Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Tài Nguyên đất Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.25 KB, 75 trang )

Mở đầu
Cao Bằng là tỉnh miền núi vùng cao biên giới có tổng diện tích tự nhiên là
6.690,7 km
2
; nằm ở cực Bắc của tổ quốc gắn liền với các địa danh lịch sử nh: núi Các
Mác, suối Lênin, hang Bắc Pó, Tỉnh Cao Bằng có đờng biên giới với nớc Cộng hoà
Dân chủ Nhân dân Trung Hoa kéo dài 311 km. Tỉnh lỵ Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội
286 km theo đờng quốc lộ 3, cách thành phố Lạng Sơn 120 km theo quốc lộ 4A.
Cao Bằng có 3 cửa khẩu lớn là Tà Lùng (cửa khẩu lớn quốc gia), Hùng Quốc và
Sóc Hà, đây cũng là điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với thị trờng Trung Quốc.
Bên cạnh đó, các tuyến đờng giao thông Cao Bằng - Thái Nguyên - Hà Nội, Cao Bằng -
Lạng Sơn rất thuận lợi cho việc lu thông hàng hoá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Với vị trí địa lý và điều kiện giao thông nh vậy đã chỉ rõ kinh tế cửa khẩu là một
lợi thế, Cao Bằng hoàn toàn có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế cửa khẩu, đây
là động lực tạo đà cho phát triển kinh tế của tỉnh nhanh và mạnh theo hớng công nghiệp
hoá và đô thị hoá.
Điều kiện đất đai và khí hậu của Cao Bằng rất thích hợp với phát triển tập đoàn
cây ăn quả phong phú, đặc biệt là những loại cây ăn quả nh: dẻ ăn quả, lê, mác mật,
hồng không hạt, Theo số liệu thống kê năm 2002 toàn tỉnh có 2.256 ha cây ăn quả các
loại, chiếm 7% giá trị sản lợng ngành trồng trọt. Với xu hớng phát triển cây ăn quả
những năm qua thì trồng cây ăn quả đang thực sự trở thành một ngành sản xuất quan
trọng, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông nghiệp nông thôn từ
nền sản xuất tự cung tự cấp sang nền sản xuất hàng hoá.
Tuy nhiên, tỉnh Cao Bằng cũng tồn tại những hạn chế khó khăn, ảnh hởng đến
quá trình đổi mới và phát triển kinh tế. Cao Bằng chịu nhiều điều kiện bất lợi của tự
nhiên: trợt lở đất, ma lũ, bên cạnh đó tài nguyên đất bằng thuận lợi cho cho sản xuất
nông nghiệp lại bị hạn chế, phân bố manh mún. Địa hình núi cao hiểm trở, ảnh hởng
đến sự phát triển giao thông nông thôn, gây khó khăn cho đị lại.
Để sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai của tỉnh Cao Bằng trong mối liên hệ
với các yếu tố tự nhiên cần thiết phải nghiên cứu đánh giá, phân hạng tiềm năng đất đai
trên toàn tỉnh, đồng thời đề xuất các giải pháp sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý,


mang lại hiệu quả kinh tế cao là một trong những vấn đề cấp thiết. Kết quả nghiên cứu
sẽ là cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
một cách hợp lý và góp định hớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong chiến lợc
phát triển bền vững.
Công tác điều tra, đánh giá và phân hạng đất đai tỉnh Cao Bằng sẽ là cơ sở nhằm
đạt đợc các mục đích chính :
Về lâu dài:
- Góp phần thực hiện mục tiêu chiến lợc mở rộng đất nông nghiệp của tỉnh đến
năm 2015 và xa hơn nữa.
- Làm căn cứ cho định hớng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp theo hớng đa
dạng hoá các sản phẩm và có hiệu quả.
1
Về trớc mắt:
- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cho mục đích phát triển nông - lâm nghiệp, tăng
diện tích các loại hình sử dụng đất hợp lý, hạn chế suy thoái tài nguyên đất, đảm bảo
tính ổn định và bền vững.
- Cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu đất đai.
- Tăng sản lợng nông sản, định hớng đợc các loại cây trồng chiến lợc góp phần
vào chơng trình xuất khẩu nông sản hàng hoá.
- Giải quyết thêm việc làm cho ngời lao động, góp phần ổn định đời sống dân c
và phát triển kinh tế trang trại.
2
Chơng 1
Tổng quan về đánh giá, phân hạng đất đai trên
thế giới, ở việt nam và tỉnh cao bằng
1.1. Tình hình nghiên cứu đánh giá đất trên thế giới
Đánh giá đất là một nội dung không thể thiếu đợc trong sự phát triển của một nền
nông nghiệp bền vững, vì đất đai là t liệu cơ bản nhất của sản xuất nông nghiệp. Từ khi
loài ngời bắt đầu biết sử dụng đất để phục vụ sản xuất thì cũng bắt đầu nảy sinh yêu cầu
đánh giá đất đai để sử dụng đất ngày càng hợp lý hơn và hiệu quả hơn. Chính vì vậy

đánh giá đất đai đã đợc con ngời quan tâm ngay từ thủa sơ khai, tuy nhiên những đánh
giá mới chỉ dựa trên các kinh nghiệm thu thập và tích luỹ đợc. Việc đánh giá đất đai
thực sự mới đợc ra đời từ những thập niên 50 và nó đã đợc nhìn nhận nh một sự nỗ lực
quan trọng và đúng lúc của con ngời nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai và hớng đến
mục tiêu phát triển bền vững cho sản xuất nông nghiệp.
Trong thực tế việc sử dụng đất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nh: các nhu cầu và
mục đích sử dụng; đặc tính đất đai (thổ nhỡng , khí hậu, chế độ nớc ) và yếu tố kinh tế
và những trở ngại về điều kiện tự nhiên - xã hội,
Để đa ra đợc các quyết định sử dụng đất một cách đúng đắn và hợp lý, rõ ràng
cần phải thu thập và xử lý đầy đủ các thông tin, không chỉ riêng về các điều kịên tự
nhiên của đất đai mà cả các điều kiện kinh tế - xã hội có liên quan đến mục đích sử
dụng, quá trình thực hiện này đợc ngời ta biết đến nh là một quá trình đánh giá khả năng
sử dụng đất thích hợp.
Hiện nay, công tác đánh giá đất đai đợc thực hiện trên nhiều quốc gia và trở
thành một khâu trọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài nguyên hay quy hoạch sử
dụng đất.
Tùy theo mục đích sử dụng và điều kiện cụ thể, mỗi quốc gia đã đề ra nội dung,
phơng pháp đánh giá, phân hạng tài nguyên đất đai của đất nớc mình. Đã có nhiều ph-
ơng pháp đánh giá đất khác nhau, nhng nhìn chung theo hai khuynh hớng:
- Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên nhằm xác định tiềm năng và mức độ thích hợp
của đất đai cho các mục đích sử dụng cụ thể.
- Đánh giá đất đai về mặt kinh tế là đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế của một loại
sử dụng đất nhất định.
Đánh giá đất áp dụng nhiều phơng pháp khác nhau để giải thích hoặc dự đoán về
khả năng sử dụng đất nhng nhìn chung có thể tóm tắt đánh giá đất thành 3 phơng pháp
cơ bản sau:
- Đánh giá đất theo định tính, chủ yếu dựa vào sự mô tả và xét đoán.
- Đánh giá đất dựa vào phơng pháp thông số xác định các đặc tính, tính chất đất
đai.
- Đánh giá đất theo định lợng dựa trên các mô hình mô phỏng.

3
Từ khi ngành khoa học đất ra đời, việc nghiên cứu các đặc điểm,tính chất ,độ phì
và phân loại đất đã giúp cho con ngời nhận thức rõ đợc bản chất của đất và hớng tới
mục đích quản lý sử dụng đất một cách hợp lý và có hiệu quả. Chuyên ngành đánh giá
đất đai tuy ra đời muộn hơn so với chuyên ngành thổ nhỡng song đã có nhiều đóng góp
cho sử dụng đất mà những nghiên cứu đơn thuần của thổ nhỡng không thể đáp ứng đợc.
Quá trình nghiên cứu và phát triển đánh giá đất trên thế giới đã hình thành nhiều quan
điểm, trờng phái khác nhau, trong đó đáng chú ý là một số trờng phái và phơng pháp
đánh giá đất sau đây:
1.1.1. Trờng phái đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ)
Việc đánh giá và phân hạng đất đai đợc tiến hành trong những năm 60 của thế kỷ 20
theo quan điểm đánh giá đất của V.V. Đocutraiep. Bao gồm 3 bớc:
- Đánh giá lớp phủ thổ nhỡng (so sánh các loại hình thổ nhỡng theo tính chất tự
nhiên).
- Đánh giá khả năng sản xuất của đất (yếu tố đợc xem xét kết hợp với yếu tố khí
hậu, độ ẩm, địa hình).
- Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu là đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất).
Phơng pháp này quan tâm nhiều đến khía cạnh tự nhiên của đối tợng đất đai, song
cha xem xét kỹ đến khía cạnh kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất đai.
- Phơng pháp đánh giá đợc hình thành từ đầu những năm 1950, sau đó đã đợc
phát triển và hoàn thiện vào năm 1986 nhằm tiến hành đánh giá và thống kê chất lợng
tài nguyên đất đai nhằm phục vụ cho mục đích xây dựng chiến lợc quản lý, sử dụng đất
cho các đơn vị hành chính và sản xuất trên lãnh thổ thuộc Liên Bang Xô Viết. Nguyên
tắc đánh giá mức độ sử dụng đất thích hợp là phân chia khả năng sử dụng đất đai trên
toàn lãnh thổ theo các nhóm và các lớp thích hợp.
- Nhóm đất thích hợp đợc phân theo các điều kiện vùng sinh thái đất đai tự nhiên,
trên phạm vi vùng rộng lớn.
- Lớp đất thích hợp là những vùng đợc tách ra theo sự khác biệt về loại hình thổ
nhỡng nh điều kiện địa hình, mẫu chất, thành phần cơ giới, chế độ nớc. Trong cùng một
lớp sẽ có sự tơng đồng về điều kiện sản xuất, khả năng ứng dụng kỹ thuật cũng nh các

