhỏ hơn kích thước thương phẩm vài
trăm gram. Nhưng từ năm 2000, phong trào nuôi tôm hùm lồng phát triển
mạnh mẽ, nhu cầu con giống tăng cao, ngư dân khai thác cả tôm giống có kích
thước nhỏ (ấu trùng và hậu ấu Puerulus) đưa vào nuôi. Tuy nhiên, tỷ lệ sống
của tôm giống từ giai đoạn ấu trùng Puerulus lên thương phẩm rất thấp chỉ đạt
2
khoảng 40-50%. Để tăng tỷ lệ sống của tôm hùm con giai đoạn ấu trùng
Puerulus và hậu ấu trùng nhiều ngư dân đã đưa tôm giống vào ương. Từ đó đã
hình thành nên các vùng ương nâng cấp tôm hùm con.
Nguồn giống phục vụ cho ương nâng cấp và nuôi thương phẩm tôm
hùm phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Tôm hùm giống ngoài tự nhiên ngày
càng bị đánh bắt triệt để bằng nhiều loại ngư cụ và phương thức khai thác khác
nhau. Nguy cơ đe dọa nguồn lợi tôm hùm cũng như môi trường sống của
chúng là điều không thể tránh khỏi. Do đó, tìm hiểu về hiện trạng khai thác và
ương nâng cấp tôm hùm giống là yêu cầu của thực tiễn.
Xuất phát từ những tính chất trên và được sự đồng ý của Hiệu trưởng
Trường Đại học Nha Trang, chúng tôi thực hiện đề tài ”Hiện trạng khai thác,
ương nâng cấp tôm hùm bông (Panulirus ornatus, Fabricius, 1798) và đề
xuất giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi tôm hùm giống ở vùng biển
Khánh Hòa” với các mục tiêu và nội dung sau:
Mục tiêu của đề tài:
- Nắm được hiện trạng khai thác, ương nâng cấp tôm hùm giống
tại vùng biển Khánh Hòa trong những năm gần đây.
- Bước đầu đánh giá nguy cơ đe dọa nguồn lợi của tôm hùm giống,
đồng thời đề xuất giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi tôm hùm giống tại
vùng biển nghiên cứu.
Nội dung đề tài:
1. Thực trạng khai thác tôm hùm giống tại vùng biển tỉnh Khánh Hòa
2. Thực trạng ương nâng cấp tôm hùm giống tại tỉnh Khánh Hòa
3. Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn lợi tôm hùm giống
ở tỉnh Khánh Hòa.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Kết quả của đề tài góp phần làm sáng tỏ ảnh hưởng của việc khai thác
và ương nâng cấp lên nguồn lợi tôm hùm giống ngoài tự nhiên.
- Làm cơ sở để các cơ quan quản lý địa phương định hướng bảo vệ và
sử dụng bền vững nguồn lợi tôm hùm giống, góp phần duy trì và bảo vệ nguồn
lợi cũng như phát triển nghề nuôi tôm hùm lồng.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Đặc điểm phân bố của tôm hùm
Phân bố của tôm hùm được quyết định bởi tính di truyền và quá trình
thích nghi của loài đối với các điều kiện tự nhiên, môi trường ở từng vùng
biển. Đối với tôm hùm, chu kỳ sống trải qua nhiều lần thay đổi môi trường
sống khác nhau, mỗi giai đoạn của chúng gắn với một điều kiện sinh thái nhất
định và tạo nên một quần thể riêng biệt [6].
+ Giai đoạn ấu trùng Phyllosoma sống trôi nổi như sinh vật phù du
trên biển và đại dương, vì thế khả năng phát tán của chúng rất lớn do tác động
của sóng, gió, dòng chảy. Hầu như suốt thời kỳ này, chúng luôn di chuyển và
hoàn toàn phụ thuộc vào các điều kiện thủy văn môi trường biển khơi [6].
+ Sau khi ấu trùng Phyllosoma trải qua 12-15 lần lột xác biến thái,
chúng chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng Puerulus và bắt đầu sống định cư.
Môi trường phân bố của ấu trùng Puerulus phụ thuộc vào điều kiện sinh thái
của các vũng, vịnh hoặc đầm. Tôm thường phân bố ở những vùng biển ít sóng
gió, nguồn thức ăn phong phú . Giai đoạn hậu ấu trùng Puerulus có thể bơi chủ
động. Chúng thích bám trên rong, vách đá hoặc các giá thể[5, 6].
