Tải bản đầy đủ (.docx) (178 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH KIỂM TRA THUẾ tại cục THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 178 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
TP.HCM
HỒ HOÀNG TRƯỜNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH
KIỂM TRA
THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG
NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.05
TP. HỒ CHÍ MINH, 06.2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
HỒ HOÀNG TRƯỜNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH KIỂM TRA
THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.05
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN MỸ HẠNH
TP. HỒ CHÍ MINH, 06.2012
i
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. PHAN MỸ HẠNH
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1 :
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2 :
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)


Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. HCM
ngày . . tháng . . . năm . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1.
2.
3.
4.
5.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Khoa quản lý chuyên ngành sau
khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
Khoa quản lý chuyên ngành
ii
TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TPHCM
PHÒNG QLKH-ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. HCM, ngày … tháng… năm 20 …
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: HỒ HOÀNG TRƯỜNG
Ngày, tháng, năm sinh: 22/08/1983
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Giới tính: Nam
Nơi sinh: Đồng Nai
MSHV: 1084011049
I- TÊN ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA KIỂM TRA THUẾ TẠI
CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: gồm 3 chương chính
• Chương 1. Lý luận cơ bản về thuế và Thanh tra – Kiểm tra Thuế.

• Chương 2. Thực trạng công tác Thanh tra – Kiểm tra thuế tại Cục thuế Tỉnh
Đồng Nai
• Chương 3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh, kiểm tra thuế tại
Cục thuế Tỉnh Đồng Nai
• Kết luận.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/09/2011
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/06/2012
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. PHAN MỸ HẠNH
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện luận văn
Hồ Hoàng Trường
iv
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin kính gửi lời cám ơn chân thành tới Ban giám hiệu cùng các thầy cô
trường Đại Học Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Ban lãnh đạo cùng
các anh/chị nhân viên đang công tác tại Cục thuế, Chi cục thuế của Tỉnh Đồng Nai,
các tổ chức và cá nhân đã truyền đạt kiến thức, thảo luận, cung cấp các tài liệu
cần thiết, cùng với những câu trả lời và giúp đỡ cho tôi hoàn thành bài luận văn
này.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn tới:

Cô TS. Phan Mỹ Hạnh
: Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM
Và, tôi cũng xin cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã
giúp đỡ cho tôi trong thời gian qua.
Trân trọng.
Hồ Hoàng Trường
Lớp Cao học Khóa 1 – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM
v
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai tự nộp đã và đang được ngành thuế
Việt Nam áp dụng, trong đó thanh tra kiểm tra thuế là quan trọng nhất. Năm 2006 là
năm đầu tiên Việt Nam thực hiện cải cách công tác thanh tra thuế trên cơ sở thu
thập và phân tích thông tin, lựa chọn các đơn vị có dấu hiệu gian lận thuế để tiến
hành kiểm tra, vừa không gây phiền hà cho các doanh nghiệp không vi phạm, vừa
tránh lãng phí nguồn lực của cơ quan thuế. Nhằm mục tiêu xác định các yếu tố nào
ảnh hưởng đến công tác thanh - kiểm tra thuế tại Cục thuế Đồng Nai, tác giả tiến
hành khảo sát các cán bộ đang công tác trực tiếp tại bộ phận thanh - kiểm tra thuế
của tỉnh, thành phố và huyện trên địa bàn. Việc khảo sát này giúp tác giả có một
“bức tranh tổng thể” về công tác thanh kiểm tra thuế trong Tỉnh.
Đối tượng khảo sát là các viên chức thuế đang làm công tác thanh, kiểm tra
tại văn phòng Cục thuế và các chi cục thuế quận huyện. Kết quả khảo sát cho thấy
các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh, kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh Đồng Nai:
(1) Mối quan hệ giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp; (2) Cơ quan thuế; (3) Doanh
nghiệp. Mối quan hệ giữa các nhân tố trên đến công tác thanh kiểm tra được biểu
diễn thông qua mô hình sau:
Y = 3.393 + 0.14*Mối liên hệ giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp +
0.054*Cơ quan thuế + 0.62*Doanh nghiệp
Ngoài ra, thông qua câu hỏi mở của kết quả khảo sát cũng cho tác giả một số
thông tin khác liên quan đến công tác thanh kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai như sau: ngành nghề có hiện tượng vi phạm thuế nhiều nhất, đối tượng thường

