Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đề thi học sinh giỏi lớp 11chuyên hà tĩnh 2013 môn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.19 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn:
ĐỊA LÍ LỚP 11
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi có 01 trang, gồm 04 câu)
Câu I
1. Tại sao nói toàn cầu hóa kinh tế ngày càng biểu hiện rõ nét.
2. So sánh và giải thích tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP)
giữa các nước châu Phi và Mĩ La tinh trong vài thập niên gần đây.
Câu II
1. Trình bày nguyên nhân và hậu quả của quá trình đô thị hóa tự phát ở Mĩ La
tinh.
2. Cho bảng số liệu sau:
Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Hoa Kì (Đơn vị: tỉ USD)
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
1995 584,7 770,9
1998 382,1 944,4
2000 781,1 1259,3
2007 1163,0 2017,0
2010 1831,9 2329,7
Hãy nhận xét và giải thích về hoạt động ngoại thương của Hoa Kì.
Câu III
1. Trình bày các đặc điểm về dân cư của Liên bang Nga. Phân tích ảnh hưởng
của các đặc điểm đó đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Chứng minh công nghiệp Trung Quốc có sự phân hóa về mặt lãnh thổ.
Giải thích nguyên nhân của sự phân hóa đó.


Câu IV
Cho bảng số liệu:
TỔNG SỐ DÂN VÀ DÂN SỐ THÀNH THỊ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn người)
Năm Tổng số dân Thành thị
1990 66016,7 12880,3
1995 71995,5 14938,1
1999 76596,7 18081,6
2005 82392,1 22332,0
2010 86932,5 26515,9
1. Hãy tính tỉ lệ dân thành thị của nước ta qua các năm trên.
2. Dựa vào bảng số liệu đã cho và kết quả vừa tính, hãy vẽ biểu đồ thích hợp
nhất thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta giai đoạn 1990 - 2010.
3. Nhận xét và giải thích tình hình phát triển dân số của nước ta giai đoạn trên.
HẾT
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH BẬC THPT
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 11
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ
ĐỀ CHÍNH THỨC
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I.1 Tại sao nói toàn cầu hóa kinh tế ngày càng biểu hiện rõ nét. 2,00
- Thương mại thế giới phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng của thương mại
luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên (tính đến tháng 1
- 2007) chiếm khoảng 90% dân số, chi phối 95% hoạt động thương mại của

thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm
cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.
- Đầu tư nước ngoài tăng mạnh, từ năm 1990 đến năm 2004, đầu tư nước
ngoài đã tăng từ 1774 tỉ USD lên 889 tỉ USD.
Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn,
trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng với hàng vạn ngân hàng được nối với
nhau qua mạng viễn thông điện tử, một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu
đã và đang rộng mở trên toàn thế giới.
Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới
(WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế toàn cầu, cũng
như trong đới sống kinh tế - xã hội của các quốc gia.
- Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn, nắm trong tay nguồn
của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
Hiện nay, toàn thế giới có trên 60 nghìn công ti xuyên quốc gia với
khoảng 500 nghìn chi nhánh. Các công ti xuyên quốc gia chiếm 30% tổng
giá trị GDP toàn thế giới, 2/3 buôn bán quốc tế, hơn 75% đầu tư trực tiếp và
trên 75% việc chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật trên phạm vi thế
giới.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
I.2
So sánh và giải thích tốc độ tăng trưởng GDP giữa các nước châu Phi và
Mĩ La tinh trong vài thập niên gần đây

3,00
- Giống nhau
+ Tốc độ tăng trưởng GDP khá thấp so với các nước đang phát triển khác,
thường dưới 5%/năm.
-> Do hậu quả về mặt lịch sử, đường lối phát triển kinh tế còn nhiều hạn
chế.
+ Những năm gần đây, kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực, tốc độ
tăng trưởng GDP ngày càng được nâng lên.
-> Chính sách đổi mới về kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy
các thế mạnh về tài nguyên và con người.
- Khác nhau
+ Các nước châu Phi có tốc độ tăng trưởng GDP ổn định hơn, trong vài thập
niên gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao.
-> Do đẩy mạnh khai thác tài nguyên, cải cách kinh tế
+ Các nước Mỹ La tinh có tốc độ phát triển kinh tế không đều (dẫn chứng).
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
-> Tình hình chính trị không ổn định, phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài
(nhất là các công ti tư bản Hoa Kì), đầu tư nước ngoài vào khu vực giảm
mạnh
0,5
II.1
Trình bày nguyên nhân và hậu quả của quá trình đô thị hóa tự phát ở Mĩ
La tinh.
2,00