+ Sau khoảng 4 lần lột xác và biến thái, ấu trùng Puerulus trở thành
tôm hùm con (juvenile) có màu sắc và hình thái giống tôm trưởng thành.
Chúng sống định cư trong các vũng, vịnh, đầm phá ven biển. Tập tính sống
bầy đàn thể hiện rất rõ. Chúng thường nấp trong các khe, hốc đá hoặc bám
chắc vào những hõm, lỗ nhỏ của ghềnh đá [5, 6].
+ Tôm trưởng thành có xu hướng di chuyển ra ngoài khơi, nơi có
điều kiện sinh thái thuận lợi cho sự phát triển và sinh sản của loài. Cá thể
trưởng thành thường ẩn mình cả ngày trong rạn san hô hoặc hốc đá. Chúng chỉ
bò ra ngoài để kiếm mồi ở gần chỗ chú ẩn như rạn san hô và thảm cỏ biển vào
buổi tối [6, 15].
4
1.1.1 Phân bố của tôm hùm trên thế giới
Họ tôm hùm có trên 47 loài thuộc 8 giống: Linuparus, Justitia, Jasus,
Palinurus,Palinustus, Puerulus, Projasus, Palinustrus. Trong 47 loài được xác
định, có khoảng 33 loài đem lại giá trị kinh tế cao cho ngành khai thác và nuôi
trồng thủy sản. Hầu hết các giống có thành phần loài phong phú (giống
Panulirus có 22 loài, giống Jasus có 8 loài; Palinurus có 5 loài) đều thuộc họ
tôm hùm gai (Palinuridae) [25].
Tôm hùm gai phân bố ở cả vùng biển nhiệt đới và ôn đới. Tuy nhiên, ở
vùng biển nhiệt đới có số lượng loài phân bố nhiều nhất và sản lượng khai thác
được cũng cao nhất [25].
Môi trường sống của tôm hùm từ vùng triều tới vùng biển có độ sâu
khoảng 3000 m, chúng thường ẩn nấp trong các hang hốc có nền đáy là đá, san
hô, bùn, cát hoặc thảm thực vật như tảo bẹ trong nước[25].
Hầu hết các loài tôm hùm có giá trị thương mại không phân bố cùng vị
trí. Những loài thuộc giống Jasus thường phân bố ở vùng biển nông ôn đới
(dưới 50 m). Trong khi đó, các loài thuộc giống Panulirus lại phân bố ở vùng
biển nông nhiệt đới. Số loài còn lại thuộc các giống Justitia, Palinurus,
Linuparus, Palinustus, Puerulus, Projasus sống ở vùng biển có độ sâu từ 50 m
đến 1000 m [25].
Có tới bảy giống (Palinurus, Panulirus, Linuparus, Palinustus,
Puerulus, Projasus, Jasus) trong số tám giống tôm hùm đã tìm thấy cùng
phân bố ở vùng biển phía đông của miền nam châu Phi. Năm loài thuộc
giống Panulirus cùng phân bố vùng biển có độ sâu tới 18m. Chúng sống ở
những vùng biển có hệ sinh thái khác nhau cơ bản về độ trong, nhiệt độ và
biên độ lên xuống của thủy triều [25].
1.1.2 Phân bố của tôm hùm ở Viêt Nam
Cho đến nay, đã xác định được 9 loài thuộc họ tôm hùm gai
(Palinuridae) phân bố ở vùng biển Việt Nam. Trong đó có bảy loài thuộc giống
Panulirus, White, 1897: tôm hùm bông (Panulirus ornatus), tôm hùm sỏi (P.
stimpsoni), tôm hùm đỏ (P.longipes), tôm hùm đá (P. homarus), tôm hùm bùn
(P. poliphagus), tôm hùm sen (P. versicolor) và tôm hùm ma (P. penicillatus);
5
một loài thuộc giống Puerulus, Ortman, 1897 (Puerulus angulatus); một loài
thuộc giống Linuparus, White, 1824 (Linuparus trigonus). Trong 9 loài tôm
hùm nói trên, có bảy loài thuộc giống Panulirus phân bố ở khu vực ven bờ, chỉ
có hai loài còn lại bắt gặp ở vùng nước sâu [1].