xuyên kê khai lỗ, đối tượng vi phạm về chế độ hạch toán sổ sách kế toán. Thông
qua việc phân tích thực trạng công tác thanh kiểm tra thuế tại tỉnh Đồng Nai, tác giả
đã đề xuất một số giải pháp như sau:
vi
Nhóm giải pháp ở tầm vĩ mô như việc: ban hành hệ thống luật pháp, chính
sách; xác định rõ vai trò của Tổng cục Thuế; Sự phối hợp của các cơ quan chức
năng;
Nhóm giải pháp cụ thể từ phía Cục thuế tỉnh Đồng Nai liên quan đến vấn đề
về nguồn nhân lực; Đổi mới quy trình lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra; Đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin; Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp
qua việc thực hiện kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế; Tổ chức tốt công tác xử lý sau
thanh tra, kiểm tra
Đối chiếu với mục tiêu đề ra, luận văn đã giải quyết được các vấn đề: Trình
bày lý luận về mô hình quản lý thuế từ đó nhìn nhận công tác thanh tra, kiểm tra là
một khâu có mối quan hệ gắn liền với quản lý thuế; đưa ra các lý luận cơ bản về
công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra
thuế ở chương 2 chỉ rõ được các ưu điểm và nhược điểm trong công tác thanh tra,
kiểm tra thuế của Cục thuế Tỉnh Đồng Nai làm cơ sở cho các giải pháp trong
chương 3.
vii
ABSTRACT
Vietnam’s Department of Taxation applied the management of self-reported
tax by self-payment mechanism , including tax examination and inspection is the most
important. Vietnam reform the tax inspection on the basis of collecting and analyzing
information in 2006, select the unit for signs of fraud examined, not just a nuisance
for businesses is not violated, just to avoid wasting resources by the tax authorities.
Aims to identify the factors that affect the tax examination an inspection in Dong Nai
Department of Taxation, the authors conducted a survey of staff working directly in
tax examination and inspection in DongNai. The survey helped author a "picture" of
the tax examination and inspection in the province.

Survey results showed that the factors affecting the Inspecting tax in Dong Nai
Department of Taxation: (1) The relationship between Department of Taxation and
enterprises, (2) Department of Taxation , (3) Enterprise. The relationship between
these factors to the work of inspection is performed through the following model:
Y = 3.393 + 0:14 * The relationship between Department of Taxation and
Enterprises + + 0.054*Department of Taxation + 0.62*Enterprises
In addition, through the open question of the survey results also written some
other information related to the tax examination and inspection Dong Nai province as
follows: industry phenomenon most tax violations , who frequently declared losses,
the violators of the accounting regime bookkeeping. Through the analysis of the status
of tax inspection in Dong Nai, the author has proposed some solutions as follows:
Group macro solutions such as: issuing legal system, policies, clearly
identifying the role of Taxation; The coordination of the authorities;
Group specific solutions from the Dong Nai Department of Taxation issues
relating to human resource, innovation planning process inspection and testing;
Promoting the application of information technology; Innovation inspection and
viii
inspect the implementation of an enterprise through inspection at the offices of Tax
well the organization after the inspection process, inspection
Compared with the objectives, the thesis has solved the problem: Present
theoretical models of tax administration which recognizes the inspection, testing is a
stage of a relationship associated with the management Tax; provide the basic theory
of the inspection, tax inspection. Assessment of the status of inspection, tax
inspections specified in Chapter 2 are the advantages and disadvantages of the
inspection, tax inspection of Dong Nai Province Tax Department as the basis for the
solution in Chapter 3.
ix
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CÁM ƠN iv

TÓM TẮT LUẬN VĂN v
ABSTRACT vii
MỤC LỤC ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU xiii
DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ xiv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xv
LỜI MỞ ĐẦU xvi
Lý do chọn đề tài xvi
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn xvi
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu xvii
Phương pháp nghiên cứu xvii
Kết cấu của luận văn xvii
CHƯƠNG 1.
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA,
THANH TRA THUẾ 1
1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ 1
1.1.1
1.1.2
1.1.3
1.1.4
Khái niệm 1
Bản chất 1
Chức năng 2
Các nguyên tắc xây dựng hệ thống thuế 3
x
1.2. THẤT THU THUẾ 5
1.1.2
1.1.3
1.1.4
1.1.5

