Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

22 lý do nên ăn khoai lang hàng ngày, công dụng tuyệt vời của khoai lang tím, những mẹo, những bí quyết ăn khoai lang tốt nhất cho sức khỏe và làm đẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.99 KB, 27 trang )

22 lý do nên ăn khoai
lang hàng ngày, Công
dụng tuyệt vời của khoai
lang tím, Những mẹo,
những bí quyết ăn khoai
lang tốt nhất cho sức
khỏe và làm đẹp.
22 lý do nên ăn
khoai lang hàng
ngày
Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm
tăng đường huyết hay tăng cân. Protein trong
khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung
thư ruột kết và trực tràng. Khoai lang được
trồng rất nhiều ở nước ta, ngoài việc là một
món ăn ngon dân dã, khoai lang còn được biết
đến với những công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Dưới đây là 8 tác dụng tuyệt vời của khoai lang:
Khoai lang là thực phẩm phổ biến, hữu ích cho sức
khỏe con người do chứa nhiều chất xơ, carotene, các vitamin
và chất chống oxy hóa
Ảnh minh họa: beautyhealthtips.in.
Dưới đây là những lý do các bà nội trợ không nên bỏ qua
loại củ tuyệt vời này trong chế độ ăn của gia đình,
theo Care2.
1. Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng lượng đường
huyết, mệt mỏi hay tăng cân. Đường tự nhiên trong khoai
lang sẽ từ từ thẩm thấu vào máu, giúp cân bằng nguồn năng
lượng cho cơ thể.
2. Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt, giúp duy trì
đường huyết ở mức cân bằng.


3. Cứ 100 g khoai lang nghiền cung cấp 86 calo, thấp hơn
nhiều so với mức 118 calo trong 10 0g củ từ.
4. Khoai lang là thực phẩm giàu protein. Protein trong khoai
lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực
tràng ở người. Hàm lượng protein trong khoai lang càng cao
thì khả năng ức chế hoạt động của tế bào ung thư càng lớn.
5. Hàm lượng vitamin B6 cao chứa trong khoai lang làm
giảm homocysteine trong cơ thể. Homocysteine có liên quan
đến các bệnh lý thoái hóa và tim mạch. Nồng độ
homocysteine trong máu cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động
mạch, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
6. Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp
ngăn ngừa cảm lạnh và virus cúm. Đồng thời, vitamin C
cũng rất cần thiết cho xương và răng, tốt cho hệ tiêu hóa và
quá trình hình thành các tế bào máu. Ngoài ra, vitamin C còn
góp phần chữa lành vết thương, tạo ra collagen giữ cho làn
da luôn tươi trẻ, giảm stress và bảo vệ cơ thể khỏi những độc
tố có nguy cơ gây ung thư cao.
7. Vitamin D trong khoai lang có tác dụng hỗ trợ hệ miễn
dịch và tăng cường sức khoẻ tổng quát. Vitamin D góp phần
giữ cho hệ xương, tim mạch, thần kinh, răng, da và tuyến
giáp khỏe mạnh.
8. Vi chất sắt trong khoai lang cung cấp năng lượng cho cơ
thể, giảm stress, thúc đẩy sản xuất hồng cầu, bạch cầu, tăng
cường miễn dịch và chuyển hoá protein.
9. Khoai lang cũng là nguồn cung cấp magie rất tốt. Magie
không những là khoáng chất quan trọng chống căng thẳng
mà còn có ý nghĩa then chốt cho sự phát triển khỏe mạnh của
cơ xương, tim mạch và các chức năng thần kinh.
10. Kali là chất điện ly quan trọng giúp kiểm soát nhịp tim