Bảy loài tôm hùm có giá trị kinh tế thuộc giống Panulirus phân bố
chủ yếu ở vùng biển miền trung từ Quảng Bình đến Vũng Tàu. Mỗi một loài
thích nghi với điều kiện nhiệt độ, độ mặn và hệ sinh thái khác nhau. Dựa vào
phân tích đặc điểm hình thái, địa hình, trầm tích tầng mặt của Trịnh Thế
Hiếu; những dẫn liệu ban đầu về ngư trường khai thác của Hồ Thu Cúc; phân
tích định lượng các chỉ tiêu nhiệt độ, độ mặn của Võ Văn Lành có thể phân
chia vùng phân bố của tôm hùm gai ở vùng biển miền trung thành 3 vùng
nhỏ [6, 26]:
Vùng 1: Bao gồm biển ven bờ mũi Ròn (phía bắc Quảng Bình) đến mũi
An Lương (phía bắc Quảng Ngãi). Đây là vùng rộng nhất, đáy biển có độ dốc
thấp và ít bị phân cắt. Có khoảng gần 50.000 ha nền đáy rạn ghềnh và rạn ngầm
là nơi trú ẩn tốt của tôm hùm. Nhiệt độ và độ mặn trung bình đo ở độ sâu 10 m là
23,5-27,0
o
C và 29,5 -31.0 ‰ vào mùa hè, 18,0-21,5
o
C và 33,9-34,0 ‰ vào mùa
đông. Có 4 loài tôm hùm P. stimpsoni, P.homarus, P.longipes và P. ornatus phân
bố ở vùng biển này. Trong đó, loài P. stimpsoni là loài cận nhiệt đới chiếm ư thế,
với khoảng 85% sản lượng khai thác, sản lượng khai thác của 3 loài còn lại chỉ
chiếm khoảng 15% [6, 26].
Vùng 2: Từ mũi An Lương (Quảng Ngãi) đến mũi Sừng Trâu (Ninh
Thuận). Đây là vùng biển có phần thềm lục địa nhỏ nhất và địa hình đáy biển
phức tạp hơn so với các vùng biển khác. Diện tích nền đáy rạn ghềnh và rạn
ngầm nơi trú ẩn của các loài sống đáy ở vùng này là thấp nhất (30.000 ha).
Nhưng đây là vùng có nhiều loài tôm hùm phân bố nhất (6 loài) và sản lượng
khai thác đạt khoảng 1/3 tổng sản lượng ở Miền Trung. Trong đó tôm hùm sỏi
có tỷ lệ ít nhất, chiếm khoảng 10% sản lượng khai thác [6, 26].
Vùng 3: Từ Sừng Trâu (Ninh Thuận) đến Phan Thiết (Bình Thuận).
Vùng biển này được chia làm hai tiểu vùng nhỏ: Vùng biển sâu gần bờ và
vùng ngoài khơi quanh các đảo. Diện tích nền đáy rạn ghềnh và rạn ngầm ở
6
vùng này cao nhất (70.000 ha) so với vùng 1 và vùng 2. Vùng 3 không bị ảnh
hưởng bởi nhiệt độ thấp vào mùa đông, nhiệt độ trung bình đo ở độ sâu 10 m
trong năm dao động từ 25,5 -29,0
o
C. Tôm hùm bông (P. ornatus) là loài chiếm
ưu thế với khoảng 80% sản lượng tôm hùm khai thác được toàn vùng và đạt ¼
sản lượng khai thác tôm hùm ở biển Miền Trung. Tiếp đến là tôm hùm đá, tôm
hùm đỏ, còn tôm hùm sỏi bắt gặp rất ít chỉ khoảng 5% [6, 26].
1.2 Tình hình khai thác và nuôi tôm hùm trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tình hình khai thác và nuôi tôm hùm trên thế giới
Trên thế giới có hơn 90 quốc gia tham gia khai thác và tiêu thụ tôm
hùm, sản lượng đánh bắt hàng năm trên 77 ngàn tấn. Các nước có sản lượng
tôm hùm lớn là Australia, New Zealand, Caribean, Cuba, Brazil, Mexico và
Mỹ với hơn 70% sản lượng đánh bắt được từ vùng vịnh Caribê.
Theo số liệu của FAO (Food and Agriculture Organization) vào năm
1997, trung bình sản lượng khai thác của giáp xác biển trên năm từ 1991-1995
là 5.210 920 tấn chiếm khoảng 6,0 % trong tổng sản lượng khai thác hải sản
87.391.320 tấn. Trong đó, sản lượng tôm hùm là 212 290 tấn chiếm gần 4%
tổng sản lượng khai thác giáp xác trên thế giới [25].