Khái niệm 5
Phân loại thất thu thuế 6
Nguyên nhân của thất thu thuế 6
Ảnh hưởng của thất thu thuế 7
1.3. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ 8
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm 8
1.3.2. Phân biệt giữa kiểm tra thuế và thanh tra thuế 9
1.3.3. Mục tiêu của kiểm tra, thanh tra thuế 10
1.3.4. Các nội dung cơ bản của thanh tra - kiểm tra thuế 11
1.1.6
1.1.7
Ý nghĩa của công tác thanh kiểm tra thuế 12
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế 12
1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 14
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ
TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI 16
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ TẠI ĐỒNG NAI 16
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC
THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI 18
2.2.1
2.2.2
Chức năng, nhiệm vụ phòng Kiểm tra thuế 20
Chức năng, nhiệm vụ phòng Thanh tra thuế 22
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC
THUẾ 24
2.3.1
Quy trình kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục thuế tỉnh Đồng Nai 24
xi
2.3.2

Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế của cục thuế tỉnh
Đồng Nai 27
2.3.3
Hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế của Cục thuế tỉnh Đồng Nai 28
2.4
2.5
2.6
2.7
XÚC TIẾN NGHIÊN CỨU 32
THÔNG TIN MẪU NGHIÊN CỨU 36
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ 38
ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO 39
2.7.1. Hệ số độ tin cậy Cronbach Anpha 39
2.7.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA 41
2.8
PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH HỒI QUY 44
2.8.1. Kiểm định giả thuyết về mối liên hệ giữa 3 thành phần của công tác
thanh kiểm tra thuế 44
2.8.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình 44
2.8.3. Giải thích phương trình 45
2.9
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 48
CHƯƠNG 3.
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH,
KIỂM TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI 49
3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 49
3.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ VÀ QUẢN
LÝ THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI 51
3.2.1. Ưu điểm 51
3.2.2. Hạn chế 53

xii
3.3. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ, MỘT SỐ
GỢI Ý GIẢI PHÁP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN
TỚI
57
3.3.1. Nhóm giải pháp ở tầm vĩ mô 58
3.3.2. Nhóm giải pháp cụ thể từ phía Cục thuế tỉnh Đồng Nai 63
3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 71
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
xiii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số lượng và địa điểm tiến hành khảo sát 36
Bảng 2.2. Thống kê mô tả các thang đo công tác thanh kiểm tra thuế tại Cục thuế Tỉnh
Đồng Nai 38
Bảng 2.3. Bảng phân tích hệ số Cronbach’s Anpha các thang đo 40
Bảng 2.4. Ma trận các nhân tố 41
Bảng 2.5. Hệ số tương quan hồi quy 45
Bảng 2.6. Hệ số tương quan giữa các biến tiềm ẩn 46
xiv
DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1. Cán bộ viên chức làm công tác thanh, kiểm tra thuế trong mẫu khảo sát . 37
Đồ thị 2.2. Thời gian công tác của các cán bộ viên chức làm công tác thanh, kiểm tra
thuế trong mẫu khảo sát 37
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu 33
Hình 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh, kiểm tra thuế 34
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức Cục thuế Tỉnh Đồng Nai 19
Sơ đồ 2.2. Quy trình thanh kiểm tra thuế 25
Sơ đồ 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng công tác thanh, kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh

Đồng Nai 42
xv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GTGT
TNDN
TNCN
NNT
ĐTNT
Giá trị gia tăng
Thu nhập doanh nghiệp
Thu nhập cá nhân
Người nộp thuế
Đối tượng nộp thuế
xvi
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai tự nộp đã và đang được ngành thuế
Việt Nam áp dụng, trong đó thanh tra kiểm tra thuế là quan trọng nhất. Năm 2006 là
năm đầu tiên Việt Nam thực hiện cải cách công tác thanh tra thuế trên cơ sở thu
thập và phân tích thông tin, lựa chọn các đơn vị có dấu hiệu gian lận thuế để tiến
hành kiểm tra, vừa không gây phiền hà cho các doanh nghiệp không vi phạm, vừa
tránh lãng phí nguồn lực của cơ quan thuế. Từ ngày 01/01/2007, mô hình quản lý
thuế theo chức năng được mở rộng triển khai đến 64 tỉnh, thành phố trong cả nước,
đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc chuyển đổi hoàn toàn, sâu rộng sang
mô hình quản lý thuế theo chức năng của ngành thuế Việt Nam. Việc chuyển từ mô
hình quản lý theo đối tượng với mục tiêu “số thu ngân sách” làm thước đo, sang mô
hình quản lý theo chức năng với mục tiêu “tuân thủ” làm thước đo. Theo đó, hoạt
động thanh tra, kiểm tra thuế được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu
trong chương trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế trong giai đoạn hiện nay.
Thanh tra kiểm tra thuế trong thời gian qua không chỉ có những đóng góp đáng