và các tín hiệu thần kinh. Cũng như các chất điện ly khác,
kali đảm nhiệm nhiều chức năng thiết yếu trong đó có thư
giãn co thắt cơ, giảm sưng, bảo vệ và kiểm soát hoạt động
của thận. Khoai lang chính là nguồn cung cấp kali tuyệt vời
mà bạn không thể bỏ qua.
11. Màu cam trên vỏ khoai lang là dấu hiệu cho thấy mức
carotene rất cao của loại củ này. Nhóm chất carotene giúp
tăng thị lực, thúc đẩy hệ miễn dịch, chống oxy hóa và ngăn
ngừa lão hóa. Một nghiên cứu do ĐH Harvard (Mỹ) thực
hiện trên 124.000 người cho thấy, những người tiêu thụ thức
ăn giàu carotene trong chế độ ăn uống thường xuyên của
mình giảm tới hơn 32% nguy cơ ung thư phổi.
Ngoài ra, những phụ nữ có nồng độ carotene cao nhất có
nguy cơ tái phát ung thư vú thấp nhất. Đây là kết luận được
các nhà khoa học từ WHEL (Women’s Healthy Eating and
Living) đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên những phụ
nữ hoàn tất giai đoạn đầu điều trị căn bệnh này.
12. Beta carotene là tiền chất của vitamin A trong cơ thể
người. Vitamin A duy trì đôi mắt sáng và làn da khỏe mạnh.
Đồng thời, beta caroten được chứng minh là có khả năng bảo
vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây ung thư. Đây cũng là một
dưỡng chất dồi dào trong khoai lang.
13. Mới đây, các nhà khoa học đã khám phá ra nhóm chất
dinh dưỡng trong khoai lang có tên là batatoside có khả năng
chống lại các đặc tính của vi khuẩn và nấm.
14. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, chất cyanidins và
peonidins trong khoai lang có khả năng giảm thiểu ảnh
hưởng tiêu cực của kim loại nặng tới sức khỏe con người.
15. Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Những nghiên cứu trên thú vật cho thấy có sự liên hệ giữa

việc tiêu thụ khoai lang và tình trạng ổn định nồng độ đường
huyết. Một trong những nguyên nhân là do khoai lang có
chứa nhiều carotenoics. Nhiều nghiên cứu cho thấy
carotenoids có chức năng điều hòa đường huyết. Khoai lang
còn có khả năng làm giảm sự kháng insulin. Insulin rất cần
thiết cho cơ thể để “mở khóa” tế bào, cho phép đường từ
máu đi vào tế bào. Kháng insulin nghĩa là khi tế bào không
đáp ứng với insulin, không cho phép đường huyết đi vào tế
bào một cách tự nhiên để nuôi dưỡng tế bào.
Nguồn chất xơ phong phú có trong khoai lang cũng có tác
dụng tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì chất xơ có tác dụng
làm giảm nồng độ đường huyết bằng cách làm giảm tốc độ
của thực phẩm bị biến chuyển thành glucose để được hấp thu
vào máu. Hơn nữa, do trong thành phần có nhiều phức
carbohydrates nên khoai lang có thể giúp kiểm soát trọng
lượng cơ thể.
16.Chống lại gốc tự do
Gốc tự do là những loại hóa chất có thể gây tổn hại cho tế
bào cơ thể. Những nghiên cứu mới đã khám phá ra rằng có
những loại protein trong khoai lang có khả năng chống ôxy
hóa (antioxidant) rất cao.
Những protein này chứa khoảng 1/3 lượng chất chống ôxy
hóa quan trọng nhất có trong cơ thể là glutathione.
Nhờ chứa một hàm lượng cao vitamin A và vitamin C, khoai
lang có thể ngăn ngừa sự tổn thương tế bào, chống lại những
gốc tự do trong cơ thể. Sự hình thành các gốc tự do được
xem là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như xơ cứng mạch
máu, tiểu đường, tim mạch, ung thư
17. Giảm nguy cơ ung thư vú
Màu cam trên vỏ khoai lang là dấu hiệu cho thấy mức