- Đô thị hóa tự phát là quá trình đô thị hóa không gắn liền với công nghiệp
hóa, chủ yếu là dòng người từ nông thôn kéo ra thành phố kiếm việc làm
gây ra nhiều hậu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
- Nguyên nhân
+ Cải cách ruộng đất không triệt để, phần lớn đất canh tác thuộc quyền
chiếm giữ của các chủ trang trại.
+ Người dân nghèo không có ruộng đất buộc phải kéo ra thành phố tìm việc
làm dẫn đến hiện tượng đô thị hóa tự phát
+ Phụ thuộc nhiều vào bên ngoài dẫn đến khó kiểm soát quá trình đô thị
hóa, do tâm lí của người dân
- Hậu quả
+ Kinh tế: ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, khả năng tích lũy của
nền kinh tế
+ Xã hội: phân hóa giàu nghèo, vấn đề việc làm, tệ nạn xã hội có cơ hội
bùng phát.
+ Tài nguyên, môi trường: không khai thác hết tiềm năng của các vùng
miền; gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
II.2 Hãy nhận xét và giải thích về hoạt động ngoại thương của Hoa Kì.
3,00
- Về giá trị xuất nhập khẩu:
+ Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu rất lớn và ngày càng tăng, chứng tỏ ngoại
thương của Hoa Kỳ rất phát triển do trình độ phát triển kinh tế cao, quy mô
nền kinh tế lớn (dẫn chứng).

+ Giá trị xuất khẩu nhìn chung ngày càng tăng, trừ năm 1998 (dẫn chứng).
Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước châu Á)
+ Giá trị nhập khẩu tăng liên tục (dẫn chứng). So sánh tốc độ tăng của giá trị
xuất khẩu và nhập khẩu.
- Cán cân xuất nhập khẩu luôn âm và nhập siêu lớn (dẫn chứng). Nhập siêu
lớn chủ yếu do Hoa Kỳ nhập siêu trong lĩnh vực sản xuất vật chất (Nhập
nguyên liệu, nhiên liệu, thủy sản, hàng tiêu dùng ). Do Hoa Kỳ xuất siêu
rất lớn trong lĩnh vực dịch vụ, nhất là dịch vụ viễn thông cho nhiều nước
trên thế giới. Nó chứng tỏ Hoa Kỳ đã khai thác tốt lợi thế so sánh của mình
trong phát triển.
- Cơ cấu và thay đổi cơ cấu
+ Tính cơ cấu xuất, nhập khẩu của Hoa Kì qua các năm.
Bảng: Cơ cấu xuất khẩu, nhập khẩu của Hoa Kì (Đơn vị: %)
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
1995 43,1 56,9
1998 28,8 71,2
2000 38,3 61,7
2007 36,6 63,4
2010 44,0 56,0
+ Nhập khẩu luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn xuất khẩu (dẫn chứng). Nguyên
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
nhân do đẩy mạnh nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước. Đối với
Hoa Kì, thị trường nội địa có vai trò rất quan trọng.
+ Cơ cấu có sự thay đổi theo hướng tỉ trọng xuất khẩu ngày càng tăng, tỉ
trọng nhập khẩu ngày càng giảm (dẫn chứng). Nguyên nhân là do chính

sách đẩy mạnh xuất khẩu.
0,25
III.1
Trình bày các đặc điểm về dân cư của Liên bang Nga. Phân tích ảnh
hưởng của các đặc điểm đó đến sự phát triển kinh tế - xã hội
3,00
- Số dân đông, năm 2005 là 143 triệu người, là nước có dân số đứng thứ 8
trên thế giới.
-> Dân số đông là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, dân số
đông đã tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Gia tăng dân số tự nhiên có chỉ số âm và xuất cư nhiều nên số dân ngày
càng giảm (dẫn chứng).
-> Nguy cơ thiếu lao động, dân số ngày càng già hóa ảnh hưởng đến việc
phát triển kinh tế và nhiều vấn đề khác.
- Cơ cấu theo tuổi, giới: cơ cấu dân số già; tỉ lệ nữ lớn hơn nam đã gây ra
nhiều khó khăn về mặt kinh tế - xã hội (dân chứng).
- Cơ cấu theo trình độ văn hóa: người Nga có trình độ học vấn cao, tỉ lệ biết
chữ 99%.
-> Cung cấp nguồn lao động có chất lượng cao cho các ngành kinh tế, đặc
biệt là những ngành đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật cao.
- Cơ cấu dân số theo dân tộc: Liên bang Nga là nước có nhiều dân tộc (hơn
100 dân tộc), trong đó người Nga chiếm hơn 80%. Điều này đã tạo nên nền
văn hóa đa dạng và giàu bản sắc.
- Phân bố dân cư: mật độ dân số trung bình là 8,4 người/km
2
, nhưng phân
bố rất không đồng đều. Đồng bằng Đông Âu là nơi có mật độ dân số khá
cao, trong khi đó vùng phía Đông dân cư thưa thớt, nhiều nơi mật độ dân số
xuống dưới 1 người/km
2