biện pháp cải tạo và bảo vệ đất .
Nội dung đánh giá đất đai đợc tiến hành theo các trình tự sau:
- Bớc chuẩn bị.
- Tổng hợp tài liệu.
- Phân vùng đánh giá đất đai.
- Xác định đơn vị đánh giá đất đai.
- Xác định các thông số cơ bản cho từng nhóm đất.
- Xây dựng thang đánh giá đất đai.
4
- Xác định các tiêu chuẩn đánh giá đất cho từng cơ sở sản xuất.
Ngoài ra còn quy định đánh giá đất cụ thể cho: Đất đợc tới, đất đợc tiêu úng, đất
trồng cây lâu năm, đất đồng cỏ
Qua áp dụng hệ thống đánh giá đất đã phân chia khả năng sử dụng đất đai ở Liên
Xô (cũ) thành các nhóm và các lớp sau đây:
- Nhóm 1: Đất thích hợp cho canh tác gồm có 14 lớp.
- Nhóm 2: Đất thích hợp cho đồng cỏ thâm canh gồm có 4 lớp .
- Nhóm 3: Đất trồng cỏ cải tạo để sau có thể sử dụng vào mục đích sản xuất nông
nghiệp gồm có 7 lớp.
- Nhóm 4: Đất đòi hỏi phải đợc cải tạo cơ bản trớc khi đa vào mục đích sử dụng
sản xuất gồm có 6 lớp.
- Nhóm 5: Đất ít thích hợp cho sản xuất nông nghiệp gồm có 2 lớp.
- Nhóm 6: Đất không thích hợp cho mục đích sản xuất nông nghiệp gồm có 2
lớp.
Kết quả đánh giá đất đã giúp cho việc thống kê tài nguyên đất đai và hoạch định
chiến lợc sử dụng, quản lý nguồn tài nguyên đất trong phạm vi toàn liên bang theo các
phân vùng nông nghiệp tự nhiên hớng tới mục đích sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất hợp lý.
Tuy nhiên, đối với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp việc phân hạng thích hợp cha
đi sâu một cách cụ thể vào từng loại sử dụng, phơng pháp này mới chỉ tập trung chủ yếu
vào đánh giá các yếu tố tự nhiên của đất đai và cha có những quan tâm cân nhắc đúng
mức tới các điều kiện kinh tế, xã hội.

1.1.2. Phơng pháp đánh giá đất đai ở Hoa Kỳ
ở Hoa Kỳ, ngay từ đầu thế kỷ XX đã chú ý tới công tác phân hạng đất đai nhằm
mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên đất. Hệ thống đánh giá phân loại đất đai theo tiềm
năng của Hoa Kỳ đã đợc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đề xuất vào những năm
1961, xây dựng đợc một phơng pháp đánh giá, phân hạng đất đai mới có tên là: Đánh
giá tiềm năng đất đai. Phơng pháp này đợc áp dụng phổ biến ở Hoa Kỳ và sau đó đợc
vận dụng ở nhiều nớc. Cơ sở đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai dựa vào các yếu tố hạn
chế trong sử dụng đất chúng đợc phân ra thành 2 nhóm sau:
- Nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn bao gồm những hạn chế không dễ thay đổi
và cải tạo đợc nh độ dốc, độ dày tầng đất , lũ lụt và khí hậu khắc nghiệt.
- Nhóm những yếu tố hạn chế tạm thời có khẳ năng khắc phục đợc bằng các biện
pháp cải tạo trong quản lý đất đai nh độ phì ,thành phần dinh dỡng và những trở ngại về
tới tiêu.
Phơng pháp Đánh giá tiềm năng đất đai của Hoa Kỳ đã phân chia đất đai thành
các cấp (Class), cấp phụ (Subclass) và đơn vị (Unit).
Khả năng và mức độ thích hợp chủ yếu dựa vào những yếu tố hạn chế vĩnh viễn
trong sử dụng đất. Nguyên tắc chung của phơng pháp là các yếu tố nào có mức độ hạn
5
chế lớn và khả năng chi phối mạnh đến sử dụng là yếu tố quyết định mức độ thích hợp
mà không cần tính đến những khả năng thuận lợi của các yếu tố khác có trong đất. Sau
này đánh giá đất ở Hoa Kỳ đợc ứng dụng rộng rãi theo 2 phơng pháp:
- Phơng pháp tổng hợp: Lấy năng suất cây trồng nhiều năm làm tiêu chuẩn và phân
hạng đất đai cho từng cây trồng cụ thể, trong đó chọn cây lúa mỳ làm đối tợng chính.
- Phơng pháp yếu tố: Bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên, kinh tế để so sánh,
lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc 100% để làm mốc so sánh với các sử dụng đất
khác.
Theo kết quả đánh giá thì toàn lãnh thổ Hoa Kỳ, đất đợc chia ra 8 cấp, trong đó 4
cấp có khả năng sản xuất nông nghiệp (từ mức thích hợp cao đến thấp), 2 cấp có khả
năng sản xuất lâm nghiệp, còn 2 cấp còn lại không có khả năng sử dụng cho các mục
đích sản xuất. Mỗi cấp đợc phân ra các cấp phụ qua việc xác định từng yếu tố hạn chế

nh: Mức độ xói mòn (e), khả năng cung cấp nớc (w), độ dày tầng đất cho rễ phát triển,

Cách phân chia này phù hợp với việc phân chia các loại sử dụng đất khác nhau
trong toàn quốc hoặc từng vùng nh đất nông nghiệp (ruộng, cây màu, cây công nghiệp,
đồng cỏ chăn nuôi, ) hay cho lâm nghiệp (bảo tồn rừng, trồng rừng, ).
Phơng pháp đánh giá khả năng sử dụng thích hợp (USDA) tuy không đi sâu vào
từng loại sử dụng cụ thể đối với sản xuất nông nghiệp và hiệu quả kinh tế - xã hội, song
rất quan tâm đến những yếu tố hạn chế bất lợi của đất đai và việc xác định các biện pháp
bảo vệ đất, đây cũng chính là điểm mạnh của phơng pháp đối với mục đích duy trì bảo vệ
môi trờng và sử dụng đất bền vững.
1.1.3. Phơng pháp đánh giá đất đai ở Canada
ở Canađa việc đánh giá đất đợc thực hiện dựa vào các tính chất của đất và năng
suất ngũ cốc nhiều năm. Trong nhóm cây ngũ cốc lấy cây lúa mì làm tiêu chuẩn và nếu
có nhiều loại cây thì dùng hệ số quy đổi ra lúa mì. Trong đánh giá đất các chỉ tiêu thờng
đợc chú ý là: thành phần cơ giới, cấu trúc đất, mức độ xâm nhập mặn vào đất, xói mòn,
đá lẫn. Chất lợng đất đai đợc đánh giá bằng thang điểm 100 theo tiêu chuẩn trồng lúa
mì.
Trên cơ sở đó đất đợc chia thành 7 nhóm: trong đó nhóm cấp I thuận lợi nhất cho
sử dụng (ít hoặc hầu nh không có yếu tố hạn chế), tới nhóm cấp VII gồm những loại đất
không thể sản xuất nông nghiệp đợc (có nhiều yếu tố hạn chế).
1.1.4. Phơng pháp đánh giá đất đai ở Anh
ở Anh có hai phơng pháp đánh giá đất là dựa vào sức sản xuất tiềm tàng của đất
hoặc dựa vào sức sản xuất thực tế của đất:
Phơng pháp đánh giá đất dựa vào thống kê sức sản xuất tiềm tàng của đất. Phơng
pháp này chia làm các hạng, mỗi hạng đợc xem xét bởi những yếu tố hạn chế của đất
trong sản xuất nông nghiệp.
6
Phơng pháp đánh giá đất dựa vào thống kê sức sản xuất thực tế của đất. Cơ sở của
phơng pháp này là dựa vào năng suất bình quân nhiều năm so với năng suất thực tế trên
đất để làm chuẩn cho phân hạng.

1.1.5. Phơng pháp đánh giá đất đai ở ấn Độ
ở ấn Độ ngời ta thờng áp dụng phơng pháp tham biến, biểu thị mối quan hệ giữa
các yếu tố sức sản xuất của đất với độ dày, đặc tính tầng đất, thành phần cơ giới, độ dốc
và các yếu tố khác dới dạng phơng trình toán học. Kết quả phân hạng cũng đợc thể hiện
dới dạng phần trăm hoặc cho điểm. Mỗi yếu tố đợc phân thành nhiều cấp và tính theo
phần trăm hay tính điểm. Trong phơng pháp này, đất đai đợc chia thành 6 nhóm:
- Nhóm siêu tốt: đạt 80 - 100 điểm, có thể trồng bất kỳ loại cây nào cũng cho
năng suất cao.
- Nhóm tốt: đạt 60 - 79 điểm, có thể trồng bất kỳ loại cây nào nhng cho năng suất
thấp hơn.
- Nhóm trung bình: đạt 40 - 59 điểm, đất trồng đợc 1 số nhóm cây trồng không
đòi hỏi đầu t chăm sóc nhiều.
- Nhóm nghèo: đạt 20 - 39 điểm, đất chỉ trồng một số loại cây cỏ.
- Nhóm rất nghèo: đạt 10- 19 điểm, đất chỉ làm đồng cỏ chăn thả gia súc.
- Nhóm cuối cùng: đạt < 10 điểm, đất không thể dùng vào sản xuất nông nghiệp
đợc mà phải sử dụng cho các mục đích khác.
1.1.6. Đánh giá đất đai vùng nhiệt đới ẩm Châu Phi
Đánh giá đất đai vùng nhiệt đới ẩm Châu Phi đợc các nhà khoa học Bỉ nghiên
cứu và đề xuất bằng phơng pháp tham biến, có tính đến sự phụ thuộc về một số tính chất
sức sản xuất của đất, mà sức sản xuất của đất lại chịu ảnh hởng của các đặc trng thổ nh-
ỡng nh:
- Sự phát triển của phẫu diện đất thể hiện qua sự phân hoá phẫu diện, cấu trúc
đất, thành phần khoáng và sự phân bố khoáng sét trong tầng đất, khả năng trao đổi
cation.
- Màu sắc của đất và điều kiện thoát nớc.
- Độ chua và độ no bazơ.
- Mức độ phát triển của tầng mùn trong đất.
Tất cả các đặc tính trên đợc thể hiện bằng tơng quan theo phơng trình toán học và
từ đó xác định đợc sức sản xuất của đất.
1.2. đánh giá, phân hạng đất đai theo phơng pháp của FAO