carotene rất cao của loại củ này. Nhóm chất carotene giúp
tăng thị lực, thúc đẩy hệ miễn dịch, chống oxy hóa và ngăn
ngừa lão hóa. Một nghiên cứu do ĐH Harvard (Mỹ) thực
hiện trên 124.000 người cho thấy, những người tiêu thụ thức
ăn giàu carotene trong chế độ ăn uống thường xuyên của
mình giảm tới hơn 32% nguy cơ ung thư phổi.
Ngoài ra, những phụ nữ có nồng độ carotene cao nhất có
nguy cơ tái phát ung thư vú thấp nhất. Đây là kết luận được
các nhà khoa học từ WHEL (Women’s Healthy Eating and
Living) đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên những phụ
nữ hoàn tất giai đoạn đầu điều trị căn bệnh này.
18. Mắt sáng, da khỏe
Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp ngăn
ngừa cảm lạnh và virus cúm. Đồng thời, vitamin C cũng rất
cần thiết cho xương và răng, tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình
hình thành các tế bào máu. Ngoài ra, vitamin C còn góp
phần chữa lành vết thương, tạo ra collagen giữ cho làn da
luôn tươi trẻ, giảm stress và bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố
có nguy cơ gây ung thư cao.
Beta carotene là tiền chất của vitamin A trong cơ thể người.
Vitamin A duy trì đôi mắt sáng và làn da khỏe mạnh.
19. Chữa say tàu xe.
Người hay bị say tàu xe có thể nhai nuốt cả nước và bã củ
khoai lang tươi khi đi xe sẽ thấy tác dụng rõ rệt. Tuy nhiên
không nên ăn quá nhiều khoai lang sống vì dễ bị đau bụng,
nôn mửa, ỉa chảy.
20. Khoai lang giúp giảm cân
Khoai lang cũng là sự lựa chọn số 1 cho những người muốn
giảm béo. Năng lượng có trong khoai lang rất ít, chỉ bằng 1/3
so với cơm và 1/2 so với khoai tây. Loại củ này không chứa

chất béo và cholesterol, ngăn ngừa quá trình chuyển hoá
đường trong thức ăn thành mỡ và chất béo trong cơ thể. Ăn
khoai lang trước bữa ăn sẽ tạo cảm giác no bụng, vì thế sẽ
giảm được lượng thức ăn hấp thụ trong bữa ăn chính.
21. Điều trị bệnh loét dạ dày
Khoai lang còn có khả năng làm dịu nhẹ và điều trị bệnh
loét dạ dày vì nó chứa nhiều vitamin B, vitamin C,
potassium, beta carotene và canxi. Chất xơ có trong khoai
lang giúp phòng ngừa bệnh táo bón và kiểm soát nồng độ
axít trong dạ dày nên cũng góp phần làm giảm các cơn đau
và viêm loét dạ dày.
22. Kích thích tiêu hóa, chữa táo bón
Cách đơn giản nhất là ăn khoai lang luộc. Ăn khoai lang ở
mức độ vừa phải (100 g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hoá vì
thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu
động ruột, làm quá trình tiêu hoá thức ăn trở nên nhanh hơn,
ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Ngoài ra, để chữa táo bón còn có thể uống nước khoai lang
luộc (phải rửa sạch vỏ). Tuy nhiên, ăn quá nhiều khoai lang
cũng sẽ gây ra đầy bụng, khó tiêu.
Công dụng tuyệt vời
của khoai lang tím
Nói đến khoai lang tím người Việt Nam
không ai lạ, nhưng tác dụng chữa bệnh của
nhóm thực phẩm này lại ít người biết đến, đặc
biệt là tác dụng giảm béo và giảm huyết áp.
1. Vài nét về khoai lang tím
Khoai lang tím còn có tên gọi khác là khoai lang Pêru vì nó
có nguồn gốc từ Nam Mỹ, tên khoa học là Solanum
andigenum họ hàng xa với cây khoai tây và khoai mỡ. Khoai