kể vào chống thất thu thuế mà còn đảm bảo công bằng, động viên đối với các chủ
thể kinh tế phát huy nguồn lực của mình đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao
động. Tuy nhiên, tại Cục thuế Tỉnh Đồng Nai, công tác thanh tra kiểm tra thuế vẫn
còn có những hạn chế đòi hỏi phải được nghiên cứu nhằm cải tiến, đổi mới và hoàn
thiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Với sự đòi hỏi cấp thiết đó,
tôi chọn đề tài: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA KIỂM TRA THUẾ
TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI” làm luận văn thạc sỹ kinh tế.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: Hệ thống hoá và làm rõ những vấn
đề chung về công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục thuế Tỉnh Đồng Nai trong lộ
trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế. Qua đó, rút ra những ưu, nhược điểm,
xvii
những vấn đề còn tồn tại cần phải tiếp tục hoàn thiện. Trên cơ sở nghiên cứu kinh
nghiệm thanh tra, kiểm tra, cùng với lộ trình thực hiện chương trình cải cách từ đó
đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế phù hợp
với chương trình cải cách của ngành thuế và thực tiễn tại Cục thuế Tỉnh Đồng Nai.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý thuyết và thực
tiễn của việc tổ chức, thực hiện công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế ở Cục thuế
Tỉnh Đồng Nai hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác thanh
tra kiểm tra thuế góp phần đảm bảo công bằng, tạo môi trường kinh doanh bình
đẳng, thực hiện nghiêm các luật thuế và chống thất thu ngân sách Nhà nước.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp định tính nhằm xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến công tác thanh kiểm tra thuế tại Tỉnh Đồng Nai.
Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp định lượng để xác định mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố trên đến công tác thanh, kiểm tra thuế tại Tỉnh Đồng Nai.
Bên cạnh những câu hỏi định lượng, nghiên cứu cũng sử dụng các câu hỏi mở
nhằm hiểu rõ hơn các vấn đề khác có ảnh hưởng đến công tác thanh, kiểm tra thuế
tại Tỉnh Đồng Nai.

Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo năm của Cục thuế
Tỉnh Đồng Nai và các Chi cục thuế trong Tỉnh, báo cáo thống kê của Chi cục thống
kê Tỉnh.
Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các cán bộ,
viên chức thuế đang trực tiếp làm công tác thanh, kiểm tra thuế tại Tỉnh Đồng Nai.
Mẫu thu thập được lấy bằng phương pháp thuận tiện.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
xviii
Chương 1: Lý luận cơ bản về thuế và công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra kiểm tra thuế tại Cục thuế Tỉnh
Đồng Nai.
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh, kiểm tra
thuế tại Cục thuế Tỉnh Đồng Nai.
1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC KIỂM
TRA, THANH TRA THUẾ
1.1.
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ
1.1.1 Khái niệm
Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của nhà nước và là một công cụ quan
trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ của
mình. Tùy vào bản chất của Nhà nước và cách thức Nhà nước sử dụng mà các nhà
kinh tế có quan điểm khác nhau về thuế.
Theo khái niệm được sử dụng phổ biến thì thuế là một khoản thu bắt buộc,
không bồi hoàn trực tiếp của nhà nước đối với các tổ chức và cá nhân nhằm trang
trải mọi chi phí vì lợi ích chung.
1.1.2 Bản chất
Cho tới nay chưa xác định rõ vùng lãnh thổ nào trên trái đất khai sinh thuế,
song một điều không thể phủ nhận là thuế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của