1.2.1. Các khái niệm sử dụng trong đánh giá, phân hạng đất đai
7
- Khái niện đất đai:
Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape ecology), đất đai (land) đợc
coi là vật mang của hệ sinh thái. Đất đai đợc định nghĩa đầy đủ nh sau: Một vạt đất xác
định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tơng đối ổn
định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán đợc của sinh quyển bên trên, bên
trong và bên dới nó nh là không khí, đất (soil), điều kiện địa chất, thuỷ văn, thực vật và
động vật c trú, những hoạt động hiện nay và trớc đây của con ngời, ở chừng mực mà
những thuộc tính này ảnh hởng có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt đất đó của con ngời hiện
tại và trong tơng lai (Christian và Stewart - 1968; Brinkman và Smyth - 1973).
Từ định nghĩa trên, ta có thể hiểu đơn giản: đất đai là một vùng đất có ranh giới,
vị trí cụ thể và có các thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên - kinh tế xã hội nh:
thổ nhỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật và hoạt
động sản xuất của con ngời,
- Khái niệm về đánh giá, phân hạng đất đai:
Các nhà thổ nhỡng học đã đi sâu nghiên cứu các đặc tính cấu tạo, các quy luật và
quá trình hình thành đất (soils), điều tra lập bản đồ đất theo các tỷ lệ khác nhau. Sử
dụng thành tựu đó và qua thực tế sản xuất trên đồng ruộng, các nhà kinh tế học, xã hội
học, sinh thái học và cả nhỡng ngời nông dân đã đi sâu nghiên cứu và xem xét tới nhiều
khía cạnh có liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất trên từng vạt đất (lands). Từ đó
dẫn tới khái niệm: đánh giá, phân hạng đất đai.
Theo A. Young: Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất cho
một hoặc một số loại hình sử dụng đất đã đợc đa ra để lựa chọn.
Theo FAO (1976): Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu giữa những
tính chất đất cần phải có cho một loại sử dụng đất với những tính chất vốn có của đất
đai.
Nh vậy, đánh giá đất đai là quá trình thu thập thông tin, xem xét toàn diện các đặc
điểm đất đai để phân hạng ra mức độ thích hợp cao hay thấp đối với các loại hình sử
dụng đất. Kết quả đánh giá, phân hạng đất đai đợc thể hiện bằng bản đồ, báo cáo và các

bảng biểu số liệu kèm theo.
- Loại hình sử dụng đất (Land Utilization Type - LUT): là các loại sử dụng đất
đai đợc phân định và mô tả bởi các thuộc tính kỹ thuật và kinh tế - xã hội nh: loại cây
trồng, kỹ thuật canh tác, loại và khối lợng sản phẩm, lao động, chi phí sản xuất, lợi
nhuận thu đợc, Tuỳ theo mức độ đánh giá đất đai, có thể phân chia loại hình sử dụng
đất theo các cấp nh loại sử dụng tổng quát (Major Kind of Land Use), loại sử dụng đất
(LUT),
- Yêu cầu sử dụng đất (Land Use Requirement - LUR): là những điều kiện tự
nhiên có ảnh hởng đến năng suất và sự ổn định của loại hình sử dụng đất, hay đến tình
trạng quản lý và thực hiện loại hình sử dụng đất đó. Những yêu cầu sử dụng đất thờng đ-
ợc xem xét từ chất lợng đất đai của vùng nghiên cứu. Yêu cầu sử dụng đất đợc định
nghĩa nh là những điều kiện tự nhiên cần thiết để thực hiện thành công và bền vững một
loại hình sử dụng đất.
8
- Đặc trng đất đai (Land Characteristics - LC): là các thuộc tính đơn giản của
đất đai có thể đợc đo lờng hay đnhs giá trong một cuốc điều tra thông thờng.
- Chất lợng đất đai (Land Qualities - LQ): là các thuộc tính phức tạp cảu đất đai
ảnh hởng tới tính thích hợp của đất trong một cách bán lệ thuộc. Những thuộc tính này
phù hợp với từng yêu cầu sử dụng đất.
1.2.2. Các nguyên tắc trong đánh giá phân hạng đất đai của FAO
Đề cơng và hớng dẫn của FAO là khái quát toàn bộ những nội dung, các bớc tiến
hành, những gợi ý, ví dụ nêu ra để minh hoạ và tham khảo. Trên cơ sở đó, tuỳ từng điều
kiện cụ thể của từng nơi mà vận dụng cho sát đúng và phù hợp.
Đề cơng đánh giá đất đai của FAO đã đa ra 6 nguyên tắc sau:
1. Các loại hình sử dụng đất đợc lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu phát triển
của vùng hay của quốc gia, cũng nh phải phù hợp với bối cảnh và đặc điểm về
tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.
2. Các loại sử dụng đất cần đợc mô tả và định rõ các thuộc tính về kỹ thuật và
kinh tế - xã hội.
3. Việc đánh giá đất đai bao gồm sự so sánh của hai hay nhiều loại hình sử dụng

đất.
4. Khả năng thích nghi đất đai cần đặt trên cơ sở sử dụng đất bền vững.
5. Đánh giá khả năng thích nghi đất đai bao gồm cả sự so sánh về năng suất (lợi
ích) thu đợc và đầu t (chi phí) cần thiết của loại sử dụng đất.
6. Đánh giá đất đai đòi hỏi một phơng pháp tổng hợp đa ngành.
Với những nguyên tắc cơ bản nêu trên, đánh giá đất đai sẽ hỗ trợ cho việc quy
hoạch sử dụng đất bằng cách cung cấp cho tiến trình này những phơng án về sử dụng tài
nguyên đất đaivà trong mỗi phơng án là những thông tin về năng suất - mức đầu t (chi
phí, lợi nhuận) - cách quản lý đất đai - nhu cầu về cải thiện cơ sở hạ tầng - ảnh hởng của
sử dụng đất đối với môi trờng.
Phân hạng đất đai đợc chia ra làm các kiểu:
- Phân hạng định tính và phân hạng định lợng;
- Phân hạng thích nghi hiện tại và tiềm năng.
1.2.3. Cơ sở lý luận khoa học về đánh giá, phân hạng đất đai
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt quan trọng, không có khả năng
tái tạo đợc. Với sức ép của việc gia tăng dân số, đất đai ngày càng bị khai thác triệt để,
dẫn đến đất trồng bị thoái hoá, sa mạc hoá ngày càng tăng. Nhiều trờng hợp khai thác sử
dụng đất một cách tuỳ tiện, canh tác trên đất không thích hợp đã dẫn đến sản xuất
không thành công. Để khắc phục tình trạng trên, công tác đánh giá, phân hạng đất đai
đã ra đời và ngày càng hoàn thiện cả về cơ sở khoa học và thực tiễn.
9
Nh trong khái niệm đã nêu trên, đánh giá đất đai tiến hành xem xét trên phạm vi
rất rộng, bao hàm cả không gian và thời gian, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi
trờng. Những đặc điểm của đất đai sử dụng trong đánh giá đất là những tính chất mà ta
có thể đo lờng hoặc ớc lợng đợc. Những tính chất đó đợc đối chiếu với yêu cầu sinh lý,
sinh thái tối thích của cây trồng cụ thể. Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì cơ sở khoa
học trong đánh giá đất đai càng hoàn thiện, kết quả đánh giá có độ chính xác cao.
Những thành công trong đánh giá và quy hoạch sử dụng đất sẽ càng củng cố, bổ sung
những kinh nghiệm thực tế. Công tác đánh giá đất đai nhằm mục đích:
- Xác định hiệu quả kinh tế sử dụng đất;

- Đánh giá và so sánh hoạt động sản xuất;
- Dự kiến số lợng và giá thành sản phẩm;
- Hoàn thiện kế hoạch sản xuất và xây dựng các phơng án quy hoạch.
1.2.4. Vai trò của đánh giá, phân hạng đất đai đối với quy hoạch sử dụng đất
Đánh giá, phân hạng đất đai là bớc tiếp theo của việc xây dựng bản đồ đất và
công tác quy hoạch sử dụng đất đai. Công việc này đã trở thành phổ biến ở trên thế giới
và trong nớc.
Đánh giá, phân hạng đất đai cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để các nhà quy
hoạch xem xét, lựa chọn và đa ra quyết định các phơng án sử dụng đất đai cho từng
vùng hoặc từng khu vực cụ thể. Những thông tin, t liệu đầy đủ và toàn diện cả về điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trờng trong đánh giá giúp cho các phơng án quy
hoạch sử dụng đất đai hoàn toàn mang tính khả thi bởi lờng trớc đợc những thuận lợi và
khó khăn, đề xuất đợc những giải pháp phù hợp nhằm sử dụng đất hợp lý và đạt hiệu
quả cao trong chiến lợc phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
1.2.5. Cấu trúc phân hạng đất đai của FAO
Thấy rõ vai trò quan trọng của đánh giá, phân hạng làm cơ sở cho công tác quy
hoạch sử dụng đất đai, Tổ chức Nông - Lơng của Liên hợp quốc (FAO) với sự tham gia
của các chuyên gia hàng đầu thế giới, đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nớc và đa ra
bản: Đề cơng đánh giá đất đai năm 1976. Tài liệu này đã đợc cả thế giới quan tâm thử
nghiệm, vận dụng và chấp hành; đây là phơng tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất
đai. Tiếp theo đó, hàng loạt các tài liệu hớng dẫn đã đợc xuất bản nh:
- Đánh giá đất đai cho nông nghiệp nhờ ma (Land Evaluation for Rainfed
Agriculture, 1983).
- Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp có tới (Land Evaluation for Irrigated
Agriculture, 1985).
- Đánh giá đất đai cho trồng trọt cỏ quảng canh (Land Evaluation for Extensive
Grazing, 1989).
- Đánh giá đất đai cho mục tiêu phát triển (Land Evaluation for Development,
1983).
10

- Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho việc quy hoạch sử dụng đất
(Land Evaluation and Farming System Analysis for Land Use Planning, 1992).
Cấu trúc phân hạng gồm 4 cấp: Bậc (Orders), hạng (Classes), hạng phụ
(Subclasses) và đơn vị (Units). Có hai bậc:
1. Bậc thích hợp (Suitability orders);
2. Bậc không thích hợp (Not suitability orders).
Trong bậc thích hợp thờng chia làm 3 hạng:
- Thích hợp cao (Highly suitable),
- Thích hợp trung bình (Moderately suitable),
- Kém thích hợp (Marginally suitable).
Trong bậc không thích hợp thờng chia làm 2 hạng:
- Không thích hợp hiện tại (Currently not suitable),
- Không thích hợp vĩnh viễn (Permanently suitable).
Từ lớp tích hợp trung bình và kém đợc chia ra nhiều hạng phụ để chỉ rõ bản chất
của các yếu tố giới hạn. Để chỉ rõ những yêu cầu chi tiết hơn về quản lý, sử dụng đất
đai; từ hạng phụ chia ra các đơn vị đất thích hợp. Có thể nhận they đề cơng, hớng dẫn
của FAO rất đầy đủ, chặt chẽ và dễ dàng vận dụng với mọi hoàn cảnh.
1.3. Nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất đai ở Việt Nam
ở Việt Nam, từ xa xa các triều đại vua chúa phong kiến nớc ta đã tiến hành thực
hiện đạc điền, phân hạng đất theo kinh nghiệm nhằm quản lý đất đai cả về số lợng và
chất lợng. Năm 1092 nhà Lý lần đầu tiên đã tiến hành đạc điền, lập điền bạ đánh thuế
ruộng đất. Năm 1082 nhà Nguyễn đã tiến hành làm địa bạ thống nhất cho các xã, thôn
và tiến hành phân đẳng định hạng ruộng đất thành Tứ hạng điền, lục hạng thổ để thu
thuế.
Thời kỳ thống trị của thực dân Pháp, việc nghiên cứu đánh giá đất đã đợc tiến
hành ở những vùng đất đai phì nhiêu, những vùng đất có khả năng khai phá với mục
đích xác định tiềm năng, sử dụng để lựa chọn đất lập đồn điền, tiêu biểu là các công
trình của Yves Henry (1931), E.M Castagnol (1950), (1952), Smith (1951).
Tại miền Nam, trong những năm thuộc chế độ cộng hoà đã có một số công trình
nghiên cứu về đất và lập bản đồ đất của F.R Moorman (1958, 1959, 1960); Moorman

Goden (1961); Thái Công Tụng và Moorman(1958), Thái Công Tụng (1969, 1965,
1972, 1973), Trơng Đình Phú (1960, 1961), Nguyễn Hoài Văn (1960), Các công trình
trên đã xác định đợc hầu hết các loại đất chính phân bố trên địa bàn miền Nam, nguồn
gốc phát sinh, tính chất hoá lý học của đất, hiện trạng và khả năng sử dụng đất.
ở miền Bắc, sau ngày giải phóng (1954) với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên
Xô (cũ), các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành điều tra, nghiên cứu về đất và xây
dựng bản đồ thổ nhỡng toàn quốc ở tỷ lệ 1/1.000.000; bản đồ thổ nhỡng cho các tỉnh tỷ
lệ 1/50.000 và 1/100.000. Mỗi huyện đều đã xây dựng bản đồ thổ nhỡng tỷ lệ 1/10.000
và 1/25.000. Một số công trình nghiên cứu cơ bản về đất đã đợc công bố: V.M. Fridland
với một số kết quả nghiên cứu bớc đầu về đất miền Bắc Việt Nam (1962), Vũ Ngọc
11
Tuyên, Trần Khải, Phạm Gia Tu với Những loại đất chính miền Bắc Việt Nam (1963),
Nguyễn Vi, Trần Khải với Nghiên cứu hoá học đất vùng Bắc Việt Nam, Tôn Thất
Chiểu với Tổng quan về điều tra phân loại đất Việt Nam (1975). Các công trình về
bản đồ đất Việt Nam (1975). Các công trình về bản đồ đất Việt Nam có sự đóng góp
của các nhà khoa học đất: GS. Cao Liêm, Lê Duy Thớc, Tôn Thất Chiểu,
Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng một số cán bộ khoa học của
Viện Nông hoá Thổ nhỡng đã đi sâu vào nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất đai ở 23
huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh. Kết quả nghiên cứu bớc đầu đã thiết thực
phục vụ công tác tổ chức lại sản xuất. Từ kết quả nghiên cứu trên, Bùi Quang Toản đã
đề ra quy trình kỹ thuật đánh giá, phân hạng đất đai áp dụng cho các hợp tác xã và các
vùng chuyên canh. Quy trình đánh giá, phân hạng đất đai đợc chia thành 4 bớc, các yếu
tố chất lợng đợc phân chia ra các yếu tố thuận và yếu tố nghịch. Đất đai đợc chia thành
4 hạng: rất tốt, tốt, trung bình, kém. Quy trình đó đã đợc áp dụng trong một thời gian
dài, tuy nhiên vấn đề kinh tế xã hội và tác động tới môi trờng cha đợc nghiên cứu.
Năm 1983 Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban hành Dự thảo phơng pháp phân
hạng đất lúa nớc cấp huyện. Tài liệu hớng dẫn phân hạng đất thành 8 hạng, chủ yếu
dựa vào năng suất cây trồng là chính, ngoài ra còn sử dụng các chỉ tiêu về: độ dày tầng
canh tác, địa hình, thành phần cơ giới, mức độ mặn, phèn.
Vũ Cao Thái và một số tác giả (1989) đã nghiên cứu xác định mức độ thích hợp

của đất Tây Nguyên cho cây cao su, cà phê, chè, dâu tằm trên cơ sở vận dụng phơng
pháp phân hạng đất thích hợp của FAO - UNESCO để đánh giá, phân hạng đất định tính
và đánh giá khái quát tiềm năng của đất.
Năm 1993 dự thảo Nghị định của chính phủ về phân hạng đất phục vụ cho việc
tính thuế sử dụng đất đã đề ra chỉ tiêu và tiêu chuẩn phân hạng đất trồng lúa và đất nuôi
trồng thuỷ sản, đất trồng cây lâu năm, trồng cây ăn quả. Căn cứ để phân hạng đất dựa
vào 5 yếu tố: chất đất, vị trí địa lý, địa hình, điều kiện khí hậu thời tiết, tới tiêu. Các yếu
tố trên đợc quy ra điểm, hạng đất đợc tính toán theo điểm của cả 5 yếu tố theo thang bậc
quy định sẵn, chỉ tiêu năng suất chỉ dùng để tham khảo.
Phơng pháp đánh giá, phân hạng đất đai của FAO - UNESCO đã đợc các nhà
khoa học đất Việt Nam bớc đầu vận dụng thử nghiệm và đã có kết quả đóng góp để
hoàn thiện từng bớc: Bùi Quang Toản (1985), Vũ Cao Thái (1989), Võ Văn Anh (1990),
Trần An Phong, Nguyễn Khang, Nguyễn Công Pho, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Xuân
Nhiệm, Phạm Quang Khánh, (1990 - 1993).
Từ năm 1990 đến nay, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã thực hiện
nhiều công trình nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất đai trên phạm vi toàn quốc với 9
vùng sinh thái và ở nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu t. Nguyễn Khang, Phạm
Dơng Ưng (1994) với Kết quả bớc đầu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam, Nguyễn
Công Pho (1995) với Đánh giá đất vùng đồng bằng sông Hồng, Nguyễn Văn Tân,
Nguyễn Khang với Đánh giá đất vùng dự án đa mục tiêu Ea Soup, Nguyễn Chiến
Thắng, Cấn Triển (1995) Đánh giá đất tỉnh Bình Định, Nguyễn Văn Nhân (1995)
Đánh giá khả năng sử dụng đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long
Trong nghiên cứu hệ thống sử dụng đất và các yếu tố sinh thái nông nghiệp phục
vụ quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền đã có nhiều
công trình nghiên cứu trên các vùng sinh thái của cả nớc. Những công trình nghiên cứu
về sử dụng đất chung trên phạm vi cả nớc trên quan điểm sinh thái và phát triển bền
12
vững gồm: Khả năng phát triển nông nghiệp nớc ta trong giai đoạn tới (Tôn Thất
Chiểu, 1992), Hệ sinh thái nông nghiệp (Đào Thế Tuấn, 1984), ứng dụng nội dung
phơng pháp đánh giá, phân hạng đất đai và phân tích hệ thống canh tác của FAO -