.
-> Ảnh hưởng đến việc khai thác các thế mạnh của miền Đông, một vùng
giàu tài nguyên nhưng dân cư lại rất thưa thớt.
- Quá trình đô thị hóa phát triển, tỉ lệ dân thành thị trên 70% (năm 2005),
người dân chủ yếu sống ở các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố
vệ tinh. Điều này làm giảm áp lực về xã hội, môi trường cho các thành phố
lớn.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
III.2
Chứng minh công nghiệp Trung Quốc có sự phân hóa về mặt lãnh thổ.
Giải thích nguyên nhân của sự phân hóa đó
2,00
- Chứng minh
+ Phân bố không đều theo lãnh thổ, hoạt động công nghiệp tập trung ở một
số khu vực.
+ Miền Đông là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao với nhiều trung
tâm công nghiệp có quy mô lớn và rất lớn (dẫn chứng); tập trung dày đặc
nhất là vùng ven biển.
+ Miền Tây hoạt động công nghiệp rất thưa thớt, số lượng trung tâm công
nghiệp ít, chỉ có một số trung tâm công nghiệp với quy mô nhỏ hơn (dẫn

chứng).
- Giải thích
+ Phía Đông: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội
thuận lợi, có lịch sử phát triển kinh tế lâu đời (phân tích).
0,25
0,5
0,25
0,5
+ Phía tây: khó khăn về vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội (phân tích). 0,5
IV.1 Hãy tính tỉ lệ dân thành thị của nước ta qua các năm trên 1,00
- Công thức tính:
Số dân thành thị X 100
Tổng số dân
- Kết quả:
Tỉ lệ dân thành thị của nước ta qua các năm (Đơn vị: %)
Năm Tỉ lệ dân thành thị
1990 19,5
1995 20,7
1999 23,6
2005 27,1
2010 30,5
0,25
0,75
IV.2
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số của
nước ta giai đoạn 1990 - 2010
2,00
- Vẽ biểu đồ
Yêu cầu:
- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp cột chồng và đường, nếu vẽ cột

ghép và đường thì cho 1,5 điểm (các dạng biểu đồ khác không cho điểm).
- Vẽ chính xác theo số liệu đã cho.
- Đúng khoảng cách năm; có giá trị ở các trục, có chú giải và tên biểu đồ
(sai hoặc thiếu mỗi yếu tố thì trừ 0,25 điểm).
IV.3
Nhận xét và giải thích tình hình phát triển dân số của nước ta giai đoạn
trên
2,00
- Nhận xét
+ Tổng số dân tăng (dẫn chứng).
+ Dân số thành thị tăng, tăng nhanh hơn tốc độ tăng tổng số dân.
+ Tỉ lệ dân thành thị ở nước ta ngày càng tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp so
với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Giải thích
+ Tổng số dân của nước ta ngày càng tăng do mức sinh vẫn còn cao. Mặc
dù gia tăng tự nhiên ngày càng giảm nhưng do quy mô dân số lớn nên số
dân tăng thêm hàng năm vẫn lớn.
+ Số dân thành thị tăng nhanh do quá trình đô thị hóa, do chênh lệch mức
sống và cơ hội tìm kiếm việc làm giữa thành thị và nông thôn.
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng do tốc độ gia tăng dân số thành thị cao hơn tốc độ
gia tăng dân số khu vực nông thôn.
Tỉ lệ dân thành thị của nước ta vẫn còn ở mức thấp phản ánh quá trình đô
thị hóa dang ở giai đoạn bắt đầu, nền kinh tế còn nhiều khó khăn.
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25

TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI 20,0

×