Sản lượng tôm hùmtấn
Hình 1. 1: Sản lượng tôm hùm thương phẩm của một số nước trên thế
giới từ 1992-2004 (Fao, 2007) [28]
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Canada USA UK Australia Bahamas Brazil Ireland Indonesia Cuba France Others
7
Sản lượng tôm hùm trên thế giới tăng từ 157.000 tấn (1980) tới hơn
233.000 tấn (1997). Sau đó, từ năm 1998 đến năm 2003 sản lượng tôm hùm
giảm nhẹ xuống còn 230.000 và tăng trở lại đạt mức 239.000 tấn vào năm
2004. Trong đó, loài tôm hùm có sản lượng lớn nhất là Homarus americanus
(khoảng 83.000 tấn/năm) tiếp đến là Nephrops norvegicus (58.000 tấn/năm),
Panulirus argus (37.000 tấn/năm) [28, 34].
Theo thống kê của FAO (1997), từ năm 1991-1995 sản lượng đánh bắt
của giống Homarus có tỷ lệ cao nhất 34,6%, tiếp đến giống Panulirus đạt
29,0%, giống Nephrops chiếm 28,3%, giống Jasus là 4,3%, giống Palinurus là
2,0% tổng sản lượng tôm hùm khai thác trên toàn thế giới [25].
Cũng theo thống kê của FAO (1997), những loài tôm hùm có sản lượng
khai thác cao nhất từ năm 1991 đến 1995 thuộc nhóm tôm hùm gai phân bố ở
vịnh Caribê, loài Panulirus argus chiếm 50,8%, tiếp đến là P.cygnus chiếm
15,3% và Jasus verreauxi đạt 4,9 % [25].
Tôm hùm trên thế giới được chia thành một số nhóm chính bao gồm:
tôm hùm Mỹ (American lobster), tôm hùm hùm gai (Spiny lobter), tôm hùm
Châu Âu (European lobter), tôm hùm đá (Rock lobster), các loài tôm hùm còn
lại được xếp vào một nhóm [34].
Hình 1. 2: Sản lượng khai thác của một số loài tôm hùm chính
từ 1982-2006 [35]
nghìn tấn
Tôm hùm Mỹ
Tôm hùm gai
Tôm hùm đá
Tôm hùm Châu Âu
8
Từ năm 1989 đến 2006, sản lượng khai thác tôm hùm Mỹ luôn cao nhất.
Riêng năm 2006, tôm hùm Mỹ chiếm 63% tổng sản lượng khai thác trên toàn
thế giới. Trong vòng 25 năm (1982-2006) sản lượng khai thác tôm hùm Mỹ
tăng gấp đôi (năm 1982 đạt 40.000 tấn tăng lên trên 90.000 tấn vào năm 2006),
tôm hùm gai tăng khoảng 30%. Tuy nhiên, những năm gần đây (2001-2006) sản
lượng khai thác tôm hùm gai và tôm hùm đá có xu hướng giảm nhẹ [35].
Nhu cầu thị trường cao tăng cao, nhưng sản lượng đánh bắt ngoài tự
nhiên của các nhóm tôm chính (tôm hùm gai, tôm hùm đá, tôm hùm Châu
Âu) có xu hướng giảm đi. Do đó, nhiều nước trên thế giới đã và đang quan
tâm đến nghề nuôi tôm hùm lồng. Các loài tôm hùm được nuôi phổ biến
hiện nay như Homarus americanus ở vùng biển Đông Bắc Mỹ; Panulirus
argus ở bang Florida – Mỹ; Panulirus japonicus ở Nhật Bản; Jasus
edwardsii ở New Zealand; một số loài thuộc giống Panulirus (P. ornatus,
P. longipes, P.homarus, P. stimpsoni) đang được nuôi ở Philippin,
Malaysia và Việt Nam [4; 5].