UNESCO vào điều kiện thực tế của Việt Nam (Trần An Phong),
Tháng 1 năm 1995, Hội thảo quốc gia về đánh giá, phân hạng đất đai và quy
hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững do Viện Quy hoạch
và Thiết kế Nông nghiệp tổ chức với sự tham gia đóng góp của nhiều nhà khoa học. Hội
nghị đã tổng kết đánh giá sự vận dụng vào thực tế phơng pháp đánh giá, phân hạng đất
đai theo FAO - UNESCO ở Việt Nam, nêu những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để tiến
tới hoàn thiện nội dung và xây dựng quy trình đánh giá, phân hạng đất đai trên các vùng
lãnh thổ Việt Nam, sử dụng kết quả nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất đai vào quy
hoạch sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả. Thông qua việc đánh giá khả năng thích
hợp của đất đai để thấy tiềm năng đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, khả năng tăng vụ,
lựa chọn hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất phù hợp để tiến tới sử dụng đất đai
hợp lý và có hiệu quả cao hơn.
Công tác đánh giá phân hạng đất đai đợc nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu và
thực hiện nh: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Viện Nông hoá Thổ nhỡng,
Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trờng).
Năm 1998, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn
ngành 10TCN 343-98 về quy trình đánh giá đất phục vụ nông nghiệp, quy trình đợc xây
dựng trên cơ sở vận dụng nội dung, phơng pháp đánh giá đất đai của FAO theo điều
kiện và tiêu chuẩn cụ thể của Việt Nam. Quy trình này cũng đã đa ra các hớng dẫn cụ
thể về nội dung, phơng pháp và các chỉ tiêu nghiên cứu, đánh giá cho các tỷ lệ bản đồ
khác nhau.
1.4. Điều tra, Nghiên cứu đánh giá và phân hạng đất đai ở tỉnh cao
bằng
Công tác điều tra, phân loại, xây dựng bản đồ đất và đánh giá đất đai ở nớc ta đã
đợc tiến hành từ sau năm 1954. Riêng tỉnh Cao Bằng đến nay đã có một số đợt điều tra,
nghiên cứu đất vào các thời kỳ khác nhau phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh.
Giai đoạn 1966 - 1967, Vụ quản lý ruộng đất của Bộ Nông nghiệp đã cùng với
tỉnh Cao Bằng điều tra, xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1:100.000 cho toàn tỉnh. Giai đoạn
1983 - 1984, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã chỉnh lý bổ sung bản đồ đất
của tỉnh Cao Bằng. Đây là tài liệu điều tra cơ bản quan trọng giúp cho việc đa ra các

quyết định, chính sách và kế hoạch sử dụng đất trong thời gian này.
Đến năm 1999, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã hoàn thành việc bổ
sung, chỉnh lý và hoàn thiện bản đồ đất của tỉnh Cao Bằng tỷ lệ 1:100.000 cùng với báo
cáo thuyết minh chủ giải đi kèm trên cơ sở áp dụng phơng pháp phân loại đất của FAO -
UNESCO, phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh.
Bản đồ đất đã đa ra đặc điểm các nhóm đất, hệ thống phân vị các đơn vị và các
đơn vị phụ và những kết luận chung nhất về tài nguyên đất tỉnh Cao Bằng. Đây chính là
một cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác đánh giá, phân hạng đất đai và đề xuất sử
dụng đất của tỉnh Cao Bằng.
13
Chơng II
Mục tiêu, nội dung và phơng pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá chính xác tiềm năng đất đai về sự phân bố, số lợng, chất lợng và khả
năng sử dụng để làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất, bố trí các phơng án quy hoạch sử
dụng đất đai, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực
tiễn của phát triển kinh tế - xã hội và công tác bảo vệ môi trờng trên quan điểm sinh thái
và phát triển bền vững.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về phân loại đất tỉnh Cao Bằng.
- Lựa chọn các chỉ tiêu về yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây trồng, chất lợng đất
đai và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho tỉnh Cao Bằng.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất hiện nay của tỉnh
Cao Bằng, lựa chọn các loại hình sử dụng đất bền vững, có hiệu quả để tiến hành đánh
giá, phân hạng thích nghi của đất đai.
- Trên cơ sở kết quả đánh giá, phân hạng thích nghi đất đai để xây dựng các bản
đồ thích nghi cho các loại hình sử đụng đất đợc lựa chọn và bản đồ đề xuất sử dụng đất
bền vững tỉnh Cao Bằng theo quan điểm sinh thái nông nghiệp bền vững.
Trình tự đánh giá, phân hạng đất thể hiện qua sơ đồ sau:
1. Xác

định mục
tiêu
2. Thu
thập tài
liệu
3. Xác
định loại
hình sử
dụng đất
5. Đánh
giá khả
năng thích
nghi
6. Phân
tích hiệu
quả kinh
tế - xã hội,
môi trờng
7. Xác
định ph-
ơng án sử
dụng đất
thích hợp
nhất
8. Đề xuất
sử dụng
đất
4. Xác
định các
đơn vị đất

2.3. Phơng pháp nghiên cứu
Công tác nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất đai tỉnh Cao Bằng dựa vào các ph-
ơng pháp chính sau:
2.3.1. Phơng pháp thu thập và biện hội thông tin, t liệu, bản đồ
Phơng pháp điều tra thu thập các số liệu: thu thập và xử lý các nguồn số liệu và tài liệu
hiện có về khu vực nghiên cứu nh:
- Số liệu khí tợng trung bình về nhiệt độ, lợng ma, độ ẩm, lợng bốc hơi.
14
- Các nguồn số liệu có liên quan đến tài nguyên nớc, khả năng tới, khả năng tiêu thoát
nớc và mức độ ngập úng.
- Các nguồn số liệu về tình hình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
của tỉnh.
- Điều tra xác định các loại hình sử dụng và các hệ thống sử dụng đất tại
2.3.2. Phơng pháp chuyên gia và điều tra dã ngoại
Các kiến thức chuyên gia kết hợp với công tác điều tra thực địa nhằm thu thập
những thông tin, so sánh kết quả đánh giá trên thực tế sản xuất, từ đó bổ sung, chỉnh lý
số liệu sao cho kết quả có độ tin cậy cao.
2.3.3. Phơng pháp đánh giá phân hạng đất thích hợp theo FAO
Phơng pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (LMU) bằng chồng xếp các bản đồ
đơn tính (bản đồ đất, độ cao địa hình, độ dốc, tầng dầy, thành phần cơ giới đất, chế độ t-
ới và độ phì đất) trên bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/25.000
- Phơng pháp đánh giá phân hạng thích hợp của FAO đợc thể hiện theo sơ đồ:



Sơ đồ 2.1. Trình tự phơng pháp đánh giá đất theo FAO (1976)
15
Khởi đầu
a, Mục tiêu
b, Số liệu và giả thiết

c, Lập kế hoạch đánh giá
Loại sử dụng đất
Loại hình sử dụng đất chính
Loại hình sử dụng đất
Khảo sát tài nguyên đơn vị
bản đồ đất đai
Yêu cầu giới
hạn của việc
sử dụng đất
So sánh sử dụng đất với điều
kiện đất đai
a, Đối chiếu
b,Tác động môi trờng
c, Phân tích kinh tế - xã hội
d, Kiểm tra thực địa
Tính chất và
chất lợng đất
đai
Phân loại khả năng thích nghi đất đai
Trình bày kết quả
Cải tạo
đất
Kết quả đánh giá sử dụng đất thích hợp đợc thực hiện ở mức độ chi tiết đến các
lớp phụ để xác định rõ các yếu tố hạn chế trong mức phân hạng.
2.2.4. Phơng pháp viễn thám và GIS
Các bản đồ chuyên đề, bản đồ đơn vị đất đai và các bản đồ đánh giá đất sẽ đợc
xây dựng bằng công nghệ GIS. ứ ng dụng phần mềm ArcView GIS 3.2a để chồng xếp
các bản đồ, sử dụng phần mềm MapInfo 7.8 để biên tập, trình bày và hoàn chỉnh các
loại bản đồ.
2.3.5. ứng dụng mô hình tích hợp ALES - GIS trong đánh giá, phân hạng thích

nghi đất đai tỉnh Cao Bằng trên quan điểm và phơng pháp của FAO
Kỹ thuật đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi của 141 đơn vị đất đai đối với
các loại hình sử dụng đất chính ở tỉnh Cao Bằng đợc thực hiện bằng phần mềm ALES
(Automated Land Evaluation System). Kết quả đánh giá đợc kết nối với các phần mềm
GIS để trình bày và thể hiện kết quả đánh giá trên các bản đồ.
- Vị trí và chức năng của ALES trong đánh giá thích nghi
Phơng pháp đánh giá đất đai do FAO đề xuất (1976) là phơng pháp đánh giá có u
thế, đã đợc áp dụng thành công ở nhiều quốc gia đang phát triển phục vụ cho quy hoạch
sử dụng đất đai trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, dựa vào phơng pháp này, cách tính
toán thủ công trong bớc xây dựng bảng thích nghi và bớc đánh giá tổng hợp có tính chất
lặp đi lặp lại, đòi hỏi nhiều thời gian (nhất là đối với đánh giá đất đai ở quy mô lớn nh
vùng hoặc quốc gia) và dễ xảy ra sai sót. Ngoài ra, việc sử dụng các bảng thích nghi
không thể trình bày tất cả các mối quan hệ tơng tác giữa các đặc trng đất đai.
Do vậy, mô hình ALES đợc xây dựng với mục đích cung cấp khả năng tự động
hoá trong đánh giá đất đai, đợc thừa kế và phát triển từ phơng pháp đánh giá đất đai của
FAO. ALES đã khắc phục đợc những hạn chế của phơng pháp FAO, có thể áp dụng với
mọi quy mô lãnh thổ hay loại hình sử dụng đất, với điều kiện ngời thực hiện đánh giá
phải xây dựng mô hình đánh giá và cơ sở dữ liệu cho mỗi trờng hợp cụ thể. Hơn nữa,
cây quyết định của ALES cung cấp khả năng đánh giá linh hoạt hơn so với việc xây
dựng các bảng thích nghi.
ALES (Automaticed Land Evaluation System - Hệ thống đánh giá đất đai tự
động) là một khung trong đó các nhà đánh giá có thể bày tỏ các đánh giá của họ, địa
phơng và các hiểu biết của mình. Đối với các nớc đang phát triển, mục đích chính của
các ứng dụng ALES là cho phép sử dụng số liệu đất đai ở mọi tỷ lệ nghiên cứu, cũng nh
dễ dàng trao đổi dữ liệu qua máy tính với cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia hoặc các cơ sở l-
u trữ số liệu đất đai cấp tỉnh, huyện.
Đối với các nớc phát triển, ALES đã đợc ứng dụng để định giá đất nông nghiệp,
lu trữ các kết quả điều tra và khảo sát đất đai. u thế của các nớc phát triển là có đợc cơ
sở dữ liệu đất đai tốt nên thực hiện thuận lợi công việc nhập, xử lý, xuất dữ liệu bằng
ALES và đa vào các chơng trình tính toán chi tiết trong đánh giá đất đai.