lang tím thuộc loài thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có
lá mọc so le hình trái tim hay xẻ thùy chân vịt. Củ hình
thuôn dài, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu tím (cũng có màu khác
là đen, nâu, trắng hay vàng) và có tới hàng trăm loài khác
nhau. Tùy theo giống khoai mà củ của nó có kích thước, độ
ngọt và mùi thơm khác nhau. Riêng khoai lang tím gần đây
trở thành món ăn được nhiều người ưa thích.
2. Hai tác dụng của khoai lang tím
- Tác dụng giảm huyết áp: Theo nghiên cứu thực hiện tại Mỹ
do ông Joe Vinson đứng đầu cho thấy, khoai lang tím có tác
dụng trong việc phòng ngừa bệnh cao huyết áp. Trong
nghiên cứu, các nhà khoa học đã chọn nhóm người tình
nguyện ăn 6-8 củ khoai lang tím loại nhỏ mỗi ngày trong
vòng 1 tháng, sau đó đo huyết áp, kết quả giảm được 4,3%
huyết áp tâm trương (tối thiểu) và 3,5% huyết áp tâm thu (tối
đa).
Khoai lang tím còn tốt hơn cả các loại thực phẩm khác mà
lâu nay vẫn được ca ngợi như bông cải
Như vậy, khoai lang tím còn tốt hơn cả các loại thực phẩm
khác mà lâu nay vẫn được ca ngợi như bông cải, nhóm cải
mầm, bột yến mạch vv. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng
khuyến cáo để mang lại lợi ích cao nhất thì không nên rán vì
rán sẽ làm giảm các thành phần chống ôxi hóa của khoai đây
là những tố chất quan trọng trong bảo vệ cơ thể trước sự tấn
công của các gốc tự do gây tổn thương, hủy hoại tế bào.
Ngoài ra, cũng không nên ăn khoai lang tím với kem bơ thực
vật, nó sẽ giảm tác dụng "bình ổn" huyết áp.
- Tác dụng giảm cân: Khoai lang nói chung và khoai lang
tím riêng là nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất như vitamin
A, B, C, E, protein, tinh bột, axit amin và rất nhiều các loại

nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, manhê, kẽm nên được
xem là thực phẩm số 1 cho những người muốn giảm cân và
chứa ít năng lượng, chóng no lại ngon miệng. Nếu so với
cơm gạo, các loại củ khác thì khoai lang tím chỉ có mức
năng lượng bằng 1/3 nhóm thực phẩm nói trên. Chưa hết, nó
có chất béo, đường mỡ thấp nên rất có lợi cho nhóm người
mắc bệnh tiểu đường.
Cách tốt nhất là ăn vào bữa trưa, khoảng 100 gam là có lợi
cho hệ thống tiêu hóa. Trung bình cứ 100 gam khoai lang chỉ
chứa khoảng 0,2 gam chất béo, bằng 1/4 bát cơm. Một của
khoai lang có chứa hàm lượng kali nhiều hơn tới 28% so với
một quả chuối. Vì những lợi thế này của khoai lang mà
người ta đã xếp nó vào nhóm thực phẩm thần dược, giúp
giảm cân, làm đẹp và an toàn, vì vậy khoai lang rất được
người Nhật ưa chuộng, nhất là khoai lang tím.
3. Những tác dụng khác của khoai lang tím
Ngoài hai tác dụng nói trên, khoai lang tím là giàu chất tạo
màu chống ôxi hóa có tên là anthocyanin, các loại khoáng
chất như sắt, kali, vitamin C và axít folic nên có nhiều tác
dụng khác như:
- Kháng viêm và làm mờ vết thâm: Khi da sưng đỏ hoặc đau
rát chỉ cấn cắt lát khoai mỏng đắp lên đó trong khoảng 10-
15 phút sẽ làm dịu đau.
- Chống lão hóa: Ăn khoai lang 2 lần/tuần sẽ giúp da mềm
mại vì khoai lang tím có chứa nhiều sinh tố có lợi, chất
khoáng, chất xơ. Hoặc nghiền khoai lang nhuyễn, trộn với
sữa chua đắp lên da.
- Ngừa mụn nhọt: Người Trung Quốc thường có thói quyen
dùng khoai lang tím để trị mụn nhọt. Cách làm như sau dùng
khoai lang tím (1 củ), lá bồ công anh (40g), mật mía giã