Nhà nước. Nói chính xác, thuế là một sản phẩm hay công cụ của Nhà nước. Khi một
sắc thuế được ấn định, thu nhập được chuyển dịch từ dân chúng về phía Chính phủ
mà không có bất kỳ sự đối giá trực tiếp. Đánh thuế là đặc quyền của Nhà nước, đặc
quyền này được quy định bằng luật pháp. Nhưng không phải lúc nào quyền đánh
thuế cũng được sử dụng theo mong muốn của dân chúng. Do đó có thể xảy ra xung
đột giữa chính phủ và những công dân của mình trong quá trình thu thuế.
Có thể nói bản chất của một nhà nước không thể hiện ra trong các tôn chỉ nhà
nước đó đưa ra, mà nó thể hiện rất cụ thể qua việc sử dụng tiền thuế của nhà nước
đó trong việc điều hành đất nước. Việc đánh giá một nhà nước có thật sự do dân, vì
dân hay không, chỉ có thể đoán chắc trong việc nhận định và đánh giá mục đích và
hiệu quả của việc sử dụng tiền thuế mà người dân đóng góp.
2
1.1.3 Chức năng
Thông thường nhiều tác giả cho rằng thuế có hai chức năng chủ yếu đó là (1)
chức năng phân phối và phân phối lại; (2) chức năng điều tiết kinh tế. Một cách
nhìn hơi khác- cũng tương đối hữu ích của một chuyên giả nổi tiếng về thuế của Mỹ
là Richard A. Musgrave cho rằng thuế có ba mục tiêu chính là phân phối các nguồn
lực, tái phân phối thu nhập và ổn định nền kinh tế.
Chức năng phân phối và phân phối lại của thuế là loại chức năng cơ bản,
đặc thù nhất mà tất cả các nước đều phải dựa vào đó. Thông qua chức năng này các
quỹ bằng tiền của Nhà nước được hình thành. Đây chính là sức mạnh cơ sở vật chất
bảo đảm cho sự hoạt động của và tồn tại của Nhà nước. Khi bàn đến chức năng tài
chính của Thuế, một số người thường đơn giản cho rằng: Thuế là phương tiện tạo
nguồn thu nhập - theo nghĩa thông thường là trưng thu tiền - đối với Nhà nước.
Chức năng điều tiết kinh tế của thuế. Theo chức năng này, phải xem Thuế
như một tác nhân tích cực của quá trình tái phân phối và thông qua đó tác động đến
quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Chức năng này không tách rời khỏi chức
năng phân phối và phân phối lại của thuế, mà hai chức năng đều có quan hệ tác
động hỗ tương rất chặt chẽ. Khi sử dụng thuế với mục đích huy động một bộ phận
tổng sản phẩm trong nước (GDP) vào tay mình thì nhà nước đã đặt thuế vào thế tiếp

cận với các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất.
Giữa hai chức năng phân phối và phân phối lại và chức năng điều tiết kinh tế
của thuế tồn tại mối quan hệ chặt chẽ. Mối quan hệ này xét về bản chất là phản ánh
sự thống nhất của hai mặt đối lập. Chức năng phân phối và phân phối lại của thuế là
nguyên nhân ảnh hưởng đến sự vận động và phát triển của chức năng điều tiết kinh
tế. Một khi các nguồn tài chính nhà nước tập trung được dưới dạng thuế gia tăng
đáng kể thì lúc đó việc này lại tạo điều kiện khách quan để nhà nước tác động trên
diện tích rộng và cả theo chiều sâu tới quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp. Ngược lại, việc điều tiết, sắp xếp sản xuất của nhà nước nhằm vào việc thúc
3
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh kế lại tạo điều kiện để tăng thu nhập của các tầng
lớp nhân dân và đây chính là cơ sở quan trọng để mở rộng phạm vi tác động của
chức năng phân phối và phân phối lại. Do đó, các chức năng của thuế, trước có
quan hệ hỗ tương và tác động lẫn nhau.
Sự thống nhất nội tại của các chức năng hoàn toàn không loại trừ các mâu
thuẫn tồn tại giữa chúng, bởi lẽ mỗi chức năng phản ánh từng mặt nhất định của các
quan hệ có tính chất thuế vẫn luôn luôn mâu thuẫn với nhau. Chức năng phân phối
và phân phối lại phản ánh các mối quan hệ giữa người nộp thuế và nhà nước, còn
chức năng kinh tế lại phản ánh mối quan hệ giữa nhà nước hướng tới người nộp
thuế. Ngay trong chức năng phân phối và phân phối lại đã chứa đựng những mầm
mống của sự phát triển mâu thuẫn giữa một bên là sự cần thiết mở rộng nguồn thu
về thuế của nhà nước với một bên là sự phản kháng hoặc sự không hài lòng của các
thành viên trong xã hội khi nộp thuế.
Mâu thuẫn của chức năng điều tiết kinh tế thể hiện ở chỗ: Nhu cầu thực tế
của sự can thiệp của nhà nước đối với quá trình sản xuất kinh doanh đụng chạm
phải lợi ích kinh tế của từng nhà doanh nghiệp. Trong khi hình thành và vận dụng
một chính sách thuế, nhiều chính phủ thường hay mắc sai lầm: Không tôn trọng đầy
đủ cả hai chức năng, thường xem trọng chức năng này hơn chức năng kia; điều này
rõ ràng làm tổn hại đến chức năng còn lại và là nguyên nhân dẫn đến chính sách
thuế thoát ly cơ sở hiện thực về kinh tế- xã hội của đất nước. Trên thực tế, lỗi lầm