- Phơng thức đánh giá thích nghi trên nền ALES
Đánh giá thích nghi trên nền ALES đợc thực hiện bằng cách xây dựng các cây
quyết định (Decision tree). Thực chất, đây là một giải pháp suy luận đa cấp với số liệu
16
đã đợc phân loại, thực hiện theo cách thức câu hỏi - đáp ứng để đa đến kết quả đánh
giá cuối cùng. Theo cách thức này, ALES sẽ đặt câu hỏi về giá trị của mỗi đặc trng cảnh
quan liên quan theo thứ tự lần lợt cho đến khi có đủ thông tin để xác định tính thích hợp
của đơn vị cảnh quan đối với loại hình sử dụng đất. Trong ALES, cây quyết định đợc sử
dụng nhằm xác định: (1) Phân loại các chỉ tiêu đa vào đánh giá trên cơ sở dữ liệu đặc
tính đất đai; (2) Mức độ không thích nghi của đơn vị đất đai đối với cây trồng từ các đặc
tính đất đai; (3) Phân cấp mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với cây trồng.
Các cây này đợc xây dựng bởi ngời lập mô hình đánh giá và đợc xem xét chi tiết trong
tính toán kết quả đánh giá và sử dụng dữ liệu về chất lợng đất đai đối với mỗi đơn vị đất
đợc đánh giá. Cây quyết định có nhiều u điểm, đặc biệt cho phép ngời xây dựng mô
hình đánh giá và ngời sử dụng trình bày rõ ràng các bớc đánh giá trong quá trình sử
dụng để đạt tới một quyết định. Tuy vậy, cần phải dựa trên suy luận logic của các
chuyên gia để kiểm nghiệm xem tiến trình đạt tới một quyết định trong ALES đúng đắn
đến mức độ nh thế nào.
Xây dựng cây quyết định có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt đối với tính chính xác
của kết quả đánh giá. Do đó, cần chú ý một số quy tắc phân cấp thích nghi trong cây
quyết định nh sau: (1) Sắp xếp các đặc trng đất đai của cây quyết định theo thứ tự thuận
lợi cho công việc đánh giá; (2) Đối sánh với điều tra thực tế hoặc sử dụng liệt kê toán
học để giảm bớt nhánh cây quyết định; (3) Nhánh tối u quyết định trớc, nhánh gần tối u
quyết định sau và giảm một cấp thích nghi so với nhánh tối u, trong đó có thể sử dụng
nguyên tắc đa số hoặc cho điểm để quyết định cấp thích nghi; (4) Khi quyết định một
cấp thích nghi cần có sự tham gia ý kiến của nhà chuyên môn.
- Hạn chế của ALES và sự cần thiết tích hợp ALES - GIS
Hạn chế của ALES là không thể biểu diễn dữ liệu không gian bằng bản đồ, trong
khi đó, hệ thông tin địa lý lại là hệ thống lý tởng trong phân tích không gian và biểu thị
các kết quả đánh giá thích nghi bởi ALES dới dạng các lớp dữ liệu. Do đó, sự tích hợp

hệ thống đánh giá đất đai tự động (ALES) và hệ thông tin địa lý (GIS) có thể cho ra các
đặc trng về đất đao khu vực nghiên cứu thu đợc từ các bản đồ hay GIS, thông qua liên
kết với một số phần mềm nh Arc/InFor, MapInfo hay Idrisi, đồng thời đảm bảo thực
hiện đánh giá thích nghi sinh thái và biểu thị trực quan kết quả đánh giá trên bản đồ. Mô
hình tích hợp này có chức năng u việt hơn so với nhiều mô hình đánh giá thích nghi đã
đợc sử dụng và cho kết quả đáng tin cậy.
- Cấu trúc mô hình tích hợp ALES - GIS
Cấu trúc mô hình đánh giá thích nghi trên nền ALES - GIS bao gồm 3 bộ phận:
(a) Dữ liệu đầu vào là nhu cầu sinh thái cây trồng và bản đồ đơn vị đất đai liên kết với
ma trận thuộc tính đơn vị đất đai của khu vực nghiên cứu; (b) Nhập, xử lý và đánh giá,
xuất dữ liệu nhờ ALES - GIS tơng tác với chuyên gia đánh giá; (c) Dữ liệu đầu ra là ma
trận thích nghi liên kết với bản đồ đánh giá tổng hợp (bản đồ đánh giá thích nghi) (Hình
2.1).
17
Hình 2.1. Cấu trúc và chức năng của mô hình tích hợp ALES - GIS
trong đánh giá thích nghi đất đai
: Dữ liệu đầu vào

: Dữ liệu đầu ra
18
Nhu cầu
sinh thái
cây trồng
Nhu cầu
sinh thái
cây trồng
Bản đồ đơn vị đất đai
2
3
1

Bản đồ đánh giá thích nghi
S1: Rất thích nghi
S2: Thích nghi TB
S3: Kém thích nghi
N: Không thích nghi
S1
S2
N
Ma trận thuộc tính
đặc tính chất lợng
đất đai
GIS phân
tích dữ liệu
không gian
ALES
đánh giá
thích nghi
Ma trận thích nghi
Chơng III
Kết quả điều tra đánh giá, phân hạng đất đai
tỉnh Cao bằng
3.1. Tài nguyên đất tỉnh Cao Bằng
Theo kết quả điều tra, phân loại và xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1:100.000 của Viện
Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp năm 1999, tỉnh Cao Bằng có 8 nhóm đất và 19 đơn
vị đất (Bảng 3.1):
Bảng 3.1. Phân loại đất tỉnh Cao Bằng tỷ lệ 1/100.000
STT Tên đất Việt Nam

hiệu
Tên đất theo

FAO - UNESCO

hiệu
Diện tích
(ha)
I Đất phù sa P Fluvisols FL 4.273
1 Đất phù sa trung tính ít chua P Eutric Fluvisols FLe 648
2 Đất phù sa chua Pc Dystric Fluvisols FLd 1.779
3 Đất phù sa có tầng đốm gỉ Pr Cambic Fluvisols FLb 1.846
II Đất glây GL GL 354
4 Đất glây chua GLc Dystric Gleysols GLd 354
III Đất xám X Acrisols AC 325.269
5 Đất xám điển hình Xh Haplic Acrisols ACh 140.436
6 Đất xám feralit Xf Ferralic Acrisols ACf 140.449
7 Đất xám glây Xg Gleyic Acrisols ACg 6.959
8 Đất xám sẫm màu Xu Umbric Acrisols ACu 2.700
9 Đất xám có tầng loang lổ Xl Plinthic Acrisols ACp 1.848
10 Đất xám mùn trên núi Xm Humic Acrisols ACu 32.877
IV Đất đỏ F Ferralsols FR 40.345
11 Đất nâu đỏ Fđ Rhodic Ferralsols FRr 16.900
12 Đất nâu vàng Fx Xanthic Ferralsols FRx 13.400
13 Đất mùn vàng đỏ trên núi Fh Humic Ferralsols Fru 10.045
V Đất đen R Luvisols LV 14.864
14 Đất đen điển hình Rh Haplic Luvisols LVh 7.674
15 Đất đen nhiễm vôi Rv Calcaric Luvisols LVcr 7.190
VI Đất tích vôi V Calcisols CL 4.575
16 Đất tích vôi rửa trôi VL Luvic Calcisols CLl 2.550
17 Đất tích vôi glây Vg Gleyic Calcisols CLg 2.025
VII Đất mùn Alit trên núi cao A Alisols AL 89
18 Đất mùn Alit trên núi cao Ah Haplic Alisols ALh 89

VIII Đất xói mòn trơ sỏi đá E Leptosols LP 92.823
19 Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá E Dystric Leptosols LPd 92.823
Tổng
482,592,00
Núi đá
178.183.20
Sông suối 11.181,45
Tổng diện tích tự nhiên
671.956,65
Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
19
3.1.1. Đất phù sa (P)
Đất phù sa ở Cao Bằng có diện tích 4.273 ha, được hình thành từ các sản phẩm
bồi tụ của các sông suối (sông Gâm, sông Bằng, sông Bắc Vọng, sông Quây Sơn,…).
Phân bố tập trung ở các huyện Hoà An, Trùng Khánh, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Hà
Quảng. Do vị trí địa lý và bản chất của các sản phẩm phù sa được bồi đắp rất khác nhau
nên đặc điểm của chúng rất đa dạng và được phân thành các loại sau:
- Đất phù sa chua (Pc) : Diện tích 1.779 ha, phân bố tập trung ở ven các sông,
suối nhỏ chảy qua các vùng núi đất nghèo bazơ (ở xã Minh Thành và thị trấn Nguyên
Bình, xã Đoài Côn, Trùng Khánh, xã Hưng Đạo và xã Dân Chủ huyện Hoà An; Nà Bàn
thị trấn Bảo Lạc).
Hầu hết đất phù sa chua đã và đang được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp để
trồng các loại cây ngắn ngày như lúa, ngô, khoai lang, đậu đỗ, rau quả… Do đất thoát
nước tốt lại nằm bên ven sông suối nên rất thích hợp để phát triển các cây trồng cạn.
Tuy nhiên, đây là loại đất có độ phì nhiêu thấp, mặt khác dễ bị ngập úng, lũ quét vào
mùa mưa. Để sử dụng có hiệu quả loại đất này cần đảm bảo hệ thống tưới tiêu chủ động
và xây dựng hệ thống bờ vùng, bờ thửa vững chắc để giữ nước. Đặc biệt phải đầu tư
thâm canh bón nhiều phân hữu cơ, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm thu hoạch
năng suất cao ổn định đảm bảo sử dụng đất lâu bền.
- Đất phù sa trung tính ít chua (P): Diện tích 1.846 ha, phân bố ở Hưng Đạo,

