Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.35 KB, 34 trang )

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
HON THIN CễNG TC LP KIM TRA V PHN TCH BO
CO TI CHNH TI TNG CễNG TY CHẩ VIT NAM
2.1 ỏnh giỏ thc trng lp, kim tra v phõn tớch bỏo cỏo ti chớnh
ti Tng cụng ty Chố Vit Nam.
2.1.1 u im.
2.1.1.1 V cụng tỏc lp bỏo cỏo ti chớnh.
H thng bỏo cỏo ti chớnh ca Tng cụng ty Chố Vit Nam ó cung cp thụng
tin thc s hu ớch cho cỏc i tng quan tõm trong v ngoi doanh nghip. Cú
c iu ú mt phn l nh cụng tỏc lp bỏo cỏo ti chớnh ti Tng cụng ty ó tuõn
th cỏc quy nh hin hnh v c lp bi nhng nhõn viờn k toỏn cú trỡnh
nghip v cao.
V lao ng k toỏn v phõn cụng cụng tỏc k toỏn:
Nhõn t u tiờn quyt nh s chớnh xỏc v y ca cỏc nghip v k toỏn
chớnh l cỏc nhõn viờn k toỏn thc hin cụng tỏc hch toỏn k toỏn. Cỏc nhõn viờn k
toỏn ti Phũng k toỏn ti chớnh Tng cụng ty u cú trỡnh nghip v cao v cú
kinh nghim lõu nm trong ngnh chố nờn nm rừ nhng nghip v k toỏn nờn kh
nng xy ra sai sút trong k toỏn c gim thiu. Ngoi ra, k toỏn trng l ngi
cú trỏch nhim, luụn tin hnh luõn chuyn cụng vic trong ni b phũng trỏnh s
nhm chỏn trong cụng vic v tng cng mi quan h gia cỏc nhõn viờn trong
phũng lm tng hiu qu cụng vic nh vy cung cp s liu chớnh xỏc tng hp
v lp bỏo cỏo ti chớnh doanh nghip.
V vic vn dng ch k toỏn:
Trờn c s ch k toỏn doanh nghip s 1141-TC/Q/CKT v h thng
chun mc k toỏn Vit Nam, Tng cụng ty ó vn dng vo iu kin hch toỏn c
th n v mỡnh.
Vn dng ỳng v y cỏc quy nh ca hỡnh thc s k toỏn ỏp dng l
hỡnh thc s Chng t - ghi s t vic ghi s chi tit n tng hp bỏo cỏo ti chớnh.
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn



: 6.280.688
Hệ thống chứng từ kế toán được sử dụng theo mẫu của Bộ tài chính ban hành,
mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh trên các chứng từ, hoá đơn phù
hợp cả về số lượng, nguyên tắc ghi chép và yêu cầu của công tác quản lý chứng từ.
Việc hoàn thiện khâu hạch toán ban đầu nhằm mục đích kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ
của chứng từ, ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ kế
toán tài chính.
Tổng công ty sử dụng gần như hầu hết các tài khoản kế toán trong hệ thống tài
khoản kế toán Việt Nam. Và phù hợp với đặc thù của ngành chè có khách hàng và
sản phẩm đa dạng nên các tài khoản được mở chi tiết cho từng đối tượng cụ thể như
khách hàng,chủ nợ, các đơn vị thành viên… để thuận tiện cho việc hạch toán và theo
dõi, kiểm tra từ đó cung cấp số liệu cụ thể cho việc tổng hợp báo cáo tài chính.
Theo hình thức ghi sổ kế toán là hình thức Chứng từ - ghi sổ thì Tổng công ty
sử dụng hầu hết các sổ tổng hợp và chi tiết của hình thức sổ kế toán này. Thêm vào
đó, việc sử dụng phần mềm kế toán máy xây dựng riêng cho Tổng công ty với đặc
trưng cơ bản, trình tự ghi sổ phù hợp với các thao tác thực hiện kế toán trên máy vi
tính thì việc mở sổ cũng như việc chuyển số liệu để tổng hợp báo cáo tài chính diễn
ra nhanh chóng, thuận tiện và chính xác hơn. Theo đó, việc kiểm tra kế toán nói
chung và kiểm tra báo cáo tài chính nói riêng được dễ dàng và kịp thời.
 Về việc vận dụng chính sách kế toán:
Như đã trình bày trong phần thực trạng công tác lập báo cáo tài chính ở Tổng
công ty Chè Việt Nam, các chính sách để lập báo cáo tài chính được cụ thể hoá từ các
chính sách kế toán chung, áp dụng cho từng khoản mục trên các báo cáo tài chính.
Trên cơ sở đó từng phần hành kế toán thực hiện việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh có liên quan.
Hệ thống báo cáo tài chính của Tổng công ty được lập theo đúng mẫu của Bộ
tài chính quy định tạo điều kiện cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán trong
việc đọc và kiểm tra báo cáo tài chính, và được điều chỉnh cho phù hợp với sự ra đời
của các chuẩn mực kế toán mới có liên quan mà gần đây nhất là theo Thông tư số