Hiện nay, trên thế giới đã nghiên cứu sản xuất thành công giống tôm
hùm Mỹ (Homarus), con giống đã đáp ứng được nhu cầu nuôi thương phẩm
loài tôm hùm này. Tuy nhiên, sản lượng nuôi thương phẩm còn chiếm tỷ lệ rất
thấp so với sản lượng khai thác ngoài tự nhiên. [Trích dẫn bởi Nguyễn Đình
Huy, 2006]
Đối với các loài thuộc họ tôm hùm gai (Palinuridae), khó khăn nhất cho
nghề nuôi thương phẩm trên thế giới là nguồn giống còn phụ thuộc hoàn toàn
vào tự nhiên. Một trong những nguyên nhân khó khăn nhất trong sản xuất giống
nhân tạo là giai đoạn biến thái của ấu trùng tôm hùm quá dài, quy trình sản xuất
giống tương đối phức tạp, chi phí sản xuất giống cao [Trich dẫn bởi Nguyễn
Đình Huy, 2006; 5].
Tính đến năm 2008, hoạt động sản xuất tôm hùm giống chưa đạt được
thành công trong thương mại. Do đó, nguồn giống khai thác từ tự nhiên vẫn
chiếm ưu thế [31].
9
1.2.2 Tình hình khai thác và nuôi tôm hùm ở Việt Nam
Trong số 7 loài tôm hùm phân bố ở vùng biển ven bờ Việt Nam thì có 4
loài P. ornatus, P. homarus, P. longipes và P. stimpsoni đem lại hiệu quả kinh
tế cao. Chúng sống rải rác ở các rạn ghềnh và rạn ngầm ở vùng biển từ Quảng
Bình đến Vũng Tàu. Do vậy, việc khai thác tôm hùm đã đem lại hiệu quả kinh
tế cao cho 14 tỉnh ven biển Miền Trung. Tuy nhiên, cách khai thác, sản lượng
khai thác, thành phần loài khai thác được ở mỗi vùng, mỗi giai đoạn là khác
nhau bởi vì sư khác nhau về hình thái, địa hình, trầm tích và điều kiện tự nhiên
của mỗi vùng cũng như trình độ kỹ thuật và cường độ khai thác của ngư dân ở
vùng đó [1, 26].
Trước năm 1975, hoạt động khai thác tôm hùm với mục đính thương
mại còn rất hạn chế. Giai đoạn từ 1975 – 1980, hình thức khai thác tôm hùm rất
thô sơ, đơn giản, chủ yếu là lặn sử dụng chĩa và móc để bắt tôm. Do đó, sản
lượng khai thác tôm hùm ở giai đoạn này chỉ đạt vài chục tấn/năm đáp ứng nhu
cầu nội địa [26].
Từ năm 1980, ngư cụ khai thác và phương pháp khai thác tôm hùm
được thay đổi nhanh chóng. Các ngư cụ khai thác cũ được thay thể bằng lưới
rê hai hoặc ba lớp, tàu khai thác cũng được nâng cấp tốt hơn để có thể khai
thác tôm hùm xa bờ. Cỡ tôm hùm khai thác được có thể đạt tới 5-10 kg/con ở
loài P.ornatus; 3-5 kg/con ở loài P. homatus; 1-2 kg/con ở loài P.longipes
và P.stimpsoni. Sản lượng tôm hùm khai thác được tăng đột biến từ vài chục
tấn lên tới 500-700 tấn/năm. Đây là thập niên thịnh vượng nhất đối với nghề
khai thác tôm hùm của 14 tỉnh miền trung [26].
Tuy nhiên, việc khai thác quá mức không quan tâm đến vấn đề bảo
vệ nguồn lợi, đã làm sản lượng tôm hùm khai thác hàng năm sụt giảm
nhanh chóng còn 180 tấn/năm vào những năm 1990. Cùng với sự sụt giảm
sản lượng khai thác, kích cỡ tôm hùm khai thác ngoài tự nhiên cũng giảm.
Tỷ lệ tôm có kích thước nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu ngày
càng tăng, chiếm tới 30-50 % sản lượng khai thác. Do đó, nhiều ngư dân đã
lưu giữ những con tôm hùm còn nhỏ vào lồng nuôi đến khi đạt kích thước
thương phẩm mới bán [3].
10
Nghề nuôi tôm hùm lồng ở Việt Nam bắt đầu tự phát từ năm 1992 và
thực sự phát triển mạnh mẽ vào năm 2000. Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận
là ba tỉnh có số lượng lồng nuôi cao nhất. Sản lượng tôm hùm lồng tăng từ 301
tấn năm 1995 lên tới gần 1900 tấn vào năm 2006. Nhưng do ảnh hưởng của
dịch bệnh tôm sữa xuất hiện vào cuối năm 2006, sản lượng tôm hùm sụt giảm
xuống còn khoảng 1400 tấn vào năm 2007 [5, 23].