Hoà An, Đào Ngạn, Hà Quảng. Loại đất này rất thích hợp cho phát triển các cây hoa
màu, lương thực và cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày. Để đảm bảo thu hoạch
năng suất cây trồng cao, ổn định và sử dụng đất lâu bền đòi hỏi giải quyết đồng bộ các
giải pháp:
- Đất phù sa có tầng đốm gỉ (Pr): Diện tích 648 ha, phân bố tập trung ở các xã
Bình Long, Nam Tuấn (Hoà An), Hồng Trị (Bảo Lạc),… Đất hình thành ở địa hình vàn,
vàn cao chịu tác động thay đổi định kỳ của 2 mùa mưa ẩm và khô.
Thích hợp cho việc phát triển nhiều cây trồng cạn và nước ngắn ngày. Đây là
loại đất có độ phì nhiêu thấp, vì vậy muốn thu hoạch năng suất cây trồng cao ổn định và
đảm bảo sử dụng đất lâu bền cần đẩy mạnh thâm canh, áp dụng công nghệ canh tác tiến
bộ và thích hợp. Đặc biệt coi trọng việc che phủ đất vào mùa khô, tăng tỉ lệ cây hộ đậu,
bón cân đối phân hữu cơ và vô cơ, chú ý bón các loại cây sinh lý kiềm.
3.1.2. Đất Glây (GL)
Đất glây có diện tích 354 ha, hình thành ở địa hình thấp, trũng hoặc ở thung lũng
khép kín khó thoát nước. Trong môi trường yếm khí đất hình thành từ các vật liệu
không gắn kết với đặc trưng quan trọng nhất là bị glây mạnh ở tầng đất 0 - 50 cm hoặc
toàn phẫu diện. Phân bố ở xã Hưng Đạo (huyên Hoà An).
3.1.3. Đất xám (X)
Đất xám có diện tích lớn (325.269 ha) và phân bố rộng khắp các huyện của tỉnh
Cao Bằng. Đây là nhóm đất có tầng B tích sét (Argic) với khả năng trao đổi cation dưới
24 me/100g sét và độ no bazơ dưới 50%.
20
- Đất xám điển hình (Xh): Diện tích 140.436 ha, đất chủ yếu phát triển trên phù
sa cổ, đá macma axit và đá cát, phân bố rộng hết các huyện trong tỉnh Cao Bằng.
Đất thường nằm ở địa hình dốc lớn, chia cắt mạnh, độ phì nhiêu thấp nên cần đặc
biệt quan tâm đến các giải pháp chống xói mòn, bảo vệ đất, giữ ẩm vào mùa khô, nâng
cao độ phì nhiêu của đất, loại đất này chủ yếu sử dụng cho phát triển lâm nghiệp hoặc
nông lâm kết hợp.
- Đất Xám feralit (Xf): Diện tích 140.449 ha, được hình thành trên sản phẩm
phong hoá của đá sét và biến chât, phân bố ở nhiều huyên trong tỉnh Cao Bằng.

Là một trong những loại đất tốt chiếm diện tích lớn ở Cao Bằng cần được sử dụng
hợp lý để phát triển nông lâm nghiệp. Loại đất này thích hợp để phát triển nhiều cây lâu
năm như chè, hồi, trúc, tam thất và nhiều loại cây ăn quả, gỗ quý.
- Đất xám glây (Xg): Diện tích 6.959 ha, phân bố ở địa hình bậc thang thung lũng
có diện tích nhỏ (2,6% của nhóm đất) và nằm phân tán. Loại đất này có một số đặc điểm
chung của đất xám, đồng thời mang những đặc tính riêng khi đem vào trồng lúa nước.
Trồng lúa nước dẫn đến sự thay đổi lớn về hình thái phấu diện đất và tính chất đất: thay đổi
về chế độ nước, nhiệt và quá trình xảy ra trong đất, hạn chế tích cực sự thoái hoá đất đồi
núi. Là loại đất quý ở Cao Bằng do nằm ở địa hình thung lũng, bằng hoặc bậc thềm có điều
kiện giữ nước. Loại đất này thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cho nhiều loại cây
ngắn ngày ( lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày).
- Đất xám sẫm màu (Xu): Diện tích 2.700 ha, đất được hình thành và phát triển ở
những nơi thực vật hiện tại hoặc trong quá khứ phát triển tốt. Đất xám sẫm màu cần
được bảo vệ và cải tạo bằng cách giữ rừng, phát triển vốn rừng kết hợp với trồng cây
lâu năm. Đồng thời áp dụng cộng nghệ canh tác trên đất dốc.
- Đất xám có tầng loang lổ (XL): Diện tích 1.848 ha, phân bố chủ yếu ở Hoà An,
thị xã Cao Bằng. Đất xám có tầng loang lổ được hình thành chủ yếu trên phù sa cổ.
Đây là loại đất đã bị thoái hoá do quá trình sử dụng không hợp lý trong thời gian dài.
Phẫu diện có tầng loang lổ đặc trưng bởi tầng mặt có màu xám trắng và có tầng tích tụ
màu loang lổ đỏ vàng.
- Đất mùn trên núi (Xm): Diện tích 32.877 ha, được hình thành ở độ cao từ 700 -
1.800 m trên các đá sét, biến chất, đá macma axit, đá cát. Đất mùn trên núi tuy khá phì
nhiêu nhưng phân bố ở địa hình chia cắt, dốc nhiều, xói mòn mạnh, đi lại khó khăn. Đất
xám mùn trên núi nên dành để phát triển vốn rừng, bảo vệ môi trường, một phần diện
tích nhờ khí hậu lạnh nên có thể trồng rau giống, cây ăn quả ôn đới, cây thuốc ôn đới
hoặc trồng cỏ chăn nuôi bò sữa. Khi sử dụng đất xám mùn trên núi cần áp dụng các quy
trình canh tác trên đất dốc đảm bảo giữ đất, giữ ẩm, chống xói mòn.
3.1.4. Đất đỏ (F)
Nhóm đất đỏ có diện tích 40.345 ha (chiếm 6% diện tích tự nhiên của tỉnh). Nhìn
chung đất đỏ ở Cao Bằng phát triển chủ yếu trên đá macma bazơ, trung tính và đá vôi

- Đất nâu đỏ (Fđ): Diện tích 16.900 ha, đất hình thành trên đá macma bazơ và
trung tính ở độ cao khoảng 380 m, có tầng phong hoá dày màu đỏ thẫm. Đây là loại đất
quý đối với tỉnh Cao Bằng, thích hợp để phát triển nhiều cây trồng có giá trị như cà phê,
21
cao su, cây ăn quả, cây dược liệu,
- Đất nâu vàng (Fx): Diện tích 13.400 ha, đất được hình thành trên đá macma
bazơ, trung tính hay đá vôi trong điều kiện địa hình chia cắt, dốc nhiều; đất không được
che phủ và bảo vệ tốt, bị rửa trôi xói mòn mạnh. Loại đất này tập trung chủ yếu ở
Nguyên Bình, Trùng Khánh và một số huyện khác của tỉnh.
Đất thích hợp với nhiều loại cây trồng cạn, cây ăn quả và cây lâu năm khác.
- Đất mùn vàng đỏ trên núi (Fh): Diện tích 10.045 ha, loại đất này hình thành ở vùng
núi cao trên 700 m, nơi có khí hậu lạnh, ẩm. Do phân bố trên các địa hình chia cắt, dốc lớn
nên tình trạng xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh. Đất thích hợp cho việc phát triển nông lâm
nghiệp kết hợp. Để sử dụng lâu bền cần chú ý bảo vệ rừng, bảo vệ đất chống xói mòn, áp
dụng các biện pháp canh tác trên đất dốc.
3.1.5. Đất đen (R)
Nhóm đất đen có diện tích 14.821 ha, chiếm 2,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Đất được hình thành và phát triển chủ yếu ở địa hình bằng, thung lũng và bậc thềm. Đất
đen phân bố rải rác ở các huyện. Nhóm đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng cho
năng suất cao. Cần được sử dụng hợp lý nhằm bảo vệ độ phì nhiêu của đất, đặc biệt cần
quan tâm đến các giải pháp giữ đất, giữ ẩm, giữ màu.
Nhóm đất đen có các loại đất sau:
- Đất đen điển hình (Rh);
- Đất đen nhiễm vôi (Rv);
- Đất đen glây (Rg).
3.1.6. Đất đen nứt nẻ (VR):
Đất có diện tích 10 ha, phân bố chủ yếu ở khu vực Suối Củn xã Ngũ Lão Hoà
An. Hiện đang được sử dụng trồng lúa và một số cây hoa màu. Tuy nhiên cần chú ý
chống hạn vào mùa khô, rửa bớt lượng Mg độc hại cho cây trồng, tăng cường bón phân
lân và phân kali.