23/2005/TT-BTC ban hành ngày 30/03/2005 hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
toán đợt 3 ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC của Bộ tài chính. Các chỉ
tiêu trên các báo cáo tài chính được trình bày chi tiết trên Thuyết minh báo cáo tài
chính. Ngoài ra, Tổng công ty còn lập các báo cáo quản trị cung cấp thông tin kế toán
cụ thể về các lĩnh vực đặc biệt chú ý, phục vụ cho công tác quản trị nội bộ của doanh
nghiệp.
Nhờ những ưu điểm đã đạt được khi vận dụng chế độ và chính sách kế toán
mà công tác lập báo cáo tài chính đã tuân thủ đúng các nguyên tắc cơ bản là nguyên
tắc hoạt động liên tục, nguyên tắc cơ sở dồn tích, nguyên tắc nhất quán, nguyên tắc
trọng yếu, nguyên tắc bù trừ, nguyên tắc có thể so sánh để đáp ứng được yêu cầu của
lập và trình bày báo cáo tài chính một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính,
tình hình kết quả kinh doanh và các luồng tiền của Tổng công ty.
Việc lập báo cáo tài chính đúng tiến độ đảm bảo việc công khai báo cáo tài
chính của Tổng công ty đúng với quy định của nhà nước, đáp ứng yêu cầu cung cấp
thông tin kịp thời, chính xác cho các đối tượng quan tâm. Điều này là một cố gắng
lớn của Tổng công ty đặc biệt là Phòng tài chính kế toán nhất là đối với báo cáo tài
chính hợp nhất vì số lượng các công ty con, công ty liên kết và các đơn vị trực thuộc
Tổng công ty Chè Việt Nam là nhiều và trải dài trên khắp cả nước nên khối lượng
công việc phải hoàn thành là rất lớn.
Không những vậy, quy trình lập báo cáo tài chính cũng được đảm bảo chặt chẽ
từ nguồn số liệu để lập báo cáo tài chính: tổ chức chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ;
công tác ghi sổ được phân công rõ ràng và có sự đối chiếu giữa các phần hành kế
toán; cho đến công tác kế toán tổng hợp cuối kỳ, kiểm kê, thực hiện các bút toán kết
chuyển, khoá sổ đúng quy trình. Việc lập báo cáo tài chính là trách nhiệm của kế toán
tổng hợp dựa trên cơ sở số liệu chính xác do các phần hành cung cấp.
Việc hạch toán kế toán trên phần mềm kế toán thiết kế riêng cho Tổng công ty
cùng với việc nối mạng nội bộ không chỉ giúp công tác kế toán diễn ra một cách

nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, tiết kiệm lao động kế toán mà còn giúp cho việc
tổng hợp số liệu để lên báo cáo tài chính được dễ dàng, nhanh hơn nhiều và đảm bảo
tin cậy hơn trong kiểm tra, đối chiếu số liệu so với khi thực hiện kế toán thủ công.
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Hơn nữa, xây dựng mạng nội bộ trong toàn Tổng công ty giúp cho việc gửi, kiểm tra
và đối chiếu số liệu giữa các đơn vị thành viên với nhau và với công ty mẹ dễ dàng,
cung cấp thông tin phản hồi kịp thời hơn.
Có thể nói, Tổng công ty Chè Việt Nam có đủ các điều kiện thuận lợi để thực
hiện công tác lập báo cáo tài chính một cách bài bản, đúng quy trình và đúng với các
quy định, chế độ kế toán hiện hành đối với một Tổng công ty nhà nước hoạt động
theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
2.1.1.2 Về công tác kiểm tra báo cáo tài chính.
Những ưu điểm trong việc lập báo cáo tài chính là cơ sở để công tác kiểm tra
báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam được thực hiện đầy đủ. Việc kiểm
tra tài chính và các chế độ báo cáo tài chính nhằm mục đích kiểm soát hoạt động tài
chính tuân thủ pháp luật, tuân thủ chế độ kế toán chung.
Với đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm thì việc
xảy ra sai sót trong lập báo cáo tài chính được giảm thiểu, nghĩa là việc kiểm tra báo
cáo tài chính để đảm bảo hệ thống báo cáo tài chính của Tổng công ty cung cấp là
phản ánh trung thực và hợp lý thực trạng tình hình tài chính doanh nghiệp.
Nếu như hệ thống báo cáo tài chính luôn được lập theo đúng chế độ và chính
sách kế toán áp dụng thì việc kiểm tra xem các báo cáo tài chính đó có đảm bảo sự
thống nhất trong việc vận dụng chế độ kế toán chung để các đối tượng quan tâm có
thể đọc và phân tích báo cáo tài chính của Tổng công ty và đảm bảo các số liệu đó là
có thể so sánh được.
Phần mềm kế toán áp dụng là hữu ích trong việc đối chiếu, kiểm tra số liệu,
góp phần kiểm tra báo cáo tài chính theo đúng quy trình từ kiểm tra khái quát đến
kiểm tra tính cân đối cụ thể trên từng khoản mục trong các báo cáo tài chính đã lập.

2.1.1.3 Về công tác phân tích báo cáo tài chính.
Công tác phân tích báo cáo tài chính của Tổng công ty Chè Việt Nam được
tiến hành một cách bài bản và đầy đủ trên tất cả các khía cạnh tài chính.
 Về lao động kế toán tiến hành phân tích:
Cũng như việc lập báo cáo tài chính thì công tác phân tích báo cáo tài chính
cũng được thực hiện bởi các nhân viên Phòng tài chính kế toán Tổng công ty và lại
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
do kế toán trưởng chịu trách nhiệm chính. Kế toán trưởng là người có trình độ
chuyên môn cao, có điều kiện bao quát và nắm vững tình hình thực trạng tài chính
của Tổng công ty, thường xuyên báo cáo với các nhà quản trị doanh nghiệp nên đảm
bảo tính thời sự của thông tin phân tích. Ngoài ra, trưởng phòng tài chính kế toán
Tổng công ty còn tham gia vào bộ máy quản trị của một đơn vị thành viên nên nắm
rõ hơn thực tế sản xuất kinh doanh ở các đơn vị cơ sở, là một nhân tố để đảm bảo
tính chính xác và tin cậy của thông tin từ các đơn vị thành viên. Do vậy, chất lượng
phân tích là tốt, cung cấp đúng và đủ thông tin kế toán cho Ban Tổng giám đốc và
Hội đồng quản trị cũng như các đối tượng quan tâm khác.
 Về nguồn số liệu dùng để phân tích báo cáo tài chính:
Với những ưu điểm đã đạt được trong việc lập báo cáo tài chính tại Tổng công
ty Chè Việt Nam đảm bảo cho các báo cáo tài chính là đáng tin cậy để phân tích.
Ngoài ra, các báo cáo tài chính hàng năm dùng để phân tích đều được kiểm toán bởi
các công ty kiểm toán độc lập đảm bảo chúng phản ánh tình hình tài chính của Tổng
công ty là trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu và các thông tin đó có thể
so sánh được.
Một hệ thống các báo cáo quản trị cũng được lập ra để minh hoạ rõ ràng và
dẫn chứng số liệu cụ thể, bổ sung cho các báo cáo tài chính, góp phần chi tiết hoá số
liệu, tránh sự trùng lặp và phức tạp trong đối chiếu số liệu giữa các báo cáo. Điều này
có lợi cho công tác phân tích báo cáo tài chính, giúp cho công tác này tiến hành thuận
tiện và nhanh chóng hơn.