Trong số 9 loài tôm hùm tìm thấy ở vùng biển Việt Nam, 3 loài lớn
nhanh, màu sắc sáng và giá trị dinh dưỡng cao là tôm hùm bông (P. ornatus),
tôm hùm đá (P. homarus), tôm hùm sỏi (P. stimpsoni) được ngư dân nuôi phổ
biến. Tôm hùm đỏ (P. longipes) cũng được ngư dân đưa vào nuôi nhưng kích
thước thương phẩm nhỏ [5, 23].
1.3 . Nghiên cứu về khai thác và ương nâng cấp tôm hùm giống ở Việt Nam
1.3.1 Sự hình thành và phát triển nghề khai thác tôm giống
Sau thời điểm nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển tự phát một năm,
1993 ngư dân Bình Định phát hiện và tiến hành khai thác tôm hùm giống.
Nhưng mãi đến năm 1999-2000 khi nghề nuôi tôm hùm thương phẩm ở Phú
Yên, Khánh Hòa phát triển mạnh mẽ, nhu cầu con giống tăng cao. Ngư dân
thấy được giá trị thực của con giống, họ tìm mọi cách để săn bắt tôm hùm
giống ở các bãi rạn, bãi san hô dọc bờ biển. Từ đó, nghề khai thác tôm hùm
giống hình thành [8].
Số lượng con giống tôm hùm khai thác ở Việt Nam ước đạt mức 500.000
con vào năm 1999 và tăng lên tới 3.500.000 con vào năm 2003. Tuy nhiên, mức
khai thác 3.500.000 con giống/năm không duy trì được lâu, mùa vụ khai thác
2005- 2006 số lượng con giống giảm xuống còn 2.412.075 con, 2006-2007 là
2.327.290 con, 2007-2008 số lượng con giống khai thác được tăng trở lại nhưng
cũng chỉ đạt mức 3.009.967 con giống/năm [24, 27].
Con giống khai thác được chủ yếu là tôm hùm bông và tôm hùm đá,
trong đó tôm hùm bông chiếm khoảng 42,9-79,5% số lượng con giống khai
thác được hàng năm. Các loài tôm khác như tôm hùm sỏi, tôm hùm đỏ cũng
được ngư dân khai thác về nuôi nhưng giá con giống của các loài này thấp,
11
người khai thác thường không để ý đến số lượng con giống bắt được. Do vậy,
việc tính số lượng con khai thác được tập trung chính vào loài tôm hùm bông
và tôm hùm đá [24].
Bảng 1.1 Tổng số con giống tôm hùm bông và tôm hùm đá khai thác được
của các tỉnh miền trung từ năm 2005-2008 [24]
2005-2006 2006-2007 2007-2008
Năm
Loài tôm
Số lượng
(con)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(con)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(con)
Tỷ lệ
(%)
P.ornatus
P.homarus
Tổng
1.917.910
494.165
2.412.075
79,5
20,5
100
998.621
1.328.669
2.327.290
42,9
57,1
100
2.280.289
729.678
3.009.967
75,8
24,2
100
1.3.2 Tình hình ương nâng cấp tôm hùm giống
Những năm đầu, tôm giống khai thác được chủ yếu cung cấp trực tiếp
cho các hộ nuôi tôm hùm thương phẩm. Tuy nhiên, năm 2000 nghề nuôi
thương phẩm đạt sản lượng cao, giá bán tôm thương phẩm giảm thấp, người
nuôi lỗ lớn nên ít người thả nuôi tiếp. Trong khi đó, sản lượng con giống khai
thác đạt trên 500.000 con, nên giá tôm giống cũng giảm đáng kể, nhiều ngư
dân đã đưa tôm giống vào ương. Sau thời gian ương khoảng 1-2 tháng, tôm
giống khỏe mạnh, thả nuôi thương phẩm ít bị hao hụt nên giá con giống
thường cao hơn tôm mới khai thác về khoảng 30%. Từ đó, nghề ương nâng
cấp tôm hùm giống hình thành.