3.1.7. Đất tích vôi (V)
Diện tích 4.575 ha, phân bố tập trung ở các thung lung thuộc Thông Nông,
Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hà Quảng, Đất thích hợp với các loại rau, màu, lương thực
và cây công nghiệp ngắn ngày. Khi sử dụng cần bón lót phân thích hợp.
Nhóm đất tích vôi có 2 loại đất chính :
- Đất tích vôi rửa trôi (VL);
- Đất tích vôi glây (Vg).
3.1.8. Đất mùn Alít núi cao (A)
22
Diện tích 89 ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Phân bố tập trung ở núi
Phia Oác cao1.931 m thuộc huyện Nguyên Bình, đất phát triển trên granit ở địa hình cao
hơn 1.800 m, nơi có nền nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, quá trình phong hoá diễn ra yếu nên
tầng đất mỏng.
3.1.9. Đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá (E)
Diện tích 92.823 ha chiếm 14% diện tích toàn tỉnh, đất được hình thành trong
điều kiện địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, thảm thực vật đã bị chặt phá. Trong thời
gian sắp tới cần phải nhanh chóng phủ xanh bằng thảm thực vật đa dạng phù hợp với
môi trường của từng tiểu vùng sinh thái. Đây là việc làm thiết thực để giữ đất, giữ ẩm,
giữ màu phục hồi đọ phì nhiêu của đất.
Như vậy, diện tích núi đá và đất đồi núi dốc chiếm 91% diện tích tự nhiên toàn
tỉnh, đất bằng và thung lũng chỉ chiếm 3,5%. Đất có tầng dày chiếm 39%, tầng trung
bình 34,8% và đất có tầng mỏng hơn 50 cm chiếm 26,2% đất đồi núi toàn tỉnh. Đất dốc
dưới 15
0
chiếm 4,7%, dốc 15 - 20
0
chiếm12,3%, dốc trên 25
0
chiếm 83%. Các nhóm đất
phổ biến có diện tích lớn hơn cả là đất xám 48%, đất đỏ 6%, đất đen và nâu 2,2% so với

diện tích tự nhiên của tỉnh. Các nhóm đất còn lại đều chiếm diện tích nhỏ. Đất Cao Bằng
đã và đang chịu ảnh hưởng của nhiều tác động tiêu cực như: rửa trôi, xói mòn, thoái hoá,
độ phì nhiêu kém và không cân bằng dinh dưỡng, sức ép tăng dân số và kỹ thuật canh tác
lạc hậu, hạn hán và sa mạc hoá, ngập nước, đất chua và nghèo kiệt dần, thoái hoá hữu cơ,
cơ cấu cây trồng nghèo nàn.
Quá trình rửa trôi, xói mòn thoái hoá đất diễn ra rất sâu sắc ở hầu hết các loại đất
trong tỉnh và phản ánh rõ ở tầng đất mỏng vùng đồi, núi, su thế tăng dần của độ chua, giảm
dần về các cation kiềm trao đổi, độ no bazơ và dung tích hấp phụ, sự phá huỷ các cấu trúc
và đoàn lạp bền vững trong đất. Sự suy thoái còn thể hiện rõ ở hàm lượng mùn trong đất.
Tuy nhiên sự rửa trôi ở các bồn địa và thung lũng, nhất là các thung lũng đá vôi yếu hơn
hẳn so với các loại đất đồi núi.
Phần lớn đất có sự phân dị rõ về phẫu diện đất theo thành phần cơ giới dẫn tới hiện
tượng phần trên phấu diện đất và vỏ phong hoá bị nghèo sét và các secquioxyt. Hiện tượng
này thấy rõ ở các loại đất trong tỉnh, đặc biệt là ở đất xám.
Đáng quan tâm là tình trạng khô hạn trong điều kiện khí hậu bán ẩm, độ che phủ
thực vật thưa thớt, địa hình dốc và chia cắt nhất là địa hình Kaste với khối núi đá vôi đồ
sộ ở cao bằng.
Nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái môi trường đất ở Cao Bằng bắt nguồn từ
những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hậu quả của chiến tranh. Ở đây cần nhấn
mạnh các nguyên nhân chủ quan như:
- Phương thức canh tác nương rẫy của các dân tộc.
- Tình trạnh chặt, phá, đốt rừng bừa bãi do khai thác không hợp lý, sức ép tăng
dân số và các chính sách, hệ thông quản lý chưa đạt yêu cầu.
- Công tác quản lý đất đai chưa có hiệu lực.
- Hệ thống nông lâm nghiệp tiến bộ chưa được phổ biến rộng rãi.
23
Tỏc ng ca vic suy thoỏi t ai lm cho a phng ng trc nhng thỏch
thc to ln phi gii quyt v vn mụi trng t. S suy thoỏi mụi trng t kộo theo
s suy thoỏi cỏc qun th thc vt, ng vt v chiu hng gim din tớch t nụng nghip
trờn u ngi n mc bỏo ng.

3.2. Các yếu tố và chỉ tiêu cơ bản để xác định khả năng sử dụng
đất trong đánh giá, phân hạng đất đai
3.2.1. Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện khí hậu:
Nhiệt độ: theo yêu cầu sinh lý, sinh thái của từng loại hoặc từng nhóm cây trồng
để xác định mức độ thích hợp từ cao tới thấp và ngỡng giới hạn về nhiệt độ trung bình,
tối cao, tối thấp để bố trí loại, giống cây trồng vật nuôi phù hợp.
Lợng ma: ngoài tổng lợng ma trung bình năm cần chú ý tới sự phân bố lợng ma
theo mùa và theo thời gian. Lợng ma liên quan đến dự kiến bố trí cây trồng a ẩm hoặc
chịu hạn.
Thời gian khô hạn: căn cứ vào lợng ma và bốc hơi để xác định thời kỳ khô hạn
nhằm bố trí cây trồng và mùa vụ thích hợp.
Các hiện tợng thời tiết đặc biệt: bão, gió, sơng muối, lốc,
- Điều kiện địa hình:
Thông thờng áp dụng yếu tố địa hình tơng đối với vùng đất bằng và các yếu tố độ
dốc với vùng đất đồi, núi. Địa hình liên quan đến khả năng tới tiêu, khả năng tiêu thoát
nớc; độ dốc liên quan đến vấn đề xói mòn đất và điều kiện canh tác, thiết kế xây dựng
đồng ruộng. Tuỳ theo yêu cầu về chăm sóc, thu hoạch và khả năng che phủ của cây
trồng mà xác định độ dốc giới hạn. Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp chỉ nên sử dụng
tới độ dốc < 25
0
để đảm bảo sản xuất thuận lợi, có hiệu quả và bảo vệ môi trờng sinh
thái lâu bền. Với độ dốc > 25
0
u tiên cho phát triển lâm nghiệp.
- Thổ nhỡng:
Đây là yếu tố tổng hợp, quan trọng bao gồm nhiều yếu tố và chỉ tiêu cần xem
xét, đánh giá nh: loại đất theo nguồn gốc phát sinh, độ dày tầng đất, kết von, đá lẫn, đá
lộ đầu, các tính chất vật lý đất (cấu trúc, thành phần cơ giới, độ ẩm, ), các tính chất hoá
học của đất (hàm lợng chất hữu cơ trong đất, CEC, pH

KCL
, V%, NPK tổng số và dễ tiêu,
Fe
+2
, Al
+3
, S0
4
2-
, Cl
-
, ). Tuy nhiên trong khi đánh giá, phân hạng đất đai ở mức độ chi
tiết hơn với tỷ lệ bản đồ lớn có thể sử dụng thêm các chỉ tiêu: độ dày tầng đất chứa
nhiều mùn, độ dày tầng canh tác, độ sâu có rễ cây cỏ,
- Thuỷ Văn:
Cần xem xét các chỉ tiêu sau:
+ Nguồn nớc bao gồm nớc cho sản xuất và cho sinh hoạt (sẵn có và khả năng xây
dựng mới).
+ Nguy cơ lũ lụt và ngập úng theo 4 cấp: không, nhẹ, trung bình, nặng.
24
+ Khả năng tới tiêu: bao gồm khoảng cách tới nguồn nớc, độ chênh cao địa hình,
chất lợng nớc tới, mức độ đầu t quy mô công trình. Có thể đánh giá theo 4 cấp: rất chủ
động, chủ động, khó khăn, không đợc tới tiêu.
+ Độ sâu xuất hiện mạch nớc ngầm, đặc biệt về mùa khô.
3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
- Quy mô về diện tích và sự phân bố.
- Điều kiện giao thông, cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận.
- Phơng hớng phát triển sản xuất chung của vùng, thị trờng và khả năng tiêu
thụ sản phẩm, hiệu quả kinh tế đạt đợc.
- Dân số, mật độ dân số, thành phần các dân tộc, nguồn lao động, tập quán

canh tác, kinh nghiệm sản xuất, trình độ chuyên môn, khả năng tiếp thu tiến
bộ khoa học kỹ thuật.
3.2.3. Nội dung của đánh giá phân hạng đất đai và tỷ lệ bản đồ
Nội dung:
- Lựa chọn các loại hình sử dụng đất và xây dựng yêu cầu sử dụng đất của các
loại sử dụng đất đợc chọn.
- Mô tả các đơn vị đất đai trong phạm vi các đặc điểm đất đai và chất lợng đất
đai.
- Đánh giá khả năng thích nghi của từng loại sử dụng đất đã chọn trên đơn vị
đất đai.
- Xây dựng bản đồ đánh giá, phận hạng đất đai.
Loại hình sử dụng đất thờng xác định từ lúc bắt đầu đánh giá đất, nghĩa là toàn
bộ quy trình đánh giá đợc tiến hành chỉ một lần bằng việc kiểm tra ngoài đồng ruộng
xác định chất lợng đánh giá khả năng thích nghi đất theo dự tính. Thực chất của công
việc này là so sánh các tính chất đất (LCs) với yêu cầu sử dụng đất (LURs) của các loại
hình sử dụng đất khác nhau. Mức độ chi tiết của LCs hoặc chất lợng đất đai (LQs) chỉ ra
mức giới hạn hoặc ở trờng hợp không có giới hạn, tất cả LURs đều đợc thoả mãn.
Ngời đánh giá đất sử dụng kiến thức chuyên môn dựa trên kinh nghiệm của ngời
nông dân, đợc hỗ trợ bởi kinh nghiệm ngoài đồng ruộng về mối quan hệ giữa LCs hoặc
LQs với kết cấu sản xuất.
Tóm lại, thực chất nội dung của đánh giá đất bao gồm: xác định mục đích sử
dụng để đi cụ thể vào trồng loại cây trồng gì, phải có một lãnh thổ nhất định theo phân
cấp đơn vị hành chính quốc gia phù hợp với mục đích sử dụng, thông qua lãnh thổ đó đa
ra tỷ lệ bản đồ để thành lập bản đồ đánh giá tự nhiên cho cấp lãnh thổ hành chính (xã,
huyện, tỉnh, quốc gia) từ 3 nội dung tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý.
Tỷ lệ bản đồ:
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×