 Về quy trình phân tích báo cáo tài chính:
Quy trình phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty được thực hiện đúng,
đầy đủ và bài bản và được xem như là hai giai đoạn: Lập kế hoạch phân tích và Thực
hiện phân tích.
Giai đoạn lập kế hoạch phân tích thường do kế toán trưởng xác định mục tiêu
phân tích báo cáo tài chính, nội dung cần phân tích, phạm vi và các thông tin cần thu
thập cũng như thời gian tiến hành phân tích. Trong quá trình thực hiện phân tích, kế
toán trưởng cùng các nhân viên trong phòng tài chính kế toán xử lý số liệu, tính toán
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
các chỉ tiêu, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ
tiêu phân tích từ đó tổng hợp và rút ra nhận xét về từng nội dung phân tích.
 Về việc áp dụng phần mềm kế toán máy:
Cũng như công tác hạch toán kế toán nói chung, việc phân tích báo cáo tài
chính được sự hỗ trợ của phần mềm kế toán nên việc tính toán các chỉ tiêu được thực
hiện tự động bởi chương trình. Nhờ vậy,công việc được tiến hành nhanh hơn và khối
lượng công việc phải thực hiện giảm đi rất nhiều mà chủ yếu chỉ là việc đánh giá,
phân tích các chỉ tiêu đã được tính sẵn. Phòng tài chính kế toán chỉ thực hiện tính
toán lại để đảm bảo sự chính xác hơn của số liệu phân tích.
 Về nội dung phân tích:
Tổng công ty Chè Việt Nam tiến hành phân tích báo cáo tài chính trên tất cả
các khía cạnh tài chính của Tổng công ty từ đánh giá khái quát tình hình tài chính,
đánh giá cấu trúc tài chính cho đến phân tích khả năng thanh toán và phân tích hiệu
quả kinh doanh. Các phân tích này đều được thực hiện một cách tỉ mỉ, chi tiết để thấy
sự biến động và nguyên nhân biến động của từng chỉ tiêu cụ thể và mối tương quan
từng khoản mục với các chỉ tiêu tổng quát.
 Về kết quả phân tích:
Một ưu điểm nên duy trì và phát huy trong công tác phân tích báo cáo tài
chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam là kết quả của phân tích báo cáo tài chính

không dừng ở việc đưa ra các kết luận về thực trạng tình hình tài chính của Tổng
công ty phản ánh qua hệ thống báo cáo tài chính mà còn nêu ra các phương hướng và
giải pháp có tính chất khả thi để phát huy mặt mạnh, khắc phục điểm yếu trong hoạt
động kinh doanh và nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp mình.
2.1.2 Hạn chế và nguyên nhân chủ yếu.
Bên cạnh những ưu điểm đạt được, công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo
tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam vẫn còn những tồn tại cần khắc phục để
công tác này thực sự phát huy được hiệu quả hơn.
2.1.2.1 Về công tác lập báo cáo tài chính.
Những hạn chế trong công tác lập báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt
Nam chủ yếu là do những bất đồng trong xử lý kế toán.
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Không giống với quy định trong chính sách kế toán áp dụng của Tổng công ty
Chè Việt Nam thì các khoản góp vốn liên kết được trình bày trong Bảng cân đối kế
toán hợp nhất, số dư các khoản đầu tư vào công ty liên kết của Tổng công ty tại ngày
kết thúc niên độ kế toán trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất được trình bày theo giá
gốc thay vì phương pháp vốn chủ sở hữu theo như quy định tại chuẩn mực kế toán
Việt Nam số 07 "Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết" và chuẩn mực số 08
"Thông tin tài chính về các khoản góp vốn liên doanh". Chưa có bất kỳ một điều
chỉnh nào trên báo cáo tài chính hợp nhất liên quan đến những thay đổi nếu có của
phần vốn góp của Tổng công ty trong phần tài sản thuần của các công ty liên kết của
Tổng công ty. Tổng công ty cũng chưa phân loại và hợp nhất báo cáo tài chính đối
với các công ty cổ phần mà Tổng công ty chiếm trên 50% quyền biểu quyết là Công
ty cổ phần chè Trần Phú, Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ, Công ty cổ phần chè Liên
Sơn.
Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty tại ngày 31/12/2006 bao gồm
khoản nợ phải thu dài hạn về tiền đầu tư cho các nhà máy chè trong cả nước từ nguồn
vốn hợp tác Liên Xô, Ba Lan và Việt Nam và nguồn vốn vay ODA của chính phủ Ấn