phổ biến nhất của các chính phủ là do cần phải bù đắp những thiếu hụt của ngân
sách nên thường chú trọng tới chức năng phân phối và phân phối lại hơn là chức
năng điều tiết kinh tế của thuế, điều này dẫn tới giảm nhẹ vai trò của thuế đối với
hoạt động của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống.
1.1.4 Các nguyên tắc xây dựng hệ thống thuế
Hệ thống thuế một quốc gia bao gồm nhiều sắc thuế và được xây dựng theo
các nguyên tắc cơ bản sau đây:
4
1.1.1.1 Nguyên tắc minh bạch
Về mặt xã hội, nguyên tắc minh bạch đòi hỏi các quy định về thuế phải rõ
ràng và mang tính đại chúng nhằm ngăn ngừa hiện tượng lạm thu đối với người nộp
thuế, ngăn ngừa hiện tượng tham ô biển thủ thuế của nhân viên thuế, đồng thời cho
thấy thái độ tôn trọng người nộp thuế của Chính phủ.
Trong kinh doanh, thuế là một khoản chi phí (nghĩa vụ) nhưng đồng thời
cũng có thể là một khoản ưu đãi (quyền lợi) do đó, sự rõ ràng của Thuế giúp các
chủ thể kinh doanh hoạch định chính xác mọi chi phí về thuế và đánh giá đầy đủ ưu
đãi thuế. Từ đó, họ yên tâm sản xuất kinh doanh và mạnh dạn bỏ vốn đầu tư lâu dài.
1.1.1.2 Nguyên tắc hiệu quả.
Nguyên tắc này đòi hỏi việc xây dựng mỗi sắc thuế và hệ thống thuế phải
chú trọng đến hiệu quả kinh tế xã hội. Một hệ thống thuế gọi là hiệu quả khi được
phát huy tối đa mọi tác dụng. Thuế là công cụ thuộc chính sách tài chính vĩ mô chứa
đựng nhiều mục tiêu như tạo số thu cho Ngân sách nhà nước; tăng cường quản lý
hoạt động kinh tế xã hội, điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô theo hướng thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện; tạo hành lang cạnh tranh bình đẳng giữa các
doanh nghiệp; khuyến khích đầu tư và tiết kiệm bên trong nền kinh tế; điều tiết hợp
lý thu nhập của doanh nghiệp và mọi tầng lớp dân cư.
Trên phương diện toàn bộ nền kinh tế, phải tính vào chi phí thu thuế những
chi phí mà xã hội mất đi cho một đồng thuế thu vào Ngân sách nhà nước. Đó là chi
phí về thời gian và công sức mà đối tượng nộp thuế phải bỏ ra để nghiên cứu thực
thi thuế, là chi phí sắp xếp quá trình kinh doanh phù hợp với những quy định thuế

mới. Nguyên tắc hiệu quả yêu cầu đối xử thuế như một công cụ kinh tế nhằm tăng
cường vai trò của thuế đối với các hoạt động kinh tế - xã hội.
1.1.1.3 Nguyên tắc linh hoạt
Một hệ thống thuế đòi hỏi thuế suất và số thu ngân sách từ thuế phải có thể
điều chỉnh được ở từng thời kỳ nhằm thay đổi thu nhập khả dụng và tổng mức cầu.

×