nhuyễn gói vào vải mỏng đắp lên mụn nhọt
- Chữa vàng da: Ăn thường xuyên cháo khoai lang tím với
gạo nếp hoặc bột ngô sẽ có tác dụng giảm bệnh vàng da và
làm cho da trở nên sán lán.
Những mẹo
ăn khoai lang
tốt nhất cho
sức khỏe
Mùa đông nên ăn nhiều khoai lang sẽ rất
tốt cho cơ thể, nhưng ăn khoai lang cũng có
nhiều điều cấm kỵ.
Khoai lang có thể phòng cảm cúm
Tiết trời chuyển lạnh thường kéo theo dịch cúm. Mới đây,
báo chí Mỹ cho biết, khoai lang có thể giúp chống cúm,
phòng ngừa và điều trị cảm lạnh. Khoai lang là nguồn thực
vật tốt nhất của beta carotene, giúp cơ thể chế tạo đủ tế bào
bạch cầu, ngăn chặn sự nhiễm trùng do virus cúm gây ra.
Khoai lang có thể giúp giảm cân
Ngũ cốc thô giàu chất xơ, sau khi vào ruột có thể làm sạch
các chất thải trong ruột, tích hợp độc tố và chất độc bài tiết
ra ngoài một cách thuận lợi. Khoai lang cũng giàu chất xơ,
vitamin và có tác dụng như một loại ngũ cốc. Đặc biệt, nó có
thể giúp sản xuất các tế bào mới trong ruột, thúc đẩy quá
trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, hạn chế chất béo tồn
lại trong cơ thể nên không lo tăng cân.
Người có hệ tiêu hóa không tốt nên thận trọng khi ăn khoai
lang
Lượng đường trong khoai lang khá nhiều nên nếu ăn nhiều
thì cơ thể nhất thời không hấp thụ hết, phần còn thừa sẽ lưu

lại trong đường ruột dễ bị lên men, gây đau bụng. Đông y
cho rằng, những người gặp rắc rối với hệ tiêu hóa càng nên
thận trọng khi ăn khoai lang
Không ăn hồng với khoai lang
Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất
nên cách nhau khoảng 5h trở lên. Nếu ăn cùng, lượng đường
trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ
dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin
trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể
khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.
Nếu cảm thấy khó chịu trong dạ dày, nhất định phải đến
bệnh viện nội soi xem xem có phải xuất huyết dạ dày hay
loét dạ dày hay không.
Ăn trưa với khoai lang là thích hợp nhất
Khoai lang không chứa nhiều protein và lipid, do đó phải ăn
kèm với các loại rau, trái cây và các thực phẩm chứa nhiều
protein mới không làm mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ
thể. Quan trọng nhất là nên ăn khoai lang vào buổi trưa. Bởi
vì sau khi ăn, canxi trong khoai lang cần phải mất 4-5h mới
hấp thụ vào cơ thể, ánh sáng mặt trời lúc buổi chiều có thể
thúc đẩy sự hấp thụ canxi này.
Khi ăn khoai lang vào bữa trưa, canxi có thể được hấp thụ
toàn bộ trước bữa tối, sẽ không ảnh hưởng tới sự hấp thụ
canxi từ các thực phẩm khác khi ăn tối.
Tránh ăn khoai lang để lâu
Tại sao khoai lang để lâu lại ngọt hơn khoai lang mới đào.
Thứ nhất, khoai lang để lâu lượng nước sẽ giảm đi sau khi
bốc hơi, làm gia tăng nồng độ đường trong khoai lang; hai là
trong quá trình để, nước đã tham gia phản ứng thủy phân
tinh bột trong khoai, tinh bột thủy phân thành đường, như

vậy giúp hàm lượng đường trong khoai tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, ăn nhiều đường vào cơ thể cũng không tốt nên
bạn đừng cố tình để khoai lang dự trữ thật lâu rồi mới ăn.
Hơn nữa, bạn cũng cần lưu ý, khoai lang để lâu dễ mọc mầm
khi ăn sẽ độc hại, không tốt cho cơ thể.
Khoai lang - Vị thuốc tốt
Trong khoai lang có protein, glucid, nhiều tinh bột, ít
đường khử, sterol, chất nhựa, sinh tố B1, B2, C, acid
nicotinic, Ca, Mn, P, Fe, K, I, Thân và lá khoai lang còn
chứa chất nhựa, acid fumaric, acid succinic và một số acid
amin Theo Đông y, khoai lang vị cam bình, vào tỳ, thận.
Có tác dụng kiện tỳ, ích khí, hòa vị, sinh tân, thông tiện.
Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược (đái tháo đường,
táo bón, quáng gà, vàng da ). Hằng ngày có thể dùng 16 -
500g dưới dạng luộc, hầm, nướng.