Độ với số tiền 79.404 triệu đồng. Các khoản nợ này đã tồn đọng trên 2 năm mà chưa
thu hồi được. Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty chưa phản ánh khoản Dự
phòng nợ phải thu khó đòi cho số nợ tồn đọng này. Điều này không đảm bảo nguyên
tắc thận trọng của kế toán.
Các giao dịch nội bộ về mua hàng hoá và cung cấp dịch vụ giữa các đơn vị
hạch toán tập trung của Tổng công ty, phần lãi nội bộ nằm trong hàng tồn kho không
xác định được và chưa có bất kỳ sự điều chỉnh nào lên báo cáo tài chính hợp nhất để
loại trừ số dư và các giao dịch nội bộ này theo quy định tại chuẩn mực kế toán Việt
Nam số 25 " Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty
con".
Việc chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở kinh doanh ở nước ngoài là Công
ty chè Ba Đình tại Cộng hoà liên bang Nga để lập báo cáo tài chính hợp nhất, theo
chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 "Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái",
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty này cần được
chuyển đổi ra đồng Việt Nam để lập báo cáo tài chính hợp nhất theo tỷ giá của ngày
phát sinh nghiệp vụ hoặc tỷ giá trung bình. Tuy nhiên, Tổng công ty đã chuyển đổi
toàn bộ các báo cáo tài chính của Công ty chè Ba Đình được lập bằng đồng đôla Mỹ
ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày kết thúc năm tài
chính.
2.1.2.2 Về công tác kiểm tra báo cáo tài chính.
Kiểm tra báo cáo tài chính là để phát hiện những sai sót trên các báo cáo tài
chính để từ đó có những điều chỉnh cần thiết. Tuy nhiên, do giới hạn về nội dung,
quy mô và thời gian kiểm tra nên phương pháp kiểm tra chọn mẫu là phù hợp nhưng
phương pháp này cũng tiềm tàng rủi ro do không thực hiện kiểm tra trên tất cả các
khoản mục trên các báo cáo tài chính điều đó là do mẫu chọn không điển hình cho
tổng thể hệ thống báo cáo tài chính cần kiểm tra. Do đó có thể đưa ra những kết luận
sai lầm, có thể có sai lệch giữa kết quả thực tế và kết quả chọn mẫu. Việc tăng kích

cỡ chọn mẫu có thể làm giảm rủi ro song lại đồng nghĩa với chi phí và thời gian tăng
lên.
2.1.2.3 Về công tác phân tích báo cáo tài chính.
Mặc dù công tác phân tích báo cáo tài chính của Tổng công ty Chè Việt Nam
đã có nhiều ưu điểm từ quy trình đến chất lượng phân tích nhưng cũng không tránh
khỏi những hạn chế nhất định.
 Về lao động kế toán thực hiện phân tích:
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm phân tích báo cáo tài chính làm cho khối
lượng công việc của kế toán trưởng phải thực hiện sẽ rất nhiều và các đánh giá có thể
mang tính chủ quan. Công viẹc này chỉ do một người đảm nhiệm nên các thông tin và
đánh giá, phân tích sẽ chịu ảnh hưởng quan điểm riêng của người phân tích, mang
tính phiến diện không đầy đủ, tính khách quan có thể bị vi phạm. Đặc biệt là vào thời
điểm kết thúc năm tài chính ngoài việc thực hiện công việc hàng ngày, kế toán trưởng
còn phải kiểm soát quá trình lập và kiểm tra báo cáo tài chính đồng thời thực hiện
thêm công việc phân tích khiến cho chất lượng phân tích có thể bị ảnh hưởng.
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Nguyên nhân là do các phần việc phân tích đã được giao cho từng phần hành, từng
nhân viên trong Phòng kế toán tài chính, phần việc đưa ra các đánh giá nhận xét là
của kế toán trưởng.
 Về phạm vi phân tích:
Công tác phân tích báo cáo tài chính hoàn toàn chỉ được thực hiện trong nội
bộ Tổng công ty, chỉ bằng số liệu tài chính của Tổng công ty mà chưa có sự so sánh
với số liệu tương ứng của các doanh nghiệp khác hay số liệu trung bình ngành. Giới
hạn phạm vi phân tích khiến cho những nhận xét về các chỉ tiêu sẽ không thật đầy đủ
và chưa so sánh được tương quan vị trí của Tổng công ty trong toàn ngành, có thực
sự đúng với tiềm năng và quy mô của doanh nghiệp hay chưa. Song điều này không
dễ dàng khắc phục được, phải khắc quan nhìn nhận rằng hiện nay do điều kiện cạnh
tranh trong kinh doanh nên các doanh nghiệp có xu hướng không tiết lộ thông tin về