Việc ương nâng cấp tôm hùm giống từ hậu ấu trùng Puerulus, tôm con
lên tôm giống cỡ lớn hơn không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho người ương
mà còn làm tăng chất lượng con giống. Số lượng con giống qua ương nâng cấp
hàng năm tăng hay giảm phụ thuộc hoàn toàn vào sản lượng khai thác tự nhiên
và giá tôm giống trên thị trường.
12
1.3.3 Những nghiên cứu về hiện trạng khai thác tôm hùm giống
Dưới sức ép nhu cầu về con giống của thị trường, trong khi việc sinh
sản nhân tạo tôm hùm giống chưa thực hiện được nên áp lực khai thác con
giống ngoài tự nhiên ngày càng cao. Ngư dân sử dụng nhiều loại ngư cụ và
phương thức khai thác khác nhau để bắt tôm hùm giống. Nguy cơ đe dọa, ảnh
hưởng đến nguồn lợi tôm hùm cũng như môi trường sống của chúng là điều
không thể tránh khỏi. Do đó, những nghiên cứu về hiện trạng khai thác tôm
hùm giống được quan tâm.
Năm 2004, Nguyễn Thị Bích Thúy và Nguyễn Bích Ngọc đã đề cập tới
hiện trạng khai thác tôm hùm tự nhiên ở vùng biển Việt Nam [26].
Năm 2006, nghiên cứu của Nguyễn Đình Huy về thực trạng khai thác
tôm hùm và sự tác động của việc khai thác tới nguồn lợi tôm hùm ở các vùng
trọng điểm thuộc 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đã chỉ ra số lượng
tôm hùm khai thác được ở tất cả các vùng biển trọng điểm thuộc 3 này có xu
hướng giảm dần từ năm 2002-2004 [3].
Nghiên cứu sản lượng khai thác tôm hùm giống ở các tỉnh ven biển
miền trung từ Đà Nẵng đến Bình Thuận của Nguyễn Văn Long và Đào Tấn
Học chỉ ra số lượng con giống khai thác được hàng năm có biến động lớn năm
2005-2006 là 2.412.075 con, năm 2006-2007 giảm còn 2.327.290 con, nhưng
2007-2008 tăng lên 3.009.967 con [24].
Nghiên cứu các giải pháp khai thác bền vững tôm hùm giống trên địa
bàn tỉnh Bình Định của Nguyễn Hữu Hào (2008-2010) cũng cho thấy số lượng
con giống khai thác hàng năm có nhiều biến động. Số lượng con giống khai thác
2004 là 205.000 con đến năm 2008 là 455.000 con tăng gấp 2 lần năm 2004.
Nhưng năm 2009 sụt giảm còn 350.000 con và 6 tháng 2010 chỉ khai thác được
50.000 con. Sự sụt giảm số lượng con giống khai thác những năm gân đây
chứng tỏ “nguồn giống tôm hùm đã bị khai thác quá mức và có nguy cơ cạn
kiệt” [11].
Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho rằng số lượng con giống tôm hùm
khai thác hàng năm có sự biến động lớn, có thể bị ảnh hưởng bởi việc khai
13
thác quá mức. Như vậy, việc khai thác nguồn lợi tôm giống hợp lý cùng với
việc không ngừng nghiên cứu tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng con
giống sau khi khai thác là thiết thực.
Trước yêu cầu thực tế trên, việc thực hiện đề tài “Hiện trạng khai
thác, ương nâng cấp tôm hùm bông (Panulirus ornatus, Fabricius, 1798)
và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi tôm hùm giống ở vùng
biển tỉnh Khánh Hòa” là rất cần thiết. Trong đề tài này, chúng tôi tập trung
tìm hiểu hiện trạng khai thác và ương nâng cấp tôm giống tại các vùng biển
tỉnh Khánh Hòa với mong muốn tìm ra ngư trường, phương pháp khai thác
hợp lý, có hiệu quả và vùng ương nâng cấp đạt chất lượng cao từ đó góp phần
giải quyết tình trạng suy giảm nguồn giống tự nhiên hiện nay.
14
1.4 Điều kiện tự nhiên ở vùng biển Khánh Hòa có ảnh hưởng tới nghề
khai thác và ương nâng cấp tôm hùm giống
1.4.1 Điều kiện tự nhiên
1.4.1.1 Vị trí địa lý
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí quan trọng
trong giao lưu cả nước và quốc tế. Đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới
cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km (tính cả mép nước với nhiều
cửa lạch, đầm, vịnh), phía bắc và phía tây bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía tây giáp
với tỉnh Đắc Lắc, phía nam giáp với tỉnh Ninh Thuận, phía đông giáp với biển
Đông [17; 21].