Khoai lang

Một số cách dùng khoai lang làm thuốc
Nhuận tràng: củ khoai rửa sạch, gọt bỏ vỏ, xay (giã) nhỏ,
thêm ít nước sôi, khuấy đều. Uống 1 bát vào buổi sáng. Chữa
táo bón. Dùng 3 - 7 ngày đến khi hết táo bón. Hoặc dùng 100
- 150g lá tươi luộc ăn hàng ngày.
Chữa đái tháo đường: lá khoai lang tươi 150g, bí đao 50g.
Lá khoai rửa sạch, bí đao gọt vỏ, thái miếng. Nấu canh ăn
trong ngày.
Phụ nữ băng huyết: lá khoai lang tươi 100 - 150g, giã nát,
cho ít nước sôi, ép nước uống.
Trị mụn nhọt, chín mé: lá và ngọn non 1 nắm nhỏ, muối ăn 1
nhúm. Rửa sạch khoai, giã nát với muối. Đắp lên chỗ bị nhọt

hay chín mé.
Món ăn bài thuốc có khoai lang
Cháo kê khoai lang: khoai lang 60g, kê 50g. Khoai lang gọt
vỏ, thái lát; kê xay bỏ vỏ; nấu cháo, ăn bữa sáng. Dùng cho
bệnh nhân đái tháo đường, tỳ vị hư nhược.
Cháo gạo khoai lang: khoai lang đỏ (tươi) 200g, gạo tẻ
100g. Khoai rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng. Nấu với gạo thành
cháo, thêm đường trắng đảo đều. Dùng cho bệnh nhân quáng
gà, thị lực giảm.
Khoai lang nấu canh: khoai lang vàng (kim thự) 100 - 150g,
rửa sạch, thái miếng. Nấu canh ăn hoặc thêm 50g gạo tẻ, nấu
cháo. Dùng cho bệnh nhân viêm gan vàng da sốt nóng.
Khoai lang nấu canh hoặc nấu cháo với dấm ăn: khoai lang
100 - 150g, rửa sạch, thái miếng. Nấu canh hoặc nấu cháo
với 300ml nước dấm. Dùng cho bệnh nhân phù nề.
Bột khoai: bột khoai lang hòa nước sôi hoặc nấu chín thêm
đường. Dùng cho người bệnh khô miệng đau họng.
Khoai lang hầm cá bống (hoặc cá quả): khoai lang 500g, cá
quả 1 con (500g), nghệ 1 củ (20g). Khoai rửa sạch, thái
miếng, cá đánh vảy, mổ bỏ ruột, nghệ giã nát. Cho vào nồi
hầm kỹ. Dùng cho sản phụ bị suy nhược.
Kiêng kỵ: Người có thực tích, đầy ợ hơi nên hạn chế ăn
khoai lang.
TS. Nguyễn Đức Quang
Những bí quyết làm
đẹp với khoai lang
Khoai lang là món ăn vặt khá được ưa
chuộng của chị em phụ nữ, nó chứ a rất nhiều
vitamin và dưỡng chất, vì vậy làm đẹp với khoai
lang là phương pháp được rất nhiều chị em lựa

chọn.
Khoai lang có tác dụng làm đẹp rất hiệu quả đối với chị em
phụ nữ
Cân bằng da bằng nước luộc khoai lang
Nước luộc khoai lang chứa các chất dinh dưỡng có thể giúp
bạn cải thiện màu sắc làn da. Khi luộc khoai lang, sau khi
khoai chín, lọc lấy nước trong để nguội cho vào chai, để lạnh
rồi sử dụng như 1 loại nước hoa hồng, nước khoai lang để
lạnh có tác dụng cân bằng cho da, loại bỏ các tạp chất, làm
se khít lỗ chân lông, dưỡng da bị kích ứng.
Tẩy da chết, trị nứt gót chân với nước luộc khoai lang

×