tinh hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Vì vậy việc đánh giá tình hình
công ty trong mối tương quan với các doanh nghiệp khác và toàn ngành là không khả
thi trong giai đoạn hiện nay.
 Về phương pháp sử dụng phân tích:
Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích báo cáo tài chính giúp cho Tổng
công ty có được cái nhìn tổng quan về xu hướng phát triển của doanh nghiệp mình
theo thời gian. Song nếu sử dụng đồng thời với phương pháp đồ thị để cung cấp cho
cả người thực hiện lẫn các đối tượng quan tâm một cách nhìn nhận trực quan, rõ ràng
về sự biến động của các chỉ tiêu phân tích. Bởi lẽ các tính toán các chỉ tiêu tài chính
cơ bản được thể hiện bằng các bảng biểu sơ đồ là phù hợp với các nhà phân tích
chuyên nghiệp và những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính nhưng không phải
bất kỳ ai quan tâm đến thông tin trên các báo cáo tài chính của Tổng công ty cũng đủ
trình độ chuyên môn về tài chính kế toán để đọc được các phân tích này do vậy sẽ
gặp một số trở ngại nhất định trong việc đánh giá xu hướng biến động của các chỉ
tiêu quan tâm. Mặt khác, với sự trợ giúp của phần mềm kế toán hay chỉ đơn giản trên
bảng tính Excel cũng dễ dàng đưa ra các đồ thị này mà không cần phải tốn thật nhiều
thời gian và lao động kế toán.
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
 Về nội dung phân tích:
Phải nói rằng việc phân tích báo cáo tài chính của Tổng công ty Chè Việt Nam
đã tương đối đầy đủ trên tất cả các khía cạnh tài chính của doanh nghiệp nhưng vẫn
còn một số nội dung phân tích mà nếu được đưa vào phân tích sẽ hoàn thiện hơn nội
dung phân tích của Tổng công ty.
Trong nội dung phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, Tổng
công ty chưa tiến hành phân tích tuổi nợ phải thu cũng như phải trả và cũng chưa
phân tích tính cân đối giữa nhu cầu và khả năng thanh toán để đánh giá được hiệu
quả quản lý nọ phải thu, phải trả và trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi,
biết khả năng huy động tài sản để thanh toán (các khoản có thể dùng để thanh toán