1.4.1.2 Khí hậu
Khánh Hòa nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song khí hậu
Khánh Hòa có những đặc điểm riêng biệt so với các tỉnh thành phía bắc từ Đèo
Cả trở ra và phía nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối
ôn hòa hơn do mang tính chất của khí hậu đại dương. Hàng năm, có hai mùa rõ
rệt là mùa mưa và mùa nắng: mùa mưa ngắn khoảng từ tháng 9 đến tháng 12
dương lịch, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm; mùa
nắng kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8 dương lịch, trung bình hàng năm có khoảng
2400- 2600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 25-26
o
C, ở vùng rừng
núi nhiệt độ thấp nhất là 14
o
C, ở vùng đồng bằng ven biển và nhiệt độ cao nhất
là 39,8
o
C. Đây là điều kiện thời tiết thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng các
đối tượng thủy hải sản [17; 21].
Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp
chỉ khoảng 0,82 cơn bão/ năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt
Nam, các trận bão được dự đoán sẽ đổ bộ vào Khánh Hòa trong những năm
gần đây thường lệch hướng vào nam hoặc tan ngay khi gần vào bờ. Tuy vậy,
do địa hình sông suối có độ dốc cao nên khi có bão kèm theo mưa lớn, làm
nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng biển và triều dâng lại cản
đường nước rút ra biển, nên thường gây ra lũ lụt. Đặc điểm này đã gây ảnh
hưởng lớn tới các công trình cũng như đối tượng nuôi thủy hải sản trong đầm,
vịnh và ven biển [17; 21].
15
1.4.1.3 Địa hình đáy biển
Địa hình đáy biển là yếu tố tự nhiên quan trọng đối với sự phân bố, cư
trú của nhiều sinh vật biển, ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp khai
thác hải sản. Dải bờ biển Việt Nam kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên được
chia làm 5 khu vực khác nhau về độ dốc trắc diện, mức độ chia cắt đường bờ,
tính chất của phần lục địa ven bờ và phần biển ven bờ. Trong đó, vùng biển
Khánh Hòa thuộc khu vực bờ biển từ Hải Vân – Vũng Tàu, đây là khu bờ
thuộc vùng có địa hình tương phản giữa lục địa và biển. Bờ biển rất dốc, chia
cắt sâu và ngang đều phức tạp. Ven bờ có nhiều nhánh núi ăn sâu ra biển tạo
nên những dãy núi ngầm mà đỉnh cao của nó nhô lên khỏi mặt nước hình
thành các đảo như Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Mun. Đáy biển xung quanh đảo
thường có dạng rạn nghềnh, rạn ngầm là nơi cư trú lý tưởng của các loài động
vật đáy như tôm hùm [1; 21].
Xen giữa các đảo nổi, đảo ngầm là những vùng trũng tương đối bằng
phẳng gọi là vùng đồng bằng biển, đó chính là đáy của các vũng, vịnh như
vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh. Khu vực đầm vịnh thường
kín gió thích hợp cho việc phát triển nuôi trồng thủy hải sản [21].
1.4.1.4 Đặc điểm thủy văn
Sóng biển
Sóng biển là yếu tố động lực có tác động tích cực đến việc phát tán của
sinh vật nổi và khả năng lưu thông trao đổi nước đối với nuôi lồng, nhưng
chúng lại là một trong những nhân tố phá hủy các công trình nuôi biển [22].
Sóng biển ven bờ và trên biển nước ta phụ thuộc chủ yếu vào chế độ
gió. Do đó, có thể chia chế độ sóng theo hai mùa khác nhau. Mùa gió đông bắc
(từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau), hướng sóng gió thịnh hành là hướng bắc có
khi là hướng đông bắc, độ cao sóng trung bình là 0,75 – 1 m, độ cao sóng lớn
nhất là 3,50 – 4 m. Mùa gió tây nam (từ tháng 4 – tháng 9), sóng gió thịnh
hành là hướng tây nam, độ cao sóng trung bình là 0,75 – 1 m [1]. Hướng sóng
gió thịnh hành ở mùa đông bắc có tác động tích cực trong việc đưa tôm hùm
giống ngoài biển khơi vào vùng biển ven bờ.