sắp xếp theo khả năng thanh khoản giảm dần) với nhu cầu thanh toán (các khoản phải
thanh toán sắp xếp theo tính cần thiết từ quá hạn, đến hạn…) mà như ta đã biết tình
hình thu hồi nợ phải thu là chưa tốt cũng như tỷ lệ nợ quá hạn của toàn Tổng công ty
là nhiều và doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ và
vay quá hạn này do tình hình kinh doanh gần đây không tốt. Tổng công ty cũng chưa
phân tích cụ thể về khả năng thanh toán nợ dài hạn mới chỉ dừng lại ở việc phân tích
hệ số nợ để xem xét khả năng tự chủ về tài chính mà chưa phân tích hệ số sinh lời
của lãi vay để xem xét hiệu quả lãi vay và khả năng bù đắp chi phí lãi vay vì trong cơ
cấu nguồn vốn của các đơn vị thành viên và Tổng công ty thì nguồn vốn vay chiếm tỷ
trọng lớn.
Trong nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh, Tổng công ty nên sử dụng lợi
nhuận trước thuế sẽ cung cấp thông tin khách quan hơn do thực tế Tổng công ty kinh
doanh thua lỗ, thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ là tạm nộp chứ không phải là theo
mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp như nhà nước quy định (tham khảo ở
Bảng 1.6), nghĩa là sẽ không có sự tương quan về tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế và
sau thuế như thông thường.Cũng do không theo thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
quy định và thống nhất cho các năm nên khi phân tích hiệu quả kinh doanh thì Tổng
công ty cũng không tiến hành phân tích tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROI (Rate
of Investment).
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Một nội dung quan trọng khác mà Tổng công ty đã không phân tích đó là dự
báo tài chính, dự báo các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính và xác định nhu cầu vốn
cần bổ sung cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tới trên cơ sở các
số liệu trên các báo cáo tài chính trong một số năm gần năm cần dự báo, các phân
tích thị trường và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu đó.
Các phân tích báo cáo tài chính mới chỉ chủ yếu dừng lại ở phân tích các chỉ
tiêu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và so sánh
với Thuyết minh báo cáo tài chính mà chưa sử dụng nhiều đến các chỉ tiêu trên Báo

cáo lưu chuyển tiền tệ. Nên chăng, Tổng công ty tính cả hệ số lưu chuyển tiền thuần
từ hoạt động kinh doanh so với nợ phải trả để đánh giá rõ thêm về khả năng thanh
toán dài hạn? Thêm vào đó khi phân tích,cần tính và so sánh tỷ trọng tiền tạo ra từ
các họat động so với tổng lượng tiền lưu chuyển trong kỳ để biết được hoạt động tạo
ra dòng tiền chủ yếu cho doanh nghiệp. Việc so sánh thực hiện với cả số tuyệt đối và
số tương đối giữa kỳ gốc và kỳ phân tích trên cả 3 hoạt động kinh doanh, hoạt động
đầu tư và hoạt động tài chính để biết mức độ ảnh hưởng của lưu chuyển tiền trên
từng hoạt động đến lưu chuyển tiền thuần cả kỳ.
 Về quy trình phân tích:
Mặc dù có giai đoạn lập kế hoạch phân tích, thực hiện phân tích song giai
đoạn kết thúc phân tích lại không rõ ràng, không hình thành một hồ sơ phân tích mà
chỉ như một báo cáo trình lên Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc gây khó khăn
cho các đối tượng quan tâm mà không có chuyên môn sâu về đánh giá tài chính
doanh nghiệp. Hạn chế này phải đề cập đến trách nhiệm của cơ quan tài chính nhà
nước và cả các đối tượng quan tâm vì hiện nay chưa có một quy định cụ thể và bắt
buộc các doanh nghiệp phải giải trình báo cáo tài chính cũng như thực trạng hoạt
động tài chính bằng văn bản cụ thể, doanh nghiệp không có lý do phải thực hiện công
khai kết quả phân tích tài chính của mình.
 Về kết quả phân tích:
Một hồ sơ cụ thể về quy trình phân tích báo cáo tài chính chưa được đặt ra hạn
chế phần nào các phương hướng biện pháp được đặt ra, làm giảm tính khả thi của
chúng, khiến cho công tác phân tích báo cáo tài chính vẫn còn mang tính hình thức.
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Đánh giá thực trạng tài chính Tổng công ty Chè Việt Nam qua phân tích hệ
thống báo cáo tài chính của Tổng công ty cho thấy thực trạng kinh doanh cũng như
năng lực tài chính là chưa tốt. Mặc dù khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả
ngắn hạn là cao nhưng khả năng thanh toán nợ dài hạn lại thấp, hiệu quả kinh doanh
cũng không cao, không đúng với tiềm lực của một đơn vị đứng đầu ngành chè trong

cả nước. Bộ chủ quản, Hội đồng quản trị cũng như Ban Tổng giám đốc Tổng công ty
cần sớm đưa ra và thực hiện các biện pháp cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp,
phát huy hiệu quả của công tác phân tích báo cáo tài chính nói riêng và công tác phân
tích tài chính doanh nghiệp nói chung.
2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập, kiểm tra và phân tích
báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam.
Xuất phát từ yêu cầu khách quan ngày càng cao của sự phát triển của nền kinh
tế đòi hỏi thông tin ngày càng chính xác và đa dạng đặc biệt là thông tin kế toán. Là
sản phẩm cuối cùng và quan trọng nhất của hạch toán kế toán, hệ thống báo cáo tài
chính có vai trò cung cấp thông tin chất lượng, đầy đủ và toàn diện nhất về thực trạng
tình hình tài chính doanh nghiệp.
Khi các hoạt động kinh tế ngày càng mở rộng, tính cạnh tranh ngày càng cao
thì việc có đủ thông tin để ra các quyết định chính xác và kịp thời là điều đặc biệt quan
trọng và thông tin trên các báo cáo tài chính là cần thiết cho quá trình ra quyết định đó.
Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty không chỉ là mối quan tâm của Hội
đồng quản trị hay Ban Tổng giám đốc mà còn là của Bộ chủ quản, các nhà đầu tư, các
tổ chức tín dụng, những người làm tài chính nhà nước,… Khi mà nhu cầu thông tin kế
toán trong quản lý là lớn trong bối cảnh các hoạt động kinh tế ngày càng đa dạng thì
các báo cáo tài chính theo đó cũng phải hoàn thiện để phản ánh đầy đủ và chính xác
các hoạt động đó, đáp ứng yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế.
Với bản thân Tổng công ty Chè Việt Nam, đứng trước tình hình thị trường cả
trong nước và thế giới có nhiều biến động như hiện nay, với quy mô hoạt động dàn
trải trên khắp cả nước và doanh nghiệp đang trong giai đoạn tiến hành cổ phần hoá
bắt đầu từ các đơn vị thành viên theo chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
nước thì sẽ có rất nhiều đối tượng quan tâm đến thông tin tài chính của Tổng công ty,
việc hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính là cần thiết.
Cùng với thực trạng lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công

ty vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định đặt ra yêu cầu khắc phục các hạn chế và
nâng cao chất lượng thông tin trên các báo cáo tài chính này. Đặc biệt, cần nhận thức
rõ sự cách biệt giữa thực trạng hoạt động tài chính (thông tin tài chính phát ra) với sự
phản ánh của nó trong kế toán (thông tin tài chính thu được qua kế toán). Đây là
khoảng cách tất yếu giữa kỳ vọng của nhiều người quan tâm đến hoạt động tài chính
với những giới hạn cho phép về nghề nghiệp trong các chính sách kế toán; giữa tính
đa dạng thường xuyên của thông tin phát ra từ hoạt động tài chính với sự giới hạn
không tránh khỏi về phương tiện thu thập thông tin. Để rút ngắn khoảng cách này thì
công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác lập, phân tích báo cáo tài chính phải
được đặt trong một quy trình kiểm tra nghiêm túc trên cả chu trình kế toán cũng như
trên từng nghiệp vụ, từng bước của chu trình.
Tóm lại, hoàn thiện việc lập, kiểm tra báo cáo tài chính và hoàn thiện nội dung
cùng quy trình phân tích báo cáo tài chính là cần thiết không chỉ với riêng Tổng công
ty Chè Việt Nam mà còn với các doanh nghiệp khác để từ đó hệ thống báo cáo tài
chính doanh nghiệp cung cấp thông tin ngày càng chính xác hơn, góp phần tích cực
vào quá trình ra quyết định quản trị. Việc hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính
cong là để đáp ứng những thay đổi trong chính sách chế độ kế toán mới do Bộ tài
chính quy định. Thêm vào đó, việc hoàn thiện hơn nữa công tác này để thông tin kế
toán trở nên dễ hiểu, có thể so sánh được và đầy đủ cho những đối tượng quan tâm
đọc và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.
2.3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác lập, kiểm tra và
phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty.
2.3.1 Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính.
Có thể nhận thấy công tác lập báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt
Nam là đúng với các quy định kế toán hiện hành, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số
hạn chế nhất định cần hoàn thiện hơn nữa để hệ thống báo cáo tài chính của Tổng

×